Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra các vụ án hình sự 9đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.78 KB, 56 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề tội phạm đang ngày một gia tăng và có những diễn biến hết
sức phức tạp. Càng ngày chúng càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm hiểm nhằm che
đậy tội ác mà chúng đã gây ra. Vì vậy, đấu tranh phòng chống tội phạm đã được Đảng
và Nhà nước xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu trên,
hoạt động thu thập chứng cứ đã được quy định khá rõ ràng và đầy đủ trong Bộ luật tố
tụng hình sự năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2003. Trong công tác điều tra,
phát hiện tội phạm, Cơ quan điều tra muốn làm rõ và kết luận đúng đắn về một hành
vi phạm tội đã được thực hiện, ai là người thực hiện hành vi phạm tội đó, tính chất,
mức độ của hành vi ra sao,…cũng như việc khẳng định đó không phải là tội phạm thì
phải có những tài liệu được thu thập theo đúng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự
dùng làm căn cứ để chứng minh. Những căn cứ đó phải được thu thập theo đúng quy
định, trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự thì được coi là chứng cứ. Mục đích
chung nhất của việc sử dụng chứng cứ là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đã được xác
định nói chung và để chứng minh sự thật nói riêng.
Tuy nhiên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thu thập chứng
cứ. Chẳng hạn còn nhiều vấn đề về nguồn chứng cứ chưa được làm rõ và thống nhất,
tồn tại nhiều quan điểm dẫn đến việc áp dụng còn lúng túng, thiếu tính đồng bộ, thống
nhất giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng với nhau. Muốn giải quyết đúng đắn vụ án thì
phải có những chứng cứ được rút ra từ những nguồn nhất định và hoạt động thu thập
chứng cứ phải tuân theo những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Chứng cứ ra đời gắn liền với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Người
ta coi chứng cứ là phương tiện chứng minh tội phạm và người phạm tội một cách hữu
hiệu nhất. Tòa án xác định tất cả các tình tiết của vụ án dựa vào chứng cứ. Trên cơ sở
đó phát hiện tội phạm cũng như người phạm tội một cách nhanh chóng và đề ra các
biện pháp xử lý phù hợp.
Như vậy, dựa vào vai trò quan trọng của chứng cứ, nhóm chúng em xin thực
hiện đề tài: Hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra các vụ án hình sự;

1



nhằm làm rõ và trình bày cụ thể hơn về các hoạt động thu thập chứng cứ trong quá
trình điều tra. Bên cạnh đó cũng nêu ra một số hạn chế, thiếu sót trong hoạt động này.

2


1. CHỨNG CỨ VÀ NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ
1.1 Chứng cứ
1.1.1 Khái niệm
Trong quá trình chứng minh, muốn giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, muốn
xác định sự thật khách quan, có cơ sở để kết luận đúng về hành vi phạm tội đã xảy ra
thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có tài liệu, chứng cứ để
chứng minh bản chất của người phạm tội. Các vụ án dù có được giải quyết theo đúng
trình tự nhưng không có chứng cứ thì vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Chứng cứ góp
phần giúp cho quá trình giải quyết vụ án được thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời giúp
các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự có thể tìm được sự thật của vụ
án.Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, chứng cứ là vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính
thực tiễn cao. Trước hết, chứng cứ giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án xác
định tất cả các tình tiết của vụ án, trên cơ sở đó phát hiện và xác định tội phạm cũng
như người phạm tội một cách nhanh chóng và đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Theo đó, dựa vào chứng cứ, sự thật khách quan mới được làm rõ, đồng thời cũng loại
bỏ những gì không có thật. Với tư cách là phương tiện để chứng minh tội phạm và
người phạm tội, đồng thời được dùng để xác định những tình tiết khác cần thiết cho
việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, cho nên chứng cứ xuất hiện cùng với cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm và được các nhà làm luật cụ thể hóa trong Bộ luật hình
sự.


Điều 74 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 2001 quy định: “Chứng cứ trong

vụ án hình sự là bất kỳ những gì mà Tồ án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều
tra viên căn cứ vào đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định để xác định có hay
khơng có những tình tiết phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án,
cũng như những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.”.



Ở Pháp không nêu khái niệm chứng cứ thành một quy phạm định nghĩa nhưng
lại quy định dẫn chiếu một cách cụ thể các loại chứng cứ và phương thức để
xác định chứng cứ tùy từng giai đoạn của Tố tụng hình sự.

3




Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự của Cộng hòa nhân dân Rumani trước đây
cũng ghi nhận khái niệm chứng cứ nhưng chưa phân biệt rõ chứng cứ và nguồn
của chứng cứ: “ Chứng cứ là những biên bản, tài liệu, lời khai của nhân chúng,
biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản nhận dạng, biện pháp suy đoán vô
tội và các biện pháp không bị pháp luật cấm.”
Mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau về chứng cứ nhưng tổng hợp

lại đều là những sự kiện, hiện tượng có thật, tồn tại khách quan trong thực tế, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Như vậy, chứng cứ là vấn đề có liên
quan chặt chẽ và mật thiết đến các biện pháp cụ thể của hoạt động đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm. Tùy theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau, phụ thuộc vào điều
kiện chính trị - xã hội, văn hóa, trình độ phát triển của các lĩnh vực khoa học có liên
quan mà người ta có những quan niệm khác nhau về chứng cứ trong tố tụng hình sự
và được cụ thể hóa trong pháp luật của mỗi quốc gia.

Ngoài các quan điểm về chứng cứ của các quốc gia còn nhiều ý kiến khác nhau
về khái niệm chứng cứ của các nhà nghiên cứu Khoa học Luật tố tụng hình sự. Nhiều
ý kiến cho rằng, thuật ngữ “những gì” trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy
định là không rõ ràng. Cụ thể theo nhiều ý kiến, chứng cứ là những sự kiện, hiện
tượng…phản ánh khách quan; hay chứng cứ là những thông tin xác thực về những gì
có thật; chứng cứ cũng có thể là những thông tin có thực…Theo nhà nghiên cứu luật
học Bentham: “Theo nghĩa rộng, chứng cứ là một sự kiện được giả định là có thật, sự
kiện đó được coi như là một sự kiện đương nhiên là lý do để tin tưởng việc có hay
không một sự kiện khác.”.
Trên đây chỉ là một số quan điểm, ý kiến về chứng cứ của các nhà nghiên cứu
và các quốc gia. Ở Việt Nam trước khi Bộ luật tố tụng hình sự 1998 ban hành, khái
niệm chứng cứ chỉ thể hiện được tính khách quan và tính hợp pháp mà chưa đề cập
đến tính liên quan của nó. Đến khi được ban hành, khái niệm chứng cứ đã có sự kế
thừa Bộ luật tố tụng hình sự năm 1998 và được quy định tại khoản 1 Điều 64 Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 “Chứng cứ là những gì có thật, được thu nhập theo trình
tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án
dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành

4


vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ
án.” Vậy, chứng cứ theo định nghĩa là “những gì có thật” tức là phải tồn tại trong thực
tế mà lý luận pháp lý gọi là tính khách quan tức là tự bản thân nó tồn tại không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
1.1.2 Các thuộc tính của chứng cứ
Từ định nghĩa về chứng cứ, ta thấy rằng, không phải bất cứ một thông tin, tài
liệu, đồ vật nào đó có thể hiển nhiên trở thành chứng cứ, mà để trở thành chứng cứ
phải hội đủ các điều kiện sau. Đó là:



Đặc điểm thứ nhất, chứng cứ phải có tính khách quan. Chứng cứ phải là
những gì có thật, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ
quan của con người, nhưng phải phù hợp với những tình tiết khác của vụ án.
Những gì có thật trong chứng cứ pháp lý thực chất là những sự thật đã được
chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được. Những chứng cứ ấy đã được Cơ
quan tiến hành tố tụng tiến hành thu thập, phát hiện để làm căn cứ xác định một
cách minh bạch, rõ ràng, vững chắc có hành vi thực hiện tội phạm xảy ra hay
không. Khi giải quyết vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
phải xuất phát từ thực tế của vụ án để nhận thức chúng và phải nhận thức đúng
về chúng, không được lấy ý chí chủ quan để áp đặt, phải tôn trọng sự thật.
Người tiến hành tố tụng cần tránh thái độ chủ quan, nóng vội, phiến diện, định
kiến, không trung thực khi tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ. Chứng
cứ là những sự vật, hiện tượng đã diễn ra và tồn tại trong thực tế khách quan
được biểu hiện dưới dạng dấu vết vật chứng, hoặc có thể được tái hiện trong trí
nhớ của những người biết tình tiết của vụ án. Chứng cứ cũng có thể biểu hiện
dưới dạng những số liệu, tài liệu phản ánh những khía cạnh, những diễn biến
cụ thể của người thực hiện hành vi phạm tội. Trong quá trình thu thập chứng
cứ, các cơ quan điều tra, người tiến hành tố tụng cần phải loại bỏ những hiện
tượng giả tạo, không phản ánh đúng sự thật. Những gì là suy đoán, tưởng tượng
không có thực thì không thể là chứng cứ. Những bằng chứng giả, thủ đoạn che
dấu tội phạm, làm khó khăn cho việc xác định sự thật của vụ án được xem là
chứng cứ chứng minh tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của hành vi phạm

5


tội. Trong thực tế, chứng cứ sinh ra, thay đổi và có thể mất đi hoàn toàn theo
quy luật của tự nhiên nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Bên cạnh đó
chúng ta cần xem xét, đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và đầy đủ. Không

chỉ xem xét những chứng cứ đang hiện hữu mà cần chú ý đến cả chứng cứ đã
xuất hiện trong quá khứ, có thể những chứng cứ đó đã được tội phạm ngụy
trang, che đậy, làm mờ hoặc xóa dấu vết nhằm không để Cơ quan tiến hành tố
tụng tìm thấy.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc hiểu rõ và tuân thủ thuộc
tính này của chứng cứ có ý nghĩa quan trọng. Những gì có thật trong chứng cứ
pháp lý phải là đặc điểm cơ bản nhất, là vấn đề thuộc bản chất của chứng cứ, là
cái gốc của chứng cứ để chứng minh thực hư của toàn bộ vụ án. Để đảm bảo
thuộc tính này, đòi hỏi những người tiến hành tố tụng khi phát hiện, thu thập,
kiểm tra, xác minh cần tiến hành đầy đủ, thận trọng và chu đáo để tìm ra chứng
cứ thật, loại trừ chứng cứ giả tạo. Vì chỉ có chứng cứ thật mới có khả năng
chứng minh vụ án một cách chính xác, hiệu quả; nếu dùng chứng cứ giả tạo
làm căn cứ chứng minh thì sẽ dẫn đến các kết luận, phán quyết sai lầm.


Đặc điểm thứ hai, tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách
quan giữa chứng cứ với những vấn đề phải chứng minh trong vụ án. Chứng cứ
cần thiết được sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án bắt buộc phải là sự
kiện, tài liệu có thật. Chỉ những tài liệu có liên quan đến vụ án, có khả năng
làm sáng tỏ một phần hoặc toàn bộ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ
án hình sự, cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn
vụ án mới có thể công nhận là chứng cứ. Những thông tin, tài liệu, dấu vết, đồ
vật thu thập được có thể chứng minh trực tiếp hay gián tiếp, ít hoặc nhiều, có
hay không có hành vi phạm tội đã diễn ra, người đã thực hiện hành vi phạm tội
cũng như các tình tiết khác của vụ án hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng
phải thu thập chứng cứ một cách rộng rãi, không chỉ những chứng cứ trực tiếp
đến tội phạm mà cả những chứng cứ liên quan đến tội phạm, không được bỏ
sót bất kì dấu hiệu nào của hành vi phạm tội. Ngược lại, nếu một sự vật, tài liệu
là có thật nhưng nó không liên quan đến vụ án thì nó không thể trở thành chứng
cứ trong vụ án hình sự. Điều đó đòi hỏi khi giải quyết vụ án hình sự, khi thu


6


thập thông tin, những tư liệu đã được thu thập phải được sàng lọc, chọn lựa
những chi tiết thực sự có liên quan đến vụ án; tránh trường hợp thu thập một
cách tràn lan những tin tức, tài liệu không có ý nghĩa, không xác thực, không
phục vụ việc chứng minh sự thật của vụ án. Bên cạnh đó, khi thu thập chứng
cứ, cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập cả những chứng cứ chứng minh các
tình tiết khác có ảnh hưởng đến vụ án hình sự như: tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự; các tình tiết đánh giá nguyên nhân và điều kiện cụ thể
dẫn đến hành vi phạm tội của người thực hiện.
Việc xác định tính liên quan của chứng cứ giúp cho các cơ quan tiến
hành tố tụng thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ một cách hợp lý, không
làm lãng phí thời gian và tiền bạc, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án hình
sự được nhanh chóng và đúng đắn.


Đặc điểm thứ ba, nếu tính khách quan, liên quan thể hiện nội dung thì tính
hợp pháp thể hiện hình thức pháp lý của chứng cứ. Cơ sở lý luận của đặc điểm
này là nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa được quy định tại Điều 12 Hiến
pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Nhà nước quản lý xã
hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” và cụ
thể hóa tại Điều 3 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Mọi hoạt động tố tụng
hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham
gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này”. Tính hợp pháp
của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định, do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án thực hiện.
Qua đó, dù chứng cứ được thu thập bằng cách nào, dưới hình thức gì, bước nào
thực hiện trước, bước nào thực hiện sau, cần phải tiến hành thủ tục gì, cụ thể ra

sao đều phải tuân theo những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Áp dụng
chặt chẽ đặc điểm này thì chứng cứ sẽ đảm bảo được độ xác thực và tin cậy
cao; hạn chế được những sai sót từ phía các Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều
kiện vững chắc cho chứng cứ có giá trị và hiệu lực pháp lý. Ngược lại, nếu tài
liệu liên quan đến vụ án hình sự, tồn tại khách quan nhưng vì không được thu
thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì không
được coi là chứng cứ, không có giá trị chứng minh. Chẳng hạn khi khám

7


nghiệm hiện trường, Cơ quan điều tra phát hiện dấu vết đồ vật nhưng không
ghi vào biên bản khám nghiệm hoặc có ghi mà không mô tả rõ ràng đặc điểm,
hoặc biên bản không có đầy đủ chữ ký của những người trong Hội đồng khám
nghiệm thì dấu vết, đồ vật đó thực chất là của tội phạm để lại hiện trường cũng
không có giá trị pháp lý.
Một điểm cần lưu ý nữa là chứng cứ phải được xác định bằng một trong
những nguồn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định tại khoản 2 Điều 64. Theo đó,
chứng cứ có thể được xác định bằng:


Vật chứng.



Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.




Kết luận giám định.



Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Như vậy, khi và chỉ khi một tình tiết, sự kiện được xác định bằng một trong
những nguồn chứng cứ nêu trên, theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự
quy định thì chúng mới được xem là chứng cứ.
Mọi chứng cứ đều phải có đầy đủ ba đặc điểm trên. Ba đặc điểm là một thể
thống nhất, tồn tại trong bản thân chứng cứ, luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, cái này tạo
tiền đề cho các kia phát triển. Xác định chân lý trong tố tụng hình sự là nhiệm vụ của
các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan này có nhiệm vụ phải tìm ra sự thật để ra
bản án, quyết định công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, mang tính thuyết phục
cao, được dư luận xã hội đồng tình và nhân dân ủng hộ.
1.2 Nguồn của chứng cứ
1.2.1 Định nghĩa
Việc nghiên cứu chứng cứ nói chung, nguồn chứng cứ nói riêng trong vụ án
hình sự có một ý nghĩa lớn không chỉ về mặt pháp lý, mà cịn có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn rất quan trọng. Khái niệm chứng cứ đã được nhà làm luật nước ta ghi nhận
trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 và được tìm hiểu đến trong phần trước,
nhưng khái niệm nguồn chứng cứ lại chưa được ghi nhận mà mới đề cập cụ thể đến
các loại nguồn chứng cứ. Có thể nói, nguồn chứng cứ là hình thức, nơi chứa đựng
8


những gì có thật liên quan đến vụ án hình sự hay là “nơi, từ đó có thể tìm ra đối
tượng được chủ thể sử dụng để chứng minh”. Nói một cách khác, chứng cứ là nội
dung phản ánh sự việc, hiện tượng vụ án còn nguồn chứng cứ là hình thức chứa đựng

các nội dung bên trong nó. Vậy, nguồn của chứng cứ là nơi chứa đựng, cung cấp
chứng cứ để các CQTHTT củng cố, sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ VAHS.
Ví dụ: lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyện đơn dân sự, … đều
chỉ là nguồn chứng cứ của VAHS; nhưng không phải tất cả mọi lời khai của họ đều có
thể trở thành chứng cứ mà chỉ có thơng tin nào xác thực về sự kiện có liên quan đến
vụ án và đã được thu thập theo đúng luật thì mới có thể là chứng cứ.
1.2.2 Phân loại
Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự được sử dụng làm phương tiện duy nhất để
chứng minh tội phạm, làm rõ các tình tiết của vụ án. Tuy nhiên, riêng về tính hợp
pháp, chứng cứ bắt buộc phải được rút ra từ một trong những nguồn và được thu thập
bằng biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định. Theo khoản 2 Điều 64 BLTTHS năm
2003 quy định, nguồn của chứng cứ gồm:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.
a) Vật chứng (điều 74, 75, 76 BLTTHS)
Vật chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng đầu tiên mà thông qua nó các cơ
quan tiến hành tố tụng có thể chứng minh được sự việc hoặc xác định hướng điều tra.
Theo Điều 74 BLTTHS năm 2003, vật chứng được hiểu là“những vật được dùng làm
công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội
phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giá trị tội phạm và người phạm tội”.
Theo đó, vật chứng có một số đặc trưng cơ bản sau:

9





Thứ nhất, vật chứng là vật cụ thể, tồn tại dưới dạng vật chất, nó có thể thể hiện
dưới dạng thể rắn, thể lỏng và thể khí. Sự thể hiện của vật chứng rất phong phú
với đủ hình dạng, kích cỡ, trọng lượng, màu sắc... song một điều cơ bản là để
những vật thể đó trở thành chứng cứ thì nó phải liên quan đến vụ án hình sự.



Thứ hai, vật chứng chứa đựng và phản ánh trong mình những sự kiện thực tế
liên quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp
nhưng quan trọng nó phải nằm trong mối liên quan tổng thể của vụ án hình sự
và bao gồm những điển hình sau:
• Những vật dùng làm cơng cụ, phương tiện phạm tội: Đây là những vật mà

người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đã sử dụng chúng để hỗ trợ
quá trình thực hiện tội phạm để góp phần hồn thành nhanh chóng và thuận
lợi hơn. Ví dụ: dùng dao, súng, rìu để giết người, dây thừng, dây dù để thắt
cổ, thuốc độc để đầu độc...
• Những vật mang dấu vết tội phạm: Ở đây, vật chứng thể hiện bằng những

dấu vết mà người phạm tội đã để lại trong quá trình thực hiện hành vi phạm
tội (hiện trường) và dấu vết này được gọi là dấu vết hình sự. Dấu vết hình
sự là “những phản ánh của các sự vật, hiện tượng để lại trong q trình thực
hiện tội phạm”. Ví dụ: trộm cắp tài sản để lại dấu vết phá khóa, cạy tủ hay
quần áo, hung khí của người phạm tội có dính máu của nạn nhân...
• Vật chứng là đối tượng của tội phạm mà người phạm tội tác động đến: Ví

dụ: tài sản (xe máy, dây chuyền, đồng hồ...) trong các tội chiếm đoạt tài sản,
hàng hóa trong tội bn lậu…
• Vật chứng là tiền và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và


người phạm tội. Ví dụ: đồ trang sức, tiền bạc trên chiếu bạc, đồ vật mà
người phạm tội đã mua sắm được bằng tài sản do chiếm đoạt của người
khác, quần áo, giầy dép, mũ của người phạm tội tại hiện trường nơi xảy ra
vụ án...
Vật chứng ghi nhận chính xác những sự kiện thực tế của vụ án nên giá trị
chứng minh của nó trong vụ án hình sự có thể là rất cao “và trong nhiều trường hợp,
khơng có gì có thể thay thế được chúng” ]. Với đặc tính là vật duy nhất, vật chứng tồn

