Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.37 KB, 32 trang )

ĐỀ 1:suy nghĩ của anh chị về lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở
nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc
của dân tộc chúng ta đã có rất nhiều những tấm gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với
kẻ thù, với khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Những anh vệ quốc quân, giải phóng quân đã trở
thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng cảm.
Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của con người. Bởi trong cuộc đời
mình, chúng ta luôn phải đối diện với khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí
kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên,
chiến thắng kẻ thù … và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình. Người chiến sĩ ung dung, bình thản,
không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù
để đưa cho được bức thư đề "thượng khẩn". Chị Trần thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước
những đòn tra tấn dã man của giặc. Trước những khó khăn, hiểm nguy, con người vẫn quyết tâm làm việc,
hoàn thành nhiệm vụ, đó là dũng cảm. Dũng cảm là sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục
đích đề ra.
Trong cuộc sống hoà bình, chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm.
Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có quyền, những chiến
sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn sàng lao
xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày
càng tốt đẹp hơn.
Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân mình còn khó khăn
hơn nhiều. Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Dũng cảm để chiến thắng
những ham muốn cá nhân, những tham vọng và những nhu cầu vô tận của mình. Không đủ nghị lực để vượt
qua khó khăn đã bao người rơi vào cạm bẫy của những cám dỗ, để rồi trở nên nghiện ngập, trộm cắp… Không
đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật, để sửa chữa sai lầm mà bao người ngày càng dấn sâu vào con đường
tội lội để rồi khi có đủ dũng khí nhìn lại thì đã quá muộn.
Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến lòng dũng cảm. Đó là một phẩm chất của những người anh hùng, làm nên
những tấm gương anh dũng, song đó cũng là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người. Cuộc sống ngày
càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực
và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một
phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất


để mỗi người có thể là một người tốt

Đề 2: Suy nghĩ của anh chị về tình bạn chân
chính
Ông cha ta có câu
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau
Con nguời không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp
và trong sáng nhất. Như nhà văn Thomas Hughs từng nói: “Phước thay người nào đó có tài kết
bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng Đế.” Quả thật như thế, tình bạn có
một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta.
Con người từ khi sinh ra đến ngày trưởng thành không ai không có bạn. Tình bạn rất gần
gũi, giản dị chứ không xa vời hay khó nói như nhiều thứ tình cảm khác. Tình bạn là một phạm
trù xã hội, được dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư,
tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh… mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ. Tình bạn có thể là bạn tri kỉ, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa, bạn đồng
minh hay bạn chiến đấu. Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng
ta. Bạn là người cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng,
cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tăm tối, là người sẽ luôn bên ta dù cuộc
đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.
Nhưng tại sao ta cần phải có bạn? Phải chăng vì bạn là người luôn ở bên ta như câu nói:
“Ở nhà thì nhờ ba mẹ, ra đường thì nhờ bạn bè”. Có lẽ vì vậy mà bạn bè rất quan trọng, nếu ai
không có bạn thì đó là một thiệt thòi lớn trong đời. Có bạn là điều hạnh phúc nhất của mỗi cuộc
đời như nhà văn A.Manzoni đã nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất đời này là tình bạn, và
một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm tâm sự thầm kín. Tình bạn
đến với mỗi chúng ta một cách rất tự nhiên bởi lẽ nó xuất phát từ trái tim của mỗi người.
Trong cuộc sống, tình bạn được biều hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Bất cứ thời
đại nào cung tồn tại rất nhiều tình bạn đẹp . Chẳng hạn như tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ
ngày xưa. Khi Dương Lễ là một thư sinh nghèo khổ, Lưu Bình không những không chê bai mà
còn kết giao bạn hữu và tạo điều kiện cho Dương Lễ ăn học. Đến khi Dương Lễ công thành danh

toại, Lưu Bình chỉ là một kẻ ăn mày rượu chè bê tha. Nhớ đến nghĩa tình bạn bè năm xưa,
Dương Lễ đã nhờ vợ mình giúp nuôi và đốc thúc việc học của Lưu Bình. Sau đó, Lưu Bình đỗ
đạt làm quan. Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các-mác và
Ăng-ghen. Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí tưởng. Trong
suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và vô cùng vui
sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm
huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn Đó mới chính là tình bạn chân
thành và cao quý.
Bên cạnh tình bạn chân chính còn có tình bạn không chân chính. Đó là tinh bạn dựa trên
sự giả dối và lợi dụng. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ vĩnh cửu cả. Bởi tình bạn được xây dựng
dựa trên những tình cảm, những cảm xúc chân thành nhất. Chính vì vậy, nếu thiếu đi những thứ
này, tình bạn sẽ không bao giờ bền vững.Viên pha lê “tình bạn” óng ánh kia sẽ không còn sáng
lấp lánh nữa mà thay vào đó là những ánh sáng mờ nhạt, đen tối.Tình bạn dối lừa sẽ làm cho con
người ta mất đi nhân phẩm, đạo đức của mình. Tình bạn dối trá sẽ khiến cho hai chữ “tình bạn”
không còn thiêng liêng và cao quý nữa. Tình bạn này sẽ khiến cho bất cứ ai trong cuộc đều cảm
thấy buồn phiền và thất vọng. Không những ta đã gây cho người khác sự tổn thương mà chính ta
cũng bị tổn thương ngược lại bởi những gì ta đã gây ra. Vì vậy, chúng ta cần tránh xa thứ tình
bạn đáng xấu xa này.
Tình bạn là một trải nghiệm lí thú của cuộc đời mỗi người. Tình bạn giúp chúng ta hoàn
thiện nhân cách của mình. Chính nhờ tình bạn mà ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong
cuộc sống. Không những thế, tình bạn giúp cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa, đúng như
Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được
sống.”
ĐỀ 3:Suy nghĩ về lòng tự tin.
Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy được rất nhiều những danh nhân, những con người thành đạt với sự
thành công trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta thường hay đặt câu hỏi rằng tại sao và bằng cách nào mà những
người như thế có thể tiếp cận được sự thành công, ngoài những đức tính, phẩm chất cần thiết như sự chăm chỉ,
tài năng, linh hoạt trong giao tiếp, may mắn,… Để có được những sự thành đạt như thế, con người cần có một
phẩm chất không kém phần quan trọng ở thời đại này, đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm
quan trọng như thế nào trong cuộc sống mỗi con người?

Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên
trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để
vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp
mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần
sau.
Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám
theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết
trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho đến những việc làm lớn
hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một nhà văn cho ra đời tác phẩm của mình trước công
chúng, và còn rất nhiều biểu hiện của sự tự tin trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết.
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại và phát
triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móng vững chãi trong tâm hồn,
một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời
này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trong cuộc đời, sự nghiệp. Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành
và theo đuổi ước mơ đúng đắn của chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân.
Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong
việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết. Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề
trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai,
dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này.
Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong khi chúng ta đủ khả năng
làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự tin sẽk hông ngần ngại
trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại. Qua đó,
ta có thể thấy được: tự tin như một nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với những thử
thách trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thức
mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không
biết.
Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta có thể biết kĩ
năng nói của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh
và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa
dẫn đến thành công trong công việc.

Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có nhiều lần đứng ra nói chuyện
với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh, cũng phải vấp những lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ, nhưng
sự tự tin trong giao tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt được thành công trong việc học ngoại ngữ. Cuộc sống luôn
đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào chính mình để vượt qua thì thành công sẽ khó mà
đến với chúng ta.
Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người. Thế nhưng không phải ai
cũng có trong người sự tự tin ấy. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn quan sát thấy được những người nhút nhát,
thiếu niềm tin vào bản thân, hay thích dựa dẫm vào kẻ khác, vào cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kĩ năng và kiến thức
cần thiết. Điển hình là một số bạn trẻ, dù đã bước sang tuổi trưởng thành rồi mà vẫn không tự tin dấn thân vào
đời, tự lập để mà kiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô ích
như một người thừa của xã hội.
Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhận những thử thách trong công việc, để học
những cơ hội thăng tiến bay qua mà không muốn nắm bắt vì sợ thất bại, không tin vào những khả năng của bản
thân mình có thể làm được. Trong việc chọn ngành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đa số các bạn
học sinh đều thi vào những trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại thương,… với những ngành thật “hot” có
thể gặt tiền nhiều mà không nghĩ đến tài năng của mình không thuộc những phạm trù của những ngành nghề
ấy, không tự tin vào năng lực thực của mình mà chỉ muốn a dua theo kẻ khác.
Tệ hơn nữa là có một số người tự tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ vào chính bản thân mình, xem
trọng và đề cao cái tôi của mình, xem thường người khác. Ắt hẳn khi còn bé, chúng ta đã đều được đọc truyện
ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua ê chề trong cuộc đua với Rùa. Những người chủ
quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại. Đồng thời, hcúng ta cũng cần phải hiểu tự tin thôi vẫn chưa đủ để dẫn
đến thành công, cần có sự hỗ trợ của đức tính khác như cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong công việc,… và cả
sự giúp đỡ của người khác để vươn tới thành công mai sau.
Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện. Là một học sinh, trước
tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền móng kiến thức thật vững chãi, không ngừng ra
sức học hỏi để phát huy tài năng bản thân. Từ đó, em có thể thực hiện việc rèn luyện từ những công việc làm
nhỏ nhất như tự tin giơ tay phát biểu ý kiến của mình trước lớp, khắc phục sự rụt rè sợ sai khi phát biểu xây
dựng bài học, kế đến nữa, em sẽ tham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và
dũng cảm xung phong nhận lãnh những trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó. Đến kì thi Đại
học, sẽ chẳng có lí do gì để em từ chối thi vào trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý học, theo đuổi ước mơ của

chính em.
Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tin cho con em
mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, như khen con khi con làm việc tốt, tôn trọng, khuyến khích những quyết định
riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động viên, an ủi chúng khi cần thiết. Về phía nhà trường và
xã hội, cần có những buổi hội thảo dành cho giới trẻ về “sự tự tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài
chung chung, gần gũi mà không cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sống của chúng em,
chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương lai cho học sinh.
Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rèn luyện nó ngay từ
bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn tại một niềm tin mãnh liệt vào bản
thân trước chông gai cuộc đời.
ĐỀ 4: Suy nghĩ về “Sống đẹp”
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những
cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi.
Như vậy “sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối
"sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
“Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong
cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ
chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha Xuất phát từ
tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người.
Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm
tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm
gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng,
anh Nguyễn Văn Trỗi, vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những Người sống hết mình vì dân tộc, vì
cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh
hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo.
Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sống tiêu cực, đi ngược với luân lí và đạo đức. Đó là
những tên bán nước, buôn người, những người đầu độc chính dân tộc mình bằng thuốc phiện, rượu cồn. Chính
họ đã vấy bẩn bộ mặt xã hội, làm cho không ít dân ta trở nên nhu nhược, bần-hèn. Đó là những tấm gương xấu
đáng bị lên án và bài trừ.Thật vậy, để sống đẹp không phải là điều đơn giản. Ai cũng biết sống đẹp là như thế

nào, nhưng không phải ai cũng biết sống thế nào cho đẹp. Bởi lẽ cuộc sống hiện tại quá hỗn tạp, có nhiều
luồng tư tưởng khác nhau, hoặc đồng điệu hoặc trái ngược nhau. Có những người sống thiên về vật chất mà vô
tình đánh mất đi vẻ đẹp của tâm hồn. Trong khi sống đẹp đòi hỏi chúng ta phải thực sự tỉnh táo, biết nhận thức,
biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những cám dỗ của xã hội.
Sống đẹp không phải là chuyện một ngày, một bữa. Chúng ta không thể trở thành người sống đẹp chỉ
trong một ngày, một giờ. Cần phải nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên. Lâu ngày sẽ trở thành thói
quen, lối sống của ta sẽ dần được cải thiện. Sống đẹp không khó; chỉ khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ
quyết tâm, dễ dàng bỏ cuộc, buông xuôi, mặc cho dòng đời xô đẩy.Cuộc đời bạn phải do bạn quyết định. Có
sống đẹp hay không cũng do ở nơi bạn.Đừng ngồi lì mãi thế ! Cũng đừng mãi mê mụội chạy theo những thứ
phù phiếm mà đánh mất đi bản chất của mình ! Đừng sống phí tuổi thanh xuân cho những tró vui vô bổ, những
thói ăn chơi trụy lạc ! Mà bạn hãy trao dồi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã
hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.
Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị
vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ… phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ
làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống
hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi
người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống!
Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc
đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại : tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai
cũng muốn có được. Song phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển.
Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta
đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ??
Hãy bắt đầu từ hôm nay, và ngay bây giờ ! Bạn thực sự muốn mình là một người Sống đẹp
Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi anh sinh ra
Mọi người đều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người đều khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười”

Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm
cười mãn nguyện!

ĐỀ 5: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay
Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và
thử thách được mở ra.Và thanh niên chúng ta, những người chủ tương lai của đất nước phải góp một phần sức
cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu
hỏi lớn được đặt ra: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con
người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao
đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất
nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục
chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc.
Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo
âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo
nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một
lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh.
Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.
Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm
cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình.Có thể bạn cũng đã có được một mục đích sống cho
riêng mình,nhưng bạn vẫn nên xem lại mục đích đó có thật sự cao đẹp hay không bạn ạ.Chúng ta sống trong
cộng đồng là sống vì mọi người,vì quê hương, vì đất nước.
Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: "Sống ở đời sống cần có
một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi " Phải mất một thời gian dài tôi và
các bạn mới có thể mới ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với
mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này
đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ
nhàng chỉ để gió cuốn đi ". Đó cũng là một phần của lý tưởng sống đẹp.
Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý
tưởng bình dị như để vươn lên. Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường

khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho
những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người
phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý
tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi
người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong
cuộc sống.
Nhà văn Pháp Đi-dơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không
làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó, lời khẳng định đó thật rõ ràng. Nó khuyên chúng ta
sống thì phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại.
Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt
ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? Chúng ta nên hiểu sống có mục đích
và lý tưởng cao đẹp là như thế nào ? Đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của
nhân loại.
Vậy thì tại sao ta phải sống có lí tưởng cao đẹp ? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả”
và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người
có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về
tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ
năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản
thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tự trọng đã từng nói:”Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách
mạng và không thể là con đ ường nào khác!” Trong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường
với một mục tiêu - lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Tư tưởng đó đã đi vào lời ca
tiếng hát của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. "Anh lên xe trời đổ cơn mưa, Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ;
Em xuống núi nắng vàng rực rỡ; Cái nhành hoa gạt mối riêng tư" hay "Khi tạm biệt mua xuân; Anh lính về
biên giới; Cô gái vào ca ba".
Bên cạnh một tình yêu nồng cháy của tuổi trẻ nhưng ho phải tạm gác lại để dành tất cả cho một mục tiêu
cao cả. Trong thời kỳ ngày nay có lẽ chúng ta khó có thể tìm kiếm được một ca khúc nói vê tình yêu đep như
vậy. Biết bao thế hệ thanh niên đ ã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất là giành lại độc lập t ự do cho đất nước.
Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát tri ển,thì lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên,thế hệ

