Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

lý thuyết thị trường hiệu quả - tình huống west australian newspaper

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.88 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới những năm gần đây chứng kiến nhiều biến động khôn lường,
có vô số những doanh nghiệp thành lập nhưng cũng không ít doanh nghiệp phá sản.
Để xác định được doanh nghiệp như thế nào là tốt để đầu tư là vấn đề không đơn giản.
Nếu chỉ dựa vào thông tin quá khứ liệu có đủ để nhà đầu tư đưa ra quyết định một cách
khôn ngoan. Thực tế đó khiến họ phải kết hợp các thông tin, không chỉ quá khứ mà cả
hiện tại và dự đoán tương lai một cách nhanh nhạy.Đã có nhiều công trình nghiên cứu
giải thích sự biến động giá cả trên thị trường tài chính. Một trong số đó là lý thuyết thị
trường hiệu quả. Lý thuyết này giúp đưa ra một số giải thích về những hành vi trên thị
trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán, cụ thể trong bài đề tài này là
trường hợp của West Australian Newspaper (WAN).
Từ đó, đề tài đi vào trả lời các câu hỏi:
1. Mặc dù lợi nhuận giảm 23%,cổ tức và doanh thu đều giảm nhưng giá cổ phiếu của
WAN vẫn tăng. Bạn có thể giải thích điều này như thế nào?
2. Bằng chứng nào được đưa ra trong bài này nhất quán với thị trường hiệu quả
3. Báo cáo kế toán có vai trò gì trong trong việc xác định giá cố phiếu?
4. Bạn có nghĩ có thể có mức lạc quan hợp thành trong giá cổ phiếu? Tại sao có, tại
sao không?
1
I. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Lý thuyết thị trường hiệu quả được phát triển bởi Giáo sư Eugene Fama tại
University of Chicago Booth School of Business trong luận văn tiến sỹ của mình vào
đầu những năm 1960s. Lý thuyết này được chấp nhận rộng rãi cho đến những năm
1990s thì bị đặt câu hỏi, khi kinh tế học tài chính hành vi nổi lên được chấp nhận rộng
rãi
Giả thuyết thị trường hiệu quả (hay lý thuyết thị trường hiệu quả) là một giả thuyết
của lý thuyết tài chính khẳng định rằng , rằng giá của
chứng khoán trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, phản ánh
đầy đủ mọi thông tin đã biết. Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ
vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ.
Ví dụ: tin một công ty dầu lửa phát hiện ra mỏ dầu mới có trữ lượng lớn được công


bố lúc 10 giờ sáng ngày hôm nay thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được phản ánh vào
giá cả khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp.
Lập luận dựa trên lý thuyết thị trường hiệu quả việc định giá cổ phiếu không chỉ phụ
thuộc vào thông tin quá khứ ví dụ như lợi nhuận, doanh thu của một công ty niêm yết
chứng khoán trong những năm cũ mà nó còn ảnh hưởng bởi những yếu tố khác . Đặc
biệt yếu tố kỳ vọng của thị trường về sự phát triển của công ty hay nói cách khác là
tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty cũng là nhân tố được tính tới trong giá
cổ phiếu. Điều này giải thích tại sao một công ty niêm yết chứng khoán có lợi nhuận
giảm, cổ tức và doanh thu đều giảm nhưng giá cổ phiếu của công ty vẫn tăng bởi
ngoài những yếu tố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (biểu hiện qua doanh thu);
thu nhập công ty (biểu hiện qua lợi nhuận); cổ tức,việc định giá cổ phiếu còn có nhiều
yếu tố khác tác động. không chỉ là những thông tin quá khứ mà những kỳ vọng của nhà
đầu tư trong tương lai thông qua các tín hiệu lạc quan từ tiềm năng phát triển của đối
tượng được đầu tư cũng có thể phản ánh vào giá cổ phiếu.
Mặc dù có nhiều tranh luận chưa kết thúc về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu,
nhưng có thể tóm tắt 3 nhóm yếu tố tác động chính đến giá của cổ phiếu: các yếu tố
kinh tế, các yếu tố phi kinh tế, và các yếu tố thị trường.
2
1. Nhóm yếu tố kinh tế
Về tăng trưởng kinh tế, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển và
giảm khi nền kinh tế kém phát triển; tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm
cổ phiếu và tình hình biến động của từng cổ phiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt động
cụ thể của từng công ty.
Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi xảy ra sau.
Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đáng kể qua theo dõi tình
hình. Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ thông thay đổi
trước hoạt động kinh doanh.
Thu nhập công ty, những người theo trường phái này cho rằng, thu nhập hay lợi
nhuận của công ty được coi là nhân tố quan trọng nhất tác động tới giá cổ phiếu.

