Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong bctc do công ty tnhh định giá và kiểm toán spt thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 102 trang )

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Phùng Sỹ Nguyên
SV: Phùng Sỹ Nguyên Lớp: CQ46/22.02
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Học viện Tài chính
Báo cáo tài chính
Kiểm soát nội bộ
Báo cáo kết quả
kinh doanh
Hệ thống kiểm
soát nội bộ
Công ty Cổ phần
A
Kiểm toán viên
Tài khoản
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí hoạt
động
SV: Phùng Sỹ
Nguyên
BCTC
KSNB
BCKQ


KD
HT
KSNB
Công
ty A
KTV
TK
CPBH
CPQL
DN
CPHĐ
Lớp:
CQ46/22.0
2
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
DANH MỤC SƠ
ĐỒ
Sơ đồ
1.1.Quy
trình kiểm
toán chi phí
hoạt động
trong kiểm
toán
BCTC
10
Sơ đồ 2.1:
Cơ cấu tổ
chức bộ
máy của

công ty
THHH định
giá và kiểm
toán SPT.
25
Sơ đồ 2.2:
Tổng hợp
các giai
đoạn kiểm
toán đối với
kiểm toán
khoản mục
chi phí
hoạt động
do SPT thực
hiện



28
SV: Phùng Sỹ Nguyên Lớp: CQ46/22.02
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
DANH
MỤC
BẢNG
BIỂU,
PHỤ
LỤC
Bảng
2.1.Kết quả

hoạt động
kinh doanh
công ty
TNHH định
giá
21
và kiểm
toán
SPT




21
Bảng 2.2:
Thủ tục
phân tích sơ
bộ đối với
CPBH và
CPQLDN

31
Bảng 2.3:
Mức trọng
yếu



32
Biểu 2.1

Chƣơng
trình kiểm
toán khoản
mục
CPBH 34
Biểu 2.2: Chƣơng trình kiểm toán khoản mục
CPQLDN 35
Biểu 2.3:Bảng tổng hợp chi phí bán
hàng 38
Biểu 2.4:Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh
nghiệp 39
Biểu 2.5:Phân tích chi phí bán
hàng 41
Biểu 2.6: Trích kết quả thủ tục phân tích Chi phí bán hàng/ Doanh
thu 41
Biểu 2.7:Phân tích chi phí quản lý doanh
nghiệp 42
Biểu 2.8: Tổng hợp phát sinh TK
6411 44
Biểu 2.9: Tổng hợp phát sinh TK
6414 45
Biểu 2.10: Tổng hợp phát sinh TK
6415 46
Biểu 2.11: Tổng hợp phát sinh TK
6417 47
Biểu 2.12: Tổng hợp phát sinh TK
6418 47
Biểu 2.13: Tổng hợp phát sinh TK
6422 48
Biểu 2.14: Tổng hợp phát sinh TK

6423 48
Biểu 2.15: Tổng hợp phát sinh TK
6425 49
Biểu 2.16: Tổng hợp phát sinh
TK6427 49
Biểu 2.17: Tổng hợp phát sinh TK
6428 50
Biểu 2.18: Nội dung chi phí bán
hàng 51
Biểu 2.19: Nội dung chi phí quản lý doanh
nghiệp 52
Biểu 2.20: Kiểm tra chi tiết
641 55
Biểu 2.21: Kiểm tra chi tiết
642 58
Biểu 2.22: Bảng tổng hợp các vấn đề kiểm
toán 61
Biểu 2.23: Đề xuất các bút toán điều
chỉnh 63
Biểu 2.24.: Biểu tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh
nghiệp
64
Bảng
3.1:Câu hỏi
về KSNB
đối với chi
phí bán
hàng


