LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Đặng Thị Mai
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và
Chính sách thuộc Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn của Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Đỗ Kim Chung, người hướng
dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu
khoa học và hoàn thiện khóa luận. Bản thân tôi đã học được ở GS.TS. Đỗ Kim Chung rất
nhiều kiến thức mới về công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt về phương pháp tư duy để
giải quyết các vấn để trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô
giáo trong Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa kinh tế và Phát triển nông
thôn. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô về sự hỗ trợ quý báu này.
Tôi xin cảm ơn đến lãnh đạo các Ban quản lý siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong thời gian đi thực tế tại các đơn vị. Tôi cũng xin cảm ơn đến các siêu
thị bán rau đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Th.S
Nguyễn Thị Tân Lộc, thuộc bộ môn Kinh Tế Thị Trường, Viện Nghiên cứu Rau quả. Đồng
thời, ở đây tôi cũng rất biết ơn sự tạo điều kiện của các lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả,
các cô, chú cán bộ nghiên cứu tại Bộ môn Kinh tế thị trường, Viện Nghiên cứu Rau quả đã
rất dày công giúp chúng tôi tiếp cận thực tế địa bàn khảo sát và trong thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến bạn bè và gia đình: bố, mẹ tôi luôn luôn
động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất để tôi hoàn
thành luận văn này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả mọi người đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Đặng Thị Mai
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Rau tươi là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu không thể thiếu được trong
bữa ăn hàng ngày của con người. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể. Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế,
dân số ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là tại các khu đô thị, thành thị, kéo theo
là mức sống của người dân được cải thiện nhu cầu về dịch vụ cung ứng và
chất lượng rau ngày được coi trọng. Xuất phát thực tế chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Đánh giá hiện trạng tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị trên địa
bàn Thành phố Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: từ thực trạng tiêu thụ rau của hệ thống các siêu thị
trên địa bàn Thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát
triển tiêu thụ rau tại các siêu thị trong thời gian tới. nó được thể hiện bằng 3 mục tiêu cụ
thể sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
trên địa bàn Hà Nội. Đánh giá thực trạng tiêu thụ rau tại các siêu thị trên địa bàn Thành
phố Hà Nội trong những năm vừa qua. Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao khả
năng tiêu thụ rau tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới. Để
nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp thu thập số liệu (đã công bố, số liệu mới),
phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu (phân tích thông kê, chuyên gia, chuyên
khảo, xử lý số liệu phần mềm SPSS của máy tính).
Qua quá trình nghiên cứu, tôi thu được những kết quả sau : số lượng siêu thị có bán
rau trên địa bàn Hà Nội tăng lên theo từng năm. Mạng lưới các siêu thị kinh doanh rau
ngày càng nhiều và phân bố chủ yếu tại nhưng khu đông dân cư, trên trục đường chính của
thành phố Hà Nội. Đặc điểm của hệ thống diêu thị có bán rau trên địa bàn thì tại các siêu
thị lớn thì có quy mô bày bán mặt hàng rau xanh thường lớn hơn những siêu thị vừa và nhỏ
khác, hệ thống cơ sở hạ tầng và năng lực quản lý tại các siêu thị lớn luôn được hoàn thiện
hơn so với các siêu thị nhỏ khác. Hoạt động tiêu thụ rau của các quầy bán rau trong siêu thị
là khác nhau về cách thức tổ chức hoạt động bán hàng về nguồn gốc, chủng loại, cách thức
bày hàng và niềm yết giá, nhãn mác của sản phẩm. Lượng bán trong ngày của các loại siêu
thị là khác nhau đối với Đại siêu thị khoảng 1250 kg/ngày, siêu thị vừa khoảng 1300
kg/ngày, siêu thị nhỏ khoảng 100 kg/ngày. Và xu hướng tiêu thụ rau có xu hướng tăng
trong những năm gần đây do như cầu về rau an toàn của người dân tăng cao. Những mặt
đạt được của hệ thống siêu thị kinh doanh rau : về cơ sở hà tầng và dịch vụ ngày càng đươc
cải thiện, nguồn gốc rau và tiêu chí rau an toàn bán trong siêu thị được nâng cao. Bên cạnh
những mặt đạt được thì còn một số hạn chế như : nhãn mác cụ thể của một số loại rau còn
chưa có, nguồn gốc và quy trình sản xuất rau còn chưa được ghi rõ ràng, làm cho khách
hàng chưa rõ. Các yêu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị trên địa
bàn Hà Nội là : nguồn lực của chủ doanh nghiệp, nguồn cung ứng rau, chất lượng sản
phẩm, giá cả loại sản phẩm, cơ sở hạ tầng, đối thủ cạnh tranh, nhãn mác. Quản lý chất
lượng, quy mô siêu thị.
Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
trên địa bàn Hà Nội: Mở rộng quy mô siêu thị.Nâng cao cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch
vụ tại hệ thống siêu thị. Nhãn mác cần được ghi cụ thể nguồn gốc xuất xứ cụ thể của từng
loại mặt hàng: nơi xuất xứ, địa chỉ, số điện thoạt, quy trình sản xuất rau. Sử dụng hiệu quả
vốn cho hoạt động kinh doanh rau. Nâng cáo chất lượng và đa dạng sản phẩm, hàng hóa.
