Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
MỤC LỤC
Phần A: Lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế…………… trang 02
I. Chu kỳ sống theo quan điểm truyền thống……………………… trang 02
II. Học thuyết về chu kỳ sống sản phẩm quốc tế……………………… trang 02
1. Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm quốc tế…………………. trang 03
2. Nội dung của học thuyết……………………………………………. trang 06
III. Ý nghĩa của học thuyết ……………………………………… trang 08
Phần B: Phân tích sự tác động và vận dụng học thuyết đó đối với các nước đang
phát triển như Việt Nam qua ví dụ TCT công nghiệp tàu thủy Nam Triệu…….
…………………………………………………………. trang 04
I. Giới thiệu về TCT Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu……………….trang 10
II. Phân tích sự tác động và vận dụng học thuyết đó đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam qua ví dụ TCT công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
………………………………………………………………………….trang 11
1. Đặc điểm ngành đóng tàu ………………………………………… trang 11
2. Tầm quan trọng của ngành đóng tàu ……………………………… .trang 12
3. Nhược điểm của ngành đóng tàu ………………………………… .trang 13
4. Thực tế học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế ngành đóng tàu qua TCT
công nghiệp tàu thủy Nam Triệu …………………………………… .trang 14
III. Tóm lại………………… ………………………………………….trang 22
1
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
A. LÝ THUYẾT VỀ CHU KỲ SỐNG (VÒNG ĐỜI) CỦA SẢN PHẨM
QUỐC TẾ : (internatinal Product Life Cycle Theory)
I. Chu kỳ sông sản phẩm theo khái niệm truyền thống:
Chu kỳ sống của một sản phẩm tại thị trường nội địa hoặc tại một thị
trường nhất định nào đó thường thì có 4 giai đoạn:
1. Giới thiệu là giai đoạn sản phẩm đang được đưa vào thị trường. Trong
giai đoạn này doanh số tăng trưởng chậm, chưa có lợi nhuận vì phải chi phí nhiều
cho việc giới thiêu sản phẩm ra thị trường.
2. Phát triển là giai đoạn sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh chóng
và lợi nhuận tăng lên đáng kể.
3. Sung mãn là giai đoạn doanh số tăng chậm lại, vì sản phẩm đã được hầu
hết khách hàng tiềm năng chấp nhận. Lợi nhuận ổn định hoặc giảm xuống vì tăng
chi phí marketing để bảo vệ sản phẩm chống lại các đối thủ cạnh tranh.
4. Suy tàn là giai đoạn doanh số có xu hướng giảm sút và lợi nhuận giảm
dần.
II. Học thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế:
1. Khái niệm:
Theo Raymond Vernon vào năm 1966 đã phát triển một thuyết mới, theo
một hướng khác hẳn là “Thuyết chu kỳ sản phẩm”. Học thuyết chu kỳ sống sản
phẩm quốc tế của Vernon liên quan đến các giai đoạn sản xuất của sản phẩm với
những bí quyết sản xuất mới. Sản phẩm được sản xuất đầu tiên tại công ty mẹ,
sau đó là tại công ty con và cuối cùng là ở nơi nào đó trên thế giới có chi phí thấp
nhất.
2
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Khái niệm: Chu kỳ sống (vòng đời) sản phẩm quốc tế là khoảng thời gian
tồn tại của sản phẩm trên thị trường, kể từ khi sản phẩm thâm nhập thị trường
cho đến khi bị loại bỏ khỏi thị trường nước ngoài.
Trong kinh doanh quốc tế thì các thì trường khác nhau sẽ có chu kỳ sống
của sản phẩm khác nhau, nếu có thương mại quốc tế thì sẽ kéo dài chu kỳ sống
sản phẩm và có lợi hơn.
Học thuyết giúp giải thích lý do một sản phẩm bắt đầu như là một sự xuất
khẩu của quốc gia của quốc gia thường kết cuộc trở thành một sự nhập khẩu. Học
thuyết tập trung vào sự mở rộng thị trường và đổi mới kỹ thuật, những khái niệm
đó không nhấn mạnh trong học thuyết lợi thế so sánh.
Học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế có hai nguyên lý quan trọng:
- Kỹ thuật là một yếu tố quan trọng để sáng tạo và phát triển sản phẩm
mới;
- Qui mô và cầu trúc thị trường là quan trọng trong việc quyết định mô
hình thương mại.
2. Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm quốc tế:
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ
sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là:
- Giai đoạn sản phẩm mới: đây là giai đoạn sản phẩm được cải tiến và độc
đáo trong một số thuộc tính. Sự đổi mới đòi hỏi lao động kỹ năng cao và lượng tư
bản lớn để nghiên cứu và phát triển, và sản phẩm thường được thiết kế và sản
xuất ban đầu gần công ty mẹ và thị trường công nghiệp hoá cao. Trong giai đoạn
này, sản phẩm chưa được tiêu chuẩn hoá và quá trình sản xuất đòi hỏi mức độ
3
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
linh hoạt cao. Nhà sản xuất sẽ giữ vị trí độc quyền với lợi nhuận biên cao, độ đàn
hồi giá của nhu cầu thì thấp, vì người tiêu dùng thu nhập cao sẽ mua không chú ý
đến giá. Hầu hết các sản phẩm mới được phát triển và sản xuất đầu tiên ở các
quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn( các nước tiên tiến). Nguyên nhân chủ yếu
của tình hình này là một số lượng lớn người tiêu dùng có thu nhập cao, có mong
muốn về các sản phẩm mới và nguồn cung ứng phong phú những công nhân kỹ
thuật có trình độ chuyên môn cao tạo ra một lợi thế tương đối về năng lực R & D.
Trong giai đoạn này hàng hoá được tiêu dùng trong nước và nhu cầu trên thị
trường ít đàn hồi so với giá, thiết kế và sản xuất hàng hoá vãn ở giai đoạn thử
nghiệm nên nơi nghiên cứu và nơi sản xuất cần phải liên hệ chặt chẽ, thường
xuyên
- Giai đoạn sản phẩm chín muồi: khi sản xuất mở rộng, quá trình của nó
ngày càng tiêu chuẩn hoá, nhu cầu linh hoạt trong thiết kế và sản xuất giảm dần,
nhu cầu lao động kỹ năng cao giảm. Doanh nghiệp tăng lượng bán sang các quốc
gia khác và bị cạnh tranh bởi các sản phẩm khác biệt chút ít, làm giảm áp lực về
giá và lợi nhuận biên, chi phí sản xuất ngày càng được quan tâm. Trong giai đoạn
này, xuất khẩu gia tăng, tuy nhiên trong lúc này những đối thủ cạnh tranh ở
những quốc gia khác sẽ thực hiện phát triển sản phẩm thay thế để đổi chỗ sản
phẩm đầu tiên cho sản phẩm của họ. Sự giới thiệu những sản phẩm thay thế và sự
mềm dẻo của nhu cầu đối với sản phẩm đầu tiên sẽ làm cho công ty phát triển sản
phẩm đầu tiên giờ đây phải thay đổi chiến lược từ sản xuất đến bảo vệ thị trường.
Sự chú ý cũng sẽ tập trung vào việc sẵn sàng cung ứng cho những thị trường ở
các nước kém phát triển hơn.
- Giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa: sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tiêu
chuẩn hoá, quốc gia sản xuất chỉ đơn giản là quốc gia với lao động không kỹ
4
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
năng rẻ nhất, lợi nhuận biên ít, cạnh tranh gay gắt. Nghĩa là, kỹ thuật trở nên phổ
biến và có thể tiếp xúc. Sản xuất có hướng dịch chuyển sang những nước có chi
phí thấp, gồm những nước kém phát triển. Công ty cũng cố gắng tạo sự khác biệt
sản phẩm và ngăn cản cạnh tranh giá gia tăng khi giá là yếu tố quyết định của nhu
cầu.
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát
minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị
trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế
sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước
ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới
trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản
phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình
thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới
giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản
phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến,
nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn
tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển
sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
Mỗi quốc gia khác nhau đều có những nhu cầu khác nhau về từng giai
đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Và mỗi giai đoạn sản phẩm ở mỗi quốc
gia khác nhau có thể có các quãng thời gian kéo dài khác nhau. Một sản phẩm có
thể đang ở giai đoạn suy thoái tại thị trường nội địa, nhưng cùng sản phẩm đó có
thể lại đang ở giai đoạn giới thiệu tại quốc gia A, hoặc đang ở giai đoạn tăng
5
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
trưởng tại quốc gia B, giai đoạn trưởng thành tại quốc gia C. Hơn nữa, một sản
phẩm mới thường có giai đoạn giới thiệu ở thị trường nội địa trước.
3. Nội dung của học thuyết:
- Giai đoạn I: Nước phát minh vừa là nước sản xuất vừa là nước xuất
khẩu. Giai đoạn này giá cả rất đắt, các nước phát triển là nước nhập khẩu, các
nước đang phát triển khó có khả năng tiếp cận, nếu có nhập khẩu thì rất ít.
- Giai đoạn II: Nước phát minh giảm sản xuất và dịch chuyển sang các
nước phát triển hoặc đang phát triển. Nước phát triển giảm nhập khẩu, tăng sản
xuất. Các nước đang phát triển bắt đầu tiếp cận với sản phẩm nhưng chỉ thuần
nhập khẩu.
6
Xuất khẩu
I
II
III
IV
Nhập khẩu
Nước phát minh
Nước phát
triển
Nước đang phát
triển
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
- Giai đoạn III: Nước phát triển sản xuất sản phẩm không những đã đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Nước phát minh không còn sản xuất
nữa mà nhập khẩu để tiêu thụ trong nước. Việc sản xuất đã bắt đầu dịch chuyển
sang các nước đang phát triển.
- Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn sản phẩm ở mức độ tiêu chuẩn hóa. Ký
thuật trở nên phổ biến, nhiều nhà cung cấp, giá rẻ. Sản xuất có hướng dịch
chuyển sang những nước có chi phí thấp, gồm những nước kém phát triển. Giai
đoạn này, nước đang phát triển là nước sản xuất và xuất khẩu, nước phát minh và
nước phát triển là nước nhập khẩu.
Thế nhưng trong thực tế lại có những trường hợp ngược lại.
VD: Các nhà sản xuất TV màu của Nhật đã xuất khẩu sản phẩm này sang
nước Mỹ trước khi marketing ở quê nhà. Tương tự hãng Hitachi đã xuất khẩu các
đĩa vidéo sang Mỹ trước khi bán chúng ở Nhật.
Như vậy cùng một sản phẩm nhưng có khả năng cùng một lúc có nhiều
giai đoạn của chu kỳ sống khác nhau trên thị trường thế giới. Sự khác biệt này sẽ
tạo ra nhiều khó khăn đối với nhà quản lý, đặc biệt là một sản phẩm có trên 2 giai
đoạn của chu kỳ sống ở cùng một thời điểm, lúc đó việc thực hiện chính sách sản
phẩm quốc tế rất phức tạp bởi vì sẽ có sự khác nhau về các mức độ quảng cáo,
cạnh tranh, chính sách giá cả
Ðối với tất cả các loại công ty, từ công ty xuất khẩu nhỏ nhất đến công ty
xuất khẩu đa quốc gia lớn nhất, chính sách sản phẩm được quan tâm ở mọi cấp
quản lý. Mặc dù những nhà lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định về
sản phẩm, nhưng trong thực tế họ phải dựa vào bộ phận marketing quốc tế để có
được những thông tin, như thông tin về phân tích nhu cầu của thị trường, để thiết
7
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
kế sản phẩm cũng như đưa ra các quyết định có liên quan đến những đặc tính của
sản phẩm, dãy sản phẩm (product line), hệ sản phẩm (product mix), nhãn hiệu,
bao bì.
Vấn đề này càng trở nên cực kỳ phức tạp đối với việc điều hành một công
ty đang thâm nhập hàng hóa ở nhiều thị trường nước ngoài khác nhau. Khách
hàng ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những nhu cầu đòi hỏi khác nhau, do đó
việc thực hiện chính sách sản phẩm quốc tế như thế nào cho phù hợp vừa là một
sự cần thiết vừa vô cùng khó khăn, thí dụ như 5 quốc gia cùng ở Châu Aâu (Anh,
Ý Ðức, Pháp, Thụy Ðiển) nhưng có các yếu cầu khác nhau về loại máy giặt sử
dụng cho gia đình: tự động hay bán tự động, chiều cao, chiều rộng ra sao, sử
dụng nước nóng, nước lạnh hay nước bình thường
III. Ý nghĩa của học thuyết:
- Vòng đời sản phẩm quốc tế áp dụng phổ biến cho các sản phẩm công
nghiệp đặc biệt là những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
- Vòng đời sản phẩm quốc tế kéo dài hơn vòng đời sản phẩm quốc gia.
- Trong vòng đời sản phẩm quốc tế chuyển giao công nghệ diễn ra từ nước
phát minh sang nước phát triển khác và từ nước phát triển qua những nước đang
phát triển.
- Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho phép giải thích vì sao
các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ chỗ xuất khẩu
sang thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Thuyết chu kỳ của sản phẩm quan trọng nhất ở điểm nó giải thích đầu tư
quốc tế. Thuyết này nhận ra được tính linh động của vốn qua các quốc gia, bác bỏ
giả định truyền thống về sự không linh hoạt của các yếu tố, nó chuyển tâm điểm
8
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
chú ý từ quốc gia sang sản phẩm. Điều này làm cho việc phối hợp giữa sản phẩm
theo giai đoạn trưởng thành sang các địa điểm sản xuất, để xác định năng lực
cạnh tranh.
- Học thuyết này giải thích cho chúng ta rõ vì sao hơn 25 năm đổi mới, mở
cửa, hội nhập nước ta vẫn còn tiếp nhận những công nghệ cũ, lạc hậu từ nguồn
vốn FDI. Việc các doanh nghiệp FDI mang công nghệ thấp vào nước ta, hay việc
chính các doanh nghiệp nước ta mua công nghệ thấp hoàn toàn không phải vì
phía nước ngoài muốn chơi xỏ ta, biến ta thành bãi rác công nghệ; hay các doanh
nghiệp nước ta quá kém cỏi trong việc lựa chọn công nghệ. Khi đầu tư, các doanh
nghiệp phải giải bài toán sau: sử dụng công nghệ rất hiện đại nhưng cực đắt, tức
là khấu hao tính trên mỗi sản phẩm rất cao, cộng với chi phí nhân công không
đáng kể do sử dụng ít nhân công, thì sản phẩm có giá thành thế nào, tỷ suất lợi
nhuận ra sao so với sử dụng công nghệ thấp, giá rẻ, khấu hao trên mỗi sản phẩm
thấp, cộng với chi phí nhân công nhiều hơn. Tính toán và thực tiễn kinh doanh
cho thấy phương án sau thường là có hiệu quả kinh tế hơn, và đó là lý do của việc
sử dụng công nghệ thấp ở các nước nghèo trong giai đoạn đầu phát triển.
B. PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG VÀ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT ĐÓ
ĐỐI VỚI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NHƯ VIỆT NAM QUA
VÍ DỤ CỤ THỂ CỦA NGÀNH ĐÓNG TÀU TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG
NGHIỆP TÀU THỦY NAM TRIỆU.
I. Giới thiệu về Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu:
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu là đơn vị thành viên của
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Khi mới thành lập vào tháng 1/1966
có tên là Công trường đóng thuyền biển sau đó là Xưởng Z21 (11/1966); Nhà
9
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
máy Lê Chân (6/1977); Xi nghiệp Lê Chân trực thuộc Nhà máy sửa tàu biển Phà
Rừng (4/1983); Nhà máy sửa chữa tàu biển Lê Chân (11/1988); Nhà máy sửa
chữa tàu biển Nam Triệu (11/1989); Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
(11/2000) và tháng 4 năm 2007 đổi tên thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy
Nam Triệu.
* Các công ty thành viên
1. Công ty CP CN Vật liệu hàn Nam Triệu
2. Công ty TNHH MTV Vận tải biển Nam Triệu
3. Công ty CP CNTT và Xây dựng Nam Triệu
4. Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Nam Triệu
5. Công ty CP Thiết bị nâng Nam Triệu
6. Công ty CP Công nghệ Điện Nam Triệu
7. Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Tân Việt Hoàng
8. Công ty CP CNTT Sông Chanh
9. Công ty CP Công nghiệp Đúc Vinashin
10. Công ty CP Vận tải Viễn dương Nam Triệu
11.Công ty CP CNTT Thanh Hóa
12.Công ty CP CNTT Hoàng Long Vinashin
13.Công ty CP Vận tải biển CNTT Nghệ an Vinashin
Địa chỉ: xã Tam Hưng – huyện Thủy Nguyên – TP Hải Phòng
Email
Website : http:\\www.nasico.com.vn
* Lĩnh vực kinh doanh:
10
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Tư vấn thiết kế, kinh doanh, tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thủy, thiết
bị và phương tiện nổi; thi công công trình, nhà máy đóng tàu; sản xuất kinh
doanh thép, thép cường độ cao ; sản xuất, lắp ráp các thiết bị nội thất tàu; sản
xuất động cơ diesel, động cơ thủy; …
* Một số SP chủ lực:
II. Phân tích sự tác động và vận dụng học thuyết đó đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam qua ngành đóng tàu biển ở Việt Nam. Cụ thể
là Tông công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu:
1. Đặc điểm của ngành đóng tàu:
Lịch sử phát triển kinh tế - làm giàu của nhân loại khắp năm châu đã chứng
minh: Những nước giàu có, thuộc mười nước giàu nhất trên thế giới chính là các
nước được gọi là “Quốc gia biển” như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Anh, Pháp, Ý,
Nga… Ngay ở Đông Nam Á và quanh biển Đông nẩy sinh những con Rồng Châu
Á: Hàn Quốc, Đài Loàn, Hồng Kông, Singapore. Kinh tế biển (KTB) bao gồm
sáu ngành kinh tế: cảng, đóng tàu, hải sản, dầu khí, du lịch biển và lấn biển. Đặt
vào bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, với cách xếp thứ tự như trên đủ để
khẳng định hai ngành kinh tế biển: Cảng – Đóng tàu nắm giữ vai trò chủ chốt,
11
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
tiên phong, đầu tàu cho cả sáu ngành KTB. Trong đó, đóng tàu có ý nghĩa to lớn
trong việc phát triển kinh tê, hội nhập kinh tế thế giới của một quốc gia.
Thông thương vận chuyển hàng hoá bằng đường biển toàn cầu đang tiến
dần tới 5,5 ÷ 6 tỷ tấn/năm. Cùng với nó, số lượng cảng biển, số lượng tàu được
sửa chữa và đóng mới cũng tăng theo.
Thường thì trên thế giới ở đâu có cảng phát triển thì đồng thời mọc theo
các nhà máy đóng tàu. Thế kỷ XVIII, XIX, kinh tế cảng phát triển rầm rộ ở châu
Âu như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Hà Lan, Đức, Bỉ… đồng thời khi ấy
Tây Âu được coi là trung tâm của ngành đóng tàu biển thế giới.
2. Tầm quan trong của ngành đóng tàu biển:
Đóng tàu thuỷ được xếp vào ngành công nghiệp nặng liên quan chặt chẽ
với nhiều ngành công nghiệp khác. Nó gắn kết rất hữu cơ với các ngành công
nghiệp sau:
− Công nghệ sản xuất thép chất lượng cao ít gỉ, chịu được xâm thực nước
biển.
