Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

Chương 3: Các nguyên tắc của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.96 KB, 44 trang )

TS. Trần Việt Dũng
Chương III:
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA WTO
Các nguyên tắc cơ bản của WTO

Không phân biệt đối xử:
+ Tối huệ quốc (MFN)
+ Đãi ngộ quốc gia (NT)

Nguyên tắc minh bạch

Nguyên tắc cân bằng lợi ích
NGUYÊN TẮC
KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ

Tối huệ quốc (MFN)

Đãi ngộ quốc giá (NT)
Quy chế tối hụê quốc (MFN)

Nguyên tắc chung:
Nếu một quốc gia phải dành cho một quốc
gia khác một sự ưu đãi hay miễn trừ về các
lĩnh vực thương mại (hàng hóa, dịch vụ, sở hữu
trí tuệ) thì cũng phải dành cho các quốc gia
đối tác thương mại của mình (VD: thành viên
của cùng hệ thống thương mại) sự ưu đãi và
miễn trừ tương tự.
Quốc gia thành viên của một hệ thống thương mại phải
đảm bảo dành cho các thành viên khác chế độ đãi ngộ ưu đãi,
miễn trừ như nhau


Quy chế tối huệ quốc (MFN)
Cơ sở pháp lý

Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT 1947 sau này là
GATT 1994): Điều I.

Hiệp định chung về Thương mại
dịch vụ (GATS):Điều II.

Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPs): Điều 4
Điều I – GATT
Quy định chung về Đãi ngộ tối huệ quốc
Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào
nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc
đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất
nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu
nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục xuất nhập khẩu […],
mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền, hay quyền miễn trừ được
bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất
xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp
dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi
bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.
Điều II – GATS (MFN)
1. Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh
của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và
không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp
dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử
không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó

dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự
của bất kỳ nước nào khác.
2.Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù
hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này, với điều
kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các
điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.
3.Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để
ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào dành cho các nước
lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao
đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới
hạn của vùng biên giới
Điều 4 – TRIPS (MFN)
(a) trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực
thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở
hữu trí tuệ;
(b) phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước
Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ
áp dụng tại một nước khác;
(c) đối với các quyền của người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các
tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;
(d) trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các
thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự
phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành
viên khá
Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc
quyền hoặc miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất
kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công
dân của tất cả các Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu
tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho

nước khác:
GATT - MFN
Đãi ngộ không
phân biệt đối xử đối
với các nước thành
viên WTO
Các miễn trừ, ưu đại, miễn
trừ trong XNK
Các hàng hoá tương tự
Ngay lập tức và vô điều kiện
Hàng hoá tương tự (like product)
là gì?
VS
VS
Tiêu chí nào để xác
định tính tương tự
của hai sản phẩm?
Trong khuôn khổ
WTO
Trong thực tiễn
thương mại quốc tế
Hàng hoá tương tự
-
Giống hệt (tương tự từ mọi
khía cạnh về mặt vật lý)
-
Có những cấu thành, đặc
điểm gần giống với sản phẩm
được so sánh
-

Khả năng thay thế về vật lý và công
năng
-
Tương tự trên cơ sở kênh phân
phối
-
Tương tự về chất lượng
-
Tương tự trên cơ sở sự chấp thuận
của người tiêu dùng (thị trường)
Giả định: A, B, C là thành viên của WTO, D không
phải là thành viên WTO
A
Thuế NK đối với
xe hơi NK từ B là 5%
Mức thuế NK cho xe hơi của C?
Thuế NK đối với xe hơi nhập khẩu từ D là 10% ?
Giả định: A, B, C là thành viên của WTO, D không
phải là thành viên WTO
A
Mức thuế NK đối với
xe hơi NK từ B là 5%
(thuế MFN)
Xe hơi NK từ C cũng phải
được hưởng mức thuế MFN
là 5%
A vẫn có thể áp thuế cho xe hơi
nhập khẩu từ D mức thuế suất là 10%
A
Áp thuế đối với

mặt hàng NK khẩu từ
D là 5%
A cũng
phải dành cho mặt hàng
NK từ B, C mức thuế suất
ưu đãi là 5%
A không được áp dụng mức thuế suất 10%
đối với mặt hàng NK từ B và C
Quy chế đãi ngộ quốc gia (NT)