1


tại một cách khách quan, nó lưu giữ các hình ảnh xảy ra trong hiện thực bởi vậy, nó
khơng thể thay thế được bằng bất cứ vật thể nào khác. Nói một cách khác, vật chứng
là chứng cứ mang tính vật chất, nó tồn tại độc lập, khách quan và không bị chi phối
bởi ý thức chủ quan của con người.
b) Lời khai của người tham gia tố tụng
Lời khai trong vụ án hình sự có thể nói cũng là một nguồn chứng cứ rất quan
trọng. Cơ quan điều tra sử dụng hoạt động nghiệp vụ của mình để có được những lời
khai, cịn Hội đồng xét xử có vai trị thẩm định lại những lời khai đó một lần nữa tại
phiên tòa. Trên cơ sở này, lời khai mang các ý nghĩa, giá trị khác nhau như: lời khai
của bị can, bị cáo thể hiện thái độ thừa nhận hay phủ nhận hành vi phạm tội, lời khai
của người làm chứng thể hiện sự hiểu biết của họ đối với những tình tiết liên quan của
vụ án... Sự hình thành lời khai là một q trình vơ cùng phức tạp, nó bị chi phối bởi
nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau.
Dạng nguồn chứng cứ thứ hai này có sự khác biệt so với vật chứng. Theo đó,
nếu vật chứng là một vật cụ thể được xác định, mang tính vật chất và nó phản ánh
khách quan về vụ án, do đó khơng thể có một vật nào khác thay thế cho nó. Trong khi
đó, lời khai của các đối tượng trên lại được hình thành từ tư duy, ý thức của con
người.

Ví dụ: Khi một người biết những tình tiết của vụ án và được các cơ quan tiến
hành tố tụng triệu tập đến với tư cách là người làm chứng, thì họ nhận thức, tri giác về
nó và trên cơ sở đó, lời khai của người này là sự diễn tả lại, tạo dựng lại diễn biến vụ
án thơng qua lăng kính chủ quan của họ. Chính vì vậy, tính khách quan của lời khai
khơng được đảm bảo như vật chứng, đặc biệt là trong trường hợp người khai báo lại
có mối liên quan ít hay nhiều đến vụ án. Tùy từng đối tượng tham gia với tư cách nào
trong vụ án như: bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự... và mối quan hệ của họ với nhau mà mỗi lời khai lại có những ảnh hưởng
của đặc điểm tâm lý khác nhau. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, chẳng hạn bị cáo bao
giờ cũng có tâm lý khơng muốn bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện; người bị
hại có tâm lý muốn trả thù; nguyên đơn dân sự lại mong được bồi thường thiệt hại

1


nhiều; bị đơn dân sự lại không muốn phải bồi thiệt thiệt hại hoặc bồi thường ít; người
làm chứng khơng thích bị phiền hà, liên lụy và sợ bị trả thù...
Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên
quan đến vụ án được xem xét là nguồn chứng cứ. So với BLTTHS năm 1988, nhà làm
luật Việt Nam đã bổ sung thêm lời khai của người bị bắt cũng là nguồn chứng cứ
nhằm bảo đảm quyền lợi của công dân ngay từ thời điểm bị bắt, cũng như họ được
quyền trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm
(Điều 71 BLTTHS).
 Lời khai người làm chứng. (điều 67 BLTTHS)

Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự
và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến với tư cách người làm chứng để lấy lời
khai theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Lời khai của người làm chứng
là lời trình bày của một người không bị người phạm tội xâm hại nhưng đã biết được

những tình tiết có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của CQTHTT.
Lời khai người làm chứng là nguồn chứng cứ cổ xưa và phổ biến nên hầu hết
các hệ thống pháp luật đều dành cho lời khai người làm chứng một vị trí khá chắc
chắn trong tất cả các loại nguồn của chứng cứ. Ngoài ra, Bộ luật cịn quy định người
làm chứng phải là người có năng lực nhận thức, tỉnh táo không mắc bệnh tâm thần,
phải có khả năng khai báo đúng đắn và có trách nhiệm đối với lời khai đó. Tuy nhiên
pháp luật TTHS cũng quy định, muốn sử dụng làm chứng cứ thì những tình tiết cho
người làm chứng trình bày thì trước hết họ phải nói rõ ngun nhân vì sao biết được
tình tiết đó (khoản 2 điều 67 BLTTHS).
Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án (trực tiếp hoặc gián
tiếp), nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan
hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm
chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
Mặt khác, trong quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng lời khai của người làm
chứng, điều tra viên phải nắm vững được những yếu tố khách quan và chủ quan khác
nhau ảnh hưởng đến lời khai và sự hiểu biết hay nhận thức của họ.

1


Nếu người làm chứng không đến theo giấy triệu tập thì có thể bị dẫn giải, ngồi
ra nếu từ chối hay trốn tránh việc khai báo thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo
Điều 307 và Điều 308 Bộ luật hình sự năm 1999. Chính vì vậy, BLTTHS năm 2003 đã
quy định bổ sung thêm các quyền mà người làm chứng được hưởng để bảo đảm hài
hòa tối đa giữa quyền và nghĩa vụ của họ. Theo đó, người làm chứng có một số quyền
như:
+ Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng và;

+ Được cơ quan triệu tập thanh tốn chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy
định của pháp luật (khoản 3 Điều 55 BLTTHS).
Tuy nhiên, do đây là nguồn chứng cứ có ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc
nhanh chóng q trình điều tra nên khi tiến hành lấy lời khai, điều tra viên phải thơng
báo, giải thích rõ trách nhiệm khai báo sự thật của họ. Cụ thể, nếu người làm chứng
biết được đến đâu thì khai đến đó, khơng được suy diễn, chỉ trình bày chính xác những
điều mình biết và nếu khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo sẽ phải chịu trách nhiệm
hình sự.
 Lời khai người bị hại

Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc về tài sản do bọn
phạm tội gây ra. Lời khai người bị hại là một trong những nguồn chứng cứ quan
trọng, diễn tả lại trực tiếp hành vi phạm tội và nói lên thiệt hại mà họ phải gánh chịu.
Đây thường là nguồn tin cơ bản giúp cho các CQTHTT xác định sự thật của vụ án.
Tuy nhiên, cũng như các lời khai khác, lời khai của người bị hại cũng có những
yếu tố không khách quan, thường thổi phồng sự thiệt hại hoặc do căm tức người phạm
tội, thần kinh bị kích động nên họ đã cung cấp thơng tin khơng chính xác về người
phạm tội cũng như diễn biến của vụ án... Cho nên, lời khai của người bị hại về hành vi
phạm tội và những tình tiết khác, tương tự như lời khai của người làm chứng, cũng chỉ
được sử dụng làm chứng cứ khi mà họ có thể nói rõ vì sao họ biết được tình tiết đó.
(khoản 2 Điều 68 BLTTHS).

