Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

SKKN hay: Nâng cao hiệu quả cho tiết dạy tập đọc lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.4 KB, 48 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ÂN THI
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG HOA THÁM

----------------™'&'˜---------------

Lĩnh vực: Tiếng Việt / Phân mơn: Tập đọc lớp 2
Họ và tên: Đàm Thị Ngân
Chức vụ: Tổ trưởng CM tổ 2 + 3
Tài liệu đính kèm:......................................................................................................

====================T&

Năm học : 2013 - 2014 &T======================

1


MỤC LỤC:
PHẦN I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I-ĐẶT VẤN ĐỀ
II- THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC HIỆN NAY
1. Về phía giáo viên
2. về phía học sinh
III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở tâm sinh lý học
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.3. Cơ sở thực tiễn
2. Đề xuất biện pháp tiến hành
PHẦN II - NỘI DUNG


I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn
2. Xuất phát từ thực tế dạy học
3. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
II- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
IV- CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO TIẾT DẠY
TẬP ĐỌC LỚP 2
Biện pháp 1. Đổi mới các phương tiện dạy học
Biện pháp 2. Đổi mới cách thức dạy học
1. Xác định rõ mục tiêu bài tập đọc
2. Chuẩn bị kỹ cho việc đọc mẫu
3. Rèn tốt các kỹ năng đọc
3.1. Luyện phát âm
3.2. Luyện đọc đúng
3.3. Luyện đọc nhanh
3.4. Luyện đọc thành tiếng
3.5. Luyện đọc thầm
3.6. Rèn kỹ năng đọc hiểu
3.7. Luyện đọc diễn cảm
Biện pháp 3. Đổi mới phương pháp dạy học
1. Phương pháp trực quan:
2. Phương pháp đàm thoại
3. Phương pháp thực hành
4. Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề
5. Phương pháp thảo luận nhóm
6. Phương pháp sử dụng các trò chơi học tập

7. Đổi mới phương pháp dạy học phải vận dụng quan điểm tích hợp
V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG GIỜ TẬP ĐỌC

2

Trang
3
4
4
6
7
7
7
8
8
9
10
10
10
11
11
12
12
12
12
13
13
14
14
14

16
16
18
22
22
23
24
25
28
29
29
30
30
30
31
32
32


LỚP 2
VI- MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 (& LỚP 3)
VII- THỰC NGHIỆM
1. Mục đích thực nghiệm
2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm
3. Nội dung thực nghiệm
4. Kết quả thực nghiệm
PHẦN III - KẾT LUẬN
I- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
II- ĐỀ XUẤT
1. Đối với giáo viên

2. Đối với nhà trường
LỜI KẾT

35
36
36
37
37
37
38
40
40
40

PHẦN I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Môn Tiếng việt ở trường phổ thơng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong
bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc
là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời
nói có âm thanh và thơng hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình
chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa khơng có âm thanh
(ứng với đọc thầm). Hai mảng này có liên quan với nhau bởi vì đọc thành tiếng
đúng thì mới hiểu và ngược lại có hiểu mới đọc đúng, đọc hay.
- Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu của văn hố khoa học,
tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn
đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người khơng thể tiếp thu
nền văn minh của lồi người, khơng thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh
phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhận


3


khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây người ta biết tìm hiểu, đánh giá cuộc
sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội tư duy; biết đọc, con người sẽ có
khả năng chế ngự phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới
bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc
biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ thức tỉnh về nhận
thức mà cịn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực
hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con
người sẽ khơng có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không
thể hình thành được một nhân cách tồn diện. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ
thơng tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ra sử dụng các
nguồn thơng tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học cả đời.
Vì những lẽ trên, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở
thành một tiêu chí cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên là trẻ phải
học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ
để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là cơng cụ để học tập. Nó tạo điều kiện để
học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng khơng
thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
- Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngơn ngữ
cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi
dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách
lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn cịn vì
nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
II- THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
HIỆN NAY:

1. Về phía giáo viên:

Hiện nay, với sự đổi mới và phát triển không ngừng của mọi lĩnh vực, đặc biệt
là sự đổi mới đáng đề cập đến, đó là vấn đề đổi mới về chương trình, sách giáo
khoa Tiểu học và dự kiến sẽ còn tiếp tục thay đổi trong những năm tiếp theo, thì
mọi vấn đề về giáo dục phải ngày càng được phát triển, đổi mới không ngừng. Do

4


vậy, địi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng học hỏi để theo kịp sự phát triển và
đổi mới của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những giáo viên luôn có ý thức học hỏi,
trau dồi kiến thức, tích cực tìm ra phương pháp dạy học mới để đạt được kết quả
cao nhất, vẫn còn nhiều giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa
tiếp cận được hết những phương pháp dạy học mới. Một số giáo viên cịn trung
thành và có thói quen dạy theo phương pháp cũ. Khi tiếp cận với phương pháp dạy
học mới giáo viên thường quan niệm: trong các tiết dạy phải có hệ thống câu hỏi
và buộc học sinh trả lời các câu hỏi ấy. Như vậy yêu cầu học sinh dùng một
phương pháp thực hành nhiều cho nhớ và giáo viên khi dạy ít quan tâm đến đặc
điểm tâm lí của các em học sinh tiểu học đó là “ Học mà chơi, chơi mà học”, các
em khi học rất dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh quên.
Qua điều tra thực tế, tôi thấy rằng việc dạy đọc bên cạnh những thành cơng
cịn có những hạn chế: giáo viên chưa hiểu khái niệm “ đọc” một cách đầy đủ, khi
dạy chưa bám sát vào mục đích, yêu cầu của từng bài. Do vậy họ chưa đạt được
mục tiêu của một giờ tập đọc. Có những người cho rằng dạy tập đọc là chủ yếu
dạy cho các em đọc to, rõ ràng là được. Phương pháp dạy tập đọc của giáo viên có
dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn
thuần là đọc. Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế , giáo viên còn dạy “chay” chưa
coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc.
Bên cạnh đó, giáo viên vận dụng quy trình cịn máy móc, dạy cịn theo sách
giáo viên, sách thiết kế, bài soạn chứ không chú ý đến đặc thù của địa phương.
Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đọc mẫu, đọc còn

