Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

chiến lược phát triển thống kê việt nam giai đoạn 2011 2020 và tầm nhìn đến 2030 (free)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 12 trang )

Hà Nội, tháng 10 - 2011
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỐNG KÊ VIỆT NAMTHỐNG KÊ VIỆT NAM
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Hoạt động thống kê phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
sau đây:
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp
thời trong hoạt động thống kê;
2. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
3. Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng
phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính
so sánh quốc tế;
4. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê,
các chế độ báo cáo thống kê;
5. Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin
thống kê;
6. Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng
thông tin thống kê nhà nước đã được công bố công khai;
7. Những thông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân chỉ được
sử dụng cho mục đích tổng hợp thống kê.
(Điều 4, Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê,
Luật Thống kê năm 2003)
NỘI DUNG :
 Tại sao Việt Nam cần xây dựng Chiến lược phát triển Thống kê?
 Quan điểm, Mục tiêu của Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam
 Các Chương trình hành động
2
Tại sao Việt Nam cần xây dựng
Chiến lược phát triển Thống kê
?
Thông tin Thống kê tin cậy là căn cứ quan trọng để xây dựng chiến


lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và các chính sách,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương; giám
sát tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của Nhà nước, trong
đó có việc giám sát các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
Chính sách
phù hợp
Tác động tới phát
triển kinh tế - xã hội
Số liệu
thống kê
chính xác
Trong những năm qua, Thống kê Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu
quan trọng, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới và hội
nhập quốc tế của đất nước, tuy nhiên trong quá trình hoạt
động đã bộc lộ một số mặt hạn chế như:
Kết quả điều tra và lựa chọn chính sách dựa trên bằng chứng
Kết quả từ cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009 cho thấy, Việt Nam đã và đang trải
qua giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.
- Mức sinh ngày càng giảm và ở dưới mức sinh thay thế;
- Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với lực lượng lao động
trẻ đang tăng lên; Di dân, đô thị hoá diễn ra khá phổ biến;
- Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng trở nên rõ rệt;
- Việt Nam đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già hóa dân số.
Số liệu TĐTDS năm 2009 cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các vùng, miền về các chỉ
tiêu nhân khẩu học và chỉ tiêu kinh tế-xã hội và mức độ khác nhau trong việc đạt được
3
- Một số vấn đề về phương pháp thống kê và hoạt động thống
kê chưa được nghiên cứu, đổi mới và hoàn thiện đồng bộ nên
thông tin thống kê vừa thiếu, vừa trùng chéo. Công tác phân

tích và dự báo thống kê phát triển chậm.
- Nhiều quy trình thống kê chưa được chuẩn hoá và tin học hoá;
hệ thống quản lý chất lượng thông tin chưa được áp dụng đầy đủ.
- Hệ thống tổ chức thống kê chưa hoàn thiện, năng lực thống
kê cấp cơ sở còn hạn chế.
- Sự kết nối và chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê với
thống kê Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, hộ gia đình
cũng như giữa người sản xuất với người sử dụng thông tin chưa
chặt chẽ, thông tin bị chia cắt và thiếu tính minh bạch. Kho
dữ liệu thống kê ban đầu và thống kê kinh tế - xã hội tổng hợp
chưa hoàn chỉnh.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2010, Chỉ số chung
về năng lực thống kê Việt Nam chỉ đạt mức trung bình. Để cải
thiện vị trí xếp hạng, Thống kê Việt Nam cần có những đổi mới
mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa. Do vậy xây dựng và thực hiện Chiến
lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, tầm
nhìn 2030 là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành
Thống kê trong những năm tới.
các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ. Đây chính là các bằng
chứng giúp Chính phủ xây
dựng những chính sách và các
chương trình phù hợp nhằm
tận dụng những cơ hội cũng
như cần giải quyết các thách
thức đặt ra để thích ứng với
những thay đổi về nhân khẩu
học ở Việt Nam và thu hẹp dần
khoảng các giữa cách vùng,
miền và các nhóm dân cư.

