Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Vai trò của hệ thống siêu thị TP. Hồ Chí Minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN HANH

Vai trò của hệ thống siêu thị TP.Hồ Chí Minh đối với
hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hà












Hà Nội, 10 - 2010

1



Mục lục
Lời cảm ơn ii
Mục lục 1
Danh mục hình 3
Danh mục bảng 4
Các chữ viết tắt 5
Mở đầu 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Ý nghĩa lý khoa học và thực tiễn 7
2.1. Ý nghĩa khoa học 7
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 8
3. Mục đích, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.1. Mục đích nghiên cứu 8
3.2. Câu hỏi nghiên cứu 8
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 9
4.1. Đối tượng nghiên cứu 9
4.2. Khách thể nghiên cứu 9
4.3. Phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 10
5.1. Phân tích tài liệu 10
5.2. Phỏng vấn bảng hỏi 10
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 15
6. Giả thuyết nghiên cứu 16
7. Khung lý thuyết 16
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 17
1.1. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 17
1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu 17
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận 18

1.1.3. Một số khái niệm liên quan 20
1.2. Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1. Một số nghiên cứu về vai trò của siêu thị trong kinh doanh thực phẩm 26
1.2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước 26
1.2.1.2. Các nghiên cứu về Việt Nam 27

2

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 30
Chương 2. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM đối với hoạt động chăn nuôi
lợn tại Đồng Nai 33
2.1. Những vấn đề chung về hệ thống siêu thị tại TP.HCM và chuỗi cung ứng
thịt lợn tại Đồng Nai 33
2.1.1. Thực trạng các siêu thị tại TP.HCM hiện nay 33
2.1.1.1. Tình hình phát triển siêu thị TP.HCM 33
2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh thực phẩm trong các siêu thị TP.HCM 36
2.1.1.3. Xu hướng gia tăng vai trò của siêu thị với tư cách là kênh phân
phối chính nhóm hàng thực phẩm 38
2.1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng thịt lợn tại Đồng Nai 40
2.2. Thực trạng vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM đối với hoạt động
chăn nuôi lợn tại Đồng Nai 44
2.2.1. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM trong việc định hướng hoạt động
chăn nuôi lợn tại tỉnh Đồng Nai 45
2.2.1.1. Vai trò của siêu thị trong việc gắn kết hoạt động sản xuất với thị
trường 45
2.2.1.2. Vai trò của siêu thị trong việc định hướng sản phẩm đầu ra và
điều chỉnh qui mô sản xuất 48
2.2.2. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM trong việc tăng cường khả năng
liên kết chăn nuôi lợn tại Đồng Nai 52
2.2.2.1. Hệ thống siêu thị với việc tăng cường liên kết “4 nhà” 53

2.2.2.2. Hệ thống siêu thị với việc tăng cường khả năng liên kết giữa các
hộ sản xuất 60
2.2.3. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất của nông hộ 61
Kết luận và khuyến nghị 67
3.1. Kết luận 67
3.2. Khuyến nghị 69
Tài liệu tham khảo 72
Phụ lục iv
4.1. Bảng hỏi hộ chăn nuôi lợn iv
4.2. PVS hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị xi
4.3. PVS đại diện kinh doanh siêu thị Co.opMart xv

3


Danh mục hình
Hình 1.1. Tình hình phát triển đàn lợn tại Đồng Nai 2008 31
Hình 2.1. Thực trạng lựa chọn kênh phân phối đối với thịt lợn tươi sống 39
Hình 2.2. Thực trạng lựa chọn kênh phân phối đối với thực phẩm chế biến 39
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức kênh phân phối lợn phổ biến tại Đồng Nai 41
Hình 2.4. Chuỗi cung ứng thịt lợn của hộ chăn nuôi ở Đồng Nai cho các siêu thị tại
TP.HCM 43
Hình 2.5. Cơ cấu hàng hóa thực phẩm tại một số siêu thị ở TP.HCM 46
Hình 2.6. Mô hình hóa vai trò của siêu thị trong việc cung cấp thông tin thị trường
cho các hộ chăn nuôi lợn 47
Hình 2.7. Những thông tin hộ chăn nuôi tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị
được cung cấp 48
Hình 2.8. Hướng điều chỉnh hoạt động chăn nuôi trong các hộ nông dân khi được
cung cấp thông tin bởi siêu thị 51

Hình 2.9. Quan hệ với “các nhà” của hai nhóm hộ chăn nuôi tham gia và không
tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị 55
Hình 2.10. Đánh giá hiệu quả tham gia liên kết “4 nhà” của hai nhóm hộ tham gia
và không tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị 57
Hình 2.11. Các hình thức hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi
cung ứng cho siêu thị tại Đồng Nai 61



4

Danh mục bảng
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn siêu thị, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại siêu thị 23
Bảng 2.1. Diện tích bình quân một số hạng mục của các siêu thị tại TP.HCM 34
Bảng 2.2. Qui mô của kênh phân phối siêu thị tại TP.HCM theo số lượng đơn vị
trong kênh 35
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn hàng nông sản trong các siêu thị tại TP.HCM 37
Bảng 2.4. Qui mô và hình thức chăn nuôi của hai nhóm hộ khảo sát 42
Bảng 2.5. Mức độ sử dụng hợp đồng của các hộ chăn nuôi lợn tại Đồng Nai 59
Bảng 2.6. Giá bán thịt lợn tại hệ thống cửa hàng thực phẩm Visan và chợ truyền
thống 63
Bảng 2.7. Hạch toán chi phí & lợi nhuận trên 1 đầu lợn của các hộ chăn nuôi tại
Đồng Nai 64


5


Các chữ viết tắt
ADB

:
Ngân hàng Phát triển Châu Á
AGROINFO
:
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
BCN
:
Ban chủ nhiệm
Big C
:
Hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam, thuộc tập đoàn Casino
CIRAD
:
Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp
Pháp
Co.opMart
:
Hệ thống siêu thị Co.opMart, Liên hiệp HTX Thương mại
TP.HCM
HTX
:
Hợp tác xã
IPSARD
:
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông
thôn
NN&PTNT
:
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTD

:
Người tiêu dùng
MALICA
:
Nhóm Nghiên cứu Quan hệ giữa thị trường và nông nghiệp ở
các thành phố Châu Á
M4P
:
Making Markets Work Better for the Poor – Dự án Nâng cao
Hiệu quả Thị trường cho Người nghèo
TACN
:
Thức ăn chăn nuôi
VISSAN
:
Hệ thống cửa hàng bán lẻ thực phẩm, thuộc Công ty TNHH
Vissan
VSATTP
:
Vệ sinh an toàn thực phẩm
PCCC
:
Phòng cháy chữa cháy
PVS
:
Phỏng vấn sâu
TP.HCM
:
Thành phố Hồ Chí Minh
THCS

:
Trung học Cơ sở
THPT
:
Trung học Phổ thông
WB
:
World Bank – Ngân hàng Thế giới

6


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường hàng hóa nông sản Việt Nam hiện nay rất manh mún với sự tham
gia của nhiều loại hình tổ chức mua bán và tư thương nhỏ lẻ. Đó là hệ quả của một
nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc. Việc thiếu tính
liên kết giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi phân phối thường dẫn tới hệ quả là
người tiêu dùng phải mua các sản phẩm nông sản với giá cao hơn rất nhiều so với
giá trị thực; người sản xuất thiếu thông tin thị trường (về chủng loại, chất lượng, giá
cả, mẫu mã v.v.) dẫn đến tình trạng sản xuất thừa, thiếu hoặc sản xuất ra những
sản phẩm mà người tiêu dùng không có nhu cầu; nhà phân phối bán lẻ gặp nhiều
khó khăn và tốn kém chi phí cho hoạt động thu gom và thường bị động do không có
nguồn hàng ổn định.
Kể từ sau thời kỳ đổi mới, chính sách khoán 10
1
đã đưa Việt Nam từ một
nước nhập khẩu lương thực trở thành một nước xuất khẩu lương thực và có nhiều
loại nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, điều Tuy
vậy, cho tới nay về cơ bản Việt Nam chưa có một nền sản xuất hàng hóa nông sản

phát triển bởi hầu hết các sản phẩm sản xuất với qui mô nhỏ lẻ, phục vụ tại chỗ là
chủ yếu, các hoạt động sản xuất cũng chưa gắn với thị trường. Trong rất nhiều
ngành hàng như vậy, chăn nuôi được xem như ngành hàng có tính chất sản xuất
hàng hóa tương đối rõ rệt bởi mức độ gắn kết khá chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu
dùng. Chính vì vậy, nghiên cứu lựa chọn ngành chăn nuôi làm trường hợp điển hình
để đánh giá những tác động của một trong những mối liên kết rất quan trọng giữa
người sản xuất và kênh phân phối siêu thị.
Để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất hàng hóa, cần phải tăng cường khả
năng liên kết giữa các khâu sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Trong xu hướng hiện
nay, kênh phân phối nói chung và hệ thống các siêu thị nói riêng ngày càng đóng


1
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5 tháng 4 năm 1988 về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết này được gọi dưới tên khác là Chính sách khoán 10 với 3 nội dung
cơ bản là : (i) Giao quyền sử dụng đất cho nông dân; (ii) Tự do hóa thương mại, tạo điều kiện cho
người dân kinh doanh tự do cả đầu vào, đầu ra trên thị trường; (iii) Chuyển hợp tác xã, cơ quan
chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức quản lý sản xuất, sang làm dịch vụ cho nông dân.

7

vai trò quan trọng như là một tác nhân liên kết và định hướng trong chuỗi giá trị từ
đầu cho đến cuối sản phẩm.
Suốt hai thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng
trưởng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và hội nhập mạnh mẽ hơn với
nền kinh tế toàn cầu, các siêu thị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống bán lẻ
lương thực, thực phẩm và chấp nhận những tác động đến hệ thống sản xuất và hệ
thống phân phối. Một trong những dấu hiệu có thể nhìn thấy được của toàn cầu hóa,
đô thị hóa và hội nhập gia tăng của các hệ thống kinh tế đó là sự tăng nhanh của các
siêu thị như một loại hình vượt trội của việc bán lẻ thực phẩm trên toàn thế giới. Sự

xuất hiện của nhiều siêu thị dẫn đến những thay đổi nhanh trong thói quen mua
hàng và và sản xuất trong lịch sử loài người [18; trang 14].
Sự phát triển của hệ thống siêu thị giúp tăng cường khả năng liên kết giữa
các tác nhân trong chuỗi giá trị, có vai trò to lớn trong việc định hướng đối với hoạt
động sản xuất hàng hóa nông sản. Từ những lý do trên, việc tiến hành nghiên cứu
vai trò của hệ thống siêu thị đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản là cần
thiết nhằm đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp tăng cường khả năng liên kết,
đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản, nâng cao thu nhập cho người nông
dân. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, tôi đã lựa chọn tìm hiểu đề tài báo cáo cho
luận văn thạc sĩ của mình về “Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM đối với hoạt
động sản xuất hàng hóa nông sản”, nghiên cứu trường hợp đối với các hộ chăn
nuôi lợn tại tỉnh Đồng Nai.
2. Ý nghĩa lý khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này cho phép vận dụng các cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu xã hội học vào nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể phân phối hàng hóa
nông sản (siêu thị) và nhóm hộ nông dân sản xuất (nông hộ).
Việc tiến hành nghiên cứu thực sự là một cơ hội tốt để thực hành và tích lũy
kinh nghiệm triển khai nghiên cứu thực địa.