Những nhà kinh doanh và nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên cơ sở dự
đoán về mức thu nhập. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng có mối quan
hệ chặt chẽ với thu nhập. Có những thời điểm, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập;
vào những thời điểm khác, nó bị tụt lại đằng sau thu nhập. Đôi khi trên thực tế, nó lại
biến động theo chiều hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù một người theo dõi rất
sát thị trường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì
bảo đảm rằng anh ta có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi của giá cổ phiếu.
Cổ tức, những người theo trường phái này cho rằng cổ tức là nhân tố cơ bản, chủ
yếu thứ hai sau thu nhập, trong việc xác định giá chứng khoán. Thực chất điều này
không khác gì một câu thành ngữ cổ xưa “1 con chim trong nhà có trị giá bằng 2 con
chim trong rừng”. Tuy nhiên, cổ tức không đóng vai trò quan trọng đối với loại cổ phiếu
tăng trưởng là loại cổ phiếu mà người ta coi sự tăng giá của chúng là rất quan trọng,
thường xuyên mang lại lợi suất đầu tư cuối cùng lớn hơn nhiều so với cổ tức hiện tại.
Một công ty tăng trưởng có khả năng sử dụng số vốn này có hiệu quả hơn cho các cổ
đông, là những người luôn phải tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong tất cả các nhân tố báo
chí sử dụng để giải thích về sự biến động giá hàng ngày của từng cổ phiếu, các thông
tin về cổ tức luôn được xếp ở vị trí quan trọng gần đầu.
3
Lãi suất, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi.
Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất và chúng ta
không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp
cho mức biến động về lãi suất hay không. Để giải thích rõ vấn đề này, chúng ta sẽ xem
xét các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể như sau:
Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công ty
có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này, giá cổ
phiếu có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi nhuận đã được
đền bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và cổ tức.
Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty không có khả
năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng, do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận
quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là không đổi, nên mức chênh

lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.
Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãi suất lại
gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Hoặc là người ta có thể hình dung thời kỳ
lạm phát trong đó chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá, dẫn
tới biên độ lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất tồi tệ. Trong
những trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận giảm khi
cổ tức giảm, dẫn tới chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.
Đối với những trường hợp ngược lại so với các trường hợp trên, bạn có thể hình
dung ra một loạt các khả năng ngược lại khi lạm phát và lãi suất giảm. Mối quan hệ
giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi phải có kinh nghiệm và ảnh
hưởng của chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do vậy, mặc dù mối quan hệ giữa lạm
phát, lãi suất và thu nhập từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc nào
cũng đúng. Hơn nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường, thì vẫn tồn
tại một số ngành nhất định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnh hưởng tích cực từ
những biến động về lạm phát và lãi suất. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối
quan hệ tốt với lạm phát và lãi suất.
Giá cả hàng hoá (lạm phát), Lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ đã cung cấp nhiều
thông tin về sự bất cập của giá chứng khoán trong mối quan hệ với giá hàng hoá. Từ
4
năm 1923 tới 1929 là một giai đoạn đáng ghi nhớ khi giá bán buôn ổn định và giá hàng
hoá có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, giá chứng khoán theo thống kê
tăng vọt phổ biến trên các thị trường đầu cơ giá lên. Ngược lại, giá hàng hoá tăng vào
năm 1940, 1941, và 1942, nhưng giá cổ phiếu lại hạ. Vào mùa xuân năm 1946, việc
kiểm soát giá hàng hoá đã bị bãi bỏ, và lạm phát về giá hàng hoá đã lên tới đỉnh điểm
cho đến hết năm và tiếp tục tăng cho đến đến giữa năm 1948, giá cả tăng đều trong hai
năm. Giá cổ phiếu bắt đầu biến động gần như vào đúng ngày giá hàng hoá bắt đầu
tăng vào năm 1946; giá cổ phiếu giảm mạnh từ tháng 8 cho tới cuối năm. Nói cách
khác, giá chứng khoán sụp đổ vào năm 1946 đúng vào thời điểm nguy cơ lạm phát
tăng mạnh nhất do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Sự không nhất quán trong các phản ứng của giá cổ phiếu trước sự thay đổi giá

