Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thông tin về 150 cây thuốc thông dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.7 KB, 24 trang )

150 CÂY THUỐC
1. Cốt toái bổ:
Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J. Sm.
Phân loại khoa học : POLYPODIACEAE
Tên gọi khác : Hầu khương, Hồ tôn khương, Thân khương, Tổ phượng, Tổ rồng,
Tổ diều, Tắc kè đá.
Mô tả :
-Dương xỉ mọc bò, có thân rễ dẹp, mọng nước, phủ lông dạng vẩy màu nâu sét.
-Lá có 2 loại: lá hứng mùn, xoan, gốc hình tim, mép có răng nhọn, dài 3-5cm,
không cuống, phủ kín thân rễ; lá thường sinh sản, có cuống ngắn 4-7cm, phiến
dài 10-30cm, xẻ thuỳ sâu, thành 7-13 cặp thuỳ lông chim, dày, dai, không lông.
-Các túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá; bào tử vàng nhạt, hình trái
xoan.
Mùa hoa quả :
Phân bố :
Cây mọc phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai,
Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội tới Nghệ An.
Bộ phận dùng : Thân, rễ đã phơi và sấy khô.
Thành phần hóa học : Tinh bột, flavonoid.
Công dụng : Bổ thận, trị đau xương, đau lưng, mỏi gối, chữa dập xương, ỉa chảy
kéo dài, chảy máu răng.
Dùng uống hay đắp ở ngoài. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
2. Cẩu tích:
Tên khoa học: Cibotium barometz (L).J. Sm.
Phân loại khoa học: DICKSONIACEAE
Tên gọi khác: Kim Mao Cẩu Tích, Cu Ly, Nhung Nô, Xích Tiết, Lông Khỉ.
Mô tả:
-Cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m.
-Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu
vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở
phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải -


ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm,
mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông
len.
-Ổ túi bào tử 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3; các túi màu
nâu nâu, có 2 môi không đều nhau; cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn,
thuôn.
Mùa hoa quả:
Phân bố: Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các
tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào
Cai. Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng.
Bộ phận dùng: Thân rễ đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng
ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
Công dụng:
-Chữa đau khớp, đau lưng, phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh
toạ, người già thận yếu đi tiểu nhiều.
-Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người
ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông
vàng (Kim mao Cẩu tích) rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy
lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại
phun rượu để lông mọc tiếp.
3. Kim giao:
Tên khoa học: Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.
Phân loại khoa học: PODOCARPACEAE
Tên gọi khác: không có
Mô tả:
- Kim giao là loài cây nhỡ, cao tới 20- 25m. Thân thẳng, tán hình trụ, phân cành
cao, cành buông. Vỏ xám bạc, bỏng mảng, gốc có bạnh vè nhỏ.
- Lá hình trái xoan dài, thuôn, đầu nhọn đuôi hình nêm, dài 8- 9cm, rộng 2- 2,5
cm. Lá có nhiều gân, gần song song với nhau. Lá có khi mọc đối, thường xếp

