Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

đáp án các đề thi học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 5 chọn lọc tham khảo (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224 KB, 29 trang )

Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />CÁC DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO MÔN TIẾNG VIỆT
(BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 5)
GỢI Ý ĐÁP ÁN (Tập 2):
ĐỀ 26
Câu 1 (2 điểm) Những từ đeo, cõng, vác, ôm có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai
được không? Vì sao?
“Nhớ người mẹ nắmg cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.” ( Tố Hữu)
Bài làm:
- Những từ đeo , cõng , vác , ôm không thể thay thế cho từ địu.
- Vì những từ đeo , cõng , vác , ôm là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn nên không thể thay thế
cho nhau trong cùng một ngữ cảnh.
Câu 2 (3 điểm) Phân các từ ghép trong từng nhóm dưới đây thành 2 loại: từ ghép tổng hợp và từ
ghép phân loại.
a) Máy cày, máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy móc, máy in, máy kéo.
b) Cây cam, cây chanh, cây ăn quả, cây cối, cây công nghiệp, cây lương thực.
c) Xe đạp, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe con, xe máy, xe lam.
Bài làm:
a)
- Từ ghép tổng hợp: máy móc
- Từ ghép phân loại: Máy cày, máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy móc, máy in, máy kéo.
b)
- Từ ghép tổng hợp: cây cối
- Từ ghép phân loại: Cây cam, cây chanh, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực.
c)
- Từ ghép tổng hợp: xe cộ
- Từ ghép phân loại: Xe đạp, xe bò, xe buýt, xe con, xe máy, xe lam.
Câu 3 ( 2điểm) Xác định DT, ĐT, TT.
“Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằ m dưới đáy.”
Bài làm:


- DT: mùa thu, nước, hòn cuội, đáy.
- ĐT: trông thấy, nằm.
- TT: mới chớm, trong vắt, trắng tinh.
Câu 4 ( 3 điểm) Tìm các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa:
a) Linh Cẩu cũng là loài thú tính.
b) Tôi rất thích thú khi đọc truyện cười.
c) Anh ấy đã thú nhận việc làm sai trái của mình.
d) Bác ấy làm bên thú y.
Bài làm:
- Từ thú trong câu c là từ trong nhiều nghĩa.
-Từ thú 4 câu trên đồng âm với nhau.
Câu 5 Xác định từ đơn từ ghép, từ láy:
“Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao
Vua nổi tiiếng vẫy gọi.” (theo Võ Văn Trực)
1
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Bài làm:
- Từ đơn: Ôm, quanh, là, hồ, nước, với, những.
- Từ ghép: Ba Vì , bát ngát, Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, nổi tiếng, vẫy gọi.
- Từ láy: bát ngát , mênh mông.

ĐỀ 27
Câu 1 ( 3 điểm). Trong những câu nào dưới đây, các từ đi mang nghĩa gốc và trong những câu
nào, chúng mang nghĩa chuyển?
Bài làm:
- Nó chạy còn tôi đi (nghĩa gốc)
- Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp (nghĩa chuyển)
- Cụ ốm nặng , đã đi hôm qua rồi. (nghĩa chuyển)
- Thằng bé đã đến tuổi đi học. (nghĩa chuyển)
- Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt (nghĩa chuyển)

- Ca nô đi nhanh hơn thuyền. (nghĩa chuyển)
- Ghế thấp quá không đi được với bàn. (nghĩa chuyển)
- Bé đang đi chập chững. (nghĩa gốc)
- Mẹ đi chợ mua thuốc cho bà. (nghĩa gốc)
- Bạn ấy không bước đi. (nghĩa chuyển)
Câu 2 ( 2 điểm ) Hãy thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng:
a. Cây bị đổ nên gió thổi mạnh.
b Trời mưa và đường trơn.
c. Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.
d. Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn.
Bài làm:
a. Cây bị đổ vì gió thổi mạnh .
b Trời mưa nên đường trơn.
c. Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ nếu em học giỏi.
d. Vì nhà xa nên bạn Nam thường đi học muộn.
Câu 3 ( 6 điểm ) Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây :
“Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh động. Đó là một cô gái dịu dàng, tươi tắn, ăn
mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thuở nào, Cô mặc yếm thắm, một bộ áo mớ ba
màu hoàng yến, chiếc quần màu nhiễu điều, thắt lưng màu hoa hiên. Tay cô ngoắc một chiếc lẵng
đầy màu sắc rực rỡ. Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước.”
(Theo Trần Hoài Dương)
a. Tìm động từ, tính từ trong đạn trích trên
b. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: Xinh tươi, dịu dàng, rực rỡ
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau :
- Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
- Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ.
Bài làm:
a)
- DT: Cô Mùa Xuân, cánh đồng, cô gái, cô Tấm, đêm hội, cô, yếm, bộ áo, màu, chiếc quần, màu,
thắt lưng, màu, tay, cô, chiếc lẵng, màu sắc, cô, cánh đồng, người, phía trước.

- ĐT: lướt, trên, ăn mặc, thử hài, mặc, ngoắc, lướt đi, trên.
2
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />- TT: xinh tươi, nhẹ, dịu dàng, tươi tắn, thắm, , hoàng yến, nhiễu điều, hoa niên, rực rỡ, nhẹ bỗng,
nghiêng nghiêng.
b)
- Từ đồng nghĩa với từ “xinh tươi”: xinh xinh, xinh xắn, đẹp, đẹp tươi, tươi đẹp, xinh đẹp
- Từ đồng nghĩa với từ “dịu dàng”: dịu hiền, dịu ngọt
- Từ đồng nghĩa với từ “rực rỡ”: rực, sáng rực
c)
- Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
CN VN
- Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ.
CN VN
Câu 4 (3 điểm ) Tìm các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
a) Chị em cười rất dễ thương.
b) Tôi hay đọc truyện cười.
c) Cười ra nước mắt.
Bài làm:
- Từ “cười” trong câu a là từ nhiều nghĩa.
- Từ “cười” trong 3 câu trên đồng âm với nhau.
Câu 5 ( 3 điểm ) Xác định TN, CN, VN:
a) Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại làm một chiếc bè.
TN CN VN
b) Nhìn hai bên bờ sông, cây cỏ và những làng gần, núi xa luôn luôn đổi mới.
TN CN VN
c) Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp lóa trong cây.
TN CN VN

ĐỀ 28

Câu 1: ( 2 điểm ) Xác định từ ghép và từ láy:
“ Chùa chiền, bàn bạc, tươi tốt, dễ dàng, dễ dãi, gậy gộc, học hành, lúng túng, thung lũng.”
Bài làm:
- Từ ghép: Chùa chiền, tươi tốt, gậy gộc, học hành, thung lũng.
- Từ láy: bàn bạc, dễ dàng, dễ dãi, học hành, thung lũng.
Câu 2 ( 3 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm sau:
a) Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió.
b) Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
c) Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước.
d) Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy.
Bài làm:
a) Cái gì dập dờn trước gió?
b) Bác sĩ Ly là người như thế nào?
c) Bao giờ mẹ cho con đi chơi công viên nước?
d) Bé ân hận vì sao?
Câu 3 ( 2 điểm ) Phân loại các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu
để phân chia như vậy ?
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận
thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
3
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
d) Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
Bài làm:
- Câu a là câu đơn.
- Câu b là câu ghép.
- Câu c là câu đơn.
- Câu d là câu ghép.
- Dựa vào: phân tích cấu tạo chủ - vị của câu.

