Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

nước đại việt thời lê sơ – một vài đặc điểm căn bản của nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội (pgs.tskh nguyễn hải kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.72 KB, 52 trang )

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ –
MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CĂN BẢN CỦA NỀN TẢNG CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA
– XÃ HỘI

PGS. TSKH. Nguyễn Hải Kế

I) BỐI CẢNH CHUNG
Sau ngày “Bình Ngô đại cáo”, kỉ nguyên mới của nước Đại Việt bắt đầu. Sử
gọi 100 năm giai đoạn từ sau 1428 trở đi đến năm 1527 là thời Lê sơ. có thể
chia thời Lê sơ thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất : 1428 – 1459, với 4 triều vua: Lê Thái Tổ (1428 – 1433),
Lê Thái Tông (1434 – 1442), Lê Nhân Tông (1453 - 1459), Lê Nghi Dân
(1459).
Lê Lợi – Thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Lam Sơn cũng là vị vua đầu tiên mở
đầu triều đại Lê Sơ đã nhanh chóng triển khai công việc quản lý đất nước
thời hậu chiến, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất. Thái tử Nguyên Long lên nối ngôi (vua Lê Thái
Tông). Đại Tư đồ Lê Sát, Tư khấu đô Tổng quản Lê Ngân phụ chính. Với thời
gian, lần lượt Lê Sát rồi Lê Ngân đều “mắc tội chuyên quyền” “làm trái đạo”…
rồi bị tội chết. Lê Thái Tông trực tiếp nắm quyền.
Năm 1442, Lê Thái Tông mất, Thái Tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên ngôi (Vua Lê
Nhân Tông). Tuyên từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính. Triều đình Lê
tiếp tục cảnh lục đục, rối loạn. Nhiều công thần bị giết. Đám quan triều tham
ô, hối lộ… 11 năm sau (1453), Nhân Tông nắm quyền lực, cố gắng vãn hồi
tình hình thì lại xảy ra cuộc chính biến năm 1459 do Lê Nghi Dân cầm đầu.
Mẹ con vua Lê Nhân Tông bị giết. Lê Nghi Dân tự lập làm vua. Tám tháng sau,
Nguyễn Xí, Đinh Liệt… các công thần, tướng lĩnh thời Lam Sơn nổi binh phế
truất Nghi Dân, đưa hoàng đế Lê Tư Thành 14 tuổi lên ngôi.
Giai đoạn thứ hai: Từ khi Lê Tư Thành lên ngôi (tức Lê Thánh Tông: 1460 –
1497) rồi Lê Hiến Tông (1498 – 1504).
Triều Lê Thái Tông liên tục tiến hành hàng loạt công việc cải tổ, củng cố bộ


máy hành chính quốc gia. Nhiều công việc được tiến hành dưới triều đại của
Lê Thánh Tông, đã ghi vào lịch sử dân tộc kèm với chữ Hồng Đức – niên hiệu
thứ hai và lâu nhất của triều vua này 1470 – 1497 như đê Hồng Đức, bản đồ
Hồng Đức, giáo dục Hồng Đức, luật Hồng Đức, quan chế Hồng Đức, thơ văn
Hồng Đức,… Chiếm hơn 1/3 thời gian thời kỳ Lê sơ (38/100 năm), giai đoạn
trị vì của Lê Thành Tông được coi là thịnh trị nhất không chỉ của thời Lê sơ
mà còn có vị trí nổi bật về xây dựng đất nước và phục hưng dân tộc trong lịch
sử các vương triều phong kiến Việt Nam.
Giai đoạn thứ ba: 1504 – 1527, là giai đoạn suy yếu của triều đình Lê sơ. Chỉ
gần một phần tư thế kỉ của tình trạng tranh quyền đoạt lợi giữa các phe cánh
(giữa an hem trong hoàng tộc, giữa hoàng tộc và ngoại thích…) đã lần lượt
ném lên ngai vàng những “vua quỷ” (Lê Uy Mục – 1505 – 1509), “ vua lợn” (Lê
Tương Dực 1510 – 1516), Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng… Năm 1527, Mạc
Đăng Dung phế bỏ Cung Hoàng, khai tử triều Lê sơ, lập nhà Mạc.
II) MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
THỜI LÊ SƠ
Nhìn lại 100 năm triều đại Lê sơ, thấy nổi lên những đặc điểm sau:

