Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

nêu ý nghĩa của công tác hệ thống hoá nguồn của luật hành chính đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.09 KB, 4 trang )

Đề bài: Nêu ý nghĩa của công tác hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính đối với hoạt
động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính hiện nay.
BÀI LÀM
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
hành chính nhà nước.Trong quá trình thực hiện hoạt động này phát sinh rất nhiều quan hệ
xã hội vô cùng đa dạng về thể loại và phức tạp về nội dung cần sự điều chỉnh của luật
hành chính. Luật hành chính là ngành luật có khối lượng quy phạm rất lớn. Điều này
không chỉ xuất phát từ sự phức tạp và phạm vi điều chỉnh rộng của luật hành chính mà
còn do tính chất của hoạt động quản lí nên có rất nhiều cơ quan ở các cấp khác nhau ban
hành những văn bản có cấp độ hiệu lực khác nhau chứa quy phạm pháp luật hành chính.
Từ thực tế đó dẫn đến tình trạng là các văn bản – nguồn của luật hành chính chồng chéo
nhau, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, hoặc bỏ trống nhiều vấn đề không được điều chỉnh. Điều
đó đã làm ảnh hưởng tới việc thực hiện, áp dụng chúng, gây ra nhiều khó khăn, vướng
mắc trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy, công tác hệ thống hoá nguồn
của luật hành chính là vô cùng cấp thiết.
Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính là hoạt động nhằm chấn chỉnh các quy định của
luật hành chính, đưa chúng vào hệ thông nhất định.
Công tác hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính có ý nghĩa rất quan trọng cho phép các
cơ quan có thẩm quyền có sự nhìn nhận tổng quát đối với quy phạm pháp luật hành chính
hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo để từ đó có biện
pháp khắc phục, hoàn thiện.
Hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính cũng phục vụ trực tiếp cho việc giáo dục, nâng
cao ý thức pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của mọi chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật hành chính. Đối với hoạt động bảo vệ pháp luật thì điều đó càng quan trọng. Sự
sắp xếp có trình tự và hệ thống những quy phạm pháp luật hành chính cho phép các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng tìm kiếm những quy phạm pháp luật hành chính
cần thiết, làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của chúng để áp dụng một cách đúng đắn,
chính xác.
Hệ thống hoá nguồn của luật hành chính có mục đích:
Tạo ra một hệ thống văn bản pháp luật hành chính hoàn chỉnh, thống nhất, trong đó có
vai trò của các đạo luật, pháp lệnh ngày càng quan trọng đối với sự điều chỉnh các quan


hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính Nhà nước.
Khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của pháp luật hành chính.
Làm cho nội dung các quy định của pháp luật hành chính phù hợp với những nhu cầu của
quản lí hành chính nhà nước trong nền kinh tế thị trường, có hình thức rõ ràng, dễ hiểu
và dễ áp dụng.
Có thể tiến hành hoạt động hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính
dưới hai hình thức là tập hợp hoá và pháp điển hoá:
• Tập hợp hoá nguồn của luật hành chính
Tập hợp hoá là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm
tập hợp những văn bản pháp luật hoặc các phần của văn bản pháp luật hiện
hành theo một trật tự nhất định(theo cơ quan ban hành, theo thời gian ban
hành, theo cấp độ hiệu lực pháp lí ). Hình thức hệ thống hoá này không làm
thay đổi nội dung quy phạm pháp luật hành chính, không bổ sung những quy
định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm đã hết hiệu lực hoặc rõ ràng
là mâu thuẫn với văn bản của cấp trên.

Các văn bản pháp luật hành chính có thể được tập hợp hoá theo vấn
đề, theo ngành và phát hành thành những tuyển tập.Tuỳ thuộc mục đích
của từng cơ quan và người thực hiện việc tập hợp mà số lượng văn bản, loại
văn bản, các phần của văn bản được đưa vào các tuyển tập khác nhau. Ví dụ,
cuốn “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng” tập hợp một số quy
định của Hiến pháp 1980, toàn bộ các hoạt động quan trọng có liên quan đến
tổ chức và hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng

Ngoài việc công bố một lần rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng và phát hành Công báo, các văn bản quan trọng còn được xuất bản
thành từng cuốn sách. Ví dụ, cuốn “Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính”,
“Pháp lệnh thanh tra”, “Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân” Tuy nhiên, không thể tránh khỏi hiện tượng những năm gần đây việc
in Ên các văn bản pháp luật theo hình thức tập hợp hoá vì mục đích thương

mại rất lãng phí giấy mực, công sức, tiền của. Nhiều cuốn sách nghiên cứu
chất lượng chưa cao, in văn bản là chủ yếu. Có thể nói, công tác xuất bản
văn bản pháp luật nói chung và tập hợp hoá nguồn của Luật hành chính nói
riêng cần được cơ quan quản lí nhà nước có trách nhiệm quan tâm nhiều hơn
nữa.