8

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ thống siêu thị đối với hoạt động sản
xuất hàng hóa nông sản có ý nghĩa thực tiễn cao. Các giải pháp, khuyến nghị đưa ra
trong nghiên cứu này có thể được sử dụng trong việc hoạch định chiến lược đối với
việc qui hoạch và phát triển hệ thống siêu thị gắn với các vùng sản xuất, tăng cường
khả năng liên kết với nông dân.
3. Mục đích, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của hệ thống siêu thị trong việc định
hướng thị trường, tăng cường khả năng liên kết và nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn, thông qua đó chỉ ra thực trạng, những hạn chế
trong mối liên kết giữa siêu thị với các hộ chăn nuôi và đề xuất các khuyến nghị
nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa các tác nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất cho các hộ nông dân.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
 Hệ thống siêu thị có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất của nông hộ?
 Vai trò này được thể hiện như thế nào trong việc định hướng, liên kết sản
xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ?
 Những hạn chế trong liên kết sản xuất giữa nông dân với siêu thị là gì?
Nguyên nhân do đâu? Các biện pháp khắc phục hạn chế, tăng cường khả
năng liên kết và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ là gì?
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu vai trò của hệ thống siêu thị trong việc định hướng hoạt động sản
xuất của nông hộ thông qua việc gắn kết hoạt động sản xuất với thị trường;
định hướng về hình thức, về chất lượng các sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng;
 Đánh giá vai trò của hệ thống siêu thị trong việc tăng cường khả năng liên
kết trong sản xuất thông qua liên kết giữa người sản xuất với nhà quản lý,
nhà khoa học và nhà kinh tế, và liên kết giữa những người sản xuất với nhau;

9

 Làm rõ vai trò của hệ thống siêu thị với việc nâng cao hiệu quả sản xuất
thông qua phân tích chi phí sản xuất, giá bán, lợi nhuận và thu nhập của các
hộ sản xuất tham gia chuỗi liên kết và các hộ không tham gia chuỗi liên kết;
 Đề xuất một số khuyến nghị đối với các bên liên quan trong chuỗi phân phối
nông sản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của nông hộ cũng như
tăng cường vai trò của hệ thống siêu thị trong hợp tác với người nông dân.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của hệ thống siêu thị đối với hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi
lợn tại tỉnh Đồng Nai.
4.2. Khách thể nghiên cứu
 Các hộ chăn nuôi lợn tại 2 huyện Xuân Lộc và Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
 Một số siêu thị kinh doanh mặt hàng thịt lợn tại TP. HCM
4.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung
Phạm vi nội dung của nghiên cứu này không đánh giá những tác động của hệ
thống siêu thị đối với tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết như thương
lái, doanh nghiệp phân phối mà chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ và những tác động
của hệ thống siêu thị đối với người chăn nuôi.
 Phạm vi thời gian
Từ tháng 6/2009 đến tháng 10/2010
 Phạm vi không gian
- Các hộ chăn nuôi lợn tại địa bàn 2 huyện Xuân Lộc, Thống Nhất tỉnh
Đồng Nai.
- Các siêu thị có kinh doanh mặt hàng thịt lợn tại TP. HCM, bao gồm:
o Big C Miền Đông

10

o Siêu thị Co.opMart Bà Chiểu
o Cửa hàng kinh doanh thực phẩm Vissan (Q. Bình Thạnh)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích một số tài liệu đã có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó, bổ sung cho những thiếu hụt trong việc phân
tích các số liệu định lượng thu được từ phỏng vấn bảng hỏi.

5.2. Phỏng vấn bảng hỏi
Nghiên cứu sử dụng phiếu thu thập thông tin được thiết kế dành cho cả hai
đối tượng: (i) hộ chăn nuôi có tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị và (ii)
hộ chăn nuôi không tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị. Nội dung thông
tin thu thập cho phép đánh giá, so sánh sự khác biệt giữa hai loại hộ trong các vấn
đề như: định hướng thị trường, định hướng sản phẩm và chi phí, lợi nhuận thu được
trong chăn nuôi.
Dung lượng mẫu và cách thức chọn
 Khách thể nghiên cứu chính của nghiên cứu này là những hộ chăn nuôi có tham
gia vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho các siêu thị tại TP.HCM. Dựa trên danh sách
thống kê của Phòng NN&PTNT 2 huyện Xuân Lộc và Thống Nhất, người
nghiên cứu đã lọc ra được 36 hộ chăn nuôi lợn tại 4 xã khảo sát đảm bảo yêu cầu
về mẫu nghiên cứu. Trong quá trình triển khai, đại diện một số hộ chăn nuôi đi
vắng, một số hộ khác từ chối tham gia trả lời phiếu khảo sát do lo sợ dịch bệnh
nên nhóm nghiên cứu đã khảo sát được 31 hộ theo yêu cầu. Trên thực tế, tổng số
các hộ chăn nuôi tham gia vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho các siêu thị tại
TP.HCM tại địa bàn nghiên cứu chỉ có 36 hộ, do vậy kết quả khảo sát đối với 31
hộ chăn nuôi (lớn hơn qui mô mẫu tối thiểu 30; tương đương với 86,1%) là đảm
bảo tính đại diện cho qui mô mẫu tại địa bàn khảo sát. Người nghiên cứu tự
nhận thấy rằng, việc chọn mẫu trong nghiên cứu này chưa thể suy rộng nếu xét
trên phạm vi rộng của vấn đề nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên cứu này chỉ xem
xét vấn đề trong phạm vi hẹp với trường hợp vai trò của các siêu thị tại TP.HCM
với hoạt động chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tại Đồng Nai.