Nâng cao đội ngũ lao động trong ngành hàng rau và đẩy mạnh công tác quản lý siêu thị.
Tối thiểu hóa chi phí. Đẩy mạnh hoạt động công tác marketing
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
TÓM TẮT KHÓA LUẬN 2
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ 6
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thế thay thế được trong đời sống con người.
Rau xanh không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều tác dụng
khác trong đời sống: cung cấp vitamin, cung cấp chất khoáng, tạo năng lượng, cân bằng tế
bào… mà các loại thực phẩm khác không thể thay thế được.
Trong những năm gần đây Việt Nam có những bước đột phá trong các lĩnh vực như
kinh tế, chính trị, xã hội. Đời sống người dân cải thiện, kéo theo nhu cầu tiêu dùng các loại
hàng hóa nói chung và rau xanh nói riêng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
về cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, cũng như cầu tiêu dùng rau xanh chưa được
chú ý. Lượng tiêu dùng sản phẩm rau xanh ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng dân số
và thu nhập, nhưng không phải mọi nhu cầu đều được đáp ứng vì thị trường cung cấp rau
còn tồn tại nhiều hạn chế, bên cung ứng chưa tạo dựng được niềm tin cho người tiêu dùng.
Tại địa bàn Hà Nội, kinh tế ngày càng phát triển, nhiều các siêu thị, trung tâm thương
mại mọc lên ngày một nhiều nhằm đáp ứng được nhu cầu về mọi mặt. Bên cạnh đó, theo chi
cục Bảo vệ thực vật Hà Nội năm 2013 cho biết nhu cầu rau xanh của thành phố khoảng 2600
tấn/ngày tương đương với 950000 tấn/năm. Tuy nhiên, thành phố chỉ mới cung ứng được
60% nhu cầu rau xanh của Thủ đô, còn lại 40% là lượng rau từ các địa phương khác nhập về.
Siêu thị là một trong những nguồn cung cấp rau xanh lớn của thành phố. Rau bán ở
siêu thị phải được công nhận bằng giấy chứng nhận rau an toàn, với nhiều chủng loại rau,
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp các loại rau sạch, đảm bảo chất
lượng. Ở siêu thị có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, đảm bảo vệ sinh và có điều kiện duy trì
được rau tươi suốt trong ngày. Có nguồn gốc rau rõ ràng, vệ sinh an toàn thực phẩm được
kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, hầu hết siêu thị dành diện tích cho bán rau nhỏ, giá
cao, chưa phù hợp với phần lớn khách hàng do thói quen mua bán, khả năng ít tạo việc làm
cho người lao động Thêm vào đó, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi các
siêu thị cần có những giải pháp hữu hiệu để tăng khả năng tiêu thụ rau cho mình.
Xuất phát từ vấn đề đó, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng
tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiêu thụ rau của hệ thống các siêu thị trên địa bàn
Thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển tiêu thụ
rau tại các siêu thị trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
trên địa bàn Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ rau tại các siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
trong những năm vừa qua.
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ rau tại các siêu
thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các siêu thị có bán rau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu thực trạng tình hình tiêu thụ rau xanh hàng năm của một số siêu thị trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại địa bàn Thành phố Hà Nội.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu thực trạng tình hình tiêu thụ rau của siêu thị thuộc Thành phố từ năm
2011-2013.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THÔNG SIÊU THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1 Cơ sở lý luận của tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan đến tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
2.1.1.1 Khái niệm về siêu thị
* Khái niệm
Siêu thị là dạng cửa hàng tự phục vụ, thường đặt ở các đô thị.
Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ
Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:
“Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ
cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện
tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức
phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.
Trên thế giới hiện có một số khái niệm về siêu thị như sau:
Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí
thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối luợng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn
đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt
hàng chăm sóc nhà cửa".
Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ theo phương
thức tự phục vụ có diện tích từ 400m
2
đến 2500m
2
chủ yếu bán hàng thực phẩm".
Theo Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z:
"Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các
loại vật dụng cần thiết khác".
Siêu thị truyền thống thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư để
tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu.
• Phân biệt đô thị với chợ và trung tâm thương mại:
• Quy mô của siêu thị thì lớn hơn các cửa hàng tạp phẩm (hoặc chợ) và tương
đối nhỏ hơn các trung tâm thương mại.
• Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại, Trung tâm thương mại có quy
mô lớn hơn, không chỉ bao gồm các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch
vụ mà còn bao gồm cả hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố
chí tập trung, liên hoàn.
Tiêu chuẩn xếp hạng siêu thị ở Việt Nam:
Theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam, siêu thị được phân làm 3 hạng:
• Siêu thị hạng I:
Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ
sinh, khu giải trí, các siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Có diện tích kinh doanh từ 5.000m
2
trở lên;
+ Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
+ Diện tích từ 1.000m
2
trở lên;
+ Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên.
