BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
MÔN MK315DV01_01
BÁO CÁO ĐỀ ÁN LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
ĐỀ TÀI: TIỆM BÁNH TAKOYAKI HARU
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Như Chang
Thành viên nhóm:
Ngô Tuyết Trinh_093306
Trần Văn Song_093281
Lê Khắc Tâm Uyên _093309
Mai Tấn Thọ_093292
Huỳnh Minh Tân_ 093283
TPHCM, 12/2012
Đại học Hoa Sen MK091
B
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
MÔN MK315DV01_01
BÁO CÁO ĐỀ ÁN LẬP KẾ HOẠCH
MARKETING
ĐỀ TÀI: TIỆM BÁNH TAKOYAKI HARU
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn
Như Chang
Thành viên nhóm:
Ngô Tuyết Trinh_093306
Trần Văn Song_093281
Lê Khắc Tâm Uyên _093309
Mai Tấn Thọ_093292
Huỳnh Minh Tân_ 093283
Phần dành riêng cho Khoa
Ngày nộp báo cáo: / /2012
Người nhận báo cáo: (kí tên và ghi rõ họ tên)
___________________________
Đại học Hoa Sen MK091
i
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
TRÍCH YẾU
Đề án này lấy ý tưởng kinh doanh từ xe bánh Haru. Kinh doanh không chỉ kiếm
sống mà nó còn là công cụ để các bạn sinh viên trẻ có cơ hội trải nghiệm, ứng dụng
những bài học lý thuyết vào thực tiễn, một phương pháp học mới đi đôi với hành.
Những chiếc bánh ngon được làm ra, tạo tiền đề cho sự gắn kết giữa khách hàng
những nhà kinh doanh. Chúng tôi đã vận dụng những kiến thức được học và biến
hóa chúng một cái khéo léo dựa trên nguồn kinh phí hạn hẹp. Chúng tôi đã sử dụng
các kiến thức về: yếu tố thương hiệu, định giá, IMC plan, trưng bày sản phẩm,
digital matketing, promotion…và vận dụng tối đa các phương tiện truyền thông
hiện đại.
Cửa hàng Haru là một hình thức kinh doanh mới, lành mạnh và ngày càng nhận
được sự ủng hộ từ phía các bạn trẻ. Tuy nhiên, nó vẫn còn bị hạn chế ở nhiều mặt.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề án này giúp chúng tôi có cơ hội để khám phá về
hình thức kinh doanh ẩm thực mới này. Bên cạnh đó, nêu lên nhiều giải pháp để
khắc phục những khuyết điểm mà cửa hàng còn mắc phải, nhằm hoàn thiện chúng
và phát triển chuỗi cửa hàng này đa dạng hơn. Quan trọng nhất trong sự nghiệp
phát triển kinh doanh lâu dài, việc đa dạng hóa phải có sự cân nhắc đảm bảo về chất
lượng, vệ sinh, bản sắc thương hiệu và tính cạnh tranh với các đối thủ.
Đại học Hoa Sen MK091
ii
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành báo cáo này, nhóm chúng tôi đã nhận được sự trợ giúp
từ nhiều phía. Trước tiên, chúng tôi gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Như Chang đã
giúp chúng tôi có những định hướng cụ thể cũng như những lời khuyên bổ ích để
hoàn thành tốt báo cáo đề án này. Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi cũng gửi đến bạn
Nguyễn Hữu Duy và bạn Vòng Ứng Hào – hai ông chủ của tiệm bánh Haru lời cảm
ơn chân thành. Những thông tin cũng như chia sẻ của hai bạn về việc kinh doanh
của Haru đã giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành báo cáo này. Và
cuối cùng, chúng tôi muốn gửi lời tri ân đến các thầy cô ngành Marketing đã tận
tình giảng dạy cho chúng tôi những bài học quý giá để chúng tôi có đủ kiến thức
lập kế hoạch marketing cho một doanh nghiệp hoàn chỉnh như thế này.
Đại học Hoa Sen MK091
iii
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Điểm số:
::
:
…… /…
Đại học Hoa Sen MK091
iv
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU A
LỜI CẢM ƠN ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii
MỤC LỤC iv
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
DẪN NHẬP viii
1.
Tổng quan về thị trường 1
1.1 Quy mô thị trường 1
1.2 Nhu cầu thị trường 1
1.3 Xu hướng thị trường 1
2.
Tổng quan về Haru 2
2.1 Giới thiệu cửa hàng Haru 2
2.2 Giới thiệu sản phẩm 3
2.3 Định vị thương hiệu 4
2.3.1 Phân tích SWOT 4
2.3.2 Phân khúc thị trường 6
• Phân khúc theo địa lý 6
• Phân khúc theo nhân chủng học 6
• Phân khúc theo tâm lý 6
2.3.3 Khách hàng mục tiêu 6
2.3.4 Đối thủ cạnh tranh 7
2.3.5 Điểm khác biệt 9
2.3.6 Định vị 10
2.4 Nhận diện thương hiệu 10
2.4.1 Tên thương hiệu 10
2.4.2 Logo 10
Đại học Hoa Sen MK091
v
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
3.