1. Triều Lê sơ thành lập là kết quả trực tiếp của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc (1417 – 1427)

Các chính quyền nhà nước Việt tự chủ trước đó như Đinh, tiền Lê, Lý, Trần,
Hồ, ra đời là sự kế thừa, chuyển giao chính quyền tự tập đoàn dòng họ này,
sang tập đoàn dòng học khác (Lê Hoàn kế nghiệp họ Đinh, Lý Công Uẩn thay
thế chính quyền của con cháu họ Lê, Trần thay thế Lý, Hồ đoạt chính quyền từ
dòng họ Trần suy yếu). Các cuộc thay thế đó hoặc là những cuộc “đảo chính
cung đình” được tổ chức hoàn bị ít đổ máu xương hoặc thanh toán nội bộ tàn
bạo, quyết liệt. Trong hoàn cảnh của xã hội càng ngày càng chịu ảnh hưởng
của tư tưởng Nho giáo, các triều đại này ít hay nhiều đều bị dư luận xã hội
đương thời nhận xét, lên án, chê bai là “cướp ngôi”, là “bất chính”.

Triều Lê sơ được thành lập lại hoàn toàn khác. Đó là kết quả của công cuộc
kháng chiến cứu quốc lâu dài, gian khổ suốt 10 năm (1417 – 1427) và có tính
nhân dân sâu rộng nhất từ năm 938 đến lúc này. Gọi là nhà nước mới, triều
đại mới bắt đầu nhưng triều Lê sơ năm 1428, là thành quả của phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc sâu rộng 20 năm mà trức tiếp là khởi nghĩa
Lam Sơn. Nhà nước đó là sự tiếp tục tự nhiên, là bước phát triển mới của bộ
chỉ huy khởi nghĩa Lam Sơn.
Trong con mắt đương thời cũng như hậu thế, triều đại Lê sơ “chính danh”
hơn, vẻ vang hơn. Không chỉ thời Lê sơ mà cả nhà Lê nói chung, hào quanh
của cuộc kháng chiến chống Minh lâu dài, anh dũng vẻ vang của dân tộc vẫn
luôn luôn bao trùm, lấp lánh trên triều đình này.
Ý thức về độc lập, về toàn vẹn núi sông, từ lâu đã hình thành tiềm tàng trong
nhận thức của các chính quyền nhà nước Việt thời tự chủ. Qua 20 năm bị giặc
Minh đô hộ, áp bức, đồng hóa non sông Đại Việt được giành lại bằng bao
nhiêu hi sinh xương máu của các thế hệ, nên ý thức đó càng trở nên rất rõ, cụ
thể và sinh động đối với thể hệ mở nước. Đó là lí do đầu tiên, căn bản khiến
Lê Lợi – Lê Thái Tổ ngay từ đầu, kiên quyết và trực tiếp dẹp mọi cuộc phiến
loạn ở vùng biên giới – mà theo ông làm mất đi sự toàn vẹn của lãnh thổ
quốc gia. Hành động và tuyên cáo bằng thơ: “Biên phòng hảo vị trù phương
lược, xã tắc ưng tu kế cửu an” của Lê Thái Tổ, đâu chỉ khắc trên đá núi miền
biên cương Tây Bắc năm 1431 mà đã trao truyền và khảm sâu vào nhận thức
tình cảm và lí trí của các thế hệ kế tiếp.
40 năm sau, khi Lê Thánh Tông viết: “Một thước núi, một tấc sông của chúng
ta lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ đi được… Nếu ngươi dám đem một thước núi, một
tấc đất đai của Thái Tổ để làm mồi cho giặc, ngươi sẽ bị tri di”[1] thì lời dụ
ấy, tinh thần ấy hẳn đâu phải chỉ là dụ riêng cho Thái bảo Lê Cảnh Huy khi đi
bàn về vấn đề biên giới mà là tuyên bố với trăm quan, thiên hạ.
Nhận thức như thế sẽ hiểu động lực nào trở thành thường trực, căn bản
khiến Lê Thành Tông kiên quyết, cứng rắn, trực tiếp đánh dẹp những cuộc nổi
loạn, gây rối, ảnh hưởng, xâm hại đến lãnh thổ quốc gia hoặc tuần thú những

