Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

công tác hoạch định trong quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.79 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA: QUẢN TRỊ - LUẬT
BÀI TẬP QUẢN TRỊ HỌC
Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: ĐỖ VĂN KHIÊM
Sinh viên: Phạm Đức Anh 1055060011
Phạm Phú Anh Quân 1055060117
Nguyễn Thanh Tâm 1055060133
Tp. Hồ Chí Minh 09/11/2012
`
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….2
Vấn đề 1: Đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt…………………… 4
1. Mục đích là gì? 4
2. Mục tiêu là gì? Mối quan hệ giữa mục tiêu và mục đích……………… 4
3. Đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt……………………… 6
Vấn đề 2: Công tác hoạch định trong tương lai……………………………… 9
1. Khái niệm hoạch định…………………………………………………… 9
2. Mục đích của hoạch định………………………………………………… 11
3.Vai trò của công tác hoạch định trong quản trị……………………………12
4.Ý nghĩa của công tác hoạch định trong quản trị………………………… 13
5. Sự cần thiết của hoạch định……………………………………………… 14
6. Kết luận…………………………………………………………………… 14
Vấn đề 3: Kịch bản phức tạp trong hoạch định……………………………… 15
LỜI KẾT………………………………………………… 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….……21
2
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động của con người để thực hiện một việc gì đó khác loài vật ở chổ con


người biết tư duy, suy nghĩ, hình dung, lựa chọn cách làm trước khi con người bắt
tay vào thực hiện. Đây là các hoạt động có kế hoạch của con người, hay nói cách
khác kế hoạch hóa hay hoạch định là một việc cần thiết và rất đặc trưng trong các
hoạt động của con người. Hoạt động quản trị là một trong những dạng hoạt động
của con người và chính vì thế cũng rất cần được kế hoạch hóa. Về phương diện
khoa học, kế hoạch được xem là một chương trình hành động cụ thể, còn hoạch
định là quá trình tổ chức soạn thảo và thực hiện các kế hoạch cụ thể đã được đề ra.
Hoạch định bao gồm việc xác định mục tiêu, hình thành chiến lược tổng thể
nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các kế hoạch hành động để phối hợp các hoạt
động trong tổ chức. Theo Harold Koonzt, Cyril Odonnel và Heinz thì hoạch định là
“quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái
đó”. Như vậy hoạch định chính là phương thức xử lý và giải quyết các vấn đề có
kế hoạch cụ thể từ trước. Tuy nhiên khi tình huống xảy ra có thể làm đảo lộn cả kế
hoạch. Nhưng dù sao người ta chỉ có thể đạt được mục tiêu trong hoạt động của tổ
chức bằng việc vạch ra và thực hiện các kế hoạch mang tính khoa học và thực tế
cao chứ không phải nhờ vào sự may rủi.
Hoạch định là một trong bốn chức năng thiết yếu của một nhà quản trị, đồng
thời được coi là một chức năng ưu tiên hay là nền tảng của quản trị. Là quá trình
đối phó với sự không chắc chắn, bằng việc hình thành các phương án hành động để
3
đạt được kết quả cụ thể. Nói cách khác, chức năng hoạch định bao gồm quá trình
xác định mục tiêu trong tương lai và những phương tiện thích hợp để đạt được mục
tiêu đó.
Hoạch định có thể có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của cá nhân và tổ
chức. Nhờ hoạch định trước, một tổ chức có thể nhận ra và tận dụng cơ hội của
môi trường và giúp các nhà quản trị ứng phó với sự bất định và thay đổi các yếu tố
môi trường do đó có thể định hướng được số phận của tổ chức. Hướng dẫn các nhà
quản trị cách thức để đạt mục tiêu và kết quả mong đợi cuối cùng. Mặt khác, nhờ
có hoạch định, các nhà quản trị có thể biết tập trung chú ý vào việc thực hiện các
mục tiêu trọng điểm trong những thời điểm khác nhau.

