Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

CHẾ PHẨM bả mì ủ CHUA, TĂNG TRƯỞNG gà LƯƠNG PHƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***********
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM BÃ
MÌ Ủ CHUA ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
Sinh viên thực hiện: LÊ KHẮC HÀ XUYÊN
Lớp : DH08TA
Ngành : Chăn nuôi
Niên khóa : 2008 – 2012
Tháng 08/2012
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***********
LÊ KHẮC HÀ XUYÊN
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM BÃ MÌ Ủ
CHUA ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Chăn nuôi
Chuyên ngành Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH
Tháng 08/2012
22
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Lê KHẮC HÀ XUYÊN
Tên luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả
năng tăng trưởng của gà lương phượng”


Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày:
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH
33
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, ban Chủ Nhiệm cùng toàn
thể quí thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành khóa luận này.
Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, những người thân trong gia đình đã tận tụy, lo lắng và hy sinh để con có
được ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn
PGS. TS. Dương Nguyên Khang đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Tiến Thành đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
những năm học đại học và hoàn thành khóa luận này.
ThS. Trương Phước Thiên Hoàng đã cung cấp chế phẩm cho tôi trong suốt quá
trình làm thí nghiệm.
Xin gởi lòng cám ơn chân thành đến
Những người bạn trong và ngoài lớp DH08TA, các cô chú và anh chị trong trại bò sữa
của trường đã giúp tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận này.
Chân thành cảm ơn!
Lê Khắc Hà Xuyên
44
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả năng tăng
trưởng của gà lương phượng” nhằm khảo sát tác động của bốn mức bổ sung 0 %; 5 %;

10 % và 15 % chế phẩm BMUC trong thức ăn đến sức sinh trưởng và năng suất của gà
Lương Phượng từ 3 - 8 tuần tuổi.
Thời gian tiến hành đề tài từ 10/02/2012 đến ngày 07/04/2012, tại Trại bò thuộc
Trung tâm Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi
tiến hành khảo sát trên giống gà Lương Phượng 2 tuần tuổi được chia lô ngẫu nhiên đồng
đều giới tính, trọng lượng và khỏe mạnh. Đến tuần thứ 4 chúng tôi tiến hành bổ sung chế
phẩm BMUC vào các lô thí nghiệm với các nồng độ như sau:
Lô I: Cám hỗn hợp.
Lô II: Cám hỗn hợp có bổ sung 5 % chế phẩm BMUC trong thức ăn.
Lô III: Cám hỗn hợp có bổ sung 10 % chế phẩm BMUC trong thức ăn.
Lô IV: Cám hỗn hợp có bổ sung 15 % chế phẩm BMUC trong thức ăn.
Kết quả cho thấy trọng lượng bình quân của lô I, lô II, lô III và lô IV lần lượt là
1484; 1622,3; 1686,3; 1667,5 g/con. Bình quân lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng
trọng của các lô I, II, III và IV lần lượt là 2,97; 2,76; 2,67 và 2,78 kg TĂ/ kg tăng trọng.
Tỷ lệ móc hàm (%) của các lô I, II, III và IV lần lượt là 79; 80,98; 80,49 và 80,84. Tỷ lệ
quầy thịt (%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 61,78; 63,61; 62,53 và 64,37. Tỷ lệ đùi
(%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 25,51; 25,33; 25,09 và 24,36. Tỷ lệ ức (%) của
các lô I; II; III và IV lần lượt là 34,21; 33,56; 34,16 và 33,06. Hiệu quả kinh tế của lô II;
III và IV so với lô I lần lượt là 162; 178 và 124 %.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung 10 % bã mì ủ chua đã cho kết quả tốt nhất về
năng suất và hiệu quả kinh tế của gà Lương Phượng.
55
MỤC LỤC
Tên mục Trang
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
∑: Tổng
CFU: Colony – forming unit (đơn vị khuẩn lạc)
BMUC: Bã mì ủ chua
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực thế giới)
FCR: Feed conversion ratio

66
Kcal: Kilo calori
LTĂTT: Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần)
ME: Metabolizable Energy (năng lượng trao đổi)
P
n:
Trọng lượng trung bình ở tuần n
P
n – 1:
Trọng lượng trung bình ở tuần n – 1
SD: Độ lệch chuẩn
TĂ: Thức ăn
TB: Trung bình
TTBQ: Trọng lượng bình quân (g/ngày)
TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn
TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)
UI: Unit international (1 đơn vị UI tương ướng 25 mg mẫu chuẩn quốc tế)
X
: Giá trị trung bình
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Tên bảng và hình Trang
• Bảng
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng nuôi thịt
Bảng 2.2 Diện tích khoai mì phân theo địa phương
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
77
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp
Bảng 3.3 Lịch chủng ngừa
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần khảo sát (g/con )
Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của các lô gà qua các tuần (gam/con/ngày)

Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần)
Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (kg TĂ/kg tăng trọng)
Bảng 4.5 Tỉ lệ nuôi sống (%) 40
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt của gà ở 8 tuần tuổi
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế
• Hình
Hình 4.1 Gà trống và gà mái Lương Phượng lúc 10 tuần tuổi
Hình 4.2 Đùi và ức gà trống và gà mái mổ khảo sát lúc 8 tuần tuổi
88
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về lương thực – thực phẩm của con người ngày
càng nâng cao. Vì vậy trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta đã có những
bước tiến nhất định; đặc biệt là chăn nuôi gia cầm.
Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là nghề sản xuất truyền thống
lâu đời chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi
nước ta, bởi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm (thịt, trứng) cho con người mà còn
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, phân bón cho cây trồng.
Nhà chăn nuôi tự đầu tư cho mình về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng con giống, thức
ăn và chuồng trại. Trong đó con giống được đặc biệt quan tâm chú ý. Thức ăn đóng vai
trò quan trọng về mặt sinh học cũng như kinh tế, nên việc cân đối khẩn phần thức ăn là
rất cần thiết. Trong quá trình nuôi, thức ăn chiếm khoảng 70 % - 80 % tổng giá thành sản
phẩm. Tuy nhiên, hiện nay do những bất ổn về giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh tràn lan
khiến ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Hiện nay, hoạt động của ngành chế biến tinh bột khoai mì phát triển đã trở thành một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Lượng bã mì thải ra từ các nhà máy
sản xuất tinh bột khoai mì là rất lớn. Lượng bã mì này nếu sử dụng trực tiếp sẽ rất khó
tiêu hóa và mùi vị không hấp dẫn đối với vật nuôi.
Với mong muốn giúp người chăn nuôi giảm thiểu giá thành sản xuất, giảm chi phí do

thức ăn tăng cao; giúp vật nuôi tiêu hóa tốt; đồng thời tận dụng được nguồn phụ phế
phẩm tại địa phương. Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Tiến Thành, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của bổ
sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả năng tăng trưởng của gà lương phượng”.
99
1.2 Mục đích và yêu cầu
Mục đích
Tận dụng bã mì trong chăn nuôi gà nhằm bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn phụ
phẩm tại địa phương.
Giảm chi phí thức ăn góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Khảo sát tác động của chế phẩm BMUC trong thức ăn đến sinh trưởng và năng suất của
gà Lương Phượng từ đó đưa ra mức bổ sung BMUC hợp lý trong khẩu phần.
Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của các mức độ bổ sung 0 %; 5 %; 10 % và 15 % chế phẩm
BMUC trong thức ăn đến sức sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng từ 3 - 8
tuần tuổi, thông qua các chỉ tiêu tăng trọng bình quân, tăng trọng tuyệt đối, tiêu tốn thức
ăn, tỷ lệ nuôi sống, chất lượng quầy thịt và hiệu quả kinh tế.

1010
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình phát triển đàn gia cầm trong những năm qua
Tốc độ phát triển: tổng đàn gia cầm năm 2001 là 218 triệu con, năm 2003 là 254
triệu con, có tốc độ tăng đàn 2001 - 2003 là 9 %/năm. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển
nhanh của ngành gia cầm thì nguy cơ dịch bệnh ngày càng cao. Trong đó dịch cúm gia
cầm xảy ra cuối năm 2003 đã làm giảm tổng đàn xuống 219 triệu con vào cuối năm 2004,
tỷ lệ giảm 13,8 % (Lê Hồng Mận, 2008).
Sản lượng thịt trứng: Năm 2003 có tổng đàn gia cầm lớn nhất trong những năm
qua, sản lượng thịt cao nhất đạt 272,7 ngàn tấn và 4,85 tỷ quả trứng. Trước khi dịch cúm
gia cầm xảy ra sản lượng thịt gia cầm chiếm 16 - 17 % tổng sản lượng thịt. Phương thức

chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi nhỏ ở nông hộ, nuôi vịt thả rông chiếm đến xấp
xỉ 70 % ở gà và 92 - 93 % ở vịt. Chăn nuôi gia cầm bán công nghiệp và công nghiệp đã
hình thành nhiều trang trại, xí nghiệp chuyên doanh gà, vịt ở các vùng và có xu hướng
phát triển trong quy hoạch chuyển đổi chăn nuôi cả nước đã có 2.837 trang trại gia cầm.
Năng suất chăn nuôi: chất lượng giống, kỹ thuật chăn nuôi đã được cải thiện một bước,
nhiều chỉ tiêu năng suất đạt mức bình quân của thế giới như gà thịt nuôi 45 ngày tuổi đạt
2,2 - 2,3 kg/con, thức ăn tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg/con tăng khối lượng; gà trứng nhiều đàn đạt
280 - 300 quả/mái/năm; tiêu tốn thức ăn hỗn hợp 1,7 - 1,8 kg/10 quả trứng. Kết quả đạt
được là các công nghệ chăn nuôi gia cầm tiên tiến được ứng dụng như nuôi chuồng kín,
chuồng lồng, thức ăn chất lượng tốt, nước uống sạch cung cấp tự động đầy đủ, khống chế
được dịch bệnh (Lê Hồng Mận, 2008). Hiện nay, theo thống kê sơ bộ của Tổng Cục
Thống Kê (2012) thì năm 2010 ngành chăn nuôi gia cầm đã đóng góp 6717,5 tỷ đồng
trong tổng số 36508,2 tỷ đồng của ngành chăn nuôi.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/4/2012, đàn gia cầm có 310,7 triệu
con, tăng 5,8 %; sản lượng thịt gia cầm đạt 439,3 nghìn tấn, tăng 13,7 %; sản lượng
1111
trứng gia cầm đạt 4,1 triệu quả, tăng 4,6 %; Chăn nuôi gia cầm phát triển thuận lợi do
dịch cúm gia cầm đã được khống chế. Tuy nhiên, do giá bán sản phẩm chăn nuôi gia
cầm giảm mạnh trong khi chi phí đầu vào vẫn ở mức cao nên chưa khuyến khích người
nuôi mạnh dạn mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, thời tiết đang vào mùa nắng nóng gây
nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát dịch bệnh cho gia cầm trong thời gian tới. Tính đến ngày
23/6/2012, dịch cúm gia cầm đã được khống chế (Tổng Cục Thống Kê, 2012).
2.2 Sơ lược về Gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ vùng ven sông Lương Phượng thuộc tỉnh
Quảng Tây - Trung Quốc. Đây là giống gà thịt lông màu, được TP Nam Ninh (Quảng Tây
- Trung Quốc) lai tạo thành công sau hơn 10 năm nghiên cứu sử dụng dòng trống địa
phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng,
được du nhập vào nước ta năm 1997 và hiện nay đang được ưa chuộng.
Đặc điểm ngoại hình gà Lương Phượng rất giống với thể hình gà địa phương:
mào, tích, tai đều màu đỏ. Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng dài, lưng thẳng, chân cao

trung bình, lông đuôi vểnh lên. Gà mái đầu thanh tú, thể hình chắc, rắn chân thẳng, nhỏ.
Màu lông đa phần ma hoàng, lông cú sẫm, số ít màu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với
người chăn nuôi và tiêu dùng. Gà giết mổ da màu vàng, thịt ngon, đậm đà như thịt gà địa
phương.
Gà Lương Phượng yêu cầu thức ăn không cao, quản lý nuôi dưỡng đơn giản. Trải
qua thời gian dài các nhà chọn giống đã chú trọng chọn lọc tăng sức đề kháng chống đỡ
bệnh tật, vì vậy gà dễ thích nghi nuôi trong các điều kiện sinh thái nóng ẩm. Tỷ lệ gà
thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95 % trở lên. Tốc độ sinh trưởng nhanh. Khối lượng
cơ thể lúc 70 ngày tuổi đạt 1,5 - 1,6 kg/con. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng là 2,4 - 2,6
kg. Khả năng sinh sản của gà Lương Phượng rất tốt. Tuổi vào đẻ là 24 tuần, khối lượng
cơ thể gà mái đạt 2,1 kg, gà trống 2,7 kg. Sản lượng trứng/66 tuần đẻ đạt 171 quả, tỷ lệ
phôi đạt 92 %, số gà con/mái/năm đạt 133 con.
1212
Với phẩm chất ưu việt như trên gà Lương Phượng hiện nay đang là giống chủ đạo
được ưa chuộng và phát triển nuôi rộng rãi trong khắp mọi vùng của đất nước ta (Trần
Công Xuân và ctv, 2002).
2.3 Dinh dưỡng và thức ăn cho gia cầm
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng. Thức ăn chiếm một tỉ lệ
rất lớn. Tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi, tùy theo giống gia cầm khác nhau, tùy theo
đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật chuồng trại khác nhau mà chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ từ
70 – 80 % trong tổng chi phí chăn nuôi.
Do nhu cầu protein cho tăng trưởng và mọc lông cao hơn so với các loại gia súc
khác nên giá thành để sản xuất ra 1kg thức ăn hỗn hợp cho gia cầm cao hơn, từ đó việc
nghiên cứu để tiết kiệm thức ăn tạo ra một đơn vị sản phẩm trở nên rất bức xúc. Những
hướng chính trong việc nghiên cứu thức ăn gia cầm như sau:
Nghiên cứu đặc tính sinh lý tiêu hoá của gia cầm để chế biến thức ăn phù hợp, làm
cho gia cầm ăn được nhiều, tiêu hóa thức ăn tốt để tận dụng triệt để các chất dinh dưỡng
có trong thức ăn. Từ những biện pháp tác động vật lý như cho gà ăn sỏi, xay nghiền và
nén viên thức ăn đến những biện pháp hóa học như bổ sung enzyme, men tiêu hóa hấp
thu thức ăn từ đó làm giảm tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm.