Chiến lược marketing cho Haru 11
3.1 Thực trạng marketing hiện tại 11
3.2 Mục tiêu marketing 12
3.3 Kế hoạch chi tiết 12
3.3.1 Chiến lược sản phẩm (Product) 12
Về thức ăn
12
Về thức uống
13
Combo 32.000 ĐỒNG (1 set bánh + 1 nước uống tự chọn)
14
3.3.2 Chiến lược giá (Price) 14
3.3.3 Chiến lược phân phối (Place) 16
3.3.4 Chiêu thị (Promotion) 16
4.
Kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp cho Haru 17
4.1 Xúc tiến bán hàng (sale promotion) 17
4.2 Marketing trực tuyến (digital marketing) 22
4.3 POP (trưng bày tại điểm bán hàng) 24
5
Cải thiện hình ảnh thương hiệu cho Haru 26
5.3 Slogan 26
5.4 Packaging 27
6
Cải thiện chất lượng dịch vụ của Haru 27
7
Timeline 30
8
Ngân sách 31
9
Đánh giá và kiến nghị 33
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Đại học Hoa Sen MK091
vi
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Họ và tên MSSV Công việc
Phần
trăm
1. Mai Tấn Thọ
093292
Tổng quan về Haru; POPvà
những nội dung bổ sung
20%
2. Trần Văn Song
093281
Tổng quan về thị trường; Chiến
lược thương hiệu; Đánh giá
20%
3. Ngô Tuyết Trinh
093306
Mục tiêu marketing; Phân khúc
thị trường; Khách hàng mục
tiêu; Sale promotion; Tổng hợp
báo cáo
20%
4. Lê Khắc Tâm
Uyên
093309
Điểm khác biệt; Định vị; Sale
promotion; Digital
20%
5. Huỳnh Minh Tân
093283
Sản phẩm; Chiến lược định
giá; Dịch vụ; Ngân sách
20%
Đại học Hoa Sen MK091
vii
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1. Bánh Takoyaki hoàn chỉnh
Hình 2. Logo Haru
Hình 3. Mẫu thiết kế coupon cho chương trình
Hình 4. Thiết kế mẫu bao lì xì để coupon
Hình 5. Mẫu thiết kế móc khóa
Hình 6. Hình ảnh minh họa cho fanpage Haru Takoyaki
Hình 7. Hình ảnh minh họa fanpage Haru Takoyaki vào mùa Noel
Hình 8. Fanpage Địa điểm ăn uống Sài Gòn
Hình 9. POP hiện tại của Haru
Hình 10. Mẫu trang phục kiến nghị
Hình 11. Mẫu thiết kế kiến nghị cho bao bì mới của Haru
Hình 12. Fanpage hiện nay của Haru
Biểu đồ 1. Tỷ lệ người tiêu dùng mua voucher online tại các website
Bảng 1. Ngân sách toàn bộ kế hoạch marketing cho Haru năm 2013
Bảng 2. Phân tích lợi nhuận trên sản phẩm của Haru
Bảng 3. Phân tích chỉ số ROI (Return of investment) – Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của
Haru
Đại học Hoa Sen MK091
viii
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
DẪN NHẬP
“Ta ăn khi đói, ta uống khi khát” câu nói ấy không chỉ thuần túy trong hành trình đi
tìm cái ăn, cái mặc. Tường tận và sâu sắc hơn đó là sự tận hưởng khoái lạc tinh
thần, mà chúng ta đã vô tình đánh mất trong cuộc sống tấp nập, bon chen. Chuyện
đói no, thèm khát như một nhu cầu tất yếu làm ta thêm yêu cuộc sống. Nó buộc
chúng ta phải đi tìm kiếm cái “chân, thiện, mỹ” để bù đắp vào phần tinh thần đã
thiếu hụt làm nên thú vui cuộc sống. Làm ra những món ăn, không đơn giản như
việc tạo ra “cái ngon” thỏa mãn nhu cầu cơ bản của bản thân, mà đó còn là việc
phát triển những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Haru - một thương hiệu - đã đem
cái hay, cái đẹp của xứ người góp thêm vào kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam
một hương vị mới, đậm đà, mộc mạc. Người Việt Nam ta luôn tò mò, thích trải
nghiệm những điều mới mẽ. Đó là chất xúc tác để làm nên những món ăn mới, hấp
dẫn thực khách. Vỏn vẹn sáu tháng, một khoảng thời gian khá ngắn ngủi để “ai đó”
dành trọn, gửi gắm yêu thương vào một thương hiệu khá mới mẽ. Tuy nhiên, với
cái chất bên trong, cái nền tảng vững chắc, đã giúp Haru nhanh chóng được thực
khách chấp nhận, chiếc bánh khọt Nhật Bản Takoyaki đã đi vào thực đơn hằng
ngày của các bạn trẻ Việt Nam. Chính cái tinh thần của Haru đã giúp chúng tôi lựa
chọn đề này, để phát triển thương hiệu bánh Nhật Bản. Với một số chiến lược và
công cụ sử dụng trong đề án, nhóm chúng tôi mong muốn đưa ra một hình thức
kinh doanh ẩm thực mới đủ để thực hiện và không tốn kém quá nhiều chi phí, chỉ
cần có sở thích và đam mê. Chính vì vậy, nó mang tính thiết thực khá cao và được
các bạn sinh viên lựa chọn để khởi nghiệp. Một chiếc bánh ngon, đòi hỏi sự lành
nghề của những đôi tay khéo léo, sự biến hóa trên những công thức chuẩn mực và
hơn hết là lòng nhiệt huyết của người đầu bếp.