• Siêu thị hạng II
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Có diện tích kinh doanh từ 2.000m
2
trở lên;
+ Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
+ Diện tích từ 500m
2
trở lên;
+ Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên
• Siêu thị hạng III:
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Có diện tích kinh doanh từ 500m
2
trở lên;
+ Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
+ Diện tích từ 250m
2
trở lên (như siêu thị tổng hợp);
+ Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên
2.1.1.2 Khái niệm về thị trường , marketing
a) Khái niệm về thị trường
* Định nghĩa: Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán
(đây là khái niệm phổ biến nhất).
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao
đổi. Như vậy ở đâu diễn ra các hoạt động trên thì ở đó xuất hiện thị trường.
Theo học thuyết của Mác thì cần hiểu rằng là nơi diễn ra các mối quan hệ
kinh tế, là nơi chữa đựng tổng số cung-cầu, là nơi tập hợp nhu cầu của một
loại hàng hóa nào đó.
Từ các khái niệm nêu trên cho thấy: Thị trường chứa đựng tổng số cung
và tổng số cầu về một loại hàng hóa nào đó. Thị trường bao gồm các yếu tố
thời gian và yếu tố không gian, trên thị trường luôn diễn ra hoạt động mua
bán và các mối quan hệ tiền tệ.
* Chức năng của thị trường bao gồm:
+ Chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa dịch vụ;
+ Chức năng thực hiện giá cả;
+ Chức năng điều tiết kích thích tiêu dùng xã hội;
+ Chức năng thông tin thị trường.
* Các quy luật của thị trường:
+ Quy luật về giá trị: Là quy luật cơ bản của tiền sản xuất hàng hóa,
quy luật này yêu cầu trao đổi hàng hóa phải dựa trên chi phí lao động xã hội
cần thiết để sản xuất hàng hóa đó.
+ Quy luật cạnh tranh: Đây chính là cơ chế vận động của thị trường.
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác nó cũng đào
thải những hàng hóa không được thị trường chấp nhận.
+ Quy luật cung cầu:
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết
của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả
năng thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó.
Cung là một thuật ngữ dùng để chỉ thái độ của người bán và khả năng bán về
một loại hàng hóa nào đó.
- Quy luật cầu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và lượng
cung về hàng hóa dịch vụ.
b) Marketing:
Theo quan niệm của các nghiên cứu thì định nghĩa về Marketing được
trình bày theo hai khái niệm khác nhau phù hợp với các giai đoạn phát triển
của Marketing đó là Marketing cổ điển và Marketing hiện đại.
Theo quan điểm cổ điển: Marketing là quá trình mà ở đó nhu cầu về hàng hóa
và dịch vụ được dự đoán về thỏa mãn thông qua một quá trình bao gồm nhận
thức thúc đẩy và phân phối.Về thực chất, Marketing là hoạt động kinh doanh
nhằm hướng luồng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu
dùng. Đặc trưng của Marketing cổ điển là hoạt động Marketing chỉ diễn ra
trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên là hoạt động thị
trường sau đó là tổ chức các kênh phân phối; các chủ trương và biện pháp đều
nhằm mục tiêu là bán được hàng hóa, tăng được doanh số và lợi nhuận.
Theo quan điểm hiện đại: Từ những năm 50 của thế kỷ XX, kinh tế và
khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, cạnh tranh trên thị trường gay gắt, giá cả
biến động mạnh, rủi ro trong kinh doanh nhiều, khủng hoàng kinh tế diễn ra
buộc các nhà kinh doanh phải có những biện pháp mới ứng xử với thị trường.
Chính vì vậy Marketing hiện đại ra đời. Marketing hiện đại có đặc trưng cơ
bản là coi khách hàng là trung tâm, coi nhu cầu của người mua là quyết định.
Marketing hiện đại bắt đầu từ việc nghiên cứu phát hiện nhu cầu và làm mọi
cách để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, từ đó nhằm đạt mục tiêu kinh
doanh. Khẩu hiệu của Marketing hiện đại là “ Hãy bán cái thị trường cần,
đừng bán cái mình có”. Từ những đặc trưng của Marketing cổ điển và
Marketing hiện đại có thể khái quát về Marketing như sau:
Marketing là chức năng quản lý của doanh nghiệp về tổ chức toàn bộ
các hoạt động nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ
việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu
thực sự về một hàng hóa cụ thể đến việc mua hàng hóa đến người tiêu dùng
cuối cùng nhằm làm cho khách hàng thỏa mãn khi tiêu dùng hàng hóa hay
dịch vụ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được
mục tiêu đề ra.