Nghiên cứu nhu cầu các chất dinh dưỡng cho gia cầm theo từng giai đoạn sinh lý
sản xuất khác nhau để chế tạo thức ăn hỗn hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối theo
nhu cầu, vì vậy tiết kiệm được thức ăn trong chăn nuôi gia cầm.
Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có rẻ tiền thông qua chế biến bổ sung các chất dinh
dưỡng còn thiếu để trở thành thức ăn tốt hơn góp phần làm giảm giá thành.
Phải bảo quản thức ăn tốt để tránh nhiễm độc tố nấm mốc gây thiệt hại cho gia
cầm, tránh sự hư hỏng chất dinh dưỡng của thức ăn.
1313
Phải luôn luôn chú ý quản lý đàn gia cầm thật tốt tránh rơi vãi thức ăn gây lãng
phí, giữ chuồng trại sạch sẽ để tránh các bệnh truyền nhiễm, bệnh đường ruột… Làm
giảm sự hấp thu và chuyển hóa ở gia cầm (Lê Thị Thùy Linh, 2008).
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng nuôi thịt
Chỉ tiêu
0-4
tuần tuổi
5-8
tuần tuổi
9 tuần tuổi đến
giết thịt
Năng lượng (Kcal/kg) 2900 2950 2900 - 3000
Protein thô (%) 19 18 16
Methionin (%) 0,42 0,39 0,38
Lysin (%) 1,08 1,05 0,97
Canxi (%) 1,2 1,19 1,18
Phospho tổng số (%) 0,77 0,76 0,78
NaCl tổng số (%) 0,32 0,33 0,31
(Nguồn: Theo Trần Công Xuân và ctv, 2002)
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng và tiêu thụ thức ăn
Sự tiêu thụ thức ăn ở gia cầm phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Ta có thể phân thành 3
nhóm chính: yếu tố thức ăn, yếu tố cơ thể, yếu tố môi trường.

2.4.1 Yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn
Cấu trúc vật lý của thức ăn:
Màu sắc và ánh sáng: Gia cầm có thị giác rất phát triển, nó có khả năng phát hiện
phân biệt được thức ăn bởi màu sắc, hình dạng và độ lớn của thức ăn. Sự phát hiện thức
ăn còn phụ thuộc vào ánh sáng, ánh sáng màu vàng, đỏ, da cam và ánh sáng trắng là gà
phát hiện thức ăn tốt nhất.
Độ lớn, độ cứng của thức ăn cũng có ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn. Các loại
thức ăn nghiền quá mịn dễ dính vào miệng, khó nuốt, gà không thích ăn.
Thành phần hoá học của thức ăn:
1414
Thức ăn hỗn hợp được pha trộn với nhiều loại theo tỉ lệ sao cho đảm bảo được sự
cân bằng các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của gia cầm không thừa không thiếu, đây
là cách tốt nhất để duy trì tính ngon miệng, chỉ có vậy gà mới ăn nhiều, lớn nhanh, sản
xuất tốt và thể chất khỏe mạnh. Mặt khác, thức ăn cần được bảo quản tốt, giữ mùi tự
nhiên của nguyên liệu, không bị ẩm mốc, nhiễm độc tố cũng là yếu tố quan trọng để tạo
tính ngon miệng tốt cho gia cầm (Dương Thanh Liêm, 2008).
2.4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng với thức ăn
Khả năng vị giác của gia cầm: sự ngon miệng thức ăn còn chịu ảnh hưởng bởi
khả năng vị giác của gia cầm. Do lưỡi của gia cầm được bao bọc bởi một lớp kêratin dày
ở trên mặt nên sự phân bố nụ thần kinh vị giác rất thưa thớt vì thế khả năng vị giác của
gia cầm rất kém.
Tình trạng sức khỏe và sức sản xuất của gia cầm: gia cầm khỏe mạnh không mắc
các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, không bị nghẽn mề do ăn dây thun, ăn lông…Thì
có tính ngon miệng cao hơn. Gia cầm có sức sản xuất cao thì tính ngon miệng càng cao
và ngược lại (Dương Thanh Liêm, 2008).
2.4.3 Yếu tố nhiệt độ môi trường
Môi trường khí hậu mát mẻ ở vùng nhiệt độ trung hoà không quá nóng, không quá
lạnh thì gia cầm có tính ngon miệng cao nhất. Nên cho gà ăn lúc trời mát, trưa nắng nên
phun sương để hạ nhiệt độ chuồng nuôi (Dương Thanh Liêm, 2008).
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt

2.5.1 Con giống
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng, yếu tố đầu tiên quyết
định năng suất vật nuôi chính là con giống, chọn những con gà loại một khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, bóng lông, mắt sáng, không khèo chân, hở rốn, nặng bụng, không khô chân,
không dị tật và chân vững chắc. Gà nuôi thường chọn con giống từ các tổ hợp lai 2,3,4
máu để đạt kết quả tốt nhất.
1515
Theo Lâm Minh Thuận (2004), sự tăng trọng nhanh trong những tuần đầu là ưu
thế của sức sản xuất thịt, hơn nữa có sự tương quan nghịch rất lớn giữa thể trọng và năng
suất trứng. Người ta thường sử dụng dòng trống nặng cân với những tính trạng tốt về sinh
trưởng (tốc độ tăng trọng nhanh, tỉ lệ quầy thịt cao, khả năng chuyển hóa thức ăn cao,
phẩm chất thịt tốt. . .) và dòng mái có thể trọng trung bình với những tính trạng tốt về sức
sản xuất trứng lai tạo với nhau để tạo ra con lai thương phẩm đạt được những phẩm chất
mong muốn.
2. 5.2 Dinh dưỡng
Với đặc điểm lớn nhanh, các giống gà hướng thịt có nhu cầu rất khắt khe về thức
ăn bổ sung, đặc biệt là các khoáng vi lượng, nếu thiếu, gà rất dễ mắc bệnh thiếu khoáng.
2.5.3 Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
Nhiệt độ
Gà thịt thương phẩm trong tuần đầu phải được úm ở nhiệt độ 32 – 34
0
C. Sau mỗi
tuần nhiệt độ giảm 2 – 3
0
C. Sau 3 tuần tuổi gà sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ tối ưu 21 –
24
0
C, ở nhiệt độ này tốc độ sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn đạt tiêu chuẩn.
Nhiệt độ chuồng nuôi cần ổn định trong suốt ngày đêm. Đây là yếu tố quan trọng
đối với gà con, đặc biệt là tuần tuổi thứ nhất. Nếu tuần đầu không đủ ấm cho gà về sau

đàn gà phát triển không đều, dễ cảm nhiễm bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm sút.
Nhiệt độ chuồng nuôi còn ảnh hưởng đến lượng nước và thức ăn tiêu thụ. Khi
nhiệt độ tăng gà uống nước nhiều hơn và ăn ít thức ăn, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trọng và khả năng tiêu hóa thức ăn (Lâm Minh Thuận, 2004).
Ẩm độ
Ẩm độ cao sẽ gây ra khó thoát nhiệt nếu thời tiết nóng, sự bốc hơi của màng nhầy
đường hô hấp gặp khó khăn. Ẩm độ không khí trong chuồng nuôi tốt nhất là 65 – 70 %.
Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển (Lâm Minh Thuận,
2004).
1616
Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng của gà thay đổi theo tuổi. Gà con từ mới nở đến 10 ngày tuổi
chiếu sáng liên tục 23 giờ một ngày đêm, với cường độ 5W/m
2
. Ánh sáng trong chuồng
nuôi gà thịt phải được phân bố đều ở máng ăn và máng uống (Lâm Minh Thuận, 2004).
Nước uống
Gà là loại sống trên cạn nên nhu cầu về nước uống là rất cần. Nước uống là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển cơ thể của chúng.
2.6 Sơ lược về Probiotic
Từ probiotic có nguồn gốc từ Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”. Probiotic là sản
phẩm lên men của các vi sinh vật có lợi như Lactobacillus acidophilus, Streptococcus
faecium, Bacilluss subtilis… và một số loại nấm men có lợi được bổ sung vào thức ăn có
tác dụng điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi sinh vật có hại (Lâm Minh
Thuận, 2004).
2.6.1 Tổng quan về hệ vi sinh vật đường ruột
Các vi sinh vật bắt đầu thâm nhập vào gia cầm non ngay từ lần tiếp nhận thức ăn
đầu tiên. Các loại vi khuẩn như Streptococcus, trực khuẩn ruột, Lactobacillus và các loại
vi khuẩn khác sinh sản rất nhanh, những vi khuẩn thích nghi với môi trường trong hệ tiêu
hóa sẽ tồn tại, số còn lại bị đào thải ra ngoài. Về cơ bản hệ vi sinh vật đường ruột có thể