hàng hoá đã làm nhà phân tích ngày càng chán nản bởi vì giá cổ phiếu trước đây
thường có xu hướng biến động trước khi giá hàng hoá biến động tới vài tháng. Do vậy,
dường như giá hàng hoá với tư cách là một chỉ số của giá chứng khoán tỏ ra không
đáng tin cậy và có lẽ là không có giá trị.
Các yếu tố kinh tế khác
Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường được các nhà dự báo
chứng khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những thay đổi về hàng tồn kho, và
những biến động về lượng cung tiền. Lãi suất cơ bản (thường là lãi suất trái phiếu
chính phủ) trong những năm gần đây đã thu hút sự chú ý đáng kể cho dù từ lâu nó chỉ
được coi là một nhân tố không đáng kể chứ không phải là nhân tố hàng đầu. Bởi vì giá
chứng khoán là một trong những chỉ số được coi trọng nhất trong 12 chỉ số hàng đầu,
nên các nhà dự báo cho rằng tốt nhất nên dự tính lãi suất cơ bản theo giá chứng khoán
hơn là dự đoán giá chứng khoán theo những thay đổi của lãi suất cơ bản.
Các chỉ số quan trọng khác bao gồm vốn vay liên ngân hàng, các khoản vay thương
mại và dịch vụ, giao dịch vốn trên thị trường tiền tệ, và các số liệu về giao dịch và thanh
toán của quỹ tương hỗ.
2. Nhóm yếu tố phi kinh tế
5
Nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tiếp theo là những yếu tố phi kinh tế, bao gồm sự
thay đổi về các điều kiện chính trị, ví dụ chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu Chính phủ,
thay đổi về thời tiết và những nhân tố tự nhiên khác, và thay đổi về điều kiện văn hoá,
như tiến bộ về công nghệ v.v Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ có ảnh hưởng lớn đối với
giá chứng khoán ở những nước có nền kinh thế thị trường phát triển, thị trường sẽ
đánh giá những chính sách này. Trong điều kiện Việt Nam, nền chính trị ổn định, mặt
khác thị trường chứng khoán còn chưa phát triển, thì yếu tố này ít có tác động.
3. Nhóm yếu tố thị trường:
Các yếu tố thị trường, là những nhân tố bên trong của thị trường, bao gồm sự biến
động thị trường và mối quan hệ cung cầu có thể được coi là nhóm yếu tố thứ ba tác
động tới giá cổ phiếu. Sự biến động thị trường là một hiện tượng chờ đợi thái quá từ
việc dự tính quá cao giá trị thực chất của cổ phiếu khi giá cổ phiếu cao nhờ sự phát đạt