Hoạch định giúp con người đạt được các công trình vĩ đại bằng việc phác
họa một lộ trình từ khái niệm đến hiện thực. Sứ mệnh càng vĩ đại, lộ trình càng dài
và càng thách thức. Hoạch định là một quá trình không bao giờ kết thúc bởi sự thay
đổi thường xuyên, sự không chắc chắn, các đối thủ cạnh tranh mới, các vấn đề bất
ngờ và các cơ hội mới nổi lên.
Trong bài làm này, nhóm xin trình bày về công tác hoạch định trong quản
trị. Qua qua trình tìm hiểu chắc chắn bài làm của nhóm còn nhiều thiếu sót. Rất
mong sự đóng góp ý kiến của Thầy và nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy đã
hướng dẫn nhóm để có thể hoàn thành bài tập này.
4
Vấn đề 1: Mô tả các đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt
(well-designed goals).
1. Mục đích là gì?
- Bước đầu tiên để bắt đầu một dự án hoặc kế hoạch dù là trong công việc hay học
tập đó là thiết lập các mục đích và mục tiêu.
- Mục đích là những nguyện vọng, mong muốn vươn tới và có những đặc điểm
sau:
+ Được phát biểu qua những câu phát biểu, có chủ ý và liên quan đến những
khuynh hướng chung;
+ Không bị ràng buộc về thời gian;
+ Không liên quan đến thành tựu đặc biệt trong khoảng thời gian cụ thể;
+ Liên quan đến nhiệm vụ chung, có tính chiến lược.
2. Mục tiêu là gì? Mối quan hệ giữa mục tiêu và mục đích.
- Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì” hoặc “để phục vục cho điều gì”.
Thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng được và thiếu những
bước cụ thể để đạt đến kết quả cuối cùng. Đó là tại sao chúng ta cần mục tiêu. Mục
tiêu trả lời cho câu hỏi “như thế nào”, nếu mục đích là cái chúng ta muốn hướng
tới thì mục tiêu là những cách thức để đạt được cái ta muốn, là mục đích.
- Mục tiêu là những mong đợi sẽ xảy ra sau một thời gian nhất định và có những
đặc điểm sau:

5
+ Được thể hiện qua những câu phát biểu chi tiết, phản án kết quả cần đạt được,
thời điểm, người thực hiện, có thể đo lường được;
+ Liên quan đến kết quả cuối cùng;
+ Không là những hoạt động chiến lược và liên hệ chặt chẽ với mục đích.
- Một mục tiêu bắt nguồn từ mục đích, có cùng một dự tính như mục đích, nhưng
nó cụ thể hơn, xác định được số lượng và xác minh rõ ràng hơn mục đích.
- Chẳng hạn như vấn đề là “sự thiếu nguồn nước sạch”. Cách giải quyết cho vấn đề
này, mục đích, là “mang nguồn nước sạch đến cộng đồng”. Chúng ta có thể chứng
minh tính chất mơ hồ của mục đích này bằng cách ra khỏi phòng và trở lại với một
ly nước và bảo rằng: “Được rồi, đây là ly nước. Tôi đã mang nó đến cộng đồng.
Bây giờ dự án đã hoàn thành? Chúng ta đã đạt được mục đích?”
Tất nhiên, không có nghĩa là một ly nước khi ta nói “mang nguồn nước sạch đến
cộng đồng”. Câu trả lời đó là bản thiết kế dự án hay đề nghị phải được rõ ràng về
từng mục tiêu, để không có chỗ cho những sự giải thích, lý giải khác.
Ví dụ: "Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven
sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long".
- Mục đích của vấn đề: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
- Mục tiêu của vấn đề:
+ Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.
+ Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.
6
3. Đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt.
- Trong quản trị, mục tiêu của cấp cao hơn là mục đích cho các mục tiêu cấp dưới.
Mục tiêu của cấp thấp hơn là phương tiện để hoàn thành các mục tiêu cao hơn.
Chẳng hạn như mục tiêu của quản trị cấp cao là tăng doanh số công ty 200 triệu $
vào cuối năm. Mục tiêu của quản trị cấp trung là tăng thị phần sản phẩm bột giặt
Viso 5% vào 1/12/2012 để có thể đạt đạt được mục đích do quản trị cấp cao đặt ra.
Mục tiêu của quản trị cấp thấp là tăng doanh số bột giặt Viso 10.000 kg vào
1/12/2012 để có thể đạt được mục đích của quản trị cấp trung.