11

 Có 86 hộ chăn nuôi lợn không tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị tại
TP. HCM được chọn khảo sát để so sánh, đối chứng. Đối với nhóm hộ chăn nuôi
không tham gia chuỗi cung ứng siêu thị, nghiên cứu sử dụng cách thức chọn
mẫu phân tầng kết hợp với chọn ngẫu nhiên. Các hộ sản xuất được phân loại

theo hình thức chăn nuôi, bao gồm (i) chăn nuôi hộ gia đình, (ii) chăn nuôi trang
trại, (iii) chăn nuôi theo hình thức hợp tác xã và (iv) hình thức công ty, doanh
nghiệp. Quá trình khảo sát thực tế tại các địa bàn này cho thấy, hình thức chăn
nuôi hộ gia đình phổ biến nhất. Chăn nuôi theo hình thức trang trại và công ty ít
hơn. Tại địa bàn khảo sát, không có trường hợp chăn nuôi lợn theo mô hình hợp
tác xã.
Ma trận thu thập thông tin với các đối tượng liên quan
ĐỐI TƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
SỐ LƯỢNG
Lãnh đạo Sở NN&PTNT
Đồng Nai
Phỏng vấn sâu
Tài liệu, báo cáo
- 1 PVS đối với PGĐ Sở
NN&PTNT tỉnh Đồng Nai
- 1 PVS với chuyên viên Phòng
Chăn nuôi, PGĐ Sở
NN&PTNT tỉnh Đồng Nai
Lãnh đạo một số siêu thị
tại TP.HCM
Phỏng vấn sâu
PVS đối với đại diện 3 siêu thị:
- Siêu thị Big C miền Đông
- Siêu thị Co.opMart Bà Chiểu
- Cửa hành thực phẩm Vissan
Hộ chăn nuôi tham gia
chuỗi cung ứng siêu thị
- Phiếu khảo sát
- Phỏng vấn sâu

Tổng số: Khảo sát phiếu hỏi với
31 hộ, tiến hành 4 PVS
- H. Xuân Lộc: 16 hộ và 2 PVS
- H. Thống Nhất: 15 hộ và 2
PVS
Hộ chăn nuôi không tham
gia chuỗi cung ứng cho
siêu thị
Phiếu khảo sát
Tổng số: Khảo sát phiếu hỏi với
86 hộ, tiến hành 2 PVS
- H. Xuân Lộc: 46 hộ và 1 PVS
- H. Thống Nhất: 40 hộ và 1
PVS

12



13


Mô tả chung về mẫu khảo sát
Ở nội dung này, người nghiên cứu muốn làm rõ những hộ chăn nuôi hiện
đang tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị là ai thông qua việc mô tả những
đặc điểm chung về họ. Đây là nhóm mục tiêu, có ý nghĩa quyết định đối với việc
cung cấp thông tin cho những phân tích trong báo cáo này. Đồng thời, để giúp cho
những phân tích và lý giải ở các phần tiếp sau được chặt chẽ, việc mô tả đặc điểm
của nhóm mục tiêu được đặt trong tương quan so sánh với nhóm đối chứng – là
những hộ chăn nuôi không tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị.

Tỷ lệ nam giới tham gia khảo sát khảo sát khá lớn. Trong đó nhóm mục tiêu
có tỷ lệ nam giới tham gia lớn hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Chăn nuôi lợn với
qui mô lớn là công việc vất vả, đòi hỏi sự tham gia lao động của hầu hết các thành
viên trong gia đình. Thực tế cho thấy, ít có sự khác biệt trong phân công lao động
gia đình theo giới, theo vai trò vợ-chồng trong liên quan đến công việc chăn nuôi.
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, các hoạt động xã hội (tiếp khách, hội
họp hay tham gia tập huấn .v.v ) vẫn thể hiện sự khác biệt giới khá rõ nét khi có
đến 69,8% nam giới tham gia vào cuộc khảo sát này.
Các hộ chăn nuôi lợn có độ tuổi phổ biến từ 35 cho đến trên 55 tuổi. Trong
đó, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi. Đây là
nhóm tuổi vừa có kinh nghiệm sản xuất, vừa có khả năng tiếp thu tốt nhất các hoạt
động tập huấn, đào tào về kỹ thuật chăn nuôi. Nhóm tuổi này ảnh hưởng nhiều đến
tình hình phát triển chung về hoạt động chăn nuôi tại địa phương. Không có sự khác
biệt quá lớn giữa nhóm mục tiêu và nhóm đối chứng.
Nhìn chung, những hộ nông dân chăn nuôi lợn có trình độ học vấn/chuyên
môn tương đối cao, có thể tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong
chăn nuôi. Có 77,6% những người được hỏi có trình độ THCS và THPT. Trình độ
trung cấp trở lên chiếm 5,1% số người được hỏi. Sự khác biệt về trình độ học
vấn/chuyên môn giữa nhóm mục tiêu và nhóm đối chứng khá rõ nét. Không có
người chăn nuôi nào ở nhóm mục tiêu không biết chữ hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học,
cũng tỷ lệ này ở nhóm đối chứng là 2,3%. Ở trình độ học vấn/chuyên môn cao nhất
cũng cho thấy, ở nhóm mục tiêu có 13,3% những người chăn nuôi có trình độ từ
trung cấp trở lên, trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm đối chứng chỉ có 2,3%. Điều này
cho thấy, trình độ học vấn/chuyên môn là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến cách

14

thức tổ chức hoạt động chăn nuôi của các nhóm hộ. Những người có trình độ học
vấn/chuyên môn cao hơn tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu
thị.

