Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN dạy giải toán có lời văn ở lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.41 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP MỘT
Tác giả: Nguyễn Thị Diệu
Đơn vị : Trường tiểu học Bồng Sơn
A. MỞ ĐẦU
I.Đặt vấn đề:
1.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Môn Toán Tiểu học có vị trí quan trọng, nó góp phần đào tạo học sinh trở
thành con người phát triển toàn diện. Dạy học toán lớp Một nói riêng và Tiểu học nói
chung về giải toán có lời văn là một trong những nội dung quan trọng nó giúp học
sinh củng cố vận dụng những kiến thức giải toán, phát triển kĩ năng, kĩ xảo đã được
hình thành đồng thời nó góp phần giúp học sinh phát triển tốt về tư duy. Việc dạy học
Toán Tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng không phải là kiểm tra đáp số hay
giải được nhiều bài toán một cách máy móc mà phải cần hình thành cho học sinh
phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt. Đặc biệt là đối với học sinh lớp
Một các em bắt đầu mới làm quen với giải toán có lời văn. Chính vì vậy trong quá
trình dạy học toán có lời văn cho học sinh, giáo viên vẫn còn những khó khăn nhất
định. Học sinh có nhiều hạn chế về phương pháp cũng như diễn đạt khi giải toán. Từ
tình hình thực tế này mà tôi chọn đề tài: Dạy giải toán có lời văn ở lớp Một.
2.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
- Hình thành và rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp một.
- Từng bước hình thành và phát triển tư duy toán cho học sinh.
- Làm cơ sở cho học sinh học toán ở các lớp trên.
- Giáo dục tính cẩn thận, ý thức vận dụng vào thực tế của học sinh.
3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
1
- Chương trình toán lớp 1.
- Các tình huống cụ thể trong cuộc sống phù hợp với tâm sinh lý và thế giới
quan của học sinh lớp 1.
II.Phương pháp tiến hành :
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm


giải pháp của đề tài:
1.1. Cơ sở lý luận: Tâm lí học của lứa tuổi học sinh Tiểu học. Đặc biệt là học
sinh lớp Một cần có yếu tố trực quan sinh động để đi đến yếu tố trừu tượng cơ bản.
Kết hợp với yếu tố nghe, nhìn, vận dụng thực hiện.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Tình hình thực tế học sinh khi gặp giải bài toán có lời văn còn lúng túng và
thường nhầm lẫn.
- Đọc đề, phân tích một bài toán có lời văn còn nhiều hạn chế nên chưa xác
định rõ yêu cầu của đề bài.
- Khả năng tìm, viết câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán còn mơ hồ
dẫn đến sai cú pháp trả lời không đúng trọng tâm.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1.Các biện pháp tiến hành:
- Phân tích, điều tra tìm hiểu nguyên nhân sai sót hạn chế.
- Trao đổi đồng nghiệp.
- Tham khảo các tài liệu liên quan.
- Kiểm tra đối chứng và điều chỉnh kịp thời. Sau mỗi giai đoạn có bổ sung điều
chỉnh giải pháp.
2.2. Thời gian tiến hành:
- Đề tài này được áp dụng trong các giờ dạy toán ở lớp 1A trường Tiểu học
Bồng Sơn từ tháng 9/ 2009.
B. NỘI DUNG
I.Mục tiêu
2
Việc giải toán có lời văn là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa
yếu tố chưa biết (cái đã cho)và yếu tố cần xác định (cái phải tìm) trong điều kiện bài
toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng phù hợp. Để làm được điều đó việc
dạy giải toán có lời văn cần phải theo các trình tự từ thấp đến cao.
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới

- Trước khi dạy về giải toán có lời văn, giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh các
kiến thức có liên quan.
- Đọc thông, viết thạo về tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức kĩ năng của từng
khối lớp để các em có thể đọc được bài toán, tìm hiểu yêu cầu.
- Nắm vững về cộng, trừ các số tự nhiên, số đo đại lượng (đơn vị đo độ dài,
đơn vị đo thời gian).
- Thực hiện tốt các dạng toán. Viết phép tính thích hợp dựa vào hình ảnh. Đây
là giai đoạn đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Do đó chỉ
yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp, ở mức
độ từ dễ đến khó.
1.1.Giải pháp 1:Những biện pháp và giải pháp chung
- Để dạy tốt nội dung này trước hết giáo viên cần trang bị cho học sinh
những kiến thức có liên quan đến giải toán có lời văn.
- Nghiên cứu nội dung chương trình, những kiến thức nội dung có liên quan.
- Rèn chắc kiến thức về cộng trừ số tự nhiên, số đo đại lượng.
- Nghiên cứu kĩ năng bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết để phục vụ
cho tiết dạy.
- Nắm quy trình chung khi giải một bài toán đơn ở lớp 1.
- Học sinh phải có một bộ đồ dùng học toán theo yêu cầu để học sinh được
rèn luyện các thao tác trên các nhóm đồ vật hoặc trên mẫu hình.
- Các tài liệu tham khảo và phục vụ cho học tập rèn luyện như:
+ Sách giáo khoa toán lớp 1.
+ Vở bài tập toán lớp 1.
+ Vở luyện tập, …
- Nắm vững kiến thức về cộng trừ các số tự nhiên, . . .
3
* Giai đoạn 1:
1.2.Giải pháp 2: Dạy bài toán giải bằng phép cộng thông qua kênh hình
Ví dụ 1: bài 5b trang 46 - sách giáo khoa Toán 1.
Hướng dẫn:

- Yêu cầu quan sát tranh, tạo tình huống rồi nêu bài toán:
* Có một con thỏ rồi một con thỏ nữa chạy đến. Hỏi tất cả mấy con thỏ?
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm kết quả, rồi viết phép tính thích hợp vào ô
trống:
1.3. Giải pháp 3:Dạy bài toán giải bằng phép trừ thông qua kênh hình
Ví dụ 2: Bài 3 trang 54 sách giáo khoa toán 1 - Viết phép tính thích hợp:
4
1 + 1 = 2
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh rồi nêu bài toán:
Lúc đầu có 3 con chim đang đậu trên cành, sau đó có 2 con chim bay đi. Hỏi
trên cành còn lại mấy con chim?
- Học sinh viết phép tính thích hợp :
Tìm số chim còn lại:
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh nêu một bài toán khác phù hợp với bức
tranh.
Lúc đầu có 3 con chim đang đậu trên cành, sau đó có một số chim bay đi và
còn lại trên cành 1 con chim. Hỏi có mấy con chim đã bay đi?
Tìm số chim bay đi:

* Giai đoạn 2:
1.4 Giải pháp 4: Dạy bài toán bắt đầu “ tiếp cận” với giải toán có lời văn
* Giai đoạn cuối học kì I: Học sinh được làm quen với tóm tắt bài toán bằng
hình ảnh, bằng lời: (Bắt đầu “tiếp cận” với giải toán có lời văn)
Ví dụ 3: Bài 3 trang 87- sách giáo khoa Toán 1- Viết phép tính thích hợp:
5
3 - 2 = 1
3 - 1 = 2
Hướng dẫn:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu bài toán:
Hàng trên có 4 chiếc thuyền, hàng dưới có 3 chiếc thuyền. Hỏi cả hai hàng

có bao nhiêu chiếc thuyền?
- Muốn tìm số thuyền của hai hàng ta làm thế nào?
* Học sinh nêu được: Muốn tìm số thuyền ở hai hàng, ta lấy số thuyền hàng
trên cộng với số thuyền hàng dưới.
- Viết phép tính:
Hoặc:

Ví dụ 4: Tóm tắt bằng lời:
Có : 10 quả bóng
Cho : 3 quả bóng
Còn : quả bóng?
Hướng dẫn:
- Dựa vào tóm tắt, học sinh nêu được bài toán:
Hải có 10 quả bóng, Hải cho bạn 3 quả bóng. Hỏi Hải còn lại mấy quả bóng?
- Học sinh nêu và viết phép tính thích hợp:
6
4 + 3 = 7
3 + 4 = 7
10 - 3 = 7
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu: 7 quả bóng là Số quả bóng của Hải
còn lại . Đây là cơ sở để học sinh viết câu lời giải của dạng toán có lời văn sau này.
* Giai đoạn 3:
1.5. Giải pháp 5: Giới thiệu các dạng toán và định hướng cách giải bài
toán có lời văn
* Các bài toán đơn giải bằng một phép tính cộng hoặc trừ. Cụ thể:
- Bài toán về thêm 1số đơn vị .
- Bài toán về bớt 1 số đơn vị.
- Bài toán về “tìm tổng hai số”.
- Bài toán về “biết tổng 2 số biết 1 số và tìm số còn lại”
Giới thiệu bài toán có lời văn cho học sinh lớp Một bằng cách cho học sinh tiếp

cận với 1 đề toán chưa hoàn chỉnh kèm theo tranh vẽ và yêu cầu học sinh hoàn thiện.
Ví dụ 5: Bài 1 trang 115-sách giáo khoa Toán 1
Hướng dẫn:
- Yêu cầu viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán .
Có…bạn, có thêm …bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh vẽ để hoàn chỉnh bài toán.
Có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Giáo viên giới thiệu: Đây là bài toán có lời văn.
- Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh nêu :
Bài toán cho biết: có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới.
Bài toán hỏi: có tất cả mấy bạn?
Ví dụ 6:
Bài toán: Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi . . . . . . . .?
Hướng dẫn:
7
Học sinh quan sát và cho biết: Đây không phải là bài toán có lời văn, vì thiếu
câu hỏi.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu câu hỏi còn thiếu trong bài toán này.
(Hỏi đàn gà có tất cả mấy con ?”)
 Qua 2 ví dụ trên, giáo viên vận dụng phương pháp dạy học đề giúp học sinh
bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có 2 phần:
- Các số gắn với thông tin (Bài toán cho biết).
- Thông tin cần tìm).
Giáo viên khẳng định cho học sinh, một bài toán có lời văn nếu thiếu 1 trong 2
yêu cầu trên thì không phải là bài toán có lời văn.
* Dạy các bài toán ở lớp Một, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thực hiện
theo trình tự các bước:
- Đọc kĩ đề bài toán
- Tóm tắt bài toán.
- Tìm cách giải.

- Trình bày bài giải.
- Kiểm tra phần bài giải
Cụ thể như sau:
1.5.1. Bài toán về thêm một số đơn vị
Ví dụ 7: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả
mấy con gà?
Đây là bài toán giải có lời văn đầu tiên nên giáo viên cần phải hướng dẫn thật
kĩ.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài toán để hiểu nội dung (Bước này giáo viên
theo dõi hướng dẫn thật kĩ vì có nhiều đối tượng học sinh)
- Giáo viên củng cố kiểm tra bài cũ về bài toán có lời văn (Đây có phải là bài toán có
lời văn không?vì sao?)
8
Bước 2: Tìm cách giải:
Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách đặt câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì? (Nhà em có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà)
+ Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
+ Muốn tìm số con gà nhà An có tất cả bao nhiêu thì ta làm thế nào?
(Lấy số gà có ở nhà An cộng với số gà mẹ mua thêm)
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi phép tính trong bài toán giải:
5 + 4 = 9 (con gà)
+ Đến đây, từ kết quả của phép tính vừa tìm được giáo viên hướng dẫn để học
sinh nêu câu lời giải.
+ 9 “con gà” vừa tìm được chính là: Số gà nhà An có tất cả.
+ Bước này, giáo viên hướng dẫn và khuyến khích học sinh nêu nhiều câu lời
giải khác nhau nhưng đều đúng.
+ Bước cuối cùng là đáp số, tìm ra cái gì thì đáp số cái đó (Đáp số: 9 con gà)
* Đây là một bước làm quan trọng trong quy trình giải. Trên cơ sở phân tích
các dữ kiện của một bài toán nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng, đồng thời tìm

