Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.06 KB, 21 trang )

SKKN: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 3
PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình môn Toán ở tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò
quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học.
Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đều có nguồn gốc
trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối
quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải
toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người
mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen
xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập
suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính
toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có
thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư
duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu
sót.
Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học là
một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng học
toán cho học sinh.
Trong khi đó toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn
đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức
thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển
tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương
pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận,
có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư
1
duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó
khăn.
Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người


dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển
tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo
viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả
năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học.
Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập
trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng
chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh
và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến
thức.
Xuất phát từ cuộc sống hiện tại, đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông
tin đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năng động chủ động
sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng
dạy nói chung, trong dạy học toán nói riêng đạc biệt là trong giải toán có lời văn
cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy -
học.
Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang
thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để
đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng
cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu
học và trình độ nhận thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất
nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng.
Trong quá trình dạy toán nói chung và dạy học sinh giải toán có lời văn nói
riêng, mỗi giáo viên phải luôn cố gắng phấn đấu không ngừng tìm tòi nghiên cứu
tìm ra những phương pháp giảng dạy mới nhất, hiệu quả nhất. Hướng dẫn giảng
2
dạy như thế nào để phát huy được tính tích cực và linh hoạt của tất cả các đối tượng
học sinh, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng để có vào các tình huống
khác nhau, khắc sâu được kiến thức cho các em, giúp các em hiểu được mình để tự
làm chủ kiến thức toán học, biến những kiến thức thầy cô dạy thành những kiến

thức của mình.
II. Mục đích nghiên cứu

III. Kết quả cần đạt

IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

PHẦN 2 - NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận nghiên cứu

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng của việc dạy và học.
Kế hoạch bài soạn của giáo viên còn sơ sài hoặc bỏ qua khâu hướng dẫn. Giáo
viên chỉ soạn qua loa. Hay chỉ truyền thụ những kiến thức sẵn có để cung cấp cho
học sinh.
Giáo viên còn lúng túng khi đặt câu hỏi để hướng dẫn học sinh giải.
Truyền đạt của giáo viên khi hướng dẫn giải không rõ ràng, khó hiểu.
3
Chưa đúc kết được kinh nghiệm hướng dẫn giải. Mà cứ hướng dẫn theo bài bản
sư phạm của môn toán ở Tiểu học. Làm học sinh trung bình, yếu, kém, không thể
tiếp thu được để giải bài toán.
Giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ giải các bài toán trong chương trình, chưa chú
trọng đến kỹ năng giải toán nhận dạng các bài toán và cách giải từng dạng toán,
cũng như việc vận dụng phương pháp dạy học còn hạn chế, chưa phát huy hoạt
động nhóm, phát huy tính tích cực, độc lập của từng học sinh…
Trong khâu lập kế hoạch giải bài toán (thực chất là phân tích đề bài, tìm các
bước giải) thì giáo viên ít khi phân tích từ đáp số (nội dung phải đi tìm để trả lời
cho câu hỏi cần giải quyết của bài toán), dần đi đến các dữ kiện, số liệu đã cho ở
đầu bài, Vì cách dạy ít hiệu quả trong việc giúp đỡ học sinh phát triển năng lực tư
duy, óc phân tích cấu trúc vấn đề tìm ra đường lối giải quyết vấn đề cho phù hợp.