Chúng tôi đã đề ra mục tiêu cho đề án này:
• Mục tiêu 1: Tìm hiểu dàn bài thực hiện một kế hoạch Marketing.
• Mục tiêu 2: Vận dụng những kiến thức Marketing đã học vào đề án.
• Mục tiêu 3: Tìm hiểu thị trường ẩm thực của giới trẻ hiện nay.
• Mục tiêu 4: Nhìn nhận những ưu và khuyết điểm để duy trì và phát triển
một thương hiệu theo chiều hướng tích cực một cách tốt nhất.
Đại học Hoa Sen MK091
1
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
1. Tổng quan về thị trường
1.1 Quy mô thị trường
Thị trường ẩm thực đường phố xưa nay luôn rất phong phú và đa dạng. Hàng trăm
món ăn, hàng nghìn gánh hàng rong, xe đẩy được bày bán trên mọi nẻo đường, ngõ
ngách bất kể thời điểm nào. Ẩm thực đường phố không chỉ dừng lại ở những món
ăn thuần túy Việt Nam mà hiện nay, những món ăn xuất xứ nước ngoài cũng đang
được bày bán khắp nơi trên đường phố Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng
như bánh mì que Pháp, bánh Paparoti Mexico, bánh mì tam giác Thổ Nhĩ Kỳ, bánh
khọt (takoyaki) Nhật Bản… và ngày càng có nhiều món ăn mới lạ, độc đáo xuất
hiện. Người dân Việt Nam thì thích tụ tập bạn bè ăn vặt đây đó nên việc có nhiều
lựa chọn khiến họ thích thú và có những yêu cầu ngày càng cao hơn. Nhìn chung,
thị trường ẩm thực đường phố tại Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển rất mạnh
mẽ, đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không kém phần cạnh tranh gay gắt cho
những ai muốn kinh doanh trong thị trường này.
1.2 Nhu cầu thị trường
Cuộc sống thay đổi từng ngày, nhu cầu ăn uống của chúng ta cũng thay đổi. Khách
hàng ngày càng thông minh và đòi hỏi càng cao, một món ăn không những phải
ngon mà còn phải rẻ và tiện lợi. Bên cạnh đó, khách hàng cũng muốn dùng thử
những món ăn đặc biệt của những quốc gia, dân tộc khác. Song, tại TP.HCM, ẩm
thực Nhật Bản có phần được người tiêu dùng ưa thích nhiều hơn. Bởi một điều đơn
giản, ẩm thực Nhật Bản vừa ngon, vừa trang trí đẹp mắt và vừa hợp khẩu vị của
người dân Việt Nam.
1.3 Xu hướng thị trường
Nhìn chung xu hướng thị trường hiện nay đối với ẩm thực Nhật Bản có sự thay đổi
lớn. Thời gian trước,ẩm thực Nhật Bản tại Việt Nam dường như chỉ dành cho người
giàu hoặc khá giả. Vì thế, khi muốn thưởng thức món ăn Nhật Bản, thực khách phải
đến những nhà hàng hay những trung tâm mua sắm sang trọng. Tại đó, họ có thể
vừa thưởng thức vừa tận hưởng không gian đậm chất đất nước hoa anh đào. Nhưng
Đại học Hoa Sen MK091
2
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
hiện tại, điều này đã và đang dần thay đổi. Ẩm thực Nhật Bản không còn dành
riêng cho người giàu mà cả tầng lớp bình dân cũng có nhu cầu thưởng thức, đặc
biệt là giới trẻ năng động cá tính, thích tìm hiểu những điều mới lạ. Họ đòi
hỏinhững món ăn không chỉ ngon, đậm chất Nhật Bản mà còn phải nhanh, tiện lợi,
rẻ và hợp vệ sinh. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều người đã bắt tay vào kinh
doanh thức ăn và thức uống Nhật Bản dưới hình thức cửa hàngtake a way đường
phố.
2. Tổng quan về Haru
2.1 Giới thiệu cửa hàng Haru
Haru là một cửa hàng chuyên bán bánh Takoyaki – một món ăn truyền thống và
được yêu thích tại Nhật Bản. Haru là một trong những cửa hàng đầu tiên đưa
Takoyaki ngon, bổ, rẻ đến gần với các bạn trẻ TP.HCM, những người yêu thích ẩm
thực Nhật Bản. Trước đây, các thực khách phải chi một số tiền khá lớn để có thể
thưởng thức món bánh này trong các nhà hàng Sushi Nhật Bản thì nay, Haru đã đưa
món đặc sản vùng Osaka đến gần hơn với các bạn trẻ với mức giá “khá sinh viên”
bằng cách biến món bánh này thành một trong những món ăn đường phố.