1


Ngoài ra, cũng cần thấy rằng lời khai của người bị hại cũng không tránh khỏi
sự chi phối của những yếu tố khách quan và chủ quan nhất định nên lời khai này có
những đặc điểm riêng so với lời khai của những người khác. Ví dụ: Lời khai của
người bị hại do bị người khác dùng vũ lực tấn cơng bất ngờ làm họ ngất đi sẽ khó mơ
tả lại được sự việc như thế nào hoặc lời khai của người bị hại sẽ không phản ánh đúng

diễn biến khách quan của vụ án (không đáng tin cậy) nếu người này lại có quan hệ họ
hàng, đồng nghiệp, bạn bè... với bị can, bị cáo.
Như vậy, vai trò của người bị hại trong vụ án hình sự là rất cần thiết, nhất là
trong những vụ án chỉ khởi tố khi có u cầu của người bị hại. Tính theo vị trí mở đầu
vụ án thì người bị hại là nhân tố đầu tiên xác định vụ án hình sự nên lời khai của
người bị hại rất quan trọng, có ý nghĩa khi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và
đề ra hướng điều tra. Là nhân chứng sống nên lời khai của người bị hại là cơ sở quan
trọng để các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật truy lần những đầu mối của vụ án.
Do đó, giá trị chứng minh của nguồn chứng cứ này cao hơn so với lời khai của những
người khác, cho nên để đảm bảo tính khách quan, điều tra viên khi lấy lời khai của
người bị hại cũng phải tuân thủ theo những quy định của BLTTHS (điều 133-137
BLTTHS)
 Lời khai nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự (điều 52, 53 BLTTHS)

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự là những chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trực tiếp đến vụ án hình sự nhưng yêu cầu của những chủ thể này là giải quyết về
mặt dân sự. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự cũng là một trong những
nguồn chứng cứ quan trọng. Là những người có liên quan, họ rất quan tâm đến kết
quả vụ án hình sự và mong muốn trình bày với cơ quan tiến hành tố tụng những tình
tiết của vụ án nghiêng theo hướng có lợi cho họ. Cụ thể:
Nguyên đơn dân sự (NĐDS) là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội
phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Họ có tâm lý muốn được đền bù
thiệt hại (vật chất) nhanh chóng cho mình nên khi khai báo thông thường chỉ ra thiệt
hại (hậu quả) thường lớn hơn so với thiệt hại thực tế. Ngoài việc coi lời khai của
người bị hại là nguồn của chứng cứ, pháp luật TTHS nước ta cũng không loại trừ việc
xem xét lời khai của NĐDS bởi họ cũng là những người bị tội phạm xâm hại đến tài

1



sản, vật chất. Lời khai của họ sẽ góp phần làm sáng tỏ được tình tiết của vụ án, hồn
cảnh tội phạm cũng như phương pháp, thủ đoạn do người phạm tội thực hiện, lỗi của
bị can, bị cáo, tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra.
Ngược lại, bị đơn dân sự cũng là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy
định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Họ
muốn mức đền bù được giảm ở mức thấp nhất nên khi khai báo thông thường hay phủ
nhận trách nhiệm của mình hoặc đưa ra lý lẽ để giảm bớt thiệt hại. Vì thế, trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử cần kiểm tra, xác minh cẩn thận loại nguồn chứng cứ này
trước khi sử dụng.
 Lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án (điều 70

BLTTHS)
Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là sự trình bày
về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Lời khai của đối
tượng này cũng chiếm vị trí nhất định trong quá trình điều tra
Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ (điều 71 BLTTHS)
Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ là sự trình bày về những tình tiết
liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm. Đây không chỉ là nguồn chứng cứ để
đối chiếu, xem xét với những chứng cứ khác mà cơ quan điều tra thu thập được nhằm
xác định sự phù hợp khách quan của hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm mà
còn là phương tiện để họ tự bào chữa cho mình. Mục đích lấy lời khai của những
người này của cơ quan tiến hành tố tụng là thu được lời khai chính xác và đầy đủ về
vụ án, để trên cơ sở đó xác định được mức độ liên quan của từng chủ thể đến vụ án
hình sự như thế nào. Lời khai của những người này cũng là nguồn chứng cứ quan trọng
vì họ có thể nhận tội, khai ra những người đồng phạm khác, hoặc đưa ra những chứng
cứ chứng minh họ khơng phạm tội... từ đó kết hợp với nguồn chứng cứ khác để Cơ
quan điều tra xác định hướng điều tra làm sáng tỏ vụ án.
Lời khai của bị can, bị cáo (điều 72 BLTTHS)
Lời khai của bị can, bị cáo là sự trình bày của người đã bị khởi tố hình sự hoặc
của người đối với họ đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử với nội dung về những tình

tiết của vụ án. Tương tự như lời khai của người bị bắt, người bị tam giam, đây cũng là

1


một nguồn chứng cứ quan trọng bởi vì hơn ai hết, bị can, bị cáo là người biết rõ nhất
về hành vi phạm tội của mình; là cơ sở quan trọng để các CQTHTT dựng lại sự kiện
phạm tội một cách khách quan và toàn diện.
Tuy nhiên, các đối tượng phạm tội do tâm lý muốn che giấu tội phạm, sợ bị áp
dụng hình phạt, muốn tìm cách giảm trách nhiệm hình sự, … nên họ thường quanh co
chối tội hoặc không khai báo đúng sự thật nên gây không ít khó khăn trong họat động
TTHS. Vì vậy, khi lấy lời khai của họ cần chú ý là cho phép họ được trình bày tất cả
những gì có liên quan đến hành vi phạm tội mà không hạn chế phạm vi khai báo của
họ.
Cũng cần lưu ý thêm là nhóm đối tượng này có thể nhận tội hoặc khơng nhận tội,
cụ thể:
Thứ nhất, về lời khai theo hướng nhận tội, có nghĩa bị can, bị cáo thừa nhận những
hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện. Điều 72 BLTTHS cũng đã quy định rõ “Lời
nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các
chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng
cứ duy nhất để kết tội”.
Thứ hai, lời khai theo hướng không nhận tội. Điều luật quy định bị can, bị cáo khai
về những tình tiết của vụ án nhưng về nguyên tắc, trách nhiệm chứng minh vụ án
thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng (điều 10 BLTTHS). Các cơ quan này phải có nghĩa
vụ chứng minh bị can, bị cáo có tội hay khơng có tội. Vì vậy, bị can, bị cáo khơng có
nghĩa vụ chứng minh, họ có thể nhận tội song cũng có thể không nhận tội hoặc chỉ
nhận một tội trong số nhiều tội mà họ đã phạm.
Là người có quyền lợi trực tiếp bị đe dọa, tước bỏ, họ có quyền bào chữa để
bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời họ cũng có quyền khơng sử dụng quyền bào
chữa, khơng chứng minh là mình vơ tội. Bị can, bị cáo có quyền trả lời là khơng biết

gì về vụ án hoặc không nhận tội mà không phải đưa ra bất kỳ chứng cứ nào. Khi họ
khơng chứng minh được là mình vơ tội thì cũng khơng có nghĩa là họ có tội. Cho nên,
sự hình thành lời khai bị can, bị cáo là một quá trình phức tạp, bị chi phối bởi nhiều
yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng lời khai của bị can, bị cáo
không những là nguồn chứng cứ đối với những hành vi mà họ bị truy cứu trách nhiệm

