Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Trường Đại học Đồng Tháp
Khoa Công Nghệ Thông Tin
Bài tập Nhóm
NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TRUNG TÂM
ĐIỀU HÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH ĐỒNG THÁP
Môn học: Quản Trị Rủi Ro
Giảng viên: Hoàng Thị Diệu Thúy
Nhóm Sinh Viên_ QTKD06 thực hiện
1. Phạm Ánh Tuyết
2. Nguyễn Thị Kim Hương
3. Nguyễn Thị Ngọc Hương
4. Đỗ Thị Hạnh Phúc
5. Nguyễn Thị Diễm Phúc
6. Nguyễn Thị Minh Tuyền
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 1
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Lời giới thiệu
rước đây, khi nước ta còn trong thời kì bao cấp, các doanh nghiệp Việt Nam dưới
sự che chở, giúp đỡ và quản lý của nhà nước, chưa vươn ra thị trường thế giới thì
những rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phải là vấn đề mà các
doanh nghiệp trong nước chú trọng và quan tâm. Nhưng kể từ khi Việt Nam bước sang một
giai đoạn mới – giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường thì từ đây một số ít các
doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu chú trọng, quan tâm đến quản trị rủi ro đặc biệt là các
ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các công ty dịch vụ,… Và cho đến khi, Việt Nam gia nhập
tổ chức kinh tế thế giới – WTO với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt thì các
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực đã chú trọng
đầu tư hơn cho hoạt động quản trị rủi ro.
T
Nhất là trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay thì việc quản trị rủi ro ở các
doanh nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết. Nếu không làm tốt điều này, có thể dẫn đến
việc hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ phá sản.
Do đó, để giúp trung tâm có thêm tư liệu tham khảo cho việc quản trị rủi ro cũng như
tạo điều kiện cho nhóm sinh viên chúng tôi tìm hiểu thực tế về quản trị rủi ro tại doanh
nghiệp. Vì vậy, tên đề tài của nhóm chúng tôi là “Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất
các giải pháp quản trị rủi ro tại trung tâm điều hành du lịch lữ hành Đồng Tháp”.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 2
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
MỤC LỤC
Lời giới thiệu 2
MỤC LỤC 3
Chương I TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH 5
LỮ HÀNH ĐỒNG THÁP 5
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH ĐỒNG THÁP 5
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 5
2. Quá trình phát triển của công ty 6
II. TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH ĐỒNG THÁP 7
1. Hoạt động lữ hành du lịch 8
2. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009 8
Chương II NHẬN DẠNG RỦI RO TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH LỮ
HÀNH 10
I. RỦI RO TÀI SẢN 10
II. RỦI RO NHÂN SỰ 11
1. Rủi ro trong quá trình tuyển dụng nhân viên 11
2. Rủi ro chảy máu chất xám 12
3. Rủi ro do sinh, lão, bệnh, tử 12
III. RỦI RO TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 12
1. Rủi ro trong việc thực hiện các nghĩa vụ với người lao động 13
2. Rủi ro đối với khách hàng 13
3. Rủi ro đối với cơ quan nhà nước 14
4. Rủi ro đối với đối tác (các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch…) 15
IV. RỦI RO ĐẶC TRƯNG NGÀNH 15
1. Rủi ro theo mùa 15
2. Rủi ro các yếu tố đầu vào 16
3. Rủi ro trong việc thực hiện chất lượng dịch vụ du lịch lữ hành 16
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 3
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
a) Rủi ro bất khả kháng 16
b) Rủi ro trong quá trình du khách tham quan du lịch 17
c) Rủi ro về đối tác, nhà cung cấp dịch vụ 18
d) Rủi ro bất hợp tác 19
e) Rủi ro sự cố đột xuất 19
f) Rủi ro thiếu thông tin 20
g) Các rủi ro khác có liên quan 21
Chương III ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH ĐỒNG THÁP 23
I. ĐÁNH GIÁ RỦI RO 23
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO 24
Với hai phương pháp trên Trung tâm đặc biệt chú trọng đến phương pháp tài trợ rủi ro
bằng bảo hiểm để giảm thiểu các thiệt hại tài chính cho Trung tâm Điều hành Du lịch
Lữ hành 25
III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO 25
Sau đây là một số các giải pháp được đề xuất nhằm hổ trợ cho việc phòng tránh và giảm
thiểu rủi ro của Trung tâm căn cứ vào ma trận đo lường rủi ro đã có 25
Rủi ro nhân sự: 25
PHỤ LỤC 27
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHÍNH THỨC 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 4
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Chương I TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH
LỮ HÀNH ĐỒNG THÁP
Trung tâm điều hành du lịch lữ hành trực thuộc công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp.
Do vậy trước khi trình bày về Trung tâm Điều hành Du lịch Lữ hành Đồng Tháp, bài viết sẽ
đi vào giới thiệu sơ lược Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH ĐỒNG THÁP
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Đồng Tháp có địa hình đặc biệt thuận lợi với những cảnh đẹp thiên nhiên hiếm có,
những địa danh nổi tiếng và các di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng như: Khu di tích lăng
cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; Gò Quản Cung; Căn cứ Xẻo Quýt; Vườn quốc gia Tràm
Chim; Làng hoa kiểng Tân Qui Đông.
Từ những điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, sau khi được UBND tỉnh thành lập, Công
ty đã đi vào củng cố tổ chức và hoạt động. Bằng sự phấn đấu vươn lên không ngừng của tập
thể cán bộ công nhân viên Công ty du lịch Đồng Tháp. Từ năm 1983 đến năm 1995 doanh
thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Từ những
lợi nhuận thu được, Công ty đã đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất và mở rộng đỉa bàn hoạt động.
