Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

các quy định và các ngiên cứu trên thế giới về công bố công cụ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Đề tài 1:
CÔNG BỐ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2012
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp: KTKT đêm
Khoá: 20
H
ệ: Cao học
DANH SÁCH NHÓM 2
1. Trần Thị Thùy Dương
2. Dương Ngọc Thương Duyên
3. Lê Tr
ần Hạnh Phương
4. Lê Mai Thanh Trà
5. Tr
ần Ngọc Trâm
MỤC LỤC
Chương 1. Các quy định liên quan đến Công bố công cụ tài chính
1.1. IAS 32-Trình bày công cụ tài chính (Presentation trang 01
1.1.1. Quá trình ra đời và sửa đổi, bổ sung IAS 32 trang 01
1.1.2. Phạm vi áp dụng và các định nghĩa trang 01
1.1.3. Một số nội dung chính trang 02
1.2. Chu
ẩn mực IFRS 07 - Công bố Công cụ tài chính trang 03
1.2.1. Thông tin về tầm quan trọng của các công cụ tài chính…………… trang 03
1.2.1.1. Tên bảng cân đối kế toán trang 03
1.2.1.2. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trang 04
1.2.1.3. Các trình bày khác trang 05


1.2.2. IFRS 7 yêu cầu trình bày các thông tin về bản chất và quy mô của các rủi ro
bắt nguồn từ các công cụ tài chính trang 06
1.2.2.1. Yêu cầu trình bày về thông tin định tính trang 06
1.2.2.2. Yêu cầu trình bày về thông tin định lượng trang 06
1.3. Thông tư số 210/2009/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính trang 07
1.3.1. Quy định áp dụng IAS 32 “Công cụ tài chính: Trình bày” trang 07
1.3.1.1. Phân loại trang 07
1.3.1.2. Trình bày trang 07
1.3.2 Quy định áp dụng IFRS 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh trang 08
Chương 2. Các nghiên cứu trên thế giới về công bố công cụ tài chính
2.1. Kế toán công cụ tài chính: Phân tích các yếu tố quyết định đến công bố thông tin trên
th
ị trường chứng khoán Bồ Đào Nha trang 10
2.1.1. Giới thiệu trang 10
2.1.2. Các nghiên cứu trước đây trang 11
2.1.3. Nguyên tắc nền tảng trang 15
2.1.4. Sự phát triển các giả thuyết và học thuyết trang 15
2.1.5. Thiết kế nghiên cứu trang 19
2.1.6. Kết quả trang 29
2.1.7 Thảo luận và kết luận trang 35
2.2. Ph
ản ứng thị trường với nội dung chi tiết về rủi ro tiền tệ trang 37
2.2.1. Tóm tắt trang 37
2.2.2. Giới thiệu trang 37
2.2.3. Động lực và giả thuyết trang 38
2.2.4. Việc thiết kế chọn mẫu và nghiên cứu trang 41
2.2.5. Kết quả trang 44
2.2.6. Kết luận trang 46
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
1

Chương 1: CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
1.1. IAS 32-Trình bày công c
ụ tài chính ( Presentation)
1.1.1. Quá trình ra đời, và sửa đổi, bổ sung IAS 32
- Có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1/1/1996, là chuẩn mực về các yêu cầu kế toán đối
với việc trình bày các công cụ tài chính, cụ thể là việc phân loại các công cụ tài chính
vào tài s
ản tài chính, nợ phải trả tài chính, và công cụ vốn
- Tháng 12/1998, IAS 32 được sửa đổi thành IAS39-Có hiệu lực từ 1/1/2001
- Tháng 12/2003: IASB hiệu chỉnh lại IAS 32 và bắt đầu áp dụng từ 1/1/2005
- Tháng 8/2005: Quy định về việc công bố thông tin của IAS32 được thay thế bởi
IFRS 07 nên đổi tên thành IAS32-Công cụ tài chính: Trình bày
- T
ừ 2005-2011: tiếp tục sửa đổi IAS 32
1.1.2. Phạm vi áp dụng, và các định nghĩa
IAS 32 quy định cho tất cả các loại công cụ tài chính, cả những loại được ghi nhận và chưa
được ghi nhận
. Một công cụ tài chính là bất kỳ hợp đồng nào mang lại một tài sản tài chính
cho doanh nghiệp và một khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn cổ phần cho một doanh
nghiệp khác.
IAS 32 hiện hành chỉ áp dụng cho việc trình bày công cụ tài chính. Việc công bố công cụ tài
chính
được quy định và thực hiện theo IFRS 07 từ tháng 8/2005
Định nghĩa về Công cụ tài chính trong IAS 32 tương tự như trong IAS39.
Tài sản tài chính: là bất kỳ tài sản nào là:
- Ti
ền mặt;
- Công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác;
- Quyền theo hợp đồng để:

 Nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác; hoặc
 Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều
kiện có thể có lợi cho đơn vị;
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
2
- Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị.
Nợ phải trả tài chính: là các nghĩa vụ
- Mang tính bắt buộc để:
 Thanh toán tiền mặt hoặc tài sản tài chính cho đơn vị khác;
 Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các
điều kiện không có lợi cho đơn vị; hoặc
- Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn
vị.
Công cụ vốn Chủ sở hữu (CSH): Là hợp đồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại về tài sản
của đơn vị sau khi trừ đi toàn bộ nghĩa vụ của đơn vị đó.
1.1.3. Một số nội dung chính
Phân loại công cụ tài chính:
Nguyên tắc cơ bản của IAS 32 là một công cụ tài chính được phân loại là khoản nợ phải trả
tài chính hay một công cụ vốn chủ sở hữu tùy theo bản chất của hợp đồng, không dựa trên
hình th
ức pháp lý của nó và các định nghĩa về nợ tài chính và công cụ vốn.
Một công cụ tài chính là một công cụ vốn chủ sở hữu chỉ khi:
a) Không có nghĩa vụ bắt buộc phải thanh toán tiền hoặc tài sản tài chính khác cho một
đơn vị khác, v
à;
b) Thu
ộc 1 trong 2 trường hợp:
 Công cụ phi phái sinh bao gồm việc không có nghĩa vụ bắt buộc nào đối với tổ chức
phát hành để cung cấp một số lượng công cụ vốn, hoặc;
 Công cụ phái sinh được thanh toán bởi tổ chức phát hành, trao đổi 1 số tiền cố định