2.1.1.3 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm rau
a. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình chuyển sang hình thái giá trị của
sản phẩm, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán theo quan
điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa vào lưu thông và kết thúc khi bán hàng xong.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm, là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc tổ
chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ
trước trong và sau khi bán hàng, như vậy theo quan điểm này tiêu thụ sản phẩm là một quá
trình xuất hiện từ trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán đựơc
sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, là quá
trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế. Quá
trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ,
vòng quay chuyển vốn của đơn vị sản xuất kinh doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa dịch vụ tạo điều kiện thu hồi chi phí sản xuất kinh doanh và tích lũy để
thực hiện tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình chuyển
sang hình thái giá trị của sản phẩm, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp
nhận thanh toán theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa vào lưu thông và
kết thúc khi bán hàng xong.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm, là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc tổ
chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ
trước trong và sau khi bán hàng, như vậy theo quan điểm này tiêu thụ sản phẩm là một quá
trình xuất hiện từ trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán đựơc
sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, là quá
trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế. Quá
trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ,
vòng quay chuyển vốn của đơn vị sản xuất kinh doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa dịch vụ tạo điều kiện thu hồi chi phí sản xuất kinh doanh và tích lũy để
thực hiện tái sản xuất mở rộng.
b. Khái niệm về tiêu thụ rau
Tiêu thụ sản phẩm rau là quá trình người sản xuất rau bán sản phẩm của mình ra thị
trường để mang lại thu nhập. Thu nhập từ việc tiêu thụ sản phẩm rau giúp người sản xuất
sử dụng nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm rau trên thị trường được cấu thành bởi rất nhiều các yếu tố
khác nhau, chủ thể kinh tế tham gia bao gồm:
+ Người sản xuất: là người trực tiếp tạo ra sản phẩm rau nhằm thỏa mãn nhu cầu
của thị trường.
+ Người thu gom: thu mua sản phẩm hàng hóa của người sản xuất và bán lại cho
người bán buôn, bán lẻ.
+ Người bán buôn: là những người mua hàng hóa với số lượng lớn rồi bán cho
những người bán lại hoặc bán lẻ.
+ Người bán lẻ: là những người trực tiếp chuyển giao sản phẩm hàng hóa đến
người tiêu dùng.
+ Người tiêu dùng: là những người tham gia vào khâu cuối cùng của kênh phân
phối, có nhu cầu về sản phẩm. Họ mua sản phẩm để tiêu dùng cho cá nhân và gia đình.
2.1.1.4 Khái niệm về kênh tiêu thụ
Có rất nhiều định nghĩa về kênh tiêu thụ. Kênh tiêu thụ có thể được coi là đường đi
của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một
dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng được mua bán qua các tác nhân khác
nhau. Một số ý kiến khác lại cho rằng, kênh tiêu thụ là các hình thức liên kết lỏng lẻo của
các công ty để thực hiện mục đích thương mại.
Các loại kênh tiêu thụ:
* Phân loại kênh tiêu thụ theo tính chất tiếp xúc gồm có:
1- Kênh trực tiếp là kênh không có trung gian, là cầu nối gắn liền người sản xuất
với người tiêu dùng. Kênh trực tiếp thường xảy ra ở kiểu sản xuất cổ truyền, ở miền núi,
vùng dân tộc ít người, quy mô sản xuất nhỏ, người sản xuất gần người tiêu thụ (kênh tiêu
thụ đến thẳng người sản xuất để mua hoặc người sản xuất phục vụ tận nhà) và sản phẩm
tươi sống khó bảo quản.
+ Ưu điểm của kênh trực tiếp là sản phẩm nhanh đến tay người tiêu dùng, chủ
động, đơn giản về thời gian và khách hàng, nhanh thu hồi vốn.
+ Nhược điểm của kênh tiêu thụ trực tiếp là:
- Khó khăn đối với sản xuất quy mô lớn như các trang trại hoặc các doanh nghiệp
tư nhân. Khó khăn đối với những nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tập trung như từ ngoại
thành vào nội thành phố lớn.
- Hạn chế đối với sản xuất hàng cao cấp vì sản xuất hàng cao cấp đòi hỏi phải phân
loại, phân cấp sản phẩm và đòi hỏi công nghệ bao bì và đóng gói công phu không phù hợp
với loại kênh này.
- Hạn chế phát triển thương mại và khó khăn cho phát triển phân công hợp tác lao
động xã hội vì không điều kiện hình thành tầng lớp trung gian, không tạo ra sự phân công
lao động mới trong nông nghiệp.
- Kênh gián tiếp là kênh có trung gian tham gia. Trung gian là cầu nối giữa người
sản xuất và người tiêu dùng. Các loại trung gian bao gồm: Người thu gom, đại lý, hợp tác
xã tiêu thụ, các cửa hàng, người bán lẻ, người bán buôn, trung thị, siêu thị, đại lý siêu thị,
các công ty và tổng công ty xuyên quốc gia.
Trung gian là cần thiết là quan trọng, song trung gian có tính hai mặt, cần phải phát
huy tính tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó.
* Những tính tích cực của trung gian cần được phát huy:
- Phải sử dụng trung gian như là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng để
đảm bảo hình thành mạng lưới phân phối ổn định, tiến bộ và hợp lý.
- Giúp cho ổn định giá cả, nhất là các mặt hàng chiến lược quan trọng như thóc,
gạo. Những năm vừa qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã góp phần ổn định giá cả thóc,
gạo.
- Giúp phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt trung gian Nhà nước đứng ra làm trung gian
xuất nhập khẩu rất có lợi nếu thực hiện đúng chức năng yêu cầu.
* Một số mặt tiêu cực của trung gian cần phải hạn chế:
- Qua nhiều trung gian làm cho giá mua tăng lên đối với người tiêu dùng, nếu
không quản lý chắt chẽ những người này sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách, chữ tín của
những người sản xuất.
