Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh trần hưng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 83 trang )

Tháng 12/2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
HOA SEN UNIVERSITY
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM - CHI NHÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phùng Thế Vinh
Sinh viên: Đinh Cao Cường
Lớp: KT0911
MSSV: 093096
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP













Trân trọng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
Ngày tháng năm 2012NHẬN XÉT
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN














Trân trọng
Ngày tháng năm 2012
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
TRÍCH YẾU
Đề án thực tập tốt nghiệp là kết quả của hơn 3 tháng tôi làm việc tại Ngân
hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Trần Hưng Đạo. Đây là cơ hội để tôi áp
dụng những kiến thức lý thuyết được học từ hơn 3 năm học trên giảng đường vào
thực tế. Thực tập tốt nghiệp cũng giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về công việc của
bản thân sau khi ra trường, đồng thời có định hướng để phát triển nghề nghiệp
của mình trong tương lai.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị phòng Hỗ

trợ sinh viên trường Đại học Hoa Sen đã giúp đỡ và giới thiệu tôi thực tập tại
Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Trần Hưng Đạo.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo và các anh
chị trong Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – chi nhánh Trần Hưng
Đạo, đặc biệt là các anh chị phòng Kế toán đã nhiệt tình hướng dẫn, đào tạo và
cung cấp thông tin giúp chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Tôi cũng xin cảm ơn thầy Phùng Thế Vinh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn nhóm thực tập đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi làm tốt
công việc được giao tại Ngân hàng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDV Giao dịch viên
KSV Kiểm soát Viên
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHPHT Ngân hàng phát hành Thẻ
NHTTT Ngân hàng thanh toán Thẻ
NHTM CP PN Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức Tín dụng
TTBT Thanh toán bù trừ
ĐCV TSC Điều chuyển vốn trụ sở chính
ĐCV Điều chuyển vốn
INCAS Hệ thống hiện đại hóa ngân hàng (incombank
Advanced system)
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
UNC Ủy nhiệm chi
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1: Nhật ký quỹ

8




Hình 2: Liệt kê giao dịch

9
Hình 3: Giấy báo nợ

10
Hình 4: Giấy báo có

10
Hình 5: Bảng sao kê

11
Hình 6: Đồ thị so sánh giữa TT bằng tiền mặt và TTKDTM năm 2010
và 2011

35
Hình 7: UNC trường hợp đơn vị chuyển tiền và đơn vị hưởng có cùng
tài khoản tại Ngân hàng Phương Nam

43

Hình 8: UNC trường hợp đơn vị chuyển tiền có tài khoản tại Ngân hàng
Phương Nam còn đơn vị hưởng có tài khoản tại ngân hàng khác
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB

45
Hình 9: Phiếu thu trường hợp người nộp tiền vào thẻ ATM có tài khoản
ở Ngân hàng

48

Hình 10: Phiếu thu trường hợp n Người nộp tiền vào thẻ ATM không
có tài khoản ở Ngân hàng

49
Hình 11: UNC trường hợp chuyển tiền giữa 2 tài khoản ATM cùng hệ
thống của Ngân hàng Phương Nam

51
Hình 12: UNC trường hợp chuyển tiền giữa 2 tài khoản ATM khác hệ
thống

52
Hình 13: Giấy chuyển tiền trường hợp người nộp tiền vào thẻ ATM ở
ngân hàng ngoài hệ thống

53
Hình 14: Phiếu thu trường hợp khách hàng yêu cầu mở thẻ Debit

57

Hình 15: Phiếu thu trong trường hợp khách hàng mua thẻ quà tặng

60
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng đang là vấn đề
mà xã hội rất quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới
của Việt Nam hiện nay. Sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong thanh
toán sẽ đẩy nhanh việc tập trung phân phối các dòng vốn trong nền kinh tế xã
hội, cung ứng vốn cho nền kinh tế phát triển.
Ở nước ta, mọi sự tiếp cận với phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt vẫn chưa được chấp nhận và sử dụng rộng rãi như: thanh toán tiền điện,
nước, điện thoại, truyền hình cáp chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các
dịch vụ thanh toán trực tuyến dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên
diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng. Mặt khác, do
thu nhập của người dân nhìn chung còn ở mức thấp, thêm vào đó thói quen sử
dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ thay đổi nhanh được.
Tuy nhiên, trong một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên phương tiện thanh
toán xã hội cũng đang có xu hướng giảm dần qua từng năm, và hiện tại thanh
toán sử dụng chứng từ điện tử cũng dần chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạt
động giao dịch thanh toán, thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn
từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây.
Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh
toán khá phổ biến, đang dần được hệ thống ngân hàng mở rộng và phát triển,
được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch
thương mại có giá trị thanh toán khá lớn, góp phần giảm đáng kể lượng tiền mặt
trong thanh toán.
Nhờ vào sự ghi chép và phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu…