chia làm hai loại:
Hệ vi sinh vật tùy nghi: phần lớn là vi sinh vật có hại, chúng thay đổi theo điều
kiện thức ăn, môi trường đường tiêu hóa, sức đề kháng của cơ thể như nấm men, nấm
mốc, proteus, Salmonella, Klebsiella, E.coli, Clostridium, Shigella, Staphylococcus.
Thường chúng chỉ thích nghi với pH trung tính kiềm và khi gặp điều kiện bất lợi chúng
phát triển, sản sinh độc tố xâm nhập và phá vỡ tế bào đường ruột, gây tổn thương thành
ruột làm nguy hại cho gia súc gia cầm.
1717
Hệ vi sinh vật bắt buộc: đa số là những vi sinh vật thích nghi pH thấp, chúng
thường phát triển tốt ở trong đường ruột của gia súc, gia cầm và định cư vĩnh viễn. Phần
lớn chúng giúp cho cơ thể động vật tiêu hóa thức ăn được tốt hơn nhờ vào hệ thống
enzyme của chúng và giúp phòng chống một số bệnh do vi sinh vật cơ hội gây ra.
Trị số pH ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi sinh vật, có những khoảng trị
số pH các vi sinh vật phát triển bình thường, ngược lại có những khoảng pH mà ở đó vi
sinh vật phát triển không bình thường hoặc chết dần. Độ pH tối ưu cho nấm men hoạt
động ở khoảng 4,5 – 5. Vi khuẩn lactic ngừng hoạt động ở pH < 4. Trong môi trường có
pH thấp, chỉ có những vi sinh vật chịu được pH thấp mới sinh trưởng và phát triển được
(hệ vi sinh vật bắt buộc). Nhưng đối với độ pH này có thể kiềm hãm những vi sinh vật ưa
kiềm hoặc trung tính hoặc có thể giết chết chúng (hệ vi sinh vật tùy nghi) (Nguyễn Văn
Cường, 2008).
2.6.2 Tình hình sử dụng Probiotic ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh việc nghiên cứu để sản xuất Probiotic dùng
trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sản phẩm tinh chế thì giá thành còn
cao nên ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là các loại phụ phẩm
của ngành nông nghiệp. Do đó giá thành của Probiotic giảm xuống nhiều và cũng giúp
cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, giảm tỉ lệ bệnh và góp phần cải thiện môi trường (Trần
Đình Trí, 2009).
Probiotic là một thành quả khoa học, một thành quả của công nghệ sinh học. Nó
đang được ứng dụng rộng rãi vào đời sống con người vì tính hợp lý và hiệu quả mà nó
thể hiện. Với phương cách là bổ sung những chủng vi sinh vật hữu dụng vào thành phần

thức ăn (của động vật, loài thủy sản, gia cầm ) nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn,
tăng và đảm bảo tính an toàn về sức khỏe. Trên quan điểm về an toàn sinh học, an toàn
thiết thực thì đang chiếm thế thượng phong so với một số phương cách khác. Vì rằng tính
hiệu quả của Probiotic (tính trị bệnh) là sự điều hòa tự nhiên không làm tồn dư kháng
sinh, tồn dư tác hại trong sinh vật chủ (Trần Đình Trí, 2009).
1818
Hiệu quả tác dụng của Probiotic không chỉ đơn thuần là làm thức ăn ngon hơn mà
còn có rất nhiều tác dụng như:
Tiết enzyme tiêu hóa, ổn định pH trong ruột giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu
chất dinh dưỡng tốt hơn. Bảo vệ niêm mạc ruột, cạnh tranh với các vi khuẩn gây hại khác
như Escherichia coli, Samonella… bằng cách cạnh tranh vị trí trên niêm mạc ruột và tiết
ra một số kháng sinh chống lại chúng. Ngoài ra còn tiết ra acid lactic làm giảm pH ngăn
chặn sự hình thành các amin độc trong ruột (Lâm Minh Thuận, 2004).
Như vậy nghiên cứu phát triển và ứng dụng vào cuộc sống là một công việc cần
được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa. Có như vậy mới tiếp tục hoàn thiện Probiotic
đem lại hiệu quả cao hơn, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao hơn, an toàn hơn
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
2.6.3 Giới thiệu chế phẩm bã mì ủ chua
2.6.3.1 Tìm hiểu về cây khoai mì
Tên gọi: Khoai mì (Manihot esculenta Crantz; tên khác: khoai mì, cassava,
tapioca ) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu
Euphorbiaceae. Cây khoai mì cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm. Lá khía thành
nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và
tích lũy tinh bột. Củ khoai mì dài 20 - 50 cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng
tinh bột cao. Khoai mì luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng.
Nguồn gốc: Cây khoai mì có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và
được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Cây khoai mì được du nhập vào Việt Nam
khoảng giữa thế kỷ 18, được canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc
đến Nam. Diện tích khoai mì trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên,
vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung

Bộ (Hoàng Kim, 2008).
Thành phần dinh dưỡng:
1919
Củ khoai mì tươi có tỷ lệ chất khô 38 - 40%, tinh bột 16-32%, giàu vitamin C,
calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất béo, muối khoáng, vitamin và đạm.
Trong củ khoai mì, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại
thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ
trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích.
Lá khoai mì có hàm lượng đạm khá cao, nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin.
Chất đạm của lá khoai mì có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu
methionin. Ngoài các chất dinh dưỡng, lá khoai mì cũng chứa một lượng độc tố HCN.
Các giống khoai mì ngọt có 80 - 110 mg HCN/ 1kg lá tươi. Các giống khoai mì đắng
chứa 160 - 240 mg HCN/1kg lá tươi (Hoàng Kim, 2008).
Cây khoai mì là nguồn thực liệu phong phú để dùng trong chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Tuy nhiên việc nghiên cứu ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm còn rất hạn chế.
Từ năm 1935 và trong những năm đại chiến thế giới lần II do thiếu ngũ cốc nên ở
Philipin người ta đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên nhằm dùng khoai mì thay thế
ngũ cốc trong chăn nuôi gà công nghiệp. Tuy nhiên ban đầu kết quả còn rất hạn chế.
Tejada và Bramid (1969) (trích dẫn bởi Phạm Kim Cường, 1998). Ở Mexico đã sử
dụng 50% khoai mì trong khẩu phần nuôi gà con mà tốc độ tăng trọng vẫn không kém so
với khi gà ăn toàn bắp, chỉ thấy khả năng thu nhận thức ăn ở khẩu phần giảm.
Ở Venezuela, Montilla (1970) và Armas Chiceo (1973) (trích dẫn bởi Phạm Kim
Cường, 1998) dùng 30 – 54 % khoai mì trong khẩu phần nuôi gà thịt nhưng không ảnh
hưởng đến sự tăng trọng ở gà.
Ở nước ta đã có một số tác giả nghiên cứu sử dụng khoai mì thay thế bắp, thóc
nghiền trong khẩu phần gà thịt như Nguyễn Nghi và ctv (1984) (trích dẫn bởi Phạm Kim
Cường, 1998). Tác giả đã rút ra kết luận: trong khẩu phần cân đối protein và muối
khoáng sử dụng 30 % bột củ mì để nuôi gà thịt là hợp lý nhất.
2020
Bùi Đức Lũng và ctv (1990) (trích dẫn bởi Phạm Kim Cường, 1998) đã nghiên

cứu sử dụng bột khoai mì thay thế bắp nuôi gà giò thịt giống Plymouthb – rock 50 – 100
ngày tuổi đã kết luận: gà ăn khẩu phần có 10 – 30 % khoai mì không ảnh hưởng đến sức
sống và chất lượng thịt.
2.6.3.2 Tình hình sử dụng khoai mì trong nước
Bảng 2.2 Diện tích khoai mì phân theo địa phương
Nghìn ha
2005 2006 2007 2008 2009
Sơ bộ
2010
CẢ
NƯỚC 425,5 475,2 495,5 554,0 507,8 496,2
Đồng
bằng
sông
Hồng 8,5 8,4 8,8 7,9 7,5 7,3
Trung du
và miền
núi phía
Bắc 89,4 93,7 96,5 110,0 101,4 104,6
Bắc
Trung
Bộ và
Duyên
hải miền
Trung 133,0 140,3 151,2 168,3 157,2 155,0
Tây
Nguyên 89,4 125,9 129,9 149,1 137,7 133,2
Đông
Nam Bộ 98,8 100,9 102,9 111,4 97,7 90,1
Đồng