- Độc quyền của các trung gian lớn: Phải hạn chế độc quyền của các trung gian lớn,
phải cạnh tranh lành mạnh.
* Phân loại theo độ dài kênh:
1- Kênh phân phối ngắn: Là dạng kênh phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp đến
người sử dụng sản phẩm hoặc có sử dụng người mua trung gian tham gia xen giữa khách
hàng và doanh nghiệp.
2- Kênh phân phối dài: Là kênh phân phối có nhiều loại, nhiều cấp mua trung gian.
Hàng hóa của doanh nghiệp có thể được chuyển dần quyền sở hữu cho một loại các nhà
buôn bán lớn đến nhà buôn bán nhỏ rồi qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
* Phân loại theo số cấp:
1: Là kênh trực tiếp từ người cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng. Kênh này có
đặc điểm nhanh, giảm chi phí lưu thông, quan hệ giao dịch và chi phí mua bán.
2: Lưu chuyển phân phối qua trung gian, người bán lẻ. Đây là loại kênh ngắn.
Thuận lợi cho người tiêu dùng cuối cùng. Hàng hóa nhanh, người cung ứng cuối cùng
được giải phóng khỏi chức năng bán lẻ như siêu thị, cửa hàng lớn.
3: Nhiều khâu trung gian và bán buôn, bán lẻ, từng khâu được chuyên môn
hoá, thuận lợi mở rộng thị trường, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật.
4: Hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng như kênh 3. Nhưng trong quan
hệ mua bán, giao dịch xuất hiện môi giới trung gian. Nó giúp cả người sản xuất và người
tiêu dùng có đầy đủ thông tin về thị trường, đem lại hiệu quả cho các bên tham gia.
Kênh tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm nhưng
phải đảm bảo các yếu tố như:
+ Đảm bảo tính linh hoạt và đồng bộ của hệ thống.
+ Giảm tối thiểu chi phí lưu thông.
+ Đạt được mục tiêu mở rộng thị trường.
+ Quản lý và điều tiết, kiểm soát được hệ thống kênh tiêu thụ.
- Mục tiêu các yếu tố chi phối việc lựa chọn kênh tiêu thụ.
* Mục tiêu định lượng gồm: Tối đa hoá lượng tiêu thụ, tối đa hóa doanh thu, tối
thiểu hoá chi phí trung gian và tối thiểu hóa chi phí tiêu thụ.
- Mục tiêu chiến lược: Đó là mục tiêu chiếm lĩnh khách hàng, chiếm lĩnh thị
trường.
- Các yếu tố chi phối việc lựa chọn kênh tiêu thụ
1- Yếu tố thị trường.
2- Đặc điểm của sản phẩm.
3- Đặc điểm của xuất khẩu nông nghiệp và sản phẩm cây liên quan đến kênh tiêu
thụ sản phẩm.
4- Mức độ và tính chất phân phối sản phẩm.
5- Năng lực của tổ chức trung gian.
2.1.2 Vai trò của việc tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
2.1.2.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm rau
- Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm sản xuất ra, nhằm bù đắp chi phí, có tích lũy
để tái sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ sản phẩm rau chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai
đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ
lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Các hộ trồng rau chủ yếu cung cấp ra cho thị
trường như vậy đầu ra cho sản phẩm là rất quan trọng đối với việc thu hoạch rau. Sau khi
bán sản phẩm ra thị trường thu nhập mà hộ sản xuất rau thu được sẽ nhằm bù đắp chi phí
mà họ đã bỏ ra và tích lũy để tái mở rộng sản xuất.
- Tiêu thụ rau là mục đích và động lực cho sản xuất rau phát triển.
Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm rau sẽ có tác dụng
mạnh mẽ đến quá trình sản xuất rau. Tiêu thụ hết và kịp thời những sản phẩm rau làm ra là
một tín hiệu tốt cho người sản xuất bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, gieo trồng cho
vụ tiếp theo. Thu nhập từ việc tiêu thụ sản phẩm rau giúp người sản xuất sử dụng hợp lý
nguồn vốn sản xuất, tránh ứ động vốn và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất.
- Đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng. Đảm bảo lợi ích của người sản
xuất và các tác nhân tham gia quá trình tiêu thụ rau.
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng
làm mục tiêu để hoạt động sản xuất kinh doanh.Tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong đầu
mối này. Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng,
mẫu mã, chủng loại mặt hàng.
Ngược lại, tiêu thụ sản phẩm cũng chuyển tải những kết quả của lĩnh vực sản xuất
sang lĩnh vực tiêu dùng. Vì vậy tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan
trọng thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp,
đặc biệt là trong sản xuất rau.
Giá cả phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn
chế dẫn đến tình trạng rau có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ. Điều này ảnh hưởng đến quyết
định sản xuất cũng như lợi ích của nông dân.
2.1.2.2 Vai trò của tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
- Tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp các nhà sản xuất,
phân phối hiểu thêm về kết quả sản xuất phân phối của mình và nhu cầu của khách hàng. Rau
được bán trong siêu thị sẽ tạo điều kện tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng, từ đó hiểu
được nhu cầu căn bản của người tiêu dùng hướng đến cho người sản xuất cần phải làm gì và
làm như thế nào.