Liên tiếp trong những năm từ 1985 đến 1995 Công ty được nhận danh hiệu đơn vị thi đua
xuất sắc do Tổng cục du lịch và được UBND tỉnh Đồng Tháp tặng bằng khen là đơn vị
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đến những năm 1996-1998 Nhà nước mở cửa nền kinh tế, theo định hướng nền kinh tế
mở. Do không chuẩn bị tốt, thiếu sự nhạy bén trong việc thích nghi với điều kiện mới, chưa
có chiến lược định hướng kinh doanh tốt nên Công ty làm ăn kém hiệu quả và bị thua lỗ dẫn
đến công ty phải giải thể. Năm 2000 công ty du lịch Đồng Tháp được thành lập lại theo
quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp. Với sự đồi mới và có chiến lược kinh doanh tốt,
công ty đã dần lấy lại được ưu thế và thị phần trên thị trường kinh doanh đã mang lại hiệu
quả, lợi nhuận và là thành viên hiệp hội PATA. Ngày 2/11/2004 theo quyết định số 198/QĐ.
UBTL của Uỷ Ban ND tỉnh Đồng Tháp, công ty du lịch Đồng Tháp chính thức được cổ
phần hoá, với 51% vốn nhà nước và 49% vốn đóng góp của cổ đông.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 5
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Tên gọi: công ty cổ phần Du lịch Đồng Tháp
Tên giao dịch quốc tế: DONGTHAP TOURIST JOIN STOCK COMPANY
Địa chỉ trụ sở chính: Số 2, Đốc Binh Kiều, Phường 2, Tp.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại: (0673)852136 Fax: (0673)855744
Email:
Website: dongthaptourist.com
Tổng vốn đầu tư khi thành lập theo quyết định 198/QĐ.UB.TL ngày 2/11/2004 là:
13.135.500.000 VN đồng. Trong đó:
- Vốn cố định: 10.946.000.000 VN đồng
- Vốn lưu động: 2.189.500.000 VN đồng
2. Quá trình phát triển của công ty
Tính đến nay công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp bước đầu đã đứng vững được trên thị
trường trong cơ chế thị trường. Hiện nay doanh nghiệp có tổng số 161 lao động. Trong đó;
- Trình độ đại học: 31 người
- Trung cấp: 28 người
- Chuyên môn kỹ thuật: 60 người
- Lao động phổ thông: 42 người
- Bộ phận văn phòng công ty chiếm 20% trên tổng số lao động, số lao động còn
lại phân bổ đều cho các đơn vị trực thuộc.
Về cơ sở vật chất doanh nghiệp có trụ sở văn phòng tại Số 02 Đốc Binh Kiều, P2,
TP.Cao Lãnh và hệ thống nhà hàng khách sạn gồm:
- Khách sạn Sông Trà – tiêu chuẩn 3 sao gồm 50 phòng và 2 nhà hàng trong
nhà, sức chứa 500 khách, 01 nhà hàng ngoài trời, sức chứa 700 khách…
- Khách sạn Sa đéc – tiêu chuẩn 2 sao gồm 30 phòng và 2 nhà hàng sức chứa
400 khách/01 nhà hàng.
- Nhà hàng Xẻo Quít – với hệ thống 2 nhà hàng thiết kế theo mô hình đồng quê
với sức chứa 300 khách.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 6
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
- Trung tâm dịch vụ du lịch Mỹ Hiệp – với hệ thống phòng nghỉ nhà hàng khép
kín và các dịch vụ đi kèm. Công suất phục vụ của nhà hàng khoảng 400
khách.
- Ngoài ra để vận chuyển khách du lịch Công ty còn trang bị một đội xe đời mới
để hoạt động kinh doanh lữ hành. Với 03 xe 35 chỗ ngồi 01 xe 25 chỗ ngồi và
01 xe 15 chỗ ngồi.
Công ty CP Du Lịch Đồng Tháp gồm các chức năng:
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
- Kinh doanh ngoại hối, rượu bia nước giải khát.
- Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế.
- Vận chuyển khách du lịch đường thuỷ, đường bộ.
- Đại lý bán vé máy bay.
- Sản xuất nước uống tinh khiết, nước uống đóng chai.
II. TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH ĐỒNG THÁP
Trung tâm điều hành du lịch lữ hành Đồng Tháp trực thuộc Công ty cổ phần du lịch
Đồng Tháp, là một phòng ban của Công ty có chức năng trực tiếp điều hành kinh doanh du
lịch lữ hành, vận chuyển khách và thực hiện dịch vụ đại lý hàng không cho các hãng hàng
không trong và ngoài nước.
Trung tâm gồm 20 nhân viên, trong đó bao gồm:
- 2 nhân viên kế toán
- 2 nhân viên tổ máy bay
- 2 điều hành: 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc
- 2 nhân viên thi truong
- 1 lãnh đạo
- 3 nhân viên lái xe
- 2 nhân viên trực tại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.
- 6 nhân viên hướng dẫn.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 7
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
1. Hoạt động lữ hành du lịch
Hoạt động dịch vụ du lịch trong những năm qua có những chuyển biến tích cực: xây
dựng thêm một số tour mới và liên kết với nhiều hãng lữ hành trong nước để nối tour đưa
khách về Đồng Tháp. Mở tour mới “Theo dấu chân người tình” thu hút nhiều khách đến
thm quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – Làng hoa kiểng Sa Đéc. Tour tham quan khu di tích Xẻo
Quýt – Lăng cụ Nguyễn Sinh sắc thu hút đông đảo khách trong nước như sinh viên học sinh,
khách quốc tế. Đặc biệt lượng khách về tham quan Sa Đéc nói chung và nhà cổ Huỳnh Thủy
Lê nói riêng tăng lên rất nhiều. Lượng khách quốc tế đến năm 2008 là 11.991 lượt tảng
171,28% so với năm 2007.