73
và chi phí
quản lý
doanh
nghiệp



73
Bảng 3.2.
Mẫu bảng
kê chênh
lệch



77
Bảng 3.3.
Mẫu bảng
kê xác
minh



77
Phụ lục 2.1.
Chỉ mục hồ
sơ kiểm
toán



83
Phụ lục 2.2.
Hợp đồng
kiểm
toán
85
SV: Phùng Sỹ Nguyên Lớp: CQ46/22.02
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI
PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH ĐỊNH
GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT 3
1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 3
1.1.1. Khái niệm khoản mục chi phí hoạt động 3
1.1.2.Tầm quan trọng của chi phí hoạt động trong BCTC 5
1.2.KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
TRONG KIỂM TOÁN BCTC 6
1.2.1.Mục tiêu kiểm toán của chi phí hoạt động 6
1.2.2 Căn cứ kiểm toán chi phí hoạt động 8
1.2.3.Những rủi ro thƣờng gặp khi kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động 9
1.3.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN
BCTC 10
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chƣơng trình kiểm toán đối với khoản
mục chi phí hoạt động 11
1.3.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán 15
1.3.3.Kết thúc kiểm toán 17
CHƢƠNG 2 19
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY 19
TNHH ĐỊNH GIÁ SPT THỰC HIỆN 19
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐỊNH
GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT 19
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Định Giá và Kiểm
Toán SPT. 19
SV: Phùng Sỹ Nguyên Lớp: CQ46/22.02
2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh,vị trí trong thị trƣờng và các khách hàng
của SPT 21
2.1.3. Các dịch vụ do SPT cung cấp 23
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại SPT 24
2.1.5. Mục tiêu chiến lƣợc và định hƣớng phát triển của công ty 26
2.1.6. Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty SPT 27
2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ
HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN A 29
2.2.1. Giới thiệu về cuộc kiểm toán tại công ty cổ phần A 29
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động tại công ty
cổ phần A 30
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI
PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐỊNH
GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT 65
2.3.1. Ƣu điểm 65
2.3.2. Hạn chế 67
CHƢƠNG 3 70
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI
PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ 70
VÀ KIỂM TOÁN SPT 70
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI
PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT
70

3.1.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động của
Công ty TNHH định giá và kiểm toán SPT 70
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện công tác kiểm toán chi phí hoạt động với công ty
định giá và kiểm toán SPT 71
SV: Phùng Sỹ Nguyên Lớp: CQ46/22.02
3.2.NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ
HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ
VÀ KIỂM TOÁN SPT THỰC HIỆN. 72
3.2.1. Về lập kế hoạch kiểm toán 72
3.2.2.Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán 74
3.2.3. Về kết thúc kế hoạch kiểm toán 76
3.3.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ 78
3.3.1.Về phía Nhà Nƣớc và Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam 78
3.3.2.Về phía Công ty Kiểm Toán 79
3.3.3. Đối với khách hàng 80
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
SV: Phùng Sỹ Nguyên Lớp: CQ46/22.02
LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng tài chính của các
khách thể kiểm toán và vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành
mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu
hƣớng toàn cầu hoá hiện nay trở nên ngày càng mạnh mẽ kéo theo việc minh
bạch hoá các thông tin tài chính trở nên cấp thiết thì kiểm toán lại đóng vai trò
quan trọng hơn bao giờ hết. Nhận thức đƣợc điều đó Nhà nƣớc cũng ngày
càng quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực kiểm toán bằng việc tiếp thu học tập từ
các nƣớc phát triển nhằm ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống chuẩn mực kiểm
toán và kế toán cũng nhƣ các quyết định và điều luật khác có liên quan…Hơn
thế nữa, Nhà nƣớc cũng tạo điều kiện cho hàng loạt công ty kiểm toán độc lập
ra đời để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra… Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho

các công ty kiểm toán độc lập luôn thƣờng xuyên đổi mới, hoàn thiện chất
lƣợng dịch vụ kiểm toán BCTC của mình cũng nhƣ hoàn thiện chất lƣợng
kiểm toán đối với từng khoản mục hoặc chu kỳ, trong đó có khoản mục chi
phí hoạt động. Loại chi phí này có ảnh hƣởng trực tiếp tới việc xác định kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó việc kiểm toán chi phí
hoạt động có vai trò rất quan trọng trong một cuộc kiểm toán BCTC, ảnh
hƣởng lớn đến ý kiến của Kiểm toán viên về BCTC của doanh nghiệp.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc kiểm toán khoản mục chi phí
hoạt động cùng với quá trình thực tập và đƣợc tiếp xúc với thực tế kiểm toán
BCTC tại Công ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán SPT, em đã lựa chọn đề
tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong
BCTC do Công Ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán SPT thực hiện”.
SV: Phùng Sỹ Nguyên
1
Lớp: CQ46/22.02
Nội dung luận văn của em ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán BCTC và quy trình kiểm
toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC tại Công Ty TNHH Định
Giá và Kiểm Toán SPT
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt
động trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Định Giá và Kiểm Toán
SPT thực hiện
Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán
chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC của Công Ty TNHH Định Giá
và Kiểm Toán SPT
Trong khuôn khổ bài viết,do lƣợng kiến thức cũng nhƣ thời gian hạn
chế nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định.Do đó,em
kính mong nhận đƣợc sự góp ý Cô giáo cũng nhƣ những ngƣời quan tâm để
đề tài đƣợc hoàn thiện hơn nữa.
SV: Phùng Sỹ Nguyên

2
Lớp: CQ46/22.02
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ VÀ KIỂM TOÁN SPT
1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
1.1.1. Khái niệm khoản mục chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động tuy là chi phí gián tiếp, không tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhƣng lại có một vai trò vô cùng quan
trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá
trình bán hàng sản phẩm,hàng hóa và cung cấp dịch vụ
Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nhân viên bán hàng:là toàn bộ các khoản tiền lƣơng phải trả
cho nhân viên bán hàng,nhân viên đóng gói,bảo quản sản
phẩm,hàng hóa,vận chuyển đi tiêu thụ và các khoản trích theo
lƣơng(khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ).
- Chi phí vật liệu:chi phí đóng gói sản phẩm hàng hóa,chi phí bảo
quản, vận chuyển hàng hóa, chi phí sửa chữa tài sản cố định,chi phí
bảo quản tài sản cố định
- Chi phí dụng cụ,đồ dung bán hàng: chi phí phục vụ quá trình tiêu
thụ hàng hóa nhƣ chi phí dụng cụ đo lƣờng,phƣơng tiện thanh toán.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định:để phục vụ cho quá trình tiêu thụ
sản phẩm,hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhƣ nhà kho,cửa
hàng,phƣơng tiện vận chuyển,bốc dỡ
- Chi phí bảo hành sản phẩm:là các khoản chi phí bỏ ra để sửa
chữa,bảo hàng sản phẩm,hàng hóa trong thời gian bảo hành (Riêng
chi phí bảo hành công trình xây lắp đƣợc hạch toán vào TK 627)

SV: Phùng Sỹ Nguyên
3
Lớp: CQ46/22.02
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là tiền thuê kho bãi,thuê bốc vác,vận
chuyển hàng hóa,trả tiền hoa hồng…
- Chi phí bằng tiền khác:là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa và cung cấp dịch vụ nằm
ngoài các chi phí kể trên nhƣ:tiếp khách,quảng cáo,chào hàng,hội
nghị khách hàng…
Ngoài ra tùy hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng
ngành,từng đơn vị mà TK641 “ Chi phí bán hàng” có thể mở them một số nội
dung chi phí.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt
động quản lý kinh doanh,quản lý hành chính và một số khoản khác có
tính chất chung toàn doanh nghiệp
Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nhân viên:bao gồm tiền lƣơng,tiền công,các khoản trích bảo
hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy đinh
trên tổng tiền lƣơng nhân viên quản lý phải trả trong kỳ.
- Chi phí vật liệu văn phòng:chi phí vạt liệu phục vụ cho quản lý nhƣ
mua chi phí mua văn phòng phẩm,bàn ghế hay các tài sản khác mà
không đủ điều kiện để ghi nhận thành tài sản cố định.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định:khấu hao của những tscđ dung
chung cho doanh nghiệp nhƣ văn phòng làm việc,kho tang,vật kiến
trúc,phƣơng tiện truyền dẫn…
- Thuế,phí,lệ phí:gồm thuế nhà đất,thuế môn bài,và các loại phí,lệ phí
khác nhƣ lệ phí cầu đƣờng…
- Chi phí dự phòng: là khoản dự phòng trích lập cho hàng tồn kho và
nợ phải thu khó đòi.
SV: Phùng Sỹ Nguyên