“điểm nóng” biên cương. Đó cũng là nguyên nhân sâu sa khiến trong suốt
triều Lê sơ không ngừng tăng cường, triển khai nhiều chủ trương, biện pháp
về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, để (theo nhận thức của triều đình) chủ
động, ngăn ngừa có hiệu quả việc xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc
gia (trong đó có cả biện pháp hạn chế nghiêm ngặt ngoại thương, tiếp xúc,
trao đổi, với bên ngoài)…

2. Từ chiến tranh, sang hòa bình

Đó là bước chuyển sâu sắc, toàn diện.
Lê Lợi – Lê Thái Tổ sớm ý thức được điều này. Ngay mùa xuân năm 1428 –
giữa bộn bề của công việc của ngày đầu giải phóng, khi chưa bàn đến định
công, ban thưởng thành tích kháng chiến, vua còn ở điện tranh bên bến Bồ
Đề, quân, dân còn chưa quen với việc viết đúng niên hiệu, quốc hiệu, đô hiệu
của thời kỳ mới… Lê Lợi đã hạ lệnh “cho các quan Tư không, Tư đồ, Tư mã,
Thiếu úy, Hành khiển bàn định pháp lệnh cai trị quân dân để người làm
tướng biết phép trị quân, quan các lộ biết phép trị dân… Mọi công việc đều có
cơ quan phụ trách riêng”. Biết như vậy nhưng chính vua cũng còn băn khăn
khi đặt ra trước triều đình: “Hiện nay công việc của triều đình rất bề bộn, việc
gì nên làm trước, việc gì nên làm sau? các tướng trong triều ai có thể cáng
đáng được việc lớn? có thể trao cho sứ mệnh ngoài ngàn dặm, ai có thể dạy
dỗ thái tử? ” Nói tóm lại là câu hỏi, những vấn đề đặt ra trước nhà nước thời
Lê sơ không như trước. Kinh nghiệm, tri thức của thời kỳ chiến tranh giải
phóng dẫu tươi rói, nóng hổi, phong phú và quý báu nhưng cũng không đủ để
trả lời.
Nguyễn Trãi, cũng ngay trong từ buổi đầu của thời kỳ hậu chiến đã nhận ra
yêu cầu này và khi ông viết: “Văn trị chung tu chí thái bình” (Cuối cùng để đạt
tới nền thái bình thì phải dùng văn) là ông đã mường tượng đường lối chung
của thời kỳ mới.
Với thời gian, những tri thức, phương lược, chủ trương, quyết sách quản lí,

cai trị đất nước trong điều kiện, hoàn cảnh mới, đòi hỏi mới, tâm thế mới…
lần lần được tăng cường, bổ sung, điều chỉnh, trong suốt thời Lê sơ. Bối cảnh
đó lại làm nổi bật một thực tế - đúng hơn là một đặc điểm khác là:

3. Các tướng lĩnh, công thần của cuộc kháng chiến chống Minh có vị trí đặc
biệt quan trong nửa đầu thế kỷ XV

Sau cuộc kháng chiến thắng lợi, hầu hết những người này tham gia và bộ
máy nhà nước từ cấp cao nhất (vua) đến các cấp chính quyền từ trung ương
đến địa phương, thuộc các lĩnh vực, cấp độ khác nhau.
Bộ chỉ huy nghĩa quan Lam Sơn được hình thành từ quá trình tổ chức và lãnh
đạo cuộc khởi nghĩa, vùa kháng chiến vừa xây dựng chính quyền, quản lý các
vùng giải phóng, đã từng bước vươn lên đảm nhiệm chức năng của chính
quyền nhà nước độc lập, tự chủ. Đó là đội ngũ dạn dày kinh nghiệm, quen thử
thách ác liệt,đã hiến dâng tuổi xuân, sức lực của bản thân cho kháng chiến
cứu nước. Nói cách khác, chính quyền mới, triều đại Lê sơ được lập nên chính
từ máu xương của cả dân tộc, của cả thế hệ này.
Thế hệ công thần khai quốc bấy giờ lại tiếp tục là chỗ dựa vững chắc của
triều đình nhà Lê suốt gần nửa thế kỷ sau. Năm 1459, mang mối hận bị truất
ngôi Thái tử, Lạng Sơn Vương, Lê Nghi Dân đang đêm cho người vào cung
cấm giết Lê Nhân Tông và Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, rồi tự lập làm
vua. Tám tháng sau, chính các bậc đại thần – những người từng vào sinh ra
tử trong cuộc kháng chiến chống Minh như Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê lăng, Lê
Niệm… đã xướng nghĩa, phế truất Nghi Dân đưa Lê Tư Thành lên ngôi vua.
Không ít trong số họ đã dành cả phần đời còn lại để tiếp tục xây dựng và bảo
vệ chính quyền như: Khi về gia Đinh Liệt còn trực tiếp làm “Chinh lỗ tướng
quân” đi phương Nam. Có thể nói là họ không chỉ khai sinh ra nhà nước Lê sơ
mà còn gắn bó thân phận với chính quyền này.
So với các triều đình Việt Nam tự chủ trước đó, khó có triều đình nào lại có
đội ngũ công thân khai quốc mang đầy chiến công, chiến tích và đông đảo