Như vậy, đặc trưng của mục đích được cho là thiết kế tốt cũng có nghĩa là đặc
trưng của mục tiêu được thiết kế một cách hiệu quả để có thể đạt được mục đích.
Và đặc trưng của một mục tiêu hiệu quả là mục tiêu đó được thiết lập theo nguyên
tắc SMART:
S – Specific (cụ thể)
M – Measurable (đo lường được)
A – Achievable (có thể đạt được)
R – Realistic (có kết quả thực tế)
T – Timebound (có thời hạn)
• S – Specific: càng cụ thể càng tốt
Một mục tiêu “thông minh” đầu tiên phải được thiết kế một cách cụ thể, rõ
ràng. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt được. Nhà giáo dục
học nổi tiếng Jack Canfield trong quyển sách “Những nguyên tắc thành công” cho
7
rằng “Một mục tiêu mơ hồ sẽ cho một kết quả mơ hồ mà thôi”. Chẳng hạn, mục
tiêu trong 10 năm tới của tôi là mua một ngôi nhà xinh đẹp, nhưng ngôi nhà này
chưa cụ thể. Tôi hình dung ngôi nhà này sẽ to như thế nào? Có bao nhiêu phòng?
Xung quanh ngôi nhà được thiết kế ra sao? Ban hình dung ra rõ ràng mục tiêu của
mình, bạn càng biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt được nó.
• M – Measurable: đo lường được
Nghĩa là mục tiêu phải được gắn liền với các con số. Nguyên tắc này đảm
bảo mục tiêu của chúng ta có sức nặng, có thể cân, đo, đong, đếm được. Chúng ta
biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu. Chẳng
hạn, bạn muốn có một nguồn tài chính ổn định, thì “ổn định” với ta là như thế nào?
Có thể nguồn thu nhập của bạn là 10 triệu đồng / tháng. Những con số tròn trĩnh
mà chúng ta đặt ra cho mình cũng tựa như đòn bẫy tinh thần, động lực của bạn lên
cao để nỗ lực hết mình đạt được điều mình muốn. Nếu không, không những bạn
không tạo cho mình niềm mong muốn cháy bỏng để tập trong vào mục tiêu, mà
còn cảm thấy chán nản, không được khích lệ và dễ bỏ cuộc.
• A – Achievable: tính khả thi, có thể đạt được

Kim Lan, một người có vóc dáng khá tròn trĩnh. Cô cao 1m 57 và nặng
60kg. Lan đưa ra chỉ tiêu giảm 10kg trong vòng một tháng. Chúng ta dễ dàng nhìn
thấy đó thực sự là một mục tiêu không dễ thực hiện chút nào. Tính khả thi cũng là
một yếu tố vô cùng quan trong khi chúng ta đưa ra một mục tiêu. Nghĩa là ta nên
suy nghĩa và khả năng của bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa với nếu
không muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng như vậy không có nghĩa là ta chỉ nên lập
cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản. Quá dễ dàng làng cho ta không cảm
thấy thích thú và được thách thức. Vì thế, hãy biết lượng sức mình kèm theo một
chút thách đố về sự kiên trì của bản thân.
8
• R – Realistic: tính thực tế
Mục tiêu mà chúng ta thiết kế chi mình cũng không nên quá xa với với thực
tế, ta có thể vận dụng đủ các nguồn lực để đảm bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải
đến. Để làm được điều này, ta hãy ngồi tính toán xem khả năng, vật chất, thời gian,
nguồn hỗ trợ… xem ta có thực được mục tiêu hay không. Ví dụ như ta để ra quyết
tâm đi du lịch vòng quanh đất nước, nhưng cuối cùng không thể hoàn thành được
vì kinh phí quá lớn trong khi tài chính của ta thì eo hẹp. Ta đã không lường trước
những khoản tiền với giá vận chuyển, ăn uống, ngủ nghỉ,…
• T – Timebound: thời hạn, cuộc hẹn cho mục tiêu
Giống như một cuộc hẹn, bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được
xác định một thời gian cụ thể. Nó tạo cho bạn một đường biên xác định thời điểm
bạn bước lên đỉnh chiến thắng. Bạn hãy giới hạn cho mục tiêu của mình trong thời
gian là bao lâu ví dụ như trong 1 tháng, 1 năm hay lâu hơn một chút…. Bạn biết
đấy khi chúng ta giới hạn cho những mục tiêu chúng ta sẽ hoàn thành nhanh hơn
và có kỷ luật hơn để hoàn thành mọi việc đúng hạn. Trong quá trình cố gắng, ban
biết được bạn đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh mức độ
phấn đấu.
Ngoài ra, một yếu tố nữa chúng ta cũng cần quan tâm đó là bầu không khí và
động lực làm việc, bầu không khí cởi mở thoải mái và đoàn kết giữa cá nhân, tập
thể giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, sự khích lệ và thỏa mãn nhu cầu cơ bản

chính là động lực làm việc. Tránh được những áp lực không cần thiết và những
thời gian vô bổ cho những suy nghĩ, sự chen lấn bởi tính ích kỷ, quan điểm cá nhân
cho công việc chung, bởi những điểm này ảnh hưởng và tiêu tốn thời gian, ảnh
hưởng đến hiệu quả làm việc.
9