thành một mặt phẳng. - Cây đơn tính khác gốc. Hoa tự đực 3,4 cái mọc ở nách lá.
Hoa cái mọc đơn lẻ, cũng mọc ở nách lá.
- Quả hình cầu, có đường kính 1,5- 2 cm. Đế mập, cuống dài gần 2 cm.
Mùa hoa quả: -Cây ra nón vào tháng 5; nón chín vào tháng 11-12.
-Mùa ra quả tháng 10-11.
Phân bố: Cây mọc ở rừng thường xanh nhiệt đới mưa ẩm, trên núi đá vôi cũng
như trên núi đất ở độ cao 700-1000m, tại các tỉnh Hà giang, Tuyên quang, Vĩnh
phú, Lạng sơn, Hà bắc, Hải hưng, Nam hà, Ninh bình qua Nghệ an, Quảng bình,
Thừa thiên - Huế, tới Khánh hoà, Bình thuận.
Bộ phận dùng: Lá.
Thành phần hóa học: Nhân hạt chứa 50 - 55 % dầu béo.
Công dụng: Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi; cũng dùng làm
thuốc giải độc. Trước đây, người ta cho là đũa làm với gỗ cây này có thể phát
hiện những vết chất độc trộn lẫn với thức ăn.
4. Sa mu:
Tên khoa học: Cunninghamia lanceolata ( Lamb.) Hook.
Phân loại khoa học: TAXODIACEAE
Tên gọi khác: Sa mộc.
Mô tả :
-Cây gỗ cao tới 40m hay hơn, có nhánh thường rụng.
-Lá xếp theo một mặt phẳng ngang, cứng, dai, dài 3-7cm, rộng 3-4mm, hình dải,
có chóp nhọn, mép răng cưa, cong xuống dưới với một dải lỗ khí màu trăng trắng
ở mặt dưới lá; ở phía này hoặc phía kia của gân giữa.
- Hoa đực xếp cụm 15-20 cái, hình trụ thành đuôi sóc ở ngọn, xếp thành nhóm 5-
6 cái một. Hoa cái hình trứng, đơn hay cụm lại. Nón dài 3-4cm, rộng 3cm ở gốc,
vẩy có răng, có chóp hình tam giác, tận cùng thành mũi thon.
-Hạt hình trái xoan, có cánh hẹp.
Mùa hoa quả :
- Hoa đực nở vào giữa cuối tháng 3, hoa cái hình thành vào khoảng tháng 3-4.
-Các nón được hình thành sau khi thụ phấn thành công khoảng 10 ngày, các nón

hạt chín sau 7-8 tháng.
Phân bố :
Cây mọc tự nhiên ở vùng núi cao Hà Giang, Quảng Ninh và cũng được trồng ở
Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hải Phòng và Lâm Đồng.
Bộ phận dùng : Vỏ thân, rễ, lá.
Thành phần hóa học : Hạt chứa dầu (20%), cây chứa tinh dầu có mùi thơm của
terpineol và cedrol.
Công dụng :
-Vỏ thân, rễ, lá có tác dụng khư phong chỉ thống, tán ứ chỉ huyết.
-Tinh dầu dùng để chữa trị các vết thương và đụng giập, xây xát, thâm tím, đau
thấp khớp.
5. Trắc bách :
Tên khoa học : Platycladus orientalis (L.) Franco
Phân loại khoa học : CUPRESSACEAE
Tên gọi khác : Trắc bá.
Mô tả :
-Cây nhỏ cao 6-8m, phân nhiều nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng.
-Lá nhỏ, mọc đối, hình vẩy dẹp, lợp lên nhau, lá ở nhánh non và nhánh già có
hình dạng khác nhau.
-Nón cái tròn, ở góc các cành. Nón quả hình trứng, có 6-8 vẩy dày, xếp đối nhau.
-Hạt hình trứng, dài đỏ 4mm. Vỏ hạt cứng nhẵn, màu nâu sẫm, không có cánh.
Mùa hoa quả : Mùa hoa quả tháng 3-9.
Phân bố : Được trồng làm cảnh ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng : Cành lá non, hạt. Cành non với lá thường dùng với tên Trắc bách
diệp và hạt thường có tên là Bách tử nhân
Thành phần hóa học :
-Lá chứa 0,6-1% tinh dầu, flavonoid, lipid và acid hữu cơ (acid pimaric, acid
isopimaric).
-Tinh dầu chứa fenchon, camphor, borneol acetat, terpineol. Các flavonoid toàn
phần 1,72% trong lá tươi gồm myricetin, hinokiflavon, amentoflavon, quercitrin.