+ Câu đơn là câu có một vế.
+ Câu ghép là câu có 2 vế trở lên.
Câu 4 ( 4 điểm ) Xác định TN, CN, VN:
a) Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
VN1 CN2 VN2
b) Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học.
CN1 VN1 CN2 VN2
c) Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre, đây là mái đình cong cong, kia nữa là sân phơi.
CN1 VN1 CN2 VN2 VN3
d) Biển sáng lên lấp lánh như đặc sánh, còn trời thì trong như nước.
CN1 VN1 CN2 VN2
Câu 5: (2điểm) Trong bài thơ “Cao bằng” có khổ thơ:
“ Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dãy dài biên cương”
Hỏi: qua khổ thơ, tác giả muốn nói lên điều gì?
Trả lời:
- Tác giả muốn nói Cao bằng có một vị thế rất quan trọng và con người Cao Bằng vì cả nước mà
ra sức giữ lấy biên cương.
Câu 6 ( 2 điểm) Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
a) Hòa bình chiến tranh
b) Thân ái ghét ghen
c) Đoàn kết chia rẽ
d) Giữ gìn phá phách, phá hoại

ĐỀ 29
Câu 1 ( 2 điểm ) Xác định nghĩa của từ in nghiêng trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia
các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển :
a) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, sườn của bản báo cáo, hở sườn,

đánh vào sườn địch.
Bài làm:
- Nghĩa của từ “sườn”: là bộ phận cơ thể người hay động vật, ở phía bên trái hoặc bên phải của
thân.
- Phân loại:
+ Nghĩa gốc: Xương sườn, hích vào sườn, hở sườn.
+ Nghĩa chuyển: sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, sườn của bản báo cáo, đánh vào sườn địch.
4
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />b) Miệng tươi cười, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng
giếng, miệng túi, vết thương đã kín miệng, nhà có 5 miệng ăn.
Bài làm:
- Nghĩa của từ “sườn”: là bộ phận cơ thể người hay động vật, ở phía dưới mũi.
- Phân loại:
+ Nghĩa gốc: Miệng tươi cười, miệng rộng thì sang.
+ Nghĩa chuyển: há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng giếng, miệng túi, vết thương
đã kín miệng, nhà có 5 miệng ăn.
Câu 2 ( 3 điểm ) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
“ Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang
bướng nhảy rúc vào đám cỏ.”
Bài làm:
- DT: con, Dế cụ, vỏ đất, cái ngách, con, Dế, đám cỏ.
- ĐT: húc, vọt ra, nhảy, rúc vào.
- TT: toang, mỏng, ngang bướng.
Câu 3 ( 2 điểm ) Xác định CN, VN:
a) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
CN VN
b) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
CN1 VN1 CN2 VN2
Câu 4 ( 3 điểm) Giải thích các câu tục ngữ sau:

a) Uống nước nhớ nguồn
b) Gần mục thì đen, gần đèn thì sáng
Bài làm:
a) Uống nước nhớ nguồn: phải biết nhớ đến công lao của những người đi trước.
b) Gần mục thì đen, gần đèn thì sáng: khuyên con người nên biết lựa bạn tốt mà chơi.
Câu 5 ( 4 điểm ) Phân loại từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại:
(nhỏ bé, nhỏ mọn, nhỏ xíu, thay đổi, màu sắc, mây trời, mây mưa, mây trắng, mây hồng)
Bài làm:
- Từ ghép tổng hợp: thay đổi, màu sắc, mây trời, mây mưa.
- Từ ghép phân loại: nhỏ bé, nhỏ mọn, nhỏ xíu, mây trắng, mây hồng.
Câu 6: Viết một đoạn văn miêu tả các dạng mây trời
Bài làm:
- Vào một ngày nắng đẹp, bầu trời trong xanh, những đám mây trắng bồng bềnh trôi lơ lửng như
những quả bóng mềm mại. Xa xa, những đàn chim bay lượn như hòa vào những vòm mây hồng
bay nhè nhẹ trên không. Mọi cảnh vật xung quanh như reo mừng, hòa quyện cung cảnh đẹp của
trời mây. Bình minh đã đánh thức tất cả sự vật đang tỉnh lặng của bầu trời và sự vật.

ĐỀ 30
Câu 1 ( 2 điểm) Phân loại từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại:
( dông gió, giận dữ, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu, đục ngầu, con người, lạnh giá, lạnh tanh).
Bài làm:
- Từ ghép tổng hợp: ( dông gió, giận dữ, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu, lạnh giá, lạnh tanh).
- Từ ghép phân loại: ( đục ngầu, con người, lạnh tanh)
Câu 2 ( 3 điểm) Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau.
- Môi hở răng lạnh.
- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
5
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Bài làm:
- Môi hở răng lạnh: nói lên anh em cũng như láng giềng có quan hệ khăng khít với nhau nên phải

biết đùm bọc, che chở lẩn nhau.
- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ: một người trong cộng đồng bị tai họa thì cả tập thể cùng
chia sẽ đau xót.
Câu 3 ( 2 điểm) Xác định CN, VN:
a) Mẹ bảo sao thì con làm vậy.
CN1 VN1 CN2 VN2
b) Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
CN1 VN1 CN2 VN2
c) Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu.
CN1 VN1 CN2 VN2
d) Dân càng giàu thì nước càng mạnh.
CN1 VN1 CN2 VN2
Câu 4 ( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn tả buổi sáng trong vườn cây.
Bài làm:
Giọng ca vàng của cô ca sĩ họa mi vang lên như đánh thức cả khu vườn. Ông mặt trời có lẽ vừa
mở mắt sau giấc ngủ dài chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên xuống trần gian. Vô số giọt sương
đọng lại trên cành lá nhìn long lanh như muôn vàn viên ngọc sáng. Tất cả cây trong vườn đều
vươn vai đứng dậy khỏe khoắn. Những khóm hoa bắt đầu tung cánh khoe sắc thắm. Hương vị
ngọt ngào đã quyến rũ những nàng ong, nàng bướm đến sớm. Dưới đất mấy chú giun cũng dậy tập
thể dục. Họ hàng nhà kiến vốn chăm chỉ nên đã làm việc từ bao giờ. Không gian yên tĩnh của khu
vườn bị phá tan khi mẹ con chị gà mái vào tìm mồi Khu vườn buổi sáng thật thanh bình.
Câu 5 ( 4 điểm ) Tìm các từ đồng âm và nhiều nghĩa:
a) Chị nói chuyện nghe ngọt làm sao.
b) Anh em mình cùng chia ngọt sẽ buồi.
c) Cây mía này ăn rất ngọt.
Bài làm:
- Từ “ngọt” trong câu c là từ nhều nghĩa.
- Từ “ngọt” trong 3 câu trên đồng âm với nhau.
Câu 6 (4 điểm) Xác định DT, ĐT, TT:
“Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nháy bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm

lặng lẽ xuôi dòng.”
Bài làm:
- DT: chiếc lá, chú nháy, chiếc thuyền, dòng.
- ĐT: bén, giữ.
- TT: thoáng, tròng trành, loay hoay, thăng bằng, đỏ thắm, lặng lẽ, xuôi.