Còn một số giáo viên chỉ theo bài giải có sẵn ở trong sách mà nêu các bước giải
toán, dùng phương pháp thuyết trình, rập khuôn theo bước đó, điều này làm hạn
chế phát triển tư duy toán học ở học sinh. Các em chỉ biết rập khuôn máy móc để
giải các bài toán tương tự mà không hiểu tại sao phải làm như vậy cũng như không
suy nghĩ tìm tòi cách giải khác của bài toán.
Học sinh đọc cho qua loa, không cần suy nghĩ giải như thế nào?
Đưa ra đề toán học sinh còn chưa được tập trung, không đọc kỹ đề để hiểu yêu
cầu bài tập làm gì?
Giải toán có lời văn học sinh chưa biết cách để thể hiện bài giải, khó nhận ra
đâu là đơn vị, lời giải của bài toán
Học sinh không cảm thụ được đề toán yêu cầu làm gì? và phải làm như thế nào?
Một số em khi gặp đề toán phức tạp hơn thì đã biết biến đổi dạng đã học để giải
bài toán một cách tốt hơn. Tuy nhiên số học sinh này trong lớp thì không nhiều chỉ
ở các em học sinh khá giỏi mới làm được.
Đại đa số học sinh đều xem bài giải mẫu có trong sách, nên các em theo đó mà
thực hiện rập khuôn máy móc, các bước giải toán cho các bài tương tự, cùng dạng
4
như đã đổi giá trị số. Điều này cho thấy cách giảng dạy, kết quả giảng dạy đã
không phát triển được óc tư duy, lôgíc toán học cho học sinh.
Đa số khi gặp các dạng bài toán giải hơi khác một chút thì các em đã không biết
biến đổi đưa về dạng cơ bản hoặc tìm ra cách giải bằng các bước cơ bản đã học.
Một số học sinh còn chậm, nhót nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán cũng hạn chế,
chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các
dạng toán, lựa chọn phép tính cũng sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm
lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tÝnh nhẩm với các phép tính (hàng
ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài
một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán
vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức.
Mặt khác học sinh không tích cực tư duy sáng tạo để tìm nhiều cách giải khác
nhau, từ tìm ra con đường ngắn nhất, cách giải hay nhất.

Khi trình bày bài giải, học sinh hay rập khuôn máy móc. Chính vì vậy khi gặp
dạng toán khác học sinh có thể không giải được.
Tóm lại học sinh không nhận ra được yêu cầu cốt lõi ở bài toán có lời văn và
nếu thể hiện thì còn nhiều yếu tố như: trình bày bài giải, cách thể hiện bài giải, cách
nhận ra phép tính cần làm để đáp ứng câu hỏi của bài, cách tìm ra đơn vị, đáp số
của bài… Từ đó học sinh không giải được hoặc giải không hoàn chỉnh được bài
toán có lời văn .
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.
Do thực tế hiện nay còn có nhiều giáo viên khi dạy học thường áp đặt các em
qua nhận biết một số kiến thức về giải toán. Việc dạy học chủ yếu thường dựa vào
tài liệu có sẵn. Vì vậy giáo viên thường làm việc một cách máy móc và thường ít
quan tâm đến việc phát huy tính tích cực tự giác học tập của học sinh nhất là với
đối tượng học sinh trung bình, yếu.
5
Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi nhớ và làm
theo mẫu. Do đó việc học tập thường ít hứng thú, nội dung các hoạt động học tập
thường đơn điệu nghèo nàn, ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân của học
sinh.
Việc dạy- học như vậy đang cản trở rất lớn đến khả năng phát triển năng lực toán
học ở học sinh, cản trở việc đào tạo những người lao động, năng động, tự tin, linh
hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Chính vì thế nên khi dạy giải toán có lời văn cần chuyển sang phương pháp dạy
học mới nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện cho giáo
viên và học sinh đều tham gia tích cực vào quá trình dạy học để khỏi mắc phải
những sai lầm trên.
Trong thực tế giảng dạy hiện nay “ Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng
giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3” đã được nhiều giáo viên quan tâm song
kết quả giải toán của nhiều học sinh vẫn chưa được cao. Học sinh còn lúng túng
nhiều khi xác định phương pháp giải, cách viết lời giải nhất là đối với chương
trình toán lớp 3 mới lại càng đòi hỏi giáo viên cần phải tích cực, chủ động, đầu tư,

nghiên cứu mới nâng cao được kết quả giải toán có lời văn cho học sinh đặc biệt là
đối với học sinh lớp 3.
Nắm rõ tầm quan trọng của việc “ Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng
giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3” ở tiểu học, từ thực trạng trên tôi luôn trăn
trở, tìm tòi các biện pháp dạy học nhằm góp phần giải toán có lời văn có hiệu quả.
Do đó tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Đổi mới phương pháp, nâng cao chất
lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3” để đưa ra cách hướng dẫn học sinh
các cách giải của một bài toán đúng và khắc phục những hạn chế thường mắc phải
trong quá trình giải toán góp phần nâng cao chất lượng học toán hiện nay. Sau đây
là kinh nghiệm “ Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 3” mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy bước đầu đạt được
hiệu quả một cách rõ rệt góp phần nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh.
6
III. Mô tả nội dung
1. các giải pháp thực hiện
- Định hướng phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh
trong lớp.
- Đổi mới phương pháp cách tổ chức dạy học về nội dung giải bài toán có lời
văn.
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
a. Định hướng phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong
lớp:
Việc dạy học giải toán nhằm giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về
toán, được rèn luyện thực hành với những yêu cầu thể hiện một cách đa dạng,
phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát
triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần
thiết của người lao động mới.
Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: Xác lập được mối quan hệ
giữa các dữ liệu , giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán: chọn
được phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán.