Vấn đề 2: Công tác hoạch định sẽ trở nên quan trọng hơn hay kém
qua trọng hơn đối với các nhà quản trị trong tương lai? Tại sao?
1. Khái niệm hoạch định.
Thuật ngữ "hoạch định" (plan) có nguồn gốc từ từ "planus" có nghĩa là mức
độ, cấp độ hay bề mặt của mặt phẳng trong tiếng La Tinh. Trong suốt thể kỷ 17,
khi du nhập vào Anh quốc, nó có ý nghĩa liên quan đến các vật dụng như bản đồ,
bản thiết kế hay những bản vẽ cho các bề mặt của mặt phẳng. Trong chiến tranh
thế giới thứ hai, khái niệm hoạch định phát triển mạnh mẽ và vào những năm 1950,
trong các ngành công nghiệp của Mỹ, công tác hoạch định trở thành một hoạt động
được tài trợ ngân sách hàng năm. Hoạt động hoạch định đã mở ra các cách thức,
các khía cạnh phân tích hoạt động của tổ chức nhằm xử lý các vấn đề về tài chính,
tăng tỉ lệ lợi nhuận và đạt được các mục tiêu tài chính khác. Khía cạnh tiếp theo là
tăng cường ngân sách hàng năm phục vụ cho các dự đoán dài hạn, các kế hoạch 5
năm của tổ chức. Cũng giống như lập ngân sách, hoạch định trên cơ sở dự đoán
(hoạch định dài hạn) từ các xu hướng trong quá khứ. Thật ra, các dự đoán này đã
được sử dụng từ trước đó nhưng chỉ tới những năm 60, các kỹ thuật dự đoán cao
cấp hơn (phân tích xu hướng và các mô hình hồi quy) mới được sử dung một cách
rộng rãi. Ngày nay, hoạch định là một chức năng căn bản và đầu tiên của nhà quản
trị và là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định và lựa chọn mục tiêu của tổ chức
và vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu.
Hoạch định có thể là chính thức và không chính thức. Các nhà quản trị đều
tiến hành hoạch định, tuy nhiên có thể chỉ là hoạch định không chính thức. Trong
10
hoạch định không chính thức mọi thứ không được viết ra, ít ra hoặc không có sự

chia sẽ các mục tiêu với những người khác trong tổ chức. Loại hoạch định này hay
được áp dụng ở các doanh nghiệp nhỏ, ở đó, người chủ doanh nghiệp thấy họ
muốn đi tới đâu và cái gì đang đợi họ ở đó. Cách hoạch định này thường chung
chung và thiếu tính liên tục. Tất nhiên hoạch không chính thức cũng được áp dụng
ở một số doanh nghiệp lớn và một số khác cũng có những kế hoạch chính thức rất
công phu.
Trong bài làm này, thuật ngữ hoạch định được hiểu theo tinh thần là loại
hoạch định chính thức. Với hoạch định chính thức nhà quản trị sử dụng những kĩ
thuật rõ ràng và những thủ tục chính xác để xây dựng nên những hoạch định có văn
bản. Tức là:
+ Lựa chọn viễn cảnh, sứ mệnh, mục tiêu chung cho cả ngắn hạn và dài hạn.
+ Đặt ra mục tiêu cho từng bộ phận, phòng ban thậm chớ cỏ nhõn dựa trờn mục
tiêu của tổ chức.
+ Lựa chọn chiến lược hoặc chiến thuật để đạt được các mục tiêu này.
+ Phân bổ nguồn lực (con người, tiền bạc, thiết bị và cơ sở vật chất) để đạt được
các mục tiêu khác nhau của chiến lược và chiến thuật.
Như vậy, hoạch định chính là phương thức xử lý và giải quyết các vấn đề
một cách có kế hoạch cụ thể từ trước. Hoạch định có liên quan tới mục tiêu cần
phải đạt được cũng như phương tiện để đạt được cái đó như thế nào. Nó bao gồm
việc xác định rõ các mục tiêu, xây dựng một chiến lược tổng thể, nhất quán với
những mục tiêu đó, và triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối
hợp các hoạt động.
11
Trên cả phương diện nhận thức cũng như trong thực tiễn, hoạch định có vai
trò hết sức quan trọng, bởi nó hỗ trợ các nhà quản trị một cách hữu hiệu trong việc
đề ra những kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên hạn chế trong điều
kiện không chắc chắn của môi trường. Hoạch định giữ vai trò mở đường cho tất cả
các chức năng quản trị khác nên nó được coi là chức năng quản trị chính yếu.
Muốn cho công tác hoạch định đạt được kết quả mong muốn thì nó phải đáp
ứng được các yêu cầu: Khoa học, khách quan, hệ thống, nhất quán, khả thi, cụ thể,

linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
2. Mục đích của hoạch định.
Tại sao những nhà quản trị phải hoạch định? Tất cả các nhà quản trị đều phải
làm công việc hoạch định dưới hình thức này hay hình thức khác, vì nhờ vào hoạch
định mà tổ chức có được định hướng phát triển, thích nghi được với những thay
đổi, biến động của môi trường, tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn lực và thiết lập
các tiêu chuẩn cho việc kiểm tra.
 Bất kỳ một tổ chức nào trong tương lai cũng có sự thay đổi nhất định và
trong trường hợp đó, hoạch định là chiếc cầu nối cần thiết giữa hiện tại và
tương lai. Nó sẽ làm tăng khả năng đạt được kết quả mong muốn của tổ
chức. Hoạch định là nền tảng của quá trình hình thành một chiến lược có
hiệu quả.
 Hoạch định có thể có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của cá nhân và tổ
chức. Nhờ hoạch định trước, một tổ chức có thể nhận ra và tận dụng cơ hội
của môi trường và giúp các nhà quản trị ứng phó với sự bất định và thay đổi
của các yếu tố môi trường. Từ các sự kiện trong quá khứ và hiện tại, hoạch
định sẽ suy ra được tương lai. Ngoài ra nó còn đề ra các nhiệm vụ, dự đoán
12
các biến cố và xu hướng trong tương lai, thiết lập các mục tiêu và lựa chọn
các chiến lược để theo đuổi mục tiêu này.
 Hướng dẫn các nhà quản trị cách thức để đạt mục tiêu và kết quả mong đợi
cuối cùng. Mặt khác, nhờ có hoạch định, các nhà quản trị có thể tập trung
chú ý và việc thực hiện các mục tiêu trọng điểm trong những thời điểm khác
nhau.
 Nhờ có hoạch định một tổ chức có thể phát triển tinh thần làm việc tập thể.
Khi mỗi người trong tập thể cùng nhau hành động và đều biết rằng mình
muốn đạt tới cái gì thì kết quả đạt được sẽ cao hơn.
 Hoạch định có thể giúp tổ chức thích nghi với sự thay đổi của môi trường
bên ngoài, do đó có thể định hướng được số phận của tổ chức. Các tổ chức
thành công thường cố gắng kiểm soát tương của họ hơn là chỉ phản ứng với

những ảnh hưởng và biến cố bên ngoài khi chúng xảy ra. Thông thường tổ
chức nào không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường thì sẽ bị tan
vỡ. Ngày nay, sự thích nghi nhanh chóng là cần thiết hơn bao giờ hết do
những thay đổi trong môi trường kinh doanh thế giới đang xảy ra nhanh
hơn.
 Hoạch định giúp các nhà quản trị kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu
thuận lợi và dễ dàng.
3.Vai trò của công tác hoạch định trong quản trị.
 Hoạch định là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của cách thành
viên trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết hướng đi của doanh nghiệp.
13
 Hoạch định làm giảm sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí. Tạo mục
tiêu và phương hướng rõ ràng, không lãng phí tài nguyên khi đi chệch quỹ
định.
 Hoạch định là quá trình định hướng và điều khiển theo định hướng đối với
sự phát triển sản theo quy luật tái sản xuất mở rộng ở mọi cấp của nền kinh
tế.
 Hoạch định có tác dụng là giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp
 Nhờ hoạch định mà một tổ chức có thể nhận ra và tận dụng cơ hội của môi
trường để giúp các nhà quản trị ứng phó với sự bất định và thay đổi của các
yếu tố môi trường
 Hoạch định thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm
tra.
 Đối với nhà quản trị, khả năng hoạch định chính là yếu tố quan trọng nhất
phản ánh trình độ năng lực, nó quyết định rằng anh ta có điều hành được hay
không.
4.Ý nghĩa của công tác hoạch định trong quản trị.
 Đề cao công tác kế hoạch là một trong những nét đặc trưng của cuộc “cách
mạng quản lí” hiện nay trờn thế giới. Bởi hoạch định là nhằm đạt mục tiêu
của doanh nghiệp nên các bộ phận, các thành viên sẽ tập trung sự chú ý của