hay một số lượng cố định công cụ vốn của mình
Trình bày các khoản Dự phòng thanh toán tiềm tàng
Đơn vị phát hành không có quyền tránh việc thanh toán một khoản tiền hay một công cụ tài
chính khác. Công c
ụ này là khoản nợ tài chính của đơn vị, trừ khi
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
3
 Khoản dự phòng thanh toán tiềm tàng này không có căn cứ xác thực, hoặc
 Đơn vị phát hành chỉ được yêu cầu thanh toán các nghĩa vụ trong trường hợp thanh lý
của người phát hành
 Các công cụ có tất cả những đặc điểm và đáp ứng các điều kiện của IAS 32 về các
công cụ đảm bảo.
Các công cụ bảo đảm và nghĩa vụ phát sinh khi thanh lý
Trong tháng 2/2008, IASB đã sửa đổi IAS 32 và IAS 01- Trình bày Báo cáo tài chính, về việc
phân loại trên Bảng cân đối kế toán đối với các công cụ tài chính đảm bảo và các nghĩa vụ
phát sinh khi thanh lý. Kết quả của việc sửa đổi, một số công cụ tài chính đáp ứng tiêu chuẩn
về khoản nợ tài chính sẽ được phân loại như là vốn chủ sở hữu vì chúng thể hiện phần lợi ích
còn lại trong tài sản thuần của đơn vị.
Trình bày các công cụ tài chính phức hợp
Một số công cụ tài chính - đôi khi được gọi là công cụ phức hợp- gồm cả nợ và thành phần
vốn chủ sở hữu từ quan điểm của người phát hành. Trong trường hợp đó, IAS 32 yêu cầu các
thành phần được hạch toán và trình bày riêng theo bản chất của chúng dựa trên các định
nghĩa về nợ và vốn. việc phân chia được tiến hành khi phát hành và không được sửa đổi cho
những thay đổi trong lãi suất thị trường, giá cổ phiếu, hoặc sự kiện khác làm thay đổi khả
năng quyền chọn sẽ được thực hiện.
Khi giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ tài chính phức hợp được yêu cầu phải được phân bổ
cho thành phần vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, các thành phần vốn chủ sở hữu được giao số
tiền còn lại sau khi trừ đi từ giá trị hợp lý của các công cụ tài chính
Ti
ền lãi, cổ tức, lợi nhuận, và các khoản lỗ liên quan đến công cụ tài chính phức hợp được

phân loại như là một khoản nợ phải được báo cáo trong Báo cáo kết quả kinh doanh. Điều
này có nghĩa là thanh toán cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại là nợ được coi là chi
phí. M
ặt khác, phần phân phối (như cổ tức) cho chủ sở hữu của một công cụ tài chính được
phân loại như vốn chủ sở hữu nên được phân bổ trực tiếp vào nguồn vốn, không phải vào lợi
nhuận.
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
4
Chi phí giao dịch của một giao dịch vốn chủ sở hữu được trừ vào vốn chủ sở hữu. Chi phí
giao dịch liên quan đến một vấn đề của một công cụ tài chính phức hợp được phân bổ đến
trách nhiệm và các thành phần vốn chủ sở hữu tương ứng với tỷ lệ phân bổ số tiền thu được.
Chi phí phát hành hoặc mua lại công cụ vốn chủ sở hữu: ( không phải là hợp nhất kinh
doanh) thì được hạch toán như một khoản giảm trừ từ vốn chủ sở hữu
Trình bày cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu quỹ được trình bày là một khoản mục riêng biệt giảm trừ vốn chủ sở hữu. Đơn vị
không ghi nhận lãi, lỗ khi phát sinh việc mua, bán, phát hành hay hủy bỏ cổ phiếu quỹ. Số
tiền nhận được hoặc phải trả được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
Bù trừ tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính:
Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được bù trừ cho nhau trên Bảng cân đối kế toán khi
và chỉ khi đơn vị:
a) Có quyền hợp pháp để bù trừ giá trị đã được ghi nhận; và
b) Có d
ự định thanh toán trên cơ sở thuần hoặc ghi nhận tài sản và thanh toán nợ phải trả
cùng một thời điểm.
1.2. Chuẩn mực IFRS 07 – Công bố Công cụ tài chính
IFRS 7 yêu cầu trình bày công cụ tài chính theo nhóm. Vi vậy các tổ chức phải nhóm các
công cụ tài chính của nó vào các nhóm tương tự nhau hoặc giống nhau. Các nhóm công cụ tài
chính ph
ải phù hợp với bản chất của các thông tin trình vày và các đặc trưng của các công cụ
tài chính.

Theo IFRS 7 có hai nhóm chính ph
ải trình bày là:
2.2.1. Thông tin về tầm quan trọng của các công cụ tài chính:
2.2.1.1.Trên b
ảng cân đối kế toán
- Trình bày tầm quan trọng của các công cụ tài chính với tình trạng tài chính và hiệu
quả hoạt động của tổ chức. Cần phải trình bày một trong các nội dung sau
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
5
o Các tài sản tài chính đã đo lường ở giá trị hợp lý thông qua lợi nhuận và lỗ,
các công cụ tài chính được nắm giữ này được trình bày một cách tách biệt đối
với trường hợp dùng cho mục đích thương mại và lúc ghi nhận ban đầu;
o Các khoản đầu tư được nắm giữ đến khi đáo hạn;
o Các khoản cho vay và các khoản phải thu;
o Các tài sản tài chính sẵn sàng để bán;
o Các khoản nợ tài chính được đo lường tại mức giá hợp lý thông qua lợi nhuận
hoặc lỗ, các công cụ được nắm giữ này được trình bày một cách tách biệt đối
với việc kinh doanh và lúc ghi nhận ban đầu;
o Các khoản nợ tài chính được đo lường theo giá trị hoàn dần.
- Đặc biệt, các vấn đề cần phải trình bày về các tài sản tài chính và khoản nợ tài chính
đã chỉ định rõ là cần được đo lường tại mức giá trị hợp lý thông qua lợi nhuận và lỗ,
bao gồm các trình bày về rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường và các thay đổi trong giá
trị hợp lý.
- Phân loại các công cụ tài chính từ giá trị hợp lý đến giá trị hoàn dần.
- Trình bày các thông tin việc hủy bỏ việc ghi nhận, bao gồm các chuyển đổi của các tài
s
ản tài chính đối với kế toán việc hủy bỏ ghi nhận thì không được phép trong IAS 39.
- Thông tin về các tài sản tài chính đã cầm cố như là một khoản ký quỹ và các thông tin
v
ề tài sản tài chính hoặc các tài sản phi tài chính được nắm giữ như là một khoản ký

quỹ.
- Sự hòa hợp của kế toán khoản chiết khấu đối với các khoản mất mát tín dụng (các
khoản nợ xấu)
- Các thông tin về các tài sản tài chính phức hợp với nhiều công cụ phái sinh được gắn
kèm theo.
- S
ự vi phạm thời hạn của các bản hợp đồng cho vay.
2.2.1.2.Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo vốn chủ:
- Các khoản mục thu nhập, chi phí, lợi ích và tổn thất với việc trình bày một cách tách
biệt đối với việc kinh doanh và lúc ghi nhận ban đầu;
o Các khoản đầu tư được nắm giữ cho đến khi đáo hạn
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
6
o Các khoản cho vay và các khoản phải thu;
o Các tài sản tài chính sẵn sàng để bán;
o Các khoản nợ tài chính được đo lường tại mức giá hợp lý thông qua lợi nhuận
hoặc lỗ, các công cụ tài chính được nắm giữ này được trình bày một cách tuyệt
đối với việc kinh doanh v
à lúc ghi nhận ban đầu;
o Các khoản nợ tài chính được đo lường tại mức giá trị hoàn dần.
- Lợi ích thu nhập và lợi ích chi phí đối với các công cụ tài chính này mà không được
đo lường tại giá trị hợp lý thông qua lợi nhuận v
à lỗ.
- Khoản thu lệ phí và các khoản chi phí.
- Giá trị giảm giá của các tài sản tài chính.
- L
ợi ích thu nhập từ các tài sản tài chính bị giảm giá.
2.2.1.3.Các trình bày khác:
- Các chính sách kế tóan đối với các công cụ tài chính.
- Các thông tin v