Các bài toán số học được phân chia thành các bài toán đơn và khối các bài toán
hợp. Bài toán được giải bằng một bước tính gọi là bài toán đơn; bài toán được giải
bằng một số bước được gọi là bài toán hợp.
Hình thành và rèn luyện kỹ năng: thực hành, đọc, viết, đếm, so sánh các số, giải
một số dạng bài toán đơn về cộng trừ, bước đầu diễn đạt bằng lời… Những nội
dung có quan hệ đến đời sống thực tế của học sinh.
Giáo dục học sinh: chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong
học tập toán
Thông qua các hoạt động dạy học giải toán có lời văn , giáo viên tiếp tục giúp
học sinh: Phát triển các năng lực tư duy (so sánh, lựa chọn, phân tích , tổng hợp, trừ
tượng hoá, khái quát hoá); Pháp triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các
7
số liệu thu thập được, diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin , cẩn thận, chăm chỉ, tự
tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
Quá trình dạy học toán lớp 3 phải góp phần thiết thực vào việc hình thành
phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa
học, sáng tạo cho học sinh.
Để làm được như vậy, sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy cần
giúp Gv tổ chức các hoạt động học tập, thường xuyên tạo ra tình huống có vấn đề,
tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách
hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ vấn đề đó, huy động các kiến thức và công cụ đã có
để tìm con đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết
vấn đề, diễn đạt và các bước đi trong cách giải, tự kiểm tra lại các kết quả đã đạt
được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Đó là những cơ hội để
rèn luyện ngôn ngữ toán học và tập dượt cho học sinh suy luận, hình thành phương
pháp học tập và làm việc khoa học, giúp học sinh tự pháp hiện và chiếm lĩnh tri
thức mới, tự kiểm tra và tự khẳng định những tiến bộ của mình.
b. Đổi mới phương pháp cách tổ chức dạy học về nội dung giải bài toán có lời
văn:
Dạy học toán có lời văn là một trong những con đường hình thành và phát triển

trình độ tư duy ở học sinh (phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh,
phân tích, tổng hợp rút ra qui tắc ở dạng khái quát nhất định ) Tuy nhiên để đạt
hiệu cao, người giáo viên phải biết tổ chức, hướng dẫn cho học sinh (cá nhân,
nhóm, cả lớp ) hoạt động theo chủ đích với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên,
của sách giáo khoa và của đồ dùng dạy học, để mỗi cá nhân học sinh “khám phá”
tự phát hiện và giải quyết bài toán thông qua việc biết thiết lập mối quan hệ giữa
kiến thức mới với kiến thức có liên quan đã học, với kinh nghiệm bản thân (đã học
được ở trường, trong đời sống …)
Với đặc trưng của mạch kiến thức này, cần lưu ý một số điểm mang tính
phương pháp, cách tổ chức dạy học. Cụ thể là:
8
Điều chủ yếu khi giải toán có lời văn là dạy học sinh biết cách giải bài toán
(phương pháp giải toán) Giáo viên không làm thay, không được áp đặt cách giải.
Cần phải tạo cho học sinh tự tìm ra cách giải bài toán (tập trung vào ba bước: Tóm
tắt bài toán để biết bài toán cho gì ?, hỏi gì ?, yều cầu gì?).
Tìm cách giải thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa các dữ liệu của đề bài
(giả thiết) với yêu cầu của bài (kết luận) để tìm phép tính tương ứng.
Trình bày bài giải, viết câu lời giải, phép tính trung gian và đáp số.
Trong giải toán, giáo viên cần khuyến khích học sinh tìm nhiều cách giải và
biết so sánh, lựa chọn cách giải tốt. Dần dần, hình thành cho học sinh thói quen
không bằng lòng với kết quả đạt được và có lòng mong muốn tìm giải pháp tốt cho
bài làm của mình. Vì vậy, điều đáng quan tâm không phải là học sinh làm được
nhiều bài và giáo viên cung cấp thêm nhiều bài tập cho học sinh mà chính là giáo
viên cùng học sinh khai thác được các tiềm năng trong các bài tập có sẵn trong sách
giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi ý kiến về các cách giải, qua củng
cố, khắc sâu kiến thức bài học.
*) Biện pháp giúp đỡ học sinh.
Để đạt mục đích trên, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc
phép tính, các thuật ngữ, (chuẩn bị cho học giải toán)

- Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán.
- Hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật
ngữ:
- Bài toán có lời văn nêu các vấn đề thường gặp trong đời sống các vấn đề đó
gắn liền với nội dung (khái niệm, cấu trúc, thuật ngữ) toán học, do vậy giáo viên
cần cho học sinh nắm vững khái niệm, thuật ngữ
- Việc giải toán có lời văn, giáo viên giúp học sinh hình thành bước đầu về cách
trình bày dạng bài toán có lời văn, biết giải các bài toán đơn về thêm bớt (giải bằng
9
một phép cộng hoặc phép trừ, nhân chia) trình bày bài giải gồm: câu văn thể hiện
lời giải, phép tính, đáp số.
- ở lớp 3, học sinh cần nắm rõ thế nào là bài toán hợp, giải bằng hai phép tính,
giải bài hợp khác với bài toán đơn (giải bằng một phép tính ở lớp 1, lớp 2 như thế
nào? Trên cơ sở cách giải bài toán đơn mà chuyển sang hình thành các bước giải
của bài hợp (Bài toán đơn có một bước giải, bài toán hợp có hai bước giải mà trong
đó mỗi bước giải có câu lời giải và phép tính tương ứng) Giải bài toán hợp cần chú
ý:
+ Khi tóm tắt bài toán, giáo viên cho học sinh đọc kĩ bài toán. Điều này hết sức
cần thiết nhằm làm rõ giả thiết (bài toán cho gì ?) và kết luận (bài toán hỏi gì ? yều
cầu gì ?) Có thể tóm tắt bằng lời văn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng. Từ đó học sinh
có thể tìm mối quan hệ giữa “cái đã biết và cái chưa biết” đó là cầu nối để tìm cách
giải quyết một cách hợp lí. Tuy nhiên không nhất thiết phải viết phần tóm tắt vào
phần trình bày lời giải.
+ Khi trình bày lời giải, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ quy trình phải làm:
Viết được câu lời giải và phép tính tương ứng. Cần kiên trì để học sinh tự diễn đạt
câu trả lời bằng lời trước khi viết câu lời giải. Có thể chấp nhận cách diễn đạt tuy
“vụng về” nhưng đúng, rồi giáo viên uốn nắn sửa dần. Cái “khó”của việc giải toán
có lời văn trong toán lớp 3 đối với học sinh chính là trinh bày (viết) bài giải. Điều
này đòi hỏi giáo viên không sốt ruột, vội vàng làm thay học sinh mà phải cho học

sinh tự luyện viết câu lời giải nhiều.
*) Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải:
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nôi dung bài toán bằng các thao tác:
+ Đọc bài toán (đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm- đọc bằng mắt).
+ Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để tìm hiểu nội dung, nắm bắt bài
toán cho biết cái gì, bài toán yêu cầu phải tìm cái gì ?
- Tìm cách giải bài toán bằng các thao tác:
10
+ Tóm tắt bài toán (tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ, tóm tắt bằng sơ đồ).
Hoạt động này thường được tiến hành theo các bước sau :
+ Cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt.
+ Lập kế hoạch giải bài toán: Xác định trình tự giải bài toán, thông thường xuất
phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho. Xác lập mối qua hệ giữa các
điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tính số học
thích hợp.
- Thực hiện cách giải và trình bày lời giải bằng các thao tác:
+ Thực hiện các phép tính đã xác định (có thể viết phép tính sau khi viết câu lời
giải và thực hiện phép tính).
+ Viết câu lời giải.
+ Viết phép tính tương ứng .
+ Viết đáp số.
- Kiểm tra bài giải:
Kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm
tra kết quả cuối cùng có đúng với yêu cầu bài toán.
Ví dụ:
Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải bài toán sau:
Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127 kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai
được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch hai thửa
ruộng được bao nhiêu kilôgam cà chua?
- Cho học sinh tìm hiểu thuật ngữ “thu hoạch” nghĩa là gì? (đồng nghĩa với

