Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thực trạng công tác hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta gần đây.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.99 KB, 10 trang )

z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA KINH TẾ
MÔN QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI
Thực trạng công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam giai đoạn gần đây.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Linh
Sinh viên thực hiện: Phùng Văn Vỹ
Lớp: ĐHKT1
MSSV: 0954030023


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................2
1. LỜ NÓI ĐẦU.
Hiện nay vấn đề phát triển kinh tế nước ta là một vấn đề đang được nhà nước và toàn xã
hội quan tâm, không chỉ riêng nước ta mà hầu hết các nước trên thế giới dều chú trọng. Nhưng
ở mỗi nước khác nhau thì đi bằng các con đường khác nhau, phụ thuộc vào các tiềm lực của
mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế
thị trường thì Đảng và nhà nước ta đã xác định rằng: phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là
một tất yếu để phát triển nền kinh tế. Do nước ta có xuất phát thấp và đi lên từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, chủ yếu là nghề lúa nước, người dân có trình độ kĩ thuật thấp do đó phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thực tiễn khách quan mà cần phải thực hiện để phát triển nền
kinh tế đất nước.
Lí do chọn đề tài: đề tài được chọn bởi vì thông qua việc nghiên cứu đề tài chúng ta có
thể hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác hoạch định để phát triển trong hệ thống doanh
nghiệp nói chung và hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Ở Việt Nam thì việc phát


triển kinh tế gắn liền với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó đề tài sẽ cho ta
thấy những thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó rút ra được đánh giá, giải pháp để
đưa ra các hướng đi đúng nhất, các giải pháp tối ưu nhất nhằm đưa hệ thống doanh nghiệp vừa
và nhỏ nói riêng phát triển hơn và nền kinh tế nói chung.
Em là một sinh viên khoa kinh tế chuyên nghành kế toán thì việc nghiên cứu đề tài này
sẽ giúp e nhiều hơn trong công việc tương lai của mình và giúp em hiểu rõ hơn về hệ thống
doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta cũng như thực trạng công tác hoạch định và những tồn
đọng khó khăn đang gặp phải nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó
khăn đó để đưa nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển.
Đề tài sẽ giúp sinh viên như em nhận biết và có ý thức hơn tới sự phát triển kinh tế đất nước.
Nó cũng là cầu nối giữa lý thuyết và thực tại, giữa sự phát triển kinh tế với nhiệm vụ của sinh
viên.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Khái niệm, tác dụng của công tác hoạch định.
Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để
thực hiện những mục tiêu đó. Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích.
Tất cả những người quản lý đều làm công việc hoạch định để lựa chọn sứ mạng và mục tiêu
của tổ chức và những chiến lược để thực hiện mục tiêu đã đề ra cùng với việc xác định mục
tiêu của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trên cơ sở mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Hoạch định có thể được định nghĩa trên phương diện chính thức (viết ra giấy)
hoặc phi chính thức (không viết ra giấy).
Tác dụng của hoạch định: một tổ chức ó thể tồn tại và phát triển được khi đồng thời thích
nghi với sự thay đổi, duy trì được mức độ ổn định cần thiết tối thiểu hóa với sự hỗn loạn và xây
dựng được một ý thức về kỉ cương nội bộ. Do đó, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày
nay thay đổi rất nhanh chóng, nếu thực hiện tốt quá trình hoạch định thì quá trình hoạch định có
thể đem lại cho tổ chức các lợi ích quan trọng là:
- Nhận diện các thời cơ kinh doanh trong tương lai.
- Dự kiến trước và tránh khỏi những nguy cơ, khó khăn trong tương lai.
- Triển khai kịp thời các chương trình hành động của tổ chức để ứng phó kịp thời với sự

thay đổi của môi trường kinh doanh.
Khi mà một tổ chức đã thực hiện và tận dụng được những lợi ích cơ bản này tổ chức sẽ
có cơ hội tốt hơn để đạt được những mục tiêu đã định.
2.1.2. Mục tiêu của công tác hoạch định.
Mục tiêu là nền tảng của hoạch định: Mục tiêu là những mong đợi mà nhà quản trị muốn
đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình, là phương tiện để đạt tới sứ mạng của mình.
Mục tiêu phải được diễn đạt cả về định tính lẫn định lượng điều gì cần đạt được, đạt được bao
nhiêu, và khi nào đạt được
- Phân loại mục tiêu:
+ Mục tiêu thật và mục tiêu công bố
+ Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
+ Mục tiêu định tính và định lượng.
- Vai trò của mục tiêu: mục tiêu thường là những mốc cụ thể, linh hoạt, phát triển từng
bước hướng đến mục đích lâu dài của tổ chức. Vì quản trị kinh doanh hoặc phi kinh doanh
dược xem như là cơ cấu có tính cách tĩnh vừa là quá trình hoặc tiến trình có tính cách động cính
vì vậy vai trò của mục tiêu thể hiện trên hai mặt:
+ Mặt tĩnh tại, khi xác định cụ thể các mục tiêu mà tổ chức theo đuổi, đặt chúng
làm nền tảng của hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản trị.
+ Mặt động, khi hướng đến mục đích chiến lược lâu dài của tổ chức, theo ý nghĩa
này, các mục tiêu quản trị không phải là những điểm mốc cố định, mà là linh hoạt phát triển với
những kết quả mong đợi ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiện có và sẽ có
của tổ chức. Như vây, với tính cách động này các mục tiêu giữ vai trò hết sức quan trọng đối
với các tiến trình quản trị, quyết định toàn bộ diễn biến của tiến trình này.
2.1.3. Vai trò của công tác hoạch định.
- Cho biết hướng đi của tổ chức, tương lai của tổ chức. Công tác hoạch định của nhà quản
trị vạch ra con đường đi cho tổ chức trong tương lai, định hướng cho tổ chức đi trên con đường
đã vạch ra để tổ chức không đi lệch hướng và đi sai con đường đã lựa chọn, từ đó sẽ thấy được
tương lai của tổ chức sẽ ra sao nếu tổ chức đi đúng con đường mà nhà quản trị đã lựa chọn.
- Là công cụ phối hợp hoạt động của các thành viên trong tổ chức. Nhờ có hoạch định mà
việc phối hợp nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức có hiệu quả hơn,bởi vì hoạch định chỉ rõ