trẻ lại càng rộng hơn,bao la hơn,”Vì một Việt Nam Phát triển”.
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội
phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng gần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực
hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn
vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam,hay những tấm
huy chương vàng,huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Lý, Hoá, Sinh, trong những giải thể thao hàng
đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin
được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có
tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không
biết cố gắng mà thôi”. Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,… Tất cả họ đều
là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như
mục đích “ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc “ của Bác. Đó là một minh
chứng rất cao đẹp.
Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với
những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”,"Nước đến chân mới
nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian để dành cho tình yêu nên có lẽ họ không thể nhận ra những hạnh
phúc mà họ đang có mà chỉ toàn nhìn thấy sự khổ đau trong tình yêu, phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được
đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn. Chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục
tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của
mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình.Trong khi rất
nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn

thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Thật đáng buồn cho
một tương lai đất nước!
Các bạn luôn mong muốn mình sẽ là người tài giỏi nhưng lại không có được một lý t ưởng cho riêng
mình,thì cuộc đời bạn sẽ trôi về đâu ? Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không
có định hướng, học tập chỉ do ba me gượng ép ; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng
hề thich học những môn học ấy; rồi cậu rớt đại học, thất nghiệp (chẳng ai nhận những người không có học vấn
cả, dù cậu đã qua các năm trung học rồi nhưng với tinh thần thiếu ý chí thì xét lại cậu cũng chẳng đủ sức cho
công việc)…không có tiền câu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ(tuy nhiên vẫn có một số người tốt, không phạm phải
những sai lầm này)…tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư, tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc
đời trong nhà tù hoặc trên giường bệnh sau bao năm ăn chơi, nghiện ngập. Đó là ví dụ về một con người không
có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no mặc ấm,
hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, cưới vợ đẹp,…Những người này vì lợi ích của bản thân, họ dễ dàng
làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên tivi những tin liên
quan đến ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là các
nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội… để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên, học sinh (kể cả
người lớn) ghiền chơi games đến mê mệt. Tất cả, những người sống không có mục đích và những người có
mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt.
Tóm lại,thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,vì mọi người,vì
quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi
sáng. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một
anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai
Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi
xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình,
để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất
trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay
một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".
ĐỀ 6: Đồng tiền và hạnh phúc
Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát
khao, hi vọng. Hai điều dó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quân hệ chặt chẽ,
mật thiết trong cuộc sống.

Hạnh phúc là cảm giác sung sướng , mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đạt được những gì mong muốn,
còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tieu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ
khăng khít với nhau.
Tiền bạc có tầm ảnh hưởng lớn đối với chúng ta. Nó là điều kiện cần cho nhiều hoạt động của cuộc sống
như học tập, ăn, mặc ,ở ,đi lại Mỗi việc chúng ta làm đều cần rất nhiều tiền. Hàng ngày chúng ta phải ăn
uống để duy trì sư sống. Phải có tiền thì chúng ta mới có thể mua được những loại thực phẩm mà chúng ta cần
dùng hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày chúng ta không có tiền để chi tiêu, không thể mua được
những thứ cần thiết cho cuộc sống, lúc đó chúng ta sẽ như thế nào? Không ăn uống, không có những điều kiện
tối thiểu để sinh hoạt, chắc chắn sức khoẻ của chúng ta sẽ bị giảm sút và kéo theo đó là rất nhiều hệ luỵ, việc
khám chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, kết quả học tập và làm việc sẽ không được đảm bảo.
Bên cạnh những giá trị vật chất, chúng ta còn đáp ứng được những giá trị tinh thần khi có tiền. Chúng ta có thể
tổ chức đi chới vào những ngày cuối tuần, hay đơn giản là những hoạt động, dịch vụ như Internet, điện thoại,
xem phim phải có tiền thì chúng ta mới có thể chi trả cho những hoạt động đó.
Chúng ta cần tiền, rất cần tiền mỗi ngày để chi trả cho những vấn đề cần thiết của cuộc sống. Dường như
đồng tiền đẽa một phần nào chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta. Mỗi người đều coa nững nhu cầu thiết
yếu cho gia đình, và cho bản thân, tuy nhiên với những gì chúng ta có, cần phải biết cách chi tiêu sao cho hợp
lý, phải biết tính toán những gì mình cần, mình có. Nếu là một sinh viên nghèo vừa tốt nghiệp ra trường, cần
có một chiếc xe máy dể đi làm, với những gì cô có, chỉ có thể mua được một chiếc xe bình thường, không sang
trọng, đắt tièn nhueng đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Hay bên cạnh đó là những sinh viên con nhà
giàu, có thể mua được chiếc xe đắt tiền, sang trọng
Nhưng dù có nhiều tiền hay ít tiền, với nhu cầu của bản thân, với một sự tính toán, cân đối thì chúng ta có
thể thoả mãn nhu cầu của cuộc sống tuy có lúc cũng chưa thật sự hài lòng.Tiền bạc là một điều kiện cần của
cuộc sống, của hạnh phúc nhưng đó không phải là điều kiện đủ của hạnh phúc. Có rất nhiều người chỉ biết
kiếm tiền, họ chỉ mải làm, tiền đối với ho chẳng bao giờ là đư nhưng họ lạ không quan tâm, không biết trân
trọng những gì mình đang có. Đối với họ, họ hạnh phúc ở chỗ họ làm ra tiền. Và khi nhận ra ra rằng mình
không có được hạnh phúc thực sự rthì có lẽ, đã là quá muộn. Những đồng tiền họlàm ra không thể đổi lấy hạnh
phúc. Khi có tiền, tạo ra những giá trị tinh thần,được vui chơi, được hoà mình vào cuộc sống, đó là điều kiện
cho hạnh phúc nảy sinh và phát triển.
Như vậy chúng ta có thể nói tiền bạc là một điều kiện cần nhưng chưa đủ của hạnh phúc. Khi thức tỉnh lòng
mình, có ước mơ nhưng đồng ý tiếp nhận, biết trân trọng và yêu thương những gì mình có, chấp nhận những gì

mình không thể có, cód một nhận thức rõ ràng về đông tiền, lúc đó, chúng ta đã có được hạnh phúc.Trong xã
hội Việt Nam xưa và bây giờ vẫn còn tồn tại những quan niệm sai trái về quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc:
“ Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì”
Trong cái xã hội cũ đó, đồng tiền như một thế lực vạn năng. Hạnh phúc của con người có thể đem ra mua
bán bằng những giá trị đồng tiền. Còn ngày nay lại coa rất nhiều người không biết quý trọng đồng tiền, sinh ra
những thói hư, tật xấu: lười biếng, hư hỏng, trì trệ Cái gì cũng đã có, không phải làm gì, không ai hướng
dãn, hộ chỉ biết hưởng thụ những gì tiền có thể đem tới, có những thứ cần phải có sự rèn luyện về tinh thần và
ý chí, họ không thể có được hạnh phúc. Họ không nghe nhạc để biết thế nào là bản nhạc hay, họ không biết
đọc báo để biết ai sướng, ai khổ, họ không có thời gian để nói chuyện tâm tình thật lâu, hật sâu để hiểu về một
người bạn, để hiểu thế nào là một tình bạn
Và khi có được tất cả, trừ những cái mới như ma tuý, thuốc lắc, thì họ sẽ thử. Họ có thể vui khi làm
được điều đó, họ có thể hạnh phúc nhưng bố mệ họ chắc chắn không hạnh phúc, những người thân của họ chắc
chắn không hạnh phúc và cái hạn phúc của họ chỉ là nhất thời. Như vậy những quan niệm sai trái về ý nghĩa
của tiền bạc và hạnh phúc cần phải phê phán, bác bỏ và hướng họ tới những quan niêm tốt đẹp, cho họ biết giá
trị của cuộc sống và làm thế nào để có được hạnh phúc thực sự.
Tiền bạc và hạnh phúc? Tiền bạc giúp cúng ta thoả mãn nhu cầu về vất chất, một phần nào đó giúp chúng ta
đáp ứng về tinh thần. Còn hạnh phúc là sự thoả mãn về nhu cầu ấy. Với tôi, hạnh phúc không phụ thuộc vào
giá trị vất chất mà đồng tiền mang đến, quan trọng là sự nâng niu, trân trọng cuộc sống mà chúng ta có mà
thôi.
ĐỀ 7: “Cho” và “nhận” trong cuộc sống
Trong cuộc sống này, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của
cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những
việc, những người xung quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa
người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc
sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần
chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người
khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại
chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng

thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn
nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp
cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và
làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng
gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của
chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi
của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những
nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ
cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực
sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay
những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền
bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái
tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn
luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ
chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng
việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ.
Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh
phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi
người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống
không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”,
mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc
của chính mình…
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật
“nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở
lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là
lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho
xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người.
Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng
những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là
lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình.
Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình
thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày
mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì
chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.
ĐỀ 8: Căn bệnh vô cảm trong đời sống xã hội
hiện nay
Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh
vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng
được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều
hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: Ðó là trong khi các
nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để
khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận, thì dường như con người
lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Ðó chính là căn bệnh nan
y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi
tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm.

Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn
thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương

lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không
hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông
đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng
cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh
thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng
người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Lúc ấy cũng chính là lúc mà con
người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế
mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà
chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?

Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ,
không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến
đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm,
con người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với
những nạn nhân bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ
một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau
đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ
nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường
nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo
nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe
nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như
không có chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi
qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm,
tàn nhẫn như vậy đấy. Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị
đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi
thôi là báo công an. Ðó là những con người "không dại gì" và cũng chính "nhờ" những người
"không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng
được thể truyền nhiễm, lây lan.


Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm
sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá.
Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác. người
ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở
trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi?
Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy
của cải? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau
thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động
xấu xa hơn nữa. Tất cả những điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.

Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì
nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là
những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà
người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi
con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của
tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng giập tắt được những
ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh
liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta
có thể làm để cho căn bệnh vô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm
nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh tuý đó cho những người xung quanh
mình.

"Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo" - một
giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn
ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ
biết vận động. Ðừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại
"trái tim" mà Thượng đế, mà Tạo hoá đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra

khỏi xã hội.
ĐỀ 9: nghị luận 2 câu thơ trong bài Dậy mà đi” của Tố
Hữu
ùng bàn luận về thành công và thất bại qua hai câu thơ "Dậy mà đi" của Tố Hữu : "Ai chiến thắng không hề chiến bại/ ai
nên không không khốn đôi lần"
BÀI LÀM
Trong cuộc sống không thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công
nào mà không phải bước qua chông gai. Cái chính là mỗi chúng ta có kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt qua
nó được hay không ?. Trong bài thơ “Dậy mà đi” của Tố Hữu có câu:“Ai chiến thắng mà không hề chiến
bại/Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”
Trước hết chúng ta cần hiểu được chiến thắng, chiến bại, khôn và dại trong hai câu thơ trên. Cũng giống
như một cuộc chạy đua người có thể lực khỏe, kĩ thuật chạy tốt thì sẽ đến đích sớm hơn còn người về sau là
người thua cuộc hay người về trước tiên gọi là người chiến thắng, còn lại là người chiến bại.
Suy cho cùng, chiến thắng là đạt đến mốc quy định một cách nhanh nhất, tốt nhất đạt chỉ tiêu đặt ra và
hài lòng với kết quả đó. Còn chiến bại là người có kết quả sau cùng, bị trượt và kết quả đókhông như mong
muốn.
Khái niệm “khôn” và “dại” nghĩa là không ai sinh ra mà có thẻ hiểu hết, có thẻ biết, có thể có kiến thức
được mà phải qua một quá trình rèn luyện, tiếp thu mới có được. “Khôn” ở đây là sự thông minh, lanh lợi mà
cái trái của nó là “dại’- hành động, suy nghĩ ngốc nghếch, lệch lạc.
Với cách sử dụng hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ đã làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ muốn
gửi đến người đọc, người nghe đồng thời ông cũng làm toát lên một chân lý sáng ngời, đó là “trên con đường
thành công luôn có thất bại” hay tục ngữ cũng có câu: “thất bại là mẹ thành công”.
Trước tiên chúng ta cần hiểu được câu thơ thứ nhất: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại”
Chiến thắng ở đây trước hết là phải chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng cái “con’ giữ lấy phần
“người” trong “con người”. Việc ấy không mấy dễ dàng nhưng cũng không phải là không làm được. mỗi
chúng ta rèn luyện tính kiên trì, cần cù, chịu khó có vậy mới dành chiến thắng trong cuộc chạy đua với sự phát
triển của xã hội.
Trên con đường đời cũng vậy,học tập rồi tìm việc làm và bắt đầu cuộc sống tự lập rất khó, nhất là con
đường lập nghiệp.Không phải kiến thức học ở nhà trường luôn được áp dụng ngoài thực tế, nó phải qua sự suy
nghĩ, tư duy mới thực hiện được.Nếu con đường lập nghiệp ấy trơn tru, bằng phẳng ắt sẽ không có kết quả như

mong muốn, phải có thất bại đôi lần ta mới tìm được cái hay, cái phương pháp tối ưu để có hiệu quả cao trong
công việc.
Hơn hết là sẽ rèn luyện được đức tính chịu khó, kiên trì, biết cách đối mặt với khó khăn, thử thách và
vượt lên chính bản thân mình. Thất bại không phải là cái xấu, cái không tốt mà nó là một vật cản, một chướng
ngại vật trên con đường thành công, chỉ cần biết cách vượt qua được nó là sẽ đến đích. Nhiều người khi gặp
khó khăn lại chùn bước, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, tự ti và bỏ cuộc Không phải đường đi khó mà lòng
người xợ khó, xợ vượt suối lội đèo Việc đó là không nên. Cũng như trong những năm tháng đấu tranh gian
khổ chống ngoại xâm, đã có rất nhiều anh hùng đã hi sinh, đã từng thất bại dưới tay bọn ngoại xâm song càng
khổ càng thôi thúc tinh thần chiến đấu của họ để rồi kết thúc thắng lợi, kéo cao lá cờ đỏ sao vàng.
Đối với câu: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”
Cũng giống như câu thơ trên, ở đây “khôn” và “dại” là hai từ đối lập nhau muốn khôn thì đôi lúc phải
dại. có dại mới nên khôn.cũng giống như em bé muốn biết đi thì phải tập đi, đi từng bước sẽ phải có nhiều lần
té đau ấy vậy mới biết chập chững được.Là con người phải tiếp thu, học hỏi lẫn nhau.Không ai là hoàn hảo là
tốt khi không từng vấp ngã, thất bại, dại khờ một lần và từ đó họ biết cách đứng dậy, sửa sai để có được cái tốt,
cái khôn ngoan. Trên con đường đến sự thành công luôn có thất bại vậy ta chọn thất bại trước để đến thành
công hay thành công đển đỉnh điểm rồi thất bại, sụp đổ.
Là học sinh đôi khi gặp những bài toán khó, nhiều lúc muốn buông bút vì không làm được nhưng nếu có
tinh thần tự giác, ham học hỏi chúng ta sẽ làm được, tìm được đáp án đúng có thể bằng nhiều phương pháp giải
khác nhau. Tìm được những ẩn số kia bằng chính mình, bằng cái cách biết vượt lên khó khăn ấy bạn sẽ cảm
thấy vui hơn. Nhưng cũng có lúc phải sai vì bài khó, lúc không tìm ra đáp án đúng, cũng đừng nên nản lòng
“học thầy không tày học bạn”, thầy cô và bạn bè là quyển sách giả tối ưu cho mỗi chúng ta.
Tố Hữu đã dùng hai câu thơ, hai câu hỏi phủ định nhưng không cần trả lời người đọc, người nghe cũng
đã hiểu được ý ngĩa sâu xa của nó. Như một quy luật cho sự thành công, chiến thắng luôn có thất bại, những
lần vấp ngã. Song đừng vì thế mà nản lòng hãy tìm cách đứng dậy và bước tiếp đến phía trước, con đường
thành công kia.
Qua hai câu thơ ngắn gọn trong bài “Dậy mà đi” của nhà thơ Tố Hữu đã gửi đến một thông điệp đối với
chúng ta, những ai đang trượt ngã hãy đứng dậy và bước tiếp, những ai đang thành công thì hãy cố gắng phấn
đấu để thành công hơn nữa.
ĐỀ 10: Suy nghĩ về vấn đề trượt và đỗ trong thi cử hiện
nay