ề kế toán tự bảo hiểm bao gồm:
o Miêu tả mỗi phương pháp tự bảo hiểm, công cụ tự bảo hiểm và giá trị hợp lý
của các công cụ tự bảo hiểm bày và bản chất của các rủi ro của các công cụ tài
chính t
ự bảo hiểm.
o Đối với lưu chuyển dòng tiền tự bảo hiểm, các khoảng thời gian mà các dòng
ti
ền này dự định xuất hiện, khi nào chúng có thể xả ra để đưa vào sự quyết
định của lợi nhuận hoặc lỗ, v
à miêu tả bất kỳ giáo dịch dự đoán trước nào để
kế toán khoản tự bảo hiểm có được sử dụng trước đây nhưng không được
mong chờ xuất hiện lâu dài.
- N
ếu một khoản lợi ích hoặc tổn thất dựa trên các công cụ tự bảo hiểm trong lưu
chuyển dòng tiền hoạt động tự bảo hiểm đã được ghi nhận trực tiếp trong vốn chủ,
một tổ chức nên trình bày như sau:
o Giá trị cũng đã được ghi nhận trong vốn chủ trong suốt thời kỳ.
o Giá trị mà đã được hủy bỏ khỏi vốn chủ và đã được bao gồm trong lợi nhuận
hoặc lỗ trong suốt thời kỳ.
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
7
o Giá trị mà đã được hủy bỏ khỏi vốn chủ trong suốt thời kỳ và đã được bao
gồm trong giá trị ghi nhận ban đầu của chi phí mua hoặc giá trị ghi sổ của các
tài sản phi tài chính trong một giao dịch tự bảo hiểm dự đoán có thể xáy ra
cao.
o Đối vơí các giá trị hợp lý của các công cụ tự bảo hiểm, thông tin về các thay
đổi giá trị hợp lý của các công cụ tự bảo hiểm và các điều khoản tự bảo hiểm.
o Sự không hiệu quả việc tự bảo hiểm đã ghi nhận trong lợi nhuận và lỗ (sự tách
biệt đối với lưu chuyển dòng tiền tự bảo hiểm và các khoản tự bảo hiểm về các
khoản đầu tư thuần trong hoạt động ngoại hối)

- Thông tin về các giá trị hợp lý của mỗi nhóm tài sản tài chính và khoản nợ tài chính,
cùng v
ới:
o Giá trị ghi sổ có thể so sánh được
o Miêu tả cách thức xác định giá trị hợp lý
o Thông tin chi tiết nếu giá trị hợp lý của chúng không thể đo lường một cách
đáng tin cậy.
2.2.2. IFRS 7 yêu cầu trình bày các thông tin về bản chất và quy mô của các rủi ro bắt
nguồn từ các công cụ tài chính như sau:
2.2.2.1. Yêu cầu trình bày về thông tin định tính bao gồm:
- Rủi ro của mỗi loại công cụ tài chính
- M
ục đích sự quản lý, các chinh sách, và các xử lý đối với việc quản lý các rủi ro này.
-
Các thay đổi so với kỳ kế toán trước đây.
2.2.2.2. Yêu cầu về trình bày thông tin định lượng:
Yêu cầu về trình bày thông tin định lượng bao gồm các thông tin về quy mô mà tổ chức
trình bày các rủi ro, dựa trên các thông tin đã cung câó cho ban quản lý nộ bộ. cụ thể bao
gồm:
- Tóm tắt số lượng dữ liệu về việc công bố mỗi loại rủi ro tại thời điểm báo cáo.
- Sự tập trung của các rủi ro.
- Trình bày về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán và rủi ro thị trường như là miêu tả dưới
đây:
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
8
o Rủi ro tín dụng: Các trình bày về rủi ro tín dụng bao gồm:
 Giá trị lớn nhất (trước khi giảm trừ giá trị ký quỹ), miêu tả về ký quỹ, thông tin về
tính chất tín dụng của các tài sản tài chính mà không đến hạn thanh toán, cũng không
bị sụt giảm và thông tin về tính chất tín dụng của các tài sản tài chính mà các điều
khoản của nó đã bị phủ nhận

 Đối với các tài sản tài chính đến hạn thanh toán hoặc bị sụt giảm, các trình bày mang
tính ch
ất phân tích.
 Thông tin về ký quỹ hoặc các khoản làm tăng tín dụng đã thu được hoặc đã tập hợp.
o Rủi ro thanh toán : Các yêu cầu trình bày về rủi ro thanh toán bao gồm:
 Các phân tích về các khoản nợ tài chính.
 Miêu tả về phương pháp quản lý rủi ro.
o Rủi ro thị trường: Các yêu cầu trình bày về rủi ro thị trường bao gồm:
 Phân tích độ nhạy của mỗi loại rủi ro thị trường .
 IFRS 7 yêu cầu: Nếu một tổ chức chuẩn bị phân tích độ nhạy đối với mục đích quản
lý mà phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau của hơn hoặc một thành phần của rủi ro thị
trường (ví dụ: bao gồm rủi ro l
ãi suất và rủi ro ngoại tệ), nó có thể trình bày các phân
tích thay cho các phân tích độ nhạy riêng biệt đối với mỗi loại rủi ro thị trường.
1.3. Thông tư 210/2009/TT-BTC:
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 hướng
dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính (BCTC) và thuyết
minh thông tin đối với công cụ tài chính. Thông tư 210 có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và nâng cao tính minh bạch của
BCTC. Nó cũng minh chứng cho cam kết của Việt Nam từng bước tiến tới áp dụng tất cả các
chuẩn mực kế toán quốc tế. Cả người sử dụng và người lập BCTC sẽ được hưởng lợi từ việc
thực hiện Thông tư 210, mặc dù người lập BCTC gặp nhiều thách thức và khó khăn trong giai
đoạn đầu.
Tính đến thời điểm thông tư này được ban hành, các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
về công cụ tài chính gồm có: IAS 32 - Công cụ tài chính: Trình bày; IAS 39 - Công cụ tài
chính: Ghi nhận và xác định giá trị; Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) số 7 - Công cụ tài
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
9
chính: Thuyết minh. Ba chuẩn mực này (gọi chung là các IAS về công cụ tài chính) được coi
là nằm trong nhóm các chuẩn mực khó, phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng nhất tới các đơn