- Siêu thị là nơi bày bán những mặt hàng uy tín, đảm bảo về mặt chất lượng vị vậy
khi rau được bán thông qua kênh siêu thị sẽ tạo thương hiệu rau riêng cho cơ sở sản xuất
rau,nâng cao thu nhập cho người trồng rau từ đó sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến.
- Tiêu thụ rau thông qua kênh tiêu thụ giúp cho sự liên kết từ khâu sản xuất đến
khâu tiêu thụ được từ đó giảm thiểu khó khăn trong khâu tiêu thụ của người sản xuất cũng
như người tiêu dùng khi lựa chọn rau.
- Rau trước kia chỉ được bày bán ở các chợ thị nay đã có mặt trong các siêu thị điều
này cho thấy rau bán trong các siêu thị giúp mở rộng thị trường tiêu thụ ngành hàng rau.
- Siêu thị bán hàng theo phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service):
Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa
hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh giữa
phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt:
+ Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để
trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán.
+ Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem
đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình
mua hàng.
- Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra
quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in
hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua
sắm Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán
lẻ.
- Ngành sản xuất rau là ngành mang tính hàng hóa cao, điều này là được thể hiện
là sau khi thu hoạch, sản lượng rau trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường chiếm tỷ lệ
cao. Do vậy ngành sản xuất rau có mối quan hệ chặt chẽ với các khâu trong tiêu thụ rau
như: công tác thu mua, vận chuyển lưu thông, phân phối, giá cả… nếu các khâu trên phối
hợp chặt chẽ với nhau thì sản phẩm rau được lưu thông và phân phối kịp thời đến tay
người tiêu dùng, từ đó mà đảm bảo lợi ích của người sản xuất cũng như người tiêu dùng
góp phần thúc đẩy ngành rau phát triển.
+ Đối với người sản xuất: giúp họ nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho
lao động, nhằm tăng thu nhập kinh tế quốc dân.
+ Đối với người tiêu dùng: thỏa mãn nhu cầu của họ đối với mặt hàng rau.
2.1.3 Đặc điểm của tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
- Sản phẩm rau mang tính vùng và tính khu vực, mỗi vùng có những
loại rau nhất định. Nên siêu thị là trung gian, là cầu nối cung cấp những
sản phẩm từ nơi có đến nơi không có nhằm thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng.
- Tiêu thụ rau ở siêu thị chủ yếu là hình thức bán lẻ cho người tiêu dùng. Rau
thường được đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, giúp rau được tươi, không bị
hỏng.
- Rau bày bán ở siêu thị tương đối nhiều chủng loại, ngày càng gia tăng nhiều
chủng loại, tuy nhiên chủ yếu là các loại rau dễ bảo quản.
- Hình thức bán hàng ở siêu thị giúp cho người tiêu dùng dễ nhận biết về tên sản
phẩm, về giá. Tại siêu thị thì mặt hàng rau được xếp ngay ngắn, gọn gàng, tập trung vào 1
nơi, không rải rác như các chợ. Chính vì vậy, dễ nhận thấy là vấn về vệ sinh sạch sẽ.
- Xu thế phát triển ở nước Việt Nam: hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăng tạo ra
thị trường tiêu thụ rau thông qua kênh siêu thị phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất
lượng sản phẩm.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu hiện trạng tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị.
Tiêu thụ rau là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố
quyết định đến sự phát triển của người sản xuất rau cũng như người kinh doanh mặt hàng
rau. Nghiên cứu tình hình tiêu thụ rau là việc tìm hiểu về mạng lưới, đặc điểm thị trường,
các yếu tố đầu vào, doanh số bán hàng, đối tượng theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ
các khía cạnh khác nhau của vấn đề tiêu thụ.
Tình hình tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội hể
hiện qua các vấn đề sau:
- Mạng lưới các siêu thị có bán rau trên địa bàn Hà Nội nghiên cứu tại Hà Nội hiện
có bao nhiêu siêu thị và cơ cấu của siêu thị so với cả nước thế nào, nghiên cứu về sự phân
bố và tập trung của hệ thống các siêu thị trên địa bàn tại các vị trí khác nhau.
- Đặc điểm của siêu thị có bán rau trên địa bàn Thành phố Hà Nội: xác định quy
mô của các siêu thị, diện tích cho kinh doanh mặt hàng rau và cơ cấu so với tổng diện tích
của siêu thị, có cơ sở hạ tầng vật chất như thế nào sự khác nhau cơ bản giữa siêu thị lớn
với siêu thị vừa và siêu thị nhỏ, các thức vận hành và quản lý trong hoạt đông tiêu thụ rau
của siêu thị.