Cửa hàng này là sự khởi nghiệp của 4 anh chàng sinh viên trường đại học Hoa Sen,
với nhiệt huyết tuổi trẻ và đam mê kinh doanh, họ đã góp chút vốn liếng nho nhỏ để
cùng nhau thực hiện dự án kinh doanh này. Cả 4 chàng trai đều yêu thích ẩm thực
Nhật Bản. Lần đầu tiên khi được thưởng thức món bánh takoyaki, họ đã ngây ngất
trước hương thơm và mùi vị là lạ của bánh. Họ nhận thấy rằng món bánh ngon như
Takoyaki hay còn gọi là bánh khọt Nhật Bản vẫn còn rất mới lạ đối với người Việt
Nam nói chung và người dân TP.HCM nói riêng. Thế là ý tưởng kinh doanh nảy ra
và Haru ra đời. Bằng sự liều lĩnh và đam mê của mình, những ông chủ nhỏ của
Haru đã và đang thực hiện ước mơ biến Haru thành chuỗi cửa hàng bán bánh
takoyaki nổi tiếng nhất TP.HCM. Tình hình kinh doanh của Harucũng đã phát triển
rất suôn sẻ kể từ ngày khai trương đầu tiên và chỉ trong vòng 6 tháng, Haru đã có 5
cửa hàng tập trung ở những khu ăn uống sầm uất nhất TP.HCM: 07 Trang Tử Q.5;
322 Lãnh Binh Thăng Q.11; 114 Hậu giang Q.6; 920 Nguyễn Chí Thanh Q.11; 259
Đại học Hoa Sen MK091
3
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
Trần Hưng Đạo B, Q.5. Và Haru vẫn đang muốn khuyếch trương nhiều cửa hàng
hơn nữa trong tương lai.
2.2 Giới thiệu sản phẩm
Takoyaki xuất phát tự bộ truyện tranh trinh thám lừng danh Thám tử nhí Conan,
cậu bạn Hattori Heiji đã mời cả gia đình Ran Mori tới thăm nhà cậu ở Osaka.
Hattori tự hào dẫn gia đình nhà Ran và Conan đi thưởng thức một ăn món truyền
thống gọi là “bánh nướng vùng Osaka”. Khác với những món ăn khác, cầu kỳ mặt
hình thức của món Tây, vị mặn mà từ nước mắm của món Việt, Takoyaki lại khá
đơn giản đến mức hầu như ai cũng có thể trổ tài khi vào bếp. Bình dị từ cách chế
biến, lối trình bày cho đến kiểu thưởng thức, Takoyaki bộc lộ một phần tính cách
của người dân vùng đất Osaka - huyền bí, mộc mạc, đơn giản và bộc trực.Cách làm
bánh Takoyaki như sau:
• Nguyên liệu cần có:
− Bạch tuộc đã luộc chín, thái khúc nhỏ 1cm. Có thể dùng mực tươi
chần qua, thái miếng.
− Bắp cải thái sợi nhỏ.
− Hành và gừng băm nhỏ
− 250 g Bột Takoyaki
− 1 cái trứng gà
− 750 ml nước
• Hướng dẫn:
− Trộn đều tất cả các nguyên liệu.
− Đổ bột 1/2 khuôn.
− Cho bạch tuộc, bắp cải, gừng.
− Đổ bột tràn khuôn. Lưu ý là cần bột tràn ra khỏi lòng khuôn để có
thể tạo được bánh hình tròn. Dùng que tre lật bánh theo góc 90 độ. Bánh sẽ róc khỏi
khuôn và dễ lật nghiêng. Cứ làm thế cho đến khi bánh tròn.
− Món ăn dùng kèm với sốt Takoyaki và sốt mayonaise.
Đại học Hoa Sen MK091
4
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
Làm bánh Takoyaki đơn giản, nhưng để có chiếc bánh tròn xinh đẹp thì lại đòi
hỏi một chút khéo léo và kiên nhẫn của người đổ bột. Khuôn đổ bánh có hình
vuông với những chiếc lỗ hình tròn nhỏ, gần giống với khuôn đổ bánh khọt của
người Việt. Bột bánh được cho vào bình có vòi nhỏ, rồi rót từ từ vào chỉ một nửa
khuôn thôi rồi tiếp tục cho nhân bạch tuộc, bắp cải, hành lá, gừng đỏ xắt nhỏ
nhuyễn, cuối cùng là rót bột đầy tràn khuôn.
2.3 Định vị thương hiệu
2.3.1 Phân tích SWOT
Điểm mạnh
• Giá cả cạnh tranh (22.000/set)
• Mùi vị lạ, ngon, đậm chất Nhật Bản.
• Tọa lạc ở những địa điểm đông dân
cư/khu vực ăn uống nổi tiếng.
• Sản phẩm được sáng tạo bởi công
thức riêng của cửa hàng.
Điểm yếu
• Chưa có nhiều dịch vụ kèm theo
(giữ xe, giao hàng tận nơi, chương
trình khuyến mãi…)
• Quảng bá hình ảnh chưa tốt, chưa
rộng rãi.
• Chưa tận dụng tốt Digital Marketing
(chưa phát huy hết tác dụng của
Facebook, các trang groupon)
• Sản phẩm chưa đa dạng.
• Chưa tận dụng hết lợi thế của nhân
viên.
Hình 1. Bánh Takoyaki hoàn chỉnh (Nguồn: Google)
Đại học Hoa Sen MK091
5
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
•
Là một thương hiệu mới chưa
nhiều người biết đến.
Cơ hội
• Khách hàng có xu hướng sử dụng
những dịch vụ tiện lợi.
• Người tiêu dùng có nhu cầu thưởng
thức những món ăn mới lạ của nước
ngoài.
Thử thách
• Có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp
và gián tiếp (xe bánh takoyaki hật bản,
bánh mì que nhật bản, xe bánh Take
away Nhật bản khác…).
• Vấn đề về mặt bằng cũng gây trở
ngại khá lớn trong tương lai.
• Nhu cầu về vệ sinh, an toàn thực
phẩm cũng là một thách thức lớn đáng
lo ngại.