4
Lớp: CQ46/22.02
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:bao gồm tiền điện,tiền nƣớc,tiền điện
thoại,bƣu phí,bảo hiểm tài sản.
- Chi phí bằng tiền khác như:lãi vay,chi phí hội nghị,tiếp khác,chi phí
đào tạo,chi phí nghiên cứu khoa học,công tác phí…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp khác như: chi phí sửa chữa tài sản,an
toàn lao động,bảo vệ phòng cháy chống bão lụt,chi phí ăn ca và các
chi phí khác
Nhƣ vậy ta có thể thấy chi phí hoạt động bao gồm rất nhiều khoản mục
chi phí khác nhau và là khoản chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn trong chi phí sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận.
Vì thế nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu thụ và bộ máy
quản lý của doanh nghiệp.
1.1.2.Tầm quan trọng của chi phí hoạt động trong BCTC
- Mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và các khoản mục trên BCTC
Chi phí hoạt động là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp.Chi phí phát sinh có nghĩa là doanh nghiệp đang tồn tại, chỉ khi
nào doanh nghiệp ngừng hoạt động thì chi phí mới mất đi.Bởi vậy chi phí
hoạt động có một ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ với bản than doanh nghiệp
mà còn cả với các bên có liên quan nhƣ cổ đông, chủ đầu tƣ,nhà nƣớc…
Thật vậy,chi phí hoạt động ảnh hƣởng nghiêm trọng đến báo cáo kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.Chi phí hoạt động bị phản ánh sai lệch sẽ làm
thay đổi lợi nhuận trƣớc thuế, thuế lợi tức và lợi nhuận sau thuế,dẫn đến số
liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh không trung thực kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị.Đối với bảng cân đối tài sản,chi phí hoạt
động ảnh hƣởng tới các khoản mục nhƣ nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ,phải
trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc, lợi nhuận giữ
lại…tóm lại nếu chi phí hoạt động không đƣợc phản ánh trung thực hợp lý thì
SV: Phùng Sỹ Nguyên

5
Lớp: CQ46/22.02
sẽ ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tổng tài sản,tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp
-Ý nghĩa của kiểm toán chi phí hoạt động trong một cuộc kiểm toán BCTC
Vai trò quan trọng của chi phí hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đã khiến kiểm toán chi phí hoạt động trở thành một quy
trình kiểm toán riêng biệt trong kiểm toán các chỉ tiêu trên BCTC của mỗi
đơn vị đƣợc kiểm toán.
Thật vậy, trong mọi cuộc kiểm toán khi đánh giá tính trọng yếu của các
khoản mục trên BCTC, các kiểm toán viên đều cho rằng khoản mục chi phí
nói chung trong đó có chi phí hoạt động là khoản mục trọng yếu và cần phải
kiểm tra một cách đầy đủ nhằm tránh bỏ sót những sai phạm trọng yếu có thể
có đối với khoản mục này, từ đó giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất
có thể.Không những thế, khoản mục chi phí hoạt động còn ảnh hƣởng tới các
khoản mục khác trong BCTC, đặc biệt là lợi nhuận ròng của doanh nghiệp do
đó các kiểm toán viên không thể bỏ qua bƣớc công việc kiểm toán chi phí
hoạt động.Mặt khác kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp chi phí hoạt động
còn giúp kiểm toán viên đƣa ra đƣợc những ý kiến tƣ vấn giúp doanh nghiệp
hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán kế toán cũng nhƣ trong công việc
kinh doanh của khách hàng đƣợc kiểm toán.Do đó ta có thể khẳng định tính
tất yêu phải có kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC của bất kì
loại hình kiểm toán nào hiện nay.
1.2.KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.2.1.Mục tiêu kiểm toán của chi phí hoạt động
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 „„Mục tiêu của
kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán
đƣa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có đƣợc lập trên chuẩn mực và
SV: Phùng Sỹ Nguyên