Hiệu quả về hoạt động lữ hành du lịch năm 2008 tăng hơn so với các năm trước do đẩy
mạnh khách đến và dịch vụ thuê xe, vé máy bay, dịch vụ khác. Đối với khách đi, do tình
hình khủng hoảng kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt, tình hình chính trị bất ổn tại một số
thị trường du lịch trọng điểm như Thái Lan nên lượng khách đi năm 2008 có giảm. Lượng
khách đi mà công ty phục vụ năm 2008 là 5.661 khách, giảm 23,28% so với 2007.
2. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009
- Thương hiệu về du lịch Đồng Tháp được nhiều khách hàng ủng hộ. Do đó cần tổ
chức củng cố thêm đội xe về số lượng thông qua hình thức liên doanh, liên kết để có đủ
phương tiện phục vụ vào những mùa cao điểm. Đối với phương tiện vận chuyển bằng
đường biển cần tu sữa, nâng cấp để phục vụ khách du lịch.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị nằm thu hút khách, cần chú trọng thu hút khách ở các
doanh nghiệp lớn, các trường học đặc biệt là lượng khách ở các khu công nghiệp, đây là
thị trường tiềm năng rất lớn.
- Nghiên cứu khảo sát, xây dựng những tour, tuyến mới lạ, hấp dẫn; xây dựng các tour
chuyên đề như du lịch kết hợp học tập, du lịch kết hợp hội thảo, du lịch kết hợp mua
sắm; xây dựng những chương trình du lịch cho phù hợp; xây dựng tour du lịch mùa nước
nổi. Thực hiện tốt liên kết với các hãng lữ hành lớn ở thành phố Hồ Chí Minh để nối tour
về Đồng Tháp.
- Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, chú trọng thị trường khách Campuchia do chính
sách hợp tác giữa hai chính phủ đã miễn visa du lịch.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 8
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Dự kiến lượng khách lữ hành năm 2009 như sau:
STT Diễn giải ĐVT Thực hiện 2008 Kế hoạch
2009
Tỉ lệ
(+, -) %
1 Khách đến Lượt 15.460 17.500 13,19%
Quốc tế Lượt 11.991 13.000 8,41%
Việt Nam Lượt 3.469 4.500 29,72%
2 Khách đi Lượt 5.661 6.500 14,82%
Trong nước Lượt 5.479 6.250 14,07%
Nước ngoài Lượt 182 250 37,36%
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 9
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Chương II NHẬN DẠNG RỦI RO TẠI TRUNG TÂM
ĐIỀU HÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH
Sau khi đã tìm hiểu sơ bộ về trung tâm Điều hành Du Lịch Lữ hành thông qua buổi
phỏng vấn trực tiếp với Ông Tống Duy Minh – Giám đốc điều hành Trung tâm. Chương II
sẽ đi vào nhận dạng các rủi ro tại Trung Tâm Điều hành Du Lịch Lữ hành.
I. RỦI RO TÀI SẢN
Trong quá trình phục vụ khách đi tour thì rủi ro về tài sản như xe cộ, tiền bạc,… là có
khả năng xảy ra nhưng những thiệt hại cho khách hàng và Trung tâm là không lớn, chủ yếu
là: xe bị hư hỏng, va cham nhẹ trong quá trình vận chuyển hành khách, Hướng dẫn viên và
khách hàng làm mất tiền trong quá trình thực hiện tour. Một số rất hiếm các trường hợp xảy
ra tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại về người và của.
- Giá trị chịu rủi ro:
• Hữu hình: tài sản và con người.
• Vô hình: uy tín thương hiệu của Trung tâm và của cả công ty.
- Nguyên nhân xảy ra rủi ro:
• Nhân viên, tài xế không thực hiện kiểm tra bảo hành xe trước khi thực hiện tour,
vận chuyển hành khách.
• Tài xế thiếu chuyên môn, nghiệp vụ
• Uống rượu, bia khi tham gia lái xe, cố tình vi phạm luật giao thông.
• Những nguyên nhân khách quan từ những người cùng tham gia giao thông do
không chấp hành đúng luật giao thông như: phóng nhanh, vượt ẩu…gây ra tai nạn
ảnh hưởng trực tiếp đến hành khách cũng như gây thiệt hại về người và của.
• Ảnh hưởng của thời tiết làm tổn hại trực tiêp đến chất lượng xe cộ, quá trình vận
chuyển khách.
• Ngoài những nguyên nhân về xe cộ, người lái xe, những người cùng tham gia
giao thông còn có sự chủ quan của nhân viên hướng dẫn và các khách hàng tham
gia thực hiện tour gây ra hiện trạng mất tiền như đã trình bày ở trên.
- Các hậu quả tài chính:
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 10
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
• Hàng năm Trung tâm phải mất khoảng 1 - 3% chi phí cho việc mua bảo hiểm
(tính trên tổng doanh thu).
• Rủi ro ảnh hưởng đến thương hiệu là rất lớn, không thể đo lường bằng tiền.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Rủi ro xe cộ được chuyển giao tài trợ bằng bảo hiểm thân xe cho công ty bảo
hiểm Bảo Minh.
• Rủi ro hành khách sẽ được chuyển giao tài trợ bằng bảo hiểm hành khách ngồi
trên xe cho công ty Bảo Minh.
