Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Hạch toán kế toán dưới các góc độ khác nhau,phân tích các nguyên tắc của hạch toán kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.05 KB, 20 trang )

NHÓM 1 – LỚP HP 1119FACC0111
ĐỀ TÀI: HÃY TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DƯỚI CÁC GÓC ĐỘ
KHÁC NHAU. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN.
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Phần một: Cơ sở lý luận của hạch toán kế toán và các nguyên tắc của hạch toán kế
toán
1. Khái niệm hạch toán kế toán
2. Đặc điểm của kế toán
3. Các nguyên tắc cơ bản của kế toán
3.1 Nguyên tắc cơ sở dồn tích (Accrual basic principle)
3.2 Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern)
3.3 Nguyên tắc giá gốc (Cost principle)
3.4 Nguyên tắc phù hợp (Matching principle)
3.5 Nguyên tắc nhất quán (Consistency principle)
3.6 Nguyên tắc thận trọng (Conservatism principle)
3.7 Nguyên tắc trọng yếu (Materialism principle)
Phần hai: Ví dụ thực tế về việc thực hiện các nguyên tắc kế toán tại doanh nghiệp
1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích và nguyên tắc giá gốc
2. Nguyên tắc hoạt động liên tục
3. Nguyên tắc phù hợp
C. KẾT LUẬN
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Page 1
NHÓM 1 – LỚP HP 1119FACC0111
BÀI THẢO LUẬN
A. LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ về cả chiều
rộng và chiều sâu mở ra nhiều ngành nghề, đa dạng hoá nhiều ngành sản xuất. Hệ thống kế
toán trong những năm gần đây đã có những bước chuyển đổi mới, tiến bộ và nhảy vọt về chất
lượng để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.


Chính vì vậy, một bộ phận đông đảo sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học đã lựa
chọn nghiên cứu, học tập chuyên ngành kế toán nhằm tiếp nhận nhiều hơn nữa những kiến
thức bổ ích làm hành trang cho tương lai. Để việc học tập thực sự đạt hiệu quả, sinh viên cần
nắm rõ kiến thức cơ bản và nền tảng để trau dồi kỹ năng một cách nhuần nhuyễn và áp dụng
được vào thực tế. Chính vì vậy, nhóm 1 xin trình bày đề tài thảo luận: “Khái niệm hạch toán
kế toán dưới các góc độ khác nhau. Phân tích các nguyên tắc của hạch toán kế toán” nhằm
cung cấp những nội dung cơ bản nhất phục vụ quá trình học tập của các bạn sinh viên.
B. NỘI DUNG
Phần một: Cơ sở lý luận của hạch toán kế toán và các nguyên tắc của hạch toán kế
toán
1. Khái niệm hạch toán kế toán
Có nhiều quan niệm khác nhau về kế toán. Các quan niệm khác nhau về kế toán là do
nhìn nhận kế toán ở những thời điểm khác nhau (quan niệm cổ điển, quan niệm hiện đại) hoặc
dưới những góc độ khác nhau (hoạt động kế toán, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, tính nghề
nghiệp, tính khoa học và nghệ thuật của kế toán…) Dưới góc độ nguyên lý chung về kế toán,
chúng ta xem xét kế toán theo hai góc độ sau:
_ Xét dưới góc độ khoa học, Kế toán là môn khoa học thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ
thông tin về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị sản xuất kinh doanh,
tổ chức sự nghiệp và các cơ quan nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt động
kinh tế tài chính của các đơn vị đó.
_ Xét dưới góc độ chức năng, nhiệm vụ, Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thái giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Mỗi doanh nghiệp, đơn vị hoặc tổ chức đoàn thể xã hội (gọi chung là đơn vị kế toán)
muốn hoạt động được đều phải có một lượng tài sản nhất định (tiền bạc, vật tư, hàng hóa, nhà
cửa, máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ quản lý…). Những tài sản của đơn vị kế toàn được
hình thành do sự đóng góp của các chủ sở hữu đơn vị và được huy động từ các nguồn khác
(vay,chiếm dụng…). Hoạt động của đơn vị kế toán thường xuyên gây ra sự biến động đối với
các tài sản và nguồn hình thành tài sản, làm cho chúng luôn thay đổi về số lượng và giá trị
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Page 2
NHÓM 1 – LỚP HP 1119FACC0111