của công ty, và ngược lại do dự đoán thấp giá trị tại thời điểm thị trường đi xuống. Mối
quan hệ giữa cung và cầu được trực tiếp phản ánh thông qua khối lượng giao dịch trên
thị trường, hoạt động của những nhà đầu tư có tổ chức, giao dịch ký quỹ v.v… cũng có
ảnh hưởng đáng kể. Mặc dù số lượng giao dịch ký quỹ tăng khi mà giá cổ phiếu tăng,
nhưng một khi giá cổ phiếu giảm số lượng cổ phiếu bán ra tăng và làm cho giá càng
giảm.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG WAN
1. Giải thích lợi nhuận giảm 23%, cổ tức và doanh thu đều giảm nhưng giá cổ
phiếu của WAN vẫn tăng
Theo lý thuyết thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu không chỉ phụ thuộc vào thông tin
quá khứ mà nó còn ảnh hưởng bởi những yếu tố khác, đặc biệt yếu tố kỳ vọng của thị
trường về tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty. Trường hợp của WAN (West
Australian Newspaper) có thông tin quá khứ không tích cực như lợi nhuận giảm 23%,
cổ tức và doanh thu đều giảm, tuy nhiên giá cổ phiếu của WAN vẫn tăng (cao hơn lên 4
cent lên đến 5,19 đô la hôm qua). Như vậy, giá cổ phiếu của WAN tăng không bởi
những yếu tố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (biểu hiện qua doanh thu), thu
6
nhập công ty (biểu hiện qua lợi nhuận) và cổ tức, mà do những kỳ vọng của nhà đầu tư
trong tương lai thông qua các tín hiệu tích cực từ tiềm năng phát triển của công ty. Điều
này thể hiện qua một loạt các thông tin hỗ trợ dưới dạng các thông tin và phát biểu của
giám đốc điều hành WAN.
 !"#$!%&'"()
!*+&&&,-.!!/012345
31"!563$78.1'99:
8835;!!<)=)3>8
+?$@$6!3!ABCCBDBCCE
)1F)34=.G'(H!!..I13#
 .!J!HIKILM34)"%BNOPKQ!)
R
$&3ST:U

1VW#)X68+)A$3"(!>"%!3
Y2Z.!MH9J3%7[3J!!
&'S&&,A!\[!11#!
Tất cả những yếu tố trên đã góp phần gia tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư về lợi
nhuận đạt được trong tương lai của WAN. Đó cũng chính là nguyên nhân chủ yếu đưa
đến sự tăng giá cổ phiếu của nó mặc dù có sự sụt giảm trong lợi nhuận, doanh thu và
cổ tức hiện tại.
2. Bằng chứng nào được đưa ra trong bài này nhất quán với thị trường hiệu quả
 ( effecient market) là nơi mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các
thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và tức thì được phản
ánh vào trong giá cả thị trường và một giả thuyết được đặt ra tất cả các cổ phiếu đều
được định giá một cách hoàn hảo theo những tài sản ẩn chứa sau cổ phiếu.
Có thể nói , một thị trường hiệu quả là nơi có một số lượng khổng lồ những nhà đầu
tư tối đa hóa lợi nhuận một cách khôn ngoan luôn nỗ lực để dự đoán trước giá trị thị
trường tương lai của từng loại chứng khoán. Nói một cách khác, trong thị trường hiệu
quả, ở bất kì thời điểm nào, giá cả thực tế của một loại chứng khoán luôn là một dấu
hiệu hoàn hảo về giá trị thật sự của nó. Hầu hết các nhà đầu tư hay giao dịch cá nhân
đều mua bán cổ phiếu với sự tự giả định rằng các chứng khoán họ mua đều có giá trị
7
hơn cái giá họ phải trả, trong khi các chứng khoán mà họ bán lại không có giá trị bằng
giá mà họ bán ra.
Cơ sở đứng sau lý thuyết này là nếu có thông tin nội bộ, những người biết thông tin
nội bộ sẽ mua bán ngay chứng khoán để thu lợi nhuận. Theo đó, giá chứng khoán sẽ
thay đổi đến khi nào người trong cuộc không còn kiếm lời được nữa.
Trong trường hợp cổ phiếu của WAN, giá cổ phiếu của công ty này không chỉ đánh
giá bởi những thông tin cũ, không chỉ là lợi nhuận doanh thu mà giá cổ phiếu còn phản
ánh những giá trị kỳ vọng trong tương lai được phản ánh trong những thông tin mới
Mặc dù báo cáo doanh thu giảm 9.6% còn 297.3 triệu đô la, thu nhập trước thuế
giảm 24.6% tại mức 72.9 triệu đô la.Đây là những số liệu so sánh từ 2002. Năm 2003,
ở WAN có những dấu hiệu lạc quan từ những thông tin được công bố như đã phân tích