như triều Lê sơ. Hình thành và xây dựng chính quyền từ và bằng đội ngũ này.
Đó là chính sách đãi ngộ và cũng là “giá” phải trả của thời hậu chiến đối với
triều Lê sơ.

Sử chép chuyện: Lê Lễ theo Lê Lợi từ sớm, suốt đời làm gia thần cho Thái Tổ,
rất được tin dùng, sớm tối hầu, không lúc nào rời bên cạnh, dốc lòng trung
trinh, có sức hơn người. Khi Thái Tổ khởi nghĩa, vở cả, vợ lẽ bị hoạn nạn mà
vua phá vòng vây, thoát khỏi nguy hiểm, phần nhiều là công của Lễ. Thái tổ
từng khen ông và nói: “Nếu dồn mọi công lao lại thì ngôi tể tướng chẳng
ngươi còn ai? Trẫm có tiếc gì với ngươi, chỉ vì tại ngươi không xứng thôi”.
Khi Thái Tổ sắp mất còn khóc mà nói với Lê Lễ: Nếu Trẫm không còn thì ai
biết khanh nữa. Sợ từ đây về sau bị giáng truất mất thôi”.

Thời Thái Tông, Lê Lễ bị truất mất chức Nhập nội thị trung.
Trường hợp Lê Lễ cho thấy, không phải Lê Lợi không biết được phẩm chất,
năng lực của đám công thần này cũng như yêu cầu, năng lực của đội ngũ
quan lại quản lý thời hậu chiến không phải lặp lại như trong thời kháng
chiến. Nhưng, chiến tích thời kháng chiến vẫn là đảm bảo đầu tiên, bao trùm
để triều đình trao chức tước, bổng lộc. Nói cách khác, chức tước và bổng lộc
được coi là cách thức đầu tiên, chủ yếu mà nhà Lê sơ dành đãi ngộ, trả công
cho đội ngũ công thần kháng chiến.
Trên cương vị quản lý nhà nước thời kỳ hòa bình, trong đám công thần khai
quốc, có những người như Nguyễn Trãi “như con ngựa già còn ham dong
duổi” lo nước thương dân “cuồn cuộn nước triều đông”; Nguyễn Xí trong con
mắt của Lê Thánh Tông thì “khí độ trầm hùng, tính người cương đại. Giữ
mình có đạo, hồn nhiên như ngọc tốt chẳng khoe tươi. Nghiêm mặt ở triều,
lẫm liệt như thanh gươm mới tuốt. Các quan đều tưởng mộ phong thái, bốn
biển đều ngưỡng vọng uy danh”;[2] Đinh Liệt “trải 4 triều vua, là công thần
trung hưng số một, địa vị danh vọng đều rất cao… làm thủ tướng 10 năm,
quyết định những việc lớn của nhà nước, được nhà vua hết sức tin tưởng,

trong triều ngoài quận hết sức tin tưởng…”
[3]