iệc thi đua giữa các khu vực, các trường, các thầy cô và giữa các học sinh với mục đích khiến
mọi người coi trọng học tập, thi đua để giành kết quả tốt nhất nhưng lại vô tình khiến căn bệnh
thành tích ngày càng trở nên trầm trọng. Chính việc đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phụ huynh , học
sinh, ai cũng mong con em mình đỗ và không chấp nhận việc con em mình thi trượt. “Trượt”
không chỉ làm xấu mặt gia đình, thầy cô dạy , nhà trường, làm giảm thành tích…do vậy nhiều
người không cần biết con em mình, học trò mình có kiến thức không mà thúc ép , tìm mọi cách
để “đỗ” . Còn học sinh, ai lại muốn mình trượt? Việc đỗ - trượt của học sinh đã trở thành một vấn
đề hết sức sôi nổi mỗi khi hè đến, kì thi tới đặc biệt là ở kì thi chuyển cấp, thi đại học, nó được
sự quan tâm của cả cộng đồng và nhất là những người liên quan.
Xưa nay, chuyện đỗ - trượt gắn liền với sự học của học sinh. Chăm chỉ thì đỗ còn lười
nhác thì trượt. Bây giờ, sự đỗ - trượt đó có sự biến tướng đi chút ít. Nhiều khi học sinh học kém
nhưng vẫn đỗ vì họ chăm chỉ nên học đúng phần thi, học tủ không may trúng tủ, chép được bài
của bạn hoặc “copy”, …hoặc do chọn trường thi phù hợp với lực học, điểm vào không cao.
Ngược lại, trượt do tâm lí hôm thi thí sinh mất bình tĩnh, lệch tủ, đề quá khó ôn không trúng,
điểm thi khá cao nhưng chọn trường quá tầm … Việc trượt – đỗ cũng có phần của “vận may” bên
cạnh việc ôn tập của học sinh.
“Đỗ” đương nhiên là ai cũng muốn, thế nhưng việc “đỗ” có phải là tất cả? Nhiều bạn coi
việc thi trượt như một điều cực kì kinh khủng, khó chấp nhận. Do nhiều sức ép từ cha mẹ và cảm
tưởng ánh mắt khinh thị của bạn bè, thầy cô nên rất nhiều trường hợp học sinh thi trượt thì tự tử,
trầm cảm, hoặc không dám đi đâu… Tổng thống Lincon trong thư gửi hiệu trưởng có viết “ Ở
trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”
. Đúng vậy, thi trượt nhưng là ta đã thi trung thực, làm bài rất cố gắng đáng để ngẩng cao đầu
hơn những kẻ đỗ nhờ lót chân trong chạy chọt, quay cóp, nhìn bài bạn… Tổ chức thi chính là
việc sàng lọc, xếp loại học sinh để đưa lên trình độ học tập rèn luyện cao hơn. Nếu trượt điều đó
chứng tỏ lực học của bạn chưa đủ với chương trình học của trường, bạn cần học lại để cho vững
vàng kiến thức hơn , có đủ điều kiện để thích ứng được với chương trình học của trường hoặc có
thể lựa chọn trường khác ở mức thấp hơn để theo học, phù hợp vs năng lực của mình. Ví dụ như
thi đại học bách khoa, thương mại, kinh tế, y…những trường được coi là “hot”, điểm vào khá
cao, nếu không đủ sức thi vào cũng đồng nghĩa vs năng lực của bạn không đủ để theo học ở
những trường này bạn hoàn toàn có thể chọn trường, khoa, ngành có điểm thấp hơn để học hoặc

đi học tại các trường cao đẳng, trung cấp … thích hợp vs năng lực bản thân. Nếu bạn ước mơ và
chỉ muốn theo học ở các trường đó thì bạn hãy ôn tập lại 1 năm, nỗ lực hơn để năm sau thi tiếp.
Các con đường không bao giờ là ít để cho các bạn lựa chọn, vấn đề là các bạn có dám đi trên con
đường đó hay không ? Hiện nay, nước ta có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đủ để theo học.
Xã hội quá trọng cái danh, cái thành tích mà không hề nghĩ đến chất lượng. Sẽ ra sao nếu
các học sinh yếu , kém bị trượt mà vẫn đỗ làm bác sĩ, y tá , giáo viên, kĩ sư. Họ có cái danh đấy
nhưng năng lực đâu ra? Họ nắm giữ các ngành trọng điểm, hàng đầu thì những thế hệ sau và xã
hội sẽ loạn như thế nào? Cần phải chấp nhận thực tế rằng con cái của chúng ta lực học được đến
đâu để có những định hướng về trường thi, nghề nghiệp cho con em mình chứ không vì cái oai
của mình mà thúc ép con em mình học , bắt con mình phải đăng kí trường này trường nọ, nếu
không đủ thì chạy cho con dù có mất bao tiền. Đó quả là một sai lầm lớn, không chỉ gây hại cho
xã hội , cho tương lai đất nước mà còn khiến cho chính con em mình 1 áp lực học tập nặng nề
vượt quá khả năng bản thân dễ dẫn đến những rối loạn tâm lí, trầm cảm hoặc khủng hoảng đầu
óc…
Thất bại là mẹ thành công. Vâng, trượt cũng chưa hẳn là đã hết, chỉ là thành công đến
muộn mà thôi. Đỗ chắc gì đã tốt, nếu một người chưa trải qua thất bại họ dễ dẫn đến tâm lí tự
phụ, kiêu căng cho mình là giỏi nhất, khi gặp các vấn đề dễ dẫn đến tâm lí khó chấp nhận sự
thực. Trượt – khiến bạn rèn luyện sự kiên cường giúp vượt qua mọi khó khăn, khiến bạn có nghị
lực để tiến lên. Biết đâu, lùi một bước để tiến ba bước. Đương nhiên, nói như thế không có nghĩa
là khuyến khích thi trượt? Thành công đến chỉ với những con người biết cố gắng.
Trượt – đỗ là chuyện thường tình trong học tập, có học tập, có thi cử, có thi cử, có đỗ -
trượt. Biết mình biết người, biết chấp nhận thất bại, biết nỗ lực cố gắng – đó mới là cái quan
trọng giúp bạn có được thành công thực sự trong tương lai. Các bậc phụ huynh hãy luôn sát cánh
bên con em mình cổ vũ , hiểu con em mình - đó cũng là một động lực lớn khiến cho các sĩ tử
thấy cố gắng hơn và đỡ áp lực hơn.
ĐỀ 11:
Người chê ta phải la thầy của ta,người khen ta phải là ban của ta.Những kẻ vuốt ve nịnh bợ là kẻ thù
của ta" . (Tuân Tử). Anh chị nghĩ gì về câu nói đó?
I/ Mở bài:
- Nêu sở thích chung của mọi người là đều mong muốn được khen