cũng như hình thái biểu hiện. Kế toán trong mỗi đơn vị có nhiệm vụ thu thập, đo lường, xử lý,
kiểm tra, phân tích thông tin về tình hình và sự vận động của tài sản của đơn vị và cung cấp
cho các đối tượng cần sử dụng thông tin theo quy định.
2. Đặc điểm của kế toán
_ Đối tượng nghiên cứu của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản trong từng đơn vị kế
toán.
_ Để thu thập và phản ánh thông tin, kế toán có hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng,
gồm: phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và
phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.
_ Thông tin do kế toán thu thập và cung cấp mang tính chất thường xuyên, liên tục, toàn diện
và có hệ thống tất cả các loại tài sản và tình hình vận động của các loại tài sản đó trong quá
trình hoạt động kinh tế của đơn vị kế toán.
_ Để phản ánh các loại tài sản và sự vận động của tài sản, Kế toán sử dụng cả ba loại thước
đo, trong đó thước đo tiền tệ được coi là thước đo chủ yếu. Sử dụng thước đo tiền tệ, kế toán
sẽ cung cấp được các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác quản lý.
Với những đặc điểm trên, kế toán là một môn khoa học quan trọng trong hệ thống các
môn khoa học về quản lý kinh tế, là một công cụ quản lý quan trọng, đắc lực và không thể
thiếu trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Trong xã hội, kế toán là một nghề nghiệp.
Người làm kế toán đòi hỏi phải qua quá trình đào tạo để trang bị kiến thức trình độ nghiệp vụ
chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
3. Các nguyên tắc cơ bản của kế toán
3.1 Nguyên tắc cơ sở dồn tích (Accrual basic principle)
Nguyên tắc cơ sở dồn tích quy định mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp
liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi
nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, chi tiền hoặc các khoản
tương đương tiền (vàng, bạc, đá quý, chứng khoán ngắn hạn,…) Báo cáo tài chính được lập
trên cơ sở dồn tích, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình kế toán của doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ
sở dồn tích đối lập với nguyên tắc cơ sở tiền mặt, nhưng Báo cáo tài chính lập theo cơ sở tiền

mặt sẽ không phản ánh đúng thực tế kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy,
hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định các
doanh nghiệp phải ghi chép kế toán và lập Báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích.
3.2 Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern)
Một doanh nghiệp khi thành lập đi vào hoạt động, sẽ chỉ có thể xảy ra hai khả năng:
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Page 3
NHÓM 1 – LỚP HP 1119FACC0111
_ Sẽ tiếp tục hoạt động liên tục, hay ít nhất sẽ không bị giải thể hoặc ngừng hoạt động trong
tương lai gần.
_ Ngừng hoạt động
Kế toán thừa nhận khả năng doanh nghiệp hoạt động liên tục. Theo nguyên tắc này,
Báo cáo tài chính sẽ được lập trên cơ sở giả định đang hoạt động liên tục và sẽ liên tục hoạt
động bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định, cũng như
không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
Giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục liên quan đến việc phản ánh tài sản, thu
nhập, chi phí của doanh nghiệp theo giá gốc, không phản ánh theo giá thị trường. Mặc dù, giá
thị trường cho những tài sản mà doanh nghiệp mua về để tồn trữ hoặc đang sử dụng cho mục
đích kinh doanh có thể thay đổi theo thời gian. Giả thiết này được đặt ra với lập luận doanh
nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản được sử dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh và
không được bán, nên giá thị trường của tài sản là không thích hợp và không cần thiết để phản
ánh. Mặt khác, nếu phản ánh tài sản theo giá thực tế, báo cáo tài chính của đơn vị chỉ phản
ánh được tình hình tài chính cả doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại mà thôi. Mặt khác, nguyên
tắc này còn làm cơ sở cho các phương pháp tính hao mòn để phân chia giá trị tài sản cố định
vào các chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động của nó.
Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp chuẩn bị bán, sát nhập, giải thể,…thì nguyên tắc hoạt
động liên tục sẽ không được vận dụng vào việc lập báo cáo tài chính. Trong trường hợp này,
các tài sản của doanh nghiệp sẽ phải phản ánh theo giá thị trường.
3.3 Nguyên tắc giá gốc (Cost principle)
Theo nguyên tắc này, tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc tài sản được tính
theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài

sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Như vậy, khi vận dụng nguyên tắc giá gốc, chỉ
được đánh giá giá trị tài sản dựa trên căn cứ tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt. Nếu vật đền
bù cho một tài sản hoặc dịch vụ là tiền mặt thì chi phí được đánh giá theo số tiền mặt chi ra
để có được tài sản hoặc dịch vụ đó. Nếu vật đền bù cho một tài sản hoặc dịch vụ không phải
là tiền mặt (tài sản khác, tài trợ…) thì chi phí được đánh giá theo giá trị tiền mặt hoặc tương
đương giá thị trường của vật trao đổi hoặc vật nhận được.
Nguyên tắc giá gốc được quy định trên nền tảng của nguyên tắc hoạt động liên tục.
Với giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục, nên trên Báo cáo tài chính, giá trị các chỉ tiêu
về tài sản, công nợ, chi phí…được phản ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó, không phải
giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo giá thị trường.
3.4 Nguyên tắc phù hợp (Matching principle)
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Page 4
NHÓM 1 – LỚP HP 1119FACC0111
Nguyên tắc phù hợp quy định, việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau. Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu, phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan
đến việc tạo ra doanh thu đó. Các chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm:
_ Chi phí của kì tạo ra doanh thu, đó là các chi phí thực tế đã phát sinh trong kì và liên quan
đến việc tạo ra doanh thu của kì đó.
_ Chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kì đó.
Như vậy chi phí được ghi nhận trong kì là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc
tạo ra doanh thu và thu nhập của kì đó, không phụ thuộc khoản chi phí đó được tạo ra trong kì
nào.
Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giá
đúng kết quả hoạt động kinh doanh của từng kì kế toán, giúp cho các nhà quản trị có những
quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả.
3.5 Nguyên tắc nhất quán (Consistency principle)
Theo nguyên tắc nhất quán, các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp đã
chọn phải được áp dụng nhất quán từ kì kế toán này sang kì kế toán khác. Chỉ nên thay đổi
chính sách và phương pháp kế toán khi có lý do đặc biệt và ít nhất phải sang kì kế toán sau.
Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn, phải giải trình lý do

và công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó về giá trị trong các báo cáo tài chính.
Thông tin về đơn vị kế toán trên Báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng để các đối
tượng sử dụng thông tin nhận thức đúng về tình hình tài chính làm cơ sở để ra các quyết định
kinh doanh. Do đó những thông tin này phải mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa
các kì với nhau, giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện…Nguyên tắc nhất quán sẽ đảm bảo cho
thông tin kế toán có được tính chất trên.
3.6 Nguyên tắc thận trọng (Conservatism principle)
Thận trọng là việc phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lập các
ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng yêu cầu việc ghi
tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn
chủ sở hữu phải được ghi nhận ngay từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra. Cụ thể:
_ Phải lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc quy định.
_ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
_ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
_ Doanh thu và thu nhập chỉ ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn.
_ Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Tuân thủ nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo đảm nguồn vốn, hạn chế
rủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục.
3.7 Nguyên tắc trọng yếu (Materialism principle)
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Page 5
NHÓM 1 – LỚP HP 1119FACC0111
Nguyên tắc trọng yếu chỉ rõ kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những
thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không trọng yếu, ít có tác dụng hoặc có
ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thông tin thì có thể bỏ qua.
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu độ
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến
quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính
chất của thông tin hoặc các sai sót kế toán phát được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính
trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. Vận
dụng nguyên tắc này, những khoản mục có cùng nội dung, bản chất kinh tế, không phụ thuộc