ĐỀ 31
Câu 1 ( 2 điểm) Tìm những đại từ được dùng trong các câu ca dao sau :
a) Mình về có nhớ ta chăng
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười .
b) Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Bài làm:
a) Các đại từ: mình, ta, ta, ta, mình.
a) Các đại từ: ta, ta.
6
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Câu 2 ( 3 điểm) Xếp các từ trong đoạn trích vào bảng phân loại ở dưới :
“Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây có bóng người đi
thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội”.
Bài làm:
Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ
Xuân, cánh đồng,
làng, trời, mây, mưa
ngâu, đó đây, bóng,
người, ruộng, bờ,
Xuân, con đường.
đi, học, có, đi thăm,
be, bước, trên,
xám xịt, rả rích, rón

rén, lầy lội.
qua, hoặc
Câu 3 ( 2 điểm) Xác định cấu tạo từ:
“Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nháy bén tí xíu như đã
phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó”. ( Theo Trần Hoài Dương)
Bài làm:
- Từ đơn: tôi, ngắt, một, chiếc, thả, xuống, dòng, nước, một, bén, như, đã, từ, nhảy, phóc, lên,
ngồi, trên, đó.
- Từ ghép: lá sòi, đỏ thắm, chú nháy, tí xíu, phục sẵn, bao giờ
- Từ láy: chễm chệ
Câu 4 ( 4 điểm) Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau.
- Máu chảy ruột mềm.
- Ăn vóc học hay.
Bài làm:
- Máu chảy ruột mềm: nói lên anh em có quan hệ huyết thống với nhau biết yêu thương, chia sẽ
và che chở cho nhau.
- Ăn vóc học hay: nói lên con người biết ăn ngon mặc đẹp thì cũng phải biết lựa lời hay, điều tốt
để học tập cho nên người.
Theo em , lời hát ru của người mẹ đã bộc lộ những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc ?
Câu 5 (3 điểm) Tìm các từ đồng nghĩa với từ “bỡ ngỡ” và từ “đi”:
Bài làm:
- Từ đồng nghĩa với từ “bỡ ngỡ” là: ngỡ ngàn, ngạc nhiên
- Từ đồng nghĩa với từ “đi” là: chạy, nhảy, bò, lăn

ĐỀ 32
Câu 1 (2 điểm) Chép lại đoạn văn dưới đây, sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị trí thích hợp
(nhớ viết hoa chữ cái đầu câu):
“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi
người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và
cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran mấy con

gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả
ngoài suối, tiếng chim quốc vọng vào đều đều bản làng đã thức dậy”. (Tiếng Việt 5 - tập 2)
Bài làm:
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi
người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch
và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy
con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu
ra rả. Ngoài suối, tiếng chim quốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức dậy.
7
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Câu 2 ( 3 điểm ) Tìm các từ “đứng” đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau:
a) Ông ấy đứng ra giải quyết công việc.
b) Tôi đứng đợi bạn đi học lâu quá.
c) Cây cột này trông rất đứng.
d) Đứng núi này trông núi nọ.
Bài làm:
- Từ “đứng” trong câu b là một từ nhiều nghĩa.
- Từ “đứng” trong câu b đồng âm với từ “đứng” trong các câu a, c, d
Câu 3 (2 điểm) Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống :
a) Nó … về đến nhà, bạn nó .… gọi đi ngay.
b) Gió … to, con thuyền … lướt nhanh trên mặt biển.
c) Tôi đi … nó cũng đi theo …
d) Tôi nói …, nó cũng nói…
Câu 4 ( 3 điểm ). Xác định từ loại trong câu sau:
“Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nháy bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ
thắm lặng lẽ xuôi dòng.” (Theo Nguyễn Hoài Dương)
Bài làm:
- DT: chiếc lá, chú nháy, chiéc thuyền, dòng.
- ĐT: loay hoay, giữ, thăng bằng,
- TT: thoáng, tròng trành, bén, cố, đỏ thắm, lặng lẽ, xuôi.

Câu 5 ( 4 điểm ) Xác định TN, CN, VN:
a) Hàng trăm con voi đồ sộ như những tản đá xám nục nịch kéo đến.
CN VN
b) Mỗi khi cành mai rung rinh mỉm cười với gió xuân, ta lại liên tưởng đến một đàn bướm vàng
TN CN VN
đang rập rờn bay lượn.
VN
c) Chiều nay.
TN
d) Cái ánh mắt ấy của cô, đến bây giờ, tôi còn nhớ mãi.
VN TN CN

ĐỀ 33
Câu 1 ( 2 điểm) .Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Vàng:
- Giá vàng ở trong nước tăng đột biến. (từ nhiều nghĩa)
- Tấm lòng vàng. (từ đồng âm)
- Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị đánh bắt hải sản. (từ đồng âm)
- Bạn Vàng học giỏi lắm. (từ đồng âm)
b) Bay:
- Bác thợ nề cầm bay xây chát tường nhanh thoăn thoắt. (từ đồng âm)
- Sếu mang giang lạnh đang bay ngang trời. (từ nhiều nghĩa)
- Đạn bay rào rào. (từ đồng âm)
- Chiếc áo này đã bay màu. (từ đồng âm)
Câu 2 ( 3 điểm) Xác định từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp:
(Thầy trò, phải trái, vợ con, trâu bò, xây cất, vui mặt, khó chịu, làm dáng, sưng vù, chim sẻ).
Bài làm:
8
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />- Từ ghép có nghĩa phân loại: thầy trò, phải trái, vợ con, trâu bò, xây cất.

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: vui mặt, khó chịu, làm dáng, sưng vù, chim sẻ.
Câu 3 ( 4 điểm) Xác định TN, CN, VN. Cho biết là câu đơn hay câu ghép?
a) Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt
TN chú ngữ TN CN
đầu thay mình đổi lá. (câu đơn)
VN
b) Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngơm. (câu đơn)
TN CN VN
c) Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi bay đi. (câu đơn)
CN VN
d) Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy. (câu đơn đặc biệt)
liên ngữ
Câu 4 (3 điểm) Xác định cấu tạo từ:
“Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất
oách của tôi.” (Theo Phạm Hải Lê Châu)
Bài làm:
- Từ đơn: của, ba, dưới, của mẹ, đã, cái, áo, trông, rất, oách, của, tôi.
- Từ ghép: chiếc áo, sờn vai, bàn tay, vén khéo, trở thành,
- Từ láy: xinh xinh
Câu 5 (4 điểm) Giải nghĩa các câu thành ngữ sau:
a) Bốn biển một nhà
b) Kề vai sát cánh
c) Chết vinh hơn sống nhục
d) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Bài làm:
a) Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đính, thống nhất về một
mối.
b) Kề vai sát cánh: Sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẽ gian nan giữa những người cùng chung sức
gánh vác một công việc quan trọng.
c) Chết vinh hơn sống nhục: Thà chết mà được mọi người kính trọng (được tiếng thơm) còn hơn

sống mà bị người đời khinh bỉ.
d) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: nên phải biết lựa bạn mà chơi

ĐỀ 34
Câu 1 (3 điểm): Cho các từ sau:
“ Lững thững, thướt tha, đủng đỉnh, róc rách, thì thào, lác đác, khúc khích, lộp độp, lách cách, the
thé, sang sảng, đoàng đoàng, ào ào, rền rĩ, mênh mông.”
a. Phân loại các từ trên theo các kiểu từ láy.
b. Trong các từ trên, từ nào là từ tượng thanh, từ nào là từ tượng hình.
Bài làm:
Câu a:
- Láy phụ âm đầu: thướt tha, đủng đỉnh, róc rách, thì thào, khúc khích, lộp độp, lách cách, the thé,
sang sảng.
- Láy vần: Lững thững, lác đác, the thé, sang sảng, rền rĩ, mênh mông.
- Láy toàn bộ phận: đoàng đoàng, ào ào
9
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Câu b:
- Tự tượng thanh: róc rách, thì thào, khúc khích, lộp độp, lách cách, rền rĩ, the thé, sang sảng,
đoàng đoàng, ào ào.
- Từ tượng hình: thướt tha, đủng đỉnh, lững thững, lác đác, mênh mông
Câu 2 (1,5 điểm) Xác định từ “lan” đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau:
a) Chị Lan đang làm việc.
b) Bố mua hoa lan về làm cây cảnh.
c) Mùi hương hoa mai lan tỏa ra khắp hiên nhà.
d) Chị Út đang ngồi trên lan can
Bài làm:
- Từ “lan” trong câu b và câu c là hai từ nhiều nghĩa.
- Từ “lan” trong câu b và c đồng âm với từ “lan” trong câu a và câu d.
Câu 3 (3 điểm): Chữa lại dòng sau đây thành câu theo nhiều cách khác nhau (chữa bằng ba cách)

