Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

kiểm soát trong quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.04 KB, 43 trang )

Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Vấn đề 1
1.1 Đặt vấn đề 03
1.2 Lý thuyết liên quan 03
1.3 Giải quyết vấn đề 05
1.3.1Ngân sách là việc hoạch định.
1.3.2Ngân sách là việc động viên.
1.3.3Ngân sách là việc kiểm soát.
II. Vấn đề 2
2.1 Đặt vấn đề 17
2.2 Lý thuyết liên quan 19
2.3 Giải quyết vấn đề 22
III. Vấn đề 3
3.1 Đặt vấn đề 33
3.2 Lý thuyết liên quan 33
3.3 Giải quyết vấn đề 36
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
1
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm soát là chức năng sau cùng trong tiến trình quản trị. Kiểm soát là quá
trình tiến hành những hành động sửa sai cần thiết để đảm bảo sứ mạng và mục tiêu
của tổ chức được hoàn thành càng nhiều hiệu quả và hiệu năng càng tốt. Kiểm soát
không chỉ dừng lại ở những hoạt động đã diễn ra và kết thúc, nó còn là quá trình
kiểm soát trước đối với những sự việc sắp xảy ra, điều này đặc biệt quan trọng đối
với công tác quản trị trong các doanh nghiệp ngày nay, nó giúp cho các doanh
nghiệp chủ động đối phó với những nguy cơ sắp tới nhằm giảm thiểu rủi ro trong


kinh doanh. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp cần kiểm soát và tìm ra
phương án đối phó trong kinh doanh thời hiện đại, đó là khủng hoảng. Và để đảm
bảo cho công việc kiểm soát đạt được hiệu quả và hiệu năng tốt nhất thì cần có các
công cụ kiểm soát. Vấn đề đặt ra là trong các công cụ đó thì công cụ nào hoạt động
hiệu quả nhất và nó có ảnh hưởng gì đến các chức năng còn lại trong quản trị.
Để hiểu rõ hơn về các công cụ quan trọng của kiểm soát, cũng như những
loại khủng hoảng nào mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong tình
hình kinh tế khó khăn hiện nay thì nhóm chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về
kiểm soát qua từng câu hỏi của bài tiểu luận “Kiểm soát trong quản trị”.
 Câu hỏi 1: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạh định, động
viên, cũng như kiểm soát” bạn đồng ý hay không đồng ý phát biểu này? Hãy
giải thích và cho ví dụ ý kiến của bạn.
 Câu hỏi 2: Bạn hãy quan sát các siêu thị tại TP HCM và thử xác định
các khủng hoảng có thể có tại một siêu thị nào đó và đề xuất cách giải quyết
chúng.
 Câu hỏi 3: Bạn hãy ghép một doanh nghiệp dịch vụ nào đó ( ví dụ
công ty sản xuất phần mềm máy tính) với một trong ba hệ thống kiểm soát (thị
trường, hành chánh cấp bậc và văn hóa) và hãy chứng minh đó là quyết định
chính xác.
Bài viết tuy có đầu tư nghiên cứu nhưng còn nhiều hạn chế và kiến thức
cũng chưa được sâu rộng nên mong Thầy thông cảm và có những góp ý cho
nhóm chúng em.
Chúng em xin cảm ơn Thầy vì đã giảng dạy, hướng dẫn lớp chúng em!
2
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
I. Vấn đề 1
1.1 Đặt vấn đề
Câu hỏi 1: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạh định, động viên, cũng
như kiểm soát” bạn đồng ý hay không đồng ý phát biểu này? Hãy giải thích và
cho ví dụ ý kiến của bạn.

Có phát biểu cho rằng: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạch định, động
viên, cũng như kiểm soát”. Chúng ta cần phân tích kĩ qua từng chức năng của quản
trị tương ứng với từng mục đích của ngân sách thì mới có thể chứng minh nhận
định trên hoàn toàn đúng hay không?
1.2 Lí thuyết liên quan
Có nhiều cách định nghĩa về ngân sách, tùy theo mục đích nghiên cứu. Có
người thì cho rằng : “Ngân sách là một kế hoạch dự báo các kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể trong tương lai, có thể là tháng,
quý, năm ”. Một trong những cách định nghĩa phổ biến có thể là: “Một kế hoạch
hành động được lượng hóa và được chuẩn bị cho một khoảng thời gian cụ
thể”. Vậy ngân sách gồm những đặc điểm gì?
Theo bài viết về “Định nghĩa ngân sách” của mạng thanhlapdoanhnghiep thì ngân
sách gồm các đặc điểm sau:
• Ngân sách phải được lượng hóa
Điều này có nghĩa là ngân sách phải được biểu thị bằng các con số, thực tế
thường là một số tiền. Một danh sách liệt kê những gì bạn dự tính có thể hữu ích,
nhưng nó không phải là một bảng ngân sách nếu nó không được thể hiện bằng các
con số. Như vậy ngân sách còn có thể bao hàm kế hoạch về quỹ thời gian, kế
hoạch nguồn lao động…
• Ngân sách phải được chuẩn bị từ trước
Bảng ngân sách phải được lập trước thời gian dự định thực hiện ngân sách
đó. Các số liệu trong hoặc sau thời gian thực hiện ngân sách có thể cũng quan
trọng, nhưng không phải là một phần của bảng ngân sách.
3
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
• Ngân sách phải được áp dụng cho một khoảng thời gian cụ thể
Bảng ngân sách được lập cho một khoảng thời gian xác định cụ thể (thường,
nhưng không nhất thiết, là một năm). Một kế hoạch tài chính mở cho tương lai
(không có điểm kết thúc) không được coi là bảng ngân sách.
• Ngân sách phải là một kế hoạch hành động

Đây có lẽ là điểm quan trọng nhất. Ngân sách không phải là một bảng bao
gồm các số liệu thực tế vì nó liên quan đến những sự việc chưa hề xảy ra.
Tình hình có thể thay đổi trong khoảng thời gian thực hiện ngân sách, có
nghĩa là khi đó ngân sách không còn chính xác. Giống như các kế hoạch khác,
ngân sách rất ít khi được dự báo hoàn toàn chính xác trong tương lai. Tuy nhiên,
ngay cả trong trường hợp như vậy, nó vẫn đóng vai trò định hướng cho những
người thực hiện và vai trò này rất quan trọng. Tất nhiên, bạn phải biết được là bạn
muốn đạt được điều gì trước khi lập kế hoạch. Mọi thứ khác đều phải phụ thuộc
vào điều này.
Trong kinh doanh “biết mình muốn gì” được gọi là mục tiêu. Các mục tiêu
của doanh nghiệp phụ thuộc một phần vào loại hình doanh nghiệp, có thể là mục
tiêu ngắn, trung hoặc dài hạn. Sau đây là một số loại ngân sách khá phổ biến:
 Ngân sách bán hàng (doanh thu);
 Ngân sách nguồn lực;
 Ngân sách tiếp thị;
 Ngân sách đầu tư;
 Ngân sách chi phí cho các phòng, ban chức năng;
 Ngân sách tiền mặt;
 Ngân sách về không gian, thời gian, vật liệu và sản phẩm…
4
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Tất cả các ngân sách đều quan trọng mặc dù bạn cũng có thể lập luận rằng
ngân sách tiền mặt là quan trọng nhất bởi nếu không có tiền thì doanh nghiệp sẽ
gặp rắc rối.
5
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Tại sao chúng ta phải lập ngân sách?
Một câu hỏi không chỉ đặt ra cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi
nghiệp mà còn là một vấn đề lớn cho chính phủ của những nước định hướng phát
triển theo con đường kinh tế tri thức.