Đặc điểm nhân khẩu học của người tham gia khảo sát

NHÓM
MỤC TIÊU
(%)
NHÓM
ĐỐI CHỨNG
(%)
MẪU
KHẢO SÁT
(%)
Giới tính



Nam
76,7
67,4
69,8
Nữ
23,3
32,6
30,2
Cơ cấu nhóm tuổi



Dưới 25 tuổi
0,00
0,00

0,00
Từ 25 đến dưới 35 tuổi
13,3
09,3
10,3
Từ 35 đến dưới 45 tuổi
40,0
36,0
37,1
Từ 45 đến dưới 55 tuổi
23,3
33,7
31,0
Trên 55 tuổi
23,3
20,9
21,6
Học vấn, chuyên môn



Không biết chữ, chưa tốt
nghiệp Tiểu học
0,00
2,30
1,70
Tốt nghiệp Tiểu học
26,7
11,6
15,5

Tốt nghiệp THCS
26,7
54,7
47,4
Tốt nghiệp THPT
33,3
29,1
30,2
Trung cấp/CNKT trở lên
13,3
2,30
5,10
Quan hệ với chủ hộ



Chủ hộ
60,0
62,8
62,1
Vợ/chồng chủ hộ
30,0
32,6
31,9
Bố/mẹ của chủ hộ
06,7
2,30
3,40
Con của chủ hộ
03,3

2,30
2,60
Quan hệ khác
06,7
0,00
0,00

15

Có 86,7% những người chăn nuôi tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu
thị được hỏi có nghề nghiệp chính
2
là nông dân. Có 10,0% buôn bán, kinh doanh và
3,3% là nhân viên hành chính. Các hộ buôn bán, kinh doanh chủ yếu là kinh doanh
mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TACN). Những hộ này tận dụng được nguồn TACN
với giá rẻ. Phần đông trong số họ chăn nuôi theo hình thức trang trại với qui mô
hàng nghìn con lợn. Họ cùng với nhóm nhân viên hành chính là những người có
đầu óc, biết tạo dựng quan hệ nên tham gia rất sớm vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho
siêu thị.
Qui mô chăn nuôi của các hộ tham gia khảo sát
Những hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi cung ứng siêu thị có qui mô chăn
nuôi lớn, trung bình 1 hộ hiện có 391,2 đầu lợn thịt, nhiều hơn gấp 4,5 lần so với
những hộ không tham gia chuỗi cung ứng.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu đã tiến hành 11 cuộc phỏng vấn sâu. Hai cuộc PVS đối với cán
bộ Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, trong đó có ông Nguyễn Văn Buôn, Phó Giám
đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai về tình hình phát triển chung của ngành chăn nuôi lợn
tại Đồng Nai, các chính sách khuyến khích, định hướng, qui hoạch vùng chăn nuôi
tập trung, đầu ra cho sản phẩm, liên kết sản xuất theo hợp đồng .v.v
Có 4 trường hợp PVS được tiến hành với các hộ chăn nuôi lợn có tham gia

chuỗi cung ứng thịt lợn hơi cho các siêu thị tại TP.HCM và 2 trường hợp PVS các
hộ chăn nuôi lợn không tham gia chuỗi cung ứng này nhằm đánh giá mức độ
chuyên nghiệp hóa trong hoạt động sản xuất ở hai nhóm hộ này trong các vấn đề
như tính toán đến các yếu tố nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong quá trình sản
xuất, định hướng đầu ra cho sản phẩm, chi phí, giá cả, thu nhập
PVS cũng được tiến hành đối với đại diện của 3 siêu thị tham gia chuỗi cung
ứng với các hộ chăn nuôi. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề như chính
sách giá và các hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho các hộ chăn nuôi; vấn đề thực hiện hợp


2
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan điểm về nghề nghiệp chính là hoạt động lao động
chiếm nhiều thời gian nhất và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất.

16

đồng nông sản; những khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp phân phối; các giải pháp
tăng cường khả năng liên kết nông dân – siêu thị.
6. Giả thuyết nghiên cứu
 Hệ thống siêu thị có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin thị
trường, định hướng sản xuất; nâng cao chất lượng và hình thức sản phẩm
nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo ra sự gắn kết giữa các
hộ sản xuất, giữa người sản xuất với nhà khoa học, nhà quản lý và nhà kinh
tế.
 Thông qua liên kết sản xuất theo hợp đồng, hệ thống siêu thị góp phần làm
tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi.
 Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và tâm lý tiểu nông là những trở ngại lớn nhất có
thể phá vỡ liên kết nông dân – siêu thị và làm giảm sút vai trò của siêu thị.
7. Khung lý thuyết
Vai trò của các siêu

thị tại TP.HCM
Định hướng
hoạt động sản xuất
Khả năng
liên kết
Hiệu quả
sản xuất
Gắn sản
xuất với
thị
trường
Định
hướng
sản phẩm
đầu ra
Liên kết
“4 nhà”
Liên kết
giữa các
nhóm
chăn
nuôi
Chi phí
đầu vào
Lợi
nhuận
Chính sách
phát triển
thương mại
Điều kiện KT-XH

tại TP.HCM



17



Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu
Nghiên cứu lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
làm phương pháp luận nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ nhìn nhận thế giới tồn tại xung
quanh chúng ta là thế giới vật chất không ngừng vận động, phát triển mà còn vạch
ra những quy luật khách quan chi phối đến sự vận động và phát triển đó. Trong đời
sống xã hội, mỗi cá nhân luôn luôn tồn tại trong quan hệ nhóm, quan hệ cộng đồng,
xã hội và hành vi của mỗi cá nhân cũng bị chi phối, phụ thuộc bởi các quan hệ xã
hội đó.
Hoạt động chăn nuôi của các hộ gia đình nằm trong mối quan hệ ràng buộc
chặt chẽ với hoạt động cung ứng nguyên liệu đầu vào (vốn, con giống, thức ăn chăn
nuôi) và định hướng đối với người mua (thị trường). Sản phẩm chăn nuôi từ khâu
sản xuất cho đến khi được đưa đến tay người tiêu dùng cuối có sự tham gia của
nhiều tác nhân như thu mua, giết mổ, chế biến, phân phối. Giữa các tác nhân có mối
liên kết lẫn nhau về mặt lợi ích, do vậy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
đòi hỏi khi xem xét bất kỳ tác nhân nào hay mối quan hệ nào đều phải đặt chúng
trong bối cảnh chung. Trong nghiên cứu này, làm rõ vai trò của siêu thị đối với hoạt
động chăn nuôi của nông hộ không thể không làm rõ chuỗi cung ứng mà hai chủ thể
đó cùng tham gia.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, khi xem xét một vấn đề cần phải

nhìn nhận đối tượng nghiên cứu trong những bối cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể.
Với cơ sở lý luận như vậy, khi đánh giá vai trò của các siêu thị đối với hoạt động
chăn nuôi lợn của các hộ nông dân, nghiên cứu tuân thủ cách nhìn nhận vấn đề
trong bối cảnh của quá trình vận động và phát triển kinh tế – xã hội chung của đất
nước, đặc biệt là các quan điểm, chính sách về phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế
trang trại; các chính sách qui hoạch vùng chăn nuôi tập trung của địa phương…