1


hình sự mà cịn là nguồn chứng cứ làm sáng tỏ tất cả những tình tiết của vụ án. Loại
nguồn chứng cứ này có ý nghĩa quan trọng vì mọi hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng đều xoay quanh nhiệm vụ là chứng minh bị can, bị cáo có tội hay khơng
có tội.
c) Kết luận giám định (điều 73 BLTTHS)
Là lời trình bày kết quả nghiên cứu những vấn đề có giá trị đối với vụ án của
những người có kiến thức chun mơn về khoa học kỹ thuật theo quyết định trưng cầu
của CQTHTT.
Đây cũng một nguồn chứng cứ quan trọng về tình tiết của vụ án mà việc xem
xét nó dựa trên kiến thức chuyên môn, khoa học kĩ thuật hay nghệ thuật... làm căn cứ
vạch ra sự thật khách quan của vụ án hình sự. Bởi lẽ, kiến thức của những người tiến
hành tố tụng là có giới hạn, do đó những vấn đề thuộc về chuyên môn, lĩnh vực
chuyên ngành phải do cơ quan giám định đánh giá và cho ý kiến mới đưa ra kết luận
chính xác. Kết luận giám định là một phán quyết mang tính khoa học bởi nó chỉ dựa
trên cơ sở khoa học và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người nên khi tìm
ra sự thật của vụ án, giá trị chứng minh của kết luận giám định bao giờ cũng mang
tính khách quan hơn các nguồn chứng cứ khác.
Trong BLTTHS, kết luận giám định là nguồn chứng cứ quan trọng được sử
dụng nhằm xác định tội phạm, đối tượng tác động của tội phạm, những thiệt hại xảy ra
hay xác định năng lực hành vi hình sự của bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị
hại, cũng như khả năng nhận thức của họ. Các loại trưng cầu giám định thường gặp

như: Trưng cầu giám định pháp y, trưng cầu giám định kĩ thuật hình sự, trưng cầu
giám định văn hố, nghệ thuật, trưng cầu giám định kế tốn, tài chính… Việc phân
chia các loại hình giám định chủ yếu là để dễ phân biệt nhưng thật ra chúng có sự hỗ
trợ và có mối quan hệ mật thiết với nhau, thậm chí pha lẫn vào nhau.
Kết luận giám định là một nguồn chứng cứ có tính chất chun mơn khoa học,
nó có giá trị pháp lý và được sử dụng trong công tác điều tra, truy tố và xét xử. Tuy
nhiên, khơng vì thế mà khi kết luận giám định khơng đúng hay khơng đầy đủ thì vẫn
được các CQTHTT sử dụng. Trong những trường hợp đó, chúng ta có thể thay thế

1


bằng một kết luận giám định khác đúng đắn hơn hoặc bổ sung thêm kết luận giám
định ban đầu cho đầy đủ (điều 159 BLTTHS).
Ngồi ra, nó là cơng cụ, phương tiện tích cực giúp cơ quan điều tra có hướng
xác minh, điều tra sự thật, giúp cho Tòa án xác định, kết luận về tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi, về tội phạm… Cho nên, về nguồn chứng cứ này,
nhằm khẳng định về mặt hình thức pháp lý của kết luận giám định, đồng thời chặt chẽ
về kỹ thuật lập pháp, BLTTHS năm 2003 đã bổ sung thêm quy định là: “Kết luận
giám định phải được thể hiện bằng văn bản” (đoạn 2 khoản 1 Điều 73 BLTTHS).
Ngồi ra, để bảo đảm tính độc lập và khách quan trong hoạt động tố tụng khi có nhiều
người tham gia giám định, nhà làm luật cịn bổ sung thêm quy định đó là “trong
trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào
bản kết luận riêng”.
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác (điều 77, 78
BLTTHS)
Biên bản về hoạt động điều tra và xét xử là một trong những biện pháp tố tụng
được thực hiện trong quá trình chứng minh. Mọi thơng tin về nội dung và những tình
tiết liên quan đến vụ án hình sự được ghi chép lại theo quy định của pháp luật tức là
lập thành biên bản. Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử khơng những là một nguồn

chứng cứ có giá trị trong vụ án hình sự, mà cịn là căn cứ kiểm tra các trình tự, thủ tục
hoạt động trong quá trình tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật có được bảo
đảm hay khơng nhằm góp phần bảo đảm tính hợp pháp và tính khách quan của chứng
cứ. Điều 77 BLTTHS cũng quy định:


Biên bản về hoạt động điều tra là những biên bản ghi nhận kết quả hoạt động
điều tra của CQĐT, VKS như: bắt người, khám xét, thực nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, … ;



Biên bản về hoạt động xét xử như: biên bản phiên toà, biên bản nghị án, biên
bản xem xét tại chỗ, … Biên bản này đóng vai trị quan trọng trong việc chứng
minh tính hợp pháp và tính có căn cứ của văn bản.



Biên bản về hoạt động tố tụng khác liên quan đến vụ án mà các cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân cung cấp cho CQTHTT được tiến hành theo quy định của

1


BLTTHS có thể được coi là chứng cứ, như: lý lịch bị can, biên bản xử phạt
hành chính, trích lục tiền án, tiền sự, …
Có thể khẳng định rằng, khơng một vụ án hình sự nào lại thiếu được biên bản,
bởi vì mọi hoạt động chỉ coi là hợp pháp, cơng khai khi nó được ghi nhận trong biên
bản. Cho nên, nguồn chứng cứ này mang ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố
tụng.

2. THU THẬP CHỨNG CỨ - MỘT HOẠT ĐỘNG QUAN TRỌNG CỦA QUÁ
TRÌNH CHỨNG MINH
2.1 Quá trình chứng minh vụ án hình sự
2.1.1 Khái niệm quá trình chứng minh vụ án hình sự
Quá trình đấu tranh phịng chống tội phạm rất quan trọng, ln địi hỏi đảm bảo
được các mặt: trừng trị đúng người và đúng tội, không làm oan sai người vô tội cũng
như đảm bảo việc bảo vệ cho quyền và lợi ích của cơng dân. Do đó, việc phát hiện và
xử lý tội phạm phải được tiến hành theo những thủ tục và trình tự do Bộ luật Tố Tụng
Hình Sự (BLTTHS) quy định, trong đó các quy định về q trình chứng minh vụ án
hình sự (VAHS) chiếm một vai trị quan trọng và quyết định, địi hỏi cần có sự tn
thủ nghiêm ngặt nhằm đạt được mục đích cuối cùng là giải quyết đúng đắn VAHS.
Quá trình chứng minh là quá trình mà các cơ quan có thẩm quyền phải tái tạo
lại toàn bộ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Quá trình chứng minh VAHS bắt
đầu từ khi xác định có dấu hiệu tội phạm cho đến khi giải quyết xong vụ án bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau như: hoạt
động điều tra, hoạt động truy tố và hoạt động xét xử. Mỗi hoạt động đều hàm chứa các
hành vi tố tụng khác nhau nhằm đến một mục đích cuối cùng và cao nhất đó là chứng
minh chân lý khách quan của vụ án hình sự. Quá trình điều tra, truy tố và xét xử chính
là q trình chứng minh vụ án hình sự. Tuy nhiên, BLTTHS và các văn bản pháp luật
của Nhà nước ta chưa có một định nghĩa cụ thể về quá trình chứng minh vụ án hình
sự. Nhưng trên cơ sở những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam và các văn bản
pháp luật khác về điều tra, truy tố, xét xử và thực tiễn xét xử, ta có thể hiểu: Q trình
chứng minh trong vụ án hình sự là quá trình mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người