Phân đoạn chứa 81% các acid hữu cơ gồm acid juniperic, acid sabinic, 7%
hexadecan-1,16-diol và một hợp chất 35C sau khi xà phòng hóa.
-Gỗ chứa tinh dầu.
-Tinh dầu từ quả chứa 40 thành phần trong đó chủ yếu là α-cedrol 36,84%
Công dụng :
-Trắc bách diệp được dùng làm thuốc cầm máu (thổ huyết, đái ra máu, tử cung
xuất huyết, băng huyết, rong kinh ), lợi tiểu tiện, chữa ho sốt và làm thuốc đắng
giúp sự tiêu hoá.
-Bách tử nhân dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi,
táo bón.
6. Ngọc lan hoa trắng :
Tên khoa học : Michelia alba DC.
Phân loại khoa học: MAGNOLIACEAE
Tên gọi khác : Bạch ngọc lan, Ngọc lan.
Mô tả :
-Cây gỗ to, cao 10-20m, vỏ xám.
-Lá to, dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông thưa, đầu nhọn, cuống mảnh.
-Hoa đơn độc ở nách lá, lá bắc có lông. Bao hoa 10-15 mảnh, hình dải, nhọn,
không phân hoá thành đài và tràng, màu trắng, thơm, xếp xoắn ốc, nhị nhiều, lá
noãn nhiều xếp theo đường xoắn ốc trên đế hoa đài.
-Quả kép hình nón, gồm nhiều đại, mỗi đại có 1-8 hạt, hình trứng.
Mùa hoa quả: Mùa hoa tháng 4-9.
Phân bố: Cây thường được trồng làm cảnh trong các vườn, trong công viên các
thành phố, khá phổ biến ở đồng bằng miền Nam.
Bộ phận dùng: Hoa, rễ, lá.
Thành phần hóa học: Hoa có tinh dầu 0,0125%, trong đó có linalol, metyl
cugenol, metyl etyl, acetic ester, acid acetic. Lá cũng có tinh dầu.
Công dụng:
-Hoa có thể dùng chế nước hoa và dùng trị: 1. Viêm phế quản, ho gà; 2. Đau đầu,
chóng mặt, đau ngực; 3. Viêm tiền liệt tuyến, bạch đới.

-Ở Philippin người ta dùng nước sắc hoa cho người bị sẩy thai uống.
- Lá dùng chưng cất tinh dầu và trị: 1. Viêm phế quản mạn tính; 2. Bệnh đường
tiết niệu, giảm niệu.
- Rễ dùng trị bệnh đường tiết niệu, mụn nhọt và viêm mủ da.
-Liều dùng: Hoa 6-12g; lá, rễ 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã
đắp.
7. Dẻ:
Tên khoa học: Desmos chinensis Lour.
Phân loại khoa học : ANNONACEAE
Tên gọi khác : Giẻ, Hoa dẻ thơm, Nối côi, Chập chại, Kê trảo quả, Hoàng chỉ, Tửu
tỉnh.
Mô tả :
-Cây nhỡ mọc trườn, cao 1-3m; nhánh non có lông nâu.
-Lá có phiến bầu dục tròn dài, mốc ở mặt dưới, gốc tròn hay hình tim.
-Hoa thường đối diện với lá; cánh hoa 6, màu lục vàng, dài tới 8cm, rộng 1-2cm;
nhị cao 1,5cm; lá noãn nhiều.
-Quả mọng không lông, hình chuỗi 1-4 hạt.
Mùa hoa quả : Mùa hoa vào tháng 6.
Phân bố : Cây mọc ven rừng, bụi, cao độ thấp, từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn,
Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh
Hoá tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai.
Bộ phận dùng : Rễ và lá.
Thành phàn hóa học :
Công dụng :
-Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa. Ở Hoà Bình, đồng bào dùng
nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó.
-Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc nước uống để trị lỵ và chóng mặt.
-Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ và lá trị 1. Ðau dạ dày, tiêu hoá kém; 2. Trướng
bụng và ỉa chảy; 3. Ðau bụng trước khi sinh và xuất huyết, thống kinh; 4. Thấp
khớp đau nhức xương; 5. Viêm thận, phù thũng. Liều dùng 15-40g, dạng thuốc

sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương. Dùng lá tươi giã nát thêm rượu và đắp
vào chỗ đau.
8. Nhục đậu khấu :
Tên khoa học : Myristica fragrans Houtt.
Phân loại khoa học: MYRISTICACEAE
Tên gọi khác: Nhục quả, Ngọc quả.
Mô tả:
-Cây to, cao 8-10m, thân nhẵn.
-Lá mọc so le, màu xanh đậm, cuống dài, phiến lá hình mác rộng hay hình trái
xoan dài -15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên; cuống dài 7-10mm. Hoa khác gốc, màu
vàng trắng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá.
-Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, đường kính 5cm, mở theo
chiều dài thành 2 van.
-Hạt có vỏ dày, cứng, nội nhũ bị gặm sâu và bao bởi một áo hạt xẻ tua màu hồng.
Mùa hoa quả: Quanh năm.
Phân bố: Miền nam nước ta.
Bộ phận dùng: Hạt, có khi dùng quả và gỗ.
Thành phần hóa học:
-Hạt chín khô chứa 5-10% dầu bay hơi và 25-40% dầu cố định.
-Nhân hạt chứa 23-27% một chất béo, gọi là bơ Nhục đậu khấu màu vàng đỏ, vị
đắng, 2-3% dầu bay hơi, acid myristic và tinh bột. Bơ chứa 10-12% nhiều chất
béo trong đó myristin khi savon hoá sẽ cho glycerin và acid myristic. Dầu bay hơi
không màu, có mùi nồng, đậm và có tính nhớt.
-Áo hạt chứa 8% tinh dầu, chất nhựa và chất pectin, cũng chứa các chất béo
tương tự như ở hạt.
-Lá chứa 0,41-0,62% tinh dầu; lá khô chứa 1,50% tinh dầu bao gồm 80% a-pinen
và 10% myristicin.
Công dụng:
-Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương
lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần

kinh toạ và giai đoạn đầu của bệnh phong. Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc
viên. Ngày uống 0,25-0,50g, có thể dùng từ 2-4g. Nhưng dùng liều cao, dễ bị ngộ
độc, gây say.
-Bơ Đậu khấu, dùng xoa bóp ngoài chữa tê thấp mạn tính, đau người.
-Ở Thái Lan, gỗ được dùng làm thuốc hạ nhiệt, bổ phổi và gan; hạt dùng bổ, lợi
trung tiện, dùng chống co tử cung, trị ỉa chảy; áo hạt làm thuốc bổ máu.
9. Đại hồi:
Tên khoa học: Illicium verum Hook.f.
Phân loại khoa học: ILLICIACEAE
Tên gọi khác: Hồi.
Mô tả:
-Cây nhỡ, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau
chuyển sang màu nâu xám.
-Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-
4cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt
dưới.
-Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu
trắng có mép màu hồng; 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm.
- Quả kép gồm 6-8 đại (có khi hơn), xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm, lúc
non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở
đầu.
-Hạt hình trứng, nhẫn bóng.
Mùa hoa quả:
Mùa hoa tháng 3-5.
Mùa quả tháng 6-9.
Phân bố: Hồi được trồng phổ biến ở các huyện phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, một
số nơi ở Cao Bằng, và vài nơi khác ở Bắc Thái, Quảng Ninh.
Bộ phận dùng: Quả Hồi thường gọi là Bát giác hồi hương, Tinh dầu Hồi.
Thành phần hóa học:
-Quả hồi chứa nhiều tinh dầu, nếu cất bằng phương pháp kéo hơi nước từ quả

hồi tươi thì đạt hàm lượng 3-3,5%, tinh dầu lỏng, không màu hoặc màu vàng
nhạt, có mùi thơm đặc biệt.
-Thành phần chủ yếu của tinh dầu hồi là anethol (80-90%); ngoài ra còn có a-
pinen, d-pinen, l-phellandren, safrol, terpineol, limonen.
-Lá hồi cũng chứa tinh dầu nhưng độ đông đặc hơi thấp hơn.
-Hạt hồi không mùi, chỉ chứa dầu béo.
Công dụng:
-Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí (đau
xuyên bụng dưới lên).
-Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày
dùng 4-8g dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4g quả dạng thuốc bột.
-Người ta cũng dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da.
-Lá Hồi dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp). Hồi còn được dùng làm
rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị.
-Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự
lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau
bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp
khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ.
-Còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu bọ
cho gia súc.
10. Long não:
Tên khoa học: Cinnamomum camphora (L.) Presl
Phân loại khoa học: LAURACEAE
Tên gọi khác: Rã hương.
Mô tả:
-Cây gỗ lớn, cao 15m có thể tới 40-50m, chu vi đến hàng mét. Vỏ thân dày nứt
nẻ.
-Lá mọc so le, có cuống dài, xanh bóng, có 3 gân toả từ gốc, ở trong góc do gân
chính và gân bên tạo thành có một tuyến nhỏ.
-Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành chùm ở nách lá, đầu cành.