6
Lớp: CQ46/22.02
chế độ kế toán hiện hành ( hoặc đƣợc chấp nhận), có tuân theo pháp luật liên
quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh
nghiệp trên các khía cạnh trọng yếu hay không”. Đối với mỗi cuộc kiểm toán
cụ thể thì mục tiêu này đƣợc phân loại thành mục tiêu kiểm toán chung và
mục tiêu kiểm toán đặc thù
Đối với kiểm toán chi phí hoạt động, căn cứ vào việc vận dụng những
mục tiêu chung ở trên và tầm quan trọng, bản chất của chi phí hoạt động có
thể xác định đƣợc các mục tiêu kiểm toán đặc thù:
- Mục tiêu hợp lý chung: đây là việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi
trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm trình bày
trung thực và hợp lý thông tin trên báo cáo tài chính và với tất cả các thông
tin thu đƣợc qua khảo sát thực tế ở khách thể. Với kiểm toán chi phí hoạt
động mục tiêu hợp lý chung là tất cả các chi phí hoạt động đã phát sinh và
đƣợc ghi nhận trong kỳ đều hợp lý.
- Mục tiêu về tính có thật( mục tiêu hiệu lực) : mục tiêu này hƣớng tới việc
khẳng định tất cả các nghiệp liên quan đến chi phí hoạt động dƣợc ghi
nhận trong kỳ đều thực sự phát sinh.
- Mục tiêu về tính trọn vẹn: hƣớng tới việc khẳng định tất cả các nghiệp có
liên quan đến chi phí hoạt động đã phát sinh trong kỳ đều đựoc ghi nhận,
không một nghiệp vụ nào bị bỏ sót.
- Mục tiêu về tính chính xác số học: đảm bảo rằng tất cả các khoản chi phí
hoạt động phát sinh trong kỳ đã đƣợc ghi sổ đúng theo số đã phát sinh theo
chứng từ gốc. Ngoài ra tất cả các chi phi hoạt động đã đƣợc ghi nhận phải
đƣợc cộng sổ, chuyển sổ một cách chính xác.
- Mục tiêu trình bày và khai báo: hƣớng tới việc khẳng đinh tất cả các chi
phí hoạt động đƣợc ghi sổ phải đƣợc phân loại chính xác và đƣợc hạch
toán vào tài khoản phù hợp.
SV: Phùng Sỹ Nguyên

7
Lớp: CQ46/22.02
- Mục tiêu về tính đúng kỳ: tất cả các nghiệp vụ, các chi phí đƣợc ghi nhận
phải thực sự phat sinh trong kỳ hoặc phát sinh từ kỳ trƣớc nhƣng theo qui
định phải ghi nhận trong kỳ kế toán hiện tại.
- Mục tiêu về tính tuân thủ: xem xét việc tuân thủ các qui định, chế độ của
pháp luật cũng nhƣ của bản thân doanh nghiệp; với đạt mục tiêu này kiểm
toán viên thu thập bằng chứng để chứng minh việc hạch toán chi phí hoạt
động có tuân theo những qui định trên hay không.
1.2.2 Căn cứ kiểm toán chi phí hoạt động
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần dựa vào các nguồn
thông tin tài liệu nhất định để thu thập các bằng chứng về quá trình xử lý kế
toán đối với các nghiệp vụ phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.Các căn cứ cụ thể để kiểm toán rất phong phú, đa dạng về hình
thức, nguồn gốc và nội dung. Có thể khái quát về căn cứ chủ yếu gồm:
-
Quy định và thực hiện quy định về các thủ tục kiểm soát nội bộ với CPBH
và CPQLDN.Các quy định về KSNB đó đã đƣợc tổ chức triển khai thực
hiện nhƣ thế nào.Căn cứ này vừa là đối tƣợng kiểm tra để thu thập các
bằng chứng về hoạt động KSNB trên thực tế.
- Các chứng từ gốc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh CPBH và CPQLDN và
là căn cứ ghi sổ kế toán (Hóa đơn bán hàng,bảng phân bổ tiền lƣơng,bảng
phân bổ vật liệu,phiếu chi,…),các sổ kế toán tổng hợp,các sổ kế toán chi
tiết có liên quan ( sổ TK 641,TK 642,TK 334,TK 338,TK 152,TK
153…),bảng tổng hợp phân bổ CPBH và CPQLDN.
+ Báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh
+ Tài liệu về định mức,kế hoạch,dự toán CPBH và CPQLDN.
+ Tài liệu thông tin có liên quan khác (kế hoạch bán hàng, chiến lƣợc
kinh doanh…)
SV: Phùng Sỹ Nguyên