Từ những điểm mạnh và cơ hội chúng ta cần:
Luôn luôn thay đổi và tìm tòi những công thức mới làm đa dạng hóa
sản phẩm để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi lựa chọn Haru là điểm đến.
Phát triển mô hình Take A Way thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn khách
hàng (trong việc thiết kế xe bán, sản phẩm nhãn hiệu, cách trưng bày và cung cách
phục vụ).
Từ những điểm yếu và thách thức chúng ta cần đưa ra những biện pháp để cải
thiện cho việc kinh doanh của Haru được tốt hơn:
Cần phải có những chiến dịch IMC nhiều hơn (sử dụng Internet để
truyền thông, sale promotion, POPs…)
Về sản phẩm, cần sáng tạo làm phong phú hơn về các loại bánh vừa
ngon vừa hợp vệ sinh (tạo thêm nhiều loại nhân bánh, kích cỡ…)
Cần những địa điểm mặt bằng cố định để phát huy hết khả năng của
Haru.
Đại học Hoa Sen MK091
6
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
Về dịch vụ, cần bổ sung thêm nhiều loại hình dịch vụ kèm theo sản
phẩm (giữ xe, giao hàng tận nơi, chương trình khuyến mãi…)
2.3.2 Phân khúc thị trường
• Phân khúc theo địa lý
Haru chọn TP.HCM làm thị trường chính và là thị trường duy nhất cho mình. Haru
chủ yếu tập trung vào những khu vực có nhiều hàng quán lề đường.
• Phân khúc theo nhân chủng học
Đối với thị trường ẩm thực đường phố tại TP.HCM có thể chia khách hàng thành
những nhóm sau:
o Trẻ em: từ 6 đến 12 tuổi.
o Học sinh – sinh viên: thuộc gia đình có thu nhập trung bình - khá.
o Nhân viên văn phòng: những người có độ tuổi từ 22 đến 30, thu nhập
trung bình từ 2 triệu đồng/tháng và thường là độc thân.
• Phân khúc theo tâm lý
Thường thì dân bình dân là những người thích thú nhất với các món ăn đường phố.
Họ thường là những người trẻ, thích tìm tòi và khám phá những cái mới. Họ thích
tụ tập bạn bè ăn uống, lê la quán xá sau giờ học, giờ làm. Họ yêu thích những món
ăn mới lạ và không có những đòi hỏi quá khắt khe đối với người bán.
2.3.3 Khách hàng mục tiêu
Từ những phân khúc trên, chúng tôi chọn nhóm khách hàng mục tiêu cho kế hoạch
marketing này như sau:
• Giới tính: không phân biệt
• Độ tuổi: từ 15 đến 25 tuổi
• Nghề nghiệp: học sinh cấp 3 và sinh viên
• Khu vực địa lý: sống ở TP.HCM
• Cá tính: trẻ trung, sôi động, thích ăn vặt, thích những món ăn mới lạ
nhưng không quá đắt tiền, thích tụ tập bạn bè ăn uống giải trí sau giờ học.
Đại học Hoa Sen MK091
7
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
2.3.4 Đối thủ cạnh tranh
Haru có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng TAKOBORU là đối thủ chính.
Haru TAKOBORU
LOGO
Địa chỉ
•
07 Trang Tử Phường 14, Q.5
• 322 Lãnh Binh Thăng Q.11
• 114 Hậu giang Q.6
• 920 Nguyễn Chí Thanh Q.11
• 259 Trần Hưng Đạo B, Q.5
•
236/5 Hòa Hảo phường 3 Q.10
• 272C Nguyễn Tri Phương
Phường 4 Q.10
Giờ
mở
cửa
18h - 22h30 15h - 22h
Giá
22.000/set (set gồm 3 viên
Takoyaki)
25.000/set (gồm 3 viên Takoyaky +
cá bào mỏng)
Hình
thức
Xe đẩy Cửa hàng take away
Đại học Hoa Sen MK091
8
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
Sản phẩm
•
Bánh khọt Nhật Bản (Takoyaki)
gồm 3 loại nhân: bạch tuột, phô
mai và hến
• Trà chanh và trà lắc
•
Bánh khọt Nhật Bản (Takoyaki)
kết hợp với cá bào được nhập khẩu
từ Nhật gồm 3 loại nhân: bạch tuột,
phô mai và tôm.
• Trà Latte đặc trưng của Nhật
Bản, các loại trà sữa khác và bia
tươi.
Digital Marketing
•
Facebook – Hội những người
ghiền Takoyaki
• Diadiemanuong.com
•
Facebook – Takoboru
• Hotdeal, muachung, incard
• Các trang ẩm thực nổi tiếng như
diadiemanuong, yume.vn,
amthucgiaitri.com…
Sale Promotion
Chưa có
•
Voucher
• Vip Octupus Card
• Combo sản phẩm
• Khuyến mại giảm 50% cho cửa
hàng mới
Trang
phục
•
Áo thun trắng có logo Haru.
• Nón màu đỏ phù hợp tồng màu
của xe.
Chưa có
Sponsor
Những bạn trẻ trên Facebook khi
là thực khách của Haru
Những người Nhật đến với
TAKOBORU
POP (trưng bày điểm bán)
Đại học Hoa Sen MK091
9
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
Qua việc phân tích với đối thủ cạnh tranh chính hiện nay, nếu muốn phát triển thêm
thương hiệu Haru thì chúng ta cần:
• Kết hợp thêm nhiều loại nước uống để làm đa dạng và có nhiều sự lựa
chọn cho thực khách khi tìm đến Haru.