-Quả mọng hình cầu, đường kính 6-8mm, khi non màu xanh bóng, lúc chín màu
tím đen.
Mùa hoa quả:
Mùa hoa tháng 4-6.
Mùa quả tháng 8-11.
Phân bố: Mọc ở vùng Lạng Sơn và rất thườn được dùng làm cây bóng mát, cây
cảnh, có nơi trồng thành rừng.
Bộ phận dùng: Gỗ thường gọi tên là Chương mộc. Rễ và quả cũng được sử dụng.
Thành phần hóa học:
Rễ, thân, lá chứa tinh dầu gồm những thành phần d-camphor, - pinen, cineol,
safrol, campherenol, campherenon, carypllyllen, terpineol, phellandrene,
carverol, azulen, d-limonen, cadinen.
Công dụng:
-Rễ gỗ chữa cảm cúm, đau đầu; đau dạ dày và đầy bụng, thấp khớp, đòn ngã tổn
thương.
-Quả trị đau dạ dày, khó tiêu hoá, trướng bụng, viêm dạ dày ruột.
-Vỏ, cành, lá dùng trị mụn nhọt, nấm tóc, ngứa, rết cắn.
-Lá và hạt dùng đốt lấy hơi xông đuổi muỗi.
-Dùng rễ, thân 15-30g, quả 10-15g, dạng thuốc sắc.
-Dùng ngoài giã lá tươi và cành nhỏ để đắp ngoài hoặc nấu nước rửa.
-Người ta dùng rễ, gỗ cất tinh dầu dùng tiêm có tác dụng hồi sức tim, chữa truỵ
tim, dùng thuốc viêm dầu long não hoặc natri camphosulfonat.
-Dùng uống chữa đau bụng, sốt, viêm họng, liệt dương.
-Dùng ngoài sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, trị mụn lở ngứa, đau dây thần kinh,
thấp khớp, tê dại; dùng long não pha cồn 10% để xoa bóp.
11. Quế:
Tên khoa học: Cinamomum cassia Presl
Phân loại khoa học: LAURACEAE
Tên gọi khác: Quế đơn, Quế bì.
Mô tả:

-Cây gỗ lớn cao 10-20m. Vỏ thân nhẵn.
-Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình
cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng.
-Cụm hoa hình chùm xim ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Hoa màu trắng.
-Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng.
Mùa hoa quả:
Mùa hoa tháng 6-8.
Mùa quả từ tháng 10-12 tới tháng 2-3 năm sau.
Phân bố: Cây mọc hoang trong rừng phổ biến từ miền Bắc vào Trung, trên dãy
Trường Sơn. Còn được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành thường gọi là Nhục quế.
Thành phần hóa học:
Vỏ giàu tanin (5%) và chứa tinh dầu (1,2-1,5%) nhưng tinh dầu lại giàu aldehyd
cinnamic (80,85%). Không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic,
acetat cinnamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin.
Công dụng:
-Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay
chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng.
-Dùng vỏ 0,9-3g cho vào cốc và pha nước sôi, đậy kín một lát rồi uống. Cũng có
thể dùng 1-4g ngâm rượu hoặc sắc uống. Hoặc dùng bột, mỗi lần 0,5-2,5g uống
với nước ấm.
12. Hoa sói:
Tên khoa học: Chloranthus spicatus (Thunb.) Makino
Phân loại khoa học: CHLORANTHACEAE
Tên gọi khác: Sói.
Mô tả:
-Cây thảo cứng cao 0,5-1,5m; thân tim tím, phủ trên mấu.
-Lá có phiến xoan rộng, dài 4-10cm, rộng 2-5cm, nhẵn bóng, không lông, gân phụ
5-7 cặp, mép có răng sắc, nhọn, cuống 1-2cm, tim tím.
-Bông kép ở ngọn, nhánh dài 2-3cm; lá bắc vàng; hoa có 3 nhị, xanh hay vàng