vị trong việc lập và trình bày BCTC. Còn tại Việt Nam thì chưa có các chuẩn mực này.
Thông tư 210 ra đời, nhưng mới chỉ bao gồm IAS 32 và IFRS 7, mà chưa có IAS 39 (dự kiến,
trong tương lai gần sẽ được ban hành).
Thông tư 210 được áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần
kinh tế tại Việt Nam có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính. Do công cụ tài chính là
định nghĩa rộng, bao trùm nhiều loại hình tài sản và nợ phải trả tài chính nên việc áp dụng các
chuẩn mực sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều tổ chức, đặc biệt là các DN hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng.
1.3.1. Quy định áp dụng IAS 32 “Công cụ tài chính: Trình bày”:
Mục đích của IAS 32 là hướng dẫn các nguyên tắc trong việc trình bày các công cụ tài
chính trên BCTC.
1.3.1.1. Phân loại:
IAS 32 yêu cầu tổ chức phát hành các công cụ tài chính phải phân loại công cụ đó
hoặc các phần của công cụ đó tại thời điểm ghi nhận ban đầu là nợ phải trả tài chính hoặc
công cụ vốn chủ sở hữu phù hợp với bản chất và định nghĩa của nợ phải trả tài chính và công
cụ vốn chủ sở hữu. Công cụ tài chính được tổ chức phát hành trình bày là công cụ vốn chủ sở
hữu khi công cụ tài chính không bao gồm nghĩa vụ theo hợp đồng để trả tiền hoặc tài sản tài
chính cho đơn vị khác hoặc trao đổi tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính với đơn vị khác
theo các điều kiện có thể bất lợi cho người phát hành. Các công cụ tài chính không phải là
công cụ vốn chủ sở hữu được tổ chức phát hành trình bày là nợ phải trả. Ví dụ, cổ phiếu ưu
đãi phải được tổ chức phát hành trình bày là nợ phải trả tài chính khi công cụ này có nghĩa vụ
theo hợp đồng trả tiền cho người nắm giữ công cụ.
Các công cụ tài chính không phải là công cụ vốn chủ sở hữu được tổ chức phát hành
trình bày là nợ phải trả, dẫn tới giảm vốn chủ sở hữu và lợi nhuận, cũng như có thể ảnh
hưởng tiêu cực tới hệ số đòn bẩy và cơ cấu vốn. “Cổ tức” trả cho công cụ được phân loại là
nợ phải trả được ghi nhận là chi phí lãi.
1.3.1.2. Trình bày:
Một số công cụ tài chính có cả thành phần nợ phải trả và thành phần vốn chủ sở hữu
(công cụ tài chính phức hợp), ví dụ như trái phiếu chuyển đổi. Giá trị ghi sổ ban đầu của công
cụ tài chính phức hợp này được phân bổ cho thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Phần

vốn chủ sở hữu (quyền chuyển đổi thành cổ phiếu) thường được xác định là giá trị còn lại của
công cụ tài chính sau khi trừ đi giá trị hợp lý của phần nợ phải trả. Phần được phân loại là nợ
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
10
phải trả tài chính trong công cụ tài chính phức hợp được trình bày riêng biệt với phần được
phân loại là tài sản tài chính hoặc vốn chủ sở hữu trên Bảng Cân đối kế toán. Công cụ tài
chính phái sinh là quyền chọn được trình bày là tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính.
Yêu cầu này của IAS 32 không phải dễ thực hiện, do DN phát hành sẽ phải xác định
giá trị hợp lý của nợ phải trả không có quyền chọn chuyển đổi. Đồng thời, xem xét các điều
khoản chuyển đổi để xác định xem liệu quyền chuyển đổi sẽ được hạch toán vào vốn chủ sở
hữu hay là công cụ phái sinh. Ví dụ, các DN tại Việt Nam phát hành trái phiếu chuyển đổi với
điều khoản được tất toán nghĩa vụ bằng cách chuyển chúng thành một số lượng thay đổi cổ
phiếu, tùy thuộc vào giá trị thị trường của cổ phiếu, sẽ được coi là nợ phải trả tài chính toàn
bộ, mà không có cấu phần vốn chủ sở hữu.
Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận, các khoản lỗ và lãi có liên quan đến công cụ tài chính hoặc
cấu phần của nó mà là nợ tài chính phải trả được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cổ tức, lợi nhuận trả cho các cổ đông được ghi giảm trực
tiếp vào vốn chủ sở hữu. Trường hợp cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả thì khoản
phải trả cho các cổ đông về cổ tức của cổ phiếu ưu đãi đó được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
Các khoản lãi, lỗ phát sinh do những thay đổi giá trị ghi sổ nợ phải trả tài chính được ghi
nhận là thu nhập hoặc chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí giao dịch
liên quan đến việc phát hành công cụ tài chính phức hợp được phẩn bổ cho các thành phần nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu của công cụ đó theo tỷ lệ. Chi phí giao dịch liên quan đến nhiều
giao dịch được phân bổ cho các giao dịch đó trên cơ sở tỷ lệ tương ứng với các giao dịch. Chi
phí giao dịch được trình bày là khoản giảm trừ vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo.
1.3.2 Quy định áp dụng IFRS 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh:
Mục đích của IFRS 7 nhằm hướng dẫn thuyết minh về công cụ tài chính để giúp cho
người sử dụng BCTC đánh giá ảnh hưởng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh của DN, cũng như đánh giá bản chất, phạm vi và cách thức quản trị các rủi ro
phát sinh từ công cụ tài chính của chính DN. Chuẩn mực này được ban hành dựa một phần

vào Chuẩn mực IAS 30 dành cho ngân hàng mà Bộ Tài chính đã ban hành. Tuy nhiên, IFRS
7 bổ sung nhiều yêu cầu bắt buộc phải trình bày thông tin, như thông tin định tính và định
lượng liên quan đến rủi ro thị trường. Hơn nữa, chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các loại
hình tổ chức, DN có nắm giữ các công cụ tài chính, chứ không chỉ các tổ chức tín dụng.
Thuyết minh về giá trị hợp lý
DN phải thuyết minh giá trị hợp lý của những tài sản và nợ phải trả tài chính để có thể so
sánh với giá trị ghi sổ, cùng với thông tin về các phương pháp xác định giá trị hợp lý. Đây sẽ
là một thách thức lớn đối với nhiều đơn vị ở Việt Nam do phần lớn khoản mục hiện ghi sổ
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
11
theo giá gốc và việc xác định giá trị hợp lý trong nhiều trường hợp không đơn giản và có thể
phải dùng tới các mô hình tính toán.
Thuyết minh định tính và định lượng
Đối với mỗi loại rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính, DN phải thuyết minh các thông tin
về số liệu, mức độ và cách thức phát sinh rủi ro, các mục tiêu, chính sách, quy trình quản lý
rủi ro và phương pháp sử dụng để đo lường rủi ro.
Các DN cũng sẽ phải xác định mức độ ảnh hưởng đến kinh doanh khi nhiều thông tin quản
lý rủi ro được sử dụng nội bộ bởi Ban giám đốc thì nay phải thuyết trình ra bên ngoài.
Thuyết minh về rủi ro tín dụng
Sẽ có nhiều thông tin phải trình bày theo loại công cụ tài chính, các tài sản tài chính đã quá
hạn hoặc giảm giá, các tài sản đảm bảo và các hình thức hỗ trợ tín dụng nhận được, trong đó
có những nội dung không đơn giản trong việc lấy dữ liệu, như ước tính về giá trị hợp lý của
tài sản đảm bảo nắm giữ bởi DN đối với tài sản tài chính đã quá hạn hoặc giảm giá.
Thuyết minh về rủi ro thanh khoản
DN phải phân tích thời gian đáo hạn còn lại dựa theo hợp đồng của các khoản nợ phải trả tài
chính. Đối với nhiều ngân hàng, việc quản lý thanh khoản được dựa nhiều hơn trên thông tin
về luồng tiền ước tính. Do đó, thông tin về đáo hạn theo hợp đồng có thể đưa ra bức tranh xấu
hơn trên thực tế. Vì vậy, DN nên cân nhắc giải thích bổ sung trong những trường hợp như
vậy.
Thuyết minh về rủi ro thị trường