• Giáo dục, đào tạo lái xe thực hiện an toàn giao thông. Nghiêm cấm tài xế không
dùng chất kích thích trong khi lái xe
• Hạn chế hướng dẫn viên mang tiền mặt theo khi thực hiên tour, chủ yếu thực hiên
chuyển khoản thanh toán qua ngân hàng.
II. RỦI RO NHÂN SỰ
1. Rủi ro trong quá trình tuyển dụng nhân viên
Tuyển dụng nhân viên không đúng năng lực, không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đây
là việc khó tránh khỏi của nhiều công ty.
- Giá trị chịu rủi ro: nguồn nhân lực.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro:
• Do lỗi của nhà tuyển dụng.
• Do nguyên nhân khách quan không thể kiểm tra, xác thực khả năng cũng như
năng lực thực tế về chuyên ngành du lịch của nhân viên chỉ thông qua quá trình
tuyển dụng.
- Hậu quả tài chính: thất thoát một khoảng doanh thu đáng lẽ phải có thông qua nhân
viên đã tuyển dụng, tốn thêm một phần chi phí chi trả cho nhân viên và chi phí đào
tạo lại nhân viên. Tuy thiệt hại về mặt hữu hình là không nhỏ nhưng xét về mặt vô
hình là khá lớn.
- Giải pháp của Trung tâm: để ngăn ngừa tổn thất và làm giảm mức độ nghiêm trọng
của tổn thất bằng giải pháp sau: Thực hiện hợp đồng thử việc trong 2 tháng để đưa ra
cái nhìn chính xác hơn về năng lực và lòng đam mê nghề nghiệp của ứng viên để có
cơ sở quyết định tuyển dụng.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 11
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
2. Rủi ro chảy máu chất xám
Những nhân viên có tầm quan trọng với Trung Tâm nghỉ việc kéo theo một lượng
khách hàng khá lớn của công ty; tiết lộ những bí mật kinh doanh của công ty như cách thực
hiện một chương trình tour, xây dựng, thiết kế định giá tour.
- Giá trị chịu rủi ro: nguồn nhân sự tại Trung tâm.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: do Trung tâm chưa đưa ra được các chính sách nhân sự,
chế độ lương bổng phù hợp để giữ chân nhân tài; khen thưởng, kỉ luật không đúng
người, đúng việc.
- Hậu quả tài chính: Làm mất lượng doanh thu khá lớn, đây là thiệt hại mang tính lâu
dài.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Khuyến khích những nhân viên giỏi bằng cách xếp lương cao phù hợp với năng
lực của họ; có thêm phụ cấp và chế độ chăm sóc, ưu đãi cho từng nhân viên.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển cá nhân, phù hợp sở trường,
thuận tiện hoàn cảnh.
3. Rủi ro do sinh, lão, bệnh, tử
Việc ốm đau, bệnh tật, già cả, là khó tránh khỏi trong đời người, gây ra ảnh hưởng
không nhỏ cho Trung tâm.
- Giá trị chịu rủi ro: nguồn nhân lực tại Trung tâm
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: do tác động của môi trường thiên nhiên đến con người và
các quy luật khách quan trong tự nhiên.
- Hậu quả tài chính: phát sinh thêm chi phí chăm sóc, tài trợ nhân viên; làm giảm
doanh thu của Trung tâm.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Tuyển dụng nhân viên mới vào các vị trí còn trống.
• Sắp xếp các công việc còn lại cho các nhân viên khác (nếu có thể) sao cho phù
hợp trong các trường hợp nghỉ phép có thời hạn.
III. RỦI RO TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Đây là rủi ro thuần túy, tổn thất có thể xảy ra có liên quan đến các vấn đề pháp lý. Là
các rủi ro dẫn đến trách nhiệm của doanh nghiệp phải bồi thường, khắc phục thiệt hại gây ra
đối với một bên nào đó (khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, các cơ quan Nhà nước) theo quy
định của pháp luật.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 12
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
1. Rủi ro trong việc thực hiện các nghĩa vụ với người lao động
Chế độ lương thưởng, quyền và lợi ích của các nhân viên thấp hơn so với các doanh
nghiệp cùng ngành.
- Giá trị chịu rủi ro: nguồn nhân sự tại trung tâm
- Nguyên nhân gây ra: do lỗi của cá nhân hay một nhóm người cố ý thực hiện không
đúng nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp
luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác
cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Nhằm chiếm đoạt trái
phép lợi nhuận tối đa cho bản thân cá nhânhay nhóm người từ việc khai thác nguồn
lao động.
- Hậu quả tài chính: mất nguồn nhân lực, hoạt động bị đình trệ, mất các khoản tín
dụng.
- Giải pháp của Trung tâm: làm giảm tần suất xảy ra đến mức tối thiểu có thể được
bằng cách: công ty phải công bố các chế độ về quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên
rõ ràng, rộng khắp để mọi người đều có thể hiểu và kiểm tra hoạt động này.
2. Rủi ro đối với khách hàng
Trong việc giao thương: hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện; thời hạn cung
ứng sản phẩm bị sai lệch, không đạt chất lượng đã cam kết theo giá.
Trong trường hợp khách hàng bị đột tử khi đi tour.
Tranh chấp thương mại: sau khi hoàn thành tour về, du khách không đồng ý thanh
toán theo đúng qui định trong hợp đồng vì cho rằng chất lượng dịch vụ chưa tốt, không làm
hài lòng họ
- Nguyên nhân gây ra: do môi trường tự nhiên (thiên tai xảy ra bất ngờ), do lỗi của cá
nhân hay một nhóm người (cả vô ý và cố ý); do rất nhiều sự bất định và phát sinh từ
hệ thống Luật theo qui định của Chính phủ.
