Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đồ Án Tốt Nghiệp - Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Năng Lực Tài Chính Công Ty TNHH Thiết Bị Y Tế Và Thương Mại Đạị Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.99 KB, 49 trang )

THỰC TẬP CUỐI KHÓA
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh
tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra không ít khó
khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Chính vì thế, mục tiêu hoạt động của
các doanh nghiệp là luôn luôn tối đa hóa lợi nhuận hay gia tăng giá trị của
doanh nghiệp. Đã đạt được, các nhà doanh nghiệp và các bên có liên quan đến
doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp đó về cơ cấu
vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán quá trình phân tích tài chính sẽ
giúp cho nhà đầu tư đánh giá tổng quan tình hình hình tài chính của doanh
nghiệp, từ đó có thể so sánh về rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Mỗi một khả năng sinh lời đều có đi kèm theo một mức độ rủi ro nhất định.
Thông thường mức sinh lời cao có thể sẽ có mức độ rủi ro cao. Chính vì thế,
việc đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp đều phải đánh giá và
phân tích trên hai khía cạnh này. Nguyên tắc lựa chọn là hài hòa mức sinh lời
và rủi ro trong khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Nếu khả năng chịu đựng
rủi ro cao thì có thể chọn những doanh nghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận
cao trong tương lai và ngược lại.
Từ quan điểm trên, tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp là bảng báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là các chứng từ cần thiết
trong kinh doanh. Các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực
hiện và xác định các lĩnh vục cần thiết phải được can thiệp. Các nhà cổ đông
sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý
như thế nào. Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư.
Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm tra báo cáo tìa
chính để xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà họ đang giao
dịch.
Báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu
chuyển tiền tệ cho phép so sánh việc kinh doanh các năm hoạt động liền kề của
doanh nghiệp hoặc so sánh giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3


THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua
hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “Vì vậy, em
chọn đề tài “phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm
tăng cường năng lực tài chính tại công ty TNHH thiết bị y tế và
thương mại Đại Việt” làm chuyên đề thực tập .
Chuyên đề của em được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG I- Đánh giá tình hình tổng quan công ty TNHH thiết bị y tế và
thương mại Đại Việt.
CHƯƠNG II- Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính, thực trạng tình hình
tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị y tế và
thương mại Đại Việt.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ GIÁO MAI THỊ LỤA CÙNG TOÀN THỂ
CÁC CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ VÀ
THƯƠNG MẠI ĐẠI VIỆT ĐÃ GIÚP ĐỠ EM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NÀY !.
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH THIẾT
BỊ Y TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI VIỆT.
I. Giới thiệu doanh nghiệp.
Tên công ty : Công ty TNHH thiết bị y tế và thương mại Đại Việt.
Tên giao dịch: DAI VIET MEDICAL EQUIPMENT COMPANY
Địa chỉ: Nhà G2, khu B, tập thể kho 708- Liên Ninh- Thanh Trì- Hà Nội.
Mã số thuế: 0104062843
Giám đốc: Nguyễn Tôn Việt.
Ngành nghề kinh doanh: trang thiết bị và dụng cụ y tế, hóa chất được nhà nước cho
phép.
Số điện thoại: 04 7301 5859 (0912219218)
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Fax :04 7307 5859
Email:

Website:daivietmedical.com.vn
Ngày thành lập: Tháng 7 năm 2009
Vốn pháp định: 200.000.000.000 VNĐ
Được thành lập từ năm 2009, công ty TNHH thiết bị y tế và thương mại Đại Việt
hoạt động với chuyên ngành máy móc, thiết bị, dụng cụ ngành y tế Với sự phát
triển nhanh chóng công ty ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ với nhiều lọai
sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn tới người tiêu dùng.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm quý khách hàng có thể tin
tưởng vào dịch vụ sau bán hàng của công ty khi sử dụng những sản phẩm công ty
cung cấp. Công ty cam kết cung cấp các điều kiện dịch vụ tốt nhất với thời gian
chờ đợi ngắn nhất có thể.
Các giải pháp tiện lợi linh hoạt và hiệu quả luôn được chúng tôi quan tâm.
 Vài nét về quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Công ty được thành lập năm 2009 trải qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển, công
ty đã cung cấp, lắp đặt hàng nghìn hệ thống máy móc thiết bị y tế chuyên dùng
hiện đại, đặc biệt là các hệ thống thiết bị chuyên dùng trong chuẩn đoán hình ảnh
như: hệ thống chụp cộng hưởng từ, hệ thống chụp cắt lớp diện toàn, hệ thống X-
quang, hệ thống siêu âm Công ty đã cung cấp những dịch vụ kỹ thuật tốt nhất
nhằm đảm bảo cho các hệ thống trên luôn đảm bảo ổn định, hỗ trợ cho các bệnh
viện, trung tâm y tế, phòng khám có thể cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến
và ưu việt nhất cho bệnh nhân.
Công ty TNHH thiết bị y tế và thương mại Đại Việt có một đội ngũ cán bộ , kỹ sư,
nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp Có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt
khe nhất về chất lượng, thời gian cũng như hiệu quả công việc khách hàng đặt ra.
Công ty luôn cung cấp những thiết bị hiện đại nhất nhằm phục vụ tốt nhất, mục
đích là con người sẽ khỏe mạnh.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
“ Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Có sức khỏe là có tất cả, không sức
khỏe là không có gì. Phòng trừ và phát hiện sớm bệnh tật chính là phương pháp tốt

nhất để giữ gìn sức khỏe cho bạn và gia đình mình”.
II. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
2.1. Chức năng:
- Buôn bán thiết bị y tế và dụng cụ y tế cho các bệnh viện, phòng khám trong cả
nước nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
- Phân phối độc quyền các sản phẩm thiết bị y tế .
- Kinh doanh dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị y tế.
- Cho thuê, khai thác thiết bị y tế.
2.2. Nhiệm vụ:
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng
cao trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
- Quản lý hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, đổi mới trang thiết bị cập
nhật công nghệ để phục vụ người bệnh tốt hơn. Đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp
ngân sách nhà nước.
- Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng tốt hình thức trả lương
thích hợp để khuyến khích nhân viên, tận dụng chất xám nội bộ thu hút nhân tài từ
bên ngoài, là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh truyền
thống, chiến lược của công ty. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng
thị trường, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh nhằm đáp ứng mọi nhu cầu đề ra
của người bệnh về dịch vụ và thiết bị khám chữa bệnh.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Nguồn: Phòng kế hoạch công ty TNHH thiết bị y tế
và thương mại Đại Việt.
Đặc điểm:

Bộ máy của công ty TNHH thiết bị y tế và thương mại Đại Việt được tổ chức theo
mô hình trực tuyến, chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng được phân định rõ ràng
và có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban.
* Giám đốc công ty: (Ông Nguyễn Tôn Việt) là người đứng đầu công ty, chịu trách
nhiệm quan lý công ty. Đảm nhận các trách nhiệm:
 Tổ chức cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý.
 Trực tiếp phê duyệt các hợp đồng thương mại.
 Để ra cá chiến lược và biện pháp cho từng thời kỳ kinh doanh.
* Phó giám đốc: có chức năng hỗ trợ cho tổng giám đóc làm tốt chức năng quản lý
của mình như tham gia vào các quyết định thay tổng giám đốc điều hành công ty
khi giám đốc vắng mặt và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định
của mình.
* Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý các mẫu hàng theo các đơn đặt hàng của đối
tác.
* Phòng tài chính- kế toán: chức năng nhiệm vụ của phòng này là quản lý tất cả
các vấn đề có liên quan đến tài chính của công tyTNHH thiết bị y tế và thương mại
Đại Việt. Tất cả các khoản thu, chi của công ty từ việc trả lương cho công nhân
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng

hành
chính
nhân sự
Phòng
kế
hoạch
Phòng
quản lý
chất
lượng
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
viên, mua bán trang thiết bị sản xuất, tiền hàng thu được từ các bên đặt gia
công đều được phòng kế toán nắm bắt và tổng hợp để trình duyệt lên ban giám
đốc, từ đó ban giám đốc sẽ có những chiến lược điều chỉnh hoạt động của công ty
sao cho hợp lý nhất.
Phòng tài chính- kế toán còn có nhiệm vụ lập ra các bản báo cáo tài chính, bảng
cân đối kế toán, cân đối tài khoản một cách trung thực nhất để trình duyệt lên ban
giám đốc cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền
*Phòng xuất nhập khẩu: là phòng thâu tóm tổng hợp, truyền đạt hướng dẫn nhân
viên về các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu theo kế hoạch đã đề ra của ban
gám đốc, chịu mọi trách nhiệm liên quan đến các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Nhân viên trong phòng được bố trí theo từng nhiệm vụ cụ thể, nhân viên chuyên
về nghiệp vụ hàng xuất khẩu, nhân viên chuyên về các vấn đề liên quan đến hàng
nhập khẩu
* Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ nắm bắt một cách cụ thể nhất tình hình
nhân sự của công ty. Từ đó tham mưu giúp ban giám đốc về mặt tổ chức của các
phòng ban trong công ty nên cắt giảm số lượng nhân viên trong phòng ban này hay
nên tăng số lượng trong phòng kia. Nắm bắt tình hình nhân sự của công ty để từ đó
có các công tác tuyển mộ tuyển dụng hợp lý.
* Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng lên kế hoạch sản xuất kinh doanh của

công ty TNHH thiết bị y tế và thương mại Đại Việt. Phòng kế hoạch còn có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển của công ty, trình lên ban giám đốc để có ý
kiến chỉ đạo cũng như quyết định chính thức.
Phòng kế hoạch còn phải phân chia, lập kế hoạch cụ thể cho các tổ sản xuất để
làm sao các tổ sản xuất có những nhiệm vụ rõ ràng, không bị chồng chéo công
việc.
* Phòng quản lý chất lượng: kiểm tra chất lượng các dụng cụ thiết bị y tế. Nếu
không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm đề ra thì phải báo cáo để kịp thời xử lý.
IV. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong những năm qua, công ty đã cung cấp và tham gia dự thầu các thiết bị máy
móc y tế cũng như lắp đặt các hệ thống chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, X-
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
quang Và một số các loại trang thiết bị chuyên dùng khác cho các trung tâm y tế,
bệnh viện ở trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu một số
sản phẩm ở nước ngoài.
Số lượng, chủng loại doanh thu đối với các sản phẩm sản xuất, kinh doanh chính
trong 2 năm gần đây :
- Trên 150 hệ thống siêu âm màu, đen trắng
- 30 hệ thống chụp cắt lớp vi tính kèm theo máy in phim khô
- 10 hệ thống X-quang các loại
- Trong những năm qua công ty TNHH thiết bị y tế và thương mại Đại Việt đã
không ngừng trưởng thành và phát triển, phấn đấu hoàn thành tốt các mục
tiêu đề ra.
- Nói chung về thị trường của công ty đã và đang mở rộng thể hiện ở tổng
doanh thu, được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Tóm tắt về tài chính trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng cộng

tài sản
297.508.941.865 336.207.265.265 403.300.236.135 465.857.542.256 758.922.197.276
Tổng nợ
291.160.573.401 329.338.066.131 356.883.356.556 176.489.739.767 383.148.549.799
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
phải trả
Tài sản
ngắn hạn
115.450.660.027 156.458.196.549 201.090.133.194 262.261.235.191 555.339.164.211
Tổng nợ
ngắn hạn
263.075.118.336 314.542.178.544.256 349.423.867.558 158.119.365.767 351.299.349.799
Doanh thu
67.014.554.077 775.964.483 182.914.656.689 421.754.622.535 605.380.968.275
Lợi nhuận
trước thuế
357.629.317 520.830.670 40.371.691.027 102.193.291.914 179.766.612.116
Lợi nhuận
sau thuế
257.493.108 135.783.579.773 33.306.645.097 76.597.910.765 134.805.844.988
Chi phí
kinh doanh
66.656.924.690 136.559.544.256 142.542.965.662 319.561.330.621 425.614.356.159
( Nguồn: phòng kế toán)
- Báo cáo tổng quan
Chỉ tiêu Sosánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ
lệ
%