bằng
sông

6,4
6,0 6,2 7,3 6,3 6,0
2121
Cửu
Long

(Nguồn: Theo Cục Thống Kê, 2010)
Hiện nay ở Việt Nam có trên 60 nhà máy tinh bột khoai mì với tổng công suất
khoảng 38 triệu tấn củ tươi/năm. Theo ước tính một nhà máy chế biến tinh bột khoai mì
có công suất 30 – 100 tấn/ngày sẽ sản xuất được 7,5 – 25 tấn tinh bột, kèm theo đó là 12
– 48 tấn bã bao gồm hai loại:
Loại thứ nhất là bã thải do quá trình rửa và bóc vỏ gỗ chiếm tỉ trọng ít và thành
phần chủ yếu là xenluloza, hemixenluloza và cát, sạn. Loại này thường được chôn lấp
hợp vệ sinh hoặc dùng làm phân bón.
Loại thứ hai là phần bã còn lại sau khi tách tinh bột khoai mì được gọi là bã khoai
mì. Bã khoai mì có độ ẩm trên 80 % nên khi phơi dễ bị nhiễm khuẩn, sinh mùi khó chịu
và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (Trần Giang Vũ Vi, 2009).
Như vậy, vấn đề ô nhiễm tại các nhà máy tinh bột khoai mì hiện nay là vấn đề cần
được giải quyết một cách khẩn trương. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ô nhiễm môi trường
và sức khỏe con người. Bã khoai mì chủ yếu được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm
sau: thức ăn cho động vật nhai lại, sản xuất thức ăn chăn nuôi có giá trị cao từ bã khoai
mì, sản xuất cồn sinh học
2.6.3.3 Chế phẩm bã mì ủ chua
Đây là chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi do Viện Công Nghệ Sinh Học và
Môi Trường trường Đại Học Nông Lâm, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh sản xuất.
Thành phần: Vi khuẩn Lactobacillus sp. 5,6 10

7
CFU/g và
Vi khuẩn Bacillus sp. 7,2 10
7
CFU/g
Bã mì
2222
Chế phẩm BMUC có dạng bột, màu xám nhạt, vị nhạt. Thành phần dinh dưỡng
của BMUC được phân tích tại bộ môn dinh dưỡng khoa Chăn nuôi – Thú y, trường
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh được trình bày qua bảng 2.3.
Bảng 2.3 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng bã mì trước và sau khi ủ
Mẫu VCK Protein Béo Xơ
Bã mì trước khi ủ 86,12 2,32 0,25 18,35
Bã mì sau khi ủ 86,2 6,38 3,82 15,18
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 10/02/2012 đến ngày 07/04/2012.
3.1.2 Địa điểm
Tại trại bò trung tâm Nông – Lâm – Ngư Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
3.1 Nội dung
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm BMUC ở các mức bổ sung 0 %; 5 %; 10 %
và 15 % trên tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà Lương Phượng từ 3 đến 8 tuần tuổi.
3.2 Phương pháp tiến hành
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
3.2.1.1 Con giống
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên giống gà Lương Phượng 1 ngày tuổi được
nhập từ trại giống An Đô, tổ 3, KP6, Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

2323
Gà úm được 14 ngày tuổi, sang ngày 15 ngưng úm đèn và đến ngày thứ 22 chúng
tôi tiến hành chọn những gà khỏe mạnh, đồng đều về trọng lượng, giới tính, không bị dị
tật và được phân vào 4 lô bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Để việc theo dõi tăng
trọng được chính xác, chúng tôi tiến hành đánh số và cân trọng lượng từng con gà.
Các lô được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô thí
nghiệm
Số gà
(con)
Khẩu phần thí nghiệm
I 30 cám hỗn hợp
II 30 cám hỗn hợp + 5% chế phẩm BMUC trong thức ăn
III 30 cám hỗn hợp +10% chế phẩm BMUC trong thức ăn
IV 30 cám hỗn hợp + 15% chế phẩm BMUC trong thức ăn
2424
Hình 3.1 Gà con lúc 1 ngày tuổi hình 3.2 Đánh số từng con gà
3.2.1.2 Thức ăn dùng cho gà thí nghiệm
Giai đoạn gà từ 1 - 42 ngày tuổi cho ăn thức ăn hỗn hợp Con Cò C225 và giai
đoạn từ 42 ngày tuổi trở đi cho ăn thức ăn hỗn hợp Con Cò C235. Thức ăn do công ty
liên doanh Việt Pháp Proconco sản xuất. Cám có thành phần dinh dưỡng như sau:
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp
Thành phần dinh dưỡng Giai đoạn 1 – 42 ngày tuổi
Giai đoạn trên 42 ngày
tuổi
Đạm (min %) 20 16,5
Xơ thô (max %) 5 6
Độ ẩm (max %) 13 13
Ca (min - max %) 0,7 - 1,5 0,7 - 1,5

P (min %) 0,5 0,45
NaCl (min – max %) 0,2 - 0,5 0,2 - 0,5
Năng lượng trao đổi (min kcal/kg ) 2,850 2,900
Salinomycine (max mg/kg) 60 60
Hoặc Clopidol (max mg/kg) 125 125
(Nguồn: Theo công ty Proconco, 2012)
3.2.1.3 Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
Chuồng trại: được chia làm hai giai đoạn.
Chuồng úm dành cho gà trước 2 tuần. Là loại chuồng sàn bằng lưới kẽm, kích
thước 2 m x 1 m x 1 m. Sàn chuồng cách mặt đất 0,5 m. Với số lượng 100 gà con.
2525

×