“Những bông hoa giẽ tỏa hương thơm ngát ấy.”
Bài làm:
- Bỏ “ấy”. Những bông hoa giẽ tỏa hương thơm ngát.
- Đổi lên “ấy” trước. Những bông hoa giẽ ấy tỏa hương thơm ngát.
- Thêm bộ phận vị ngữ. Những bông hoa giẽ tỏa hương thơm ngát ấy được giành tặng cô giáo.
Câu 4 (3 điểm): Xác định TN, CN, VN. Cho biết là câu đơn hay câu ghép?
a) Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm
TN CN VN
mênh man của ngày tựu trường. (câu đơn)
b) Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi
CN VN
mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. (câu đơn)
c) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và giá lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi
TN chú ngữ CN VN
trên con đường làng dài và hẹp. (câu đơn)
Câu 5 (2,5 điểm) Tìm 5 tính từ có tiếng “đẹp” trong đó có 1 từ đơn, 2 từ láy, 1 từ ghép tổng hợp
và 1 từ ghép phân loại:
Bài làm:
- Từ đơn: đẹp
- Từ láy: đèm đẹp, đẹp đẽ
- Từ ghép tổng hợp: xinh đẹp, đẹp tươi, tốt đẹp, xấu đẹp
- Từ ghép phân loại: đẹp trai, đẹp nết, đẹp mắt, đẹp người

ĐỀ 35

Câu 1 (3 điểm): Cho các từ sau:
“Bạn học, thật thà, lúng túng, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đường, nhà cửa, lăn tăn, nhà
sàn, xe lam, xe cộ.”
- Hãy sắp xếp các từ trên vào các nhóm từ láy, từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân
loại.

10
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Bài làm:
- Từ láy: thật thà, lúng túng, ngoan ngoãn, lăn tăn.
- Từ ghép tổng hợp: gắn bó, giúp đỡ, nhà cửa, xe cộ.
- Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, nhà sàn, xe lam.
Câu 2 (2 điểm): Xác định từ “xuôi” đồng âm và nhiều nghĩa:
a, Nước chảy xuôi dòng.
b, Mọi việc đều làm xuôi cả.
c, chúng tôi đều là người miền xuôi.
d, Thuyết phục mãi anh ấy mới xuôi.
Bài làm:
- Nghĩa của từ “xuôi”: thuận chiều, thuận dòng.
- Từ “xuôi” ở câu a là một từ nhiều nghĩa.
- Từ “xuôi” ở câu a đồng âm với từ “xuôi” ở câu b, c, d.
Câu 3 (3 điểm): Xác định các thành phần ngữ pháp trong những câu sau:
a) Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
TN CN VN
b) Nhờ cô giáo giúp đỡ, bạn Lan lớp em đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
TN CN VN
Câu 4 (3 điểm) Chữa lại dòng sau đây thành câu theo nhiều cách khác nhau (chữa bằng 2 cách)
“ Trên cánh đồng rộng mênh mông.”
- Bỏ “trên”. Cánh đồng rộng mênh mông.
- Thêm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ. Trên cánh đồng rộng mênh mông, bà con đang tấp nập gặt
hái.
Câu 5 (3 điểm):
Là cửa nhưng then không khoá
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ. (Quang Huy)

- Trong khổ thơ này tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới
thiệu ấy có gì hay ?
Trả lời:
- Tác giả đã sử dụng từ ngữ: Là cửa nhưng then không khoá; Cũng không khép lại bao giờ
- Cách giới thiệu ấy làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất
thân quen. Tác giả đã dựa vào cái tên “cửa sông” để chơi chữ.

ĐỀ 36
Câu 1 (2 điểm): Xác định từ loại trong các câu sau:
“ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh
tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
11
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Trả lời:
- DT: con đường, lần, lần, tự nhiên, cảnh vật, xung quanh, sự, hôm nay
- ĐT: đi, thấy, có, thay đổi, đi học.
- TT: quen, lắm, lạ, lớn
- QHT: nhưng,
- Phụ từ: đã, lại,
- Đại từ: này, tôi, này, tôi, tôi.
Câu 2 (2 điểm): Tìm những từ đồng nghĩa để gọi Bác Hồ trong đoạn thơ sau và nói rõ ý nghĩa của
những cách gọi này.
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. (Việt Bắc - Tố Hữu).
Trả lời:
- Các từ đồng nghĩa để gọi Bác Hồ là: Bác, Người, Ông Cụ.
- Gọi Bác nói lên tình cảm gần gũi, thân thiết, coi lãnh tụ như người thân trong gia đình, như họ
hàng của người Việt Bắc.

- Gọi Người nói lên sự kính trọng của đồng bào Việt Bắc đối với lãnh tụ.
- Gọi Ông Cụ nhấn mạnh sự giản dị, mộc mạc, hòa mình với quần chúng của Bác.
Câu 3 (3 điểm): Xác định TN, CN, VN:
a) Ở đấy, đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần.
TN CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3 CN4 VN4 CN5 VN5
b) Tiếng cười vừa đem lại niềm vui cho mọi người, nó còn là một liều thuốc trường sinh.
CN VN1 CN2 VN2
c) Ngày nay, trên đất nước ta, công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh.
TN CN VN
Câu 4 (2 điểm): Xác định từ “yếu” đồng âm và nhiều nghĩa:
a) Quân ta cần bảo vệ vùng yếu địa.
b) Bạn Dũng trông rất yếu.
c) Học lực bạn thuộc yếu kém.
d) Tôi nắm được vài yếu tố.
Trả lời:
- Yếu: không mạnh, trái với khỏe.
- Từ “yếu” trong câu b là một từ nhiều nghĩa.
- Từ “yếu” trong câu b đồng âm với từ yếu trong câu a, c, d.
Câu 5 (2 điểm): Từ “nết na” trong các câu sau đây là danh từ hay động từ, tính từ? Hãy chỉ rõ từ
“nết na” là bộ phận gì (giữ chức vụ gì) trong mỗi câu.
a) Hồng rất nết na.
b) Tính nết na của Hồng ai cũng mến.
Trả lời:
- Từ “nết na” trong các câu trên là tính từ.
a) Hồng rất nết na. Nết na: vị ngữ
b) Tính nết na của Hồng ai cũng mến. nết na: định ngữ.

ĐỀ 37
Câu 1 (3 điểm): Cho các từ sau:
12

Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 /> “Xanh xám, thích thú, lời lẽ, nóng nảy, yêu thương, thương nhớ, lợi ích, êm ấm, hờn giận, nghĩ
ngợi, rađiô, xà phòng, bê tông.”
a) Dựa vào cấu tạo hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm,và đặt tên cho mỗi nhóm?
b) Dựa vào từ loại hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm?
Bài làm:
Câu a: Dựa vào cấu tạo:
- Từ đơn: rađiô, xà phòng, bê tông (đơn đa tiết)
- Từ ghép: thích thú, lời lẽ, yêu thương, lợi ích, hờn giận, thương nhớ.
- Từ láy: Xanh xám, nóng nảy, êm ấm, nghĩ ngợi.
Câu b: Dựa vào từ loại:
- DT: lời lẽ, lợi ích, rađiô, xà phòng, bê tông
- ĐT: thương nhớ, nghĩ ngợi.
- TT: Xanh xám, thích thú, nóng nảy, yêu thương, êm ấm, hờn giận
Câu 2(4đ) Xác định TN, CN, VN;
a) Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng.
CN VN TN
b) Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, nhhững cánh bướm nhiều màu sắc bay
TN CN1 VN1 CN2
dập dờn như đang múa quạt xòa hoa.
VN2
c) Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.
TN CN VN
d) Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
TN CN VN
Câu 3(3đ) Thay những từ gạch dưới bằng một từ láy để các câu sau trở nên gợi tả hơn.
a) Những giọt sương đêm nằm trên những cành lá.
b) Đêm trung thu, trăng sắng lắm. Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạt.
c) Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều.
d) Trên nền trời, những cánh có đang bay.