sai nhiều, khi hướng dẫn kĩ thuật đọc chưa hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình cho học sinh,
nhất là học sinh yếu. Cần đọc bài tập đọc ( bài văn, bài thơ) như thế nào, làm thế
nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc đúng, đọc nhanh
hơn, đọc hiểu một nội dung để đọc hay hơn, diễn cảm hơn. Làm thế nào để hiểu
được “văn”, làm sao để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, với cách dạy như
thế nào để cho những gì được đọc hiểu và tác động vào chính cuộc sống các em…
Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ tập đọc. Từ thực trạng đó dẫn đến

5


giờ dạy hiệu quả chưa cao, trong khi chương trình chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa đúc
rút được kinh nghiệm trong giảng dạy.
Ngồi ra, trong q trình dạy, giáo viên sửa sai cho các đối tượng học sinh
còn hạn chế, nhất là học sinh yếu. Giáo viên dường như "bỏ quên" đối tượng học
sinh yếu, vì các em học sinh đọc chậm, đọc sai từ nhiều, trả lời ngắc ngứ làm ảnh
hưởng đến thời lượng của tiết học. Điều đó cực kì nguy hiểm vì đối tượng học
sinh lớp 2 vừa qua giai đoạn đầu tiên của việc học đọc (ở lớp 1). Nếu các em
không được ôn luyện thường xuyên thì việc quên mặt chữ, quên cách phát âm là
điều rất dễ xảy ra. Một số giáo viên chưa chú trọng phối hợp rèn các kỹ năng đọc
dẫn đến chưa đạt được mục tiêu dạy học như mong muốn. Bên cạnh đó việc phân
bố thời gian trong tiết tập đọc của nhiều giáo viên còn chưa hợp lý, chưa nắm
được trọng tâm của tiết tập đọc. Giáo viên sử dụng các biện pháp dạy học chưa
thật tốt. Chưa linh hoạt trong việc phối kết hợp các phương pháp dạy học và thay
đổi hình thức dạy học nên dẫn đến giờ học trầm và khơng có hiệu quả cao. Nhiều
giáo viên không đầu tư nhiều cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy nên các định
hướng trong giờ học cịn chung chung, mang nặng tính hình thức.
Cịn thêm một yếu tố khách quan, đó là điều kiện giảng dạy của giáo viên
của các trường cịn gặp nhiều khó khăn, đồ dùng phục vụ cho môn học (phân môn
Tập đọc) cực kỳ hạn chế, hầu như khơng có.

2. Về phía học sinh:
Qua khảo sát điều tra, tôi thấy kĩ năng đọc đúng, đọc hay của học sinh trong
lớp còn hạn chế. Các em đọc bài một cách thụ động, thậm chí có những em đọc to,
rõ ràng, nhưng khi được hỏi lại thì khơng nắm được nội dung mình đang đọc là gì.
Khi đọc các văn bản, các em khơng ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm
được điều gì là cốt yếu trong văn bản. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình
thành kĩ năng giao tiếp.
Bên cạnh việc học sinh chưa đọc được như ta mong muốn, đọc chưa đúng ở
những chỗ ngắt, nghỉ, các em còn chưa hiểu chỗ nào cần lên giọng, chỗ nào cần
xuống giọng. Khi đọc câu hỏi, giọng đọc của các em cịn đều đều chưa tốt lên

6


được nội dung câu hỏi. Khi đọc các đoạn văn có câu hội thoại, các em chưa phân
biệt được giọng của nhân vật và giọng của người dẫn chuyện.
Thực tế cho thấy, chất lượng đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu
của việc hình thành kỹ năng đọc. Những học sinh do mang âm hưởng của tiếng địa
phương nên phát âm cịn sai lỗi chính tả. Các em cịn đọc sai chính âm. Với học sinh
vùng Hưng n còn sai nhiều đối với phụ âm đầu như : s/x; ch/tr; d/r,...và các vần
anh/oanh, iu/ ưu; iêu/ ươu... Một số em cịn đánh vần, đọc nhỏ, đọc lí nhí, đọc chưa
đúng các tiếng có vần khó: ưu, ươu, ăt/ăc/ăp,... cịn bỏ sót tiếng hoặc thêm tiếng; bỏ
dấu thanh hoặc thêm dấu thanh một cách tuỳ tiện. Do các em chưa mạnh dạn nên
đọc phân biệt các lời của nhân vật trong bài chưa đạt yêu cầu, còn đọc với giọng
đều đều.
Bên cạnh đó, do các em vừa học ở lớp 1 lên, do đó kỹ năng đọc của các em
còn chậm, chưa đạt yêu cầu, một số em chưa nhận diện được mặt chữ cái vì hổng
kiến thức phần học vần ở lớp 1. Ở nhà các em không học bài, không ôn lại nội
dung bài học ở lớp nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung
và chất lượng đọc nói riêng.