- Giá trị chịu rủi ro: tiền của công ty, cụ thể là doanh thu và lợi nhuận.
- Hậu quả tài chính: cái mà công ty mất không chỉ là tiền bạc mà còn là uy tín, danh
dự trên thương trường và những cơ hội làm ăn không thể lấy lại được.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 13
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
- Giải pháp của Trung tâm: ngăn ngừa tổn thất, làm giảm tần suất xảy ra một tổn thất
bất kỳ đến mức tối thiểu có thể được: các quản lý trong công ty phải thường xuyên
theo dõi, kiểm tra hoạt động tại bộ phận để nhanh chóng nhận diện và khắc phục lỗi
nếu có; áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ như ISO.
3. Rủi ro đối với cơ quan nhà nước
- Thanh tra du lịch
Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác hướng dẫn du lịch, NĐ92 quy định
doanh nghiệp chỉ được sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên quốc tế để hướng dẫn khách
du lịch là người nước ngoài. Người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa ngoài việc
có bằng cấp, nghiệp vụ thì không mắc các bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây
nghiện cũng là yếu tố bắt buộc.
Thanh tra du lịch kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành, hành nghề của hướng dẫn
viên : Khi thực hiện tour hướng dân viên du lịch phải luôn mang theo thẻ hành nghề nếu
nhân viên hướng dẫn không mang theo thẻ hành nghề khi có thanh tra thì tour du lịch sẽ bị
huỷ.Đây là chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp và
có giá trị ba năm kể từ ngày được cấp.
- Chính sách nhà nước
Rủi ro xảy ra khi các chủ trương chính sách của Nhà nước về du lịch còn nhiều khó
khăn, thủ tục chưa tạo động lực để phát triển ngành du lịch: thủ tục xuất nhập cảnh, cơ chế
hai giá đối với người nước ngoài, cước điện thoại hiện còn quá cao so với các nước trong
khu vực Việc tu tạo, bảo tồn, khai thác, quảng bá của Nhà nước cũng là yếu tố quyết định
đối với sự phát triển của ngành du lịch.
- Giá trị chịu rủi ro: hoạt động kinh doanh của trung tâm, khách hàng, nhân viên.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: do lỗi của nhân viên, người quản lý, do môi trường kinh
tế, sự tác động của chính phủ.
- Hậu quả tài chính: thiệt hại tài chính, mất uy tín đối với khách hàng về chất lương
phục vụ nhanh chóng, đúng lúc.
- Giải pháp của Trung tâm: tăng cường công tác kiển tra, kiểm soát đối với nhân viên.
Luôn cập nhật các thông tin có liên quan đến hoạt động của ngành kịp thời, đúng lúc.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 14
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
4. Rủi ro đối với đối tác (các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch…)
Ký kết hợp đồng không đúng chủ thể, không đúng người có đủ trách nhiệm để ký kết,
ký hợp đồng không đúng hình thức hợp đồng theo qui định của pháp luật, nội dung của hợp
đồng không phù hợp hoặc không đầy đủ các yêu cầu của pháp luật.
Đối tác không chịu thực hiện hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng không lý do,
không thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết trong hợp đồng.
- Giá trị chịu rủi ro: doanh nghiệp, khách hàng.
- Nguyên nhân xảy ra rủi ro: do lỗi con người thiếu hiểu biết khi lập hợp đồng.
- Hậu quả tài chính: gián đoạn hoạt động kinh doanh, tổn thất về uy tín, tài chính.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Tìm hiểu kỹ về đối tác trước khi ký kết hợp đồng.
• Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các qui định của pháp luật về hợp đồng mà doanh nghiệp
tham gia giao dịch.
• Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được pháp luật qui định:
tham vấn luật sư, …
• Đào tạo, huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trung tâm.
IV. RỦI RO ĐẶC TRƯNG NGÀNH
1. Rủi ro theo mùa
Mỗi năm mùa du lịch bắt đầu từ tháng 6 - 8 và trong tháng giêng âm lịch cùng các
ngày lễ lớn. Đây là những tháng cao điểm cho việc đi du lịch của người dân, mang lại một
khoảng doanh thu rất lớn cho trung tâm và cho cả công ty mẹ.
Trong các tháng còn lại, nhất là các tháng sau tết, sau hè việc du lịch của du khách là
khá thấp.
- Giá trị chịu rủi ro: doanh thu.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: phụ thuộc nhu cầu sống, làm việc và nghỉ ngơi của con
người.
- Hậu quả tài chính: Vào mùa thấp điểm doanh thu chỉ bằng 20% doanh thu mùa cao
điểm.
- Giải pháp của Trung tâm:
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 15
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
• Vào mùa thấp điểm: tăng cường chương trình marketing, khuyến mãi quảng cáo,
giảm giá, siêu giảm giá để thu hút khách hàng đi tham quan du lịch.
• Vào mùa cao điểm: bảo đảm chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất cho du khách
để khẳng định uy tín, thương hiệu của công ty, gia tăng lượng khách hàng trung
thành.
2. Rủi ro các yếu tố đầu vào
Trung tâm phải tốn thêm hoặc làm giảm bớt các chi phí đầu vào khi có sự biến động về
giá cả của nguyên vật liệu như xăng dầu, thực phẩm, điện, nước,… lợi nhuận có thể giảm
hoặc tăng.
- Giá trị chịu rủi ro: chi phí đầu vào lợi nhuận.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: do biến động về giá cả của thế giới và các chính sách về
kinh tế vĩ mô của nhà nước ta.