Số tiền Tỷ lệ
%
Số tiền Tỷlệ
%
Số tiền Tỷ lệ
%
Tổng
cộng tài
sản
38.698.323.400 13 67.092.970.870 20 62.557.306.121 13 293.064.655.020 63
Tổng
38.177.492.730 13 27.545.290.425 8 -180.393.616.789 -102 206.658.810.032 117
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
nợ phải
trả
Tài sản
ngắn
hạn
41.007.536.522 36 44.631.936.645 29 61.171.101.997 23 293.077.929.020 112
Tổng
nợ ngắn
hạn
51.467.060.335 20 34.881.688.887 11 -191.304.501.791 -121 193.179.984.032 122
Doanh
thu
69.544.990.249 104 46.355.112.433 34 238.839.965.846 57 183.626.345.740 44
Lợi
nhuận
trước

thuế
418.335.166 117 39.595.726.544 5103 61.821.600.887 60 77.573.320.202 76
Lợi
nhuận
sau thuế
263.337.562 102 32.785.814.427 6295 43.291.265.668 57 58.207.934.223 76
Chi phí
kinh
doanh
69.126.655.083 104 6.759.385.889 5 177.018.364.959 55 106.053.025.538 33
 Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tổng doanh thu của công ty qua ba năm đều
tăng. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển thuận
lợi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại cụ thể. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh chính của công ty tăng mạnh trong năm 2011 và năm 2012.
Như vậy, chính sự gia tăng doanh thu đã giúp công ty gia tăng lợi nhuận
trước và sau thuế. Chi phí kinh doanh chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong
tổng doanh thu của công ty. Chi phí ngày càng lớn tỷ lệ thuận với việc tăng
doanh thu và lợi nhuận. Điều này phù hợp với xu hướng chung nhưng cần
phải lưu ý để tìm cách giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh.
 Công nghệ sản xuất
Trên con đường tạo lập uy tín và tên tuổi của công ty, bên cạnh các sản phẩm với
giá cả cạnh tranh, các gói dịch vụ cũng được công ty chú trọng. Với đội ngũ nhân
viên kỹ thuật được đào tạo bài bản, công ty tự tin cung cấp các dịch vụ chất lượng
nhất đảm bảo làm vừa lòng quý khách hàng.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
- Dịch vụ đầu tư thiết bị y tế liên doanh các bệnh viện:
Doanh thu từ hoạt động đầu tư liên doanh liên kết và cho thuê các thiết bị y tế đặt
các bệnh viện chiếm khoảng 15% tổng doanh thu của công ty trong năm 2012.

Hoạt động liên kết được thực hiện qua hình thức công ty đầu tư máy, các bệnh viện
đầu tư địa điểm hạ tầng với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, công ty hiện đã
liên kết được với gần 100 bệnh viện ở các tỉnh như Hà Nội, Vĩnh Phúc
- Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị y tế:
Trong những năm qua công ty đã cung cấp và tham gia dự thầu các thiết bị máy
móc y tế cũng như lắp đặt các hệ thống chuẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, X-
quang, cộng hưởng từ và một số các loại trang thiết bị chuyên dùng khác cho các
trung tâm y tế, bệnh viện ở trong nước. Ngoài ra công ty chuyên nhập khẩu một số
sản phẩm khác nhau như: máy xử lý rác thải y tế, máy sinh hóa tự động
Công ty còn tự tin cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng chất lượng nhất đảm
bảo làm vừa lòng khách hàng.
- Dịch vụ tư vấn thiết kế trang thiết bị y tế:
Công ty TNHH thiết bị y tế và thương mại Đại Việt cung cấp các dịch vụ tư vấn
thiết kế phòng, trang thiết bị y tế trọn gói cho phòng khám, trung tâm y tế, bệnh
viện
- Dịch vụ đào tạo:
Với phương pháp đào tạo chuyên nghiệp hiệu quả, công ty đã đào tạo được rất
nhiều các kỹ sư lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang
thiết bị y tế. Bên cạnh đó, công ty còn kết hợp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm
trang thiết bị y tế.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, THỰC
TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI VIỆT.
I. Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính.
1. Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính.
1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một
hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các

thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác,
đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà
quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa
ra các quyết định xư lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi của doang nghiệp.
1.2. Đối tượng của phân tích tài chính.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các hoạt động
trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật
chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan
hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các
nhóm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước.
Quan hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hình
thức:
-Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định.
-Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước)
hoặc tham gia với tư cách người góp vốn (trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn
hợp).
Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ
chức tài chính. Thê hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn
hạn cho các nhu cầu kinh doanh:
-Trên thị trường tiền tệ đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với các ngân hàng,
vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn.
-Trên thị trường tài chính, doanh nghiêp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng
cách phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) cũng như việc trả các
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua
chứng khoán của các doanh nghiệp khác.

Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động các
yếu tố đầu vào (thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động ) và các quan hệ để thực
hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (với các đại lý, cơ quan xuất nhập
khẩu )
Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là các khía cạnh
tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và các chính sách tái đầu tư,
chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp. Trong mối
quan hệ quản lý hiện nay, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước có
quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là tổng công ty.
Mối quan hệ đó được thể hiện trong các quy định về tài chính như:
- Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo tồn vốn của nhà nước do tổng công ty
giao.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ bản và trích một
phần lợi nhuận sau thuế vào quỹ tập trung của tổng công ty theo quy chế tài chính
của tổng công ty và với những điều kiện nhất định.
- Doanh nghiệp cho tổng công ty vay quỹ khấu hao cơ bản và chịu sự điều hòa vốn
trong tổng công ty theo những điều kiện ghi trong điều lệ của công ty.
Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính, về thực chất là các mối quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức
có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghệp như: chủ
doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng Mỗi đối tượng quan tâm
với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau.
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng
đầu của họ là tím kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị
doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ
có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ.
Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục rút cục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải

GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ
hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến
số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh
với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó có thể là
khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
Đối vớ các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của công ty,
vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp Từ đó ảnh hưởng tới các
quyết định tiếp tục đầu tư vào công ty trong tương lai.
Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà cung
cấp, người lao động cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của doanh nghiệp
với các mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân hàng, chủ doanh nghiệp và nhà
đầu tư.
Tất cả những cá nhân tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thỏa mãn
nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo tài
chính cung cấp.
3. Tổ chức công tác phân tích tài chính.
Qua phân tích tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tùy theo loại
hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp, đáp ứng
nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và ra quyết định.
Công tác tổ chức phân tích làm sao thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của
từng loại hình quản trị khác nhau.
- Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở bộ phận riêng biệt đặt dưới quyền
kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc. Theo hình
thức này thì quá trình phân tích được
thực hiện toàn bộ nội dung của hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích sẽ cung

cấp thông tin thường xuyên cho lãnh đạo trong doanh nghiệp. Trên cơ sở này các
thông tin qua phân tích được truền từ trên xuống dưới theo chức năng quản lý và
quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ
phận của doanh nghiệp theo cơ cấu từ ban giám đốc đến các phòng ban.
- Công tác phân tích tài chính được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt theo các
chưng năng của quản lý nhằm cung cấp thông tin và thỏa mãn thông tn cho các bộ
phận của quản lý được phân quyền, cụ thể:
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về chi phí,bộ
phận này sẽ tổ chức thực hiện thu thông tin và tiến hành phân tích tình hình biến
động chi phí, giữa thực hiện so với định mức nhằm phát hiện chênh lệch chi phí cả
về hai mặt động lượng và giá để từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu, là
bộ phận kinh doanh riêng biệt theo địa điểm hoặc j một số sản phẩm nhóm hàng
riêng biệt, do đó họ có quyền với bộ phận cấp dưới là bộ phận chi phí, ứng với bộ
phận này thường là trưởng phòng kinh doanh hoặc giám đốc kinh doanh tùy theo
doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ tiến hành thu nhập thông tin, tiens hành phân tích
báo cáo thu nhập, đánh giá mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận làm cơ sở
để đánh giá hoàn vốn trong kinh doanh và phân tích báo cáo nội bộ.
4. Các loại hình phân tích tài chính.
3.1. Căn cứ theo thời điểm kinh doanh.
Căn cứ theo thời điểm kinh doanh thì phân tích chia làm 3 hình thức:
- Phân tích trước khi kinh doanh.
- Phân tích trong kinh doanh.
- Phân tích sau kinh doanh.
a. Phân tích trước kinh doanh.
Phân tích trước khi kinh doanh còn gọi là phân tích tương lai, nhằm dự báo,
dự toán cho các mục tiêu trong tương lai.
b. Phân tích trong kinh doanh.