trong công tác kế toán giúp cho ngân hàng biết được thực trạng của việc thanh
toán không dùng tiền mặt đang diễn ra giữa các cá nhân, tổ chức kinh tế và ngân
hàng. Qua đó, ta thấy được vai trò của kế toán viên cũng như công tác kế toán
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
thanh toán không dùng tiền mặt là rất cần thiết. Và từ đó, ngân hàng có thể hỗ trợ
chính phủ đưa ra những chính sách để góp phần mở rộng phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt. Đây chính là một đề án đang rất được chính phủ quan tâm,
đó là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh toán, đáp ứng nhu cầu phát
triển của nền kinh tế. Qua đó, ngân hàng có thể mở rộng đối tượng và phạm vi
thanh toán cũng như các yêu cầu trong việc thanh toán, đáp ứng các yêu cầu đòi
hỏi của nền kinh tế: giảm chi phí, tăng hiệu quả, mang lại lợi ích cho nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền
mặt, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam - chi nhánh Trần Hưng Đạo”.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa về các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại
NHTMCP Phương Nam – chi nhánh Trần Hưng Đạo.
- Một số giải pháp kiến nghịnhằm hoàn thiện & mở rộng công tác kế toán thanh
toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
3.Phạm vi nghiên cứu:
Vì thời gian có hạn, đề tài chỉ được tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ
thanh toán không dùng tiền mặt xảy ra tại NHTM CP PN – chi nhánh Trần
Hưng Đạo, số liệu được dùng để minh họa là số liệu năm 2010-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập và nghiên cứu tài liệu.
- Phỏng vấn các đồng nghiệp.
- Phân tích so sánh, tổng hợp đối chiếu.
5. Kết cấu đề tài:

- Chương 1: Giới thiệu tổng quát Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
- Chương 2: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
qua ngân hàng.
- Chương 3: Thực trạng về nghiệp vụ và công tác kế toán thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – chi nhánh Trần Hưng
Đạo.
- Chương 4: Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng công tác kế
toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương
Nam – chi nhánh Trần Hưng Đạo.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2012
Sinh viên
Đinh Cao Cường
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế toán Ngân hàng của TS.Trương Thị Hồng.
2.Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho hiện đại hóa ngân hàng và hệ
thống thanh toán NHCT VN – incas (theo QĐ 1609/NHCT10 ngày 7/9/2006 của
Tổng Giám Đốc NHCT VN)
3. Báo cáo thường niên về kết quả hoạt động kinh doanh và thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Trần Hưng
Đạo.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM.
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phương Nam
Ngân hàng TMCP Phương Nam (Ngân hàng Phương Nam) được thành
lập 19/05/1993 với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Ngân hàng Phương
Nam đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258

triệu đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 1 chi nhánh.
Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác
động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), Ngân hàng Nhà
nước đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại vững
mạnh. Theo chủ trương đó, Hội đồng Quản trị ngân hàng đã đề ra những chiến
lược tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của Ngân hàng Phương
Nam:
- Phát triển năng lực tài chính lành mạnh, vững vàng đáp ứng mọi nhu cầu hoạt
động kinh doanh và phát triển kinh tế.
- Xây dựng bộ máy quản lý điều hành có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức tốt và
trách nhiệm cao. Bảo đảm cho mỗi bước đi của Ngân hàng Phương Nam luôn
đúng hướng, an toàn và phát triển bền vững.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
- Trải rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, góp
phần tạo động lực tích cực cho phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của từng khu
vực, đưa Ngân hàng Phương Nam trở thành ngân hàng đa phần sở hữu lớn mạnh
theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.
Theo chiến lược đó, Ngân hàng Phương Nam đã tiến hành sáp nhập các
ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003:
1. Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997.
2. Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999.
3. Năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì Hà Nội.
4. Năm 2001 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú.
5. Năm 2003 Sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ.
Ngân Hàng TMCP Phương Nam (Ngân hàng Phương Nam) đã có những
bước đi vững chắc. Đến 2012 Ngân Hàng TMCP Phương Nam có 137 Chi
Nhánh, Phòng Giao Dịch và đơn vị trực thuộc trên khắp phạm vi cả nước; Vốn
điều lệ đạt hơn 4.000 tỷ đồng, và tổng tài sản hiện tại đạt hơn 72.000 tỷ đồng.
Đối tác chiến lược của Phương Nam hiện nay là Ngân hàng United