ở trên. Cụ thể,đã có sự công bố các thông tin về doanh thu từ hoạt động quảng cáo; giá
trị tăng thêm từ sự kiện chuyển nhượng tại thị trường nội địa (thị trường mà WAN
chiếm 87% doanh thu của mình) cũng như gia tăng lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí
hoạt động hiệu quả.
Trong trường hợp của WAN, tất cả thông tin liên quan đến tình hình tài chính ở hiện
tại và tương lai đều được công bố rõ ràng.Từ đó, các nhà đầu tư đã có những động
thái tác động vào giá chứng khoán, làm cho giá cổ phiếu thay đổi (kết quả thông báo
sau phiên giao dịch cổ phiếu của WAN tăng 4 cent so với ngày hôm trước).Điều này đã
chứng minh những thông tin mới và giá trị tài sản ẩn sau giá của cổ phiếu được phản
ánh vào giá cả của nó.Nói cách khác, thực tế đó cho thấy sự nhất quán của xác định
giá cổ phiếu nhất quán với thị trường hiệu quả.
3. Vai trò của báo cáo kế toán trong trong việc xác định giá cố phiếu
 W8]^35&%
8
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xác định giá cổ phiếu các nhà phân tích cơ bản
thường xác định giá trị cổ phiếu bằng quy trình gồm năm bước sau:
_])(>".!`3(1aM>$%
A1%$M.!&3(&(>3G&b
c.'=8"%$&1V&b!!3(.3!
(1a!\M.!&
_Q3!(1aM.!&`.3!.!$6.d>1
.3!]]eb8.=\,%!)]35
&%
_Ta)]3$&
_Kc.'.=.3!3(35&%. )]34a
_f%6138%33,!*"8%3,
Quy trình xác định giá trị cổ phiếu nêu trên cho thấy thông tin tài chính đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Thông thường, việc dự đoán triển vọng của doanh nghiệp được
thực hiện dựa trên phân tích và đánh giá các thông tin tài chính hiện tại và quá khứ. Vì
vậy, chất lượng của thông tin tài chính, phần lớn được phản ánh trong các báo cáo tài

chính, có ảnh hưởng đáng kể đến độ tin cậy của kết quả định giá.
Thực tế đã có một số nghiên cứu thực nghiệm chứng minh vai trò quan trọng của
báo cáo kế toán mà cụ thể là các thông tin báo cáo tài chính đối với việc xác định giá cổ
phiếu. Nghiên cứu của R.Ball và P.Brown năm 1968 : đánh giá sự hữu ích của thông tin
lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư. Ball et al. lập luận rằng khi thông tin mới về
một sự gia tăng bất thường của lợi nhuận doanh nghiệp sẽ làm gia tăng tương ứng giá
trị của doanh nghiệp. Trong thị trường hiệu quả, giá cổ phần phản ánh đầy đủ thông tin
hiện có nên sự gia tăng của giá cổ phần sẽ xảy ra ngay khi thông tin được công bố và
sẽ chấm dứt sau ngày công bố. Bên cạnh đó, có thể kể đến nghiên cứu G.Foster năm
1977 thu thập bằng chứng liên quan đến phần 10-15% tác động của thông tin trên báo
cáo tài chính năm đến giá cổ phần. Kết quả cho thấy báo cáo quý đã cung cấp thông tin
quan trọng cho thị trường chứng khoán

9
 gdM!!"%!!!1^3#&%
Báo cáo kế toán ảnh hưởng không nhỏ đến việc định giá cổ phiếu, dựa vào báo cáo
tài chính của doanh nghiệp mà các nhà đầu tư đưa ra các đánh giá, nhận định và có cái
nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.Nó cho phép xác định lợi nhuận năm hiện tại, cung cấp các thông tin lợi nhuận
của các năm trước. Thông tin được cung cấp trên báo cáo kế toán hỗ trợ việc phân tích
cụ thể như sau:
h!!"%!A3[^".!;&3,(
33$"11/&M.!&
hb3#"%!!8>)11%M.!&!!
!3()A\M.!&1=SM8%
).!&.1!i)] 373(3
"@M8!\
h!!8(>&!3,1>S>
.!&3463$134!)Qd>7!A3[
^".!;&3,3$6M.!&Qd>7