Nhưng rất không ít công thần ngay sau ngày về tiếp quản kinh đô, có chức
cao lộc lớn, lại nảy sinh tư tưởng xả hơi, ỷ lại, dựa thế, tự tung tự tác. Ngay
năm 1429, khi cho văn võ đại thần nghị bàn công việc lớn của nhà nước, Lê
Thái Tổ đã chỉ rằng: “Không có ai chịu hết lòng với việc nước, chỉ ham nghĩ
phú quý mà thôi”. Nhiều đại thần ở các sảnh viện vừa bê trễ công việc vừa
đua nhau huy động sức lính, của dân để xây dựng lâu đài, dinh thự cho mình.
Hãy nghe cách nhìn nhận đánh giá một số các bậc đại thần đó qua một vài
đại biểu đương thời:
Nguyễn Trãi nói: “Bọn các người là hạng bề tôi vơ vét”.
Cao Sư Đăng – chỉ là người thợ bình thường ở cục Tả ban tất tác đang làm
chùa Báo Thiên: “Thiên tử không có đức… đại thần ăn của đút, cử dùng kẻ vô
công”.
Bản thân Lê Thánh Tông cũng có dịp nhận xét về đám quan này như sau:
“Khoảng năm Thái Hòa, Diên Ninh – thời Lê Thái Tông, Nhân Tông, trên thì tể
tướng, dưới thì trăm quan mua lợi lẫn nhau, bừa bãi hối lộ”.
Còn với sử gia thời Lê Thánh Tông đánh giá Thái phó Lê Văn Linh là: “Có mưu
trí, tài cán, biết sự việc. Khi ở triều đình có nhiều kiến nghị sáng suốt”.
“Nhưng phải cái là tham của, ăn hối lộ”, “ham mê tiền của, cho người làm
quan để nhận hối lộ riêng…”.
Mặt quan trọng hơn chính là khả năng của họ không đáp ứng được với
nhiệm vụ mà họ đảm đương trong triều đình, tài không xứng với chức. Khi
không bị kìm chế “kiểm duyệt” bởi chính quyền tước đó, tác giả bài Trung
hứng ký viết sau cơn loạn 1459, có dịp khách quan hơn, nhìn lại đội ngũ quan
trong triều, trong đó “Tể thần Lê Khuyến, Lê Sát thì dốt đặc. Chưởng binh như
Lê Diên, Lê Luyện thì mù tịt, phường dốt đặc như ong nổi dậy, kẻ xiểm nịnh
được nghe theo”.
Trong bối cảnh như vậy thì trừ Lê Thái Tổ, suốt một phần tư thế kỷ sau (1433

– 1459) các vua Thái Tông, Nhân Tông lên ngôi đều còn rất nhỏ (Thái Tông
11 tuổi, Nhân Tông gần 2 tuổi). Công việc điều hành triều chính thực tế trong
gần hết khoảng thời gian này năm trong tay các đại thần hoặc Thái hậu. Đó
là điều kiện khách quan, tạo điều kiện cho đám đại thần qua mặt vua, nhân
danh vua, vây bè kéo cánh, chuyên quyền.
Không phải chỉ có bậc đại thần mà đám quan và nhất là đám điển lại – giúp
việc quan, ở trong triều, ở các địa phương cũng trong tình trạng không rành
việc trong điều kiện mới mà yêu cầu dầu tiên là thông thạo viết chữ, làm tính.
Tình trạng đó khiến trong thời đầu từ Thái Tổ, Thái Tông phải luôn đặt ra
yêu cầu kiểm tra, bổ sung thêm:

Năm 1428, tháng 6 năm 1428, Thái Tổ đã ra lệnh chỉ: “Khảo xét các quan
trong ngoài, xếp loại. Hạng nhất: tài văn võ, tinh nhanh. Hạng hai viết tinh,
viết thảo, làm tính”.

Tháng 11: Lệnh cho các quan viên và quân dân cả nước, hạn đến tháng 5
sang năm tới đông Kinh để các quan văn hỏi thi kinh sử, ai tinh thông được
bổ làm quan văn, các quan võ hỏi thi về kinh, pháp lệnh, kì thư.
Năm 1429, tháng 5 hạ lệnh chỉ: “Quân nhân phủ lộ và những người ẩn dật
nếu ai quả thự thông kinh sử, giỏi văn nghệ thì đến sảnh đường trình diện
cho vào thi Minh kinh, ai đỗ sẽ được tuyển dùng”.
Năm 1434, tháng 8: “Thi lại viên, hỏi về ám tả (đọc để viết)”.

Năm 1437, tháng giêng: “Thi viết chữ, làm tính lấy đỗ 690 người bổ làm
thuộc lại nha môn trong, ngoài”.


Năm 1444, tháng giêng: “Thi chọn sĩ nhân bổ làm thuộc lại các ty”…

Tình trạng triều Lê sơ nửa đầu thế kỷ XV là không thiếu người làm đại thần,

làm quan. làm lại nhưng bất cập về năng lực điều hành, giải quyết những
nhiệm vụ nảy sinh từ tình hình mới đặt ra. Có như vậy, mới thấy vì sao các
vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông lại thường xuyên nhắc lại điệp khúc “cầu hiền,
tiến cử người hiền tài”.
Năm 1428, tháng 6 ra lệnh chỉ: “Cho các đại thần cà các quan văn võ đều tiến
cử người hiền lương, phương chính. Nếu tiến cử được người tài giỏi thì bản
thân được tăng lương theo lệ tiến cử hiền thần”.