8
Lớp: CQ46/22.02
1.2.3.Những rủi ro thƣờng gặp khi kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
Trong quá trình kiểm toán chi phí nói chung và kiểm toán CPBH và
CPQLDN nói riêng,KTV thƣờng gặp phải những rửi ro sau: chi phí phản ánh
trên báo cáo,sổ sách kế toán cao hơn so với chi phí thực tế hoặc chi phí phản
ánh trên báo cáo sổ sách kế toán thấp hơn so với chi phí thực tế.
1.2.3.1.Trường hợp chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách kế toán cao hơn
so với chi phí thực tế có thể do những nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH và CPQLDN những khoản chi
không có chứng từ hoặc hạch toán trùng hóa đơn.
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí các khoản trích trƣớc mà thực
tế không chi hết nhằm giảm bớt lãi thực tế.
- Doanh nghiệp hạch toán hết một lần các khoản chi phí trả trƣớc mà
đáng lẽ ra theo quy định của nhà nƣớc các khoản chi này cần đƣợc phân bổ
cho nhiều kỳ kinh doanh.
- Doanh nghiệp có sự nhầm lẫn trong việc tính toán ghi sổ do đó làm
cho chi phí ghi trong sổ sách báo cáo kế toán tăng lên so với số phản ánh trên
chứng từ kế toán.
- Doanh nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh những khoản
chi mà theo quy định không đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh
nhƣ chi ủng hộ các cơ quan các tổ chức chính trị xã hội,chi từ thiện,chi tiền
phạt do vi phạm pháp luật,các khoản chi phí kinh doanh chi phí đi công tác
ngoài quá định mức quy định,các khoản chi khác không liên quan đến doanh
thu,thu thập chịu thuế…
1.2.3.2.Trường hợp chi phí phản ánh trên sổ sách,báo cáo thấp hơn chi phí
thực tế có thể do những nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp thực tế đã chi chung vì chứng từ bị thất lạc và doanh
nghiệp không có cách nào để có chứng từ hợp lệ nên những khoản chi này
thực tế đã chi nhƣng lại không đƣợc hạch toán vào chi phí hợp lý,hợp lệ trong

SV: Phùng Sỹ Nguyên
9
Lớp: CQ46/22.02
kỳ mà vẫn phải treo ở các tài khoản khác nhƣ:tài khoản tạm ứng,nợ phải
thu,ứng trƣớc cho nhà cung cấp.
-Doanh nghiệp thực tế đã chi nhƣng vì ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ chƣa
hoàn thành các thủ tục thanh toán do đó những khoản chi này không đƣợc
hạch toán vào chi phí trong kỳ.
- Doanh nghiệp đã theo dõi và hạch toán những khoản chi tiêu cho
những công việc chƣa hoàn thành trong kỳ kế toán nhƣ chi phí dở dang theo
giá hạch toán thấp hơn so với chi phí thực tế của những công việc này mà
không có sự điều chỉnh sau đó.
- Doanh nghiệp hạch toán nhầm chi phí sản xuất kinh doanh vào chi phí
hoạt động tài chính hoặc chi phí khác.
Những rủi ro thƣờng gặp trên có thể do nhiều nguyên nhân xong
nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhân viên kế toán trình độ chuyên môn chƣa
cao nên chƣa nắm đƣợc đầy đủ các quy định về hạch toán chi phí hoặc không
nắm bắt kịp thời những quy định,chế độ tài chính kế toán nhất là trong điều
kiện chế độ nƣớc ta vẫ chƣa hoàn thiện và có nhiều vấn đề sửa đổi.
1.3.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM
TOÁN BCTC
Sơ đồ 1.1.Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
SV: Phùng Sỹ Nguyên
10
Lớp: CQ46/22.02
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chƣơng trình kiểm toán đối với
khoản mục chi phí hoạt động