DN phải thuyết minh và phân tích độ nhạy cảm đối với mỗi loại rủi ro thị trường (như lãi
suất, tỷ giá, giá chứng khoán) tại ngày báo cáo, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng tới kết quả của DN
bởi thay đổi hợp lý trong các biến số rủi ro liên quan có khả năng tồn tại tại ngày báo cáo.
DN nên khảo sát xem hệ thống kế toán hiện tại đáp ứng được đến đâu yêu cầu thông tin và
nếu cần thiết sẽ phải có giải pháp thay thế, ví dụ như xây dựng mô hình định lượng phân tích
độ nhạy cảm hoặc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro phù hợp để xác định ảnh hưởng của
rủi ro. Việc xác định mức độ thay đổi hợp lý cũng không đơn giản và cần các ước tính và
cách tiếp cận nhất định.
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
12
2. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÔNG BỐ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
2.1 K
Ế TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN TR
ÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BỒ ĐÀO
NHA.
Tóm t
ắt: Bài viết này phân tích các yếu tố quyết định đến mức độ công bố thông tin kế toán
công cụ tài chính của công ty niêm yết Bồ Đào Nha. Chúng tôi xây dựng chỉ số công bố dựa
trên chuẩn mực IAS 32 & 39 và tính điểm chỉ số cho mỗi công ty. Vì vậy, bài viết này tập
trung phân tích những công ty có đặc điểm gần nhất với IAS trước năm 2005. Việc phân tích
bao gồm các biến số về những đặc trưng nội tại khác nhau của các công ty trong các quy định
thể chế, cụ thể như cấu trúc vốn, cấu trúc quản trị của tổ chức trong lý thuyết dự phòng.
Chúng tôi không tìm th
ấy môt cấu trúc quản trị và tài chính ảnh hưởng đáng kể. Kết luận của
bài nghiên cứu là mức độ công bố thông tin bị ảnh hưởng đáng kể bởi quy mô công ty, công
ty kiểm toán, tình trạng niêm yết và thành phần kinh tế. Bài nghiên cứu này chỉ ra những cải
tiến trong việc lập báo cáo và đề nghị những can thiệp của điều chỉnh thị trường vốn trong
bối cảnh của IAS sau năm 2005.
2.1.1 Giới thiệu:

Bài viết này phân tích những yếu tố quyết định đến công bố thông tin công cụ tài
chính c
ủa các công ty niêm yết tại Bồ Đào Nha. Giả định sự thông qua bắt buộc của IAS sau
năm 2005 của các công ty ni
êm yết, mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là phân tích những
công ty có đặc điểm gần với y
êu cầu công bố thông tin công cụ tài chính của IAS32 và IAS
39.
Chúng tôi phát tri
ển các giả thuyết về các yếu tố của kế toán thực chứng dựa trên một
số học thuyết: Lý thuyết kế toán thực chứng (Leftwich et al. (1981), Watt và Zimmerman
(1978), Lý thuy
ết tín hiệu (The signalling Theory) (Ross (1977), và Tính hợp pháp và thuyết
định chế (Legitimacy and institutional theory). Những lí thuyết này là cơ sở nền tảng của các
yếu tố quyết định đến lựa chọn kế toán và công bố thông tin ở nhiều nước trên thế giới. Bài
vi
ết dựa trên ý tưởng của các lý thuyết trên, bắt đầu từ phát triển thị trường vốn, có thể không
áp dụng hoàn toàn trong thực hành kế toán và công bố thông tin ở Bồ Đào Nha, nơi có mức
độ lớn chính sách t
ài chính công ty và ngân hàng sở hữu gia đình. Vì vậy, chúng tôi bao gồm
các biến phân tích là những đặc điểm bản chất khác nhau của các công ty, cụ thể như cấu trúc
vốn, đặc trưng cấu trúc quản trị doanh nghiệp trong khung lý thuyết là lý thuyết ngẫu nhiên.
Câu h
ỏi nghiên cứu chính là:
1. Nh
ững lý thuyết về lựa chọn kế toán và công bố thông tin có áp dụng cho các công ty
niêm yết ở Bồ Đào Nha không?
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
13
2. Những nhân tố nào chi phối hầu hết đến việc công bố thông tin trong các công ty này?

3.
Năm 2005 có ý nghĩa như thế nào đối với các công ty niêm yết ở Bồ Đào Nha?
Ph
ần còn lại của bài viết được trình bày như sau. Phần 2 trình bày những nghiên cứu
trước đây liên quan đến các yếu tố của công bố thông tin v
à kế toán. Phần 3 cung cấp tóm tắt
những điều chỉnh nền tảng. Phần 4 mô tả sự phát triển các giả thiết. Trong phần 5, giải thích
mục đích nghiên cứu, trong đó bao gồm giải thích những biến độc lập và phụ thuộc, quá trình
l
ấy mẫu và bộ phận cấu thành mẫu. Phần 6 đưa ra kết quả thông kê chính. Và phần 7 thảo
luận kết quả nghiên cứu và đưa ra một số kết luận.
2.1.2. Các nghiên cứu trước đây:
Healy và Palepu (2001) đã mô tả những lý thuyết nền tảng về nhu cầu công bố thông
tin (xung đột lợi ích (giám đốc và nhà đầu tư) và thông tin bất cân xứng) v
à phê duyệt báo
cáo công bố theo lối kinh nghiệm. Họ chia làm 4 thành phần: vai trò của quy tắc công bố
thông tin trong việc thu hẹp thông tin và vấn đề xung đột, hiệu lực của kiểm toán và trung
gian thông tin, các nhân t
ố tác động đến quyết định cùa giám đốc về việc lập báo cáo và công
b
ố thông tin, và hệ quả kinh tế của việc công bố. Phần liên quan nhất đến bài viết này là giải
thích quyết định ban quản trị, có hai phần chính: (1) tập trung vào quyết định kế toán của
giám đốc dựa tr
ên lý thuyết kế toán thực chứng và (2) tập trung vào quyết định công bố thông
tin quản trị (báo cáo công bố tự nguyện, bổ sung cho phần (1).
Nghiên cứu kế toán trong việc xác định công bố thông tin và lựa chọn kế toán dựa
trên đặc trưng của doanh nghiệp l
à một phạm vi rộng. Trong bài tiểu luận này chúng tôi tập
trung vào sự chấp nhận của IAS hoặc kế toán công cụ tài chính. Bài viết này chia làm 2 loại
khác nhau theo cách chuẩn đã được chấp nhận ( biến phụ thuộc) là đo lường. Một nhóm, biến

phụ thuộc là một biến giả (dummy) được giả định với giá trị bằng 1 nếu công ty thông qua
IAS và giá trị bằng 0 nếu ngược lại. Nhóm này không được tính trong trường hợp, thực tế là
m
ột vài công ty tuân theo IAS nhưng lại không tuân theo những yêu cầu của IAS (Cairns
(1998), Cairns (1999). Vì vậy, xem ra nó là một dạng khác mà xác định số lượng quy mô phù
h
ợp với một cá thế( hay một nhóm) chuẩn sử dụng mục công bố. Loại thứ 2 khảo sát báo cáo
thường niên cùa những công ty tuân theo IAS để xác định số lượng thực sự các công ty. Bài
vi
ết này bao gồm trong nhóm thứ 2, chúng tôi phát triển mục công bố dựa trên yêu cầu của
IAS 32 và IAS 39.
Nhóm đầu tiên của nghiên cứu bao gồm Tarca (2004), Cuijpers and Buijink (2005)
Ashbaugh (2001), Murphy (1999), El-Gazzar et al, (1999) và Dumontier & Raffournier
(1998).
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
14
Nhóm thứ hai bao gồm Chalmers & Godfrey (2004), Glaum & Street (2003), Street &
Bryant (2000), Street & Gray (2001, Abd – Elsalam & Weetman (2003) và Tower et al.
(1999).
Bảng 1 tóm tắt những nghiên cứu trên, chỉ ra các loại hướng dẫn phân tích thống
kê, giải thích các biến được chấp nhận và các kết quả thử nghiệm.
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
15
Bảng 1:
Biến phụ thuôc
Chỉ số công bố Biến giả (chấp nhận/ không chấp nhận)
Chalmers
&
Godfrey
Glaum &