mỡnh vào một việc đạt được mục tiêu này và như vậy sẽ thống nhất mọi
hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong cả tổ chức
14
 Hoạch định là chức năng cơ bản nhất của nhà quản trị. Hoạch định thiết lập
ra những cơ sở và định hướng cho việc thực thi các chức năng tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra.
 Giúp cho nhà quản trị chủ động đối phó với mọi sự không ổn định trong
tương lai liên quan đến nội bộ cầng như ngoài môi trường, tối thiểu hóa các
bất trắc của tương lai, tập trung được hoạt động để hướng về mục tiêu, giảm
thiểu chi phí để gia tăng hiệu quả.
5.Sự cần thiết của hoạch định.
Công tác hoạch định áp dụng cho mọi hoạt động kinh doanh xuất phát cơ sở sau:
 Các nguồn tài nguyên hạn chế: sự khan hiếm tài nguyên là một vấn đề đặc
biệt quan trong bởi nó sẽ là một căn cứ chủ yếu có thể dự báo tương lai của
con người.
 Tính không chắc chắn của môi trường: tình trạng không chắc chắn và hậu
quả không chắc chắn của môi trường tác động đến những dự định cho kế
hoạch tương lai của nhà doanh nghiệp, đòi hỏi phải dự đoán trước những bất
ổn, những rủi ro có thể xảy ra
6. Kết luận.
Như vậy, với những căn cứ trên ta có thể khẳng định công tác hoạch định
luôn quan trọng đối với các nhà quản trị dù ở trong quá khứ, hiện tại hay tương lai
bởi vì hoạch định là một tiến trình liên tục và không ngừng, các yếu tố thuộc môi
trường bên trong và môi thường bên ngoài không ngừng biến đổi. Một số biến đổi
diễn ra dần dần và có thể cảm nhận được, một số biến đổi lại diễn ra bất ngờ và
không dự đoán được.Vì thế, cần thực thi việc hoạch định một cách thường xuyên
nhằm ứng phó với những sự thay đổi đó.
15
Vấn đề 3: Thật là lãng phí thời gian và các nguồn lực khác để
phát triển một số kịch bản phức tạp, trong hoạch định, cho các tình

huống có thể không bao giờ xảy ra”. Bạn đồng ý hay không đồng ý?
Hãy bảo vệ ý kiến của bạn.
Tại sao có không ít chiến lược được xây dựng rất chi tiết với nhiều công sức
nhưng lại không mấy hữu dụng và có khi trở thành rào cản cho sự phát triển của
chính nơi lập ra? Ví dụ điển hình là các chiến lược quy hoạch phát triển đô thị hay
chiến lược phát triển và thành lập tập đoàn trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam thường không theo kịp đòi hỏi của thực tế.
Trong hoàn cảnh môi trường đơn giản và ổn định, doanh nghiệp có thể
hoạch định tương lai bằng các chiến lược phức tạp rồi cứ theo đó mà làm. Ngược
lại, trong bối cảnh mọi thứ luôn thay đổi nhanh chóng và phức tạp như hiện nay,
doanh nghiệp cần có những chiến lược đôi khi thật đơn giản.
Chiến lược quá chi tiết, phức tạp thường khiến người thực hiện gặp khó
khăn, lúng túng khi gặp thực tế không đúng như đã định, muốn “xoay xở” lại sợ vi
16
phạm vào những điều đã được đề ra, rồi phải chấp nhận cho chậm lại để chờ xin ý
kiến cấp trên. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp trên thế giới là nên
có chiến lược kinh doanh và phát triển dưới dạng những tiêu chí đơn giản nhưng rõ
ràng.
Tiêu chí chiến lược cần đưa ra những hướng đi chung để dẫn đến mục tiêu
chứ không phải là những lộ trình cụ thể, phải đi qua những con đường nào. Tiêu
chí chiến lược cho phép người thực hiện chọn đường để đi và khi cần có thể kịp
thời đổi ngay đường khác, miễn là vẫn tôn trọng hướng đi chung. Tiêu chí chiến
lược có nhiều dạng và nhiều cách để lập ra. Ta hãy xem thử một vài gợi ý từ thực
tế dưới đây.
Dạng phổ biến nhất của tiêu chí chiến lược là những nguyên tắc chung để
hành động. Chẳng hạn như Yahoo! có nguyên tắc chung là tất cả các dịch vụ cơ
bản phải miễn phí và giao diện các trang web phải luôn có thiết kế đặc thù.
Nhân viên thực hiện có thể tự do phát triển các sản phẩm và quan hệ đối tác
miễn là bảo đảm những tiêu chí đó. Kết quả là Yahoo! thường xuyên có những sản
phẩm mới, đa dạng và đáp ứng nhanh nhu cầu luôn thay đổi của hàng tỉ người truy