Bài làm:
a) Từ nằm thay bằng từ long lanh (lóng lánh)
b) Từ lắm thay bằng từ vằng vặc.
Từ trông thay bằng từ lấp lánh (lấp lóa, lấp loáng).
c) Từ mạnh thay bằng từ ào ào.
Từ nhiều thay bằng từ lả tả.
d) Cụm từ đang bay thay bằng chấp chới (dập dờn, rập rờn)
Câu 4 (4đ) Em hãy đặt bốn câu có từ “sao” thỏa mãn yêu cầu: câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu cầu
khiến.
Trả lời:
- Câu kể: Màn đêm buông xuống trời đầy sao.
- Câu hỏi: Sao bạn không đến nhà tôi chơi?
- Câu cảm: Đáng yêu sao dòng sông quê ta!
- Câu cầu khiến: Bạn hãy gắn ngôi sao này lên nón hộ tôi!
Câu 5(6đ) Trong các từ in đậm sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Vàng bạc là kim loại quý. (từ nhiều nghĩa)
b) Hắn sống bạc ác lắm. (từ đồng âm)
c) Nhà tôi ăn canh chua bạc hà. (từ đồng âm)
13
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />d) Đức đi chợ mua cá bạc má. (từ đồng âm)

ĐỀ 38
Câu 1(3đ)
a, Xác định danh từ, tính từ, động từ trong đoạn văn sau:
“Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái
vị ngọt đậm của mật ong già hạn.”
b) Em hãy đặt 3 câu có từ thật thà với các yêu cầu sau:
Thật thà ở bộ phận chủ ngữ.
Thật thà ở bộ phận vị ngữ.

Thật thà ở bộ phận trạng ngữ.
Trả lời:
Câu a:
- DT: sầu riêng, mùi, mít, hương, bưởi, cái béo, trứng gà, vị ngọt, mật ong.
- ĐT: quyện (hòa quyện)
- TT: thơm, thơm, chín, béo, ngọt, đậm, già.
Câu b:
- Thật thà là đức tính tốt.
- Em rất thậ thà.
- Sự thật thà này, Nam đã làm Lan yêu mến.
Câu 2 (5đ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và phân loại câu theo cấu tạo:
a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốn trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo có
TN CN VN
khúc trư ờn dài. (câu đơn)
VN
b) Ngôi nhà bà tôi ở núp d ới lũy tre làng. (câu đơn)
CN VN
c) Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran, tiếng chim hót ríu rít. (câu ghép)
TN CN1 VN1 CN2 VN2
d) Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang
TN CN VN
đánh giặc. (câu đơn)
e) D ưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. (câu ghép)
TN CN1 VN1 CN2 VN2
Câu 3(2đ). Đoan văn dưới đây quên ghi dấu câu. Em hãy chép loại đoạn văn và ghi dấu chấm vào
những chỗ thích hợp rồi viết hoa chữ cái đầu câu:
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ ngày qua
trong sương thu ẩm ớt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoc khép miệng bắt đầu kết trái
thảo quả chín dần dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ
chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng rừng ngập hương thơm rừng sáng như có lửa hắt

lên từ dưới đáy rừng.
Bài làm:
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày
qua trong sương thu ẩm ớt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoc khép miệng bắt đầu kết
trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ
14
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm rừng sáng như có lửa hắt
lên từ dưới đáy rừng.
Câu 4(5đ)
“Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận nnày chưa qua, trận
khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất
liền.”
a) Tìm các từ láy trong đọan văn trên.
b) Trong đọan văn trên, có những thành ngữ nào, nghĩa của chúng là gì?
c) Ba câu đầu của đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
d) Từ nào trong câu cuối đã giúp em nhận ra tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng đểmiêu tả? Việc
sử dụng liên tưởng và tưởng tượng như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
a) Các từ láy: rả rích, tối tăm, ráo riết.
b) Những thành ngữ có trong đoạn văn: “tối tăm mặt mũi”; “thối đất thối cát”
- “tối tăm mặt mũi”: nghĩa là rất mạnh, rất dữ, không còn nhìn thấy gì.
- “thối đất thối cát”: nghĩa là rất mạnh, rất dữ, có sức tàn phá đất đai lớn.
c) Ba câu đầu của đoạn văn sử dụng biện pháp điệp từ. Từ “mưa” được lặp lại nhiều lần, có tác
dụng nhấn mạnh mưa nhiều, dữ dội.
d) Từ “tưởng như” cho thấy tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng để miêu tả.
Việc sử dụng liên tưởng, tưởng tượng trời đã hút tất cả nước biển để đổ xuống đất tạo ra một
hình ảnh sinh động, gợi tả để nói mưa nhiều, rất to, dữ dội.
Câu 5 (6đ) Trong các từ in đậm sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Bàn đạp xe bạn tốt thật. (từ đồng âm)

b) Cái bàn học của tôi được làm bằng gỗ quý. (từ đồng âm)
c) Phải đánh răng bằng bàn chải tốt mới chải sạch men bám. (từ đồng âm)
d) Tôi chưa mua bàn ủi. (từ đồng âm)
đ) Các thầy cô đang bàn bạc với nhau về chuyện tết trung thu. (từ nhiều nghĩa)

ĐỀ 39
Câu 1(3đ)
a, Xác định từ loại trong những từ sau:
“niềm vui, niềm nở, vui mừng, vui tươi.”
b, Đặt câu với mỗi từ nêu trên?
Bài làm:
Câu a:
- DT: niềm vui
- ĐT: vui mừng.
- TT: vui tươi, niềm nở.
Câu b:
- Niềm vui của tôi là làm cho người khác hạnh phúc.
- Mẹ bạn ấy rất niềm nở.
- Khi tôi đi học về, con chó con rất vui mừng.
- Tính vui tươi của tôi làm cho mọi người rất yêu mến.
Câu2 (3đ) Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu sau:
a) Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đ ường đi công tác, Bác Hồ đến
TN CN
15
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />nghỉ chân ở một nhà bên đ ường.
VN
b) Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
CN TN VN
Câu 3 (3đ) Đoạn văn dưới đây có 13 câu. Hãy chép lại đoạn văn và ghi dấu chấm vào những chỗ

thích hợp, sau đó viết hoa lại cho thích hợp:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến bầu trời ngày càng thêm xanh nắng vàng ngày càng rực rỡ
vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc rồi vườn cây ra hoa hoa bưởi nồng nàn hoa nhãn ngọt hoa cau
thoảng qua vườn cây lại đầy tiếng chim và bầy chim bay nhảy những thím chích chòe nhanh nhảu
những chú khướu lắm điều những anh chào mào đỏm dáng những bác cu gáy trầm ngâm.
Bài làm:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực
rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt.
Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bầy chim bay nhảy. Những thím chích chòe
nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy
trầm ngâm.
Câu 4(4đ) Cho hai câu sau:
- Lan đi Hà Tiên bao giờ?
- Bao giờ Lan đi Hà Tiên?
a) Câu thứ nhất có thưể được hiểu theo hai cách: câu hỏi đích thực và câu hỏi gián tiếp dùng để
phủ định. Nghĩa của câu hỏi này trong mỗi trường hợp là gì?
b) Khi dùng để hỏi, nghĩa của câu thứ nhất khác nghĩa câu thứ hai như thế nào?
Trả lời:
a) Câu Lan đi Hà Tiên bao giờ? Khi dùng để hỏi thì dùng để hỏi về thời điểm đi Hà Tiên của
Lan. Câu Lan đi Hà Tiên bao giờ? Khi là câu hỏi dùng theo mục đích gián tiếp thì dùng để pphủ
định, ý nói Lan không hề đi Hà Tiên (chú ý: câu nói này được nói với ngữ điệu lên giọng)
b) Khi dùng để hỏi, nghĩa của câu hỏi a khác nghĩa của câu hỏi b ở chổ: câu a hỏi về hành động
đã diễn ra (Lan đã đi Hà Tiên rồi), câu b hỏi về một hành động chưa diễn ra.
Câu 5 (6đ) Xác định từ theo cấu tạo:
“ Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn
cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cấm ở trên ngọn.”
Trả lời:
- Từ đơn: Khi, tiếng, trống, hiệu, dứt, bốn, của, bốn, đội, nhanh, như, sóc, leo, lên, bốn, bôi, mỡ,
để, lấy.
- Từ ghép: thanh niên, cây chuối, bóng nhẫy, nén hương, cấm, ở, trên, ngọn.