Ngân sách giúp cho việc hỗ trợ việc lập kế hoạch hoạt động thực tế bằng
cách buộc các nhà quản lý để xem xét các điều kiện như thế nào có thể thay đổi và
những gì trong các bước cần phải được thực hiện ngay bây giờ và bằng cách
khuyến khích các nhà quản lý để xem xét các vấn đề trước khi chúng phát sinh. Nó
cũng giúp phối hợp các hoạt động của các nhà quản lý hấp dẫn để kiểm tra mối
quan hệ giữa hoạt động của chính mình và các ban ngành khác. Yếu tố cần thiết
khác của ngân sách bao gồm:
• Để kiểm soát tài nguyên.
• Để giao tiếp kế hoạch quản lý trung tâm trách nhiệm khác nhau.
• Để khuyến khích các nhà quản lý phấn đấu để đạt được các mục tiêu ngân
sách.
• Để đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý.
• Để cung cấp khả năng hiển thị hiệu suất của công ty.
Tóm lại, mục đích của ngân sách là:
• Cung cấp một dự báo về doanh thu và chi phí, đó là, xây dựng một mô hình
kinh doanh của một doanh nghiệp như thế nào có thể thực hiện tài chính nếu
chiến lược nhất định, các sự kiện và kế hoạch được thực hiện.
• Kích hoạt tính năng hoạt động thực tế tài chính của doanh nghiệp được đo so
với dự báo.
• Thiết lập các hạn chế chi phí cho một dự án , chương trình hoặc hoạt động .
1.3 Giải quyết vấn đề:
1.3.1 Ngân sách là việc hoạch định.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu khái niệm hoạch định là gì: “Hoạch định là
một quá trình ẩn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lọc những biện pháp tốt
nhất để thực hiện mục tiêu đó.”
6
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Theo Robert Kreitner thì “hoạch định là quá trình chuẩn bị cho sự thay đổi
và đương đầu với sự không chắc chắn bằng cách định ra những bước hành động
trong tương lai”.

Hoạch định là cơ sở cho sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân và nhóm
người trong tổ chức. Khi mọi người biết rõ tổ chức đang vận động, và người ta
trông đợi gì ở họ để đạt mục tiêu, thì làm việc tập thể, hợp tác và phối hợp sẽ gia
tăng. Nhờ có sự dự đoán những biến đổi, mà hoạch định giúp ta tránh bớt những
bất trắc. Nó cũng có thể vạch ra những tác động quản trị nhằm đối phó với biến
đổi. Hoạch định đòi hỏi nhà quản trị phải nhìn trước, lường trước những biến đổi,
xem xét những tác động của biến đổi và chuẩn bị những biện pháp hợp lý nhất.
Hoạch định giúp nhà quản trị và tổ chức những lợi ích chính.
1
Khái niệm hoạch định như đã đề cập ở trên là chức năng đầu tiên của quản
trị liên quan đến việc xác định mục tiêu và các biện pháp nhằm đạt đến các mục
tiêu của tổ chức. So sánh đặc điểm của việc hoạch định với mục đích đầu tiên của
ngân sách (đã trình bày) thì cùng có một điểm gần giống nhau. Hoạch định là xác
định mục tiêu Còn ngân sách thì cung cấp một dự báo về doanh thu và chi phí.
Nhưng những dự báo này muốn chính xác thì phải cần dựa vào những mục tiêu đã
đề ra, chính xác hơn từ mục tiêu sẽ đưa ra được dự báo.
Peter Drucker đã đề nghị các doanh nghiệp nên trọng tâm vào 8 loại mục
tiêu quan trọng:
• Vị thế thị trường.
• Đổi mới.
• Nâng suất.
• Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính.
• Lợi nhuận
• Sự phát triển và kết quả quản lí.
• Thái độ và kết quả thực hiện của người lao động.
• Trách nhiệm cộng đồng.
Trong các chỉ tiêu vừa nêu của Peter Drucker, chúng ta càng thấy rõ việc xác
định ngân sách phải dựa vào việc hoạch định, cụ thể là thông qua mục tiêu lợi
nhuận.
1

. Giáo trình Quản trị học-Trường Đại học kinh tế TP.HCM-NXB Phương Đông, trang 110-111.
7
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Ví dụ cụ thể để minh chứng là:
Quá trình tính toán chi phí bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ bắt đầu với một
danh sách của tất cả các thứ mua sắm cần thiết bao gồm cả tài sản hữu hình (ví dụ,
máy móc, thiết bị…) và dịch vụ (ví dụ: tu sửa, bảo hiểm…), vốn lưu động , nguồn
và tài sản thế chấp. Ngân sách phải có một câu chuyện giải thích làm thế nào bạn
quyết định về số lượng dự trữ này và mô tả các kết quả tài chính dự kiến hoạt động
kinh doanh. Các tài sản nên được đánh giá với chi phí mỗi thứ cần được bố sung.
Bạn đang có dự định kinh doanh cho riêng mình (theo mô hình doanh
nghiệp tư nhân), bằng phương tiện ngân sách, bạn có thể tính toán xem bạn phải
cần bao nhiêu để thành lập một doanh nghiệp, và cần bao nhiều để điều hành nó.
Bạn phải vạch định trước các chỉ tiêu, ví dụ như: doanh số/ doanh thu; hàng hoá
được sử dụng (nguyên vật liệu ); chi phí cố định:
• Lương – cho nhân viên ở văn phòng và cửa hàng
• Tiền thuê nhà xưởng hay thuê văn phòng
• Tiền trả hàng tháng cho dịch vụ công như Điện, Nước…
• Chi phí cho bảo trì hay sửa chửa làm mới định kỳ của tòa nhà
• Chi phí vệ sinh, lau kính…
• Chi phí xe cộ xăng nhớt / phụ cấp xe
• Công tác phí
• Chi phí cho điện thọai cố định trong văn phòng
• Tiền tem thư, lệ phí bưu điện
• Chi phí điện thọai di động
• Chi phí thuê đường truyền Internet
• Phí thuê bao hay quản lý và nâng cấp trang web
• Chi phí làm tiếp thị, quảng cáo
• Chi phí hội họp
• Phí Bảo hiểm