!A3[3,!8!A3[)<)3,.AM.!
&733,(%3$ab)3,M.!&1
V3!>)$6\J!.d>7!A3[!
83$!A3[83[1#M.!&733,(V
3!&1#!\M.!&1"@$6
M.!&
h8%)!!!%+@3%]
]!)%&I!31d!1.3!]
]!\
Như vậy, dựa vào báo cáo kế toán để xác định mức lãi cơ bản hiện tại và những
dự đoán trong tương lai giúp các nhà đầu tư nhận thấy khả quan hay bi quan về tình
hình tài chính và có các động thái tác động đến giá cổ phiếu (Lý thuyết thực chứng
nghiên cứu hành vi). Khi sự nhận thấy là tình hình tài chính khả quan thì nhà đầu tư sẽ
10
có động thái tác động làm giá cổ phiếu sẽ tăng, ngược lại, sự bi quan về tình hình tài
chính sẽ làm nhà đầu tư có động thái làm cho giá cổ phiếu giảm.
4. Ý kiến mức lạc quan hợp thành trong giá cổ phiếu
Giá trị cổ phiếu luôn là vấn đề gây tranh cãi, có nhiều phương pháp ước định giá cổ
phiếu. Định giá cổ phiếu áp dụng phương pháp P/E là phương pháp thông dụng và phổ
biến nhất, phù hợp với tất cả nhà đầu tư, đặc biệt rất hiệu quả đối với các nhà đầu tư
cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm dễ tính và dễ hiểu.
P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công ty.
Chính định nghĩa này đã ngầm định một cách đơn giản để tính toán chỉ số này, chỉ cần
lấy giá hiện tại của mỗi cổ phần chia cho lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần đó (EPS):
P/E = Giá trị thị trường /Lợi nhuận ròng trên một cổ phần (EPS)
Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử dụng tới chỉ số EPS
của 4 quý trước. Điều này được hiểu như là một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có
lúc chỉ số EPS được lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E tính
theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch. Một cách tính khác cũng
thường được thấy là sử dụng EPS của hai quý trước đó và ước tính cho hai quý tiếp

theo.
Theo lý thuyết, P/E của một cổ phiếu sẽ cho chúng ta biết là các nhà đầu tư sẵn
lòng trả bao nhiêu cho mỗi đô la tiền lãi là bao nhiêu. Với nội dung này, đôi khi P/E còn
được gọi là số nhân (multiple ) của một cổ phiếu. Nói cách khác, một tỉ lệ P/E ở mức 20
sẽ cho biết rằng cá nhà đầu tư vào cổ phiếu này sẵn lòng chi 20 đô la cho mỗi một đôla
lợi nhuận mà công ty đó tạo ra.
Mặc dù số liệu EPS trong công thức tính P/E thường dựa chủ yếu vào lợi nhuận
ròng từ hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 quý trước đó nhưng P/E cũng không
chỉ đơn thuần là thước đo về hiệu quả hoạt động của công ty trong quá khứ. Kỳ vọng
của thị trường về sự phát triển của công ty cũng là một nhân tố được tính tới trong chỉ
số này. Nên nhớ rằng, giá cổ phiếu của một công ty sẽ phản ánh nhận định của các
nhà đầu tư về giá trị của công ty đó. Tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được
tính tới khi định giá cổ phiếu.
11
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường mức
bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng
trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa.
Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đáng với kì vọng của thị trường”
thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn
giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.
Một ví dụ điển hình là tập đoàn FPT. Vài năm trước đây, khi mà tập đoàn này tăng
trưởng ngoạn mục, và có tỷ lệ P/E trên 80. Ngày nay, FPT là một trong những công ty
lớn nhất tại Việt Nam, tuy nhiên thu nhập và lãi của công ty này không thể duy trì với
tốc độ tăng trưởng như trước đây. Tỷ lệ P/E của tập đoàn đã giảm xuống mức 9,13 vào
ngày 28/11/2008. Sự sụt giảm tỷ lệ P/E là điều hết sức bình thường khi các công ty có
tốc độ tăng trưởng ở mức cao vào giai đoạn mới hình thành, củng cố được vị thế và
danh tiếng của mình sau đó chuyển thành các công ty bluechips.
Do đó dựa trên cách định giá cổ phiếu theo hệ số P/E có thể có mức lạc quan hợp
thành trong giá cổ phiếu phản ảnh sự kỳ vọng của nhà đầu tư trong giá cổ phiếu.
Hỗ trợ cho quan điểm có mức lạc quan hợp thành trong giá cổ phiếu còn có lý