Overseas Bank (UOB): một trong những tập đoàn tài chính nắm giữ lượng vốn
145 tỷ đô la ở Singapore; là ngân hàng dẫn đầu về hoạt động cho vay cá nhân,
phát hành thẻ và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hệ thống ngân hàng
toàn cầu, đã trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Phương Nam, sở hữu
20% cổ phần.
Logo:
Tên: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
Hội sở:
- Địa chỉ: 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại : 84.8.3866 3890
- Fax: 84.8.3866 3891
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý
1.2.1. Sơ đồ tổ chức trụ sở Ngân hàng Phương Nam
(Nguồn: www.southernbank.com.vn)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 15
Giám đốc
Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách kinh doanhPhó giám đốc phụ trách Kế toán
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
1.2.2. Sơ đồ Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Trần Hưng Đạo
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại chi nhánh
(Nguồn: Sinh viên vẽ)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
 Ban giám đốc:
Ban Giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của chi
nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt

động của cấp trên giao.
Ban giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Giám đốc lãnh đạo
điều hành mọi hoạt động của các phòng, và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám
đốc NHTM CP Phương Nam. Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc: 1
Phó Giám đốc phụ tráchvề kinh doanh, 1 Phó Giám đốc phụ trách kế toán.
Phòng kế toán ngân quỹ:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các
nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh
toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ
thống giao dịch trên máy. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử
dụng các sản phẩm ngân hàng.
Đồng thời là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền
mặt theo quy địnhcủa NHNN và NHTM CP PN. Ứng và thu tiền cho các quỹ
tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các
doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.
Phòng kinh doanh:
Thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc cấp tín dụng cho khách
hàng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng.
Tín dụng doanh nghiệp:
- Thực hiện công tác tiếp thị thu hút khách hàng.
- Thẩm định khách hàng vay.
- Lập hồ sơ xác minh tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Kiểm tra việc sử dụng vốn định kỳ hoặc đột xuất khi cho vay nhằm bảo đảm việc
sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Tín dụng cá nhân:
- Tìm kiếm và thẩm định khách hàng cá nhân

- Cấp phát tín dụng, bảo lãnh.
- Thẩm định tài sản đảm bảo.
- Tiếp nhận hồ sơ tài sản đảm bảo từ phía khách hàng.
- Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng: Trực tiếp đến cơ sở kinh doanh của
doanh nghiệp để thẩm định tài sản bảo đảm, đề xuất hạn mức tín dụng được phép
cấp dựa trên giá trị tài sản đảm bảo.
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán
1.3.1. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại chi nhánh
(Nguồn: Sinh viên vẽ)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụcác vị trí
• Trưởng phòng kế toán:
Tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán hạch toán tại đơn vị theo chế
độ kế toán Việt Nam, tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời
đầy đủ mọi biến động tài sản, phân tích hoạt động kinh tế trong Ngân hàng, lập
đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán.
• Giao dịch viên:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp nhận và xử lý các chứng từ
của khách hàng theo đúng qui trình nghiệp vụ kế toán hiện hành.
• Thủ quỹ:
Kí xác nhận phiếu thu (hoặc phiếu chi) sau đó nhận tiền của khách hàng từ
kiểm ngân hoặc chi tiền cho kiểm ngân để chi cho khách hàng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 18
Phó Giám đốc
phụ trách Kế toán
Trưởng phòng
kế toán
Thủ quỹ

Giao dịch viên
Kiểm ngân
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
• Kiểm ngân:
Nhận tiền và kiểm đếm khi nhận tiền từ khách hàng sau đó nộp lại cho
thủ quỹ hoặc kiểm đếm số tiền nhận được từ thủ quỹ trước khi chi cho khách
hàng.
1.3.3. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ-Tài khoản
Tất cả các chứng từ thanh toán của chủ thể đều được lập trên mẫu in sẵn
của Ngân hàng và Ngân hàng nhượng bán. Các chứng từ đó phải được lập đầy đủ
các liên, viết hoặc in rõ ràng, không được tẩy xóa và nộp vào Ngân hàng theo
đúng quy định. Ngân hàng được từ chối thanh toán khi chủ thể vi phạm những
quy định về thanh toán hiện hành.
Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng tuân thủ theo các Quyết định
479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004, QĐ 807/2005/QĐ –NHNN ngày 1/6/2005
về việc “sửa đổi bổ sung một số tài khoản trong hệ thống Tài khoản kế toán các
TCTD ban hành kèm theo QĐ 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống
đốc NHNN và hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam.
1.3.4. Sổ sách kế toán trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần
Phương Nam – chi nhánh Trần Hưng Đạo
Nhật ký quỹ: là sổ ghi đầy đủ các khoản thu, chi trong ngày để đối chiếu
với thủ quỹ, dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong
ngày.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
Hình 1: Nhật ký quỹ
Báo cáo liệt kê giao dịch : là bảng liệt kê thời gian, số tiền gửi, số tiền rút
của các tài khoản và định khoản trực tiếp trong báo cáo này.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB

Hình 2: Liệt kê giao dịch
Hai loại sổ sách kế toán trên ghi nhận và phản ánh toàn diện các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo từng tài khoản (chi tiết hoặc tổng hợp) theo qui định trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
cơ sở các bút toán hạch toán tự động và in theo qui định, nó làm căncứ để đối
chiếu chi tiết với các chứng từ, báo cáo, bảng kê giao dịch phát sinh trong
ngày, trong tháng hoặc trong năm.
Ngoài ra, sau mỗi giao dịch, nếu khách hàng yêu cầu, Ngân hàng sẽ in ra
giấy báo nợ, giấy báo có hoặc bảng sao kê tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Hình 3: Giấy báo nợ
Hình 4: Giấy báo có
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
Hình 5: Bảng sao kê
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀNGHIỆP VỤ KẾ TOÁN THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG.
2.1. Khái quát dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
2.1.1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và những điều kiện sử dụng
dịch vụ thanh toán
Thanh toán là hoạt động không thể thiếu trong các giao dịch của thể nhân
cũng như các pháp nhân trong việc chi tiêu, mua bán hàng hóa, dịch vụ và các
loại thanh toán khác…Trên thực tế luôn tồn tại hai hình thức thanh toán bằng tiền
mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt sẽ dẫn đến hệ
quả một lương tiền trong lưu thông, kém an toàn cho người thanh toán và khó
khăn trong việc kiểm soát Nhà nước.
Thanh toán (không dùng tiền mặt) qua ngân hàng là dịch vụ trong đó NH
sẽ thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của người có nghĩa vụ

trả tiền, hoặc nhu cầu chuyển tiền cho người khác để chuyển vào tài khoản cho
người thụ hưởng nhằm chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc đơn giản chỉ là
một chuyển tiền cho người thân.
Mặc dù các định chế tài chính đều có thể cung cấp dịch vụ thanh toán cho
nền kinh tế nếu được cấp phép, nhưng với vai trò làm trung gian thanh toán, hệ
thống Ngân hàng là người tổ chức, cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt vừa là người trực tiếp thực hiện việc chi trả cho khách hàng.
Khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thì chu chuyển vốn và chu
chuyển hàng hóa dịch vụ sẽ tách biệt nhau về không gian, thời gian, mặt khác
hoạt động thanh toán diễn ra không chỉ trong chi nhánh NH mà còn diễn ra giữa
các chi nhánh NH khác nhau xuất phát từ chính yêu cầu sử dụng sản phẩm từ
khách hàng. Vì vậy, khi cung cấp dịch vụ này ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu
nhanh chóng, thuận tiện và an toàn trong khi chuyển tiền.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN PNB
Nhưng để ngân hàng phục vụ tốt khách hàng cũng cần phải thực hiện
đúng các quy định do ngân hàng đặt ra nếu chấp nhận sử dụng dịch vụ. Xét trên
một ý nghĩa nào đó, khi khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ thì các quy định
thanh toán do NH đặt ra chính là điều khoản cam kết mà cả Ngân hàng người
cung cấp dịch vụ, lẫn khách hàng- người sử dụng dịch vụ đều phải thực hiện.
Việc mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng là duy trì số dư nhất
định để thực hiện việc thanh toán là yêu cầu đầu tiên nếu khách hàng muốn sử
dụng dịch vụ này. Do mục đích sử dụng là số tiền trên tài khoản chủ yều để thực
hiện các khoản thanh toán tiền hàng, séc…nên để đảm bảo NH không bị khách
hàng khiếu nại do trả sai số tiền, hoặc trả một tờ séc đã có lệnh đình chỉ thanh
toán, hoặc không để khách hàng lợi dụng tài khoản để chuyển tiền bất hợp
pháp…, NH thường yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết về
chủ tải khoản, đặc biệt là những người chủ tài khoản đại diện cho một pháp nhân.
Đôi khi các NH cũng yêu cầu có sự giới thiệu từ người thứ ba và các thông tin về
tình trạng hoạt động của khách hàng.

Hiện nay, khi mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng, NH
thường yêu cầu cung cấp các loại giấy tờ cơ bản như:
- Giấy đề nghị mở tài khoản.
- Các giấy tờ chừng minh pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật
và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản (đối với pháp
nhân mở tài khoản).
- Chứng minh nhân dân hay hộ chiếu (đối vối thể nhân mở tài khoản)
Ngoài ra còn có các loại giấy tờ khác tùy quy định của mỗi NH.
Điểm quan trọng mà các nhân viên NH phải lưu ý khi xử lý các giao dịch
trên tài khoản này là việc kiểm tra chữ ký của khách hàng để đảm bảo rằng đó là
chữ ký thật và số dư trên tài khoản hiện có, để tránh rủi ro do thanh toán vượt
quá số tiền mà khách hàng được sử dụng để thanh toán theo quy định của NH.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trang 25

×