• Thiết bị vi tính
• Mạng vi tính
• Phí thuê đường line (vi tính)
• Tiền thuê nhà xưởng hay văn phòng
• Mua sắm linh tinh khác
• Công tác bảo trì định kỳ
• Lương cho kế tóan viên
• Trả phí luật sư
8
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
• Tiền trả cho dịch vụ tư vấn khác
• Chi phí phát sinh dự trù 5%
Ngoài ra, còn có thời gian hoàn thành dự án, số lượng nhân viên ở từng
phòng ban, bộ phận…
Phóng viên của báo doanh nhân Sài gòn đã có cuộc phỏng vấn Ông Quách
Chánh Đại Thanh Tâm, giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh
về vấn đề hoạch định ngân sách của một danh nghiệp.
Theo ông Tâm thì việc lập ngân sách đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động của Doanh nghiệp. Ngân sách giúp doanh nghiệp đi đúng hướng phát triển và
tránh trường hợp chi tiêu quá mức. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra kế hoạch thực
hiện phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, lập ngân sách giúp doanh nghiệp chủ động nguồn tiền, quản lý
chặt chẽ việc sử dụng nguồn tiền, điều phối các hoạt động tài chính cũng như kiểm
soát việc thực hiện kế hoạch tài chính. Không những thế, lập ngân sách còn giúp
phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó nêu cao tinh
thần tập thể.
Việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp khiến mọi hoạt
động trong doanh nghiệp minh bạch, rõ ràng. Đây cũng là điều khiến cho các thành
viên trong doanh nghiệp thống nhất mục tiêu hoạt động cũng như động viên mọi
nguồn lực trong công ty.

“Đừng xem lập ngân sách là điều bắt buộc phải làm mà hãy xem đó là việc
cần thiết cho doanh nghiệp”, ông Tâm khuyên. Bởi, ngân sách định hướng cho DN
kinh doanh trong tương lai; giúp doanh nghiệp biết rõ những nguồn lực hiện có và
từ đó tìm cách sử dụng các nguồn lực này hiệu quả.
2
Lấy ví dụ một số doanh nghiệp trang trí nội thất, nhóm hoạch định
ngân sách có những thành viên với nhiệm vụ như sau:
• Trưởng Phòng Hành chính-Nhân sự sẽ phải dự báo chi phí hành chính, số
lượng nhân công cần thiết cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, tuyển dụng
nhân viên mới hoặc cắt giảm lao động cũng như chi phí cho việc giữ nhân
viên làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Các khoản chi phí này sẽ tùy thuộc
vào việc thỏa thuận lương bổng, tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn doanh
nghiệp đang hoạt động. Những thay đổi về giá cả hoặc chi phí thuê mướn
cũng sẽ được trưởng bộ phận hành chánh nhân sự cập nhật và dự báo.
2
Theo Doanhnhansaigon.vn
9
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
• Trưởng Phòng Vật tư sẽ đưa ra dự báo về giá nguyên liệu trong thời gian tới,
bao gồm nguyên liệu thô và tất cả các máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt
động của doanh nghiệp.
• Trưởng Phòng Thiết kế sẽ dự báo về nguồn nhân lực và vật lực cần thiết
trong thời gian tới nhằm đảm bảo chất lượng công việc thích hợp để đạt
được mục tiêu đề ra của người chủ đầu tư.
• Kế toán trưởng sẽ cho biết kế hoạch có liên quan đến tình hình tiền mặt của
doanh nghiệp và cung cấp số liệu chi phí cũng như hiệu quả hoạt động của
mỗi bộ phận trong doanh nghiệp. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tổng hợp
và liên kết tất cả các ngân sách để đưa ra ngân sách tổng hợp đồng thời dự
báo lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được.
Từ đây, chúng ta đã thấy được mối liên hệ hỗ trợ qua lại, cần thiết của công

tác hoạch định trong việc đưa ra ngân sách. Tóm lại, nếu hoạch định và kiểm soát
ngân sách (nói tóm gọn là hoạch định ngân sách) tốt thì doanh nghiệp có thể được
hưởng lợi như sau:
Thứ nhất, phối hợp hoạt động và nâng cao tinh thần làm việc nhóm
trong doanh nghiệp.
Quá trình hoạch định và kiểm soát ngân sách có nghĩa là nhà quản lý ở mọi
cấp độ và ở các bộ phận khác nhau có dịp gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và liên kết
các mục tiêu của họ lại với nhau. Doanh nghiệp sẽ đạt những thành công to lớn nếu
như tất cả mọi thành viên đều hợp sức lại cho những mục đích chung thay vì mỗi
trưởng bộ phận hoạt động một cách cục bộ.
Sự phối hợp này giúp cho các trưởng bộ phận hiểu được mỗi hoạt động của
đơn vị mình tác động tới tổng thể như thế nào, điều này rất cần thiết cho chính họ
cũng như cho cả doanh nghiệp. Ví dụ, sẽ bất hợp lý nếu trưởng phòng kinh doanh
lập kế hoạch tăng lượng hàng bán ra thêm 15% nhưng giám đốc nhà máy đang
định giảm 10% sản lượng.
Thứ hai, trao đổi thông tin tốt hơn trong doanh nghiệp.
10
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Để có thể thực hiện một ngân sách, mọi người cần phải biết việc gì có thể và
không thể thực hiện được đối với bộ phận của mình. Hoạch định ngân sách sẽ thúc
đẩy các cấp quản lý trao đổi với nhau về các chính sách và mục tiêu của doanh
nghiệp. Điều này giúp củng cố tính tập thể, mọi người làm việc vì nhau và vì
doanh nghiệp.
1.3.2 Ngân sách là việc động viên.
Tương tự như phần trên, để hiểu được mối quan hệ giữa ngân sách và động
viên thì ta cần xem lại khái niệm động viên là gì?
Động viên là tạo ra sự hăng hái nhiệt tình và trách nhiệm hơn trong quá
trình thực hiện công việc của các cấp dưới, qua đó làm cho công việc được hoàn
thành với hiệu quả cao. Muốn động viên được nhân viên thì nhà quản trị phải tạo
ra được động cơ thúc đẩy họ làm việc. Động cơ thúc đẩy được hình thành từ một