Ảnh: Hội nghị công bố kết quả điều tra toàn bộ và tổng kết
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, được tổ chức tại Hà Nội,
ngày 21/7/2010.
4
Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam
Quan điểm phát triển

. Sản xuất và phổ biến thông tin thống kê trung thực,
khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời và minh bạch.
. Tuân thủ đúng và đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của
hoạt động thống kê quy định trong Luật Thống kê Việt
Nam; đồng thời phù hợp với những nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động thống kê nhà nước do Ủy ban Thống kê
Liên hợp quốc đề ra.
. Đổi mới, hoàn thiện công tác thống kê theo hướng
hiện đại, chất lượng và hiệu quả trong cả hệ thống
thống kê, từ Trung ương tới cơ sở. Thực hiện đồng bộ
hoá, chuẩn hoá, quy trình hoá và tin học hoá tất cả
các quá trình, các khâu: thu thập, xử lý và tổng hợp,
phân tích và dự báo; truyền đưa, lưu giữ và phổ biến
thông tin thống kê, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và
các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
. Phát triển nhanh, bền vững với lộ trình hợp lý, có
tính kế thừa; kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa yêu cầu
trước mắt với mục tiêu lâu dài.
. Tạo lập đầy đủ các điều kiện về cơ sở pháp lý, bộ
máy tổ chức, nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất
kỹ thuật và các nguồn lực khác bảo đảm tính khả thi.
Ngày 18 tháng 10 năm 2011, Thủ tướng Chính
phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định

số 1803/QĐ - TTg phê duyệt Chiến lược phát triển
Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm
nhìn 2030
5
Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030
được xây dựng dựa trên sự tham vấn, đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học,
chuyên gia trong và ngoài nước
Ảnh: Nhóm chuyên gia tại hội thảo Xây dựng Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam
tổ chức tại Bắc Ninh, tháng 12/2010
Hội nghị Thủ trưởng cơ quan Thống kê quốc gia các nước thành viên ASEAN lần thứ 11 được
tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 8-9/12/2010. Tại Hội nghị này, Khung hợp tác thống kê
ASEAN (AFCS) giai đoạn 2010 - 2015 đã được thông qua
6
Mục tiêu tổng quát
Thống kê Việt Nam phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở
hoàn thiện hệ thống tổ chức, bảo đảm đủ số lượng và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng đồng bộ phương
pháp thống kê tiên tiến và tăng cường sử dụng công nghệ
hiện đại; hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc
gia tập trung, thống nhất, thông suốt và hiệu quả với số
lượng thông tin ngày càng đầy đủ và chất lượng thông tin
ngày càng cao; phấn đấu đến năm 2020 Thống kê Việt Nam
đạt trình độ khá và năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực.
Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê của
các Bộ, ngành; bảo đảm từ năm 2015 tất cả các chỉ tiêu
trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ
tiêu thống kê các Bộ, ngành và Hệ thống chỉ tiêu thống
kê cấp tỉnh, huyện, xã đều được thu thập, tổng hợp và

phổ biến theo nội dung và kỳ công bố quy định; các thông
tin thống kê được sản xuất và phổ biến đáp ứng các tiêu
thức chất lượng đang được hầu hết các cơ quan thống kê
quốc gia và các tổ chức quốc tế áp dụng, bao gồm: tính
phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp
cận, khả năng giải thích và tính chặt chẽ; đồng thời bảo
đảm tính so sánh quốc tế.
- Hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập
trung, đồng bộ và thống nhất có sự phối hợp, trao đổi,
chia sẻ và kết nối thông tin thường xuyên, chặt chẽ giữa
7
các cơ quan, tổ chức thống kê trong nước, thực hiện đầy
đủ các cam kết về cung cấp và chia sẻ thông tin với các
tổ chức quốc tế, cơ quan thống kê các quốc gia theo quy
định của pháp luật. Hoàn thành việc xây dựng các cơ sở
dữ liệu thống kê vi mô; cơ sở dữ liệu thống kê vĩ mô; cơ
sở dữ liệu thống kê về hệ thống các bảng phân loại, danh
mục và hệ thống khái niệm, nguồn thông tin, phương pháp
tính các chỉ tiêu thống kê; tiến tới hoàn thành việc xây
dựng kho dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội vào năm 2020
để các đối tượng dùng tin đều có thể khai thác, sử dụng.
Nguồn: Niên giám Thống kê 2010 của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng được Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hàng tháng, là
một trong những căn cứ quan trọng “đo lường” mức độ biến động của thị trường.
Những thông tin của chỉ số này có tác động mạnh mẽ đến việc ra quyết định của
các nhà đầu tư , đặc biệt là công tác điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài
khóa, kiềm soát lạm phát… của Chính phủ.
8
- Nâng Chỉ số chung về năng lực thống kê theo các tiêu
chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới đối với thống kê nước