• Liên kết thêm những trang web uy tín như amthucgiaitri.com, yume.vn,
các trang bán groupon như Nhommua, Muachung để thương thiệu được quảng quá
rộng hơn.
• Phải cho khách hàng thấy được sự ân cần của Haru đối với họ bằng việc
tán thưởng họ thông qua nhiều hình thức như: thẻ VIP, giảm giá cho sinh viên,
voucher, combo sản phẩm…
• Bổ sung thêm nhiều dịch vụ khác: giao hàng tận nơi, dịch vụ giữ xe,…
2.3.5 Điểm khác biệt
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tạo ra điểm
khác biệt so với các đối thủ là yếu tố quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp.
Nắm bắt được điều này, Haru cũng đã và đang tạo ra những điểm khác biệt cho
riêng mình.
Thứ nhất là sự khác biệt về giá. Giá bán phải chăng 22.000đ/set 3 viên là một lợi
thế cạnh tranh lớn của Haru so với các đối thủ. Đặc biệt là so với đối thủ trực tiếp
Takoboru (Takoboru bán 1 set 3 viên với giá 25.000đ-30.000đ). Với giá bán này,
Haru trở thành điểm bán Takoyaki rẻ nhất hiện nay.
Thứ hai là hệ thống phân phối. Haru đang cố gắng mở rộng hệ thống phân phối của
mình rộng khắp TP.HCM. Đặc biệt là những khu ăn uống nổi tiếng (khu Trần Bội
Cơ Q5, khu Nguyễn Chí Thanh Q10, khu Trần Hưng Đạo Q5) và những khu tập
trung đông dân cư lao động (cầu Hậu Giang Q6, Lãnh Binh Thăng Q11). Với
phong cách năng động, mới lạ, chất lượng món ăn cao, Haru có thể làm hài lòng tất
cả các khách hàng mục tiêu.
Đại học Hoa Sen MK091
10
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
2.3.6 Định vị
Đối với những người trong độ tuổi từ 15 đến 25hiện đang sinh sống tạiTP.HCM,
đặc biệt là những khu ăn uống nổi tiếng và khu dân cư lao động; những người yêu
thích ẩm thực đường phố, có sở thích khám phá và thưởng thức những món ăn mới
lạ, độc đáo, Haru cung cấp loại bánh khọt Nhật Bản Takoyakiđảm bảo chất lượng,
giá cả cạnh tranh và sản phẩm đa dạng, độc đáo. Vì Harucó dây chuyền chế biến
nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, hợp vệ sinh với đội ngũ nhân viên tay nghề cao, thân
thiện với khách hàng. Tính cách thương hiệu của Haru: ân cần, thấu hiểu, năng
động, độc đáo, mới lạ.
2.4 Nhận diện thương hiệu
2.4.1 Tên thương hiệu
Haru theo tiếng Nhật có nghĩa là “ngày qua ngày”. Nó thể hiện sự lâu dài của
chuỗi thời gian liên tiếp nhau và khẳng định được tầm quan trọng, bền bỉ của một
thương hiệu với công chúng. Mỗi người cầm một chiếc xiên nho nhỏ, xiên vào từng
viên bánh tròn để đưa lên miệng. Vỏ bánh thơm giòn, lớp bột bên trong thì dẻo
mềm với nhân bạch tuộc sần sật, chua chua vị gừng đỏ và the the của bắp cải và
hành lá, quyện với vị sốt đậm đà, béo ngậy thật khó quên. Giữa buổi tối se se gió
lạnh, tấp vào một quán Takoyaki bập bùng khói trắng ấm áp bên lề đường, xuýt xoa
cắn miếng bánh nóng bỏng, bạn sẽ cảm nhận được Osaka từ những điều giản dị
nhất.
Người Nhật gọi những chiếc bánh tròn này là Takoyaki. Tako ở đây nghĩa là bạch
tuộc – thành phần chính để làm ra loại bánh này và tạo ra được vị ngon của
bánh.Yaki là nướng. Takoyaki là một loại bánh bột mì nhân bạch tuộc, đậm đà
hương vị mặn mòi của biển cả, thăng hoa cùng sự thanh mát của đồng quê.
2.4.2 Logo
• Màu sắc: màu đỏ là màu yêu thích của người Á Đông tượng trưng cho lửa, bếp
than hồng của sự ấm cúm. Sự may mắn trong công việc và là sự chan hòa của
những ánh nắng từ ông mặt trời, linh hồn của vũ trụ.
Đại học Hoa Sen MK091
11
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
• Bố cục: Chính giữa là hình chú bạch tuột – nguyên liệu quan trọng nhất và linh
hồn của Takoyaki. Hình ảnh bạch tuột được nhân cách hóa theo dáng điệu của
người đầu bếp chuyên nghiệp, vui vẻ. Tay cầm cái nồi
tượng trưng cho sự sẵn sàng phục vụ và đáp ứng nhu
cầu ẩm thực của mọi thực khách. Bao bên ngoài là vòng
tròn đỏ tượng trưng cho lớp bột giòn tan, nóng hổi với
lớp mỡ bóng loáng. Hơn thế nữa với bố cục tròn đều nó
mang một ý nghĩa tốt về mặt phong thủy, sự hoàn hảo
trong bát quái. Chữ Haru được thiết kế in hoa trên cùng
đập vào mắt người xem ngay tức thì, để lại ấn tượng và
gợi nhớ dài lâu trong tâm thức.