nhu cầu nào đó mà con người muốn được thỏa mãn, và trong quá trình theo đuổi
nhu cầu của chính mình, họ thường làm việc nổ lực hơn. Động cơ thúc đẩy là một
phản ứng nối tiếp (sơ đồ dưới).
3
3
Giáo trình Quản trị học-Trường Đại học kinh tế TP.HCM-NXB Phương Đông, trang 180-181
11
Nhu Cầu
Sự Thỏa Mãn
Mong Muốn
Hành Động
Thôi Thúc
Biến thành
Là nguyên nhân
Dẫn tới
Đáp ứng
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Cụ thể hơn là chúng ta đi vào những lý thuyết về động viên của một số nhà nghiên
cứu.
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về thuyết hai yếu tơ của Herzberg.
Từ việc tập hợp các ý kiến về những biện pháp có tác dụng động viên và
những biện pháp không có tác dụng động viên người lao động, tác giả đã phân biệt
hai nhóm yếu tố:
Nhóm yếu tố động viên: liên quan đến tính chất công việc, nội dung công
việc và những phần thưởng. Chẳng hạn như các yếu tố: sự thách thức của công
việc, các cơ hội thăng tiến, ý nghĩa của các thành tựu, sự nhận dạng khi công việc
được thực hiện, ý nghĩa của trách nhiệm…
Nhóm các yếu tố duy trì: liên quan đến quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, bối
cảnh làm việc hoặc phạm vi công việc. Chẳng hạn như các yếu tố: phương pháp
quan sát, hệ thống phân phối thu nhập, quan hệ với đồng nghiệp, điều kiện làm

việc, chính sách của công ty, địa vị, quan hệ giữa các cá nhân…
Theo Herzberg, cần đảm bảo các yếu tố duy trì để không gây sự bất mãn,
chán nản thờ ơ đối với công việc và đảm bảo các yếu tố động viên để tạo nên sự
thỏa mãn, sự hưng phấn trong quá trình làm việc.
Tiếp theo, cần chú ý vào thuyết mong đợi của Victor. H. Vroom.
Theo nghiên cứu của Victor.H.Vroom cho rằng, để tạo ra được động cơ thúc
đẩy con người làm việc, nhà quản trị cần lưu ý:
• Giao cho người lao động những công việc phù hợp với khả năng để họ có
niềm tin sẽ hoàn thành được công việc ấy.
• Làm cho họ quan tâm đến những giá trị của phần thưởng khi thực hiện tốt
công việc (phần thưởng hấp dẫn).
12
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
• Luôn thực hiện sự cam kết về phần thưởng dành cho người lao động (làm
cho người lao động có long tin vào sự cam kết của nhà quản trị).
Như vậy, nếu một người thờ ơ với công việc hoặc không quan tâm đến phần
thưởng hay không có niềm tin vào sự cam kết của nhà quản trị về những phần
thưởng đó thì họ làm việc mà không có động cơ thúc đẩy, vì thế kết quả thực hiện
công việc sẽ thấp.
So sánh những khái niệm và các học thuyết về động viên với ngân sách thì
chúng ta rút ra được một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, ở một khía cạnh nhỏ thì ngân sách lập ra để dự báo mức lương,
cũng như khen thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ, tết hay nghĩ thai sản…Giả sử
rằng nếu một công ty không lập ra kế hoạch khen thưởng, lương bổng cho nhân
viên từ ngân sách hiện có thì công việc sản xuất, các dự án có hoàn thành đúng tiến
độ hay không? Bởi vì lao động là nhân tố quyết định sự thành công đối với một
doanh nghiệp sản xuất. Huống chi mục đích đầu tiên mà người lao động đồng ý bỏ
công sức và ý tưởng cho công việc là được hưởng lương, được khen thưởng. Khi
họ được đáp ứng các lợi ích trong công việc thì năng suất công việc sẽ tăng.
Một ví dụ cụ thể: nếu một công ty kinh doanh lĩnh vực bất động sản đưa ra

mức thưởng đối với nhân viên kinh doanh của mình càng cao thì doanh số bán
được dự án của họ ngày càng nhiều. Đây là động lực để nhân viên kinh doanh ra
sức tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Thực trạng hiện nay cho thấy, người lao động luôn tìm kiếm những công
việc có mức lương cao, khen thưởng nhiều phù hợp với trình độ của họ. Một công
việc mà mức lương họ được nhận không xứng đáng với công sức họ bỏ ra thì họ sẽ
không chọn, dù đã chọn thì cũng chẳng gắn bó được lâu. Đó là lí do tại sao mà một
số lượng sinh viên tốt nghiệp hiện nay không mặn mà gì với các doanh nghiêp nhà
nước.
13
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào “tiền” cũng là có thể động viên được
con người. Bởi lẽ có khi nhu cầu của con người không chỉ là vật chất mà theo tháp
nhu cầu của Maslow còn có: nhu cầu được an toàn, nhu cầu được công nhận tôn
trọng và nhu cầu tự khẳng định mình. Vậy trong trường hợp này thì ngân sách còn
bao hàm việc động viên nữa hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy cùng
qua ý sau.
Thứ hai, ngoài các yếu tố động viên về vật chất biểu hiện trực tiếp như trên
thì ngân sách còn bao hàm các yếu tố động viên khác thoả mãn được nhu các nhu
cầu khác: nhu cầu về thành tựu, nhu cầu quyền lực, nhu cần trách nhiệm, sự tiến
bộ…
Khi tham gia một dự án, đó chính là khi nhà quản trị cho nhân viên cơ hội,
cơ hội để được công nhận nếu dự án thành công tốt đẹp, cơ hội để có sự tiến bộ,
phát triển và tạo cho nhân viên sự hứng thú với công việc, hình thành giá trị với
công việc (bởi khi chọn người tham gia dự án, nhà quản trị đã tuyển lựa những
người có niềm say mê và khả năng trong công việc). Đây cũng là các yếu tố dẫn
đến sự thoả mãn trong trong thuyết phòng ngừa động viên của F.Herzberg.
Thứ ba, động viên mọi nguồn lực trong doanh nghiệp là một tiêu chí
trong việc lập ngân sách. Liên hệ với cả việc hoạch định và động viên vào việc
thực hiện ngân sách thì chúng ta thấy giữa chúng có mối liên hệ mật thiết trong quá

trình thực hiện ngân sách. Nếu như mọi người ở mọi cấp độ trong doanh nghiệp
tham gia càng nhiều vào việc hoạch định và kiểm soát ngân sách, họ càng hiểu rõ
và ủng hộ các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Lấy lại ví dụ ở trên về việc phân chia ngân sách của một số công ty trang trí
nội thất thì chúng ta thấy có sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty
như phòng hành chánh nhân sự, phòng thiết kế, phòng vật tư, phòng kế toán…Khi
họ đưa ra những chỉ tiêu, đánh giá khách quan về những nhiệm vụ thực hiện trong
thời gian tới, cụ thể là đề ra những kế hoạch để tổng hợp thành bảng ngân sách. Từ
những ý kiến của từng bộ phận để hợp được một ý kiến chung nhất thì buộc phải
có một sự nhất quán, hiểu biết lẫn nhau, hổ trợ ý tưởng giữa các thành viên. Để đạt
được điều này thì buộc họ phải cùng có một mục tiêu là hết sức vì công việc. Mà
ngay từ đầu thì các nhà quản trị cao cấp phải xác định được mục tiêu này.
14
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Thứ tư, trên thực tế khi cần làm một dự án, doanh nghiệp sẽ không chỉ định
một nhóm làm mà là nhiều nhóm, các nhóm này sẽ lập ra bản dự thảo kế hoạch,
ngân sách trong thời gian được chỉ định, sau đó doanh nghiệp sẽ tiến hành tuyển
lựa bản dự thảo khả thi và hiệu quả nhất từ các nhóm này. Quá trình cạnh tranh
giữa các nhóm tham gia cũng là một động lực thúc đẩy động viên cho nhân viên,
bởi khi thành công đó cũng là lúc họ được một thành tựu nhất định và cũng được
trao quyền lực và có những mối quan hệ mới (Tổ chức theo ma trận). Đây cũng là
các yếu tố hình thành động viên theo thuyết ba nhu cầu của McClelland.
Ví dụ: Khi doanh nghiệp giao cho nhóm A làm dự án nâng cao chất lượng
sản phẩm thì sẽ trao cho nhóm các quyền nhất định về kiểm tra chất lượng sản
phẩm hiện thời, quyền được thay đổi nguyên vật liệu làm nên sản phẩm, quyền
quyết định các vấn đề khác…
Tóm lại, Động viên có vai trò rất quan trọng trong việc lập ngân sách. Nó
được xem là yếu tố cần thiết và có thể xem ngân sách bao gồm cả việc động viên.
1.3.3 Ngân sách là việc kiểm soát
Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp (DN) tìm mọi biện pháp để tiết giảm chi phí

hoạt động, giảm thiểu rủi ro, kiểm soát về mọi mặt nhằm mang lại lợi nhuận cao
nhất có thể. Trong đó, kiểm soát ngân sách chặt chẽ được xem là một trong những
giải pháp hữu nhất để quản lý dòng tiền.
Chúng ta không cần nêu lại định nghĩa về kiểm soát và so sánh giữa kiểm
soát và ngân sách bởi vì một trong những công cụ kiểm soát thì có ngân sách.
Ngân sách giống như là một kế hoạch hành động vì thực hiện ngân sách
toàn thể nhân viên hành động để đạt mục tiêu đã đề ra; ngân sách còn cho thấy
những nguồn lực nào trong doanh nghiệp sẽ được sử dụng và sử dụng như thế nào
để đạt được mục tiêu.
Ngân sách khác với kế hoạch hành động ở chỗ là ngân sách thể hiện các kết
quả dưới dạng kết quả tài chính. Và kiểm soát xảy ra khi so sánh những con số
thực tế với con số theo ngân sách đã được duyệt.
15
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Kiểm soát thực hiện ngân sách là một công cụ quản lý hữu ích. Nó giúp các
nhà quản lý làm việc hiệu quả hơn mà không làm mất đi kĩ năng cá nhân hay sự
linh hoạt.
Kiểm soát phải là một quá trình chủ động. Bạn có thể đặt ra nhiều câu hỏi để
thấy sự cần thiết của việc kiểm soát thực hiện ngân sách của doanh nghiệp mình.
Một số câu hỏi có thể nên đặt ra, như: Chúng ta đã đạt được mục tiêu đề ra chưa?
Nếu không thực hiện được hạn mức chi tiêu hay mục tiêu đã đề ra thì tình hình sẽ
đi đến đâu và nguyên nhân là gì? Tôi có thể làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động
ở bộ phận tôi đang làm việc? Có nên điều chỉnh ngân sách do những phát sinh mới
không?
Việc kiểm soát sẽ được tăng cường nếu kết quả thực tế được theo dõi và đối
chiếu với các số liệu dự báo trong ngân sách. Từ đó, bạn sẽ có khả năng phát hiện
những khó khăn mới nảy sinh và đưa ra biện pháp đối phó kịp thời. Không có bảng
ngân sách nào là hoàn hảo cả. Những tình huống ngoài dự tính luôn xảy ra. Ví dụ
như đối thủ cạnh tranh bất ngờ tung ra thị trường một sản phẩm mới, thị trường sản
phẩm của bạn bị thu hẹp. Bất cứ một tình huống nào cũng có thể làm các số liệu dự

báo không còn chính xác. Một số tình huống nằm trong khả năng kiểm soát của
nhà quản lý, một số thì không.
Thế nhưng tầm quan trọng của việc kiểm soát ngân sách không giới hạn ở trong
các doanh nghiệp mà còn là một vấn đề lớn và cấp thiết đối với tình hình kinh tế
của mỗi quốc gia hiện nay. Một số minh chứng cụ thể:
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế ngày một trầm trọng và
trước sức ép của các nhà cho vay quốc tế, ngày 3/10/2012 chính phủ một số nước
châu Âu đã thông báo các biện pháp nhằm kiểm soát ngân sách, tăng nguồn thu
quốc gia và kích thích kinh tế. Phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Tài chính
ở Lisbon, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gaspar cho biết trong kế hoạch
mới này chính phủ dự kiến điều chỉnh tăng thuế thu nhập cá nhân nói chung
khoảng 4%. Thậm chí các đối tượng có thu nhập cao thì mức thuế sẽ còn cộng
thêm 2,5% nữa so với mức chung, tức là sẽ tăng từ mức 9,8% hiện nay lên 13,3%.
Kế hoạch này có sự thay đổi so với kế hoạch về thuế mà chính phủ nước này đưa
ra hồi đầu tháng 9, trong đó dự kiến tăng nguồn thu ngân sách bằng cách tăng mức
đóng góp an sinh xã hội từ 11% hiện nay lên 18%. Kế hoạch ban đầu này đã gây
16
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
nhiều tranh cãi đồng thời đã châm ngòi nổ cho những căng thẳng xã hội ở Bồ Đào
Nha trong thời gian gần đây. Việc thực hiện các biện pháp mới là nhằm đáp ứng
các mục tiêu về thâm hụt ngân sách, vốn đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp Bồ
Đào Nha nhận được thêm các khoản tiền mới trong gói cứu trợ quốc tế trị giá 78 tỷ
euro (102 tỷ USD). Chính phủ Bồ Đào Nha đã đưa ra kế hoạch điều chỉnh về tăng
thuế đối với một số đối tượng, trong đó đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, nhằm
tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng các mục tiêu về giảm thâm hụt mà các nhà
cho vay quốc tế coi như điều kiện tiên quyết để Bồ Đào Nha có thể giành được các
khoản cứu trợ.
4
Tổng kết lại, việc lập ngân sách có những lợi ích sau:
• Thống nhất mục tiêu;

• Chủ động nguồn lực;
• Tiên đoán các rủi ro thông qua việc giả định các yếu tố thay đổi tác động
như thế nào đến doanh nghiệp;
• Tạo chuẩn để so sánh với các kết quả hoạt động của doanh nghiệp;
• Kiểm soát chi phí và đánh giá năng lực quản lý của cán bộ;
• Tạo động lực cho sự gắn bó với công việc của nhân viên thong qua ngân
sách về lương bổng;
• Đề cao tinh thần tập thể và cải thiện việc trao đổi thong tin
trong doanh nghiệp.
• Từ đây, chúng ta hoàn toàn đồng ý với quan điểm “Ngân sách
(Budget) bao hàm cả việc hoạh định, động viên, cũng như kiểm soát”.
4
. Theo />17
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
II. Vần đề 2
2.1 Đặt vấn đề
Câu 2: Bạn hãy quan sát các siêu thị tại TP HCM và thử xác định các khủng
hoảng có thể có tại một siêu thị nào đó và đề xuất cách giải quyết chúng.
Theo thực trạng phát triển của Việt Nam thì thành phố Hồ Chí Minh là một
trong những đô thị có tốc độ phát triển nhanh chóng, nơi đây cũng có đời sống
được đánh giá là cao so với mặt bằng chung của Việt Nam và trên thế giới, nên
ngày càng thu hút một khối lượng dồi dào nhân lực và vật lực từ các khu vực, vùng
miền trong nước nói riêng và thế giới nói chung về đây. Chính vì vậy mà nơi đây
chính là một trong những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao đáng kể và cũng là nơi
được các doanh nghiệp hàng hóa tiêu dùng chú ý đến.Thành phố Hồ Chí Minh có
hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng
về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan
trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện
như Sai gon Trade Center, Diamond Plaza Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí
Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ

đô Hà Nội.
5
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Vào
năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn
người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2010, thu
nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với
trung bình cả nước, 1168 USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng
(tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%. Ý
nghĩa của các các con số trên cho thấy thành phố Hồ Chí Minh có thể đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu mà nhà đầu tư, kinh doanh bán lẻ chú ý về dân số đông, dồi dào lao
động và mức sống được cải thiện thì việc nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng là lẽ
đương nhiên. Đến lúc đó chỉ cần xem xét nhu cầu của thị trường và “rót” các dòng
sản phẩm vào thị trường Việt nam.
5

18
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
Năm 2008 đến 2009, trong báo cáo đánh giá xếp hạng các Thị trường Bán lẻ
hấp dẫn nhất thế giới của hãng tư vấn A.T Kearney (Mỹ), Việt Nam có vị trí hấp
dẫn nhất thế giới.
6
Số liệu đánh giá này một lần nữa vô hình chung lại là lực hút kéo các nhà
phân phối sản phẩm bán lẻ về Việt Nam. Những năm gần đây nổi lên như nấm các
chi nhánh siêu thị nổi tiếng kinh doanh các mặt hàng trong và ngoài nước, đa dạng
các loại sản phẩm từ hàng hóa cho giới trung lưu. Như các siêu thị điện máy lớn
với các sản phẩm nhập trực tiếp từ nước ngoài như laptop, điện thoại thông minh
(Smartphone) như Iphone, Samsung Galaxy,…
Chính nhờ những đánh giá, tổng kết trên một lần nữa khẳng định Thành phố
Hồ Chí Minh là một trong những thị trường tiêu thụ tầm cỡ quốc gia. Bên cạnh các
hình ảnh truyền thống giao lưu thương mại như Chợ Bến Thành, Chợ Lớn, thì việc

các siêu thị đại diện cho “Chợ Bến Thành hiện đại” xuất hiện khẳng định cho sự
hội nhập và phát triển của Việt Nam trong bối cảnh Thế giới đang trong đà phát
triển nhất trong các thể kỷ qua. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 142 siêu thị
lớn nhỏ cung cấp từ đa dạng các mặt hàng đến chỉ chuyên cung cấp một mặt hàng
như siêu thị điện máy, siêu thị kính thuốc, siêu thị điện thoại di động,…Vậy siêu
thị là một loại hình kinh doanh mới ở Việt Nam và hiện nay đang phổ biến ở Việt
Nam nói riêng và Thế giới nói chung. Nhưng siêu thị là gì?
Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt
Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004
7
:
Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên
doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất
lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và
trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh,
thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng
Liệu siêu thị đã được biết đến một cách đầy đủ và chính xác, hay vẫn bị gắn ghép
như là một “Cái chợ hiện đại” ở đó cũng như chợ truyền thống chỉ khác là cơ sở
hiện đại hơn.Và dù đang hoạt động mạnh mẽ liệu nó có đang có những dấu hiệu
khủng hoảng mà chợ truyền thống không gặp phải?
6

7
Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại
19
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
2.2 Lý thuyết liên quan
Khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp, rối loạn, mất cân bằng nghiêm trọng, có
khả năng gây tác hại về mặt tài chính cho tổ chức và có thể hủy hoại uy tín của tổ
chức, đòi hỏi phải hành động kịp thời, phải hao tốn nhiều thời gian, tiền bạc thì

mới có thể tránh được những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra. Giống như
khủng hoảng ở các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh siêu thị cũng đôi lúc
cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía, có thể
là do thiên tai, thảm họa công ngiệp, bị tấn công về kinh tế, các vấn đề liên quan
đến chính trị, kinh tế…Nếu đứng trước các tình huống khủng hoảng đó, là một nhà
quản trị phải vạch ra cho mình những hướng đi đúng phát hiện và có các biện pháp
xử lý kịp thời hòng cứu vãn công ty và nhất là đảm bảo được việc các hàng hóa
không bị ứ đọng đồng thời người tiêu dùng vẫn đảm bảo sức mua cho doanh
nghiệp.
Từ việc quan sát, đánh giá các cơ sở siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, ta
có thể dự báo, cho ý kiến nhận xét chủ quan và khách quan trước những khủng
hoảng mà một doanh nghiệp siêu thị dễ gặp phải trong giai đoạn hiện nay để đưa ra
các biện pháp tốt nhất, xử lý kịp thời đề làm sao rút doanh nghiệp ra khỏi vùng
nguy hiểm, đảm bảo được lượng tiêu thụ sản phẩm, và tăng sức mua của người tiêu
dùng đối với siêu thị.
Là một nhà quản trị, các loại hình khủng hoảng hay gặp phải bao gồm những
nhóm về Nội bộ; Con người, xã hội, tổ chức; Kinh tế, kỹ thuật; các yếu tố bên
ngoài như:

Kinh tế/ kỹ thuật
Nội
bộ
-Lỗi trong sản phẩm/dịch vụ
(trong sản phẩm có chất độc
như: chất MCPĐ trong nước
tương hay chất Mê-lê-nin
trong sữa nhập từ Trung
quốc )
-Lỗi, tai nạn bất ngờ trong
siêu thị( các tai nạn về cháy

nổ bình Gas, các đường ống
dẫn khí )
-Ô nhiễm môi trường
( nguồn nước bị nhiễm các
chất độc như chì, kẽm làm
điêu đứng, đình truệ các hoạt
động kinh doanh, ngoài ra
còn nhiều loại ô nhiễm khác
nữa )
-Hư hỏng thiết bị điện tử
( do vi phạm chất lượng, quy
cách trong sản phẩm đặt
Bên
ngoài
20
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
-Hệ thống máy tính siêu thị
bị lỗi( chưa kịp nâng cấp,
đầu tư sau quá trình sữ dụng
lâu dài, )
-Thông tin siêu thị bị bóp
méo( các nhân viên chưa có
thiện cảm với tổ chức hay
nói xấu, phao vu, bịa đặt về
các lỗi trong sản phẩm để
hạn chế việc kinh doanh của
doanh nghiệp siêu thị
-Phá sản( tình trạng phá sản
là tình trạng khủng hoảng
chung cho mọi doanh

nghiệp đang kinh doanh)
hàng, thường DN phải nhờ
vào sự can thiệp của pháp
luật để giải quyết tình trạng
trên)
-Thiên tai( động đất, sóng
thần, bão, lũ xãy ra quanh
năm trên địa bàn nơi kinh
doanh)
-Khủng hoảng kinh tế
( thường xuất phát từ Mỹ
hay các nước phát triển sau
đó lây lan qua các nước phát
triển còn lại tiếp tục đến với
các nước đang phát triển, tạo
ra nhiều đợt sống liên hoàn
đối các quốc gia chịu nhiều
ảnh hưởng từ bên ngoài.)
-Khủng hoảng chính trị
-Thất bại trong thay đổi
-Tổ chức bị tê liệt
-Truyền thông sai lầm
-Phá hoại
-Bị làm giả hàng hóa
-Phá hoại
-Khủng bố( các nước đang bị
đe dọa bởi tổ chức khủng bố
như Mỹ, Anh, Nga )
-Tẩy chay hàng hóa
(tình hình các Nhật bản và

Trung quốc đang gặp phải)
Con người, xã hội, tổ chức

Khi một đợt khủng hoảng xảy ra cần phải được kiểm soát và quản trị ngay lập
tức, mục đích là để:
• Kiểm soát được khủng hoảng phát sinh trong một hệ thống siêu thị.
• Giảm thiểu, ngăn chặn những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra cho
siêu thị.
21
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
• Bảo vệ uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp siêu thị.
• Tìm biện pháp biến nguy cơ thành cơ hội, tận dung triệt để các cơ hội, nhằm
đem lại thành công cho hệ thống siêu thị.
 Các giai đoạn của quản trị khủng hoảng là:
1. Giai đoạn nhận biết
Bất cứ khủng hoảng tiềm ẩn nào cũng phát ra những tín hiệu đặc biệ, vấn đế
các quản lý, lãnh đạo siêu thị có nhận ra và nhanh chóng khắc phục được
trong giai đoạn tiền khủng hoảng đó hay không.
2. Giai đoạn chuẩn bị, phòng ngừa
- lập ban quản trị khủng hoảng
- lập kế hoạch quả trị khủng hoảng
- lập các phương án ngăn chặn, đối phó
- chuẩn bị trang thiết bị cần thiết
- tổ chức đào tạo, huấn luyện cho nhân viên.
3. Giai đoạn ngăn chặn tổn thất
- Cô lập -> cắt bỏ -> Giảm thiểu -> phân tán -> vô hiệu hóa
4. Giai đoạn phục hồi.
- Vị trí sản xuất dự phòng
- Hệ thống thông tin liên lạc dự phòng
- Các điều kiện sản xuất khác

5. Giai đoạn học hỏi, rút kinh nghiệm
- Kiểm tra lại các công việc đã làm
- Phân tích rút ra bài học kinh nghiệm
- Trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khác
- Đúc kết kinh nghiệm
- Lên kế hoạch cho tương lai.
8
Với các trình tự trên của một phương pháp giải quyết khủng có thể chúng ta
sẽ áp dụng triệt để, tất cả nhưng đôi lúc lại áp dụng một số nhỏ, ít cũng mang lại
hiểu quả cao trong việc khắc phục trong giai đoạn tiền khủng hoảng. Nếu nhìn vào
các doanh nghiệp siêu thị mang hoạt động trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh,
ta thấy có rất nhiều cách phát sinh khủng hoảng và nhiều loại khủng hoảng như
thiên tai, tai nạn cháy nổ, từ những cái chết bất ngờ,… tất cả đều mang lại khủng
hoảng cho doanh nghiệp và nếu không biết cách phòng trừ, khắc phục kịp thời thì
dễ lắm doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng sa sút, yếu kém và phá sản là phần tất
yếu của quy luật tự nhiên để đào thải các yếu, xấu ra khỏi xã hội. Nhưng nếu biết
cách quản trị, xoay xở tốt chúng ta lại sẽ đem doanh nghiệp vào lại tình trạng sản
8
Tập Slide bài giảng chuyên ngành Quản trị Kinh doanh của tác giả Đỗ Văn Khiêm.
22
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
xuất ban đầu và dần nâng tầm, phát triển doanh nghiệp. Gánh bớt xa cho xã hội
những gánh nặng và giúp đất nước ngày càng phát triển.
Một nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp mà nếu nhà quản trị không biết các
vận dụng một cách sáng tạo, độc lập, khoa học thì sẽ khó khăn trong việc quản trị
các khủng hoảng đó là: “Không thể đem cách giải quyết trong quá khứ ra để sử
dụng giải quyết cho hiện tại”
Nói như vậy không có nghĩa là ta đổ sông đổ bể các học thuyết, các nguyên
lý trong quá khứ mà cách ý câu nói này bảo ta phải vận dụng chúng như thế nào
trong môi trường khủng hoảng của doanh nghiệp chứ không phải bê nguyên xi các

cách giải quyết khủng hoảng của người xưa để áp lên cho doanh nghiệp hiện đại
ngày nay. Cần phải được chắc lọc, vận dụng sáng tạo, khoa học, hợp lý và biến đổi
hài hòa trong thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.
2.3 Giải quyết vấn đề
Dưới đây là một số loại khủng hoảng điển hình, qua sự tìm toài trên thông tin
đại chúng, tham khảo các tài liệu sách báo, các kinh nghiệm được đúc kết nhằm
khắc phục khủng hoảng của các doanh nghiệp hiện hành cũng như phần lớn các ý
kiến chủ quan trong quá trình tư duy và tìm tòi. Nhận thấy sẽ có những sai sót
không đáng có trong cách giải quyết các vấn đề khủng hoảng được trình bày dưới
đây nhưng: “Trong cuộc sống không ai là không có sai lầm, sai lầm nhưng biết
cách sửa chữa mới là hay”. Mới đem lại đổi mới cho doanh nghiệp và giúp phát
triển tổ chức.mới đem lại sự thành công cho bản thân trong quá trình tìm toài,
nghiên cứu trong quá trình phục vụ công động nói riêng và cho nhân loại nói
chung.
 Khủng hoảng do thiên tai gây ra.
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt nam nói chung đều chịu ảnh hưởng
mạnh bởi kiểu thời tiết đặc trưng nhiệt đới gió mùa, mang lại cho thành phố và
khắp cả nước hai mùa nắng mưa rõ rệt. Thời tiết cũng là một trong những tác nhân
gây khủng hoảng cho hệ thống hoạt động của siêu thị. Nếu như trời nắng thì
thường các hệ thống siêu thị hoạt động bình thường, nếu tác động thì chỉ tăng công
suất điều hòa lên và do đó làm tăng chi phí kinh doanh hơn so với những ngày mát
mẻ thông thường. Điều đó cũng không làm cho siêu thị lâm vào tình trạng khủng
hoảng được. Nhưng với mùa mưa thì khác, nếu như trời mưa lại theo kiểu đặc
trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa kéo dài và lượng mưa cao kết
hợp triều cường sẽ làm cho hệ thống giao thông của thành phố bị quá tải, các cung
23
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
đường bị chìm ngập trong nước, làm cho các phương tiện giao thông khó khăn
trong lưu thông, mà một phần trong số đó chính là các khách hàng của hệ thống
siêu thị. Điều đó làm giảm đi một lượng hành khách đến với siêu thị khi mà họ

không thể ra khỏi nhà và lội bì bõm trong các con đường đen ngòm để đi mua
những mặt hàng họ ưa thích. Sự lựa chọn tốt nhất trong những ngày mưa gió trở
ngại trong việc đi lại này là các tiệm tạp hóa trong các hẻm gần nhà, các chợ gần
hoặc là các cửa hàng quy mô nhỏ gần nơi sống.
Ngoài việc thành phố bị ngập úng vào các tháng mưa thì thành phố còn bị các
đợt thiên tai khác như bão, áp thấp nhiệt đới, động đất,… nhưng chủ yếu vẫn là
tình trạng ngập úng kéo dài thêm với tình trạng kẹt xe, tình trạng cơ sở giao thông
xấu làm cho việc lưu thông gặp rất nhiều khó khăn vô hình chung tác động vào tâm
lý mua sắm của người tiêu dùng, và làm họ không còn hứng thú với việc đi mua
sắm mà thay vào đó là tập trung giải quyết tình trạng khó khăn trước mắt.
Các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu bị hư hỏng do thiên tailà tác nhân
khiến nguyên vật liệu bị ứ đọng, hư hao, không thể vận chuyễn đến được hệ thống
siêu thị, làm giảm chất lượng các mặt hàng, cũng là nguyên nhân khiến siêu thị bị
khủng hoảng.
Để tránh tình trạng trên, lãnh đạo nên ưu tiên việc xem xét các báo cáo về dự
báo thời tiết để đề phòng các tình huống xấu sẽ xảy ra đề có các bước xử lý kịp
thời. Doanh nghiệp nên dự trữ các mặt hàng thiết yếu vào các mùa mưa, bão đề
tránh bị thiếu hụt mặt hàng. Nên phân tán các nguồn cung vào các mùa khác nhau
tránh để tình trạng phụ thuộc vào một số ít địa điểm cung cấp. Nên có các chương
trình khuyến mãi đánh vào tâm lý mua sắm của khách hàng bằng các vật dụng cần
thiết theo các mùa khác nhau. Sẽ tùy vào các mùa để chọn các mặt hàng khuyến
mãi, có thể là: áo mưa thời trang, kem chống nắng,…Trước khi kinh doanh siêu thị
nên lựa chọn địa điểm có vị trí thuận lợi, khô ráo ít bị ngập úng và ảnh hưởng do
triều cường. Cũng cần đầu tư vào cơ sở vật chất để giảm thiểu ảnh hưởng do thiên
tai, thời tiết xấu gây ra. Cần có các chiến lược để thu hút khách theo mùa, tăng nhu
cầu mua sắm của khách hàng.
24
Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29]
 Khủng hoảng do tai nạn, cháy nổ
Ở thành phố Hồ Chí Minh tai nạn cháy nổ là một trong những nỗi lo lắng hàng

đầu của các hệ thống doanh nghiệp siêu thị. Nếu như thiệt hại do thời tiết làm cho
siêu thị giảm đáng kể hoạt động doanh nghiệp thì khủng hoảng do tai nạn, cháy nổ
trong phút chốc sẽ làm tê liệt hoạt động, gây ra thiệt hại toàn bộ hoặc phần lớn cơ
sở vật chất và làm thiệt hại một lượng lớn về người và của khiến cho doanh nghiệp
ngay lập tức lâm vào tình trạng khủng hoảng và thậm chí là phá sản nhưng chỉ
trong một thời gian ngắn. Theo các báo điện tử Vnexpress, Vietbao, Saigonnews
đưa tin thì, “Vào lúc 23 giờ 10 phút ngày 19/8 tại siêu thị Bách khoa Computer số
247 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11 – TPHCM đột nhiên phát hoả. Đám
cháy được dập tắt nhưng nhiều máy tính, điện thoại, thiết bị số và nhiều vật dụng
có giá trị khác tại tầng trệt với diện tích 50m2 đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Ước tính
thiệt hại gần 5 tỷ đồng.”
9
Đây là một hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp siêu thị về tình trạng yếu
kém trong lĩnh vực PCCC, phòng ngừa các tai nạn cháy nổ bất ngờ. Nếu như ta
đang mua sắm ở một gian hàng sầm uất nào đó, khi có hỏa hoạn bất ngờ sẽ làm
cho khách hàng lúng túng, họ có thể bị kích động, dẫm đạp lên nhau để thoát thân,
nếu không có các lối thoát hiểm phòng trường hợp khẩn cấp, các bình chữa cháy
được để sẳn để dập tắt đám cháy thì thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều. Cho dù ngay sau
đó, sự cố có được khắc phục thì tâm lý khách hàng lúc này cũng vẫn vô cùng
hoang mang, sợ hãi. Sự hoang mang, sợ hãi này như một dấu ấn tâm lí không tốt
đối với họ, họ sẽ không quay lại siêu thị nữa. Không những thế, nếu như sự việc
trên phổ biến rộng rãi thì lúc đó siêu thị sẽ phải đối đầu với nguy cơ mất khách
hàng. Như vậy, nếu không có các biện pháp phòng ngừa để khắc phục kịp thời các
tai nạn thì sẽ khiến cho doanh nghiệp lâm vào tịnh trạng khủng hoàng.
Nên có có chương trình diễn tập PCCC cho các nhân viên, cán bộ thuộc các hệ
thống siêu thị, theo đó nhân viên, cán bộ được tiếp cận với một trường hợp khủng
hoảng giả và được chuẩn bị tinh thần để nhanh chóng đối phó với các tai nạn về
cháy nổ. Sự diễn tập có nhiều tác dụng tích cực trong việc đối phó với các tai nạn
cháy nổ như giúp cho các nhân viên phối hợp nhịp nhàng với nhau và với các cơ
quan chức năng để hạn chế tối đa thiệt hại do tai nạn cháy nổ gây ra. Giúp kiểm

tra, rà soát lại các thiết bị cũ kỉ, dễ cháy nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho doanh
9

25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×