Năm 1429, ra lệnh chỉ: “Những văn võ hào kiệt nào còn bị bỏ sót hoặc bị chìm
đắm chưa có chức tước gì, không được ai tiến cử hoặc vì thù hằn mà bị đè
nén, vùi dập thì đến ngay chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh mà từ tiến”.

Tháng 9, hạ lệnh: “Các đại thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên
phải tiến cử lấy một người hiền tài, vì trẫm chưa tìm kiếm được người hiền
tài giúp đỡ trị nước”.
Năm 1434, tháng 4, ra lệnh chỉ hỏi triều thần: “Đã lâu rồi mà chớ có ai theo
lệnh tiến cử một người hiền nào để đáp lại lòng trẫm là cớ làm sao? Hãy tiến
cử lấy một vài người giúp trẫm lo việc trị nước”.
Dẫu bị vua hơn một lần nhắc nhở, thúc giục rồi mới thực hiện nhưng người
được tiến cử lại qua thẩm định, qua “gu” của chính các đại thần này nên tình
hình cũng chẳng sáng sủa hơn. Chính Thái hậu, nhân danh Lê Thái Tông,
cũng sớm nhận ra: “Những người mà các ngươi tiến cử, những lời mà các
ngươi tâu lên chả lẽ ta không biết hay sao? Song những lời của các ngươi
chẳng có mưu hay kế lạ gì có thể dung tục”… Còn các sử thần đương thời thì
nhận xét: “Bấy giờ quan tể tướng đều là đại thần khai quốc, không thích Nho
thuật, chuyên lấy việc sổ sách, giấy tờ, kiện tụng để xét thành tích của các
quan… cho nên quan trong ngoài có chức nào khuyết thì tiến cử để bổ dùng”.
Ngay cả Lê Thánh Tông khi kiểm điểm lại cuộc đời làm vua của mình cũng
nhận xét về những người mà theo ông là: “Những người nổi bật hơn cả” thì:
“Đô đốc Lê Luyện như bù nhìn, tượng đất. Thái sư Đinh Liệt, Thái phó Lê

Niệm làm đến Tam công cũng như chưa từng tiến cử được một người quân
tử, đuổi bỏ được một tiểu nhân”.
Có thể nói, nửa đầu thế kỷ XV, triều Lê sơ lầm vào tình trạng lúng túng vừa về
đường lối trị nước, lẫn khủng hoảng về đội ngũ quản lí. Đó là lúng túng,
khủng hoảng của thời kì chuyển giai đoạn. Dẫu có tiến hành nhiều biện pháp
như chọn lựa, kiểm định lại đội ngũ từ quan tới lại nhưng căn bản vẫn không
khắc phục được. Năm 1434 khi Thái Tông 12 tuổi, Đồng tri bạ tịch Bắc đạo
Bùi Ư Đài đã trình bày phương án dùng tôn thất, hạn chế công thần là:

- “Bên trong kén chọn các bậc hoàng huynh (anh vua), quốc cữu (cậu vua),
các bậc bô lão am hiểu điển chế xưa là Nhập thị để khuyên răn nhắc nhở bảo
mình. Bên ngoài thì đặt chức sư phó để làm trụ cột chỉ huy trăm quan.


- Không dùng những viên quan văn võ đã từng bị trừng trị thời Lê Thái Tổ.

Phương án này đã ngay lập tức bị phía công thần cố cựu – mà đại biểu là Lê
Sát, Lê Văn Lih phản công. “Lê Sát thấy sớ giận lắm, tâu: “Tiên đế cho bọn
thần là bề tôi cũ lâu đời. Vả lại đã cùng Tiên đê vất vả trong mười năm trời ra
vào chỗ muôn chết một sống, để lập nên triều đình này. Tiên đế vốn biết bọn
thần là hạng chất phác, ngu độn cho nên lúc sắp mất đem bệ hạ ký thác cho
bọn thần, nay Ư Đài nói thế có ý ngờ bọn thần để phòng giữ. Nếu Ư Đài quả
đúng là li gián vua tôi thì phải trị tội hắn theo phép nước”.