3. Chiến lược marketing cho Haru
3.1 Thực trạng marketing hiện tại
Haru là một thương hiệu chỉ mới vừa ra đời cách đây 6 tháng nên chưa được nhiều
người biết đến. Với số vốn khởi nghiệp khá khiêm tốn nên việc marketing rầm rộ là
điều rất xa xỉ đối với những ông chủ nhỏ của Haru.
Cho đến hôm nay thì họchỉ mới có một bài giới thiệu trên website
www.diadiemanuong.com và một fanpage có tên “Hội những người ghiền bánh
takoyaki” chỉ có khoảng 500 lượt like. Có thể thấy marketing của họ còn rất yếu.
Họ đang mong chờ vào việc truyền miệng (word of mouth) của khách hàng sẽ
quảng bá được thương hiệu cho mình. Để khách hàng truyền miệng nhau một
thương hiệu thì thương hiệu đó phải có bản sắc riêng, phải tạo được dấu ấn tốt
trong lòng người tiêu dùng nhưng Haru chưa có được điều đó.
Và hiện tại, Haru đang tập trung chủ yếu phát triển P thứ 3 – Place. Trong vòng 6
tháng kể từ ngày thành lập, họ đã mở 5 thêm điểm bán hàng tập trung ở những khu
ăn uống đường phố nhộn nhịp và có xu hướng mở rông hơn nữa. Họ tin rằng với độ
bao phủ rộng khắp như vậy sẽ lôi cuốn được người đi đường – những khách hàng
tiềm năng và tạo sự tin tưởng cho khách hàng mục tiêu.
Hình 2. Logo Haru
(Nguồn: Google)
Đại học Hoa Sen MK091
12
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
3.2 Mục tiêu marketing
Nguồn vốn của Harucó hạn nên chi phí cho marketing cũng từ đó mà eo hẹp. Vì
thế, với chiến lược marketing cho Haru năm 2013, chúng tôi đặt ra một số mục tiêu
như sau:
• Chi phí thấp nhưng hiệu quả cao.
• Tăng độ nhận biết thương hiệu của nhóm khách hàng mục tiêu.
• Tăng lợi thế cạnh tranh.
• Tăng 20% doanh thu.
3.3 Kế hoạch chi tiết
Trong chiến lược marketing cho Haru, chúng tôi dựa vào phân tích những yếu tố
của marketing hỗn hợp nhằm đưa ra một số giải pháp cũng như các thực hiện để
tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn, bao gồm 4 yếu tố: sản phẩm
(product), giá cả (price), phân phối (place) và chiêu thị (promotion). Nhưng chúng
tôi sẽ tập trung chủ yếu vào phần Sản phẩm và Chiêu thị.
3.3.1 Chiến lược sản phẩm (Product)
Về thức ăn
Hiện nay Haru có 3 loại sản phẩm chính:
• Takoyaki nhân bạch tuộc
• Takoyaki nhân phomai
• Tokoyaki nhân hến
Bạch tuộc là một trong những món ăn ưa thích của người Nhật. Do vậy, món
Takoyaki ban đầu là nhân bạch tuộc và chỉ có bạch tuộc mới phù hợp với món ăn
đường phố vốn thuộc ở xứ sở hoa anh đào này.
Ở Việt nam, để phù hợp với những khẩu vị đa dạng người Việt mà Takoyaki được
chế biến khác hơn một chút nhưng vẫn giữ bản sắc của món ăn: Takoyaki nhân
phomai, Takoyaki nhân hến cũng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên,
Đại học Hoa Sen MK091
13
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
nếucó thêm nhiều loại nhân hơn thì lượng khách Haru có thể đáp ứng nhu cầu sẽ
nhiều hơn. Vì vậy chúng tôi đề xuất phát triển sản phẩm như sau:
• Sản phẩm 1: Takoyaki nhân đậu xanh và hạt sen
o Đối tượng: Các bạn trẻ thích nhân chay, thích đột phá mới lạ
o Đặc điểm:Đậu xanh và hạt sen có tính thanh nhiệt, làm mát cơ thể
khi kết hợp với nguyên liệu bánh khi chiên tạo độ hài hòa cho món ăn. Người ăn có
thể cảm nhân độ giòn của bánh, béo của đậu xanh và hương thơm của hạt sen.
• Sản phẩm 2: Takoyaki nhân tôm
o Đối tượng:Các bạn trẻ thích ăn hải sản, thay đổi hương vị bạch tuộc
o Đặc điểm: Tôm và mực là hải sản được yêu thích của các bạn trẻ.
Chi phí nguyên liệu mua tôm tươi cũng ngang với nhân bạch tuộc. Tôm được giã
nhuyễn và nhân với bột mì để làm phần nhân cho bánh.