Nguyên tắc chung:
quốc gia phải đảm bảo các chế độ, miễn trừ
cho sản phẩm nhập khẩu như các chế độ
được áp dụng cho sản phẩm trong nước.
Quốc gia thành viên của một hệ thống thương mại phải
đảm bảo dành cho các hàng hoá nhập khẩu của các thành
viên khác (sau khi đã qua hải quan) chế độ đãi ngộ thương
mại (ưu đãi, miễn trừ) như chế độ mà họ áp dụng cho hàng
hoá trong nước của mình
Cơ sở pháp lý

Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT 1947 sau này là
GATT 1994): Điều III.

Hiệp định chung về Thương mại
dịch vụ (GATS):Điều XVII.

Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPs): Điều 3

Phạm vị áp dụng của NT

Đối với lĩnh vực thương mại hàng
hoá (GATT) và thương mại liên quan
tới SHTT (TRIPS) - Nghĩa vụ chung
bắt buộc cho mọi thành viên WTO

Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ:
Nghĩa vụ riêng cho từng lĩnh vực
ngành nghề trên cơ sở biểu cam kết
WTO

Nội dung 1:
Các khoản thuế và các khoản thu nội địa khác
áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không được
phép cao hơn các khoản thuế và các khoản thu
nội địa khác áp dụng cho sản phẩm tương tự
trong nước.
A và B là thành viên của WTO
A
hàng sản xuất
nội địa:
5%
hàng NK từ B:
10%
A có vi phạm NT?

Nội dung 2:
Hàng nhập khẩu không phải chịu sự đối
xử kém thuận lợi hơn so với sự đối xử

dành cho các sản phẩm nội địa tương
tự liên quan đến luật lệ, điều kiện vận
chuyển, phân phối và sử dụng.
Có vi phạm hay không?
Quy định: trong cửa hàng phải phân quầy hàng và có chỉ
dẩn “hàng nhập khẩu” và “hàng nội địa”
Ở đây bán
sữa tươi nội địa


đ
â
y

b
á
n

s

a

t
ư
ơ
i

n
h


p

k
h

u
Vụ kiện Thịt bò Hàn quốc
(Korea – Beef (DS 161)

Nguyên đơn: Hoa Kỳ

Bị đơn: Hàn Quốc

-
Hàn Quốc buộc thịt bò NK phải đước bán
các cửa hàng chuyên biệt và ghi rõ là thịt
bò hàng nhập khẩu => Có sự phân biệt
đối xử giữa thịt bò trong nước và thịt
bò nhập khẩu khi hạn chế việc bán thịt
bò nhập khẩu tại các quầy hàng chuyên
biệt? vi phạm Điều III:4 GATT?
Hỏi: quy định trên có vi phạm quy định của
WTO về đãi ngộ đối xử quốc gia không? Vì sao?
40%
Rượu thuốc ngâm thảo dược
Các loại rượu
80%
Quy định: Áp dụng thuế tiệu thụ đặc biệt
không phân biệt xuât xứ hàng hoá
Vụ kiện Nhật Bản- đồ uống có cồn

Japan – Beverages (DS8, DS11)

Nguyên đơn: Hoa Kỳ, EU

Bị đơn: Nhật Bản
Nhật Bản áp thuế suất khác nhau cho các loại rượu
có độ cồn khác nhau.
- Đồ uống có độ cồn dưới 25º chủ yếu là rượu
“shochu” của Nhật
- Đồ uống 30-45º chủ yếu là rượu nhập khẩu (wisky,
brandy, vodka, cognac…)
Mức thuế suất đánh vào "shōchū" thấp hơn đáng kể
so với whisky, cognac và rượu trắng là vi phạm Điều
III:2 GATT?

Nội dung 3:
Không đưa ra các yêu cầu về tỷ lệ nội địa
hóa.
Sản phẩm máy
tính được lắp ráp
tại Việt Nam, nếu
đạt mức tỷ lệ nội
địa hóa 40% sẽ
giảm thuế VAT,
giảm thuế nhập
khẩu linh kiện của
máy.

×