Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Báo cáo chuyên đề giải pháp marketing nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tân thành thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.68 KB, 11 trang )

Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
BÁO CÁO VỀ CHUYÊN ĐỀ:
GIẢI PHÁP MARKETING-MIX NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TÂN THÀNH THÁI
1. Lý do hình thành đề tài
Một doanh nghiệp muốn việc kinh doanh có hiệu quả và không ngừng phát
triển thì doanh nghiệp đó phải tạo cho mình lợi thế cạnh tranh. Điều này có nghĩa
là doanh nghiệp phải mang đến cho khách hàng những giá trị nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải định hướng được
thị trường, phải không ngừng nghiên cứu các lợi thế cạnh tranh của mìnhnhằm tạo
ra những giá trị cao nhất cho những khách hàng hiện tại và tương lai.
Ngày nay, vấn đề Marketing không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt
Nam trong tình hình thị trường đầy cạnh tranh. Để có thể giữ vững vị thế cạnh


tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề quản lý
các hoạt động tiếp thị của công ty mình
Xuất phát từ thực trạng trên. Đề tài “Giải pháp Marketing-Mix nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty Tân Thành Thái” được thực hiện nhằm xác định
các yếu tố then chốt của sản phẩm cũng như của Trung tâm ảnh hưởng đến mức độ
tiêu dùng của khách hàng, từ đó đề ra những biện pháp giúp cho doanh nghiệp
nâng cao và hoàn thiện hoàn thiện về sản phẩm cũng như chiến lược tiếp thị của
mình
2. Ý nghĩa của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực trạng của thị trường, đề tài được
đềxuất để có thể cung cấp cho doanh nghiệp nhiều thông tin về các đặc tính của sản
phẩm và dịch vụ Ô tô có ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng. Kết quả nghiên

cứu sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá lại quá trình hoạt động của mình để có thể
SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
phục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó đề ra nhiều biện pháp cải tiến để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng là cơ hội áp dụng lý
thuyết đã học nhằm giúp giải quyết các vấn đề thực tế và cùng với sự giúp đỡ của
giáo viên hướng dẫn cũng như những nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện thuận
lợi để hoànthiện khả năng làm việc trong tương lai
I. Cơ sở lý luận
1.Marketing và vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
a) Khái niệm về marketing:

“ Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn
bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu
dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hóa đến
người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho Công Ty thu hút được lợi nhuận dự kiến”.
* Marketing hỗn hợp là 1 khái niệm rất thông dụng trong kinh doanh
(marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt
được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ lần lần đầu tiên được
sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp.
Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm
1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn
trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh
nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
4P là một khái niệm trong marketing gồm:
- Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối
lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn
SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp
khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ
điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động
cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ
sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính

- Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay
dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị
phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của
khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không
những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà
cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi
nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh.
Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,

- Place (Phân phối): đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể
được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ
cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm

đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh
quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.
- Promotion (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng hay những việc
làm đẩy mạnh kinh doanh): hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo
rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về
chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm
quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền
hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài
trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công
chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán
hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi
catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng…

b. Chức năng của marketing :
+ chức năng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng xã hội và tối đa hoá sự lựa chọn
khách hàng. Đây là chức năng cơ bản của mọi hoạt động marketing. Chức năng
này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu phân tích nhu cầu thị trường bao
gồm cả những nhu cầu thực tế, nhu cầu tiềm năng và nhu cầu lý thuyết. Quá trình
nghiên cứu cho phép nắm bắt được tính quy luật của việc hình thành và phát triển
nhu cầu những biểu hiện cụ thể phong phú đa dạng của nhu cầu trên cơ sở đó hoạt
động marketing sẽ hướng tới và thoả mãn tốt nhất các nhu cầu thị trường
SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
+ Chức năng tăng cường khả năng thích ứng và khả năng cạnh tranh của
doanh trường là một lĩnh vực huyền bí và phức tạp nhưng lại là một thực tế hoàn