Hiện nay, với chủ trương công khai hoá tờ Công báo và với quá trình
phát triển của công nghệ thông tin, công tác tập hợp hoá nguồn của luật hành
chính có tiến bộ nhảy vọt.Các văn bản pháp luật quan trọng của của các cơ
quan trung ương cho đến cấp bộ đã được tập hợp hoá và in thành những đĩa
mềm vi tính có thể sử dung, khai thác tiên lợi hơn nhiều so với trước đây.
Mọi người dân cũng có thể nghiên cứu, học tập, tìm hiểu pháp luật một cách
dễ dàng thông qua internet.
• Pháp điển hoá nguồn của luật hành chính
Pháp điển hoá là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành ra một văn bản quy phạm pháp luật mới để thay thế cho nhiều văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành. Pháp điển hoá là hình thức hệ thống hoá
pháp luật quan trọng nhất. Pháp điển hoá gắn liền với tập hợp hoá. Chỉ có
thể làm tốt công tác pháp điển hoá trên cơ sở làm tốt công tác tập hợp hoá.
Pháp điển hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Công tác này trực tiếp đảm bảo
pháp chế, thi hành và áp dụng đúng đắn pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lí. Đồng thời công tác này thúc đẩy
sự phát triển của khoa học pháp lí. Nhờ có pháp điển hoá mà ta có thể nắm
vững hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành. Bản thân pháp điển hoá là
một công trình tổng kết kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật, đồng
thời là một bước phát triển mới của pháp luật.

Tuy nhiên, pháp điển hoá nguồn của luật hành chính gặp khó khăn lớn
do số lượng quy phạm của nó quá nhiều, lĩnh vực quan hệ xã hội điều chỉnh
rộng. Mặt khác, quản lí nhà nước là một hoạt động năng động do những

nhiệm vụ mà nó thực hiện luôn luôn thay đổi, phát triển. Vì vậy, các quy
phạm luật hành chính phải luôn thay đổi và hoàn thiện theo. Vì những lÝ do
đó, vấn đề pháp điển hoá toàn ngành là không thể thực hiện được mà chỉ có
thể tiến hành pháp điển hoá từng vấn đề, từng loại chế định pháp luật hành
chính.

Ví dụ, các sản phẩm của pháp điển hoá nguồn của luật hành chính gần
đây là: Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989; Pháp lệnh xử lí vi
phạm hành chính năm 1995 và bây giờ là Pháp lệnh xử lí vi phạm hành
chính năm 2002; Luật thanh tra; Luật ngân hàng; Luật hải quan; Pháp lệnh
cảnh sát nhân dân; Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi năm2002; Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, sửa đổi năm 2002

Song, công tác pháp điển hoá nguồn của luật hành chính ở nước ta
còn chậm. Ví dụ, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính chỉ mới quy định các
vấn đề có tính nguyên tắc về trách nhiệm hành chính và hình thức xử phạt áp
dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nói chung. Chóng ta vẫn chưa ra
được bộ luật, trong khi đó rất nhiều nước đã có bộ luật về trách nhiệm hành
chính, bộ luật về thủ tục hành chính


Kết luận:
Do tính đa dạng và phức tạp của các quy phạm của ngành luật hành
chính nên ở Việt Nam hiện nay, công tác hệ thống hoá nguồn của Luật hành
chính chủ yếu được tiến hành dưới dạng tập hợp hoá. Hai hình thức hệ thống
hoá pháp luật trên là những công việc phức tạp, tỉ mỉ, đòi hỏi phải tiến hành
phù hợp với những yêu cầu của kĩ thuật lập pháp. Hệ thống hoá nguồn của
Luật hành chính là biện pháp cơ bản để khắc phục những khó khăn, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nắm vững và không ngừng hoàn thiện quy phạm
pháp luật hành chính hiện hành.

×