- Lật lại vấn đề: có phải lúc nào khen cũng đúng, chê cũng đúng?
- Trích dẫn câu nói và nêu ngắn gọn nội dung của câu nói
II/ Thân bài:
* Giải thích khái niệm
- Khen là gì? Chê là gì? Ai là thầy? ai là bạn? ai là kẻ thù?
=> ý nghĩa chung: câu nói đánh giá về sự khen chê ở đời, khẳng định thế nào là thầy, là bạn, là kẻ thù
thông qua việc khen chê.
* Phân tích và chứng minh
- Từ khái niệm "chê", Tuân tử mở rộng thành " chê phải"-> "chê phải" là jì: là phê bình 1 cách khái quát,
trung thực đúng lúc, đúng chỗ. " Người chê thầy của ta" vì người "chê phải" là người nhận thấy cái sai,
cái dở của ta, để nhận thấy những điều ấy phải là người có trình độ hiểu biết hơn ta -> người giúp ta
tiến bộ chính là thầy ta.
-> nêu dẫn chứng.
[ tương tự cách làm ở vế trên, bạn cũng phân tích các vế còn lại của câu nói]
* Bình luận:
- Bàn về thái độ của người khen, chê: Khen chê phải luôn đúng mực
+ Không nên khen quá -> trở thành lời nịnh bợ -> người dc khen tự đắc, tự mãn, sống ảo tưởng
+ KHông nên chê quá -> nhục mạ người khác -> người bị chê cảm thấy sốc, hoặc tự ti, mặc cảm
- Với người dc chê, bị khen
+ Bình tĩnh cân nhắc về lời khen, chê,nhận ra bản chất của việc khen chê
+ Điều chỉnh cần thiết về thái độ, hành vi sau khi dc khen chê
* Liên hệ với bản thân
III/ kết bài:
Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói -> rút ra bài học cho mọi người
Bài Làm
Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có
quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác với những triết lí nhân sinh trở
thành chân lý cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: “ Người chê
ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta
vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ.

Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với phát
triển sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “ Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con
người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhưng để nhận
biết sự “thật” – “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của
Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc
đời đầy phức tạp đó.
Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm.
Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau,
sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng,
cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn
ta”, ai là “kẻ thù” của ta vậy!
Lời dạy của Tuân tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là
bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”-
tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết - hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó
xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để
mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta
nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân
cách để ta học tập.
Người “khen ta mà khen phải”- nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái
tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi…Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri
âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh
phúc biết bao nhiêu.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã
một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra “ bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh
bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận
ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve,
nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có
một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguỵ biện, “phù phép”
những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến
cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải…Thật đáng tiếc là những kẻ đó không thời

đại không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê,
dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong…Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở
mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn ta” khen ta thật lòng; đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta.
Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của
Tuân Tử như một chiếc kính “chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học
tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều.
Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe
các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra…Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau,
nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh
mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.
Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng
xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân tử đã dạy- ta phải biết coi trọng
những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành;
dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn
thiện. Mỗi chúng ta cần biết “chia ngọt sẻ bùi"” với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng
chia sẻ.
ĐỀ 12: Nghị luận về việc trẻ em lang thang thiếu mái
ấm tình thương
Bài làm
“Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất
buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”
Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một
vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể
xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã
xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu
tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ
em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các
em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang
được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang

kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là
xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước
đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng
lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được
một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng.
Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang.
Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người
không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra
ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi”
nhỏ mù lòa. Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho
các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm
đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.
Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng
nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm,
đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật
đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc
sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.
Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào
những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu
sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em,
xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.
Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ
gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao
động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi
chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm
hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu
quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa,
bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.
Một thực trạng đau lòng khác là nhiều vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo
những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ

bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công
việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng
bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM,
bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán
được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật
đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không
biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần
phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.
Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao
đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống trong xã hội, chúng ta phải có thái độ
tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc
sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất
nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có
thể tốt đẹp được.
Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và
các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau vận động mọi người xây nên
những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống
ngày một tốt đẹp hơn.
ĐỀ 13: Suy nghĩ câu nói ” Ta về ta tắm ao ta”
BÀI LÀM
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã đúc kết được bao nhiêu kinh ngiệm trong thực tế cuộc sống xã hội cũng
như trong lao động sản xuất . Những kinh nghiệm quý báu đố đã được đưa vào kho tàng ca dao, tục ngữ . Câu
ca dao :“ Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” đã cho chúng ta một lời khuyên sâu sắc về tinh
thần độc lập tự chủ, tâm trạng yêu quý những cái của ta, do ta làm chủ không phụ thuộc vào người khác
" Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
Câu ca dao đã dùng hình ảnh gần gũi, dể hiểu như lời nói hằng ngày của người nông dân : Hãy về tắm ao
nhà mình dù nước có trong hay vẫn đục hơn nơi khác . Qua hình ảnh thơ này tác giả dân gian muốn khuyên
mọi người : Con người ai cũng có gia đình, xã hội, môi trường sống của mình ; phải biết trân trọng môi trường
sống của mình, dùng những cái vốn có của mình hơn là đi nhờ vả, sử dụng của người khác. Câu ca dao muốn