toàn có khả năng nhận thức được trên thị trường nhu cầu của người tiêu dùng rất
phong phú và đa dạng. Thị hiếu, tập quán, đặc điểm ngừoi tiêu dùng và tâm lý
người tiêu dùng của khách hàng ở các vùng thị trường là rất khác nhau. Vì vậy các
hoạt động marketing cần có sự phân hoá cho phù hợp với các nhà kinh doanh. Khi
xây dựng chiến lược chung
d. lựa chọn chiến lược marketing
Chiến lược 1: Tăng số lượng khách hàng
Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý và
các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu người chịu trách
nhiệm thiết kế và triển khai chương trình marketing đầu tư để thu hút nhiều khách
hàng hơn là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại.
Nếu thực hiện đúng, các chiến lược marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả

thu hút các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng
dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của chiến lược marketing này là thu hút
khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng
hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.
Chiến lược thứ 2: Tăng số lượng giao dịch trung bình
Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp dành đa số thời gian của mình để
điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Họ thường rất quan tâm tới
số khách hàng mà họ thường gặp. Số khách quen này thường được phép tiến hành
toàn bộ các giao dịch mà không bao giờ bị hỏi liệu có mua thêm sản phẩm hay dịch
vụ không?
Với những khách hàng mới, không nên hài lòng với số lượng hàng hoá hoặc dịch
vụ tối thiểu mà họ đã mua, nên đưa ra những lý do thuyết phục họ mua thêm. Nếu

khách hàng không tìm thấy lý do để buộc phải mua thêm sản phẩm hay dịch vụ của
một doanh nghiệp, họ sẽ tìm ra lý do để chuyển sang mua của doanh nghiệp khác.
Chào mời khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có
giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch
trung bình của mình.
Chiến lược thứ ba: Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách
quen
Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp không
chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình
marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng
SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa

nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng. Cần
thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách
hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên mua
sản phẩm của công ty. Đây cũng là một trong những bước để chủ doanh nghiệp
phát triển doanh nghiệp của mình.
e. Vai trò của Markting mix trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hầu như doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh họ đều muốn gắn
kinh doanh của mình vào thị trường.Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo hệ
thống tiêu lệnh, doanh nghiệp nhận chỉ tiêu sản xuất, định mức đầu vào và hiệu quả
hoạt động được thể hiện qua mức hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu, sản phẩm sản xuất
ra dược phân phối qua tem phiếu, do đó hoạt động doanh nghiệp hoàn toàn tách
khỏi thị trường và hoạt động Marketing không thể tồn tại.

Các doanh nghiệp họ thường cạnh tranh gay gắt lẫn nhau thông qua nhiều
phương án, cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy vừa là công cụ đào thải, chọn lọc
khắt khe củ thị trường đối với các doanh nghiệp. Vì vậy muốn tồn tại và phát tiển
các doanh nghiệp cần phải định hướng theo thị trường một cách năng động, linh
hoạt. Khi khách hang trở thành người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn
cảu doanh nghiệp, thì cách doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của khách
hang. Lợi nhuận của doanh nghiệp có được khi làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Qua đó ta mới thấy được Marketing trong doanh nghiệp rất quan trọng, đóng
vai trò quyết định vị trí của doanh nghiệp,bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập
danh mục hàng hóa đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hóa được bán
thì Marketing vẫn còn tiếp tục.Cho nên ta thấy rằng Marketing có liên quan chặt chẽ
đến các lĩnh vực quản trọng khác trong doanh nghiệp, và nó có vai trò định hướng,

kết hợp các chức năng khác không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà từ đó đem lại lợi
nhuận cho Công Ty
SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
f. Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là:
- Xếp khách hàng thành nhóm (market segment) dựa theo động cơ thúc đẩy
họ (mua hàng, chọn nguồn cung cấp hàng hoá (sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng )
- Xếp khách hàng thành nhóm dựa trên nhu cầu (strategic needs, unmet
needs, unsatisfied needs) và hành vi (behavioural segmentation) của họ.
Xếp khách hàng thành từng nhóm dựa theo những yếu tố quyết định mà họ
đặt ra để (mua hàng hoá, chọn nguồn cung cấp sản phẩm, dịch vụ )