việc hái cà chua để sử dụng). Thuật ngữ “ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3
lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất”.
- Nắm bắt nội dung bài toán:
+ Biết số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất 127 kg và số cà chua ở thửa ruộng
thứ hai nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất.
11
- Tìm cách giải bài toán:
+ Tóm tắt bài toán: Bước đầu học sinh mới giải toán, giáo viên làm mẩu và
hướng dẫn học sinh tóm tắt, các bài tập kế tiếp giáo viên chỉ định, hướng dẫn kiểm
tra học sinh tự tóm tắt (tóm tắt bằng lời, hoặc tóm tắt bằng hình vẽ).
+ Tóm tắt gắn gọn làm nổi bật yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm .
Cách 1: Thửa 1 : 127 kg cà chua.
Thửa 2 : Gấp 3 lần thửa 1 ? kg cà chua
Cách 2 : Thửa 1 :
Thửa 2 : ? kg cà chua
+ Cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt (không nhìn đề toán mà nhìn
vào tóm tắt, học sinh tự nêu bài toán theo sự hiểu biết và ngôn ngữ của từng em).
+ Lập kế hoạch giải toán
- Xác định bài toán theo cách thông thường:
+ Tìm số cà chua ở hai thửa ruộng, cần biết những yếu gì? (Biết số cà chua ở
từng thửa ruộng là bao nhiêu kilôgam?).
+ Số kilôgam cà chua ở từng thửa ruộng đã biết chưa? (Biết số kilô gam cà
chua ở thửa thứ 1 là 127 kg, còn số kilôgam cà chua ở thửa ruộng thứ 2 chưa biết).
+ Vậy phải tìm số kilôgam cà chua ở thửa thứ 2.
- Tình tự giải:
+ Trước hết tìm số kilôgam cà chua ở thửa ruộng thứ hai.
+ Sau đó tìm tìm số cà chua ở hai thửa ruộng.
+ Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm đúng phép tính thích hợp: Tìm
số cà chua ở thửa ruộng thứ 2 ?
+ Biết số cà chua ở thửa thứ 1 là 127 kg .

+ Biết số cà chua ở thửa thứ 2 nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa thứ 1.
12
+ Vậy số kilôgam cà chua ở thửa thứ 2 bằng số kilôgam cà chua ở thửa thứ 1
nhân với 3.
Tìm số cà chua ở hai thửa ruộng ?
Biết số cà chua ở thửa 1 : 127kg
Biết số cà chua ở thửa thứ 2 : (127x 3) kg
Vậy số cà chua ở hai thửa ruộng bằng tổng số kilôgam cà chua ở hai thửa ruộng.
Thực hiện cách giải và trình bày:
Giáo viên cho học sinh thực hiện các phép tính trước ở ngoài nháp sau đó
trình bày bài giải hoặc viết câu lời giải và phép tính tương ứng, thực hiện phép tính,
viết kết quả.
Số kilôgam cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là :
127 x 3 = 381 (kg)
Số kilôgam cà chua thu hoạch ở hai thửa ruộng là :
127 + 381 = 508 (kg)
Đáp số: 508 kg .
Kiểm tra bài giải:
Kiểm tra tóm tắt, câu lời giải, phép tính, bằng cách đọc lại, làm lại phép tính…
- Tổ chức rèn kĩ năng giải toán
+ Sau khi học sinh đã biết cách giải toán (có kĩ năng giải toán), để định hình kĩ
năng ấy, giáo viên rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. Rèn kĩ năng giải toán, nghĩa
là cho học sinh vận dụng kĩ năng vào giải các bài toán khác nhau về hình thức.
Giáo viên có thể rèn kĩ năng từng bước hoặc tất cả các bước giải toán.
Ví dụ : Rèn kĩ năng tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác:
+ Đọc bài toán (đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt).
+ Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để tìm hiểu nội dung của các
bài toán cụ thể ở sách giáo khoa.
Tóm lại để giải bài toán có lời văn học sinh cần nắm các yếu tố sau.
Tìm hiểu bài toán:

13
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì? (Tức là bài toán đòi hỏi phải tìm gì?)