- Từ láy: thoăn thoắt .
ĐỀ 40
Câu 1(3đ) Cho các từ sau :
“Tươi tốt, phương hướng, hoa, gắt gỏng, nhớ nhung, đánh đập, người người, oi ả, êm ấm, nhà, bồ
hóng, la phong.”
- Hãy sắp xếp các từ trên thành các nhóm
a) Dựa vào cấu tạo
b) Dựa vào từ loại
Trả lời:
Câu a: dựa vào cấu tạo:
16
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />- Từ đơn: nhà, bồ hóng, la phong.
- Từ ghép: tươi tốt, phương hướng, nhớ nhung, đánh đập.
- Từ láy: người người, oi ả, êm ấm, gắt gỏng.
Câu b: dựa vào từ loại:
- DT: nhà, bồ hóng, la phong, phương hướng, người người
- ĐT: nhớ nhung, đánh đập
- TT: : tươi tốt, oi ả, êm ấm, gắt gỏng.
Câu 2 (5đ) Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu sau:
a) Hồ Chí Minh, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp
CN TN VN
ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.
b) Trên mặt phiến đá cẩm thạch, sáng loáng những hàng chữ thiếp vàng.
TN VN
c) Trên những chiếc máy bay đậu chênh chếch dọc đ ường băng, các chiến sỹ trong khoang lái
CN CN
sẵn sàng đợi lệnh.
VN
d) Chúng tôi đang đi trên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những

CN1 VN1 CN2 VN2
bông hoa chuối rực lên nh ư ngọn lửa.
CN3 VN3
Câu 3(2đ) Từ “gia đình” có thể thay thế cho từ “nhà” của câu nào trong hai câu sau? Tại sao từ
“gia đình” có thể thay thế cho từ “nhà” của câu đó mà không thể thay thế cho từ “nhà” của câu
còn lại?
- Nhà em có bốn người.
- Nhà cô Hoa rất đẹp.
Trả lời:
- Từ “gia đình” có thể thay thế cho từ “nhà” của câu “Nhà em có bốn người”.
- Từ “nhà” có nhiều nghĩa. Ở câu thứ nhất, “nhà” chỉ gia đình - những người có cùng huyết thống
sống chung một máy nhà nên từ “gia đình” có thể thay thế để được cho nó. Ở câu thứ hai, nhà chỉ
nơi ở nên không thể thay thế để được cho nó.
Câu 4 (2đ) Trong các từ in đậm sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Chiếc giường được sơn láng bóng. (từ nhiều nghĩa)
b) Cây cột bôi mỡ bóng nhẫy. (từ nhiều nghĩa)
c) Bạn ấy toàn nói bóng, nói gió. (từ đồng âm)
d) Em bé chơi bong bóng bay. (từ đồng âm)
d) Bóng đèn nhà tôi bị hỏng. (từ đồng âm)
Câu 5: (6đ) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong mỗi câu của đoạn văn sau:
“ Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những
màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu
hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu tím nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trên chòm
mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.” (Theo Thẩm Thệ Hà)
Trả lời:
- Ở câu thứ nhất có dùng biện pháp nhân hóa nói về mặt trời thể hiện ở hai từ: bẽn lẽn, núp.
17
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Tác dụng của biện pháp nhân hóa giúp cho việc miêu tả vẻ hiền dịu, e ấp của mặt trời, gợi cho
thấy hình ảnh mặt trời lúc sáng sớm như một cô gái hiền dịu, e ấp. Hình ảnh mặt trời vào buổi

sáng bình minh nhờ thế trở nên cụ thể hơn.
- Ở câu thứ hai có biện pháp điệp từ ngữ: “từ màu đổi ra màu” được điệp ba lần.
Tác dụng nhấn mạnh sự biến đổi phong phú, nhanh chóng của màu sắc ngọn núi vùng này vào
buổi sáng.
- Ở câu thứ ba có biện pháp nhân hóa thể hiện ở hai từ: chễm chệ, ngự trị nói về mặt trời.
Tác dụng: giúp tả mặt trời rất sinh động. Nó gợi ra hình ảnh mặt trời lúc chính trưa: ngồi ở đỉnh
cao, oai phong đường bệ, soi sáng cho hòn núi trở lại đúng màu xanh biếc tự nhien của nó.

ĐỀ 41
Câu 1(3đ) Xác định từ “điểm” đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau:
a) Nam đang xác định hai điểm vuông góc trên đoạn thẳng.
b) Em làm bài được mười điểm.
c) Nhân vật trong phim bị điểm huyệt.
d) Bố đang xem điểm báo trên ti vi.
Trả lời:
- Từ “điểm” trong câu a là một từ nhiều nghĩa.
- Từ “điểm” trong câu a đồng âm với các từ “điểm” trong câu b, c, d.
Câu 2 (3đ) : Em hãy xác định các thành phần ngữ pháp trong các câu sau:
a. Ánh trăng đọng lại trong không gian tĩnh mịch và thời gian chừng nh ư không trôi đi nữa.
CN VN
b. Mặc dù sức Thảo yếu nhưng Thảo vẫn tích cực lao động.
CN1 VN1 CN2 VN2
c. Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa râm ran.
CN1 VN1 VN2 VN2
d. Những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.
CN VN
đ. Những con dế bị sặc nước, bò ra khỏi tổ.
CN VN
Câu 3(2đ) Xác định từ theo cấu tạo:
“Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên

đến ngọn rồi đấy.” (theo Phạm Đình Ân)
Bài làm:
- Từ đơn: vài, chiếc, lá, ngắn, cho, mọi, người, biết, ngoi, lên, đến, ngọn, rồi, đấy.
- Từ ghép: hiện ra, đánh động, biết rằng, hoa chuối.
- Từ láy: cũn cỡn, lấp ló.
Câu 4(2đ) Xác định các từ loại sau:
“yêu thương, nhớ nhung, thương nhớ, hiện ra, trở thành, trở nên, dịu dàng, niềm vui, sự dịu dàng,
sự sạch sẽ, xuất hiện, dũng cảm”.
Bài làm:
- DT: niềm vui, sự dịu dàng, sự sạch sẽ.
- ĐT: nhớ nhung, thương nhớ, hiện ra, trở thành, trở nên, xuất hiện,
- TT: yêu thương, dịu dàng, dũng cảm.
Câu 5(2đ) Giải nghĩa các câu thành ngữ sau:
18
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />a) Uống nước nhớ nguồn
b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Bài làm:
a) Uống nước nhớ nguồn: biết nhớ ơn những người đi trước.
b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết: đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.