- Hậu quả tài chính: Trong thời gian thực hiện hợp đồng đã ký, khi giá nguyên liệu
đầu vào tăng lợi nhuận giảm.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Thường xuyên theo dõi tình hình biến động giá cả trên thị trường. cập nhật các
thông tin, dự đoán các xu hướng biến động của giá cả để kịp thời điều chỉnh hợp
đồng cho phù hợp hoặc có các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng với nhà cung
cấp khi giá cả thay đổi.
• Ký hợp đồng với nhà cung cấp trong các khoảng thời gian nhất định khi dự đoán
được sự biến động về giá cả, mùa du lịch.
3. Rủi ro trong việc thực hiện chất lượng dịch vụ du lịch lữ hành
a) Rủi ro bất khả kháng
Sự tác động của môi trường tự nhiên, các yếu tố bên ngoài như thiên tai, bão lũ, chiến
tranh, sự bất ổn về chính trị, suy thoái kinh tế,… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các tour
du lịch.
- Giá trị chịu rủi ro: tài sản, con người, doanh thu.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 16
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: tác động của môi trường bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm
soát, khống chế của Trung tâm lữ hành.
- Hậu quả tài chính: ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu, an ninh, trật tự,…không
thực hiện đúng chương trình tour theo kế hoạch tốn thêm chi phí và thời gian
giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó, khách hàng cũng là người đồng chịu hậu quả do chi phí
phát sinh gây ra.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Trước thực tế đó, Trung tâm chỉ có thể tận dụng những điều kiện thuận lợi mà các
yếu tố này đem lại cho mình chẳng hạn như việc suy thoái kinh tế hiện nay không
chỉ tạo nguy cơ (ít khách đi du lịch) mà còn tạo cơ hội cho Trung tâm tinh gọn cơ
cấu tổ chức một cách tốt nhất.
• Tìm cách hạn chế những tác động bất lợi thông qua việc tìm hiểu những quy luật
hoạt động của chúng chứ không thể triệt tiêu những tác động này được.
• Đối với các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lũ buộc đoàn phải kéo
dài lịch trình tham quan. Vì thế, trong những trường hợp này hợp đồng phải quy
định rõ cả hai bên (Trung tâm và khách hàng) cùng chịu chi phí phát sinh.
• Với những bất ổn về tình hình chính trị - xã hội, chiến tranh, Trung tâm dùng
biện pháp né tránh rủi ro bằng cách giải thích và hướng dẫn cho khách hàng
không nên đến những nơi không an toàn. Thay vào đó, Trung tâm đề nghị khách
hàng có thể chọn những nơi an toàn hơn.
b) Rủi ro trong quá trình du khách tham quan du lịch
Xảy ra những tai nạn không mong muốn như tử vong, bị thương, ốm đau,
- Giá trị chịu rủi ro: du khách.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: Do lỗi của hướng dẫn viên không hướng dẫn, không
giám sát tốt; lỗi vô ý hoặc cố ý của cá nhân, nhóm nhỏ không chấp hành theo lời
cảnh báo của người hướng dẫn đoàn.
- Hậu quả tài chính: thiệt hai về con người phát sinh chi phí hổ trợ cho nạn nhân
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và uy tín của trung tâm.
- Giải pháp của Trung tâm:
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 17
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
• Hướng dẫn cho khách du lịch biết những nơi nguy hiểm, thường xảy ra tai nạn,
phổ biến cho họ cách phòng tránh.
• Huấn luyện cho hướng dẫn viên các cách sơ cứu tại chổ khi tai nạn xảy ra.
c) Rủi ro về đối tác, nhà cung cấp dịch vụ
Hạ thấp chất lượng sản phẩm cung cấp, lãng tránh các yêu cầu, đề nghị hợp lý hợp tình
của Trung tâm, đưa ra nhiều yêu sách. Ví dụ: Trong quá trình thực hiện tour, vấn đề không
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà hàng,và chất lượng dịch vụ của các khách sạn
không đáp ứng những yêu cầu đã được ký trong hợp đồng. xảy ra tình trạng ép giá vào mùa
cao điểm.
- Giá trị chịu rủi ro: du khách, uy tín, thương hiệu công ty.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: do lỗi đối tác vô ý (hoặc cố ý) không thực hiện đúng như
yêu cầu trong hợp đồng đã ký với Trung tâm như phục vụ ăn uống không đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khách sạn không đúng tiêu chuẩn, đây là
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lữ hành bởi lẽ họ là những người thay
mặt công ty trực tiếp phục vụ khách du lịch.
- Hậu quả tài chính:
• Rủi ro phải chịu trách nhiệm cho nhiều đối tác, phát sinh chi phí hỗ trợ, đền bù
cho khách hàng, gây ảnh hưởng gián tiếp, mạnh mẽ đến thương hiệu Trung
tâm và công ty.
• Cần một khoảng chi phí để thẩm định chất lượng tại các nhà cung cấp bao
gồm chi phí cho việc đánh giá, đo lường và kiểm tra chất lượng.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Tìm hiểu các thông tin của đối tác về chất lượng dịch vụ,tiêu chuẩn chất
lượng,… thông qua internet, báo, đài, sử dụng mẫu bảng hỏi điều tra,…
• Lựa chọn các kênh cung cấp đạt tiêu chuẩn, lựa chọn chiến lược trung thành
tương đối trong quan hệ với nhà cung cấp.