Giải bài toán:
- Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi
- Trình bày bài giải:
+ Nêu câu lời giải
+ Phép tính để giải bài toán
+ Đáp số
IV. Kết quả nghiên cứu
Qua một thời gian áp dụng sáng kiến trên học sinh lớp 3A của tôi đã có tiến bộ
rõ rệt trong giải toán có lời văn nói riêng và trong môn toán nói chung. Các em
không còn ngại khi gặp bài toán có lời văn nữa mà còn ham thích giải toán có lời
văn cũng như biết tìm ra được nhiều cách giải khác nhau trong một bài toán có lời
văn.
Với cách hướng dẫn học sinh tìm ra nhiều cách giải của một bài toán có lời văn
đã đưa ra như trên, tôi thấy chất lượng giải toán có lời văn lớp tôi dạy đã được nâng
cao rõ rệt, học sinh nắm vững cấu trúc và phương pháp của từng dạng toán đã học,
biết trình bầy lời giải một cách chính xác, ngắn gọn.
Kết quả cụ thể là:
Số
HS
Đầu năm Giữa học kỳ II
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
20 2 10 6 30 10 50 2 10 5 25 8 40 7 35 0 0
Bài học kinh nghiệm.
Cả thầy trò phải rèn tính kiên trì, bình tĩnh, cẩn thận, chịu khó trong giảng dạy
cũng như trong học tập.

14
Những kinh nghiệm trên chẳng những tôi áp dụng ở lớp, mà còn giới thiệu ra
tổ chuyên môn để các đồng nghiệp cùng thực hiện và đạt kết quả khá tốt.
Muốn đạt được chất lượng trong giảng dạy, người giáo viên phải được nâng
cao tay nghề, phải tìm tòi nghiên cứu tìm ra những cách tốt nhất cho học sinh.
Trước tiên người giáo viên phải chuẩn bị tốt kế hoạch bài học khi lên lớp. Thường
xuyên sửa đổi bổ sung những rút mắc trong quá trình giảng dạy. Người giáo viên
phải kịp thời phát huy những mặt tốt, còn những thiếu sót, chưa tốt có thể trao đổi
cùng đồng nghiệp trong các lần sinh hoạt tổ để cùng tìm ra cách giải quyết. Trong
quá trình giảng dạy trên lớp giáo viên phải vận dụng lời nói rõ ràng cụ thể bám sát
từng học sinh. Giáo viên phải tận dụng tất cả những đồ dùng hiện có, sử dụng trực
quan, tranh ảnh, mô hình… Người giáo viên phải kiên trì vượt qua những khó khăn
“Tất cả vì học sinh thân yêu”. Luôn tham gia học hỏi trau dồi kinh nghiệm. “Thầy
dạy tốt trò học tốt”. Do đó người giáo viên cần nắm vững phương pháp giảng dạy.
Chuẩn bị tốt cho tiết dạy và áp dụng một cách nhuần nhuyễn linh hoạt. Giáo viên
phải luôn quan tâm giúp đỡ học sinh yếu, uốn nắn sửa sai kịp thời động viên khích
lệ học sinh “Vừa học vừa chơi, vừa chơi vừa học”. Bên cạnh cần có sự thống nhất
trong tổ chuyên môn, tích cực tham gia chuyên đề do tổ, trường tổ chức nhằm góp
phần nâng cao chất lượng.

PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm cần thiết,
theo hướng đổi mới hiện đại hoá hiện. Học sinh chủ động trong các hoạt động, giáo
viên chỉ hướng dẫn giúp đỡ các em. Đối với học sinh yếu giáo viên cần ân cần giúp
đỡ, nhắc nhở, khen ngợi kịp thời.
15
Người giáo viên phải luôn nắm vững các kiến thức, kĩ năng và giáo dục học
sinh. Khi giảng dạy luôn theo hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh
học theo hướng tích cực. Giáo viên luôn quan tâm giúp đỡ các em. Giáo viên quan