cập khắp nơi trên thế giới.
Tỉ phú chứng khoán Warren Buffet cũng cho biết ông không có chiến lược
gì phức tạp mà chỉ theo một tiêu chí đơn giản là luôn tìm cách cân bằng một giao
dịch nhiều rủi ro với một giao dịch khác chắc ăn hơn và gần như hàng ngày ông
17
đều tổng kết lời lỗ. Nguyên tắc “không bỏ hết trứng vào một giỏ” đã định hướng
mọi hoạt động đầu tư và giúp ông thành công.

Tiêu chí chiến lược cũng có thể ở dưới dạng các giới hạn chung để hành
động. Giới hạn này có thể liên quan đến khách hàng, phạm vi địa lý hay công nghệ.
Ví dụ Cisco đã gặt hái nhiều thành công nhờ chiến lược mua lại các công ty
nhỏ trong lĩnh vực công nghệ mạng với tiêu chí chung là chỉ mua những công ty có
tối đa 75 nhân viên và có ít nhất 75% nhân lực là kỹ sư. Tiêu chí đơn giản này giúp
Cisco phát hiện dễ dàng và chính xác được đối tượng cần thâu tóm, đồng thời có
thể quyết định nhanh trong các thương vụ.
Hay Công ty Lego đưa ra định hướng là phát triển sản phẩm trên mọi lĩnh
vực, từ đồ chơi đến đồ dùng và quần áo cho trẻ em. Ở đâu có cơ hội là Lego nhảy
vào ngay nhưng luôn trong giới hạn là sản phẩm phải kích thích tính sáng tạo của
trẻ em, không phát triển những vật dụng thông thường. Tiêu chí giới hạn đó giúp
các nhà thiết kế và kinh doanh sản phẩm biết được mình phải làm gì và giúp Lego
trở thành thương hiệu biểu tượng cho sự sáng tạo hàng đầu thế giới.
Trong nhiều trường hợp khác, chiến lược có thể đơn giản ở dưới dạng tiêu
chí rút lui. Nhiều công ty sản xuất phần mềm trò chơi giao cho nhân viên gần như
toàn quyền sáng tạo và kinh doanh sản phẩm nhưng phải tuân thủ nguyên tắc nếu
không đạt doanh số tối thiểu nào đó trong vòng hai năm thì phải ngưng lại để phát
triển sản phẩm khác. Tiêu chí rút lui có thể rất thích hợp với những thị trường có
nhiều yếu tố mới lạ và bất ổn.
18
Ngoài ra, tiêu chí chiến lược còn có thể là những nguyên tắc theo thời gian.
Ví dụ Intel luôn theo tiêu chí tăng gấp đôi tốc độ sản phẩm trong vòng 18 tháng, cà

phê Starbucks thì muốn mỗi năm mở thêm 300 cửa tiệm mới trên toàn thế giới.
Đương nhiên doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp nhiều loại tiêu chí chiến
lược nêu trên. Chiến lược cần đơn giản nhưng không nên mơ hồ theo kiểu “chúng
ta cần hướng đến sự năng động và sáng tạo”, “hướng đến chất lượng” Nhà hoạch
định chiến lược cần làm rõ các tiêu chí để soi sáng cho những hướng đi đó.
Và cũng cần lưu ý là đừng nên đưa ra quá nhiều tiêu chí, điều này sẽ làm
chiến lược trở thành phức tạp. Kinh nghiệm chung là một doanh nghiệp nên có từ
hai đến bảy tiêu chí chiến lược chung để dẫn đường cho các hoạt động rồi cho
phép nhân viên được tự chủ trong việc thực hiện.
Nhà hoạch định chiến lược nên thường xuyên cập nhật các tiêu chí cho phù
hợp với tình hình mới của doanh nghiệp và thị trường. Khi hoàn cảnh môi trường
càng phức tạp, bất ổn thì càng cần những chiến lược thật đơn giản để giúp ta luôn
năng động và tự chủ nhưng vẫn luôn đi đúng hướng.
Như vậy, rất là lãng phí thời gian và các nguồn lực khác để phát triển một số kịch
bản phức tạp, trong hoạch định, cho các tình huống có thể không bao giờ xảy ra.
Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
19
LỜI KẾT
Thông thường trong giai đoạn đầu khi qui mô hoạt động còn nhỏ không
nhiều các doanh nghiệp Việt nam ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng
cho mình một kế hoạch kinh doanh bài bản. Do qui mô nhỏ mọi hoạt động dường
như đều nằm trong sự kiểm soát của chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý. Họ duy trì
cách làm việc theo cách giải quyết sự kiện và sự ăn ý gắn kết giữa các thành viên
trong nhóm như trong gia đình. Theo thời gian tình hình dần thay đổi thậm chí
trong một số doanh nghiệp tình hình thay đổi một cách nhanh chóng. Qui mô hoạt
động sản xuất kinh doanh “phình” ra nhanh chóng cùng sự phát triển “nóng” của
xã hội Việt Nam. Tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên thị trường
hàng hoá dịch vụ… cũng như ngay trong thị trường về nguồn nhân lực. Phát triển
là tín hiệu tốt với doanh nghiệp song cũng đẩy họ vào tình thế mất cân bằng. Nhà
quản lý mất dần sự kiểm soát với tình hình. Nỗ lực cá nhân không đủ bù đắp sự

