Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi chọn giáo viên giỏi trường thpt chuyên phan bội châu môn giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.86 KB, 5 trang )

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
TR THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP
TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Giáo dục công dân

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4 điểm)
Trình bày những hiểu biết của thầy (cô) về phương pháp nghiên cứu trường
hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân?
Câu 2. ( 2điểm)
Thầy (cô) hãy cho biết khi ra đề thi (kiểm tra) theo hình thức tự luận giáo viên
cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Câu 3. ( 4 điểm)
Thầy (cô) hãy cho biết để tổ chức dạy học đúng chuẩn kiến thức bài 5 chương
trình GDCD lớp 11 “Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa” giáo viên cần
nắm vững những kiến thức cơ bản nào?
Câu 4. (5 điểm)
Theo thầy (cô) vì sao hiện nay cần chú trọng công tác giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh? Môn GDCD ở bậc THPT có khả năng giáo dục được cho học sinh
những kĩ năng sống nào? Theo thầy (cô) ở bài 12 “Công dân với tình bạn, tình yêu,
hôn nhân và gia đình” (GDCD 10) có thể tích hợp rèn luyện cho học sinh kĩ năng
sống nào?
Câu 5. (5 điểm)
Khi thảo luận về tính hai mặt của cạnh tranh trong bài 4 GDCD lớp 11, một
nhóm học sinh đưa ra ý kiến “Nói đến cạnh tranh thì chỉ có cạnh tranh không lành
mạnh mới dành được lợi nhuận nhiều hơn người khác” Thầy (cô) hãy nhập vai giáo
viên trong tiết dạy trên để giải quyết tình huống này.
… Hết…
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN


TR THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN
DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 -
2014
Môn thi: Giáo dục công dân

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Trình bày những hiểu biết của thầy (cô) về phương pháp nghiên cứu
trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân? Nêu một
ví dụ về việc đã áp dụng phương pháp này trong thực tế dạy học của
bản thân thầy (cô).
4
điểm
Bản chất: Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là một phương
pháp dạy học trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn
và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra (Phương pháp này còn gọi
là phương pháp tình huống)
0.25
Ưu điểm của phương pháp: Kích thích được tư duy học sinh, có nhiều
hướng giải quyết linh động sáng tạo, khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi
của học sinh theo hướng tích cực.
0.25
Hạn chế của phương pháp: Có thể mất nhiều thời gian trên lớp, lớp học có
thể ồn
0.25
Cách tiến hành:
- Học sinh đọc (hoặc xem hay nghe) tình huống thực tế và suy nghĩ về nó 0.25
Giáo viên đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình huống 0.25

- Thảo luận tình huống thực tế 0.25
- Thảo luận vấn đề chung hay vấn đề được minh chứng bằng thực tế 0.25
Yêu cầu sư phạm
- Tình huống có thể dài hay ngắn tùy từng nội dung vấn đề 0.25
-Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như:
Bạn nghĩ điều gì sẻ xẩy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A,
nhân vật B?Vấn đề này có thể đã được ngăn chặn như thế nào? Lúc này
cần làm gì để hạn chế tính trầm trọng của vấn đề?
0.25
- Vấn đề trả lời các câu hỏi này phải được dùng để khái quát một tình huống
rộng hơn, khái quát hơn
0.25
- Tình huống cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như tình huống
cuộc sống, nghề nghiệp trong tương lai của người học
0.25
- Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người học và để mở nhiều
hướng giải quyết
0.25
- Tình huống cần chứa đựng mâu thuẩn, vấn đề và có thể liên quan đến
nhiều phương diện
0.25
- Tình huống cần vừa sức với học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện 0.25
cụ thể
- Tình huống cần có nhiều cách giải quyết khác nhau, trong việc giải quyết
các tình huống thực tiễn, không phải lúc nào cũng có giải pháp duy nhất
đúng
0.25
Đôi khi, việc nghiên cứu tình huống có thể thực hiện trên Video hay trên
một băng cát-sét mà không phải trên dạng chữ viết
0.25