Xuất phát từ thực trạng và cũng là những nguyên nhân vừa nêu trên, trong
luận văn này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy tập
đọc lớp 2”.
III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

1. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1. Cơ sở tâm sinh lý học:
Để tổ chức giờ đọc cho học sinh chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc, nắm
bản chất kỹ năng đọc. Đặc biệt là tâm sinh lý của học sinh khi đọc là cơ sở của
việc dạy đọc.
- Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin
bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác.
- Đọc được xem là một hoạt động có 2 mặt quan hệ mật thiết với nhau, là
việc sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự

7


ghi lại bằng lời nói âm thanh. Đọc bao gồm những yếu tố tiếp nhận bằng mắt, hoạt
động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thơng hiểu những gì
được đọc, càng ngày những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động đến nhau
nhiều hơn.
- Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp
những mặt riêng lẻ ở trên trong q trình đọc. Đó là điểm phân biệt người mới biết
đọc và người đọc thành thạo. Học sinh càng có khả năng tổng hợp các mặt trên
bao nhiêu thì việc đọc càng hồn thiện, càng chính xác biểu cảm bấy nhiêu.
- Việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc (tức là việc
chuyển dạng thức chữ viết của từ và âm thanh) đọc được hiểu là kỹ thuật đọc cộng
với sự thông hiểu đọc (không chỉ hiểu nghĩa từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài). Ý nghĩa
cả hai mặt của thuật ngữ “đọc” ở trên được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học

và phương pháp dạy học.
- Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu
dài. Đọc là hiểu nghĩa chữ viết, nếu trẻ không hiểu những từ đưa ra cho các em
đọc thì các em sẽ khơng có hứng thú học tập và khơng có khả năng thành cơng.
Do đó, hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ hứng thú cho việc đọc. Mục đích
này chỉ có thể đạt được thơng qua con đường luyện giao tiếp có ý thức. Một
phương tiện luyện tập quan trọng, cũng đồng thời là một mục tiêu đạt tới trong sự
chiếm lĩnh ngôn ngữ, chính là việc đọc thành tiếng và đọc thầm. Quá trình hiểu
văn bản bao gồm các bước sau:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ.
+ Hiểu nghĩa các câu.
+ Hiểu nghĩa các khối đoạn.
+ Hiểu nghĩa được cả bài.
- Học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những câu
mình đọc. Hầu như tồn bộ sức chú ý đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ,
đánh vần để phát âm, cịn nghĩa thì chưa đủ thì giờ và sức lực mà nhận biết. Mặt
khác, do vốn từ và năng lực liên kết thành câu thành ý còn hạn chế, nên việc hiểu

8


nội dung cịn khó khăn. Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp hình thành năng lực
đọc hiểu cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng.
1.2. Cơ sở ngơn ngữ học:
- Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên cơ sở ngôn ngữ học. Nó liên quan
mật thiết với một số vấn đề của ngơn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ
viết, ngữ điệu, nghĩa của từ, câu, đoạn.
- Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên cơ sở nghiên cứu của ngơn ngữ
học. Bốn tiêu chí của kỹ năng đọc (đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc
diễn cảm) cũng không thể tách rời những cơ sở ngôn ngữ học. Không coi trọng

đúng mức những cơ sở này, việc dạy học sẽ mang tính tùy tiện và không đảm bảo
hiệu quả dạy học.
1.3. Cơ sở thực tiễn:
* Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, song trình độ
giáo viên khơng đồng đều, do khơng có điều kiện học tập để nâng cao trình độ.
Giáo viên chủ yếu dựa vào sách giáo viên, thiết kế để dạy, có giáo viên chưa xác
định đúng mục tiêu nội dung bài dạy, chưa nắm vững phương pháp dạy học nên
trong quá trình dạy học thường diễn ra một cách máy móc rập khn, chưa có
sáng tạo, chưa phân phối thời gian hợp lý cho từng hoạt động, chưa biết cách phối
hợp các hình thức tổ chức dạy học. Vai trị làm mẫu cho học sinh chưa chuẩn,
hướng dẫn học sinh đọc chưa cụ thể, có một số câu hỏi cịn áp đặt, chưa quan tâm
đến tất cả các đối tượng học sinh.
* Về phía học sinh:
Các em học sinh Ân Thi nói chung và học sinh Hồng Hoa Thám nói riêng
hầu hết là con em nông dân nên tiếp xúc với các hoạt động xã hội còn hạn chế,
cách phát âm cịn lệch chuẩn (theo phương ngữ địa phương, theo thói quen,...) nên
có ảnh hưởng đến việc dạy học kỹ năng đọc. Đọc ngắt nghỉ hơi chưa đúng, học
sinh chưa hiểu được cách nói văn chương, vốn lý luận chưa có. Kết quả học đọc
của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, các em
chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người

9


khác chứa đựng trong văn bản đọc. Bên cạnh đó, nhiều em còn ham chơi, còn phụ
thuộc nhiều vào giáo viên,...
2. Đề xuất biện pháp tiến hành:
Với những cơ sở đã trình bày ở trên, tơi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả cho tiết dạy Tập đọc ở Tiêu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng như

sau:
`

- Biện pháp 1: Đổi mới các phương tiện dạy học.
- Biện pháp 2: Đổi mới cách thức dạy học.
- Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học.
- Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc điểm và

trình độ học sinh.