ra phép tính thích hợp cho việc giải toán. Ở bước này bản thân tôi thấy cách hướng
dẫn mà tìm phép tính bài giải trước rồi đến câu lời giải thì học sinh dễ hiểu hơn (bài
đầu tiên)
Bước 3: Trình bày bài giải:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài giải theo các bước:
+ Câu lời giải
+ Phép tính
+ Đáp số
-Giáo viên cần kiên trì hướng dẫn học sinh tự tìm ra câu lời giải, phép tính
thích hợp với yêu cầu của bài toán. Chắc chắn lúc đầu các em còn lúng túng, câu lời
giải còn vụng nhưng đúng ý là được. Cái khó của giải toán lớp 1 chính là nêu câu lời
giải (viết). Do đó giáo viên cần khuyến khích học sinh tập nêu nhiều câu lời giảitrong
9
1 bài, giáo viên không nên vội vàng và làm thay cho học sinh, không nhất nhất bắt
chước theo câu lời giải của giáo viên.Với bài này thì giáo viên có thể hướng dẫn đề
học sinh nêu nhiều câu lời giải đúng khác nhau là:
+Số con gà nhà An có tất cả là:
+Nhà An có tất cả số con gà là:
+Nhà An có tất cả là:
+…………………………………
Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán.
- Bước này học sinh lớp Một nói riêng, Tiểu học nói chung hay lướt qua, nên
khi kiểm tra thì có những sai sót đáng tiếc.Chính vì thế nên giáo viên phải kiên trì để
giúp các em chịu khó kiểm tra bài làm của mình về:
- Câu lời giải.
- Phép tính, kết quả,đơn vị có đúng không.
- Đáp số.
Ví dụ 8:
Nhà Lan có 20 cái bánh, mẹ mua thêm 1 chục cái nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả
bao nhiêu cái bánh?

- Dạng bài này, học sinh hay thiếu bước đổi:1chục = 10
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh đọc đề toán rồi tự làm.
( Giáo viên phải cần theo dõi, kiểm tra một số em yếu, trung bình lười không
chịu khó để đọc. Do đó một số em ở đối tượng này thường hay bị sai.)
- Sau khi học sinh tự làm,trình bày.Từ bài học sinh làm giáo viên tổ chức cho
học sinh nhận xét, bổ sung thiếu sót(1 chục cái bát=10 cái bát).
Bài giải:
1 chục cái bát=10 cái bát
Số cái bát nhà Lan có tất cả là:
20+10=30 (cái bát)
Đáp số: 30 cái bát
10
* Sau bài này,giáo viên cần lưu ý: Trong bài toán giải có lời văn nếu trong đề
bài có 1 chục, 2 chục,….hoặc tìm số ngày mà cho tuần lễ thì phải đổi: 1 tuần = 7
ngày,1 chục = 10,. . .
1.5.2 Bài toán về “Tìm tổng hai số”:
Ví dụ 9: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
Hướng dẫn:
Với đề toán này giáo viên yêu cầu học sinh:
+Đọc đề bài(bắt buộc).
+ Hoàn thành tóm tắt.
+ Hướng dẫn học sinh giải.(Bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì?)
+Trình bày bài giải:
Bài giải:
Số quả bóng cả hai bạn có là:
4 + 3 = 7 (quả bóng)
Đáp số: 7 quả bóng
-Sau khi học sinh giải xong, yêu cầu học sinh nêu nhiều câu lời giải khác nhau
nhưng vẫn đúng:+Cả hai bạn có tất cả là:
+Cả hai bạn có số quả bóng là:

- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu cách giải khác:
- Học sinh nêu được:Muốn tìm số quả bóng của cả hai bạn ta có thể lấy số quả
bóng của bạn Bình cộng với số quả bóng của bạn An: 3+4=7(quả bóng).
* Đây là bước khá đơn giản, nhưng nếu giáo viên không làm thì sẽ hạn chế khả
năng tư duy của các em.
Ví dụ 10: Đoạn thẳng AB dài 5 cm, đoạn thẳng BC dài 3 cm. Hỏi đoạn thẳng
AC dài mấy xăng ti mét?
Hướng dẫn:
Đối với loại bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn
thẳng thì học sinh dễ hiểu hơn.
11
Tóm tắt: ?cm
Nhìn vào hình vẽ học sinh có thể nêu được:
+ Chiều dài của đoạn thẳng AC là:
5 + 3=8 (cm) hoặc 3 + 5= 8 (cm)
Giáo viên cần lưu ý: Đối với hai bài này mà đơn vị tính là số đo độ dài(cm) thì
lời giải thường dùng từ: Chiều dài hoặc độ dài của đoạn thẳng là:
2. Các bài toán giải bằng phép trừ
2.1.Dạng toán “bớt một số đơn vị”
- Đối với dạng toán này giáo viên cần giúp học sinh nhận dạng bài toán qua 1
số từ “bớt “, “lấy đi”, “bán đi”, hỏi “còn lại”.
* Để hướng dẫn bài toán này, giáo viên cần thực hiện các bước:
Bước 1:Tìm hiểu nội dung bài.
Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài toán.( tránh thói quen xấu vừa mới đọc đề xong
đã vội vàng giải ngay)
Bước 3: Tóm tắt bài toán.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải.
Bước 5: Trình bày bài giải
Bước 6: Kiểm tra.
Ví dụ 1: Cửa hàng có 15 búp bê đã bán đi 2 búp bê. Hỏi cửa hàng còn lại bao

nhiêu búp bê?
Tương tự, giáo viên hướng dẫn học sinh giải:
- Bài toán cho biết gì?(Cửa hàng có 15 búp bê, đã bán đi 2 búp bê.)
- Bài toán hỏi gì? (Cửa hàng còn lại bao nhiêu búp bê?)
12
A
B
C
5

c
m
c
m

c
c
m
3
cm cm
- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu búp bê ta làm thế nào?( lấy số búp bê
cửa hàng có ban đầu trừ đi số búp bê đã bán.)
- Học sinh trình bày bài giải:
Bài giải:
Số búp bê cửa hàng còn lại là:
15 – 2 = 13 ( búp bê)
Đáp số: 13 búp bê
*Lưu ý:
- Đối với học sinh trung bình, yếu: chỉ yêu cầu học sinh nêu được phép tính, lời
giải,…

- Đối với học sinh khá, giỏi: Tập cho học sinh có thói quen diễn đạt bằng lời.
Tuy khó nhưng nếu kiên trì và thường xuyên luyện tập thì sẽ được.
Ví dụ 2: Tổ em có 9 bạn trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có mấy bạn nam?
- Đây là dạng toán mà học sinh hay sai nhất.Vì các em cứ nghĩ rất đơn giản và
máy móc là: “Thêm” hỏi tất cả thì ta làm phép cộng, “Bớt” hỏi “còn lại “ thì làm
phép tính trừ, chính vì vậy mà các em hay làm sai.
- Theo tôi để khắc phục điều này, sau khi học sinh hiểu và làm được, giáo viên
nên chốt lại dạng toán này.
- Cho tổng hai số (9 bạn), biết một số (5 bạn nữ). Tìm số còn lại (số bạn nam)
thì phải thực hiện phép trừ.
- Sau đó, giáo viên sẽ cho học sinh luyện tập tiếp theo.
* Dạng toán này giáo viên có thể dựa vào mối liên quan giữa phép cộng và
phép trừ để củng cố khắc sâu hơn.
Ví dụ 3: Bài 3 và bài 4 trang 162 sách giáo khoa Toán 1
Bài 3: Hà có 35que tính, Lan có 43 que tính. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu
que tính?
Hướng dẫn:
- Bài này là cho 2 số  Tính tổng hai số đó.
13
Bài 4: Hà và Lan hái được 68 bông hoa, riêng Hà hái được 34 bông hoa.Hỏi Lan hái
được bao bông hoa?
Tóm tắt:
Tất cả: 68 bông hoa
Hà có: 34 bông hoa
Lan có:… bông hoa ?
* Bài này thì ngược lại: Cho tổng số bông hoa của hai bạn (68) và cho biết số
bông hoa của bạn Hà ( 34). Tìm số bông hoa của Lan?  phải thực hiện phép tính
trừ. (Đây là dạng toán “Biết tổng 2 số và biết 1 số, tìm số còn lại)
* Đối với học sinh lớp 1, mang tính chất trực quan. Do đó giáo viên chỉ hướng
dẫn học sinh những dạng toán đơn giản theo yêu cầu kiến thức kĩ năng theo từng khối