- Hoạt động kinh doanh rau của hệ thống siêu thị trên địa bàn nghiên cứu cần tìm
hiểu về chủng loại rau có bán tại các siêu thị, nguồn cung ứng rau cho siêu thị và tiêu chí
của siêu thị khi lựa chọn nhà cung cấp, cách siêu thị tổ chức hoạt động bán hàng như: trưng
bày sản phẩm, đóng gói và phâm loại sản phẩm, treo biển giá, nhãn mác lượng rau bán
được của các siêu thị trong thời điểm (trong ngày), giá của các mặt hàng rau giữa các siêu
thị khác nhau, doanh thu từ hoạt động kinh doanh rau và lợi nhuận từ việc kinh doanh rau
của siêu thị trong một ngày.
- Đặc điểm của người mua rau tại hệ thống siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà
Nội: cần tìm hiều về giới tính, trình độ, thu nhập, lượng mua rau trên một lần mua, tần suất
vào siêu thị mua rau và tiêu chí lựa chọn khi mua rau tại siêu thị
- Hoạt động mua rau của khách hàng tại hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội xác
định đối tượng mua rau trong hệ thống các siêu thị là ai, có nguồn thu nhập như thế nào,
trên thị trường có rất nhiều người tiêu dùng nhưng họ lại có nhiều cách lựa chọn như địa
điểm, số lượng, chùng loại rau, thời gian, xem xét về tiêu chí mua rau tại các siêu thị như
thế nào Tiêu chí đánh giá khi khách hàng mua rau tại siêu thị như thế nào, lượng mua của
khác hàng mỗi khi tới siêu thị là bao nhiêu, tần suất đến siêu thị. Vì vậy khách hàng chính
là yếu tố quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, họ có nhữa hành vi ứng xử
khác nhau trong nhiều trường hợp. Xác định khối lượng hàng bán được tại các siêu thị, giá
bán của một số loại rau
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rau thông qua hệ thống siêu thị
- Nguồn lực của chủ doanh nghiệp: một người hay một doanh nhân muốn tham gia
hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn là nhân tố tất yếu không thể thiếu. Nguồn lực ở
đây bao gồm vồn và lao động
- Nguồn cung cấp: Muốn tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, trước hết, khâu sản xuất phải
đảm bảo số lượng, cơ cấu, chủng loại sản phẩm thích hợp với cầu của người tiêu dùng. Sản
phẩm hàng hoá phải được cung ứng đúng thời điểm (Lê Sơn Hải, 2006).
Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch
của họ đối với doanh nghiệp, những nhà cung cấp yếu thế có thể chấp nhận các điều kiện
mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tang lợi nhuận trong
sản xuất, ngược lại, những nhà cung caaos lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất
bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ lợi nhuận của ngành.
Một số quyết định của nhà cung cấp:
+ Mức độ tập trung của các nhà cung cấp. Sức mạnh của nhà cung cấp sẽ rất lớn
nếu mức độ tập trung của họ cao. Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải cạnh tranh
với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những điều khoảng
bất lợi, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng của nhà cung cấp khác,
do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá. Sức mạnh nhà cung cấp tăng
lên, nếu mức độ tập trung trong lĩnh vực cung cấp cao.
+ Chi phí thay đổi nhà cung cấp. Chi phí này cao thì doanh nghiệp sẽ càng phải
chịu nhiều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra.
+ Nguy cơ tang cường hợp nhất giữa các nhà cung cấp và đơn vị sản xuất. Khả
năng này cao thì sức mạnh nhà cung cấp càng lớn.
+ Sức mạnh của doanh nghiệp thu mua. Trong giao dịch thương mại, sức mạnh của
khách hàng đương nhiên sẽ làm giảm sức mạng của nhà cung cấp. Sức mạnh này được thể
hiện rõ một kho khách hàng tẩy chay không mua sản phẩm
- Giá cả sản phẩm: Giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm. Trong
nền kinh tế thị trường, giá cả là tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người mua
và người bán; giữa người sản xuất, kinh doanh và thị trường. Giá cả nhiều khi lại là yếu
tố quyết định đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp. Chất lượng
sản phẩm càng cao thì càng được người tiêu dùng thừa nhận. Nâng cao chất lượng sản
phẩm tạo thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng chất lượng và hiệu quả sử
dụng vốn, đồng thời góp phần tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường.
- Cơ sở hạ tầng của siêu thị: cơ sở hạ tầng vật chất rất quan trong trong việc chọn
lựa của khách hàng, cơ sở vật chất hiện đại, tốt hấp dẫn nhiều người tiêu dùng ghé qua
- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh là người, công ty, doanh nghiệp kinh doanh
hay đầu tư cùng mặt hàng với chúng ta, vì quyền lợi của riêng mình nên hay xảy ra tranh
chấp nên sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ.
- Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản
phẩm như quản lý chất lượng sản phẩm trong siêu thị, quy mô của siêu thị.
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới
Cây rau có vai trò quan trọng trong đời sống con người, nó được phát triển dựa trên
sự phát triển của xã hội. Ở các nước phát triển thì rau được chú trọng hơn các nước đang
phát triển.