sát theo dõi để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Người giáo viên phải nắm rõ nguyên
nhân tại sau các em học yếu? Yếu ở phần nào? Từ đó để có biện pháp giúp đỡ thích
hợp với từng học sinh.
II. Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện sáng kiến, để dạy giải toán có lời
văn ở lớp 3 nói riêng và giải toán có lời văn trong chương trình toán Tiểu học nói
chung đạt kết quả cao bản thân tôi có một số kiến nghị và đề xuất như sau:
Người giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình, bản chất của bài
toán, dạng toán, mối tương quan giữa các dữ kiện của bài toán. Huy động được
những kiến thức vốn có của học sinh để tự các em chiếm lĩnh được nội dung kiến
thức của bài học một cách độc lập, phát huy vai trò hoạt động cá nhân của học sinh
trong quá trình giải toán.
Giáo viên cần chú trọng từng bước trong quá trình tổ chức dạy giải toán, đặc
biệt là tìm hiểu đề để phân tích và lập kế hoạch giải. Cần hướng dẫn học sinh
đường lối chung, cách lựa chọn phương pháp giải sao cho phù hợp với từng dạng
toán.
Giáo viên phải tìm hiểu được đối tượng học sinh, nắm được cái ưu, nhược về
tâm sinh lý của học sinh để có biện pháp, phương pháp giáo dục cho thích hợp.
Tổ chức học sinh luyện tập theo từng mức độ dễ, khó khác nhau nâng dần khả
năng phát triển của các bài toán, rèn phương pháp suy nghĩ độc lập, tự chủ, tư duy
sáng tạo. Đưa ra những bài toán có nội dung giải quyết các vấn đề gắn liền với thực
tiễn để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình giải toán.
Để việc dạy học có kết quả, cần đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính sư
phạm, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tìm hiểu, nghiên
16
cứu về nội dung, phương pháp dạy học toán, tự hoàn thiện và nâng cao những tri
thức cần thiết, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, biết phát huy năng lực tiếp
thu của học sinh và động viên tinh thần học tập của các em kịp thời đúng lúc, chuẩn
bị đồ dùng dạy học phù hợp nội dung bài học. Tránh tạo mặc cảm yếu kém ở các
em mà bằng mọi cách phải tạo được niềm tin ở khả năng mình. Ngoài ra người giáo

viên phải thật sự thương yêu và gần gũi các em, luôn tìm phương pháp giảng dạy
hết sức cụ thể, ngắn gọn để các em dễ nắm, dễ nhớ, dễ làm. Chú trọng rèn kỹ năng
đọc viết và kỹ thuật tính cho các em càng nhiều càng tốt.
Trên đây là sáng kiến “Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giải toán
có lời văn cho học sinh lớp 3” tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy và kết
quả đạt được cũng tương đối khả quan, giúp học sinh say mê, hứng thó, chịu khó
nghiên cứu tìm tòi nhiều cách giải hay của một bài toán. Trong giảng dạy, tôi luôn
coi học sinh là trung tâm, tổ chức và hướng dẫn học sinh trong khi tóm tắt bài toán,
hướng dẫn học sinh phân tích bài toán để tìm ra các cách giải, giúp học sinh có suy
nghĩ độc lập, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có lòng tự tin, tự tạo trong làm bài.
Tôi rất mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp bổ sung của các bạn đồng
nghiệp để bản thân vận dụng kinh nghiệm này vào việc “ Đổi mới phương pháp,
nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3” đạt hiệu quả cao
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
MỤC LỤC
17
(Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi do vậy chúng tôi chỉ để sẵn
danh mục. Bấm phím tab sẽ ra các dấu … cách đều)
PHẦN I. MỞ ĐẦU Trang 3
1. Lý do chọn đề tài 4
2
3
4
5
PHẦN II. NỘI DUNG
1
2

3
4
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán 3, NXB GD
18
2. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 3 (Sách Giáo Viên), NXB GD
3. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 3) , NXB GD
4. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
5. Giáo trình tâm lý học Tiểu học
6. Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học
7. Chuyên đề giáo dục Tiểu hoc
8. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3 (tập 1) - Vũ Văn Dương, Ngô Thị
Thanh Hương, Bùi Anh Tú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Vĩnh Thông – NXB GD 2007
9. Báo Toán học tuổi trẻ.
10. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn
11. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học.
12. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995
13. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001
14. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007
15. Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải
toán, NXB Hà Nội – 2004
16. Số học bà chúa của toán học – Hoàng Chúng.
17. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet.
18. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4 - Bộ Giáo dục - Đào
tạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
19
BẢN CAM KẾT
I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
Họ và tên: ………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………
Đơn vị: Trường tiểu học ………
Địên thoại: 0912345678
E-mail:
II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN:
III. NỘI DUNG CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong
giảng dạy tại trường ……………………………… . Trong trường hợp có xảy ra
tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh
nghiệm này mà tôi là người vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã phổ biến cho
đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến
này tôi cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu.
…………, ngày … tháng … năm 20….
Người cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
20
21

×