thiếu hụt tạo ra do áp lực công việc. Giải quyết các sự kiện không có khả năng gắn
kết tổng thể theo định hướng xuyên suốt toàn công ty… Thực tế này đẩy nhà quản
lý - những người xa lạ với việc lập kế hoạch, những người cho việc lập kế hoạch
chỉ là công việc mang nặng lý thuyết - đến với thực tế buộc họ phải biết dừng lại
để hoạch định cho những đường đi nước bước của mình một cách khôn ngoan hơn.
Việc lập kế hoạch kinh doanh trên thực tế là một công cụ không thể thiếu
của nhà quản lý và giống như mọi công cụ khác nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ
năng sử dụng một cách chuyên nghiệp.
Không ít nhà quản lý sử dụng không thành thạo công cụ này. Họ than phiền
kế hoạch chỉ là thứ “vẽ” trên giấy tờ. Kế hoạch là thứ không bao giờ thực hiện
20
được. Thậm chí, tệ hơn, nhân viên chẳng bao giờ thực hiện thậm chí không biết
những thứ trong kế hoạch họ đề ra. Lỗi lớn nhất mà các nhà quản lý này mắc phải
là họ đã không trả lời được hai câu hỏi lớn nhất của một kế hoạch kinh doanh. Câu
hỏi về mặt công việc và câu hỏi về mặt con người.
Để trả lời câu hỏi về mặt công việc, một kế hoạch kinh doanh phải được xuất
phát từ việc phân tích chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thị trường
- người tiêu dùng đến kênh phân phối, công ty, đối thủ cạnh tranh cho tới hoạt
động sản xuất nguồn cung ứng. Từ kết quả của các phân tích này, nhà quản lý tổng
hợp và đúc rút ra những điểm mấu chốt quyết định điểm mạnh, điểm yếu, các cơ
hội và đe doạ đối với công ty. Lật ngược trở lại với những điểm mạnh có được
công ty sẽ phải làm gì để khai thác tận dụng các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và
hạn chế các đe doạ sẽ có thể xảy ra. Từ những phân tích này để nhà quản lý xác
định cho mình một mục đích cần hướng tới và nỗ lực để đi tới mục đích của mình
bằng cách chia nhỏ thành các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể. Xây dựng các
chiến lược, cách thức để đạt được các mục tiêu đó và cụ thể hoá thành các kế
hoạch hành động với các nguồn lực và chi phí phù hợp.
Hoạch định là quá trình ấn định mục tiêu và đánh giá cách thực hiện tốt nhất.
Nó chỉ đạo, làm giảm tác động của những biến đổi làm giảm lãng phí xuống mức
thấp nhất và đặt những mục tiêu để kiểm soát được dễ dàng. Nói chung, những tổ

chức sử dụng kế hoạch thực hiện tốt hơn những tổ chức không dùng.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu bài giảng Quản Trị Học của Thầy Đỗ Văn Khiêm
Giáo trình Quản Trị Học – Trường Đại học kinh tế TP.HCM (Khoa Quản Trị Kinh
Doanh)
Giáo trình Quản Trị Học – Trường Đại học Tài Chính Maketing
Các trang web:
Thời báo kinh tế Sài Gòn: www.thesaigontimes.vn
Top Achiev ement – Self Improvement And Personal Development Community:

Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam:
Bách khoa toàn thư mở: /> Cẩm nang doanh nhân trẻ:
22

×