Đa dạng về sản phẩm là một trong những yếu tố khác biệt của quán Haru. Ngoài hệ
thống phân phối đang được mở rộng, những chiến lược khuyến mãi cũng đã thực
hiện. Haru nên phát triển những sản phẩm mới lạ, nhằm thu hút khách hàng đến
thường xuyên. Không chỉ về bánh Takoyaki mà cả thức uống cũng phải đặc biệt và
phù hợp với quán. Những nguyên liệu để phát triển sản phẩm với chi phí ngang tầm
những nguyên liệu hiện tại . Việc phát triển sản phẩm thực hiện song song với việc
cải tiến, nâng cao chuyên môn đội ngũ làm bánh và phục vụ khách hàng. Như vậy
việc phát triển sẽ thuận lợi hơn, hình ảnh thương hiệu được lan rộng.
Về thức uống
Hiện nay tại Haru chỉ có 2 loại thức uống là trà chanh và trà sữa lắc, không có
nhiều lựa chọn cho khách hàng. Chúng tôi nhận thấy rằng thức uống ngon cũng có
thể tạo nên sự khác biệt cho Haru. Và thức uốngmà chúng tôi thấy phù hợp khi
dùng với Takoyaki là các loại trà sữa. Vì vậy, chúng tôi sẽ làm thêm 3 loại thức
uống mới cho Haru, đó là những sản phẩm bán kèm nhằm làm nổi bật thêm cho
món bánh Takoyaki và tăng thêm doanh thu cho quán.
• Trà sữa phô mai
Đại học Hoa Sen MK091
14
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
• Trà sữa đá xay phô mai Nabati
• Cookie OREO
Những thức uống này mang hương vị mới lạ, hợp xu hướng, rất dễ làm, không mất
nhiều thời gian và nguyên liệu cũng không đắt tiền nên rất phù hợp với Haru. Vì
nhà của một thành viên trong nhóm đang kinh doanh trà sữa nên chúng tôi thầy
rằng những thức uống này bán với giá 15.000đ/ly là hợp lý.
Combo32.000 ĐỒNG (1 set bánh + 1 nước uống tự chọn)
Nếu như mọi khi, khách hàng mua riêng 1 set bánh (22.000đ) và 1 ly nước
(15.000đ) tổng cộng là 37.000đ thì với hình thức combo này, khách hàng sẽ tiết
kiệm được 5.000đ. Với 1 phần ăn vừa có bánh vừa có nước, chất lượng không thay
đổi mà giá rẻ hơn thì khách hàng sẽ cảm thấy họ được lợi nhiều hơn.
TAKOYAKI DRINK
- Nhân bạch tuộc
- Nhân phô mai
- Nhân hến
- Nhân tôm
- Nhân đậu xanh hạt sen
- Trà sữa phô mai
- Trà sữa Nabati phô mai đá xay
- Cookies OREO kem tươi chocolate
- Trà chanh
- Trà sữa lắc
Và tất cả những món ăn và thức uống mới này sẽ bắt đầu bán vào đầu tháng
3/2013. Chúng tôi sẽ giới thiệu sản phẩm mới trên fanpage của Haru và fanpage
Địa điểm ăn uống Sài Gòn.
3.3.2 Chiến lược giá (Price)
• Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá của Haru
o Các khoản chi phí
- Nguyên vật liệu ( bột, nhân bánh, sữa, …)
- Chi phí khấu hao vật liệu ( lò chiên bánh, máy xay, máy ép…)
- Dịch vụ ( nhân viên, đáp ứng nhanh chóng).
Đại học Hoa Sen MK091
15
Đ
ề án lập kế họach marketing cho Haru
o Đặc điểm sản phẩm
Quán Haru Takoyaki hiện nay đang phát triển hình ảnh thương hiệu và hệ thống
phân phối của mình. Quán vẫn duy trì giá cả hiện tại là 22.000/ 3 viên phù hợp cho
đối tượng học sinh, sinh viên. Chí phí quảng cảo cũng không tốn kém vì quán tập
trung vào fanpage, liên kết website và hình thức worth of mouth.
o Tình hình cạnh tranh
Giá cả tại Haru được cho là thấp hơn với các tiệm bánh Takoyaki khác. Quá trình
định giá cho sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào các loại chi phí nguyên liệu, nhân
công mà còn dựa trên sự chênh lệch giá với các thương hiệu khác. Khách hàng sẽ
có sự so sánh về giá. Giá quá cao thì khó cạnh tranh, giá thấp thì nghi ngờ về chất
lượng sản phẩm. Do vậy việc phát triển thức uống bán kèm dạng Combo là một
trong những chiến lược giá phù hợp.
• Mô hình định giá đề xuất
Chúng tôi định giá theo giá trị sản phẩm, khi khách hàng có cơ hội tiếp xúc sản
phẩm sẽ nhận ra được sự khác biệt từ mùi vị và từ đó qua hình thức truyền miệng,
khi nhắc đến Haru khách hàng sẽ có những khái niệm về giá trị sản phẩm, từ những
lợi ích mà sản phẩm đem lại sẽ có mức đáp ứng phù hợp với những gì mà khách
hàng nhận được.
• Một số chiến lược giảm giá thành sản phẩm
o Nhân viên được luân chuyên ở những điểm bán đông, qui trình thực
hiện phải gọn nhẹ, tránh việc thuê nhiều nhân viên.
o Mua nguyên vật liệu với số lượng nhiều và có biện pháp bảo quản
thích hợp.
o Đa dạng hóa khách hàng, phát triển sản phẩm ( đặc biệt là nhân
chay) và thức uống đặc biệt cho quán.
Khách
hàng
Sản
phẩm
Giá trị
Giá Chi phí