Phân tích trong quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích hiện tại là quá trình
phân tích diễn ra cùng quá trình kinh doanh. Hình thức này rất thích hợp cho
chức năng kiểm tra thường xuyên nhằm điều chỉnh, chấn chỉnh những sai
lệch lớn giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra.
c. Phân tích sau kinh doanh.
Là phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh. Quá trình này nhằm định
kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc định mức đề ra. Từ
kết quả phân tích cho ta nhận rõ tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ
tiêu đề ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo.
3.2. Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo.
Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo, phân tích được chia làm phân tích
thường xuyên và phân tích định kỳ.
a. Phân tích thường xuyên .
Phân tích thường xuyên được đặt ra ngay trong quá trình kinh doanh. Kết
quả phân tích giúp phát hiện ngay ra sai lệch, giúp doanh nghiệp đưa ra được
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
các điều chỉnh kịp thời và thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh
doanh. Tùy nhiên biện pháp này thường công phu và tốn kém.
b. Phân tích định kỳ.
Được đặt ra sau mỗi chu kỳ kinh doanh, vì vậy kết quả phân tích nhằm
đánh giá tình hình thực hiện, kết quả hoạt động kinh doanh của từng kỳ và là
cơ sở cho xây dựng kế hoạch kinh doanh kỳ sau.
3.3. Căn cứ theo nội dung phân tích.
a. Phân tích chỉ tiêu tổng hợp.
Phân tích theo chỉ tiêu tổng hợp là việc tổng kết tất cả các kết quả phân
tích để đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác
động của các yếu tố thuộc môi trường.
Ví dụ: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả khối lượng, chất lượng sản

xuất kinh doanh.
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả doanh thu lợi nhuận.
b. Phân tích chuyên đề.
Còn được gọi là phân tích bộ phận, là việc tập trung vào một số nhân tố của
quá trình kinh doanh tác động, ảnh hưởng đến những chỉ tiêu tổng hợp.
Ví dụ : Các yếu tố tình hình sử dụng lao động, các yếu tố về sử dụng
nguyên vật liệu.
II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính.
1.1. Thu nhập thông tin.
Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải
và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó
bao gồm với những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những
thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá
trị Trong đó các thông tin kế toán là quan trọng nhất, được phản ánh tập trung
trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt
và quan trọng. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích
các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
1.2. Xử lý thông tin.
Giai đoạn tiếp theo của phân tích nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần
thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
động kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính
nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu. Đối với
cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư
đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh
nghiệp.

1.3. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính.
Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích hoạt động tài chính trong các doanh
nghiệp nói chung là báo cáo tài chính, bao gồm:
Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng tài chính của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được thành lập từ 2 phần: tài
sản và nguồn vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán,
dưới hình thái tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể
thay đổi nhưng phản ánh được 4 nội dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi, lỗ. Số liệu trong báo cáo này
cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh
nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận
hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao
động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phương pháp phân tích tài chính.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và
biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan
hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các
chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng
trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau.
2.1 Phương pháp so sánh.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thự hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được
cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thâý rõ mức độ phấn đấu của

doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình
hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa
được so với doanh nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo
cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho vệc
so sánh.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đố và số
tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
-Điều kiện một: phải xác định rõ nguồn gốc so sánh và kỳ phân tích.
-Điều kiện hai: các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với
nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung inh tế, về phương
pháp tính toán, thời gian tính toán.
2.2. Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải
xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ
tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày
càng bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì :
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải thiện và cung cấp đầy đủ hơn là cơ
sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh
nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính
toán hàng loạt các tỷ lệ.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và

phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gan liên tục hoặc theo
từng giai đoạn.
2.3. Phương pháp Dupont.
Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở
Mỹ. Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên
phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn. Từ việc phân tích:
ROI= LỢI NHUẬN RÒNG x DOANH THU
Dupont đã khái quát hóa và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng, nó giúp cho các
nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài
chính hữu hiệu.
III. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH QUA PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1. Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo tài chính.
1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua phân tích bảo cáo tài chính.
Tổng lợi nhuận Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận
ROI= = x
Tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn Tổng doanh thu
ROI là phân tích của hệ thống quay vòng vốn với tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu,
mặt khác ROI còn có 2 ý nghĩa: cho phép liên kết 2 con số cuối cùng của 2 báo cáo
tài chính cơ bản, kết hợp 3 yếu tố cơ bản cần phải xem xét ngay từ đầu trước khi đi
vào phân tích chi tiết.
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và
mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy một cách khái quát về tình hình tài
chính doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ=
Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng nâng cao chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của doanh
nghiệp càng lớn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp có được đều là của doanh nghiệp.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3

THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Tổng số tài sản lưu động
Tỷ suất thanh toán hiện hành=
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là
cao hay thấp. Nếu tỷ lệ này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có tình hình tài chính
nằm tại trạng thái bình thường tương đương với việc có đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn.
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động=
Tổng số vốn tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản luuw động, thực
tế cho thấy, chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ra ứ
đọng vốn hoặc thiếu vốn cho hoạt động thanh toán.
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán tức thời=
Tổng số vốn ngắn hạn
Thực tế cho thấy, nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối
khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh
toán công nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao thì cũng không tốt vì khi này vốn
bằng tiền quá nhiều phản ánh khả năng quay vòng vốn chậm. Làm hiệu quả sử
dụng vốn.
Ngoài ra chúng ta cần xem xét thêm chỉ tiêu sau:
Vốn hoạt động thuần= tài sản lưu động- nợ ngắn hạn
Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao.
Nhưng khi vốn hoạt động thuần quá cao thì lại làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư
và giảm thu nhập vì phần tài sản lưu động nằm dư ra so với nhu cầu chắc chắn
không làm tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, do hoạt động của tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quá trình đánh giá được sâu sắc hơn, chúng ta cần

phải đi nghiên cứu các báo cáo tài chính tiếp theo.
1.2. Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
qua phân tích bảng cân đối kế toán.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
1.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn.
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự
thay đôi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán về nguồn
vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp vào công vệc cụ thể. Sự thay đổi
của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán từ kỳ trước tới kỳ này cho ta biết
nguồn vốn và sử dụng vốn.
Để tiến hành phân tích diễn bến nguồn vốn và sử dụng vốn, trước tiên người
ta trình bày bảng cân đối kế toán dưới dạng bảng cân đối báo cáo từ tài sản đến
nguồn vốn, sau đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của
bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo
nguyên tắc.
Nếu tăng phần tài sản và giảm phần nguồn vốn thì được xếp vào cột sử dụng vốn.
Nếu giảm phần tà sản và tăng phần nguồn vốn thì được xếp vào cột nguồn vốn.
Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau.
Cuối cùng, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những
trình tự nhất định tùy theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào một bảng biểu theo
mẫu sau:
Biểu 1. Các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
1.Sử dụng vốn

Cộng sử dụng vốn

2.Nguồn vốn

Cộng nguồn vốn
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng giảm
bao nhiêu? Tình hình sử dụng vốn như thế nào? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh
hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Từ đó có
giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp.
1.2.2. Tình hình đảm bảo nguồn vốn.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm:tài
sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Để hình thành
hai loại tài sản này, phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng, bao gồm nguồn vốn
dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn.
1.3.Khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được 4 nội dung cơ
bản: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, lãi, lỗ. Và được phản ánh qua đẳng thức sau:
Lãi(lỗ)= doanh thu- chi phí bán hàng- chi phí hoạt động kinh doanh.
1.4.Hệ thống các nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính.
Trong phân tích tài chính, thường dùng các nhóm chỉ tiêu đánh giá sau:
-Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
-Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn.
-Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
-Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
2. Hiệu quả kinh doanh qua phân tích báo cáo tài chính.
2.1.Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được quan tâm nhừ nhieuf phía không chỉ
từ những cá nhân chủ sở hữu mà còn từ mọi thành viên có liên quan nhằm thâu