lớp. Song thực tế ở lớp, hình thức dạy bán trú (2 buổi/ngày), năng lực nhận thức và
điều kiện về thời gian của các em cho phép. Vì vậy, bản thân tôi cũng mạnh dạn bồi
dưỡng thêm cho những học sinh khá, giỏi một số bài toán nâng cao hơn dựa trên phần
toán cơ bản không ngoài mục đích ban đầu hình thành và phát triển tư duy và năng
lực Toán cho học sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy hiện nay “nâng cao dân trí
phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Chẳng hạn thông qua một số ví dụ minh
họa như sau:
Ví dụ 1: Một mảnh vải cắt đi 5 cm thì còn lại 10 cm, Hỏi khi chưa cắt thì
mảnh vải dài bao nhiêu xăng ti mét?
- Đối với bài này : yêu cầu học sinh đọc đề bài toán, hướng dẫn học sinh tóm
tắt bằng đoạn thẳng.

14
10 cm
5 cm
? cm
- Hướng dẫn giải: -Bài toán cho biết gì? (một mảnh vải cắt đi 5cm, còn lại
10cm)
- Bài toán hỏi gì? (Mảnh vải lúc đầu khi chưa cắt)
- Muốn tìm mảnh vải khi chưa cắt ra làm thế nào? (lấy chiều dài mảnh cắt đi
cộng với chiều dài mảnh vải còn lại). Vừa giảng vừa minh họa trên tóm tắt bài toán.
Bài giải:
Khi chưa cắt, mảnh vải dài là:
5 + 10 = 15 (cm)
Đáp số: 15cm
Ví dụ 2: Bình cho An thêm 2 quyển vở nữa nên bây giờ An có tất cả 10
quyển vở. Hỏi trước khi Bình cho An mấy quyển vở?
- Giáo viên hướng dẫn tương tự:
- Yêu cầu học sinh đọc đề và cho biết:
+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số vở của An trước khi Bình cho thì ta làm thế nào? (Lấy số vở
tất cả của An trừ đi số vở của Bình cho An thì ta được số vở của An lúc ban đầu.
Bài giải:
Số vở của An trước khi Bình cho là:
10 – 2 = 8 (quyển vở)
Đáp số: 8 quyển vở
- Sau hai bài này, Giáo viên cần gút cho học sinh hiểu: không phải bài toán
nào có chữ “thêm” là “cộng” hay “bớt”; “cắt đi” là “trừ”. Do đó khi giải toán có lời
văn yêu cầu học sinh phải đọc thật kĩ đề, phân tích mối quan hệ các dữ kiện để tìm ra
phép tính phù hợp.
2. Khả năng áp dụng và lợi ích kinh tế - xã hội:
- Qua tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp Một trường Tiểu học
Bồng Sơn. Kết quả thu được qua các năm học: 2009 – 2010; 2010 – 2011; 2011 –
2012 như sau:
15
Năm học
GIỎI KHÁ
T.
BÌNH
YẾU
SL % SL % SL % SL %
2009 – 2010
(Ban đầu thử nghiệm giải pháp)
24 75 5 15,6 3 9,4
2010 – 2011
(Giải pháp đã có sự điều chỉnh)
26 76,5 6 17,6 2 5,9
2011 – 2012
(Giải pháp đã hoàn chỉnh)