Street
Abd-Elsalam
& Weetman
Street &
Gray
Street &
Bryant
Tower at
al.
Cuijpers &
Buijink
Ashbaugh Murphy El-Gazzar
et al.
Dumontier
&
Raffournier
Tarca
Loại phân
tích
Univ./
Multiv
Univ./
Multiv
Multiv Multiv Multiv Multiv Multiv
Hồi qui
Multiv
H
ồi qui
Phân tích
b

ậc thang
Multiv
H
ồi qui
Multiv Multiv
H
ồi qui
Biến giả định
Qui mô + 0 0 0 0 + 0 + +
Ngành nghề Y Y/0 Y 0 0 0 0
Kiểm toán Y/0 Y Y/0 Y 0 Y/0
Tình trạng
niêm yết
Y Y/0 Y Y Y + + + +
Đa quốc gia 0 Y + + + +
Lợi nhuận 0 0 0 0 0
Mối quan hệ
nhà đầu tư/
nhà cung cấp
0 -/0 0 0 0 - 0 0
Mối quan hệ
nhà đầu tư/
ban giám đốc
(Cấu trúc sở
hữu, giá trị
thị trường)
0/+ Y/0 0 + 0 +
Cấp độ vốn 0/-
Nguồn gốc
hình thành

Y Y Y Y Y
Chi phí danh
ti
ếng
Y
Phân tích +
Thời gian lập
báo cáo
-
Chú thích: Y có tác động đáng kể,
+ Đồng biến
- Nghịch biến
0 Không ảnh hưởng
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
16
2.1.3 Nguyên tắc nền tảng:
Trong phần này chúng tôi trình bày ngắn gọn những nguyên tắc kế toán công cụ tài
chính
ở Bồ Đào Nha, trọng tâm là những điểm chính khác nhau liên quan đến IAS 32 & IAS
39.
Tiêu chu
ẩn đo lường trong công ty phi tài chính, công cụ tài chính trên bảng cân đối
k
ế toán được tính trên giá vốn (hoặc giá thị trường nếu nó thấp hơn). Hợp đồng tương lai sử
dụng trong thương mại được tính bằng giá trị hợp lí. Những công cụ tài chính ngoài bảng cân
đối kế toán th
ì không được vận dụng bởi nguyên tắc kế toán cụ thể. Kẽ hở này được bù đắp
bởi hướng dẫn kế toán số 18 (CNC (1996)), được lập trên cơ sở là IAS. Vì vậy nó được kì
v
ọng là giúp các doanh nghiệp chấp nhận kế toán công cụ tài chính theo IAS.

Đối với những công ty tài chính, giá trị hợp lí được áp dụng trong mua bán chứng
khoán, thị trường tương lai, quyền chọn (swaps). Sự thay đổi trong gía trị hợp lí sẽ được điều
chỉnh vào lãi lỗ kinh doanh trong kì phát sinh. Kế toán phòng ngừa rủi ro, lãi và lỗ của công
cụ phòng ngừa xảy ra đồng thời, tiêu chuẩn đo lường. Một danh sách các yêu cầu thông tin
cần được công bố, cụ thể là các sản phẩm tài chính được công nhận.
2.1.4 Sự phát triển các giả thuyết và học thuyết:
Liên minh châu Âu phát biểu mục tiêu của họ trong việc hài hòa các nguyên tắc kế
toán giữa các nước thành viên từ năm 2000 (thông qua đề xuất các nguyên tắc yêu cầu cho
công ty niêm yết lập báo cáo hợp nhất dựa trên IAS), giúp ích trong việc phân tích các công ty
biết trước các yêu cầu của IAS đặc biệt là công bố thông tin các khoản mục công cụ tài chính.
S
ự chấp thuận IAS đồng nghĩa với các yêu cầu công bố cũng tăng lên. Vì vậy, học thuyết nền
tảng được cung cấp bởi học thuyết công bố. Verrecchia (2001) phê duyệt và phân loại các học
thuyết kế toán đế phát trển một học thuyết công bố thông tin cho doanh nghiệp. Ông ta đưa ra
kết luận rằng sự thu nhỏ thông tin bất cân xứng là một trong những điểm khởi đầu tiềm năng
cho một lý thuyết về công bố thông tin toàn diện.
Theo kinh nghiệm, công bố thông tin là một hoạt động phức tạp gồm nhiều nhân tố:
nó phụ thuộc vào cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, nó liên quan đến môi trường
doanh nghiệp bao gồn văn hóa, điều lệ…. Một vài lý thuyết giải thích hoạt động công bố của
doanh nghiệp: Thuyết chi phí … (Agency and Political cost theory) (Watts and Zimmerman
(1978),Watts & Zimmerman (1990), Lý thuyết tín hiệu (The signalling Theory) (Ross 1977,
Morris 1987) Tính hợp pháp và thuyết định chế (Legitimacy and institutional theory) (Guthrie
& Parker (1990), Carpenter & Feroz (2001), Mezias (1990), Thuyết chi phí độc quyền
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
17
(Verrecchia 1983, dye 1985, Darrough & stoughton (1990) và Wagenhofer (1990), Thuyết dự
phòng (Gray (1988), Fechner & Kilgore (1994), Doupnik & Salter (1995).
Lý l
ẽ của bài viết này là lý thuyết Agency and Political cost và thuyết tín hiệu, áp
dung rộng rãi để phát triển thị trường vốn, có thể không giải thích toàn bộ hoạt động kế toán