− Công nghệ chế tạo động cơ: máy thuỷ lực, máy bơm, động cô điêzen,
máy nổ và nhiều loại động cơ khác.
− Công nghệ vật liệu xây dựng, gỗ, cao su, các hợp chất hoá học, bê tông
cốt thép…
− Công nghệ sơn cao cấp: sơn có tuổi thọ cao, chống gỉ, chống được các
xâm thực của mọi yếu tố môi trường đặc biệt là môi trường nước biển.
12
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
− Kỹ nghệ điện - điện tử: Rất nhiều các chủng loại phụ kiện chi tiết của
điện, điện tử, điện dân dụng cần trang bị cho một con tàu nhất là các tàu mẹ viễn
dương hoặc tàu khách vượt đại dương.
− Công nghệ máy móc chính xác: máy điều khiển, máy đo độ sâu, máy
móc phục vụ cho mọi thao tác Manoer của tàu…
− Công nghiệp điện năng: Mỗi nhà máy đóng tàu và sửa chữa ngốn một
nguồn điện năng vô cùng lớn phục vụ cho quá trình sản xuất. Chính vì vậy bên
cạnh xây dựng một nhà máy đóng tàu lớn thường kèm theo các nhà máy nhiệt
điện sử dụng than đá hoặc than nâu…
− Công nghệ chế tạo các thiết bị nâng: các loại cẩu 5T, 10T, 20T, 50T
trang bị ngay trên tàu. Các cần cẩu này được đặt trên một phương tiện nổi là tàu,
nên quy trình điều khiển khác xa các cẩu đặt trên bờ.
− Công nghệ vũ khí, khí tài: Điều này mang tính bắt buộc đối với tàu quân
sự, nhất là đối với tàu ngầm như công nghệ giận chìm tàu ngầm sâu 1000m; công
nghệ điều hoà không khí trong các khoang tàu. Các khí tài hiện đại như: pháo, tên
lửa, máy rà thuỷ lôi…biết bao nhiêu chủng loại vũ khí rất hiện đại, kỹ thuật cao
mà Việt Nam ta cho đến nay chưa tiếp cận được.
− Các ngành công nghệ cao khác: Máy lạnh, phòng chống cháy nổ, y tế,
viễn thông, bảo quản lương thực và thực phẩm
3. Nhược điểm ngành đóng tàu: dễ gấy ô nhiễm môi trường mạnh nhất
trong các ngành KTB
So với năm ngành KTB còn lại thì đóng tàu và sửa chữa tàu có tốc độ làm
mất cần bằng sinh thái nhanh, thải ra nhiều chất độc hại, nhất là những chất ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người. Vụ tai tiếng Nhà máy đóng tàu Huyndai -
13
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Vinashin Khánh Hoà chôn trộm 100 tấn gỉ - xỉ đồng cũng đủ lý giải cho sự bất
cập này. Không những thế, ở Việt Nam do thiếu điện một cách thường xuyên và
trầm trọng, nên nhiều ngành công nghiệp trong đó đóng tàu, bên cạnh những
xưởng, nhà máy đóng tàu còn kéo theo nhà máy nhiệt điện như: Nam Triệu,
Posco Vân Phong - Khánh Hoà… Điều này đã làm môi trường đã ô nhiễm lại
càng ô nhiễm thêm. Nên nhớ rằng việc giảm tuổi thọ con người rất khó đong
đếm. Ở châu Âu, sau một thế kỷ đóng tàu, bây giờ người ra mới sáng mắt ra. Vì
vậy họ thải ra - ta lại tranh thủ ôm vào. Đúng là một cái bẫy bất thành văn bản.
4. Thực tế học thuyết chu kỳ sông sản phẩm quốc tế ngành đóng tàu
biển Việt Nam qua trường hợp Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu:
Theo lý thuyết, chu kỳ sống sản phẩm quốc tế có 4 giai đoạn và thực tế
trong trường hợp TCT đóng tàu Bạch Đằng như sau:
4.1 Giai đoạn 1:
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió
biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn
năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ
Nghệ vào đầu thế kỷ 18 đã mang lại cho ngành Hàng Hải một sản phẩm chế tạo
do các nhà phát minh và kỹ thuật, đó là máy hơi nước, một dụng cụ sinh ra động
lực. Tàu thủy (chạy bằng động cơ) cho là được phát minh tại Mỹ với 2 nhà sáng
chế: Rumsey, John Fitch và bằng sáng chế được cấp năm 1791. Vào năm 1812,
người Anh đã khánh thành việc chuyên chở bằng tầu thủy giữa Glasgow và
Helensburgh, rồi hai năm sau nữa, 2 con tầu thủy bắt đầu xuôi ngược trên giòng
sông Thames. Nhưng danh dự chính đáng về vượt đại dương bằng năng lực hoàn
14
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
toàn của hơi nước phải được dành cho con tầu Curacao, một chiếc tầu thủy Hòa
Lan khởi hành từ Rotterdam để đi tới West Indies vào năm 1827.