ĐỀ 42
Câu 1(4đ) Cho các từ sau:
“vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, trung thành, gầy, phản bội, khỏe,
cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối.”
a) Dựa vào nghĩa, xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho nhóm.
b) Tìm các cặp từ trái nghĩa trong từng nhóm.
Bài làm:
Câu a:
- Từ chỉ hình dáng, thể chất con người: vạm vỡ, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, gầy, khỏe,

cao, yếu.
- Từ chỉ tính tình, phẩm chất của con người: trung thực, đôn hậu, trung thành, phản bội, hiền,
cứng rắn, giả dối.
Câu b: Các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm:
- Nhóm 1: béo-gầy; cao-thấp; khỏe-yếu; vạm vỡ-mảnh mai.
- Nhóm 2: trung thực-giả dối; trung thành-phản bội.
Câu 2 (3đ) Tìm những tiếng có thể kết hợp với “lễ” để tạo thành từ ghép. Tìm từ đồng nghĩa và
trái nghĩa với “lễ phép”.
Trả lời:
- Những tiếng có thể kết hợp với với “lễ” để tạo thành từ ghép:
+ phép (lễ phép)
+ nghi (lễ nghi)
+ hội (lễ hội)
+ đài (lễ đài)
+ vật (lễ vật)
+ độ (lễ độ)
+ nghĩa (lễ nghĩa)
+ giáo (lễ giáo)
+ phục (lễ phục)
- Từ đồng nghĩa với “lễ phép”: lễ độ
- Từ trái nghĩa với “lễ phép”: hỗn láo, hỗn xược, xấc láo
Câu 3(3đ) Tìm những tiếng có thể kết hợp với “sáng” để tạo thành từ ghép có nghĩa (tổng hợp,
phân loại) và từ láy.
Trả lời:
Những tiếng có thể kết hợp với “sáng” để tạo thành từ ghép:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: sáng trong, sáng tỏ
- Từ ghép có nghĩa phân loại: sáng trắng, sáng ngời, sáng choáng, sáng rực
- Từ láy: sáng sủa, sáng láng, sáng suốt, sang sáng
Câu 4 (5đ) Phân tích cấu tạo các câu dưới đây:
a) Sông nằm uốn khúc giữa làng trôi dài bất tận.

19
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 /> CN VN
b) Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc bờ sông.
CN VN
c) Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt n ước
TN CN
gợn sóng lung linh ánh vàng.
VN
d) Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát.
TN CN VN
đ) )Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng xì xào của hàng tre xanh và lòng em trở
TN CN1 VN1 CN2
nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
VN2
Câu 5(3đ) Trong các từ in đậm sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Chợ đầu mối Thủ Đức. (từ đồng âm)
b) Đầu bác ấy bị thương. (từ nhiều nghĩa)
c) Việt Bắc là cơ quan đầu não của ta. (từ đồng âm)
d) Hắn là tên đầu sỏ (từ đồng âm)
đ) Bạn đợi tôi ở đầu cầu nghen. (từ đồng âm)
e) Chị Hiền đến đầu tiên đó. (từ đồng âm)

ĐỀ 43
Câu 1 (2đ): Cho nhóm từ sau:
“Vải, xe đạp, cá mè, quần áo, chạy nhảy, khôn khéo, giặt, luộm thuộm, tìm, lan man, chăn len,
lẳng lặng.”
- Hãy xếp các từ trên thành từng nhóm: Từ đơn, từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp.
Trả lời:
- Từ đơn: Vải, giặt, tìm,

- Từ ghép: xe đạp, cá mè, quần áo, chạy nhảy, chăn len, khôn khéo.
- Từ láy: luộm thuộm, lan man, lẳng lặng.
Câu 2(2đ)
Từ đứng trong các trường hợp sau đây đã được dùng ở những nét nghĩa nào?
a, Hãy đứng lên b, Người đứng đầu nhà nớc
c, Trời đứng gió d, Đứng ra bảo lãnh cho bạn
e, Công nhân đứng nhiều máy f, Mày còn đứng trơ ra đấy làm gì?
Câu 3(2đ) Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu dưới đây:
a) Trên trời, mây trắng như bông. (câu đơn)
b) Trên trời, có đám mây xanh. (câu đặc biệt)
c) Vì những điều mong ước của nó đã thực hiện được nên nó rất vui. (câu ghép)
d) Vì những điều mà nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi. (câu đơn)
Câu 4 (2đ) Hãy thêm dấu chấm vào đoạn văn sau. Viết hoa những tiếng đứng ở đầu câu:
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao gió bão không thể quật ngã búp cọ vút dài như
thanh kiếm sắc vung lên cây non vừa trồi lá đã xòa sát mặt đất, lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn
dài trông xa như một rừng tay vẫy trưa hè lấp lóa như vừng mặt trời mới mọc.
Trả lời:
20
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao. Gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vút dài như
thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi lá đã xòa sát mặt đất, lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến
nhọn dài trông xa như một rừng tay vẫy trưa hè lấp lóa như vừng mặt trời mới mọc.
Câu 5(2đ) Hãy chữa lại hai câu dưới đây cho đúng, theo những cách khác nhau:
a) Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp không hoãn lại.
b) Tuy nhà rất gần trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
Trả lời:
Câu a:
- Cách 1: thay đổi cặp quan hệ từ:
Tuy thời tiết xấu nhưng cuộc tham quan của lớp không hoãn lại.
- Cách 2: đảo ngược nội dung vế 2 hoặc vế 1

Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp đã (phải) hoãn lại.
Câu b:
- Cách 1: thay đổi cặp quan hệ từ:
Vì nhà rất gần trường nên bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
- Cách 2: đảo ngược nội dung vế 2 hoặc vế - Liên hệ giáo dục
Tuy nhà rất xa trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn.
Hoặc:
Tuy nhà rất gần trường nhưng bạn Oanh bao giờ cũng đến lớp muộn.

ĐỀ 44
Câu 1(2đ) Cho một số từ:
“thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ,
bạn đọc, khó khăn”
- Hãy xếp các từ trên vào ba nhóm:
a) Từ ghép tổng hợp.
b) Từ ghép phân loại.
c) Từ láy.
Trả lời:
a) Từ ghép tổng hợp: hư hỏng, san sẻ, gắn bó, giúp đỡ.
b) Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đọc.
c) Từ láy: thật thà, bạn bè, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn.
Câu 2 (3đ) Tìm những tiếng có thể kết hợp với “hòa” để tạo thành từ ghép. Tìm từ đồng nghĩa và
trái nghĩa với “hòa bình”.
Trả lời:
- Những tiếng có thể kết hợp với với “lễ” để tạo thành từ ghép:
+ bình (hòa bình)
+ hợp (hòa hợp)
+ giải (hòa giải)
+ hoãn (hòa hoãn)
+ nhã (hòa nhã)

+ thuận (hòa thuận)
+ nhạc (hòa nhạc)
+ tấu (hòa tấu)
+ ôn (ôn hòa)
21
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />- Từ đồng nghĩa với “hòa bình”: thanh bình, thái bình, bình yên.
- Từ trái nghĩa với “hòa bình”: chiến tranh.
Câu 3(5đ) Xác định thành phần ngữ pháp trong các câu sau và cho biết nó thuộc loại câu gì?
a) Sáng mồng 2 tháng 9 năm 1954, toàn bộ dân tộc Việt Nam từ Nam đến Bắc đã hồi hộp lắng
TN CN VN
nghe bản tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. (câu đơn)
VN
b) Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt nh ư mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong đêm,
TN
cái đầu chú ve ló ra, chui đầu khỏi xác bọ ve. (câu đơn)
CN VN
c) Sóng bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt hồ. (câu đơn)
CN VN TN
d) Tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo rộn ràng vang lên tận tới khuya. (câu đơn)
CN VN
e) Những cánh bèo nhấp nhô trên mặt nư ớc, cả đàn vịt tung tăng bơi lội. (câu ghép)
CN1 VN1 CN2 VN2
Câu 4(2 đ) Trong các từ in đậm sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Tôi bị bệnh nên không thể uống nước đá. (từ đồng âm)
b) Hai người họ đang đá lông nheo. (từ đồng âm)
c) Hắn chơi đá gà nên bị bắt. (từ đồng âm)
d) Đá đưa đầu lưỡi. (từ đồng âm)
đ) Hùng đá trái bóng thật mạnh. (từ nhiều nghĩa)
Câu 5(2đ) Xác định từ theo kiểu cấu tạo:

“ Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm,
khiến cây chuối nghiên hẵn về một phía.” (theo Phạm Đình Ân)
Trả lời:
- Từ đơn: Cái, hoa, đỏ, như, một, non. Nó, càng, ngày, càng, to, thêm, nặng, thêm, khiến, nghiên
hẵn, về, một, phía.
- Từ ghép: mầm lửa, cây chuối.
- Từ láy: thập thò, hoe hoe.