1


tiến hành tố tụng thực hiện hoạt động nhận thức chân lý về vụ án hình sự. Việc nhận
thức này phản ánh một cách khách quan toàn bộ diễn biến về vụ án, hay nói cách khác
là tái dựng lại một bức tranh tồn cảnh, chính xác về vụ án hình sự đã xảy ra. Từ đó, tạo

cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, xem xét đúng người, đúng tội.
Quá trình chứng minh là quá trình nhận thức các sự kiện, các tình tiết của vụ
án, quá trình nhận thức này phải đảm bảo sử dụng các biện pháp khoa học từ đó rút ra
những kết luận, quyết định lớn liên quan đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tự do,
danh dự, nhân phẩm của con người. Vì vậy, quá trình chứng minh trong vụ án hình sự
phải đảm bảo tính khoa học chặt chẽ của phương pháp phán đốn, suy luận.
Q trình chứng minh trong TTHS là tổng thể những hoạt động của cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng được thực
hiện theo một trật tự nhất định, áp dụng đúng các quy định của pháp luật TTHS, dựa
trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ và những tình tiết khác liên quan đến vụ án, để
khẳng định có hay khơng có một tội phạm xảy ra, tính có lỗi hay khơng có lỗi của một
người nào đó, đồng thời xác định những tình tiết có liên quan đến trách nhiệm hình sự
của người thực hiện tội phạm. Chính từ q trình đó mà chất lượng, giá trị chứng
minh của các thông tin được khẳng định, các cơ sở giải quyết vụ án được hình thành,
củng cố. Các hành vi đó tạo thành nội dung của quá trình chứng minh vụ án hình sự.
Như vậy, quá trình chứng minh vụ án hình sự là tổng hợp các hành vi tố tụng
hình sự do các chủ thể được Nhà nước trao quyền tiến hành theo trình tự được Bộ
luật tố tụng hình sự quy định để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm xác định
sự thật khách quan của vụ án hình sự.
2.1.2 Các giai đoạn của quá trình chứng minh
a) Thu thập chứng cứ (Điều 65 BLTTHS)
Thu thập chứng cứ là tổng hợp các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo
quản chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền bằng các biện pháp do luật định.
Để thu thập chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng những
cách thức như :

2





Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày các vấn đề có
liên quan đến vụ án ;



Tiến hành trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm hiện
trường… ;



Yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp bằng
chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án…



Phát hiện chứng cứ :
Là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền nhằm tìm ra những dấu vết, tài

liệu, đồ vật, tình tiết,…có liên quan đến vụ án.
Mỗi tội phạm xảy ra bao giờ cũng để lại những dấu vết nhất định. Muốn tìm
hiểu và làm sáng tỏ vụ án, thì đây là giai mở đầu của quá trình chứng minh, rất quan
trọng trong việc mở ra khả năng giải quyết nhanh chóng vụ án.
Phát hiện chứng cứ là tìm ra những sự vật, hiện tượng nói lên diễn biến thực tế
của vụ án hoặc tìm những nguồn chứng cứ. Việc này đòi hỏi các chủ thể tố tụng phải
chọn những vấn đề mấu chốt, trọng tâm, trọng điểm; phải tiến hành khẩn trương, tỷ
mỷ; phải chú ý đến mọi khía cạnh tình tiết của vụ án; tích cực quan sát, theo dõi từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ngoài ra, người phát hiện chứng cứ phải hiểu rõ đặc
tính của thơng tin trong nguồn chứng cứ từ đó phát hiện thêm những thơng tin có giá
trị khác.

Việc phát hiện đúng đắn chứng cứ cần người Điều tra viên có khả năng, trình
độ, chun mơn cao, áp dụng tổng hợp các phương pháp do pháp luật tố tụng quy định
như : khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét thu giữ, tạm giữ vật
chứng, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, hỏi cung bị can, nhận dạng, trưng
cầu giám định…

b) Ghi nhận, thu giữ chứng cứ

2


Là những phương pháp, cách thức do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện
nhằm làm cho các chứng cứ thu được có đầy đủ giá trị chứng minh và hiệu lực sử
dụng.
Tương ứng với đặc điểm của từng loại chứng cứ, pháp luật tố tụng hình sự quy
định những cách thức ghi nhận và thu giữ khác nhau. (Ví dụ: như đối với chứng cứ là
dạng lời khai của người làm chứng, người bị hại, bị can, bị cáo thì phải ghi rõ do ai
cung cấp, hồn cảnh người đó biết được, lý do trình bày, thời gian biết…).
Vật chứng phải được cơ quan điều tra thu giữ đầy đủ và kịp thời. Khi khám xét
thu giữ vật chứng phải theo đúng thẩm quyền và thủ tục pháp luật quy định (Thông tư
liên tịch số 03 quy định về chế độ thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng và tài sản tạm
giữ trong các vụ án hình sự). Việc ghi nhận và thu giữ đòi hỏi chủ thể tố tụng phải
luôn bám sát những vấn đề cần được chứng minh trong vụ án; phải căn cứ vào đặc
điểm thực tế xảy ra vụ án; căn cứ vào tính chất và quy luật hoạt động của đối tượng
đang được điều tra. Đồng thời, nắm vững các quy luật của sự vật, hiện tượng, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việt thu giữ chứng cứ. Các chủ thể tiến hành tố
tụng phải thu thập khách quan, tồn diện, đầy đủ tránh việc thu thập bỏ sót hay tràn
lan không cần thiết.
c) Bảo quản chứng cứ (Khoản 2 Điều 75 BLTTHS)
Là hoạt động giữ cho chứng cứ được nguyên vẹn như khi đã thu thập, không

làm mất mát, biến dạng hay sai lệch sự thật.
Thực chất của việc bảo quản chứng cứ là bảo vệ tác dụng chứng minh của
chứng cứ, bảo vệ phương tiện, công cụ đấu tranh của cơ quan Điều tra.
Vật chứng đã thu phải bảo quản chu đáo, có sổ sách ghi chép rõ ràng, đầy đủ,
có phương tiện bảo quản chắc chắn, có chế độ và cán bộ quản lý chặt chẽ, không để
hư hỏng, mất mát. Nghiêm cấm các hành vi lấy cắp, đổi chác, sử dụng, mua bán và
phân phối nội bộ. Vì vậy, khi thu thập chứng cứ, các chủ thể tiến hành tố tụng phải có
phương pháp bảo quản khoa học, tránh tình trạng lẫn lộn, hư hỏng, mất mát, làm mất
đi giá trị chứng minh của chứng cứ. Ngoài ra, đối với từng loại chúng cứ khác nhau,
thì ta cũng có các phương pháp bảo quản khác nhau. Ví dụ: với vật chứng là đá quý,