dề cao ý thức độc lập, không phụ thuộc vào người khác . Những gì thuộc về quyền làm chủ của ta ta nên quý
trọng và sử dụng nó .
Với nội dung trên , câu ca dao vừa có mặt đúng, vừa có mặt còn hạn chế . Trước tiên ta hãy bàn về mặt
đúng của vấn đề . ” Ao ta” thuộc quyền sở hữu của ta, ta có thể tắm thoải mái , tự do không e dè khi phải tắm
nhờ ao của người khác .
Trong cuộc sống cũng vậy,sử dụng những gì của mình vẫn thích hơn là đi mượn của người khác. . Mặt
khác nhà mình có ao thì mình tắm , xã hội mình có sản phẩm thì mình dùng ; đi sử dụng của người khác trong
khi mình cũng có thứ đó là hành động thiếu tôn trọng xã hội mình, coi thường chính bản thâm mình . Ấy là
chưa kể đến việc làm cho “ao nhà” bẩn đi vì khônbg được sử dụng, tu sửa.
Trong hoàn cảnh mở cửa hiện nay, hàng ngoại ngập tràn, canh tranh với hàng nội , các cấp cũng đã nêu câu
ca dao trên để động viên nhân dân dùng hàng nội . Theo em, đây là một chủ trương đúng đắn, vì ta dùng hàng
của ta tức là ta trân trọng danh dự của chính ta, quý trọng sức lao động của bản thân. Nếu được tiêu thụ nhiều ,
hàng hóa sẽ được sản xuất nhiều và do đó ngày càng được cải tiến tốt hơn lên. Nhờ đó “ ao nhà” ngầy càng
sạch, nền kinh tế của nước nhà ngày càng phát triển .
Đối với những người con xa quê hương, xa tổ quốc , nội dung câu ca dao trên càng có ý nghĩa sâu sắc.
Sống trên đất nước người , họ có thể có cuộc sống vật chất khá hơn trên quê hương mình . Nhưng nước người
vẫn là “ao” của người khác . Làm sao họ có thể thích ứng hoàn toàn với phong tục tập quán, vớia cách sống,
cách sinh hoạt của miền đất lạ. Làm sao họ có thể tìm được hồn quê hương dù là trong khoảnh khắc ở những
con người xa lạ. “ Ta về ta tắm ao ta” , nhiều Việt kiều xa quê hương nhưng tâm hồn luôn hướng về tổ quốc.
nhiều người đã trở về sống với mãnh đất thương yêu để tìm nguồn an ủi, sự cảm thông và sự gắn bó máu
thịtnơi chôn nhau cát rốn .Rõ ràng câu ca dao đã là lời khuyên chân thành , lời chỉ bảo đúng đắn cho mỗi người
Việt chúng ta.
Tuy nhiên nội dung của câu ca dao vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Như hần trên đã bàn, câu ca dao khuyên ta
phải tắm ao ta, phải sử dụng những cái của ta và lời khuyên đó là đúng là hợp đạo lí . Nhưng câu ca dao lại
nêu: “ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” thì thật là chưa thỏa đáng . Nếu “ ao nhà” ta đục, xã hội ta trì trệ, lạc
hậu thì làm sao có thể “vẫn hơn” được. Chẳng nhẽ ta cứ an phận tắm nước ao đục, cứ an phận ssống trong xã
hội nghèo nàn, lạc hậu mãi hay sao?
Ta không nên bảo thủ, không nên bằng lòng với cuộc sống nghèo nàn lạc hậu, càng không nên coc tâm lí tự
cao mù quáng cho rằng cái gì của mình cũng nhất , cái gì của ta thì hơn tất cả mọi người. Hiện nay trong xã hội
không ít người còn quan niệm lạc hậu như vậy. Thậm chí có người còn cho rằng ta phải sống trong cái xã hội

xủa ta với tất cả các hiện trạng “ trong” “ đục” vốn có của nó, vì sống như thế mới không lai căn, sống như thế
mới là dân tộc.
Không phải phân tích nhiều ta cũng thấy quan niệm đó là bảo thủ , vô trách nhiệm đối với xã hội, đói với
chính mình. Quan niệm đó sẽ làm xã hội trì trệ, cuộc ssống nghèo nàn. Trở lại với cuộc vận động dùng hàng
nôị hóa hiện nay. Nếu ta lại vận động nhân dân dùng hàng nội với khẩu hiệu: “ Dù tốt dù xấu cũng là hàng của
ta”, vẫn hơn hàng ngoại thì cuộc vận động sẽ hoàn toàn thất bại, sẽ không lôi kéo được đông đảo quần chúng .
Vì trong thời buổi hàng hóa tràn ngập thị trường. Không ai dại gì đi dùng hàng xấu, hàng đắt dù những thứ ấy
là của ta đi chăng nữa. Rõ ràng quan niệm “ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” Không còn phù hợp với thực
tiễn với xã hội ngày nay, càng không phù hợp với đường lối mở cửa,đổi mới để phát triển không ngừng của
chúng ta nữa .
Vậy chúng ta phải nhận thức vấn đề này như thế nào cho đúng, cho phù hợp ? Chúng ta không chấp nhận
quan niệm an phận” dù trong dù đục” vẫn cứ tắm ao nhà, không có nghĩa là tâ đồng tình với thái độ lẫn tránh,
bỏ đi sống ở nơi khác khi quê nhà còn nghèo nàn lạc hậu. Nhận thức đúng đắn nhất hiện nay là phải tôn trọng,
sử dụng cái của ta với thái độ “ Khơi trong gạn đục” Như một đồng chí lãnh đạo Đảng ta trước đây đã nói :
“ Ta về ta tắm ao ta
Khơi trong gạn đục ao nhà vẫn hơn”
ĐỀ 13: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành
động.

Đề bài : Anh(chị) suy nghĩ gì về quan niệm:“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió
cuốn đi, để gió cuốn đi…”. Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh
sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm
lòng mình để cứu giúp bao người, để chính chúng ta là những con người có lối "sống đẹp” và cũng để cố gắng
làm cho mộng tưởng trở thành lý tưởng, ảo tưởng trở nên thực tại, như 1 chân lí đã đc đúc kết rằng:“Mọi phẩm
chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Vậy phẩm chất là gì?Đức hạnh là nhữg điều chi?Làm sao để nhận thấy nó đang tiềm ẩn trong thế giới
nội tâm của mỗi cá nhân?Thật sự, tôi chưa đủ lớn để định nghĩa hay giải thích rõ ràng chính xác về những
phạm trù sâu xa như thế.Nhưng nói 1 cách đơn giản, tôi ý thức đc rằng khi 1 cá nhân có thể hết lòng làm việc
vì 1 tập thể, 1 người giàu có sẵn lòng cho đi của cải vật chất để giúp các cụ già neo đơn, các em nhỏ mồ côi

khuyết tật…thì đó là 1 trong những phẩm chất của đức hạnh!Bởi tình yêu trong đức tính cao quý đó cũng
chính là động lực, là sức mạnh để con người đối xử nhân ái với nhau bằng một tình thương vô điều kiện, một
sự tri ân không cần sự đền đáp, một sự trăn trở trước cái đói, cái nghèo, bơ vơ của những đứa trẻ bất hạnh.
Tôi vốn dị ứng với các bạn thanh niên tóc tai nhuộm xanh, nhuộm đỏ, ăn mặc thiếu vải Có một lần, tôi
ăn ở 1 tiệm phở bên đường. Một đôi thanh niên như thế bước vào và ngồi ngay bàn đối diện. Quả thật, tôi ăn
mất ngon.Lúc ấy, một ông lão bán vé số lại gần mời tôi mua. Tôi lắc đầu từ chối, mà không nhìn kỹ ông già.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng: mình không thể giúp hết tất cả những người bán vé số, thì tốt hơn hết là từ chối, và
không mua vé số của bất kỳ ai. Còn muốn giúp đỡ người nghèo khó thì còn cả trăm ngàn cách khác để giúp
đỡ.Ông lão đi sang bàn đối diện nơi đôi thanh niên kia ngồi và chìa tập vé số ra. Cô gái ngước lên, nhìn chăm
chăm vào ông. Tôi chờ đợi một thái độ khó chịu hay một cái gì tương tự Nhưng không, cô gái nhìn ông già
và hỏi: "Ông ăn phở không, con kêu cho ông 1 tô?". Và như để ông già tin chắc rằng mình nghe không lầm, cô
ấy nói tiếp: "Ông ăn đi, con trả tiền". Tôi như lùng bùng cả lỗ tai. Tôi đã từng nghĩ rằng mình là người sống
không xấu (quả thật là không xấu). Tôi đã từng ác cảm với những thanh niên mà tôi nghĩ là xấu Nhưng trong
trường hợp này, hành động của tôi không thể so sánh được với cô bạn trẻ "lai căng" ấy (cách tôi gọi những
người thanh niên mà tôi ác cảm, như tôi đã nói lúc đầu).
Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi em sinh ra Mọi người đều cười Riêng em thì khóc tu tu Hãy sống sao để khi chết đi Mọi người đều khóc
Còn môi em thì nở nụ cười”.
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp, một phong thái phóng khoáng, lạc quan, một
phẩm giá cao quý trong mỗi hành động để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!
ĐỀ 14: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu
thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
BÀI LÀM
T ình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình
cảm bè bạn, thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp,
xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp
một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều
kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là
dành cho cả 2 phía. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu
như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có