và công bố ở Bồ Đào Nha nơi có công ty và ngân hàng gia đình tập trung vốn cao.
Nobes (1998) trình bày khác biệt mang tính quốc tế của báo cáo tài chính dựa trên các
m
ục đích khác nhau ở các quốc gia. Mục tiêu báo cáo tài chính sẽ xác định hệ thống tài chính
c
ủa một quốc gia. Các khoản mục công bố được xác định bởi những mối liên hệ quan trọng
của đố tượng bên ngoài (đối tượng tài chính không bao gồm ban giám đốc, bao gồm những
nhà đầu tư cá thể) cũng như bên trong (chính phủ, Ngân h
àng, nhà cung cấp.). Ở quốc gia, đối
tượng b
ên ngoài là quan trọng, nhu cầu công bố thông tin là lớn hơn. Văn hóa nội bộ và yếu
tố môi trường đã được kiểm tra theo lối kinh nghiệm bởi một vài nhà nghiên cứu đa quốc gia
(Zarzeski (1996), Hussein (1996), jaggi and Low (2000), Salter (1998), Williams (2004),
Archambault & Archambault (2003) ho
ặc tại một quốc gia (Chan & Jaggi (2000), Hanniffa &
Cooke (2002). Akhtaruddin (2005). Chen & Jaggi (2005), nhân tố quản trị ở các nước Đông Á
(Giám đốc độc lập với ban quản trị, người chủ doanh nghiệp) công bố thông tin to
àn diện bởi
doanh nghiệp.
Những giả thuyết và biến độc lập:
Dựa trên lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm đã mô tả ở trên, chúng ta đã hình
thành được những giả thiết liên quan đến những đặc điểm đặc trưng của công ty để công bố
những thí nghiệm tại Bồ Đào Nha. Tất cả những giả thuyết được ghi trong hình thức thay thế
bao gồm cả dấu hiệu mong đợi của mối quan hệ.
Quy mô
Có một vài lý lẽ có thể được sử dụng để liên kết quy mô đối với việc công bố thông
tin. Như l
ý lẽ của Watts và Zimmerman (1990), giá trị chính trị lớn hơn trong những công ty
lớn. Do đó, những công ty càng lớn thì mức độ công bố thong tin càng cao vì nó cải thiện sự
tự tin và giảm đi chi phí chính trị. Thứ hai, công ty càng lớn thì hệ thống thông tin phải càng

cao. Vì v
ậy, càng có nhiều thông tin được công bố thì càng làm giảm chi phí trong công ty lớn
hơn là những công ty nhỏ. Thêm vào đó, những chi phí thuộc về t
ài sản liên quan đén những
c
ạnh tranh bất lợi của việc công bố thông tin (Verrecchia (1983)) càng nhỏ thì quy mô công ty
càng tăng.
H1: Những công ty quy mô lớn được mong đợi có mức công bố thông tin cao hơn những
công ty nhỏ.
Công nghiệp
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
18
Mối liên hệ giữa ngành công nghiệp và việc công bố thông tin có thể được giải thích
bằng lý thuyết chi phí chính trị. Watts và Zimmerman (1990) đã lý luận rằng mối liên hệ
trong ngành công nghiệp (liên quan đến quy mô) có liên hệ với chi phí chính trị. Chi phí tài
s
ản cũng khác biệt tùy thuộc vào ngành công nghiệp.
Thêm vào đó, những công ty trong c
ùng ngành thì có mức độ công bố thông tin như
nhau để tránh những ti
êu cực được đánh giả bởi thị trường (áp lực cạnh tranh). Lý luận này
th
ống nhát với lý thuyết phát tín hiệu.
Tính chính đáng và tính
thể chế cũng hỗ trợ cho những giả thuyết này vì một số ngành
công nghi
ệp có áp lực hơn những ngành khác.
Nh
ững lý thuyết này không định nghĩa trực tiếp mối liên hệ giữa việc công bố thông
tin và ngành công nghiệp một cách rõ rang. Do đó, những giả thuyết của chúng tôi không bao

gồm những dấu hiệu mong đợi của mối quan hệ.
H2: Những thực nghiệm của việc công bố thông tin được tiên đoán có liên hệ với ngành
công nghi
ệp mà trong đó công ty điều hành.
Cách th
ức kiểm toán
Chalmers và Godfrey (2004) lý luận rằng để duy trì danh tiếng của họ và tránh những
chi phí danh tiếng, những công ty có mức độ kiểm toán cao thường có nhu cầu cao về mức
độ công bố thông tin cho khách h
àng. Dumontier và Raffournier (1998) xem xét trong mối
quan tâm của họ và lợi ích cho danh tiếng của họ, những kiểm toán viên muốn khách hàng
c
ủa họ tuân theo những tiêu chuẩn kế toán phức tạp.
Điều n
ày cũng được liên hệ với sự thật rằng những công ty kiểm toán quốc tế lớn có
tầm hiểu biết rộng lớn về ÍA và do đó chi phí hoàn thành và kiểm toán của họ thấp hơn là
những công ty kiểm toán nhỏ.
Việc kiểm toán được cho là cách thức để giảm chi phí môi giới (Jensen và Meckling
(1976) và Watts và Zimmerman (1983)) và để những công ty có chi phí môi giới cao ký hợp
đồng với những công ty kiểm toán chất lượng cao.
H3: Mức độ công bố thông tin được tiên đoán là cao hơn trong những công ty được kiểm
toán bởi Big 5.
Tình trạng niêm yết
Mối liên hệ giữa những công ty được niêm yết và việc công bố thông tin được dựa
trên chi phí môi giới và lý thuyết phát tín hiệu. Những công ty được niêm yết trên thị trường
cổ phiếu đa quốc gia hay cổ phiếu nước ngoài thường có những vấn đề về môi giói lớn hơn.
Việc công bố thông tin càng cao làm giảm chi phí quản lý của cổ đông. Thêm vào đó, một
cách tổng thể, nhà đầu tư nước ngoài không quen với những chuẩn mực quốc gia và vì vậy
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
19

những công ty quốc tế được niêm yết có xu hướng tuân theo những chuẩn mực quốc tế để
những khoản mục của họ được hiểu bởi những nhà đầu tư lớn có tiềm năng.
Những công ty mong đợi rằng việc tuân theo IAS và mức độ công bố thông tin cao
được giải thích như là những dấu hiệu tốt bởi thị trường v
à có thể là một phương tiên đạt được
nguồn vốn rẻ hơn. Tranh luận này thậm chí mạnh hơn nếu công ty muốn tăng nguồn vốn của
mình trên thị trường nước ngòai (giả thuyết nhu cầu vốn, Cooke (1989)).
H4: Mức độ công bố được dự đóan là cao hơn ở các công ty niêm yết trên thị trường hối
đóai hơn ở công ty ni
êm yết chỉ ở duy nhất thị trường chứng khóan trong nước
Đa quốc gia
Giả thuyết này liên kết với giả thuyết cuối. Công ty càng đa quốc gia thì stakeholders
(khách hàng, nhà cung c
ấp, chính phủ) càng nhiều thì càng tốt. Thậm chí một công ty không
niêm yết đa quốc gia có thể có mối quan tâm thể hiện mức độ công bố tốt nếu nó có họat động
đa quốc gia.
Cooke (1989) cũng tranh luận rằng công ty họat động hơn 1 vùng địa lý có khuynh
hướng có hệ thống quản lý kiểm sóat tốt hơn bởi v
ì họat động của họ phức tạp hơn. Hệ thống
báo cáo và quản lý kiểm sóat phức tạp hơn sẽ sản sinh ra nhiều thông tin mà có thể dễ dàng
công b
ố mà không phải thêm chi phí chuẩn bị. Vì vậy, hệ thống này được mong chờ có mức
độ công bố cao.
H5: Mức độ công bố được dự đóan tăng với mức độ đa quốc gia của công ty
Cấu trúc vốn
Mối quan hệ cổ đông/chủ nợ
Như mức độ đòn bẩy cao hơn thì chi phí lực đẩy cao hơn (tiềm năng giàu có chuyển
giao từ con nợ đến cổ đông và giám đốc), đúng theo IAS và mức độ công bố tốt có thể sử
dụng để giảm chi phí lực đẩy và thông tin bất cân xứng. Đó là những tác già, tuy nhiên, đã
cung c