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300,Lập kế hoạch kiểm toán
quy đinh: “Kế hoạch kiểm toán phải đƣợc độc lập một cách thích hợp nhằm
đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán,đảm bảo
phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán đƣợc hoàn thành đúng thời
hạn”.Theo đó trong giai đoạn này,KTV thực hiện một số bƣớc công việc chủ
yếu sau:
1.3.1.1.Thu thập thông tin khách hàng
Khi tiến hành kiểm toán BCTC,KTV phải có sự hiểu biết về tình hình
kinh doanh của đơn vị để có thể nhận thức và xác định các sự kiện, nghiệp vụ
và thực tiễn hoạt động mà đánh giá của KTV có thể ảnh hƣởng trọng yếu đến
BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc Báo cáo kiểm toán.
Những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng mà KTV cần
thu thập bao gồm hiểu biết chung về nền kinh tế,lĩnh vực hoạt động của đơn
vị và những khía cạnh đặc thù của một tổ chức cụ thể nhƣ: hình thức sở hữu,
cơ cấu tổ chức, dây chuyền và các dịch vụ, cơ cấu vốn,hệ thống thông tin kế
toán,chức năng, vị trí của kiểm toán nội bộ…để hiểu rõ các sự kiện, các
nghiệp vụ và các hoạt động có thể tác động đến BCTC đồng thời tiến hành
quá trình so sánh khách hàng này với các đơn vị khác trong cùng hành nghề,
lĩnh vực kinh doanh đó.
KTV có thể có đƣợc những hiểu biết này bằng nhiều cách nhƣng
phƣơng pháp thƣờng sủ dụng nhiều nhất là trao đổi với các KTV tiền nhiệm
hoặc những ngƣời đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng khác nhƣng cũng
hoạt động trong cùng ngành nghề kinh doanh hoặc trao đổi trực tiếp với nhân
viên, ban giám đốc công ty khách hàng.
Sau khi đạt đƣợc những hiểu biết về công việc kinh doanh của khách
hàng, về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ KTV đánh giá mức độ
SV: Phùng Sỹ Nguyên
11
Lớp: CQ46/22.02
ảnh hƣởng của những thông tin này tới tổng thể BCTC cũng nhƣ ảnh hƣởng

tới khoản mục chi phí hoạt động đƣợc phản ánh trên BCTC.
1.3.1.2.Phân tích sơ bộ BCTC
Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch đƣợc thực hiện là nhằm
tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá tính liên
tục hoạt động và xác định các sai phạm trọng yếu có thể tồn tại trên Báo cáo
tài chính. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch rất có ý
nghĩa đối với việc xác định các thủ tục kiểm toán chi tiết cần thực hiện.
Đối với khoản mục chi phí hoạt động, việc thực hiện các thủ tục phân
tích cho phép KTV có hiểu biết vể tình hình hoạt động kinh doanh của khách
hàng; khả năng hoạt động liên tục của khách hàng; xác định các sai phạm
trọng yếu có thể tồn tại trên BCTC.
Các thủ tục phân tích sơ bộ BCTC đối với khoản mục chi phí hoạt động
bao gồm:
- So sánh số liệu thực tế của khách hàng và số liệu kế hoạch đặt ra nhƣ:
mức chi phí phát sinh trong kỳ với chi phí kế hoạch, chi phí định mức…
- So sánh tỷ trọng chi phí bán hàng (chi phí quản lý doanh nghiệp) trên
doanh thu giữa kỳ này với kỳ trƣớc hoặc so với số kế hoạch, số dự toán (có
thể là số bình quân ngành).
Qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán viên sẽ phát hiện ra các biến động bất thƣờng cho khoản mục này.
Trên cơ sở đó xác định những khoản mục cụ thể cần phải tiến hành các thủ
tục kiểm toán khác nhằm phát hiện những sai sót.
1.3.1.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng là một phần việc hết sức
quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Kiểm
toán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch
SV: Phùng Sỹ Nguyên
12
Lớp: CQ46/22.02
kiểm toán và đề xuất bản chất, thời gian, phạm vi cuộc khảo sát thực hiện. Cụ