xanh.
-Quả hạch nhỏ vàng xanh.
Mùa hoa quả: Ra hoa vào mùa hạ, mùa thu.
Phân bố: Cây thường trồng làm cảnh.
Bộ phận dùng: Toàn cây ở Trung Quốc gọi là Kim tắc lan.
Thành phần hóa học: Hoa và rễ có tinh dầu.
Công dụng:
-Hoa tươi dùng để ướp trà, còn dùng hãm uống chữa ho.
-Cây bỏ rễ dùng trị dao chém, gãy xương, viêm xương, thiên đầu thống; lỏ dựng
trị ho do lao lực; rễ trị đinh nhọt.
-Dùng ngoài giã đắp chữa cho người già bị đòn ngã.
-Toàn cây làm thuốc trị cảm mạo, phong thấp đau tê nhức khớp xương, đòn ngã
tổn thương, đao chém xuất huyết, động kinh, tử cung rủ xuống.
13. Diếp cá:
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.
Phân loại khoa học: SAURURACEAE
Tên gọi khác: Rau giấp, Cây lá giấp, Giấp cá.
Mô tả:
-Cây thảo cao 15-50cm; thân màu lục hoặc tím đỏ.
-Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá.
-Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu
vàng nhạt.
-Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn.
Mùa hoa quả:
Mùa hoa tháng 5-8.
Mùa quả tháng 7-10.
Phân bố: Diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt. Thường được trồng làm rau ăn.
Bộ phận dùng: Toàn cây thường gọi là Ngư tinh thảo.
Thành phần hóa học:
-Thành phần tính theo g% như sau: Nước 91,5; protid 2,9; glucid 2,7, lipit 0,5,

cellulose 1,8, dẫn xuất không protein 2,2, khoáng toàn phần 1,1 và theo mg%:
calcium 0,3, kali 0,1, caroten 1,26, vitamin C 68.
-Trong cây có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylnonylketon,
decanonylacetaldehyde và một ít alcaloid là cordalin, một hợp chất sterol v.v
-Trong lá có quercitrin (0,2%); trong hoa và quả có isoquercitrin.
Công dụng :
-Diếp cá là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình
Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam. Thường dùng làm rau ăn sống, làm gia vị
cùng các loại rau khác.
-Diếp cá cũng được sử dụng làm thuốc trị: Táo bón, lòi dom; Trẻ em lên sởi, mày
đay; Viêm vú, viêm mô tế bào, viêm tai giữa; Mắt đau nhặm đỏ, hoặc nhiễm
trùng gây mủ xanh; Viêm mủ màng phổi; Viêm ruột, lỵ ; Viêm nhiễm đường tiết
niệu, viêm thận phù thũng; Phụ nữ kinh nguyệt không đều.
-Còn dùng chữa sốt rét, sài giật trẻ em, đau răng, trâu bò bị rắn cắn.
-Liều dùng 6-12g khô, hoặc 20-40g tươi dạng thuốc sắc hoặc giã nát lấy nước
uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nhỏ đắp.
-Ở Thái Lan, người ta dùng lá tươi để trị bệnh hoa liễu và trị các bệnh ngoài da.
Toàn cây được dùng làm thuốc lợi tiểu sát khuẩn đường tiết niệu sinh dục.
-Ở Trung Quốc người ta cũng sử dụng Diếp cá trong các trường hợp:
+ Viêm mủ màng phổi, dùng 30g lá Diếp cá, 15 g rễ Cát cánh, sắc lấy nước uống.
+Thử nghiệm điều trị ung thư phổi, dùng Diếp cá 18g, hạt Đông quỳ 30g, rễ Thổ
phục linh 30g, Cỏ nhọ nồi và Dương xỉ mộc, mỗi vị 18g và rễ Cam thảo bắc 5g, sắc
nước uống.
- Cây tươi dùng giã đắp ngoài chữa dị ứng mẩn ngứa mày đay.
14. Lá lốt :
Tên khoa học : Piper lolot C.DC
Phân loại khoa học: PIPERACEAE
Tên gọi khác: Tất bát.
Mô tả:
-Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu,

mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc.
-Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính toả ra từ cuống lá; cuống có
gốc bẹ ôm lấy thân.
-Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá.
-Quả mọng chứa một hạt.
Mùa hoa quả:
Mùa hoa tháng 4.
Phân bố: Cây đặc hữu của Ðông Dương mọc hoang và cũng được trồng lấy lá làm
rau gia vị và làm thuốc trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm
vào nơi ẩm ướt.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thành phần hóa học: Trong cây có tinh dầu.
Công dụng:
-Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy
hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu,
chảy nước mũi hôi.
-Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị
thuốc khác.
15. Sen:
Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn.
Phân loại khoa học: NELUMBONACEAE
Tên gọi khác:Liên, Ngậu.
Mô tả:
-Cây mọc ở nước, có thân rễ hình trụ (Ngó Sen), từ đó mọc lên những lá có cuống
dài.
-Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng có nhiều nhị (Tua Sen) và những lá noãn rời, các
lá noãn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (Gương Sen)
-Mỗi quả chứa một hạt, trong hạt có chồi mầm (Tâm Sen) gồm 4 lá non gập vào
trong.
Mùa hoa quả:

Mùa hoa tháng 5-6.
Mùa quả tháng 7-9.
Phân bố: Mọc hoang và cũng được trồng nhiều.
Bộ phận dùng:
-Hạt Sen: là phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả Sen, sau khi đã bỏ cả chồi
mầm thường gọi là Liên tử.
- Tâm Sen: là mầm xanh ở chính giữa hạt Sen thường gọi Liên tử tâm.
- Gương Sen: là đế của hoa đã lấy hết quả, phơi khô thường gọi Liên phòng.
- Tua nhị Sen: là chỉ nhị của hoa Sen đã bỏ gạo thường gọi là Liên tu.
- Lá sen thường gọi là Hà Diệp.
- Mấu ngó Sen thường gọi là Ngẫu tiết.
Thành phần hóa học:
-Hạt Sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo
và có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064%, với các
chất lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
- Tâm Sen có 5 alcaloid, tỷ lệ toàn phần là 0,89% - 1,06%, như liensinine,
isoliensinine, neferine; lotusine, motylcon, paline; còn có nuciferin, bisclaurin
(alcaloid) và betus (base hữu cơ).
- Gương Sen có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbohydrat và một lượng nhỏ
vitamin C 0,017%.
- Tua nhị Sen có tanin.
- Lá Sen có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 0,21-0,51%, có tới 15 alcaloid, trong đó chất
chính là nuciferin 0,15%; còn roemerin coclaurin, dl-armepavin, O-nornuciferin
liriodnin, anonain, pronuciferin, còn các acid hữu cơ, tan vitamin C.
- Ngó Sen chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose,
vitamin C, A, B, PP, tinh bột và một ít tanin.
Công dụng:
- Hạt Sen: Chữa các bệnh đường ruột như tỳ hư, tiết tả, lỵ; di mộng tinh, đới hạ,
hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn ít ngủ. Ngày dùng 12-20g có thể đến
100g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Là thực phẩm cao cấp để dùng cho người già

yếu, trẻ con hoặc dùng chế biến các món ăn quý, chất lượng cao như làm mứt,
nấu chè; là phụ liệu cho các món ăn dân tộc như bánh phồng tôm.
- Tâm Sen: Chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao,
hồi hộp hoảng hốt mất ngủ. Dùng 1,5-3g.
- Gương Sen: Chữa chảy máu tử cung, băng huyết, đau bụng dưới do máu ứ, ỉa ra
máu, dỏi ra mỏu. Dùng 10-15g. Trong các bài thuốc chữa băng huyết, rong huyết,
thường có kèm gương Sen bên cạnh các vị thuốc khác.
- Tua nhị Sen: Chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ bạch đới, đái dầm,
đái nhiều. Dùng 3-10g.
- Lá Sen: trị say nóng, viêm ruột, nôn ra máu dạ dày, chảy máu cam và các chứng
chảy máu khác. Dùng 5-12g sấy trên than hoặc ngày dùng độ 1 lá, sắc nước uống.
Còn dùng chữa chứng béo phì; dùng 15g lá Sen rửa sạch đun với nước sôi trong
50 phút hoặc hãm với nước sôi trong 10 phút, mỗi sáng uống 1 ấm.
- Ngó Sen: Dùng chữa bệnh sốt có khát nước và dùng cầm máu (ỉa ra máu, đái ra
máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đẻ xong xuất huyết) và trị bạch đới, ỉa chảy.
Dùng ngó Sen 5-12g phơi khô sắc uống hàng ngày. Cũng có thể giã tươi lấy nước
uống.

×