Vua ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: “Những điều Ư Đài nói ra tuy có trúng chỗ
thiết yếu nhưng đâu đến nỗi thế”. Sát tâu đi tâu lại vài bốn lần, vua đều không
nghe. Bọn Thiên Hựu, Cầm Hổ lại tâu “ Ư Đài khuyên bệ hạ không nên tin
dùng công thần, thế là trái lời di chiếu của Tiên đế mà gây hiềm khích lung
tung”. Hữu bật Lê Văn Linh cầm tờ sớ đến tâu, Vua mới xét. Ư Đài bị đày đi
châu xa.


Như vậy, ngay trong đám triều đình đã có ý định hạn chế quyền lực của công
thần, vua trẻ cũng đã ngẫm nghĩ muốn thực hiện phương án của Bùi Ư Đài.
Nhưng trong khi vua còn quá nhỏ - vùa kể lể công lao, vừa gây sức ép. Rồi
bọn quan sợ quyền thế của đại thần cũng a dua theo Lê Sát, viện dẫn cả di
chiếu của Lê Thái Tổ. Phương án dùng các anh vua, cậu vua, các bậc bô lão
nhưng am tường nho học để kèm cặp giúp đỡ vua, thêm chức sư phó để loại
đám huân thần cố cựu như Lê Sát, tạm thời thất bại.
Tuy nhiên, trước sau, sớm muộn thế hệ công thần khai quốc này cũng lần
lượt ra đi (do bị giết là chủ yếu hoặc mất tự nhiên) thì cũng thấy vắng dần rồi
chấm dứt vào những năm 70 của thế kỷ XV.
1429: Hữu Tướng quốc Trần Nguyên Hãn (bị giết);
1430: Thái úy Lê Văn Xảo (bị giết);
1434: Tư khấu Lưu Nhân Chú (bị giết), Nhập nội đại hành khiển Trịnh Lỗi
(mất);
1435: Nhập nội kiểm hiệu đô đốc quận công Phạm Vấn (mất);
1437: Đại Tư mã Lê Văn An (mất), Đại tư đồ Lê Sát (cho tự tử), Nhập nội đô
đốc Lê Ngân (bị giết);
1442: Thừa Chi nhập nội đại hành khiển Nguyễn Trãi (bị giết);
1443: Nhập nội thiếu úy Lê Lí (mất);
1448: Thái phó Lê Văn Linh (mất – 72 tuổi), Tư đồ Bình chương sự Lưu thủ
kinh sư Lê Thận (mất); Nhập nội đô đốc Nguyễn Chích (chết);
1449: Nhập nội Thị trung Lê Lễ (mất – 82 tuổi);
1451: Thái úy Lê Khả - tức Trịnh Khả (bị giết), Tư khấu Lê Khắc Phục (bị
giết);
1462: Thái úy Lê Lăng (bị giết);
1465: Hữu Tướng quốc Nguyễn Xí (mất – 69 tuổi);
1471: Nhập nội Thái phó Đinh Liệt (mất).
Như vậy, từ những năm 60, thời kì của Lê Thánh Tông, đội ngũ chỉ còn lại số
ít như Nguyễn Xí, Đinh Liệt.

Đã hơn 30 năm đất nước hòa bình, đủ để có một thế hệ kế tiếp. Việc thay thế
đội ngũ quan lại các cấp – thế hệ đào luyện qua chiến tranh giải phóng giờ đã
lần lượt “ra đi” rõ ràng là lẽ tự nhiên, tất yếu, khách quan.
Tuy nhiên, việc thay thế lớp quan – công thần khai quốc ở thời Lê sơ không
chỉ đơn thuần là việc chuyển giao thế hệ từ lớp già sang lớp trẻ mà còn là vấn
đề chuyển đổi cả phương thức chọn lựa phẩm chất, năng lực mới.
Thời Lý, nhất là thời Trần con đường thay thế đội ngũ cựu thần trước hết,
chủ yếu bằng con em trong hoàng tộc dòng họ tôn thất quý tộc.
Đến đời Lê Thánh Tông, khi không còn một đội ngũ công thần khai quốc đông
đảo nữa thì đội ngũ hoàng thân, quốc thích ngày một đông đảo. Thế nhưng,
phương án Bùi Ư Đài nêu ra hơn 25 năm trước, bây giờ tưởng như có cơ hội
thuận tiện để thực hiện lại trở thành đặc biệt nguy hiểm vì bài học về huynh
đệ tương tàn, công thần cậy thế vốn đã không mỏng, không xa xôi gì trong
Bắc sử, lịch sử Đại Việt lúc đó, giờ lại dày thêm, nóng hổi hơn lên qua vụ nổi
loạn của Nghi Dân – anh giết em đoạt ngôi vua (năm 1459). Chính tình hình
đó là điều kiện khách quan của đặc điểm, nội dung tiếp theo:

4. Đội ngũ quan,lại xuất thân từ khoa cử Nho học ngày càng chiếm số lượng
đông đảo và vị trí quan trọng

Khi cuộc kháng chiến vào giai đoạn quyết liệt, năm 1426, Bộ chỉ huy nghĩa
quân đã tổ chức ký thi đầu tiên của triều Lê ngay tại doanh Bồ Đề (Gia Lâm
ngày nay). Ngay sau ngày hòa bình, Lê Thái Tổ đã hạ chiếu cho các nơi xây
dựng nhà học. Tuy vậy, trong giai đoạn này, mới chỉ có các khoa thi bất
thường, chưa thành lệ thường xuyên. Từ năm 1434 định lệ 6 năm một lần thi
đại ty. Đến triều Lê Thánh Tông, từ năm 1463 chính thức rút ngắn khoảng
thời gian này thành 3 năm một kỳ thi hội.
Trước ngày toàn thắng, trong đội ngũ quan thời Lê Thái Tổ, bộ phận quan lại
xuất thân từ Nho học qua thi cư chưa nhiều (như Đào Công Soạn và trên 30
người đỗ ở kỳ thi Bồ Đề).Vị trí của Nho quan nói chung còn thấp kém so với

đội ngũ công thần. Cùng thời gian, tầng lớp Nho quan càng ngày càng tăng
cường về số lượng và vị trí trong bộ máy trung ương, đặc biệt là các địa
phương. Đến hai thập kỷ cuối của thế kỷ XV, trong triều đình nhà Lê những
người nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều như kiểu “Tể thần như Lê
Khuyên, Lê Sát thì dốt đặc (ít chữ)” nhắc ở trên không còn nữa mà thay thế
vào đó là đội ngũ quan lại xuất thân từ đỗ đạt Nho học.

Một số quan liêu cao cấp thời Lê sơ xuất


thân từ Tiến sĩ Nho học


ST

Họ Và tên

Năm thi đỗ

Làm quan tới

Triều vua
1
Đào Công Soạn
1426
Nhập nội hành khiển
Lê Nhân Tông
2
Nguyễn Thiên Tích
1431

Phó sứ viện Nội mật

3
Nguyễn Trực
1442
Trung thư lệnh
Tri tam quán
Lê Thánh Tông
4
Nguyễn Như Đồ
1442
Lần lượt làm thượng
thư các bộ Lễ, Lại
Lê Nhân Tông
5
Lương Như Hộc
1442


6
Nguyễn Cư Đạo
1442
Thượng thư bộ Hộ
Lê Thánh Tông
7
Lương Thế Vinh
1463
Thi thư viện Hàn lâm kiêm Sùng văn quán cục Tú lâm
Lê Thánh Tông
8

Quách Đình Bảo
1463
Thượng thư bộ Hình
Lê Thánh Tông
9
Quách Hữu Nghiêm
1463
Thượng thư bộ Lại
Lê Hiến Tông
10
Đỗ Nhuận
1466
Thị độc Hàn lâm viện
Lê Thánh Tông
11
Đào Cử
1466
Thượng thư bộ Hộ kiêm tri Sùng văn quán Tú lâm cục
Lê Thánh Tông
12
Thân Nhân Trung
1469
Thượng thư bộ Lại kiêm Quốc tử giám tế tửu
Lê Thánh Tông
13
Đàm Văn Lễ
1469
Thượng thư bộ Lễ kiêm chưởng Hàn Lâm viện sự
Lê Thánh Tông
14

Nguyễn Bảo
1472
Tả Thị lang bộ Lễ
Lê Hiến Tông
15
Lê Tuấn Nga
1472
Thượng thư ?
Lê Thánh Tông
16
Bùi Xương Trạch
1478
Thượng thư bộ Binh kiêm đô Ngự sử tế tửu Quốc Tử giám
Lê Hiến Tông

×