• Cam kết với đối tác phải thực hiện đúng theo hợp đồng. Nếu không, phải chịu
trách nhiệm pháp lý trước pháp luật như đã cam kết.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 18
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
• Ràng buộc các nhà cung cấp bằng lợi ích kinh tế và các hợp đồng kinh tế.
d) Rủi ro bất hợp tác
Sự bất hợp tác, mâu thuẫn, xung đột giữa nhân viên hướng dẫn và du khách hay Trung
tâm và nhà cung cấp là những rủi ro thường xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
- Giá trị chịu rủi ro: hướng dẫn viên và du khách
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: Hướng dẫn viên không am hiểu được các nhóm khách
hàng khác nhau. Với từng nhóm khách hàng đòi hỏi phải có những cách ứng xử, giao
tiếp cho phù hợp (tùy theo đặc điểm nhân khẩu học của từng người) bảo đảm sự thoải
mái về thể chất và tinh thần cho du khách. Nhà cung cấp chạy theo lợi nhuận bỏ quên
khách hàng.
- Hậu quả tài chính:
• Chi phí cho việc đào tạo và tập huấn nhân viên du lịch, để ứng phó kịp thời với
từng tình huống xảy ra trong thực tế tiếp xúc với khách hàng.
• Nguy cơ mất khách hàng doanh thu trong các năm tiếp theo giảm sút (nếu rủi
ro này không có biện pháp xử lý kịp thời) ảnh hưởng đến thương hiệu công ty.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên chuyên
nghiệp.
• Tiến hành các hoạt động học tập, bồi dưỡng để đội ngũ hướng dẫn có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng các nhu cầu về
hướng dẫn của công ty. Từ đó, tạo cơ hội cho Trung tâm có được đội ngũ nhân
viên chuyên môn giỏi.
• Hoạt động vì lợi ích khách hàng.
• Tạo mối quan hệ rộng rãi và tốt đẹp với các nhà cung cấp.
e) Rủi ro sự cố đột xuất
Khách đi tour mất hoặc quên đem theo các giấy tờ cần thiết (như giấy chứng minh,
giấy đăng ký kết hôn, passport,…); Khách dính líu hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng
đến thời gian du lịch tham quan của cả đoàn, phải chờ một hoặc một số người (hoặc buộc
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 19
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
phải làm thủ tục cho khách về nhà) và nếu nghiêm trọng hơn thì đoàn buộc lòng phải bỏ du
khách ở lại để tiếp tục chuyến đi, gây tâm lý bất an cho các du khách khác.
Ví dụ: tình huống khách bị mất hành lý, bị thiếu hay thừa khách, khách bị mất vé máy
bay, passport, chậm thời gian, khách phạm tội,
- Giá trị chịu rủi ro: khách hàng của Trung tâm, các khoản tài chính phục vụ cho giải
quyết sự cố.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro:
• Do lỗi của trung tâm, của nhân viên hướng dẫn không tư vấn, cung cấp đầy đủ
thông tin cho khách hàng.
• Do sự chủ quan của du khách.
- Hậu quả tài chính: thiệt hại cả về tâm lý và tài sản của du khách lẫn Trung tâm.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác cho khách hàng.
• Đội ngũ nhân viên phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, thông báo các sự cố có
thể xảy ra trong chuyến đi để du khách có thể tự bảo vệ mình.
f) Rủi ro thiếu thông tin
Du khách không đến được địa điểm tham quan theo kế hoạch. Chẳng hạn một trong
những điểm tham quam đang trong tình trạng sửa chữa hay một trong các tuyến đường dẫn
đến địa điểm tham quan xảy ra hư hỏng phải tu bổ, xây cất lại thì lịch trình của họ sẽ thay
đổi.
- Giá trị chịu rủi ro: khách hàng, uy tín công ty
- Nguyên nhân gây ra rủi ro: Trung tâm không cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin
tại các nơi đến tham quan, tuyến đường đến nơi tham quan, du lịch.
- Hậu quả tài chính: có thể gây gia tăng chi phí phát sinh và chi phí này có thể lớn hơn
nhiều so với lợi nhuận thu được từ chuyến đi. Hơn nữa còn gây tổn thất uy tín của
Trung tâm, của công ty.
- Giải pháp của Trung tâm:
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 20
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
• Nếu xảy ra tình trạng này, trung tâm phải chuyển sang một dịch vụ tương đương
cho du khách để làm giảm sự bất mãn.
• Trung tâm phải được trang bị hệ thống, trang thiết bị thu thập, xử lý và phổ biến
thông tin theo công nghệ hiện đại.
• Trung tâm có trách nhiệm cập nhật thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ nhất
trước mỗi chuyến đi.
g) Các rủi ro khác có liên quan
Kẹt xe, kẹt phà, trễ chuyến bay, làm lỡ cuộc hành trình của cả đoàn, sản phẩm dịch vụ
không được tiêu thụ đúng thời điểm và nơi quy định. Thêm nữa, du khách không thích ứng
với thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau làm ảnh hưởng về thể chất và tâm lý của khách
hàng. Và do đó, chương trình du lịch đang tổ chức xem như thất bại.
- Giá trị chịu rủi ro: khách hàng, hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro:
• Do đặc điểm tình hình giao thông tại Việt Nam gây kẹt xe, kẹt phà,… vào giờ cao
điểm
• Do ý thức chủ quan của du khách làm chậm thời gian thực hiện tour.
• Do đặc điểm sinh lý của mỗi cá nhân du khách không thích ứng với sự thay đổi
của môi trường.
- Hậu quả tài chính: làm giảm doanh thu thực tế nhận được và phát sinh thêm các chi
phí khác.
- Giải pháp của Trung tâm:
• Thực hiện tour vào thời điểm thích hợp để tránh tình trạng trên.