18

Việc đặt vấn đề nghiên cứu vào một bối cảnh cụ thể sẽ giúp người nghiên cứu có
những cơ sở để phân tích một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận
Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý là hai trong số những lý thuyết có
nguồn gốc đa dạng nhất trong hệ thống lý thuyết xã hội học. Cơ sở cho sự xuất hiện
quan điểm này bắt nguồn từ những quan điểm của nhiều ngành khoa học khác nhau
như Kinh tế học, Nhân loại học, Tâm lí học. Dẫu vậy, phải thừa nhận rằng nguồn
gốc kinh tế với các khái niệm chi phí – lợi nhuận là một trong những luận điểm gốc
của quan điểm này.
 Lý thuyết trao đổi của Thibaut và Kelley
Thibaut và Kelley là các tác giả chính của nhóm tâm lý xã hội, tập trung
nghiên cứu mối tương quan giữa phần thưởng và chi phí mà các thành viên của một
nhóm có thể đạt được sẽ có tác động tích cực so với phần thưởng của từng người
với tư cách là thành viên của nhóm. Nguyên nhân là do khi con người tụ họp với
nhau thành một nhóm xã hội thì hành vi của từng cá thể sẽ khác về chất so với hành
vi đơn lẻ của các cá nhân.
Trong một nhóm, nếu cả hai người đều có khả năng tạo ra những phần
thưởng tối đa của họ cho những người khác với chi phí tối thiểu mà họ phải bỏ ra
thì mối quan hệ giữa họ không những chỉ có tính tích cực mà còn có cả lợi thế để cả
hai chủ thể cùng có khả năng được tương quan thưởng – chi phí thấp nhất.
Những phân tích của Thibaut và Kelley là cơ sở quan trọng cho những lý giải

về sự khác biệt trong so sánh giữa hai nhóm hộ chăn nuôi lợn tại Đồng Nai. Chi phí
và lợi nhuận của nhóm hộ không tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho các siêu thị
là hành vi của những cá nhân đơn lẻ. Trong khi đó, các hộ chăn nuôi tham gia chuỗi
cung ứng thịt lợn cho các siêu thị có mối liên kết mạnh mẽ hơn với nhà quản lý, nhà
khoa học và các doanh nghiệp, đặc biệt là mối liên kết giữa các hộ cùng tham gia
chuỗi cung ứng.
 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người hoạch định hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một

19

cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức là trước khi
quyết định một hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn cân để cân đo,
đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn
lợi nhuận sẽ dẫn đến quyết định thực hiện hành động và ngược lại nếu chi phí lớn
hơn lợi nhuận thì họ không hành động.
Khi nhắc đến lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý, có lẽ không ai có thể
vượt qua được tên tuổi của Georg Simmel. Ông nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi”
trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân
nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá
nhân. Simmel cho rằng mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho
– nhận, tức là trao đổi mọi thứ ngang giá nhau.
Quan niệm này về sau được phát triển thành học thuyết trong nghiên cứu xã
hội học hiện đại. Thuyết trao đổi coi tương tác xã hội như là một sự trao đổi hàng
hóa, dịch vụ giữa các bên tham gia. Mỗi bên luôn xem xét chi phí bỏ ra và lợi nhuận
mang về của từng món hàng, từng dịch vụ trước khi đưa chúng ra trao đổi với nhau.
Quan điểm này không được mặn mà mấy với các nhà xã hội học nhưng thực tế cho
thấy ở mọi lúc, mọi nơi con người ta đều sử dụng nó. Nhất là trong thời đại kinh tế
thị trường như hiện nay thì quan điểm này ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong

việc lý giải các hiện tượng xã hội.
Hai đại diện quan trọng của lý thuyết trao đổi là George Homans và Peter
Blau. Nếu như Homans xây dựng lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu hành vi xã hội ở
cấp vi mô là các cá nhân và các nhóm nhỏ thi lý thuyết Trao đổi xã hội do Peter
Blau đưa ra trên cơ sở tiếp cận cấu trúc xã hội ở cấp độ vĩ mô - nhóm lớn.
Homans đưa ra chủ trương “trả lại con người cho xã hội học”, ông cho rằng
mọi lý thuyết xã hội học khổng lồ thực chất đều là xã hội học về nhóm và các hiện
tượng xã hội cần được giải thích bằng các đặc điểm của cá nhân chứ không phải
bằng đặc điểm của cấu trúc xã hội. Vì vậy, cách lý giải hợp lý nhất đối với hiện
tượng xã hội là cách giải thích tâm lý học. “Hành vi sơ đẳng” của con người là cơ
sở của sự trao đổi xã hội giữa hai hoặc nhiều người. Ông định nghĩa hành vi sơ đẳng
là hành vi mà con người lặp đi lặp lại, không phụ thuộc vào việc nó được hoạch
định hay không, diễn ra dưới nhiều hình thức từ phản xạ có điều kiện đến kỹ năng,
kỹ xảo đến thói quen. Con người là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và sự lựa
chọn hoạt động để đem lại phần thưởng lớn nhất và có giá trị nhất. Ông cho rằng