Như vậy, phải nói rằng Mỹ, Anh, Hà Lan là những nước đầu tiên phát
minh, ứng dụng tàu thủy trong vận tải hành khách, hành hóa trên thế giới. Giai
đoạn này chi phí cho vận chuyển tương đối cao, nhưng đã giải quyết được vấn đề
giao thương hàng hóa giữa các nước, nhất là qua Đại Tây Dương. Các nước sở
hữu công nghệ đóng tàu có sự phát triển vượt bậc về thương mại quốc tế, tạo điều
kiện để kinh tế phát triển nhanh chóng.
Trong giai đoạn này, các nước phát triển như Đức, Pháp, Nhật Bản…nhận
thấy sự ưu việc của vận tải biển nên bắt đầu tiếp cận với công nghệ đóng tàu, vừa
nhập khẩu vừa nghiên cứu phát triển công nghệ đóng tàu; còn các nước đang phát
triển, chưa phát triển không có cơ hội tiếp cận (có hay chăng chỉ là tàu chạy bằng
sức gió.
4.2 Giai đoạn 2:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Tây Âu, Nhât Bản, Hàn Quốc nổi lên là
các cường quốc đóng tàu trên giới Sau năm 1945, Nhật Bản xây dựng hàng loạt
nhà máy đóng tàu vừa để đón đầu vừa để cạnh tranh với các nước Tây Âu và Mỹ.
Ở Hàn Quốc, ngành công nghiệp đóng tàu của mới bắt đầu hình thành vào những
năm 1960, đến năm 1993, lần đầu tiên Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất tàu lớn
nhất trên thế giới, vượt qua cả Nhật Bản. Nhiều năm liên tục, Hàn Quốc dẫn đầu
về lượng đơn đặt hàng đóng tàu với 44% thị phần thế giới. Ngành đóng tàu Hàn
Quốc có tính cạnh tranh mạnh mẽ do các hãng đóng tàu hoạt động có hiệu quả,
công nghệ đạt trình độ cao, đi kèm với những lợi thế rõ ràng về cảng biển và
thềm lục địa. Họ rất thành thạo trong việc đóng các tàu lớn chất lượng cao, như
15
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu thô và khí ga thiên nhiên hóa lỏng.
Samsung Heavy, Huyndai Heavy Industries và Daewoo Shipbuilding & Marine
Engineering của Hàn Quốc hiện là 3 tập đoàn đóng tàu lớn nhất thế giới.
Giai đoàn này, các nước phát minh ra tàu biển giảm sản xuất do sự bão hòa
trong nước, đồng thời nhận thấy rằng: ngành đóng tàu gây ra ô nhiễm môi trường
nặng nề nên đã bắt đầu dịch chuyển sản xuất tàu thủy ra nước ngoài bằng hình
thức đầu tư,Các loại tàu chở hàng hóa thông thường được chuyển giao cho các
nước phát triển: Tây Âu, Nhât Bản, Hàn Quốc. Các nước phát triển gia tăng sản
xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Các nước đang phát triển gia đoạn này vẫn còn phải nhập khẩu, tuy nhiên
bắt đầu tham gia vào thị trường sản xuất tàu biển trên thế giới ở mức độ thấp. Các
nước này là Trung Quốc, Brazil, Việt Nam…
4.3 Giai đoạn 3:
Đến những năm 90 của thế kỷ XX, các nước phát minh như Mỹ, Anh, Hà
Lan chỉ chú trọng sản xuất tàu biển với tính chất đặc thù có công nghệ rất cao
như tàu ngầm, tàu chiến, tàu chở xăng dầu, gaz…, các loại tàu thông thường khác
được được nhập khẩu nhu cầu trong nước từ các nước phát triển như Tây âu,
Nhật Bản, Hàn Quốc
Các nước phát triển gia tăng sản xuất, sản phẩm không những đáp ứng
được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước phát minh và các nước
đang phát triển.
Giai đoạn này, các nước đang phát triển bắt đầu phát triển ngành đóng tàu
của mình, các nước này là Trung Quốc, Brazil, Việt Nam. Các nước này mới
đóng được những tàu chở hàng thông thường: tàu hàng rời, tàu container…
16
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
4.4 Giai đoạn 4:
Đây là giai đoạn sản phẩm ở mức độ tiêu chuẩn hóa. Kỹ thuật trở nên phổ
biến, nhiều nhà cung cấp, giá rẻ. Sản xuất có hướng dịch chuyển sang những
nước có chi phí thấp, gồm những nước kém phát triển. Giai đoạn này, nước đang
phát triển là nước sản xuất và xuất khẩu, nước phát minh và nước phát triển là
nước nhập khẩu.