• Lập quỹ dự phòng y tế trong các tour du lịch.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 21
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 22
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Chương III ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TRUNG TÂM
ĐIỀU HÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH ĐỒNG THÁP
I. ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Ma trận đo lường rủi ro
Tần suất xuất hiện
Mức độ nghiêm trọng
CAO THẤP
CAO
• Rủi ro nhân sự • Rủi ro tài sản: xe cộ, tiền
bạc,…
• Rủi ro các yếu tố đầu vào
biến động
• Rủi ro về đối tác, nhà
cung cấp dịch vụ
• Rủi ro đối với khách hàng
• Rủi ro bất hợp tác
• Rủi ro sự cố đột xuất
THẤP
•Rủi ro bất khả kháng
• Rủi ro theo mùa
• Rủi ro đối với cơ
quan nhà nước
• Rủi ro trong việc thực
hiện các nghĩa vụ với người
lao động.
• Rủi ro thiếu thông tin
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 23
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
• Các rủi ro khác có
liên quan như kẹt xe,
kẹt phà,…
Do nguồn lực của Trung tâm là có hạn nên việc quản trị rủi ro bị giới hạn chỉ chú ý đến
những yếu tố có mức độ nghiêm trọng cao gây thiệt hại lớn đến ngành kinh doanh du lịch lữ
hành của Trung tâm.
Qua bảng ma trận đo lường rủi ro trên, Trung tâm sẽ phải tập trung nguồn lực để ưu
tiên quản trị những rủi ro về nhân sự, tiếp theo là các rủi ro về tài sản như tiền bạc, xe cộ;
các yếu tố đầu vào biến động; rủi ro về nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng; rủi ro sự cố đột
xuất và sự bất hợp tác của khách hàng. Đây là các rủi ro mà Trung tâm cần phải đặc biệt
quan tâm, chú trọng.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
Trung tâm đang sử dụng đồng thời 2 phương pháp quản trị rủi ro: kiểm soát rủi ro và
tài trợ rủi ro
Trong phương pháp kiểm soát rủi ro, Trung tâm đã sử dụng hai hình thức: né tránh rủi
ro và kiểm soát tổn thất. Đối với né tránh rủi ro thì Trung tâm thực hiện bằng cách hướng
dẫn khách du lịch lữ hành chuyển sang những tour khác, đến những nơi có độ ổn định chính
trị cao hơn những nơi mà khách đang lựa chọn. Đối với hình thức kiểm soát tổn thất, Trung
tâm đã thiết lập một quỹ dự phòng nhằm phòng tránh và giảm tổn thất đến mức tối thiểu
trong khả năng có thể của Trung tâm Du lịch Lữ hành. Chẳng hạn như để tránh tình trạng
mất tiền của nhân viên hướng dẫn, Trung tâm phòng tránh rủi ro bằng cách thực hiện giao
dịch bằng chuyển khoản qua ngân hàng và sử dụng quỹ để hỗ trợ ngay tưc thời khi nhân
viên làm mất tiền hay gặp các sự cố đột xuất.
Trong phương pháp tài trợ rủi ro, Trung tâm đã áp dụng hình thức chuyển giao tài trợ
rủi ro thông qua công ty Bảo hiểm Bảo Minh như bảo hiểm than xe, bảo hiểm hành khách
ngồi trên xe và bảo hiểm tai nạn trong quá trình khách đi du lịch.
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 24
Nhận dạng, đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tại Trung tâm Điều hành
Du lịch Lữ hành Đồng Tháp
GVHD: Hoàng
Thị Diệu Thúy
Với hai phương pháp trên Trung tâm đặc biệt chú trọng đến phương pháp tài trợ rủi ro
bằng bảo hiểm để giảm thiểu các thiệt hại tài chính cho Trung tâm Điều hành Du lịch Lữ
hành.
III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
Sau đây là một số các giải pháp được đề xuất nhằm hổ trợ cho việc phòng tránh và
giảm thiểu rủi ro của Trung tâm căn cứ vào ma trận đo lường rủi ro đã có.
Rủi ro nhân sự:
• Phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực một cách rõ
rang, cụ thể
• Chính sách tuyển dụng: tuyển đúng người, đúng việc,
đúng lúc.
• Huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân
viên.
• Hệ thống bù đắp cho nhân viên
♦ Các chương trình phúc lợi.
♦ Bảo hiểm nhân thọ.
♦ Các biện pháp khuyến khích gắn với lương.
♦ Các biện pháp tài trợ giúp nhân viên cải thiện
cuộc sống.
♦ Sự quan tâm của lãnh đạo.
♦ Tổ chức các buổi sinh hoạt để tạo sự gắn bó,
đoàn kết.
• Phân công công việc rõ ràng, hợp lý.
Rủi ro tài sản:
• Thực hiện bảo trì xe trước khi đi tour.
• Thực hiện kỹ luật, hoặc đuổi việc đối với những nhân viên không chấp hành đúng
nội quy của trung tâm
• Tăng vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật bằng nhiều hình thức để chủ động
bảo đảm dịch vụ vận chuyển hành khách đúng lúc, nhanh chóng, kịp thời.
Rủi ro các yếu tố đầu vào biến động và rủi ro đối với nhà cung cấp
• Thực hiện chiến lược kết hợp về phía sau thông qua các khoảng tài trợ hoặc tạo
sự ảnh hưởng và uy tín lớn của Trung tâm lữ hành với nhà cung cấp bằng việc
thường xuyên cung cấp nguồn khách lớn, ổn định và thực hiện đúng hợp đồng đã
ký kết nhằm đạt được những ưu đãi từ nhà cung cấp như giá xăng dầu, phòng ốc,
….
Nhóm 3_QTKD2006_Đại học ĐỒNG THÁP Page 25