*
*

*

PHẦN II - NỘI DUNG:
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn:
Tập đọc là một phân mơn thực hành, nó có vị trí quan trọng hàng đầu trong
chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn
luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong
phú, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua phân môn Tập
đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng,
diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và
ngược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em
lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện
để cho học sinh có khả năng tự học và phát huy tinh thần học tập cho cả đời. Phân
mơn Tập đọc cịn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học,
kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thầm mĩ. Tập đọc là mơn khởi đầu, đồng

10


thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà cịn trong cuộc sống
nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt
giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm
hiểu bài. Các q trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho
nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp
thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã
hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên
tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có
chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó
có tác động đến tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát
huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em.
2. Xuất phát từ thực tế dạy học:
Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở tiểu học chưa
cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng nề, truyền
đạt còn quen sử dụng phương pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá,
tìm hiểu. Khả năng đọc của một số giáo viên cịn hạn chế, có những cách hiểu và
cách giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao. Học sinh còn học
tập một cách thụ động dẫn đến giờ học trở nên khô khan, tẻ nhạt.
Khi dạy học, giáo viên thường dựa trên hướng dẫn của sách giáo viên bằng
phương thức giáo viên hỏi - học sinh trả lời. Điều đó đã bộc lộ nhiều nhược điểm
trong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học sinh
tham gia tìm hiểu, xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học
sinh còn hạn chế dẫn đến sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay,
diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới
phương pháp đọc của mình. Do đó, các em rất yếu về năng lực.
3. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chun mơn:
Phân mơn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một

hoạt động của lời nói, là q trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh , là
q trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa khơng có âm thanh.

11


Cả hai hình thức trên đều khơng thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy đọc có
một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối
với người đi học. Đọc là một kỹ năng không thể thiếu đựơc của con người trong
thời đại văn minh.
Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn
đề tồn tại ở trên, nên đã chọn nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả cho tiết dạy
Tập đọc lớp 2” với mong muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhằm giúp học sinh
biết đọc đúng, hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viết
được những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng yêu thích hứng thú đọc sách.
II- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

Mục tiêu của đề tài hướng tới giải quyết các nhiệm vụ của phân môn Tập
đọc:
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.
Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của
“đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu lốt, trơi chảy) đọc có ý thức (thơng hiểu
được nội dung những điều mình đọc hay cịn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm.
Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc
thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một
trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác.
- Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung
văn bản. Ngược lại nếu khơng hiểu điều đang đọc thì khơng thể đọc nhanh và diễn
cảm được. Vì vậy trong dạy đọc khơng thể xem nhẹ yếu tố nào.
- Thông qua việc dạy đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy đó là một trong

những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát
triển. Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, phân mơn tập đọc cịn có nhiệm
vụ:
+ Làm giàu kiến thức ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.

12


III- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng chung: Học sinh khối lớp 2.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 2A-Trường tiểu học Hoàng Hoa
Thám, huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng yên.
- Đối tượng đối chứng: Học sinh lớp 2C-Trường tiểu học Hoàng Hoa
Thám, huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng n
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra biện pháp đọc đúng, đọc hay tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn
Tập đọc.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau:
1. Thu thập tài liệu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, tìm hiểu
sách giáo khoa Tiếng Việt 2, sách giáo viên, thiết kế Tiếng Việt 2.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với học
sinh, giáo viên. Dùng phiếu thăm dò.
3. Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp.
4. Dạy thực nghiệm:

Để minh hoạ cho các giải pháp và các phương pháp đã nêu ở trên tôi đã chọn và
dạy bài: Cây xồi của ơng em ( Tuần 11/TV2/Tập 1/Tr.89).
5. Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm.
IV- CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO TIẾT DẠY TẬP
ĐỌC LỚP 2:

Trên cơ sở lí luận của việc dạy học nói chung và dạy mơn Tập đọc nói
riêng. Tôi nhận thấy thực tiễn dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học ở tiểu
học. Để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm có trong thực tế, tôi

13


xin đưa ra một số biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả trong việc dạy học phân
mơn Tập đọc lớp 2.
Biện pháp 1. Đổi mới các phương tiện dạy học:
- Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng phù hợp với nội dung bài đọc và có
thể sử dụng ở nhiều bài học khác nhau. Biết sử dụng phương tiện khác nhau một
cách có hiệu quả.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng các đồ dùng học tập để các em tự phát triển
tri thức mới, hình thành những kỹ năng cần thiết phát triển năng lực cá nhân.
- Trong thực tế dạy học phân môn Tập đọc hiện nay có hai cách làm trái
ngược nhau. Có những giáo viên khi dạy tập đọc không bao giờ quan tâm đến việc
chuẩn bị đồ dùng gì khác ngồi quyển SGK. Ngược lại, có những giáo viên cho
rằng đồ dùng dạy học là điều kiện đầu tiên quyết định chất lượng giờ dạy. Tuy
nhiên, để đồ dùng dạy học phát huy được tối đa tác dụng thì khi chuẩn bị đồ dùng,
giáo viên cần xác định được mục đích của đồ dùng đó là gì, nó được sử dụng vào
lúc nào và cách sử dụng của nó ra sao. Trong thực tế có những giáo viên đã sử dụng đồ
dùng trực quan một cách tuỳ tiện mà khơng nắm được mục đích của chúng. Thậm chí
có những giáo viên đã bỏ ra vài trăm ngàn đồng để có được một bức tranh, nhưng

khi giảng dạy lại không biết cách khai thác chúng cho có hiệu quả thiết thực.
Biện pháp 2. Đổi mới cách thức dạy học:
Như ta đã biết, chất lượng đọc của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó vai trò hướng dẫn của giáo viên rất quan trọng. Để tiết Tập đọc đạt hiệu
quả cao, giáo viên cần làm tốt những vấn đề sau:
1. Xác định rõ mục tiêu bài tập đọc:
- Xác định mục tiêu giờ học tức là xác định nội dung để viết mục I "Mục
tiêu” trong giáo án. Chúng ta biết rằng mục tiêu của phân môn Tập đọc là các kỹ
năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
Vì vậy, khi xác định mục tiêu giờ tập đọc ta phải chỉ ra được tốc độ, những
nội dung luyện đọc đúng, diễn cảm, đọc hiểu như thế nào.