30 85,7 4 11,4 1 2,9

Nội dung đề tài được thử nghiệm áp dụng cho mọi đối tượng học sinh lớp 1 ở
trường Tiểu học Bồng Sơn nói chung và lớp 1 của các trường Tiểu học trong toàn
huyện.
Qua thời gian thử nghiệm dề tài, tôi nhận thấy toàn bộ học sinh hiểu và có kỹ
năng giải toán có lời văn thành thạo, là tiền đề để học các lớp trên. Thông qua đó học
sinh phát triển tư duy sáng tạo qua việc tìm câu lời giải đa dạng, phần nào tạo niềm
tin, say mê hướng thú học Toán cho học sinh. Từ đó góp phần tác động làm hạn chế
học sinh chán nản mệt mỏi khi học Toán.
Giải toán có lời văn trong học sinh lớp 1 có thể xem là “bản lề” cho kỹ năng
học và giải toán cho các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học hay các bậc học tiếp theo, nên
hiệu quả của giải pháp có thể xem là chìa khóa cho niềm say mê học Toán cho học
sinh.
Nội dung giải pháp trong đề tài phần nào có thể xem là tài liệu tham khảo lưu
hành nội bộ nhằm trao đổi cùng đồng nghiệp góp phần rèn và nâng cao kỹ năng sư
phạm cho giáo viên cho giáo viên trong trường nói riêng và toàn huyện nói chung./.
16
C.KẾT LUẬN
Với kinh nghiệm nêu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm trong quá trình dạy học toán, đầu tư cao trong quá trình
lập kế hoạch cũng như thực hành tiết dạy học toán giúp học sinh tự hoàn thiện lấy
mình. Qua đó, học sinh nắm được phương pháp học toán, yêu thích và tự tin trong
quá trình học toán và điều tất nhiên là học sinh ngày càng có chất lượng cao hơn.
- Muốn giảng dạy tiết có hiệu quả về giải toán có lời văn ở lớp 1, giáo viên
cần:
+ Nghiên cứu kĩ về nội dung chương trình giải toán có lời văn ở tiểu học nói
chung và giải toán lớp 1 nói riêng.
+ Nắm được mối quan hệ giữa các kiến thức để giúp việc học tốt về giải toán
có lời văn.

+ Thực hiện đổi mới phương pháp dạy toán phù hợp hình thức tổ chức linh
hoạt.
+ Xác định dạng toán, loại bài tập để có cơ sở hướng dẫn giải toán cho học
sinh.
+ Năm được những lúng túng, khó khăn,sai lầm thường gặp của học sinh để
từ đó gião viên có phương án điều chỉnh hơp lý, qua đó giáo viên khắc sâu kiểm tra,
kĩ năng .
17
+ Sau mỗi dạng bài giáo viên cần phải hình thành kĩ năng cụ thể.
+ Xác định kĩ nội dung cần khai thác đảm bảo tính cân đối trong lĩnh hội
kiến thức của học sinh.
+ Đảm bảo tính hệ thống logic trong Toán học.
Để đảm bảo được chất lượng hiệu quả trong giải toán ở lớp 1 ngoài việc người
giáo viên cần đầu tư, nghiện cứu kỹ thì đề nghị nhà trường đầu tư trang thiết bị dạy
học một cách đầy đủ./.
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt cấp Trường:






Bồng Sơn, ngày ……tháng 3 năm 2013
18
HIỆU TRƯỞNG
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt ngành GD- ĐT Hoài Nhơn :







Bồng Sơn, ngày … tháng … năm 2013
19
MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang
* Phần A: MỞ ĐẦU
I/ Đặt vấn đề 01
1 – Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải
có giải pháp mới giải quyết 01
2 – Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 01
3 – Phạm vi nghiên cứu của đề tài 01
II/ Phương pháp tiến hành 01
1 – Cơ cở lí luận và thực tiển có tính định hướng
cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài 02
2 – Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 02
* Phần B: NỘI DUNG
I/ Mục tiêu 03
II/ Mô tả giải pháp của đề tài 03
1 – Thuyết minh tính mới 03
 Những giải pháp chung 03
 Dạy bài toán giải bằng phép cộng thông qua kênh hình 03
 Dạy bài toán giải bằng phép trừ thông qua kênh hình 04
 Dạy bài toán bắt đầu “tiếp cận” với giải toán có lời văn 05
 Giới thiệu bài toán có lời văn 06
2 – Khả năng áp dụng 12
3 – Lợi ích kinh tế - xã hội 12
20
* Phần C: KÊT LUẬN

Kết luận 14

21

×