vào quy mô có thể được gộp lại thành một khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính. Tuy
nhiên, vẫn có những khoản mục, có thể quy mô rất nhỏ nhưng lại có nội dung, bản chất kinh
tế riêng biệt mang tính trọng yếu phải trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính.
Phần hai: Ví dụ thực tế về việc thực hiện các nguyên tắc kế toán tại doanh nghiệp
1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích và nguyên tắc giá gốc
_ Xét kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng.
+ Trụ sở chính: P1016 Nơ 4B Khu Bán đảo Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
+ Điện thoại: (84-4) 3641 9894
_ Phương thức bán hàng trực tiếp: Nghiệp vụ bán hàng (Bộ hiển thị nhiệt độ) của công ty Cổ
phần công nghệ ứng dụng cho công ty TNHH Biển Bạc vào ngày 10/10/2009, trị giá hàng
chưa thuế là 680 triệu đồng, thuế giá trị gia tăng 10%. Bên mua thanh toán bằng tiền mặt.
a) Lập các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kinh tế.
 Mẫu “Đơn đặt hàng” tại Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng như sau:
Biểu số 1: Mẫu Đơn đặt hàng Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Page 6
NHÓM 1 – LỚP HP 1119FACC0111
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐẶT HÀNG
Số: 40 thuộc HĐKT số: 01/TBĐT/CNUD-TTBB
Đơn đặt hàng này được lập vào ngày 04 háng 10 năm 2009 là một phần không tách rời hợp
đồng số: 01/TBĐT/CPND-TTBB
Bên A : Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng (CNUD)
Địa chỉ: P1016 Nơ 4B khu Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Tài khoản: 10200100055608, tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu – Sở Giao dịch
Đại diện: Ông Nguyễn Mạnh Cường Chức vụ: Phó giám đốc
Làm đại diện cho Bên Bán hàng, sau đây gọi tắt là Bên Bán.
Bên B: Công ty TNHH Truyền thông Biển Bạc
Địa chỉ: 20 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: (04) 4 934 971

Mã số thuế: 01.001.00417
Tài khoản: 10201.00000.27069, Tại Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Ngoại thương VN
Đại diện: Bà Đỗ Nguyệt Nga Chức vụ: Giám đốc
Làm đại diện cho bên Mua hàng, sau đây gọi tắt là Bên Mua.
Cùng thống nhất các điều khoản cung cấp hàng hóa như sau:
Điều 1: Phạm vi cung cấp và giá cả:
Tên hàng
hóa/Nhà sản
xuất
Xuất
xứ
SL
Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng)
ĐG trước
thuế
ĐG thuế ĐG sau
thuế Trước thuế Thuế Sau thuế
1 2 3 4 5 6=4+5 7=3*4 8=3*5 9=7+8
Bộ hiển thị
nhiệt độ
02 340.000 34.000 374.000 680.000 68.000 748.000
Tổng giá trị trước VAT 680.000.000
Thuế VAT (10%) 68.000.000
Tổng giá trị sau VAT 748.000.000
(Bằng chữ: Bảy trăm bốn mươi tám triệu đồng chẵn./.
- Giá trên được hiểu là giá giao tại kho của Bên Bán.
- Giá không thay đổi trong quá trình thực hiện đơn hàng.
- Quy cách hàng hóa: hàng mới 100%, đầy đủ phụ kiện.
Điều 2: Phương thức giao nhận
- Thời gian giao hàng: trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày ký đơn hàng.

- Địa điểm giao hàng: tại kho của Bên bán.
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Page 7
NHÓM 1 – LỚP HP 1119FACC0111
- Việc giao nhận hàng sẽ được hai bên tiến hành kiểm tra bằng mắt thường về số lượng, chất
lượng bên ngoài hàng hóa và ký xác nhận tại thời điểm giao hàng bằng Biên bản giao nhận
hàng.
Điều 3: Điều khoản thi hành
- Đơn đặt hàng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Đơn đặt hàng này được làm thành 06 (sáu) bản tiếng Việt có giá trị như nhau.
Đại diện Bên Bán Đại diện Bên Mua
Nguyễn Mạnh Cường Đỗ Nguyệt Nga
 Sau khi nhận được Đơn đặt hàng, Công ty tiến hành các giao dịch cần thiết để cung cấp hàng
hóa, thiết bị cho khách hàng như kiểm tra chất lượng, chủng loại của hàng hoá, đồng thời
phòng Kế toán tài chính sẽ xuất hoá đơn theo biểu mẫu sau:
Biểu số 2: Mẫu hóa đơn GTGT của Công ty Cổ phần Công nghệ ứng dụng
Mẫu số: 01GTKT-3LL
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AB/2009B
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Page 8

×