14


- Xác định nội dung dạy đọc càng cụ thể chi tiết bao nhiêu thì việc tiến hành
giờ dạy càng có hiệu quả bấy nhiêu. Để xác định mục tiêu, nội dung dạy học
chúng ta phải trả lời được: Sau giờ học học sinh đạt được những gì? Cụ thể đó là
trả lời các câu hỏi.
+ Học sinh cần đọc bài tập đọc trong thời gian bao lâu (để xác định tốc độ
đọc, luyện kỹ năng đọc nhanh).
+ Những từ ngữ, câu nào cần học sinh luyện đọc thành tiếng. Chúng cần
được đọc lên như thế nào và vì sao lại chọn những từ ngữ, câu đó để luyện đọc.
+ Toàn bài cần đọc với giọng điệu như thế nào, tốc độ, cường độ, cao độ,
trường độ.
+ Những từ ngữ, câu nào cần dạy nghĩa và dạy nghĩa chúng ra sao? Những
tình tiết nào của câu chuyện cần tìm hiểu và tìm hiểu chúng như thế nào?
+ Nội dung chính của bài tập đọc là gì? Ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câu
chuyện là gì? Học sinh được giáo dục điều gì sau khi đọc bài tập đọc?
2. Chuẩn bị kỹ cho việc đọc mẫu:

Mỗi giáo viên Tiểu học nói chung và đặc biệt là giáo viên dạy lớp 2 (khối
lớp mà học sinh cần nghe đọc mẫu nhiều) phải có kỹ năng “đọc” thuần thục.
Kỹ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi
giờ học. Những kỹ năng này trước hết phải có kỹ năng giải mã nghĩa, ý của văn
bản đó. Giáo viên phải tạo được hình đọc lý tưởng cũng tức là phải có kỹ năng đọc
thuần thục. Giáo viên phải đọc được bài tập đọc, từ việc biết cách xác định từ, câu
quan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, tình của văn bản. Giáo viên khơng thể
hình thành ở học sinh kỹ năng gì mà bản thân mình khơng có, khơng thể gặt hái
được những gì mà ta khơng có khả năng gieo trồng. Vì vậy, trong dạy học chúng
ta khơng có quyền địi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân mình chưa hoặc
khơng làm được. Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm
khi mà bản thân mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế
nào. Khi dạy học khơng có hiệu quả, nhiều giáo viên đổ lỗi cho phương pháp mà
không biết rằng “Phương pháp chỉ là hình thức của sự tự vận động bên trong của
chính nội dung”.

15


Một trong những phương pháp dạy học quan trọng nhất ở Tiểu học là
phương pháp luyện theo mẫu. Vì vậy, khơng biết làm mẫu thì khơng thể tiến hành
giờ dạy. Do đó, khi soạn bài, giáo viên phải xác định được những kỹ năng đọc cần
có và luyện tập cho mình thuần thục những kỹ năng này. Giáo viên phải tự làm
trước những gì mà học sinh phải làm trên lớp: Đọc thành tiếng, giải nghĩa từ, trả
lời những câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo viên phải có sự hiểu biết về chương trình SGK, các tài liệu dạy học.
- Giáo viên phải tìm hiểu vốn “đọc” của học sinh, đặc điểm, trình độ của
học sinh. Quyển SGK đầu tiên người giáo viên phải nghiên cứu chính là học sinh.
Không phải đến khi soạn một bài cụ thể chúng ta mới tiến hành tìm hiểu học
sinh mà việc tìm hiểu học sinh là một quá trình lâu dài đã được tiến hành trước

đó. Để tiến hành dạy học tập đọc, chúng ta phải hiểu rõ học sinh của mình, đặc
điểm, trình độ của học sinh, các em đã có những kiến thức kỹ năng đọc gì. Cụ
thể chúng ta phải biết rõ học sinh của mình có hứng thú với những bài tập đọc
nào, phát âm có gì sai chuẩn, khó phát âm những từ ngữ nào trong bài, khó đọc
đúng, đọc hay ở những câu nào… Để luyện đọc hiểu, chúng ta cần nắm được
học sinh của mình chưa hiểu, khó hiểu những từ ngữ nào, nội dung nào trong
bài… Sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta xác định tính vừa sức, tính mức độ của nội
dung và kỹ năng dạy đọc. Chẳng hạn, những lỗi phát âm lệch chuẩn của học sinh
sẽ giúp giáo viên xác định được những từ ngữ trong bài cần luyện đọc đúng chính
âm.
- Khi đọc mẫu giáo viên cần chú ý đọc đúng, đọc chuẩn, rõ ràng, trôi chảy,
diễn cảm. Tuỳ từng văn bản mà giáo viên thể hiện nét mặt, điệu bộ... khác nhau để
hồ mình vào văn bản. Bước đọc mẫu rất quan trọng vì nó là cách tiếp xúc trực
tiếp, gây ấn tượng ban đầu cho học sinh. Trong khi đọc giáo viên cần thỉnh thoảng
nhìn học sinh để tạo sự giao cảm thu hút học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài "Bím tóc đi sam" (Tiếng việt 2 /Tập 1/ Tr31):
+ Khi đọc mẫu giáo viên đọc lời kể chuyện chậm rãi, giọng Hà ngây thơ,
hồn nhiên, giọng Tuấn ở cuối bài lúng túng nhưng đáng yêu "Tớ xin lỗi vì lúc nãy
kéo bím tóc của bạn".