Tùy theo phong tục tập quán ẩm thực của từng nước, vùng mà có thị hiếu về các
loại rau khác nhau. Ở các nước phát triển, rau không được ăn sống nhiều lắm, chúng
thường được nấu chín và ăn như món ăn thêm hoặc lẫn với thịt, cá hoặc thức ăn khác. Tại
các nước phát triển nhu cầu rau tươi rất cao. Riêng đối với các nước có mùa đông kéo dài
thường phải dùng cả rau đông lạnh, nhưng sở thích của họ vẫn là rau tươi, hầu hết các loại
rau được dùng thông qua chế biến, một phần nhỏ dùng đóng hộp và giầm dấm. Đối với các
nước châu Phi lại có kiểu sử dụng rau khác so với tình hình sử dụng chung. Ví dụ: trồng
sắn ngoài việc ăn củ họ còn dùng cả lá, lá sắn là loại rau qua trọng nhất ở châu Phi.
Mức tiêu thụ rau khác nhau ở các nước khác nhau và thường phụ thuộc vào mức
thu nhập, tuy nhiên một số nước còn phụ thuộc vào tập quản của họ. Ví dụ Indonexia mức
tiêu dùng bình quân mỗi người là 22 kg/năm và hàng năm họ vẫn xuất khẩu rau sang
Malaixia và Singapo; ở Ấn Độ mức tiêu dùng là 54 kg/năm; Thái Lan là 53 kg/năm… Một
số nước khác có mức tiêu dùng rau cao như Đài Loan 115 kg/người/năm, Hàn Quốc 229
kg/người/năm. Nhưng lượng rau tiêu dùng được trao đổi giữa các nước rất lớn. Có nhiều
kênh tiêu thụ tồn tại, nhưng kênh tiêu thụ số lượng rau lớn nhất là: người sản xuất-HTX-
người buôn bán-người bán lẻ-người tiêu dùng.
Trên thế giới những người nhập khẩu rau lớn là những nước không có khả năng sản
xuất rau (do điều kiện thời tiết, đất đai…) hoặc là những nước có nền công nghiệp dịch vụ
phát triển như Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông, Mỹ… Nên hàng năm các nước này phải
nhập khẩu hàng nghìn tấn rau để phục vụ nhu cầu của người dân.
Theo Ku Ahmet và M Shaj ham cho thấy: Nếu tính số lượng rau trên đầu
người ở các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển, so với lương thực thì ở
các nước phát triển tỷ lệ 2/1 còn ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ1/2.
Cũng theo Ku Ahmet và M Shaj ham 2005 thì số lượng rau tiêu thụ tính theo đầu
người ở một số nước được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.1: Sản lượng rau tính theo đầu người/ ngày
Nước Gam/người/ngày Nước Gam/người/ngày
1. Mỹ 314 5. Pakistan 72
2. Nhật 348 6. Banglades 31
3. Nam Triều Tiên 549
4. Ấn Độ 169
(Nguồn: theo Ku A met và M Shaj ham 2005)
Qua bảng 2.2 ta thấy nhu cầu tiêu thụ rau của con người cũng tăng theo sự phát
triển của xã hội, ở những nước phát triển thì nhu cầu cao hơn so với các nước đang phát
triển. Sản lượng rau trên thế giới ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Sức
tăng trưởng sản lượng rau của một số nước trên thế giới được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.2: Sản lượng rau của một số nước trên Thế Giới qua các năm 1961-1996
TT Tên nước
1961-
1965
1971-
1975
1981-
1985
1991-
1995
1995 1996
Tăng
trưởng
69-95
(lần)
Tổng sản lượng
rau của thế giới
200234 293657 392060 519154 566368 565523
290
1. Hylạp 1407 3015 3990 4135 4103 4198 3.66
2. Italia 9859 11876 14378 144146 13555 13555 1.21
3. Tây ban nha 6124 7501 9023 10377 10184 10524 1.77
4. Anbani 165 240 368 398 470 460 2.90
5. Pháp 7849 6891 6987 7659 7929 7929 -0.08
6. Bồ Đào Nha 1169 1779 1703 1995 2053 2012 1.80
7. Nam Tư 511 605 599
( Nguồn: the FAO )
2.2.2 Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam
Hiện nay mức tiêu dùng về rau ở nước Việt Nam mới chỉ đạt khoảng
75% so với nhu cầu dinh dưỡng và chiếm 62% so với bình quân chung của
các nước châu Á. Theo thống kê, nhu cầu ăn rau trung bình của mỗi người
dân Việt Nam là 100kg/năm. Cả nước mỗi năm tiêu thụ khoảng 8 triệu tấn
rau,thị trường tiêu thụ rau vẫn tập trung chủ yếu trong những hoạt động kinh
tế mạnh ở những thành phố lớn và khu công nghiệp trong đó thành phố Hồ
Chí Minh là nơi tiêu thụ lớn nhất, 600.000 tấn/năm. Từ những năm 2000 trở
lại đây, dân cư ở các khu vực này cũng tăng nhanh đi liền với nó là nhu cầu
rau ở các khu vực này cũng tăng lên, điển hình là hai thành phố lớn của cả
nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở thành phố Hồ Chí Minh diện tích gieo trồng rau những năm trước đây khoảng
10.000 -> 12.000 ha/năm, sản lượng 200.000 -> 300.000 tấn rau.
Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là
những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả
khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có
thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng
bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông