Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại xã, phường, thị trấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.99 KB, 6 trang )

Một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế
“một cửa” tại xã, phường, thị trấn
Nền hành chính của bất kỳ quốc gia nào cũng được đánh giá thông qua hiệu quả
quản lý nhà nước. Ở Việt Nạm, đi đôi với chế độ chính trị, chúng ta cũng đã áp
dụng nhiều hình thức quản lý nhà nước khác nhau.
Qua mỗi thời kỳ, nền hành chính Việt Nam đang có những cải cách đáng kể về chủ
trương, chính sách kinh tế – xã hội. phải kể đến một trong những cải cách ấy là cải
cách hành chính. Đây không chỉ là bước thay đổi đơn thuần mà nó mang ý nghĩa
quyết định đối với việc phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước, hướng đến đối tượng phục vụ là nhân dân, phù hợp với định hướng phát
triển của xã hội chủ nghĩa.
Những năm qua, công cuộc cải cách hành chính bước đầu đã đạt được những kết
quả nhất định. Chính phủ Việt Nam đã triển khai áp dụng cơ chế “ một cửa” tại các
cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, việc quản lý nhà nước ở các cơ quan hành
chính nhà nước bước đầu đã có những thay đổi đáng kể, có sự tác động tích cực
vào sự vận hành của cơ chế quản lý nhà nước, xây dựng một nền hành chính trong
sạch.
1. Hoàn thiện pháp luật phục vụ cho việc áp dụng cơ chế “một cửa” tại xã,
phường, thị trấn.
Trong nhiều năm, nền hành chính của Việt Nam được đánh giá là quan liêu, kém
hiệu quả, hoạt động trì trệ, quản lý lỏng lẻo, thủ tục rườm rà, nhiêu khê, thiếu sự
thống nhất. Để xảy ra tình trạng này, nguyên chính là do sự thiếu đồng bộ trong
việc thực hiện cơ chế quản lý, những quy định không thống nhất, việc ban hành
những văn bản thiếu tính khả thi và không sát thực tế cũng là nguyên nhân chính.
Cơ chế ban hành văn bản pháp luật của Việt Nam còn thể hiện nhiều điểm bất cập.
Ví dụ như văn bản có tính pháp lý cao nhất là luật do Quốc Hội ban hành nhưng để
triển khai thực hiện thì cần phải chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Thậm chí về
đến từng địa phương thì có thể là được văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước
địa phương hướng dẫn, dẫn đến việc áp dụng văn bản trái pháp luật, văn bản mâu
thuẫn với văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. Ở từng địa phương có cách thực
hiện quy định pháp luật một cách khác nhau. Hậu quả của sự tùy tiện ấy người dân


phải gánh chịu. Đã đến lúc hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Quốc Hội cần phải có tính chuyên môn hóa. Đây là tiền đề cơ bản cho việc cải
cách hành chính đạt hiệu quả cao.
Hoạt động lập pháp phải thật sự hiệu quả, đi vào chiều sâu, vừa thể hiện được biện
pháp quản lý Nhà nước thực tế vừa mang tính dự báo cao, tránh tình trạng sửa đổi,
bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên tục như hiện nay. Cơ chế chính sách phải
tạo được sự phát triển bền vững, thu hút đầu tư, tạo được sự yên tâm cho doanh
nghiệp, chất lượng soạn thảo văn bản pháp luật phải được nâng cao. Để làm được
điều này cần có sự đầu tư hơn nữa cho hoạt động lập pháp. Nên chăng thành lập
đội ngũ đại biểu Quốc Hội chuyên trách trong đó quy tụ những chuyên gia đầu
ngành am hiểu lĩnh vực chuyên môn để từ đó thảo luận đi đến thống nhất và ban
hành ra văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan hành chính Nhà nước là cơ quan
hành pháp thay vì thực hiện hoạt động quản lý bằng cách ra văn bản hướng dẫn
thực hiện thì chỉ nên thực hiện chức năng quản lý và làm công tác tham mưu cho
cơ quan lập pháp về những hoạt động thực tiễn, về những vấn đề phát sinh trong
quá trình quản lý để các nhà lập pháp phân tích, tìm ra hướng giải quyết, đưa ra
thảo luận trong hoạt động lập pháp. Có như thế hoạt động lập pháp mới hiệu quả,
mới có những văn bản luật vừa mang tính khoa học vừa mang tính khả thi, được áp
dụng rộng rãi và thống nhất trong phạm vi cả nước. Tính tất yếu cơ quan hành
chính Nhà nước địa phương cũng sẽ hoạt động hiệu quả.
Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay chưa đồng bộ,
thiếu thống nhất trong việc phân cấp quản lý. Tình trạng thay đổi thẩm quyền quản
lý làm cho hoạt động quản lý bị đứt quãng, không hiệu quả. Hơn nữa, việc liên tục
chia tách, sáp nhập địa giới hành chính cũng làm biến động hoạt động quản lý hành
chính Nhà nước. Chiến lược phát triển lâu dài cần ổn định nhanh chóng về tổ chức
và hoạt động của bộ máy Nhà nước, chấn chỉnh kịp thời những thay đổi do địa lý
mang lại. Trong hoạt động, cơ quan hành chính Nhà nước cần tập trung vào chỉ đạo
và điều hành, tránh tình trạng hội họp nhiều. Cũng cần phải điều chỉnh cơ chế tổ
chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp xã, đổi mới phương thức hoạt động để
sát dân và phù hợp với tính chất quản lý Nhà nước trên địa bàn dân cư. Chẳng hạn,

nên quy định tách bạch giữa hoạt động quản lý và hoạt động phong trào ở cấp xã.
Chính sự nhập nhằng giữa hai hoạt động này làm cho hiệu quả hoạt động quản lý
không cao, bị chi phối. Việc đề ra thang điểm thi đua đối với một số ngành, một số
địa phương là không phù hợp. Hoạt động quản lý Nhà nước là hoạt động đòi hỏi
phải có tính khoa học, tính chuyên nghiệp cao, nhằm vào đối tượng phục vụ. Như
thế, phải chia quản lý Nhà nước làm hai bộ phận: bộ phận quản lý nhà nước chung
và bộ phận hành chính phục vụ. Điều này là phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội
hiện nay. Văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân
cấp xã phải điều chỉnh theo hướng chuyên môn hóa bộ phận hành chính ở cơ quan
này, áp dụng đồng bộ và thống nhất trên phạm vi toàn quốc quy định về hoạt động
quản lý.
2. Một số kiến nghị giả pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại xã, phường,
thị trấn.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoạt
động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm giải quyết công khai việc
nhanh chóng, đúng thời gian cho tổ chức, công dân. Quy trình làm việc phải bảo
đảm tính khoa học, hợp lý. Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy
ban nhân dân cấp xã phải đảm bảo cho hoạt động quản lý. Nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả cơ chế “một cửa” tại xã, phường, thị trấn, tác giả đề xuất một số kiến
nghị giải pháp như sau:
Thứ nhất, trong hoạt động, cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã phải có nội quy
cơ quan rõ ràng, quy định trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ, công chức trong việc
phối hợp giải quyết công tác chung thuộc thẩm quyền của xã. Công chức làm việc
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải là những người kinh qua công tác chuyên
môn, có nghiệp vụ giỏi, có khả năng giao tiếp tốt và nhất thiết đội ngũ này phải có
trình độ tin học đảm bảo cho việc quản lý bằng hệ thống điện tử. Trong thời gian
đầu thực hiện cần chú ý đến việc trang bị cho vùng sâu, vung xa về nguồn nhân lực
có trình độ chuyên môn, có khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
quản lý.
Thứ hai, theo cơ chế hiện nay thì thực chất của hoạt động “một cửa” tại xã,

phường, thị trấn chỉ là hoạt động công khai thủ tục hành chính và quy định nơi tiếp
nhận và giải quyết hồ sơ của công chức chuyên môn, chưa thể hiện được tính
khách quan trong công tác. Công tác nhân sự cần bố trí cố định công chức làm việc
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là những người làm việc thường trực, không
kiêm nhiệm công tác khác. Cần quy định tách bạch giữa công chức tiếp nhận hồ sơ
và công chức giải quyết hồ sơ nhằm hạn chế đến mức tối đa những tiêu cực trong
quá trình giải quyết công việc của cán bộ, công chức; công chức tiếp nhận hồ sơ
phải liên tục cập nhật về thủ tục hành chính, học tập nâng cao trình độ. Nhân sự
làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả không nên quy định riêng về lĩnh vực
phụ trách mà nên có sự chuẩn hóa về thao tác tiếp nhận hồ sơ sao cho tất cả công
chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều phải có khả năng tiếp nhận
và phân loại tất cả các loại hồ sơ do tổ chức và công dân chuyển đến, vào sổ tiếp
nhận và chuyển công chức có trách nhiệm giải quyết. Công chức phụ trách chuyên
môn chỉ giải quyết công việc chuyên môn trên cơ sở hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả chuyển đến, họ có điều kiện để khảo sát thực tế phục vụ cho hoạt động
quản lý.
Thứ ba, trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần chú trọng đến
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phải có kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả
công chức chuyên môn, không phải là bồi dưỡng theo kiểu chắp vá. Việc bố trí, sắp
xếp cán bộ, công chức phải chú ý đến việc đảm bảo giữa công tác và học tập nâng
cao trình độ, đáp ứng được sự biến động về đội ngũ cán bộ khi có yêu cầu đào tạo,
bồi dưỡng công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Thứ tư, quy định số lượng biên chế trong cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã như
hiện nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Nên có quy định cụ thể vế số
lượng công chức chuyên môn tại cấp xã, phân bổ số lượng công chức phải căn cứ
vào địa giới hành chính, diện tích địa bàn, số lượng dân cư, trình độ dân trí và vụ
việc phát sinh trong quá trình quản lý. Làm được điều này sẽ làm giảm áp lực giải
quyết công việc tại thành phố lớn. Trước khi quyết định phân cấp thẩm quyền quản
lý về cho địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên cần phân tích và điều
chỉnh về nhân sự cho phù hợp với tình hình và yêu cầu giải quyết công việc và phải

có quy định cụ thể về việc thực hiện tăng cường nhân sự cho Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Thứ năm, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý ở cấp xã cần được nâng
cao. Trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước phải bảo đảm tính nghiêm trang thể hiện
quyền lực Nhà nước nhưng cũng phải tạo được sự gần gũi với người dân. Trụ sở cơ
quan hành chính Nhà nước phải đảm bảo về diện tích, các phòng làm việc phải
được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ công tác như hệ thống máy vi tính, máy in,
máy photocopy, phải thoáng mát và sạch sẽ. Phòng tiếp dân tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả phải được bài trí trang trọng, khoa học. Cũng phải chú ý đến việc
đầu tư xây dựng nha kho phục vụ cho công tác lưu trữ hồ sơ.
Thứ sáu, trong quá trình giải quyết hồ sơ, cần có cơ chế linh hoạt không nên cứng
nhắc, máy móc trong việc xử lý hồ sơ. Trong điều kiện cụ thể, từng địa phương căn
cứ vào quy định thời gian giải quyết hồ sơ chung có thể giải quyết nhanh chóng,
chính xác các loại hồ sơ, khuyến khích việc giải quyết nhanh hơn so với quy định.
Để đảm bảo việc giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định thì cần quy định trách
nhiệm cụ thể của cá nhân trong từng khâu giải quyết hồ sơ của quy trình từ người
phụ trách tiếp nhận đến người xử lý hồ sơ và duyệt hồ sơ.
Thứ bảy, trong công cuộc cải cách hành chính cũng phải hết sức chú ý đến chế độ
đãi ngộ đối với công chức cấp xã. Đây là đội ngũ hoạt động nhiều song chế độ tiền
lương như hiện nay không đủ sức thu hút nhân tài. Bộ máy nhà nước muốn tinh
giảm mà vẫn quản lý tốt thì cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp những người
làm công tác quản lý; phải có cơ chế tác động vào hoạt động của công chức, tuân
theo quy luật đào thải của sự tiến bộ xã hội, không thể kéo dài tình trạng công chức
chây lười học tập, thái độ làm việc qua loa, đại khái. Trong hoạt động của bộ máy
hành chính cấp xã cần chú ý phân công công việc hợp lý đối với cán bộ, công
chức, chấm dứt tình trạng người làm không hết việc, người thì không có việc gì để
làm. Công tác quản lý Nhà nước trong đó bao gồm công tác quản lý nhân sự cần
theo một cơ chế chặt chẽ, quy định trách nhiệm cụ thể và biện pháp chế tài nghiêm
khắc đối với những công chức vi phạm, quản lý con người phải căn cứ vào hiệu
quả công việc, không thể quản lý theo cảm tính như hiên nay.

Thứ tám, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần ban hành một văn bản cụ thể về quy chế
phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các hồ sơ do
tổ chức, công dân yêu cầu, tạo cơ sở pháp lý cho việc phân định trách nhiệm cụ thể
của từng cơ quan, cá nhân trong một quy trình giải quyết hồ sơ. Các sở ngành có
liên quan cần có hướng dẫn cụ thể để cán bộ, công chức dễ thực hiện và thực hiện
một cách nhất quán.
Việc áp dụng cơ chế “một cửa” tại xã, phường, thị trấn là cần thiết trong quản lý
Nhà nước. Trong điều kiện mới áp dụng, chưa có sự tổng kết đánh giá, rút kinh
nghiệm nên việc thực hiện cơ chế còn bộc lộ nhiều bất cập, quy chế hiện thời chưa
có sự bao quát, chưa thể hiện được sự quản lý trên tầm vĩ mô. Việc phân tích trình
bày và có đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế trong phạm vi nào đó chỉ
là đóng góp nhỏ cho một sự hoàn thiện lớn.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế “một cửa” tại xã, phường, thị trấn như sau:
Về hoàn thiện pháp luật:
- Tăng cường sự chuyên môn hóa chức năng lập pháp của cơ quan lập pháp;
- Tổ chức khảo sát, thăm dò ý kiến người dân trước khi ban hành văn bản pháp luật
nhằm đảm bảo hiệu lực và tính khả thi của văn bản pháp luật;
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện văn
bản pháp luật.
Về hoàn thiện cơ chế “một cửa’ tại xã, phường, thị trấn;
- Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa” cần chỉnh sửa cho
phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương song vẫn phải đảm bảo những
điểm chung thống nhất, hướng đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất cho nhu
cầu của người dân;
- Trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện cơ chế
“một cửa”;
- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng tin học học hóa;
- Ban hành quy chế giám sát việc phối hợp hoạt động của các cơ quan trong việc
giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân theo cơ chế “một cửa”.

Trên đây là một số kiến nghị cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả của cơ chế “một
cửa” tại xã, phường, thị trấn. Những giải pháp mà tác giả đưa ra sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn đóng góp kiến thức pháp luật của mình
nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại xã, phường, thị trấn, góp phần vào
công cuộc cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính Việt Nam hoạt động
thật sự hiêu quả.

×