Tại sao cần phân khúc thị trường?
Qui trình phân khúc thị trường còn đòi hỏi người làm công tác thị trường
phải hiểu động cơ của sự chọn lựa và yếu tố ưa chuộng của khách hàng trên thị
trường, thông qua đó phát hiện ra cơ sở của ưu thế cạnh tranh.
Phân khúc thị trường còn giúp cho marketer nhìn thấy cơ hội trên thị trường thông
qua công việc phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Từ đó có thể đưa ra
những sản phẩm cùng loại nhưng có công dụng khác nhau, bao bì khác nhau, giá
thành khác nhau v.v để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối
tượng khách hàng khác nhau.
Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến
lược thị trường của doanh nghiệp. Nếu marketer làm tốt công việc phân khúc thị
trường, qua đó xác định cho mình một phân khúc thị trường thích hợp, sẽ dễ dẫn

đến thành công vì chiến lược thị trường của doanh nghiệp dựa trên cơ sở năng lực
và lợi thế thực sự của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngược lại,
nếu marketer chọn sai thị trường, thì chiến lược trên lý thuyết có hay cở nào cũng
khó mà có thể thực hiện thành công, bởi vì có thể marketer đã chọn một thị trường
quá lớn so với khả năng của mình, hoặc một thị trường mà yêu cầu bức xúc nhất,
quyết định nhất của khách hàng thì doanh nghiệp lại không có khả năng đáp ứng
tốt hơn so với các đối thủ khác.
* Xác định thị trường mục tiêu
Việc áp dụng phân khúc thị trường, giúp doanh nghiệp có một cái nhìn rõ ràng hơn
về thị trường, hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời có
thể nhìn ra cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, từ những phân khúc mà doanh nghiệp đã
"nhìn ra" qua nghiệp vụ phân khúc thị trường, để chọn cho mình một (hay vài)

SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
phân khúc (thị trường) mục tiêu, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và đánh giá hai
yếu tố dưới đây:
- Tính hấp dẫn của phân khúc (thị trường)
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Tính hấp dẫn của thị trường
Để đánh giá mức độ hấp dẫn của một phân khúc (thị trường), thường các CMO
đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Qui mô của thị trường (tổng doanh thu, tổng sản lượng tiêu thụ, tổng nhu
cầu)
- Tốc độ phát triển (tỉ lệ phần trăm phát triển hàng năm so với năm trước)

- Mức độ cạnh tranh (số lượng đối thủ và mức độ cạnh tranh)
- Qui mô khách hàng (sức mua của khách hàng)
-
2. Lợi thế cạnh tranh tương ứng của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh tương ứng của doanh nghiệp có nghĩa là năng lực cạnh tranh
của một doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong cùng một phân khúc (thị
trường) đối với những tiêu chí quyết định chọn mua sản phẩm của khách hàng,
chẳng hạn như:
- Chất lượng sản phẩm
- Dịch vụ khách hàng
- Bao bì
- Độ phủ của kênh phân phối

- Thương hiệu
- Hoạt động khuyến mãi
- Hỗ trợ kỹ thuật
- Hình thức và điều kiện thanh toán
- Đội ngũ bán hàng
-
Tùy vào đặc điểm của từng ngành hàng và nhu cầu của khách hàng mà các
CMO có thể lựa chọn một bộ tiêu chí đánh giá cạnh tranh cho phù hợp.
Như vậy, để đánh giá lợi thế cạnh tranh trong một phân khúc (thị trường), doanh
nghiệp cần phải nắm được nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu kể cả năng lực của
doanh nghiệp mình lẫn các đối thủ có tham gia trong cùng một thị trường, để qua
đó có thể đưa ra đánh giá chính xác về vị trí cạnh tranh của các đối thủ.

SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới việc vận dụng Marketing - Mix
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1 Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh.
* Tự nhiên - Cơ sở hạ tầng: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự
nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du
lịch Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp
phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích,
dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các

biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và
các biện pháp khác Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề
tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.
* Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của
nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái tất cả
các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những
thách thức với doanh nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp
trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến
động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng
thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy
cơ và đe dọa.Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra

kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu
tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà
kinh tế lớn
* Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh
nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ
SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng
dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành
tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát
triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho
doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không

đổi mới công nghệ kịp thời.
2.2 Các nhân tố thuộc tiềm lực doanh nghiệp.
* Tự nhiên - Cơ sở hạ tầng: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự
nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du
lịch Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp
phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích,
dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các
biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và
các biện pháp khác Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề
tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.

* Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của
nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái tất cả
các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những
thách thức với doanh nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp
trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến
động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng
thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy
cơ và đe dọa.Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra
kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu
SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa

tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà
kinh tế lớn
* Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh
nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ
thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng
dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành
tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát
triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho
doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không
đổi mới công nghệ kịp thời.
* Người dẫn đường: Không phải chỉ có các vận động viên mới cần người
huấn luyện để hướng dẫn họ thi đấu một cách chuyên nghiệp, mà các doanh nghiệp

cũng cần như vậy. Hạn chế của doanh nghiệp trẻ là họ thường tự tin vào ý tưởng
sản phẩm mới mẻ mà bỏ qua những kỹ năng điều hành cơ bản. Nói một cách hình
tượng thì doanh nghiệp trẻ kiến tạo nên cỗ xe ngựa lộng lẫy nhưng chưa biết cách
điều khiển ngựa ngoan ngoãn về phía trước. Một cố vấn đầy kinh nghiệm là người
mà các nhà doanh nghiệp trẻ nên quan tâm tìm kiếm. Người ấy sẽ đóng vai trò như
một hoa tiêu, giúp doanh nghiệp có hướng giải quyết những trở ngại một cách
nhanh chóng, tư vấn cách thức quản trị nội bộ, biện pháp tổ chức cơ cấu chuyên
nghiệp hơn và giữ doanh nghiệp phát triển theo một nhịp độ ổn định hay linh hoạt
tùy theo diễn biến của thị trường.
* Kỹ năng định hướng và định vị: Một thực trạng thường thấy là các nhà
doanh nghiệp trẻ thiếu khả năng định hướng và định vị doanh nghiệp mình ở tương
lai. Khi mới thành lập, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các đòi

hỏi về chi phí, làm sao để doanh nghiệp có thể tồn tại. Một hai năm sau, người chủ
doanh nghiệp mới có cơ hội nhìn lại và nhận thấy doanh nghiệp thiếu một chiến
lược phát triển bền vững. Thiếu khả năng định hướng, doanh nghiệp chẳng khác
nào con thuyền lênh đênh trên biển mà không có đích đến, không chắc chắn về
SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3
Giảng viên hướng dẫn :Ths. Mai Thị Lụa
tương lai của doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên của họ nản lòng, không muốn tận
tâm cống hiến.
* Khả năng tự lực: Trong kinh doanh, tinh thần hợp tác luôn được đề cao.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng của mình, nhà lãnh đạo
phải có khả năng tự lực. Khả năng tự lực của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ
sở tài chính vững vàng, năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường, có

chiến lược kinh doanh và hệ thống phân phối sản phẩm phù hợp. Khi có nội lực
mạnh, doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các hợp đồng trục lợi của
đối tác kinh doanh.
* Mối quan hệ: Các mối quan hệ đóng một vai trò quan trọng, người chủ
doanh nghiệp muốn thành công phải khéo léo lựa chọn các mối quan hệ với nhân
viên, cấp quản lý, nhà đầu tư, đối tác chiến lược… sao cho có lợi và phù hợp với tiêu
chí của doanh nghiệp. Càng có nhiều mối quan hệ tốt thì càng có điều kiện thúc đẩy,
gia tăng doanh số, lợi nhuận và uy tín doanh nghiệp. Cũng cần chú ý rằng chỉ một
quan hệ không tốt trong một giai đoạn ngắn cũng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ cần
phải thật sáng suốt và cẩn trọng trong ngoại giao, tránh mắc vào những tình huống
gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.

SVTH : Nguyễn Thị Hạnh Dung – ĐHQT4A3

×