16


+ Giọng các bạn gái hồi hởi "Ái chà chà! Bím tóc đẹp q!" (Đọc nhanh,
cao giọng ở lời khen).
+ Giọng thầy giáo vui vẻ, thân mật "Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!" "Thật
chứ!" (Nhấn giọng từ khẳng định).
3. Rèn tốt các kỹ năng đọc:
3.1. Luyện phát âm:
Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm

người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn. Đọc đúng loại câu, đúng ngữ
điệu câu giúp các em tự hiểu nội dung bài. Xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúp
các em biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. Ngồi ra, giáo viên còn
phải biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động. Xây dựng phong trào thi
đua đọc đúng, đọc hay, kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các mơn học khác,
giúp các em tích cực hố việc học môn Tiếng Việt. Như chúng ta đã biết, học sinh
tỉnh Hưng Yên nói chung và học sinh tiểu học Ân Thi nói riêng khi nói và đọc đều
mắc một sai lầm là đọc ngọng, nói lẫn giữa phụ âm đầu là l- n hoặc với những
tiếng có phụ âm quặt lưỡi như s/x; r/d; ch/tr. Thậm chí khi nghe cũng không phân
biệt được đúng sai, không chỉ ở học sinh mà ngay cả giáo viên cũng vậy. Diều đó
cũng dễ hiểu khi những lỗi phát âm đó đã trở thành lỗi phát âm của cả vùng. Bên
cạnh những lỗi phổ biến đó, vẫn cịn một số em đọc sai ở những lỗi khác do cấu
tạo của bộ máy phát âm. Điều này cũng làm cho các em mất tự tin khi đọc, mất đi
sự hứng thú với môn học. Mà theo quy trình dạy tập đọc lớp 2 hiện nay là:
+ Bước 1: Luyện đọc đúng.
+ Bước 2: Tìm hiểu nội dung.
+ Bước 3: Luyện đọc nâng cao ( rèn đọc hay, đọc diễn cảm).
Chính vì vậy, khi dạy Tập đọc, chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối
tượng học sinh trong lớp mình và phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phải
hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc
còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là luyện đọc đúng.
Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao
( bước 3).

17


Qua tìm hiểu tơi thấy đại đa số các em đọc ngọng là do các nguyên nhân sau:
+ Do môi trường sống( nhiều hơn)
+ Do bộ máy phát âm( ít hơn)

+ Do phương ngữ
Vì vậy, để sửa cho các em đọc đúng, giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ
thống. Thơng thường, các em đọc ngọng rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế
nhạo, cho nên giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ của mình.
Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp bạn sửa
chữa.
*Cách sửa đọc ngọng cho học sinh:
Trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc
ngọng như l- n để định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại
phương thức phát âm phụ âm đầu l- n và tự mỗi giáo viên phải luyện bằng thời
gian dài và phải kiên trì. Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu là l, giáo
viên yêu cầu họ sinh dừng lại sửa cho các em bằng cách: hướng dẫn các em đọc
đầu lưỡi hơi cong, luồng hơi đi ra bị cản. Những tiếng có phụ âm đầu n đọc đầu
lưỡi thẳng, mơi trề, bụng hơi hóp lại.
Những tiếng có âm quặt lưỡi như s/x; r /d/gi; tr/ch thì hướng dẫn các em nói tự
nhiên cho hay, ( khơng cố gắng đọc nhấn). Nhưng trong Tiếng Việt có phụ âm đầu
là r ( là phụ âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc khơng rung. Ví dụ như từ: ra vào, rang
lạc, rực rỡ, rung rinh, chỉ đọc rung những tiếng phiên âm tiếng nước ngồi, ví dụ:
ra đi ơ,...
Ngồi việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, cuối mỗi
buổi học giáo viên nên giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà
và về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày kiểm tra về cách đọc của
học sinh và nhận xét. Quá trình này phải được thực hiện thường xun và ln có
sự động viên, khuyến khích kịp thời.
3.2. Luyện đọc đúng:
- Đọc đúng là tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác, khơng có
lỗi. Đọc đúng là khơng đọc thừa, khơng sót từng âm, vần, tiếng.

18



- Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng
chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn.
Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị), ngắt nghỉ hơi
đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu) .
- Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng
Việt.
+ Đọc đúng các phụ âm đầu s/x, tr/ch
+ Đọc đúng các chính âm: Có ý thức phân biệt để khơng đọc “anh" thành
"ăn”, “chạy nhanh” thành “chạy nhăn".
+ Đọc đúng các âm cuối
+ Đọc đúng các thanh có các lỗi phát âm địa phương như lẫn thanh (~) và
thanh sắc (/) VD: Dũng => Dúng, xã => xá.
+ Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, ngữ điệu câu. Cần phải dựa
vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc
không được tách một từ làm hai.
VD: Ông già bẻ gẫy từng chiếc một/cách dễ dàng.
+ Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm:
Ví dụ khơng đọc: Em cầm tờ/lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi.
+ Không tách quan hệ từ “là” với danh từ đi sau nó, ví dụ khơng đọc: Mẹ
là/ngọn gió của con suốt đời:
- Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu
hơn ở dấu chấm. Đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi, hơi xuống
giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu
cảm, với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến
khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
- Trình tự luyện đọc đúng: Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn
ngừa các lỗi khi đọc. Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm


19


mà học sinh địa phương hoặc các vùng dân tộc dễ mắc phải để định ra các tiếng,
từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước.
Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối
cùng cho các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó. Với những câu mà giáo viên dự tính sẽ
có nhiều em đọc sai phách câu cũng tiến hành như vậy. Cuối cùng mới luyện đọc
hoàn chỉnh cả đoạn bài.
Giáo viên hình thành ở học sinh những kỹ năng chưa có, từ chỗ học sinh chưa
đọc đúng mà ta phải hướng dẫn cho các em đọc đúng rồi hình thành kỹ năng đọc đúng
cho các em. Để học sinh có kĩ năng đọc đúng, giáo viên cần chú ý luyện đọc ngắt
giọng, nhấn giọng .
3.2.1. Luyện đọc ngắt giọng:
Qua điều tra thực tế tôi thấy, học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc ngắt
giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em
đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em ngắt giọng đúng. Muốn đạt
được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để
ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, khơng tách từ
chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Không tách giới từ với danh từ đi sau nó,
khơng tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó.
Ví dụ: Khơng được đọc ngắt giọng:
Tự xa/ xưa thủa nào
Trong rừng/ xanh sâu thẳm
( Gọi bạn- Tiếng Việt 2/Tập 1/Tr. 28)
Hay:
Con ve cũng/ mệt vì hè nắng oi.
Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời.
( Mẹ - Tiếng Việt 2/ Tập 1/Tr.101)

Mà phải đọc:
Tự xa xưa / thủa nào
Trong rừng xanh / sâu thẳm
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi…

20


Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời.
Tuy nhiên, khái niệm "từ" đối với học sinh lớp 2 còn rất mờ nhạt. Nên để học
sinh thực hiện được việc ngắt giọng theo ý đồ của giáo viên (mà không có hướng
dẫn cụ thể) cũng là cả một vấn đề.
Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu.
Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với danh giới ngữ đoạn.
Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc
phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn vì các em chưa nắm được quan hệ ngữ
pháp giữa các từ.
Ví dụ:

Ơng già bẻ bó đũa một/ cách dễ dàng.
Dê trắng thương/ bạn q.
Bàn tay mẹ/ quạt mẹ đưa gió về.

Vì vậy trước khi giảng một bài cụ thể, giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh
hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ
pháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm
tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài:
Mẹ / là ngọn gió của con suốt đời.

Một điều cần lưu ý, khi đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp
với ranh giới ngữ đoạn. Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với
chỗ kết thúc một tiết đoạn. Vì vậy, đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng nói
riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh
chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Mỗi bài đọc nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa, ngữ pháp,
chỗ ngắt giọng. Dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai khi đọc, cũng là
xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài tập đọc cụ thể. Từ đó dạy đọc
đúng, hiểu đúng các bài tập đọc ở Tiểu học.
3.2.2 Luyện đọc nhấn giọng:
Qua việc giảng dạy và thức tế trên lớp tôi thấy, để giúp học sinh đọc diễn
cảm, đọc nhấn giọng, người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau:

21


- Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng
- Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm thụ sâu sắc bài, giúp học sinh
đọc có hiệu quả hơn.
Nếu có thể, giáo viên hãy tự chuẩn bị cho mình cuốn sách giáo khoa riêng, lưu
lại để dùng trong nhiều năm. Trong cuốn sách giáo khoa đó, các bài đọc cần ghi
vắn tắt cách đọc, cách ngắt nhịp, cách nhấn giọng, sắc thái tình cảm đọc.
Ví dụ : Bài: “Quà của Bố” ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 106)
Đọc chậm rãi diễn tả hình ảnh về người bố, nhấn giọng ở các từ tả về món quà
của người bố.
Bài: Thương ông ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 83)
Ở bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh đều đọc ở nhịp 2/2, các câu thơ đọc
giọng vui, cần ghi rõ từ nhấn mạnh ( hoặc gạch chân) những đoạn, câu cần ghi
trọng âm, kí hiệu ngắt ( / ), nghỉ ( // ), lên giọng ( ↑ ), xuống giọng ( ↓ ), kéo dài (
→ ).
Trong từng bài, giáo viên sẽ dự tính những lỗi học sinh sẽ mắc, giọng đọc cả bài,

đoạn cần nhấn mạnh, tốc độ đọc.
Giáo viên cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học. Phương tiện trực quan chủ yếu
trong giờ tập đọc là bài đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần sử
dụng triệt để sách giáo khoa để học phân môn Tập đọc đạt kết quả tốt. Đồ dùng
dạy học thông thường trong tiết Tập đọc là tranh mẫu và một số vật thực mơ hình
để giảng từ và ý. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ để ghi nội dung bài, ý,
câu thơ cần luyện đọc. Tuy nhiên, khi lên lớp cịn có nhiều tình huống mới mẻ cần
xử lý. Sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì lên lớp sẽ chủ động và sáng tạo
hơn rất nhiều, giờ dạy sẽ đạt kết quả hơn mong đợi.
3.3. Luyện đọc nhanh:
Đọc nhanh là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê, a ngắc
ngứ. Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi học sinh đã đọc đúng. Đọc nhanh chỉ
thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho
người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người
nghe kịp thời hiểu. Vì vậy, đọc nhanh khơng phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp
22


nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Với học
sinh lớp 2 là khoảng 40 tiếng/phút (thời điểm cuối HKI) và khoảng 50 tiếng/phút
(thời điểm cuối năm).
* Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ
tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc
nhanh là cụm từ, câu , đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ
nhịp đọc. Ngồi ra cịn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc thầm có sự kiểm tra
của giáo viên của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có tiếng
cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn
phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.
Các kĩ năng đọc được thể hiện qua hai hình thức là đọc thành tiếng và đọc
thầm. Vì vậy, sau khi đã rèn được kĩ năng đọc đúng và đọc nhanh, điều giáo viên