20

quyền lực cũng tham gia vào quá trình trao đổi, nó có khả năng đem lại các phần
thưởng có giá trị. Vì vậy, quan hệ quyền lực cũng là quan hệ trao đổi.
Khác với Homans, Blau quan tâm nghiên cứu sự trao đổi xã hội trong quan
hệ với cấu trúc xã hội vĩ mô. Blau cho rằng sự trao đổi xã hội không chỉ là một khía
cạnh, một mặt của hành vi xã hội mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự
hội nhập, đoàn kết, thống nhất xã hội. Ông cho rằng, yếu tố cốt lõi của sự trao đổi
xã hội là sự phụ thuộc của cá nhân này vào cá nhân kia về sản phẩm, hàng hóa hay
dịch vụ nào đó. Blau cũng đưa ra quan điểm cho rằng trong trao đổi xã hội chứa
đựng yếu tố quyền lực và quan hệ trao đổi là quan hệ làm nảy sinh quan hệ quyền
lực. Trong trao đổi xã hội, quyền lực là thứ có thể đem trao đổi để lấy thứ khác. Do
đó, người có quyền lực vẫn phải tham gia vào tương tác, quan hệ với người khác để
dành những thứ có giá trị. Điều đặc biệt trong nghiên cứu “trao đổi xã hội” của Blau

là ông đã đưa các lý thuyết xã hội của mình vượt khỏi phạm vi của các định đề tâm
lý học về sự lựa chọn của cá nhân. Thay vì nhấn mạnh các yếu tố tâm lý của hành vi
lựa chọn, Blau đặc biệt chú ý đến vai trò của “cấu trúc xã hội”. Ông nghiên cứu cấu
trúc xã hội vi mô với tư cách là cấu trúc tế bào của xã hội, tức là cấu trúc nhóm đôi,
nhóm cặp. Trên cơ sở đó, ông triển khai nghiên cứu đặc điểm, tính chất của cấu trúc
xã hội vĩ mô gồm nhiều người, nhiều nhóm xã hội, nhiều thiết chế xã hội và hệ
thống xã hội.
Trong nghiên cứu này, hành vi giữa người mua và người bán lợn tại Đồng
Nai được xem xét dưới góc độ của hành vi trao đổi. Đây là các hoạt động mang tính
chất kinh tế, do vậy đương nhiên nó được nhìn nhận trên cơ sở tính toán và cân đối
sự hợp lý về mặt chi phí và lợi nhuận. Hành vi này không đơn thuần là hành vi diễn
ra giữa hai cá nhân người bán và người mua mà được xem xét theo quan điểm “trao
đổi xã hội” của Blau trong mối quan hệ với các cấu trúc vĩ mô khác. Nói cách khác,
hành vi mua-bán đối với sản phẩm thịt lợn được đặt trong mối quan hệ cung ứng
giữa nhiều tác nhân liên hệ, ràng buộc về mặt lợi ích. Thông qua mối quan hệ trao
đổi này, nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ vai trò của các quan hệ mua-bán đối với các
chủ thể, đặc biệt là vai trò siêu thị đối với hoạt động chăn nuôi của các hộ nông dân.
1.1.3. Một số khái niệm liên quan
 Vai trò

21

Theo nghĩa chung nhất, từ điển tiếng Việt định nghĩa vai trò (Role) là tác
dụng, là chức năng trong sự hoạt động hoặc sự phát triển của một cái gì đó.
Trong Xã hội học, khái niệm vai trò được nói đến cụ thể hơn khi gắn vị thế
xã hội của từng cá nhân, đó là vai trò xã hội (Social role). Xã hội học định nghĩa vai
trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan, căn cứ vào đòi hỏi
của xã hội với từng vị thế nhất định, để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương
ứng với các vị thế đó [15; trang 273].
Sự khác biệt căn bản trong hai khái niệm này ở chỗ, vai trò với nghĩa nói

chung có thể sử dụng với tất cả các chủ thể là người hay vật. Ngược lại, vai trò xã
hội thường chỉ được sử dụng để nói đến vai trò của các cá nhân con người, khi được
gắn với vị thế xã hội của chính cá nhân đó trong đời sống xã hội. Do vậy, nghiên
cứu này sử dụng khái niệm vai trò với nghĩa vai trò nói chung để phân tích vai trò
của siêu thị đối với hoạt động chăn nuôi lợn của các hộ nông dân.
 Hệ thống phân phối
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá từ người sản xuất đi đến người tiêu
dùng hoặc người sử dụng cuối cùng phải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán.
Hệ thống phân phối hàng hoá là thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trình lưu thông tiêu thụ
hàng hoá trên thị trường. Chúng là những dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá
qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau để tới người mua cuối cùng. Từ những
quan điểm nghiên cứu khác nhau, chúng ta có thể có những quan niệm khác nhau về
hệ thống phân phối.
Từ góc độ của các doanh nghiệp - chủ thể kinh doanh, hệ thống phân phối
hàng hóa là các hình thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị trường để cùng thực
hiện một mục đích kinh doanh. Người sản xuất (hay nhập khẩu) phải qua các trung
gian thương mại để đưa sản phẩm của họ đến người tiêu dùng. Vì vậy hệ thống
phân phối hàng hóa là các hình thức lưu thông sản phẩm qua các trung gian khác
nhau.
Từ hoạt động quản lý việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, hệ thống
phân phối hàng hóa được hiểu là một sự tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài
doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối hàng hoá nhằm đạt các mục tiêu
kinh doanh.