Tại các nước đang phát triển, ngoại thương đang bùng nổ, đầu tư ồ ạt của
nhà nước và chi phí lao động thấp, các nước này đang trên đường trở thành nước
đóng tàu lớn nhất thế giới. Sức mạnh trên biển đang tăng lên của nước này sẽ mở
rộng ảnh hưởng các nước này trong khu vực và trên thế giới. Bởi vì, đóng tàu
được coi là chìa khoá để mở rộng tầm với ra toàn cầu. Đầu tư lớn của nhà nước,
cộng với nguồn nhân lực rẻ (chi phí chỉ bằng 1/5 ở Nhật Bản) và có kỹ năng
trong đóng tàu mang lại cho các nước đang phát triển lợi thế cạnh tranh lớn.
Trong giai đoạn này, các nước phát minh và các nước phát chỉ giữ lại công
nghệ nguồn và những công nghệ rất cao, có tỷ trọng giá trị cao trong công nghệ
đóng tàu. Hầu như toàn bộ các phần còn lại trong công nghệ đóng tàu được
chuyển giao cho các nước đang phát triển ở Đông Âu, Châu Á, Bắc Mỹ. Bởi vì
họ nhận thấy ngành đóng tàu đã trở thành phổ biến, nhiều quốc gia nắm bắt được
công nghệ, đặc biệt là sự ô nhiễm rất cao cho cộng đồng dân cư. Do đó, chỉ giữ
lại những phần giá trị và tránh ô nhiễm cho đất nước họ. Vì vậy, giai đoạn này,
17
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
các nước phát minh giảm sản xuất đến mức tối thiểu, nhập khẩu phần còn thiếu
cho nhu cầu quốc gia.
Trong khi đó, các nước đang phát triển dưới áp lực của sự phát triển kinh
tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động đã chấp nhận phát triển ngành đóng
tàu với nhiều cơ hội không những cho ngành đóng tàu mà cho cả những ngành
phụ trợ khác. Tuy nhiên cũng đứng trước những rủi ro về môi trường và sức khỏe
cho người dân. Các nước đang phát triển không những sản xuất đáp ứng nhu cầu
thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước phát minh, các nước phát
triển.
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đã thay đổi ngành này và ngày càng xuất
hiện nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia, không loại trừ cả các hợp đồng hợp tác
kỹ thuật, công nghệ giữa các nhà sản xuất. Các hợp tác này bao gồm đủ các lĩnh
vực: từ công nghệ vỏ, động cơ, phương tiện liên lạc đến việc trang bị sinh hoạt
thiết yếu cho thủy thủ đoàn. Cao hơn nữa là mua bán giấy phép sản xuất, chuyển
giao công nghệ đóng tàu hoàn chỉnh. Đây là xu thế tất yếu để giảm chi phí đóng
tàu, tăng lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, công nghệ động cơ và các nghi khí hàng hải
tinh xảo, độ ồn và tiêu phí năng lượng thấp, đặc biệt để dùng cho tàu chuyên
dụng vẫn mãi là độc quyền của các nhà sản xuất, các cường quốc sản xuất tàu
thủy trước đây.
* Hoạt động sản xuất của TCT côn nghiệp tàu thủy Nam Triệu:
Theo học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế, Tổng công ty công nghiệp
tàu thủy Nam Triệu hiện đang ở giai đoạn 4 của các sản phẩm ngành đóng tàu.
18
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Việt Nam - quốc gia biển và làm giàu từ kinh tế biển là chủ trương có tầm
nhìn thế kỷ đưa Việt Nam giàu mạnh trong thế kỷ 21 của Đảng và Nhà nước.
Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là bước đi nối dài trong chiến lược ấy, thể
hiện tầm nhìn của Chính phủ trong việc điều hành với ưu tiên mọi nguồn lực cho
phát triển ngành công nghiêp này bằng các hỗ trợ về cơ chế, mặt bằng đất đai
nhanh và đảm bảo uy tín quốc gia bằng khoản vay tín dụng quốc tế 750 triệu
USD cho Vinashin.
Thực hiện chủ trương trên, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam được
thành lập để xây dựng ngành SX tàu biển phát triển nhanh và bền vững, cạnh
tranh và hội nhập có hiệu quả. Từ những hoạt động sản xuất tàu nhỏ, phục vụ vận
tải nội địa, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã phát triển nhanh chóng.
Xây dựng cở sở vật chất và tiếp cận với công nghiệp hiện đại vào những năm 90
của thế kỷ XX. Và đến nay. “Ngành đóng tàu Việt Nam đã có sự phát triển vượt
bậc, đặc biệt trong việc đóng các tàu cỡ trung và cỡ nhỏ chuyên dụng", TGĐ
Hiệp hội Thiết bị Hàng hải Hà Lan (HME) nhận xét như vậy khi Hàng hải nước
này quyết định đặt trụ sở tại Hà Nội.