cần quan tâm là rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc thầm
3.4. Luyện đọc thành tiếng:
Luyện đọc thành tiếng bao gồm: Luyện đọc to, luyện đọc đúng, luyện đọc
nhanh. Đối với học sinh lớp 2 cần chú trọng khâu luyện đọc đúng. Vì học sinh có
đọc được đúng, khơng ê - a ngắc ngứ thì mới luyện đọc được nhanh (tốc độ đọc
vừa phải, đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở mỗi giai đoạn), khơng thể nói
ai đọc hay mà trong quá trình đọc lại phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ chưa đúng
chỗ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần
ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30-35cm, cổ
và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp khi được cô giáo gọi
đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, khơng hấp tấp đọc ngay.
Khi nói về việc rèn đọc đúng cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc,
tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng
người đọc một lúc đóng hai vai: Một vai - và mặt này thường được nhấn mạnh - là
người tiếp nhận thông tin, bằng chữ viết, vai thứ hai là người trung gian để truyền
thông tin, đưa văn bản viết đến người nghe. Khi giữ vai thứ hai này, người đọc đã
thực hiện việc tái sản sinh văn bản. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc có thể

23


đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai cùng nghe. Đọc cùng với phát
biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đơng đầu tiên của trẻ em nên
giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công tạo cho các em
sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng, các em phải tính đến người nghe. Giáo
viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ để cho mình cơ giáo mà
để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả những người này
nghe rõ. Nhưng như thế hồn tồn khơng có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Để
luyện cho học sinh đọc nhỏ, đọc “lý nhí”, giáo viên cần tập cho các em đọc to

chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên nên cho học sinh
đứng lên bảng để đối diện với những người nghe, tư thế đứng đọc phải vừa đàng
hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cân bằng hai tay.
3.5. Luyện đọc thầm:
Cũng như khi đọc thành tiếng, tư thế ngồi đọc thầm (vì ít khi đứng để đọc thầm)
phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách 30-35cm.
- Kỹ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to →
đọc nhỏ → đọc mấp máy mơi (khơng thành tiếng) → đọc hồn tồn bằng mắt,
khơng mấp máy mơi (đọc thầm). Giai đoạn cuối lại gồm 2 bước: Di chuyển mắt
theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển. Giáo viên phải rèn cho
học sinh quá trình chuyển từ ngồi vào trong này.
Giáo viên cũng cần kiểm sốt q trình đọc thầm của học sinh bằng cách
quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài, kết hợp giao kèm thêm câu hỏi
về nội dung của đoạn, bài đó.
+ Đọc hiểu: Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội
dung văn bản đọc. Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức. Kết quả của
đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là hiểu
được tồn bộ những gì được đọc. Như tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra, để hiểu và
nhớ những gì được đọc, người đọc khơng phải xem tất cả các chữ đều quan trọng
như nhau, mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm
từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ để giúp ta hiểu được nội dung của bài. Đó
là những từ dùng “đắt”, tạo nên giá trị nghệ thuật cho bài văn. Đó là những từ giàu
24


màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng,
có sự chuyển nghĩa văn chương. Tiếp đó, cần hướng dẫn học sinh đến việc phát
hiện ra những câu quan trọng của bài. Những câu nêu ý nghĩa chung của bài.
Trong quá trình luyện đọc thành tiếng và luyện đọc thầm, giáo viên cần lưu
ý luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc:

Trước hết, phải luyện cho học sinh khơng bỏ sót tiếng, không thêm tiếng, không
lạc giọng khi đọc. Đặc điểm của học sinh lớp 2 khi đọc có nhiều em cịn bỏ sót
tiếng hoặc lạc giọng vì các em này chưa làm chủ được tia mắt. Với những học sinh
này, giáo viên phải quay lại với việc sử dụng que trỏ hoặc thước đặt dưới từng
dòng kẻ để đọc.
3.6. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng khơng thể thiếu trong q trình rèn đọc cho học
sinh. Đây là kĩ năng được rèn sau khi các em đã hoàn thiện các kĩ năng ở trên.
Rèn kỹ năng đọc hiểu chính là hình thành cho học sinh các kỹ năng:
+ Kỹ năng nhận diện ngôn ngữ (Phát hiện từ mới và phát hiện ra cái quan
trọng trong bài đọc, nhận ra các câu khó hiểu và các câu quan trọng của bài đọc).
+ Kỹ năng làm rõ nghĩa (kỹ năng làm rõ từ, nội dung bài).
+ Kỹ năng hỏi đáp để học sinh phân tích hiểu rõ nội dung bài.
Muốn học sinh có năng lực có kỹ năng đọc hiểu tốt, giáo viên phải có định
hướng, có kế hoạch sắp xếp thời gian tìm hiểu bài, thời gian luyện đọc thành tiếng
và phải coi trọng chất lượng đọc.
-Mỗi giờ lên lớp giáo viên xác định nội dung đọc hiểu cho các em. Tuỳ theo
khả năng nhận thức của từng vùng để dẫn dắt câu hỏi cho học sinh hiểu nghĩa của
từ “chìa khố”, “câu khố” trong bài, tóm tắt được nội dung của đoạn, bài, phát
hiện ra những yếu tố và giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Có nhiều
bài chỉ có thể dạy “đọc nhớ”, khó dạy đọc hiểu do nội dung bài rời rạc khơng có
chiều sâu. Với những bài tập đọc hiện hành ở lớp, tôi tạm chia làm 2 nhóm mức
độ tương ứng với 2 nhóm dạy đọc hiểu:
+ Nhóm 1: Tiếp nhận văn bản văn chương.
+ Nhóm 2: Hiểu những yếu tố văn chương.

25



×