ta từ 61 điểm (thang điểm 100) năm 2010 lên 70 điểm vào
năm 2015; 80 điểm vào năm 2020 và 95 điểm vào năm 2030,
trong đó:
• Chỉ số phương pháp luận thống kê từ 30 điểm lên
55 điểm; 75 điểm và 90 điểm vào các năm tương ứng;
• Nâng mức độ thực hiện Hệ thống tài khoản quốc gia
của thống kê nước ta theo Khung đánh giá của Ủy ban
Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008 lên mức
3/6 năm 2015; 4/6 năm 2020 và 6/6 vào năm 2030;
• Năm 2015 thực hiện đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu
chung (GDDS). Năm 2020 tuân thủ đầy đủ Hệ thống phổ
biến dữ liệu riêng (SDDS)của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Hội nghị Hợp tác thống kê các nước Cam-pu-chia, Lào,
Thụy Điển và Việt Nam lần thứ chín được tổ chức
tại Hà Nội, 8 -10/1/2009
Năng lực ngành Thống kê Việt Nam
đang ngày càng được cải thiện và hội
nhập sâu rộng với thống kê thế giới.
Một trong những yếu tố quan trọng
góp phần làm nên thành công trên là
sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính và kỹ
thuật của các tổ chức quốc tế như:
WB, ADB, UNFPA, UNICEF, UNDP,
Paris21, Sida Với mục tiêu đổi mới
thông tin thống kê, bảo đảm phù hợp
thông lệ quốc tế và yêu cầu phát
triển của Việt Nam thì sự cam kết hỗ
trợ mạnh mẽ về tài chính và kỹ thuật
từ các tổ chức quốc tế, là một trong
những cách đầu tư hiệu quả cho việc

thúc đẩy quá trình minh bạch hóa và
chuẩn mực hóa thông tin trong hội
nhập thống kê thế giới của Việt Nam.
9
Chương trình hành động
Chương trình hành động của Chiến lược phát triển
Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030
gồm có 9 chương trình với 45 nội dung cơ bản
* Chương trình 1:
Hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý và cơ chế điều
phối các hoạt động thống kê nhằm tăng cường môi trường
pháp lý cho công tác thống kê.
* Chương trình 2:
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận thống
kê tiên tiến và xây dựng, chuẩn hóa các quy trình thống
kê theo chuẩn mực quốc tế, để tạo bước đột phá trong
nghiên cứu, áp dụng phương pháp luận thống kê, góp phần
đưa thống kê nước ta hội nhập ngày càng đầy đủ với cộng
đồng thống kê quốc tế.
* Chương trình 3:
Đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thu
thập thông tin thống kê nhằm tăng cường số lượng, nâng cao
chất lượng và hiệu quả của thông tin thống kê đầu vào.
* Chương trình 4:
Đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động xử
lý, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tổng hợp và cung cấp
thông tin thống kê đầu ra, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về
thông tin thống kê của các đối tượng dùng tin.
* Chương trình 5:

Đẩy mạnh phân tích và dự báo thống kê nhằm phát huy ưu thế
và hiệu quả của thông tin thống kê đã được thu thập, tổng
hợp, đưa công tác thống kê phát triển toàn diện.
10
* Chương trình 6:
Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
trong hoạt động thống kê nhằm tăng cường sử dụng công nghệ
hiện đại, thực hiện tin học hóa các hoạt động thống kê.
* Chương trình 7:
Phát triển nhân lực làm công tác thống kê để xây dựng
đội ngũ những người làm công tác thống kê đủ về số
lượng, bảo đảm chất lượng và cơ cấu trình độ hợp lý.
* Chương trình 8:
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực thống kê, đưa Thống kê Việt Nam hội nhập đầy đủ với
cộng đồng thống kê khu vực và thế giới.
* Chương trình 9:
Tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài
chính phục vụ hoạt động thống kê nhằm tạo điều kiện triển
khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển Thống kê
Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn năm 2030.
Trong cuộc Tổng điều tra
Dân số và nhà ở 2009,
Tổng cục Thống kê Việt
Nam đã áp dụng thành
công công nghệ quét, nhận
dạng ký tự vào xử lý số
liệu, đánh một dấu mốc
quan trọng phát triển công
nghệ thông tin trong hoạt

động thống kê.
Ảnh: Phòng xử lý công
nghệ quét của Trung tâm
Tin học Thống kê khu vực
1 (Tổng cục Thống kê)
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Website: www.gso.gov.vn
Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
Tel: 84 - 4 - 3846 4928
Fax: 84 - 4 - 3843 8907
Cuốn sách được xuất bản với sự tài trợ của Paris 21

×