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu là một trong những cơ sở
quan trọng bậc nhất của Tập đoàn kinh tế VINASHIN, sản xuất tàu biển và
ngành công nghiệp bổ trợ. Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu được
tổ chức và hoạt động theo hướng kinh doanh đa nghành nghề, lấy công nghiệp
đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ là ngành kinh doanh chính, kết hợp với việc mở
rộng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, kinh doanh vận tải biển và các
nghành kinh doanh khác theo yêu cầu của thị trường nhằm tạo ra sự gắn kết chặt
chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với việc đổi mới, ứng dụng trình độ công nghệ,
19
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao làm cơ sở để Tổng Công ty phát triển
toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế,
thực hiện thành công mục tiêu: “Thành lập và xây dựng Tổng Công ty Công
nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu trở thành một trong những Tổng Công ty chủ lực của
Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong lĩnh vực đóng mới, sửa chữa tàu
thuỷ và các ngành nghề dịch vụ khác” nhằm góp phần xây dựng Tập đoàn vững
mạnh.
Một số mặt hàng chủ lực: Tàu chở hàng đến 56.000 tấn; tàu chở ô tô; tàu
chở container; tàu chở dầu 13.500 tấn; tầu chở xà lan 10.900 tấn; du thuyền cao
tốc và ụ nổi
Tổng công ty đã mở rộng các mối quan hệ, tăng cường tìm kiếm những
hợp đồng đóng mới và sửa chữa các phương tiện thuỷ cho khách hàng trong và
ngoài nước. Từ năm 1999, sau 35 năm hoàn thành xây dựng đợt I, được Đảng -
Nhà nước quan tâm đầu tư, Tổng công ty tiến hành nâng cấp, nâng cao năng lực
sản xuất - kinh doanh. Sự kiện này cùng với việc xác định chiến lược sản xuất -
kinh doanh đúng đắn, chiến lược chất lượng sản phẩm, đầu tư chiều sâu cả về
trang thiết bị và xây dựng đội ngũ. . Từ năm 2006 đến nay, Tổng công ty đã đóng
và bàn giao hàng loạt các sản phẩm có chất lượng như: tàu 610 TEU số 2, 2 tàu
10.500 DWT xuất khẩu cho Công ty NOMA Nhật Bản và đặc biệt là tàu dầu
13.500 DWT và tàu hàng 22.500 DWT. Tàu dầu 13.500 DWT là những con tàu
chở dầu đầu tiên có trọng tải lớn được đóng mới thành công, có cấu tạo phức tạp,
đòi hỏi tính chính xác rất cao, đặc biệt tàu được lắp hệ thống tự động hóa toàn
phần, khi hành trình trên biển không cần người trực ca, tàu 22.500 DWT là tàu
hàng có trọng tải lớn, tính năng kỹ thuật cao, được gia công lắp ráp trên dây
20
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
chuyền công nghệ tiên tiến của Tổng công ty. Các con tàu này đều đáp ứng yêu
cầu chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế, được các cơ quan đăng kiểm NK (Nhật Bản),
đăng kiểm BV (Pháp), đăng kiểm Việt Nam xác nhận và được bạn hàng trong
nước và quốc tế đánh giá cao. Việc đóng thành công những sản phẩm trọng điểm,
mang tính quốc gia và quốc tế cùng với quy mô và thị trường ngày càng phát
triển rộng lớn, Tổng công ty đã khẳng định vị trí, năng lực và thương hiệu của
mình trước khách hàng trong và ngoài nước, mở ra hướng phát triển mới cho
ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trên lĩnh vực đóng tàu xuất khẩu.
Theo nguyên tắc học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế, ở giai đoạn 4
TCT công nghiệp tàu thủy Nam Triệu hiện đã tiếp cận với công nghệ sản xuất tàu
biển của thế giới, sản xuất cho tàu biển đáp ứng nhu cầu của các hãng vận tại
trong nước. Hơn nữa, TCT đã xuất khẩu sản phẩm tàu biển do minh sản xuất trở
lại các nước phát minh và các nước đang phát triển.
21
Chu kỳ sống SP quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
TÓM LẠI
Bước vào thế kỷ đại dương - thế kỷ mà mọi quốc gia có biển đều đặt chiến
lược để khai thác tiềm năng từ biển, tại kỳ họp thứ tư Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá X đã ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam. Công nghiệp tàu
thuỷ được xác định là một trong những ngành mũi nhọn của chiến lược kinh tế
biển. Công nghiệp đóng tàu phát triển để góp phần thực hiện công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mặc dù ngành công nghiệp tàu thủy được xem là ngành gây ô nhiễm nặng
nề cho môi trường, ảnh hưởng lớn cho người dân. Tuy nhiên, đây là ngành công
nghiệp trọng yếu tạo công ăn việc làm cho người lao đông, có lợi nhuận và
khuyến khích các ngành chế tạo, công nghệ cao khác phát triển. Năm được học
thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế là nắm bắt quy luật vận động các
nguyên tắc kinh tế nhằm áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam nhằm đem lại lợi ích
cho nhân dân, cho đất nước, đồng thời phải lường được những khó khăn, phức
tạp để có chính sách tốt nhất. Hạn chế rủi ro và hậu quả xấu cho thế hệ tương lại.
Góp phần xây dựng đất phồn vinh, hạnh phúc và phát triển bên vững.
***
22