tóm những yếu tố chi phí cũng như kết quả để xaqy dựng một chỉ tiêu phù hợp cho
đánh giá hiệu quả kinh tế doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm hai mặt chủ yếu:
Kết quả sản xuất vật chất : lượng giá trị được tạo ra nhawmnf đáp ứng nhu cầu
thể hiện ở các chỉ tiêu được tính bằng đơn vị giá trị,
Kết quả về mặt tài chính : thể hiện qua chỉ tiêu khối lượng lợi nhuận để lại doanh
nghiệp và phần đóng góp cho nhà nước.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không thể chỉ tính trong phạm vi
một doanh nghiệp mà còn phải tính đến xự đóng góp của nó trên phạm vi toàn xã
hội.
2.2.Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua phân tích báo cáo tài chính.
Để đánh gá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường ta chỉ đánh giá
thông qua xem xét hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp dưới
hai hình thức: vốn lưu động và vốn cố định.
2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu
sau đây:
-Số vòng quay vốn lưu động.
k=

Trong đó: k: số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
M: tổng doanh thu của doanh nghiệp thương mại.
: số dư vốn lưu động bình quân (năm)
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng kỳ. Nếu số
vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.
-Số ngày của một vòng quay vốn lưu động.
V=


Trong đó : V: số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay
T: thời gian theo lịch trong kỳ.
Thời gan một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng
lớn.
-Tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động.

Trong đó: : tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động(%).
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
: tổng số lợi nhuận thu được trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
-Số vốn lưu động tiết kiệm được.

Trong đó: B: số vốn lưu động tiết kiệm được
: số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ kế hoạch
: số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ báo cáo
: số dư vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch
II.Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
TNHH thiết bị y tế và thương mại Đại Việt.
 Đánh giá chung.
Công ty TNHH thiết bị y tế và thương mại ĐạiViệt là một công ty tư nhân, nhưng
công ty luôn đảm bảo được nguồn vốn và phát triển tương đối ổn định qua các
năm, công ty đã và đang cố gắng hơn nữa trong việc phát triển kinh doanh của
mình trong tương lai.
Bảng 1: Tình hình bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty
qua các năm.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Năm Tổng nguồn vốn
kinh doanh

Vốn cố định Vốn lưu động
Trị giá Tỷ
trọng(%)
Trị giá Tỷ
trọng(%)
2011 45.779 19.152 41,84 26.627 58,16
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
2012 44.992 19.165 42,6 25.827 57,4
2013 45.210 17.948 39,7 27.262 60,3
Nguồn: phòng kế toán- tài chính
Báo cáo tài chính năm 2011,2012,2013.
Là một công ty kinh doanh về thiết bị y tế, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nguồn vốn (58,16/ 2011-60,3/2013).
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 2011, tổng nguồn vốn của công ty là
45.779 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 19.152 triệu đồng chiếm 41,84%,
vốn lưu động là 26.627 triệu đồng chiếm 58,16 % trong tổng nguồn vốn. Năm
2012, tổng nguồn vốn của công ty là 44.992 triệu đồng, trong đó vốn cố định là
19.165 triệu đồng chiếm 42,6%, vốn lưu động là 25.827 triệu đồng chiếm 57,45
trong tổng nguồn vốn. Năm 2013, tổng nguồn vốn của công ty là 45.210 triệu
đồng, trong đó vốn cố định là 17.984 triệu đồng chiếm 39,7%, vốn lưu động là
27.262 triệu đồng chiếm 60,3% trong tổng nguồn vốn của công ty. Sự thay đổi
trong cơ cấu vốn ta có thể thấy rõ hơn tỷ trọng của từng loại vốn cũng như sự
thay đổi của cơ cấu vốn trong biểu đồ sau:
Qua biểu đồ ta thấy công ty đã bảo toàn được nguồn vốn nhưng cần phải có các
biện pháp thích hợp để phát triển nguồn vốn.
Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm 2011-2013.
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
GVHD: MAI THỊ LỤA SVTH: BÙI THỊ HÒA_ ĐHQT4A3

×