ấp mối quan hệ đối nghịch giữa tác dụng của đòn bẩy và việc công bố (Zarzeski (1996),
Abd-Elsalam và Weetman (2003)). Cuộc tranh luận dựa trên nhân tố nổi bật và tin tưởng vào
nhân t
ố mà những công ty với tỷ lệ đòn bẩy cao tùy thuộc vào hệ thống tài chính ngân hàng
ban đầu nơi mà thị trường vốn không được xem như nguồn vốn quan trọng, và thông tin về
các công ty thì riêng tư hơn công cộng. Tranh luận này, tuy nhiên, không thực hiện đối với tài
kh
ỏan nợ công cộng. Những tranh luận này thể hiện không có khả năng cho duy nhất đòn bẩy
phải có sự ủy nhiệm tốt cho cấu trúc vốn của một công ty trong thời hạn công bố mối quan hệ
của nó, bởi vì, thực ra nợ có nợ bên trong hoặc nợ bên ngòai. Tarca et al. (2005), dựa trên
Nobes (1998), tranh lu
ận rằng các công ty với nợ bên ngòai tương đối có thể sử dụng IAS. Họ
định nghĩa nợ b
ên ngòai như là một khỏan nợ dài hạn mà nguồn vốn từ thị trường vốn công
Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
20
chúng. Dựa trên sự xem xét lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước, chúng tôi tranh luận
rằng mức độ công bố liên quan đến đòn bẩy, không chỉ rõ trực tiếp cho mối quan hệ.
H6: Mức độ công bố được dự đóan phải liên quan đến đòn bẩy
Tầm quan trọng của cổ đông
Tầm quan trọng của nguồn vốn càng lớn nhu cầu thông tin cho cổ đông và chi phí
ki
ểm sóat càng lớn. Tranh luận này giống như để giảm chi phí lực đẩy, thể hiện ở trên. Tuy
nhiên, có cùng v
ấn đề liên quan đến bên ngòai đối lập nguồn vốn bên trong. Thực tế, nguồn
vốn có thể bên trong trong trường hợp nào, cổ đông có tiến trình đối với thông tin bên trong
có ngh
ĩa rằng công ít quan trọng hơn. Tarca et al. (2005) định nghĩa nguồn vốn bên ngòai như
là phần của nguồn vốn nắm giữ bởi bên ngòai đối với công ty, quyết định dựa trên thông tin
v

ề cấu trúc cổ đông. Dựa trên việc xem xét lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước, chúng
tôi tranh luận rằng:
H7: Mức độ công bố được dự đóan cao hơn đối với các công ty tin tưởng nhiều vào thị
trường vốn
Quản trị công ty
Để bù đắp cho tầm quan trọng tài chính bên trong đối lập tài chính bên ngòai, chúng
tôi gi
ới thiệu sự phân tích trên khía cạnh quản trị công ty mà có thể quyết định mức độ công
bố. Cả giả thuyết đòn bẩy và ngẫu nhiên hướng chúng ta suy nghĩ rằng cấu trúc quản trị công
ty có thể liên quan đến báo cáo, đặc biệt đối với việc công bố. Tiền đề của giả thuyết đòn bẩy
cho rằng giám đốc độc lập cần cho ủy ban điều hành và kiểm sóat các hành động của các
giám đốc quản trị khác (Haniffa v
à Cooke (2002)). Vì vậy, vị trí ủy ban có thể là mối quan
tâm đa dạng để xem xét bởi v
ì nó sẽ phản ánh vai trò của giám đốc độc lập. Có sự mong đợi
công bố nhiều cho các công ty có thành phần giám đốc độc lập cao, họ có thể ở bên ngòai
công ty và s
ẽ bắt buộc việc quản lý phải công bố. Mặt khác, nếu hội đồng quản trị có thành
ph
ần giám đốc không độc lập nhiều, có thể mong đợi ít công bố, họ có tiến trình với thông
bên trong. Các công ty Bồ Đào Nha có tầm nhìn rộng như việc quản lý gia đình với sự phân
chia giữa những người sở hữu và những người quản lý nguồn vốn và hậu quả tùy thuộc vào
bên trong ho
ặc các stakeholder chính (các gia đình hoặc nguồn vốn chính, hoặc nợ hoặc
nguồn vốn, nhà cung cấp). Nếu ủy ban bao gồm những người đại diện của cổ đông, chủ sở
hữu nguồn vốn này không tin tưởng nhiều trên công bố công cộng từ lúc họ có tiến trình
thông tin n
ội bộ.
H8: Mức độ công bố được dự đóan cao hơn nếu thành phần giám đốc độc lập trong hội
đồng quản trị cao hơn.

Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
21
2.1.5. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này có 3 câu hỏi nghiên cứu lớn:
- Giả thuyết trên công bố và sự lựa chọn kế tóan áp dụng đối với các công ty Bồ Đào
Nha niêm y
ết phải không?
- Nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đối với việc công bố ở các công ty Bồ Đào Nha?
- Cái gì s
ẽ thực sự có ý nghĩa 2005 cho các công ty Bồ Đào Nha?
D
ựa trên những câu hỏi lớn này, mục tiêu nghiên cứu ngay tức thì là:
-
Xác định nhân tố quan trọng nhất liên quan đến mức độ công bố công cụ tài chính và
-
Xác định các đặc điểm của các công ty mà gần sát với IAS 32 và IAS 39 yêu cầu.
Tiếp theo, chúng tôi mô tả chúng ta xây dựng và đánh giá sự biến số phụ thuộc, sự ủy quyền
cho các biến số độc lập, tiến trình thu thập mẫu và các đặc tính chính của mẫu.
Biến số phụ thuộc
Mục tiêu xác định công bố các công cụ tài chính liên quan, chúng tôi áp dụng kỹ thuật
phân tích nội dung đối với báo cáo hàng năm của các công ty niêm yết, mà đã được phân tích
tổng hợp. Sự phân tích này dựa trên danh sách các mục mà bao trùm tất cả các biểu tượng mà
giúp ch
úng tôi xác định sự tồn tại và nội dung công bố được yêu cầu bởi IAS32 và IAS 39.
D
ựa trên danh sách các mục đã sử dụng trong nội dung phân tích của báo cáo năm,
chúng tôi xây dựng chỉ số công bố. Chỉ số này có 11 mục thông tin chính, mà sau đó chia nhỏ
thành 54 mục. Mục chính được thiết kế như sau:
(1) Chính sách kế tóan (7 mục)
(2) Giá trị hợp lý và giá thị trường (9 mục)

(3) Hợp đồng đảm bảo và mua lại (5 mục)
(4) Phái sinh: Chính sách kế tóan (5 mục)
(5) Phái sinh: Rủi ro (4 mục)
(6) Phái sinh: Rào cản (10 mục)
(7) Phái sinh: Giá trị hợp lý (4 mục)
(8) Rủi ro lãi suất (2 mục)
(9) Rủi ro tín dụng (3 mục)
(10) Ký quỹ (2 mục)
(11) Mục khác (3 mục)
Thành phần chi tiết của các chỉ số này được mô tả ở bảng I.
Xây dựng các chỉ số theo học thuyết trên các vùng liên quan. Các chỉ số có 3 đặc điểm
chính. Đó là (1) lưỡng tính, (2) không bị quá tải, và (3) điều chỉnh cho các biểu tượng không

×