22

Như vậy, hệ thống phân phối hàng hóa là hệ thống các quan hệ của tập hợp
các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình
đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó là chuỗi các mối
quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán hàng hoá. Mỗi doanh

nghiệp trong kinh doanh chắc chắn tham gia vào một hoặc một số hệ thống phân
phối hàng hóa nhất định.
Hàng hoá lưu thông qua các hệ thống phân phối thông qua cơ chế "kéo đẩy".
Cơ chế “kéo” nghĩa là các doanh nghiệp dùng các biện pháp tác động vào nhu cầu
của người tiêu dùng cuối cùng để tạo ra mong muốn của họ, để họ tạo nên lực hút
hàng hoá ra thị trường. Cơ chế “đẩy” nghĩa là doanh nghiệp sử dụng các biện pháp
thúc đẩy các thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa tăng cường hoạt động tiêu
thụ tạo thành lực đẩy hàng hoá ra thị trường. Sự hoạt động của hệ thống phân phối
hàng hóa rất phức tạp do có nhiều dòng vận động. Sự vận động liên tục chính là bản
chất của các hệ thống phân phối hàng hóa.
 Siêu thị và hệ thống siêu thị
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị. Có tác giả dịch từ
“suppermarket” trong từ ghép này với supper nghĩa là “siêu” và market có nghĩa là
“thị” hay chợ. Vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng siêu thị là một loại chợ văn minh.
Mặc dù được định nghĩa là chợ nhưng thực chất đây là một loại chợ văn minh, được
tổ chức và quy hoạch cụ thể, có cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ người mua một
cách văn minh. Siêu thị mang những đặc điểm chủ yếu như:
o Là một loại cửa hàng riêng nằm trong mạng lưới bán lẻ hàng hoá và dịch vụ,
với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các hàng hoá phục vụ nhu cầu hàng
ngày.
o Tự phục vụ là một phương thức kinh doanh trọng yếu nhưng không phải bất
cứ đâu có phương thức bán hàng tự phục vụ đều là siêu thị.
Tại Pháp, người ta định nghĩa siêu thị là đơn vị bán lẻ hàng hoá, bán hàng
theo phương thức tự phục vụ có diện tích lớn. Hàng hoá trong siêu thị rất đa dạng,
từ 5.000 đến 10.000 mặt hàng tiêu dùng thông thường (thực phẩm, quần áo, giầy
dép).
Tại Hoa Kỳ, siêu thị được định nghĩa là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn,
có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hoá bán ra lớn,

23


đảm bảo thoả mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các
chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa. Và còn có định nghĩa đơn giản
hơn như “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm, thức uống, dụng cụ gia đình và các loại vật
dụng cần thiết khác”.
Việt Nam định nghĩa siêu là các loại cửa hàng có diện tích trên 500m2 có
đặc điểm tự phục vụ, và có các dịch vụ khác như diện tích đỗ xe, bảo vệ. Để qui
định chi tiết đối với loại hình siêu thị, Bộ Thương Mại đã ban hành tiêu chuẩn siêu
thị và hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại siêu thị
3
như sau:
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn siêu thị, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại siêu thị

SIÊU THỊ
HẠNG I
SIÊU THỊ
HẠNG II
SIÊU THỊ
HẠNG III
Diện tích
kinh
doanh
- Từ 5.000 m2 với
siêu thị kinh doanh
tổng hợp
- Từ 1.000 m2 với
siêu thị chuyên
doanh
- Từ 2.000 m2 với

siêu thị kinh doanh
tổng hợp
- Từ 500 m2 với siêu
thị chuyên doanh
- Từ 5.00 m2 trở lên

Danh mục
hàng hóa
kinh
doanh
- Từ 20.000 tên
hàng với siêu thị
kinh doanh tổng
hợp
- Từ 2.000 tên
hàng với siêu thị
chuyên doanh
- Từ 10.000 tên hàng
với siêu thị kinh
doanh tổng hợp
- Từ 1000 tên hàng
với siêu thị chuyên
doanh
- Từ 4.000 tên hàng
với siêu thị kinh
doanh tổng hợp
- Từ 500 tên hàng với
siêu thị chuyên doanh
Hạ tầng
cơ sở

- Công trình được xây dựng vững chắc, thiết kế và trang bị kỹ
thuật tiên tiến, có tính thẩm mỹ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu
PCCC, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng, có nơi
trông giữ xe, khu vệ sinh…
Kỹ thuật
- Có hệt hống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng
gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.
Tổ chức,
quản lý
- Tổ chức bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách
văn minh, khoa học, thanh toán thuận tiện, có nơi bảo quản hành lý
cá nhân, dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, giao
hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, điện thoại.


3
Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại,
ngày 24/09/2004.

24

Hệ thống siêu thị dùng để chỉ các siêu thị, có thể cùng chung hoặc khác nhau
về mặt sở hữu (chủ là các cá nhân, doanh nghiệp khác nhau) nhưng đều nằm trong
hệ thống phân phối, cùng thực hiện chức năng phân phối, điều tiết hàng hóa trên
một phạm vi địa lý nhất định.
 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Cả hai khái niệm “Chuỗi giá trị” (Value Chain) và “Chuỗi cung ứng”
(Supply Chain) đều đề cấp đến những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm
(hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác
nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử

dụng [Kaplinsky, 1999; trang 121] và [Kaplinsky và Morris, 2001; trang 4].
Sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm nằm ở mục đích hướng đến của
chúng:
o Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả vấn đề về tổ chức, điều phối, các chiến
lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
o Ngoài ra, khái niệm chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm quản trị vô cùng
quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến khía cạnh xã
hội và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc sự hình
thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên,
có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm…
o Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối
ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống. Ví dụ như do quan hệ quyền lực
giữa các hộ trong cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất
hoặc dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người
tham gia vào chuỗi giá trị.
o Khái niệm về chuỗi cung ứng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề hậu cần
(logistic) để đưa hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng sao cho hiệu quả. Trong
chuỗi cung ứng, người ta chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối
tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và
các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty
công nghệ thông tin nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Hiện nay, khái niệm chuỗi giá trị thường được dùng trong phân tích chính
sách, tính toán giá trị gia tăng các khía cạnh xã hội liên quan như bất bình đẳng
trong phân phối chi phí và lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi. Khái niệm

×