ĐỀ 45
Câu 1(2đ) Thay các từ in đậm dưới đây bằng các từ láy thích hợp:
a) Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng.
b) Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
Trả lời:
a) Vầng trăng vành vạnh, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng.
b) Gió bắt đầu thổi vù vù (ào ào, ù ù), lá cây rơi lả tả (rào rào), từng đàn cò bay vùn vụt (vun vút)
theo mây.
Câu 2(4đ) Xác định thành phần ngữ pháp trong các câu sau:
a) Mỗi lần đến tết, đứng tr ước những cái chiếu bày tranh làng Hồ bày trên các lề phố Hà Nội, lòng
TN CN
tôi lại thấm thía nỗi biết ơn với những ng ười nghệ sỹ tạo hình của nhân dân.
VN
b) Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy
22
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 /> TN CN
tinh lăn tròn trên những con sóng.
VN
Câu 3 (2đ) Trong các từ của câu thơ:
“Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh trưng mấy cặp, bánh dày mấy đôi.”

( theo Thậm Thình - Nguyễn Bùi Vợi, TV5 tập 2)
- Có những từ nào là từ ghép? Những từ ghép đó thuộc từ ghép loại gì?
Trả lời:
- Có những từ ghép: quả xôi, bánh trưng, bánh dày.
- Cả ba từ ghép trên đều là từ ghép phân loại.
Câu 4(2đ) Trong các từ in đậm sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Anh Nam rất gan dạ. (từ đồng âm)
b) Thằng bé đó thật gan lì. (từ đồng âm)
c) Bác Tám uống rượu nhiều nên bị nóng gan. (từ nhiều nghĩa))
d) Gan vàng dạ sắt. (từ đồng âm)
Câu 5(2đ) Giải nghĩa các thành ngữ sau:
a) Kề vai sát cánh
b) Gan vàng dạ sắt
Trả lời:
a) Kề vai sát cánh: luôn ở gần nhau và thân thiết nhau.
b) Gan vàng dạ sắt: chỉ tinh thần vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách.

ĐỀ 46
Câu 1(3đ) Trong các từ in đậm sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Tùng đang ăn quả ổi. (từ nhiều nghĩa)
b) Những quả đồi nối nhau chạy tít tắp. (từ đồng âm)
c) Hằng hái những quả cam. (từ nhiều nghĩa)
d) Quả tim khỉ. (từ đồng âm)
đ) Quả đất có dạng hình cầu. (từ đồng âm)
e) Bà em mua hoa quả. (từ nhiều nghĩa)
Câu 2 (4đ) Tìm các từ là tính từ trong khổ thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang,

Sum sê xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiên cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
(Việt nam - Lê Anh Xuân, TV5 tập 1)
Trả lời:
- Các tính từ có trong khổ thơ: đẹp, riêng, cao, đầy, chang, sum sê, biếc, vàng, nghiên, thẳng.
Câu 3 (4đ) Hãy xác định từ theo kiểu cấu tạo:
“ Cho nên có những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong
bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ
rủ xuống cỏ cây.”
Trả lời:
23
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />- Từ đơn: Cho, nên, có, những, tiếng, hót, có, khi, có, khi, như, một, trong, mà, vang, mãi, giữa,
tĩnh, mịch, tưởng, như, làm, lớp, sương, lạnh, rủ, xuống.
- Từ ghép: buổi chiều, điệu đàn, bóng xế, âm thanh, tĩnh mịch, rung động, cỏ cây.
- Từ láy: êm đềm, mờ mờ, rộn rã.
Câu 4 (4đ) Xác định thành phần ngữ pháp trong các câu sau:
a) Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa b ưởi.
TN
b) Tiếng sóng vỗ long boong trên mạn thuyền.
CN VN
c) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại và sáng vằng vặc.
d) Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đương trắng xóa.
CN VN
Câu 5 (2đ) Xác định từ loại của các từ làm vị ngữ trong các câu sau:
a) Nước chảy, đá mòn.
b) Dân giàu, nước mạnh.
Trả lời:
a) Nước chảy, đá mòn. Động từ làm vị ngữ (chảy, mòn)
b) Dân giàu, nước mạnh. Tính từ làm vị ngữ (giàu, mạnh)


ĐỀ 47
Câu1 (3đ) Điền các từ thích hợp vào ô trống để có:
a) Các từ ghép: b) Các từ láy:
mềm mỏng mềm mại
xanh trong xanh xao
khỏe mạnh khỏe khoắn
lạnh buốt lạnh lẽo
vui tươi vui vẻ
Câu 2(2đ) Trong các từ in đậm sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Hôm nay trời giá rét (từ nhiều nghĩa)
b) Hắn vu oan giá họa cho người khác. (từ đồng âm)
c) Chiếc xe hơi này có giá trị cao lắm. (từ đồng âm)
d) Giấy chứng nhận giá thú (từ đồng âm)
Câu 3( 4đ) Cho các từ:
“bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cuốn, bánh
gai.”
- Tìm căn cứ để chia các từ ghép đó thành ba nhóm.
Trả lời:
Các từ “bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh ngọt, bánh mặn, bánh cuốn,
bánh gai.”là từ ghép phân loại.
- Có thể dựa vào “từ loại của các tiếng đứng sau” để chia các từ ghép đó thành ba nhóm.
+ Nhóm 1: bánh cốm, bánh nếp, bánh gai (cốm, nếp, gai: đều là danh từ)
+ Nhóm 2: bánh nướng, bánh rán, bánh cuốn (nướng, gán, cuốn: đều là động từ)
+ Nhóm 3: bánh dẻo, bánh ngọt, bánh mặn (dẻo,ngọt, mặn: đều là tính từ)
24
Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm Giáo viên biên soạn : Lê Quốc Kịch
Trường Tiểu học Phường 1 />Câu4 (2đ) Trong câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” có những cặp từ trái nghĩa nào? Có
thể thay thế các từ “trong” và “đục” bằng những từ nào mà nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay
đổi?

Trả lời:
- Trong câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” có những cặp từ trái nghĩa: chết - sống;
trong - đục.
- Có thể thay thế các từ “trong” và “đục” bằng những cặp từ sau mà nghĩa cơ bản của câu vẫn
không thay đổi: vinh - nhục; đẹp đẽ - nhơ bẩn.
Câu 5(2đ) : Hãy xác định TN, CN, VN;
a) Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng
TN CN VN
sớm.
b) Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm
TN CN VN
xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Đề 48
Câu 1. Đọc đoạn văn sau: (4đ)
“Biển luôn thay đổi màu theo sắc mây trời… Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi
sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận
dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm
chiêu, gắt gỏng”.
- Xếp các từ trong đoạn văn trên vào từng bảng phân loại dưới đây:
a)
Danh từ Động từ Tính từ
Biển, màu, mây, trời, trời,
mây, biển, hơi, sương,
trời, mây, mưa, biển, trời,
gió, biển, con người, biển,
thay đổi, theo, rải, ầm ầm,
giông, biết, sôi nổi,
luôn, sắc, trắng nhạt, mơ
màng, dịu, âm u, xám xịt,

nặng nề, đục ngầu, giận
giữ, buồn vui, tẻ nhạt,
lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng,
đăm chiêu.
(đăm chiêu: vẻ lo nghỉ, buồn bã)
b)
Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp Từ láy
con người thay đổi ầm ầm
trắng nhạt âm u xám xịt
đục ngầu buồn vui nặng nề
đăm chiêu tẻ nhạt giận giữ
lạnh lùng
hả hê
gắt gỏng
sôi nổi
Câu 2. (3đ) Xác định TN, CN, VN:
a) Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch
25

×