hướng hoạt động cho cả nhà quản trị và các thành viên khác trong tổ chức thông qua việc ấn
định rõ các mục tiêu quản trị.
- Tập trung, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. Khi thực hiện công
tác hoạch định nhà quản trị sẽ tập trung, thống kê, tổng hợp và phân tích các nguồn lực mà tổ
chức có để từ đó phân bổ các nguồn lực cho phù hợp với mỗi loại nguồn lực, như vậy việc sử
dụng các nguồn lực sẽ thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn.
- Trong môi trường kinh doanh đầy biến động sẽ tạo ra các thời kì biến động khác nhau,
vì vậy nhà quản trị sẽ xác định được các nguồn lực trong các thời kì khác nhau để lập công tác
hoạch định cho mõi thời kì giúp việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực của tổ chức đạt được hiệu
quả.
- Chủ động thích nghi ứng phó với các yếu tố bất định trong tương lai. Công tác hoạch
định giúp cho tổ chức đối phó kịp thời với sự bất ổn định trong nội bộ tổ chức cũng như môi
trường bên ngoài.
- Là khâu nối và nền tảng cho các chức năng còn lại. Hoạch định tốt là cơ sở cho việc
thực hiện tốt các chức năng quản trị khác, giảm bớt các hoạt động trùng lặp và dư thừa..Một
doanh nghiệp hoạch định tốt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các hoạt động, việc dự
liệu biến động của môi trường được đối phó tốt hơn và tất nhiên ngược lại nếu doanh nghiệp
hoạch định kém sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động của tổ chức.
- Công tác hoạch là thước đo nguồn lực của nhà quản trị. Khi nhà quản trị thực hiện công
tác hoạch định cho tổ chức thì nhà quản trị phải nắm được trình độ, năng lực làm việc của các
cá nhân, nhân viên trong tổ chức để phân chia công việc cho phù hợp nhằm thực hiện được các
mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện các mục tiêu mà nhà quản trị đã đề ra
trong hoạch định thì dựa vào kết quả đạt được nhà quản trị sẽ đánh giá được các nguồn lực của
tổ chức hay nói cách khác “ công tác hoạch định là thước đo nguồn lực của nhà quản trị”.
2.1.4. Phân loại công tác hoạch định.
Dựa vào các đặc điểm khác nhau mà người ta có các cách phân chia các loại hoạch định,
người ta có thể phân loại hoạch định theo các cách phân loại sau:
2.1.4.1. Theo cấp hoạch định.
- Hoạch định chiến lược.
- Hoạch định tác nghiệp.

- Các loại hoạch định khác nhau ở thời gian, khuôn khổ, và ở việc nêu ra những mục tiêu,
theo thời gian thì có hoạch định dài hạn và hoạch định trung và ngắn hạn.
2.1.4.1.1. Hoạch định chiến lược.
- Khái niệm: Là quá trình xác định nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức và
các nguồn lực có thể huy động được.
- Chức năng:
+Định hướng cho hoạt động của tổ chức.
+Đảm bảo thế chủ động khi tiến công cũng như phòng thủ.
+Huy động, khai thác và tập trung sử dụng những thế mạnh trong tổ chức.
+Đảm bảo thích nghi với mọi điều kiện và sự thay đổi cuả môi trường.
+Phòng ngừa những rủi ro, nguy cơ và tận dụng cơ hội.
+Xây dựng , phát triển thế và lực mọi nguồn tài nguyên trong tổ chức.
- Nhiệm vụ:
+Xây dựng các kế hoạch dài hạn mang tính quan trọng và quyết định làm nền tảng
để triển khai các hoạt động thường xuyên, lâu dài ở một tổ chức.
+Vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện các loại chiến lược và sách lược chức năng.
+Phối hợp hoạt động chiến lược giũa các bộ phận với nhau
- Các công cụ hoạch định chiến lược:
+Ma trận phát triển_tham gia thị trường( BCG ).
+Ma trận SWOT.
- Hoạch định tác nghiệp.
2.1.4.1.2. Hoạch định tác nghiệp.
- Khái niệm: Là những hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong
những tình huống cụ thể trong thời gian ngắn.
- Chức năng:
+Định ra chương trình hoạt động ngắn hán.
+Sử dụng các nguồn lực đã được phân bổ để hoàn thành nhiệm vụ đã đươc đề ra.
2.1.4.1.3. Hoạch định dài hạn và trung và ngắn hạn:
- Hoạch định dài hạn: Hoạch định dài hạn là những hoạch định kéo dài từ 1 đến 5 năm.
Những kế hoạch này nhằm đáp ứng các điều kiện thị trường, mục tiêu tài chánh, và tài

nguyên cần thiết để thi hành sứ mạng của tổ chức. Hoạch định dài hạn mang tính chiến thuật
nhằm giải quyết những mục tiêu trên một địa bàn hoạt động nhưng mang tầm ảnh hưởng đến
hoạch định chiến lược.
- Hoạch định ngắn hạn: Hoạch định ngắn hạn là những kế hoạch cho từng ngày, từng
tháng hay từng năm. Quản trị viên lập kế hoạch ngắn hạn để hoàn thành những bước đầu hoặc

×