2


kim khí q, tiền mặt, ngoại tệ thì phải giám định ngay sau khi thu thập và chuyển
ngay cho ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách để bảo quản.
d) Kiểm tra chứng cứ
Là hoạt động xem xét, phân tích các tài liệu, đồ vật, sự kiện…đã thu thập
được có bảo đảm các thuộc tính của chứng cứ hay khơng.
Chứng cứ tồn tại khách quan và thể hiện sinh động, đa dạng. Trong khi đó,
nhận thức của mỗi người khi điều tra lại khác nhau, tội phạm lại luôn che giấu hành vi
tội phạm, trốn tránh pháp luật. Do đó, việc kiểm tra chứng cứ cần phải thận trọng,
không vội vàng, chủ quan dễ dẫn đến mắc sai lầm, dẫn đến oan sai, để lọt tội phạm
trong quá trình điều tra.
Khi tiến hành kiểm tra chứng cứ, cơ quan Điều ta thường quan tâm xem xét
đến những vấn đề về mặt hình thức: Chứng cứ được thu thập bằng cách nào? Có phù
hợp với quy định của pháp luật khơng? Chứng cứ đã thu thập có đúng với sự thật
khách quan khơng? Có liên quan gì đến những vấn đề cần phải chứng minh, có khả
năng làm rõ những đối tượng chứng minh nào?...Và về mặt nội dung, như: chứng cứ
có thật hay khơng, phù hợp với những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên và xã

hội hay chưa?
Mỗi loại chứng cứ có những đặc điểm riêng của nó, khi tiến hành kiểm tra cần
phải dựa trên đặc điểm đó mà xem xét :


Đối với lời khai của người làm chứng, người bị hại: phải kiểm tra tính xác thực
về lời khai của họ và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lời khai đó. Yêu cầu
họ nói rõ nguyên nhân nào họ biết được sự việc đó.



Đối với lời khai của người bị tạm giam, tạm giữ: khơng vội tin hay hồi nghi
vơ căn cứ. Diễn biến tâm lý của họ thường phức tạp, nên cần phải xác định tính
xác thực của lời khai. Khoản 2 Điều 54 BLTTHS đã quy định: Lời nhận tội của
bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ
khác của vụ án.



Đối với kết luận của giám định viên: phải xét các vấn đề về mức độ chính xác
của các tài liệu đã được giám định; năng lực, thẩm quyền cũng như sự khách

2


quan của Giám định viên; thủ tục; điều kiện giám định và kết luận giám định có
chính xác, khoa học không? Trong trường hợp cơ quan Điều tra không đồng ý
hay thấy kết luận chưa đầy đủ, rõ ràng thì phải nêu lý do, hay ra quyết định bổ
sung, giám định lại theo các quy định chung tại Điều 55, Điều 132 và Điều 134
BLTTHS.



Đối với phim, ảnh, bản photocopy do cơ quan Điều tra thu được: phải xét đến
điều kện, hoàn cảnh thu được, phương tiện sử dụng vào việc thu, chụp, trình độ
năng lực và tinh thần trách nhiệm của người tiến hành.



Đối với vật chứng: phải xem xét, kiểm tra là thật hay giả, các đặc điểm , dấu
vết riêng trên vật chứng có cịn ngun vẹn hay đã bị hư hỏng, biến dạng; hoàn
cảnh thu được; biên bản mơ tả lại vật đó có chính xác hay khơng, hay có ảnh
chụp chưa ?...



Đối với biên bản: nội dung những sự việc được ghi lại, tả lại có đúng với thực
tiễn khách quan, có đầy đủ, chặt chẽ khơng? Đó là bản chính hay bản sao, việc
ghi chép có gì mâu thuẫn, chưa rõ ràng? Về thủ tục pháp lý, các biên bản có
phù hợp với quy định của Điều 78 BLTTHS không?
Việc kiểm tra chứng cứ phải được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình

điều tra vụ án. Ngay khi thu thập chứng cứ ta cũng phải kiểm tra chứng cứ chặt chẽ.
e) Đánh giá chứng cứ (Điều 66 BLTTHS)
Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic biện chứng của Điều tra viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhằm đi sâu vào bản chất của các hiện tượng
trên cơ sở pháp luật hình sự, pháp luật TTHS, ý thức pháp luật, niềm tin nội tâm và
kinh nghiệm bản thân nhằm xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của chứng cứ.
Sau khi đã kiểm tra chứng cứ, Điều tra viên được phân công điều tra vụ án
phải đánh giá chứng cứ, tức là nhận định, kết luận về tính chính xác và giá trị chứng
minh của chứng cứ, từ đó đi đến kết luận về những vấn đề cần phải giải quyết trong

vụ án đang điều tra. Việc đánh giá chứng cứ cũng rất phức tạp, do có nhiều ý kiến
đánh giá khác nhau.Vì vậy, địi hỏi việc này phải thận trọng, trung thực, nắm vững và

2


vận dụng khoa học về chứng cứ. Khi đánh giá chứng cứ, cơ quan Điều tra dựa vào
những căn cứ sau:


Dựa vào những quy định của Bộ luật hình sự : trong quá trình điều tra vụ án, cơ
quan Điều tra phải xác định hành vi xảy ra có phải là hành vi tội phạm hay
khơng; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; những tình tiết cho phép miễn trừ
TNHS…những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án. Muốn xác
định những việc đó, phải dựa vào những quy định của luật hình sự.



Dựa vào những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: quá trình đánh giá chứng
cứ phải tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS về chứng cứ, nguồn của
chứng cứ; trình tự thu thập; kiểm tra và đánh giá chứng cứ…Bên cạnh đó, các
chủ thể tiến hành tố tụng phải đánh giá chứng cứ một cách khách quan, khơng
bỏ sót bất kỳ một chi tiết nào, như khoản 2 điều 66 BLTTHS đã quy
định : "Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xác
định và đánh giá chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sai khi nghiên cứu
một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ
án".




Dựa vào niềm tin nội tâm và kinh nghiệm bản thân: Niềm tin nội tâm là cơ sở
quan trọng để nhận định, đánh giá chính xác bản chất của chứng cứ mà khơng
có sự tác động từ bên ngồi. Nó cũng là niềm tin vào kết luận đánh giá chứng
cứ của người tiến hành tố tụng, là kết quả của hoạt động lý trí, đạo đức và tri
thức mà họ có được.
Ngồi ra khi đánh giá chứng cứ, các chủ thể tiến hành tố tụng còn phải dựa vào
kinh nghiệm bản thân để giúp học tránh được sai sót cũng như nhanh chóng
đưa ra được kết luận đúng đắn.



Dựa vào ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa : bao gồm các quan niệm về những
nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa, các tri thức về pháp luật hiện hành,
thái độ tâm lý của con người đối với pháp luật, thể hiện sự cơng bằng, bình
đẳng trước pháp luật…

2


×