thuyết thực chứng hành vi. Theo đó, từ tình hình tài chính, các quyết định cùng các
thông tin mới sẽ góp phần ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư và những người sở
hữu cổ phiếu. Nếu các thông tin trên góp phần làm tăng lợi nhuận trong thời gian tới,
các nhà đầu tư sẽ bỏ qua phần thiệt hại trong năm hiện tại để hướng tới những lợi ích
trung và dài hạn.Việc đầu tư trên là hiệu quả thì sẽ có động thái tác động như mua
thêm cổ phiếu, từ đó làm tăng giá cổ phiếu và ngược lại.
Chính vì vậy giá cổ phiếu không chỉ phụ thuộc vào tình hình tài chính hiện tại của
công ty, những thông tin ảnh hưởng đến các năm tiếp theo mà còn phụ thuộc vào mức
lạc quan hợp thành.Nghĩa là, nếu tình hình tài chính của công ty tốt nhưng không phải
là cơ hội đầu tư tốt thì các nhà đầu tư cũng sẽ không để ý đến, giá cổ phiếu sẽ không
cao như dự đoán ban đầu của hội đồng quản trị công ty.
12
13
KẾT LUẬN
Tóm lại, giá cổ phiếu của một công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ những
thông tin trong quá khứ được công bố trên báo cáo tài chính, mà còn cả những thông
tin đưa đến những kỳ vọng của nhà đầu tư về sự tăng trưởng lợi nhuận cũng như cổ
tức trong tương lai của công ty. Lý thuyết thị trường hiệu quả một mặt đã giải thích
được những trường hợp tuy có sự sụt giảm cổ tức và hiện tại nhưng vẫn có sự tăng giá
cổ phiếu, mặt khác đã cung cấp cái nhìn về sự định giá cổ phiếu một cách hoàn hảo
theo những tài sản ẩn chứa sau cổ phiếu. Đồng thời, việc thấy được vai trò của báo
cáo kế toán và sự lạc quan hợp thành trong giá cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra
những quyết định khôn ngoan trong thị trường chứng khoán đầy biến động hiện nay.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Hữu Đức, Những vấn đề cơ bản của lý thuyết Kế Toán, NXB Lao Động,
2010
2. />khi-niem-yet-phu-thuoc-vao-dieu-gi.html
3. />4. />title=Giả_thuyết_thị_trường_hiệu_quả&oldid=7300460
5. />342287

MỤC LỤC
Lời mở đầu
I.Lý thuyết thị trường hiệu quả
1.Nhóm yếu tố kinh tế
2.Nhóm yếu tố phi kinh tế
3.Nhóm yếu tố thị trường
II.Phân tích tình huống WAN:
15
1.Giải thích lợi nhuận giảm 23%, cổ tức và doanh thu đều giảm nhưng giá cổ phiếu
của WAN vẫn tăng
2.Bằng chứng nào được đưa ra trong bài này nhất quán với thị trường hiệu quả
3.Vai trò của báo cáo kế toán trong trong việc xác định giá cố phiếu
a.Quy trình xác định giá cổ phiếu
b.Vai trò của báo cáo kế toán trong trong việc xác định giá cố phiếu
4. Ý kiến mức lạc quan hợp thành trong giá cổ phiếu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
16

×