Câu 2.
Thầy (cô) hãy cho biết khi ra đề thi (kiểm tra) theo hình thức tự
luận giáoviên cần đảm bảo những yêu cầu gì?
2.0
Đảm bảo đề thi phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung giáo dục 0.25
Yêu cầu rõ ràng và xác định cho học sinh hiểu rõ cần phải trả lời cái gì, nếu
cần bài tự luận cụ thể hơn có thể phác họa cấu trúc chung và lưu ý học sinh
về bố cục và ngữ pháp.
0.5
Cần sử dụng những từ, câu khuyến khích tư duy sáng tạo tư duy trừu tượng
bộc lộ khả năng phê phán và ý tưởng cá nhân
0.5
Nêu những tài liệu cần tham khảo, cho giới hạn độ dài, đảm bảo thời gian
để học sinh làm bài
0.5
Cho học sinh biết sẻ dử dụng các tiêu chí nào để đánh giá bài tự luận và sẻ
cho điểm như thế nào
0.25
Khi ra bài tự luận có cấu trúc nên quy định tỉ lệ điểm cho mỗi phấn và khi
chấm nên chấm từng phần.
0.25
Câu 3
Thầy (cô) hãy cho biết để tổ chức dạy học đúng chuẩn kiến thức bài 5
chương trình GDCD lớp 11 “Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa” giáo viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nào?
4
điểm
Giới thiệu cho học sinh đây là một quy luật kinh tế 0.25
Khái niệm cầu: … 0.75
Khái niệm cung:… 0.75

Nội dung quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa: … 1.0
Vận dụng quan hệ cung cầu: … 1.0
Một số ví dụ trong vận dụng quan hệ cung cầu… 0.25
Câu 4. Theo thầy (cô) vì sao hiện nay cần chú trọng công tác giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh? Môn GDCD ở bậc THPT có khả năng giáo dục
được cho học sinh những kĩ năng sống nào? Theo thầy (cô) ở bài 12
“Công dân với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình” (GDCD 10) có
thể tích hợp rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống nào?
5.0
điểm
Lý do phải chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân trong xã hội 0.5
Là yêu cầu cấp thiết đôi với thế hệ trẻ, học sinh là chủ nhân tương lai của 1
đất nước, là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách. Những thay
đổi nhanh chóng trong xã hội và thay đổi tâm sinh lý HS.
Giáo dục kỉ năng sống cho HS phù hợp với xu thế ching của nhiều nước
trên thế giới
0.5
Các kĩ năng sống có thế rèn luyện được qua môn GDCD:
Kĩ năng giao tiếp Nêu
đúng
từ 10

năng
trở
lên
đạt
2.0
điểm.
Kĩ năng tự bảo vệ

Kĩ năng thương lượng
Kĩ năng xác định giá trị
Kĩ năng hợp tác
Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
Kĩ năng tự nhận thức
Kĩ năng kiên định
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Kĩ năng đặt mục tiêu
Kĩ năng từ chối
Kĩ năng quản lý thời gian
bài 12 “Công dân với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình” (GDCD 10)
có thể tích hợp rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống nào?
Kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng từ chối 1.0
Câu 5
Khi thảo luận về tính hai mặt của cạnh tranh trong bài 4 GDCD lớp
11, một nhóm học sinh đưa ra ý kiến “Nói đến cạnh tranh thì chỉ có cạnh
tranh không lành mạnh mới dành được lợi nhuận nhiều hơn người khác”
Thầy (cô) hãy nhập vai giáo viên trong tiết dạy trên để giải quyết tình
huống này.
5
điểm
Khái niệm cạnh tranh 0.5
Giáo viên khẳng định hiểu như vậy là không đúng 0.5
Cạnh tranh có hai loại là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành
mạnh gắn với tính hai mặt của cạnh tranh: Mặt tích cực và mặt hạn chế
1.0
Mặt tích cực của cạnh tranh 0.5
Mặt hạn chế của cạnh tranh 0.5
Khẳng định mặt tích cực là cơ bản, mặt tiêu cực có thể hạn chế được bằng
chính sách, pháp luật của nhà nước

1.0
Yêu cầu các chủ thể kinh tế cần cạnh tranh lành mạnh vừa thu được lợi
nhuận cho mình vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.0
Hết
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

×