thể nhận được rất nhiều. Đối với một đưa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát
ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước
chân lầm lỡ.
Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta xích
lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng
lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể
sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được
từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!
Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật
nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan
trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc
của con người!
Với tuổi trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu thương
cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện
cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng nghi kỵ.
Tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.
ĐỀ 15: Suy nghĩ về đồng phục áo dài nữ sinh
Vào những năm trước khi ra đường,chúng ta đều thấy thấp thoáng những nữ sinh áo dài thướt tha. Nhưng
gần đây thì hầu hết chúng ta đều thấy nữ sinh mặc đồng phục là đa số.Vậy theo bạn thì áo dài truyền thống hay
đồng phục hiên đại mà các ban nữ vẫn có thể vừa giữ được nét duyên dáng của một học sinh lại vừa có thể
không làm mất đi nét truyền thống vốn có của dân tộc. Và sau đây chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về vấn đề
này các bạn nhé!
Từ xa xưa,theo truyền thống Việt Nam thì áo dài đã trở thành một nét rất riêng biệt. Áo dàithật mỏng
manh,thướt tha và khi mặc vào có thể làm tôn lên được nét đẹp duyên dáng của các bạn nữ sinh. Còn đồng
phục hiện đại thì sao? Thường là mặc áo chung với váy,trông cũng rất dễ thương và tôn lên được nét cá tính và
sự năng động của các bạn. Theo tôi nghĩ thì mặc đồng phục cũng là một phần góp cho nước ta theo kịp xu
hướng thế giới.
Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khi đi học thì đồng phục hiện đại sẽ giúp cho các bạn
nữ sinh cảm thấy thoải mái,dễ chịu hơn và tự tin hơn trong việc hoạt động. Đồng phục hiện đại tuy có phần hơi
cá tính nhưng cũng không làm mất đi nét lịch sự,thanh lịch của nữ sinh. Còn áo dài lại là một truyền thống rất

lâu đời,và theo tôi nghĩ thì đã là nữ sinh mà chưa lần nào mặc chiếc áo dài trên người thì có lẽ các bạn cũng sẽ
không thể nào nhận ra được nét đẹp huyền bí của nó. Vì áo dài đôi khi có làm cho nhiều bạn mặc thấy hơi khó
chịu và không được thoải mái lắm trong việc hoạt động nhưng không ai có thể phủ nhận rằng áo dài luôn làm
tôn lên được những vẻ đẹp trong sáng dịu dàng của các bạn nữ sinh. Vì vậy ta có thể thấy được ở mỗi trang
phục đều có những ưu điểm,nhược điểm riêng. Chúng ta cũng có thể biết là vào những lúc khí hậu oi bức thì
việc mặc áo dài làm chúng ta thấy mệt và khó chịu. Nhưng không vì thế mà chúng ta làm những hành động
như cởi những cúc áo đầu ra, vén tà áo lên hay cột hai tà áo dài với nhau. Chỉ vì để thấy mình dễ chịu mà
chẳng lẽ các bạn không biết mọi người xung quanh khi nhìn vào có thể sẽ đánh giá học sinh Việt Nam thế nào
hay sao. Còn với đồng phục thì thoải mái hơn rồi nhưng có nhìu bạn muốn đẹp và hiện đại hơn thế nữa nên các
bạn ấy đã cắt váy lên rất ngắn. Như vậy khi mà các bạn ấy đi ra ngoài đường thì có lẽ người ta sẽ có cái nhìn
không thiện cảm hay có nhiều người còn
có thể nghĩ là các bạn ấy có lẽ không phải học sinh nữa. Ôi,đẹp và hiện đại là thế sao!
Theo tôi nghĩ thì trang phục nào cũng không thể thiếu vì thế chúng ta đừng nên qui định là chỉ mặc duy
nhất một loại trang phục mà chúng ta nên có một biện pháp khác tốt hơn,để truyền thống và hiện đại luôn đi
song hành cùng nhau. Chẳng hạn như trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu đã bắt đầu ra quyết định từ
năm 2008 là các bạn nữ sinh có thể mặc đồng phục vào những ngày trong tuần,còn đối với ngày lễ và ngày
thứ hai đầu tuần thì tất cả các bạn nữ đều phải mặc áo dài. Theo tôi thì đó là một biện pháp cũng rất hay. Vừa
thể hiện được nét hiện đại nhưng cũng không làm mất đi nét truyền thống của dân tộc ta.
Dù sao đi nữa,áo dài hay đồng phục hiện đại thì tốt nhất là các bạn nên chấp hành đúng nội quy của
nhà trường và chính cách ăn mặc lịch sự và gọn gàng sẽ tạo nên nét đẹp cho các bạn. Ở tuổi chúng ta là tuổi
ăn học nên việc chấp hành kỉ luật là vô cùng quan trọng. Vì thế các bạn nữ sinh dù mặc áo dài hay đồng phục
thì cũng nên tuân thủ đúng quy định của trường đã đặt ra. Chúng ta nên phải giữ được nét trong sáng,giản dị
và nét hồn nhiên của một nữ sinh và đó cũng là giữ được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của áo dài cũng như đồng phục hiện đại đối với những bnạ
nữ sinh. Vì vậy từ bây giờ học sinh chúng ta phải cố gắng thực hiện đúng nội qui nhà trường. Và hơn nữa các
bạn nữ sinh phải luôn có ý thức đối với những trang phục mà mình mặc.
ĐỀ 16: Tầm quan trọng của việc học hành
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên
và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết
(sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ , con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều
ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số
bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành
thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc
học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu
quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và
chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ.
Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi
thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo
từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác
nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con
người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi
sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do
đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con
người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa
đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái
tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách
bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận
thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái
tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu
chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn
đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà
quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.
Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là :
“Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay
thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với
những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những
người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc
sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn
năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào
thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc
đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn
nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời
khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
ĐỀ 1:
" Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số
phận ".
(Euripides)
Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
•- Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương
thân để chống lại tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất
cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào
thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?"
- Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền

thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).
+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người
vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong
cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất
nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia
đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.
+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no,
bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương
yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng
ĐỀ 2
Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó
khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật
đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải
có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức
phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần

vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì
cần phải làm gì?



ĐỀ
3
"Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định,
mà không có phương hướng thì không có cuộc sống » (Lép-Tôi-xtôi ) . Anh (chị )hiểu câu nói
ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình Sau khi vào
đề bài viết cần đạt được các ý
1/ Giải thích:
- Giải thích lí tưởng là gì ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống
mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện).
- Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng
+ Không có mục tiêu phấn đáu cụ thể
+ Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả
+ Không có lẽ sống mà người ta mơ ước
- Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống
+ Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt,
sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa
+ Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm
tối không nhìn thấy đường.
+ Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi
sa vào vòng tội lỗi ( chứng minh )
- Suy nghĩ như thế nào ?
+ Vấn đè cần bình luận : con người phải sống có lí tưởng. Không có lí
tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa.
+ Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng.
+ Mở rộng :

* Phê phán những người sống không có lí tưởng
* Lí tưởng của thanh niênta ngày nay là gì ( Phấn đấu đẻ có nội
lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí)
* Làm thế nào để sống có lí tưởng
+ Nêu ý nghĩa của câu nói.

ĐỀ
4
Gớt nhận định : Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải
là việc của tư duy mà là của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn
lập tức hiểu được giá trị của chính mình.
Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì .

Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý
- Hiểu câu nói ấy như thế nào ?
+ Thế nào là nhận thức ( thuộc phạm trù của tư duytrước cuộc sống. Nhận thức về lẽ
sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người).
+ Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn .
* Thực tiễn là kết quả đẻ đánh giá, xem xét một con người .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×