thê, kiểm toán viên tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng không những để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn
làm cơ sở để xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dƣ và
nghiệp vụ
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng đối với chi phí hoạt động:
KTV thƣờng thu thập, tìm hiểu các chính sách, quy định mà đơn vị áp
dụng đối với khoản mục chi phí hoạt động nhƣ: các quy định mà đơn vị áp
dụng để hạch toán lƣơng, thƣởng cho nhân viên bán hàng, nhân viên ở bộ
phận quản lý, các quy định về công tác phí cho nhân viên đi công tác, quy
định về chi phí đối với hoạt động hoa hồng, quảng cáo, hay các định mức mà
doanh nghiệp quy định cho các loại phí nhất định. Ngoài ra kiểm toán viên
còn tìm hiểu các hoạt động của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí
phát sinh. Để tiến hành tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của khách hàng áp
dụng đối với chi phí hoạt động có thể sử dụng các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp có thiết lập các quy định về hạch toán chi phí, và chi
phí phát sinh có tuân theo các thủ tục đó không.
- Các chứng từ chi có theo đúng mẫu nhà nƣớc quy định không và có
đầy đủ các chữ ký cần thiết không.
- Có phân cấp phê duyệt các loại chi phí không.
- Các khoản chi có quy mô lớn có đƣợc phê duyệt đầy đủ không và
trình tự luân chuyển có tuân theo chế độ không.
- Việc phân loại chi phí có đƣợc quy định không.
- Có thực hiện đối chiếu chi phí trên Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết không,…
1.3.1.4. Xác định mức độ trọng yếu.
Mục đích kiểm toán viên xác định mức độ trọng yếu là nhằm ƣớc tính
mức độ sai sót có thể chấp nhận đƣợc cho mục đích báo cáo; xác định phạm
SV: Phùng Sỹ Nguyên
13
Lớp: CQ46/22.02
vi kiểm toán cần tập trung và đánh giá ảnh hƣởng của các sai sót có thể xác

định đƣợc và không xác định đƣợc lên Báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ Báo cáo tài
chính sau đó tiến hành phân bổ mức ƣớc lƣợng này cho từng khoản mục trên
Báo cáo tài chính. Việc phân bổ này giúp kiểm toán viên xác định đƣợc số
lƣợng bằng chứng cần phải thu thập cho từng khoản mục với mức chi phí thấp
nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính không
vƣợt quá mức ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu. Cơ sở để thực hiện phân
bổ là dựa vào bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
đƣợc đánh giá sơ bộ đối với từng khoản mục, kinh nghiệm của kiểm toán viên
và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục.
1.3.1.5.Thiết kế chương trình kiểm toán
Thiết kế chƣơng trình kiểm toán là bƣớc quan trọng cuối cùng trong giai
đoạn lập kế hoạch. Chƣơng trình kiểm toán thƣờng đƣợc thiết kế theo 3 phần:
+ Thử nghiệm kiểm soát.
+ Thủ tục phân tích.
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết.
- Chƣơng trình kiểm toán CPBH, CPQLDN là chƣơng trình kiểm toán
cụ thể nằm trong chƣơng trình kiểm toán tổng thể cả BCTC, cũng đƣợc thiết
kế theo phần nhƣ trên. Trong nội dung chƣơng trình kiểm toán cũng ghi các
bƣớc công việc kiểm toán chi tiết và trình tự sử dụng các biện pháp cần thiết
đồng thời có sự phối hợp với kiểm toán các khoản mục khác giữa các KTV
với nhau để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công việc.
- Chƣơng trình kiểm toán sẽ là sợi dây gắn chặt các phần việc cụ thể
trong kế hoạch kiểm toán theo thời gian. Sự bố trí nhân lực và sự phối hợp
giữa các bƣớc công việc. Sau khi lập đƣợc chƣơng trình kiểm toán KTV tiến
hành thực hiện kiểm toán.
SV: Phùng Sỹ Nguyên
14
Lớp: CQ46/22.02

×