Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.43 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC







TIỂU LUẬN MÔN HỌC KẾ TOÁN CÔNG
ĐỀ TÀI SỐ 35



Thực hiện:
Nguyễn Hữu Quy

Lớp:
CH Kế toán Ngày K20









TP. HỒ CHÍNH MINH, THÁNG 11 NĂM 2011



2
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung 3
2. Cơ sở kế toán khấu hao của quốc tế 3
2.1 Chuẩn mục quốc tế và Phương pháp khấu hao 3
2.1.1 Các phương pháp dựa trên thời gian 4
2.1.2 Phương pháp dựa trên hao mòn vật chất thực 4
2.2 So sánh chính sách khấu hao một số nước 5
2.2.1 Hệ thống Hoa Kỳ 5
2.2.2 Hệ thống Anh Quốc 6
2.2.3 Hệ thống của Đức 7
2.2.4 Hệ thống ở Romania 7
3. Khấu hao trong khu vực công ở Việt Nam 7
3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý tài sản và hao mòn tài sản cố định 7
3.2 Xác định nguyên giá 8
3.2.1 Tài sản cố định hữu hình 8
3.2.2 Nguyên giá tài sản cố định vô hình 9
3.2.3 Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau 10
3.3 Phương thức tính khấu hao tài sản cố định 10
3.3.1 Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định 10
3.3.2 Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định 11
3.3.3 Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định hữu hình 11
3.3.4 Trích khấu hao đối với tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và góp vốn liên doanh 12
4. Kết luận 12
5. Tài liệu tham khảo 12


3

Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
1. Giới thiệu chung
Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài
sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố
định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài
sản cố định. Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự
giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.
Khấu hao giá trị theo IAS, là một khoản lỗ về giá trị xảy ra trong đời sống kinh
tế của một tài sản, sau đó tác động của các nhân tố nhất định – bên trong hay bên
ngoài – tạo ra giá trị hợp lý, ngoại trừ chi phí bán hoặc giá trị sử dụng thấp hơn
giá trị sổ sách thuần. Do đó để đo lường khấu hao trong đời sống tài sản, đơn vị
cần biết quy mô hao mòn lũy kế mà điều chỉnh nguyên giá ban đầu để đạt được
giá trị sổ sách thuần – cơ sở so sánh trong việc lượng hóa khấu hao giá trị.
Với phương pháp đăng ký, kế toán khấu hao hàng năm phát sinh ghi nợ một
khoản chi phí và ghi có vào tài khoản khấu hao. Khấu hao giá trị liên quan đến ghi
nợ một tài khoản chi phí và ghi có tài khoản tài sản liên quan (hoặc tài sản được
đánh giá lại trong các năm trước, loại bỏ ảnh hưởng đánh giá lại và ghi nhận
chênh lệch thông qua tài khoản chi phí liên quan) chỉ để chỉ ra ảnh hưởng trực
tiếp khoản lỗ giá trị tài sản. Nếu khấu hao là một khoản phân bổ và một khoản
chia sẽ nguyên giá tài sản, khấu hao liên quan đến các phương pháp đánh giá, tài
sản được nhấn mạnh không chỉ ở trên bảng cân đối kế toán, mà còn ở trong sổ
sách chủ yếu để ghi nhận giá trị đã khấu hao.
Với quan điểm, khấu hao dùng để thu hồi giá trị đã bỏ ra đầu tư vào tài sản thì
trong lĩnh vực kinh doanh hoặc phi lợi nhuận như các đơn vị của nhà nước thì tài
sản cũng cần phải khấu hao. Tuy nhiên, việc xác định nguyên giá của tài để tính
khấu hao, phương pháp tính, thời gian tính cũng rất khác nhau ở các quốc gia.
Riêng ở Việt Nam có hai chế độ quản lý tài sản và khấu hao riêng cho các đơn vị
thuộc Nhà Nước và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Trong đề này, sẽ bàn luận đến cơ sở lý thuyết về khấu hao tài sản cố định ở

phương diện quốc tế và quy định ở Việt Nam trong Khu vực công.
2. Cơ sở kế toán khấu hao của quốc tế
2.1 Chuẩn mục quốc tế và Phương pháp khấu hao
Để đánh giá hao mòn, thông lệ kế toán sử dụng một số tiêu chuẩn, như là:
 Đời sống kinh tế
 Khối lượng hoạt động (hoặc sản xuất)
 Lãi suất
4
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
Theo các tiêu chuẩn đã đề cập ở trên, một số phương pháp khấu hao có thể xác
định; hầu hết được biết các phương pháp như là: phương pháp đường thẳng,
phương pháp giảm dần, và phương pháp khối lượng. Các quy định quốc tế xem
xét rằng, theo một trong những quy định quan trọng trên cơ sở kế toán, nguyên
tăng liên quan, giá trị tài sản cố định được phân phối thông qua khấu hao trong
các kỳ tạo ra lợi ích từ việc sử dụng tài sản. Cho dù phương pháp nào đã chọn, thì
nó phải dẫn đến phân bổ có hệ thống và hợp lý về giá trị có thể khấu hao, trong
đời sống kinh tế của tài sản.
Theo IAS, phương pháp khấu hao nên phản ánh cách thức mà kỳ vọng lợi ích
kinh tế trong tương lai của tài sản được tiêu dùng bởi doanh nghiệp và tính thích
hợp của phương pháp phải được xem xét lại ít nhất hàng năm nếu xảy ra một sự
thay đổi trong mô hình đã thiết lập. Ngoài vấn đề này, quy định này để cho phép
các đơn vị tự quyết định sử dụng phương pháp khấu hao, mặc dù phương pháp
đường thẳng, khấu hao giảm dần và tỷ lệ sử dụng. Tuy nhiên, nó quy định rằng
phương pháp khấu hao được dựa trên cách thức xác định đời sống kinh tế mà
qua đó giá trị đã khấu hao được phân bổ phụ thuộc vào thời gian hoặc tính vật
chất.
Có hai loại phương pháp khấu hao được chấp thuận bởi chuẩn mực, đó là: các
phương pháp dựa trên thời gian, các pháp dựa trên hao mòn vật chất thực.
2.1.1 Các phương pháp dựa trên thời gian
Trong các quy định chi tiết ở các nước, phương pháp khấu hao, phương pháp

khấu hao nhanh (ở khối Anh-Mỹ)) khấu hao giảm dần, phương pháp tổng số năm
đời sống kinh tế được xem là các phương pháp dựa trên thời gian.
Phương pháp đường thẳng. Theo phương pháp này, khấu hao được xem là một
hàm số thời gian thay vì kết quả sử dụng. Phương pháp này được sử dụng rộng
rãi trong thực tế bởi vì dễ sử dụng và nó bao gồm phân bổ, trên nguyên giá của
các kỳ, một phân số cố định từ cơ sở có thể khấu hao, thông qua đời sống kinh tế
của tài sản. Quy mô khấu hao trên năm bằng với nguyên giá, được giảm bởi thời
gian ước tính giá trị còn lại thông qua đời sống kinh tế của tài sản.
Phương pháp khấu hao giảm dần. Phương pháp giảm dần còn được gọi là
phương pháp khấu hao nhanh mà trong các tài liệu của Anglo-Saxon sử dụng, dựa
trên thời gian trôi qua, yêu cầu đưa vào chi phí khấu hao cao hơn trong các kỳ
đầu tiên sử dụng tài sản, so sánh với khấu hao tương ứng với các kỳ sau. Chứng
minh kinh tế cho phương pháp này là tài sản có năng lực dịch vụ cao hơn trong
nhưng năm đầu của đời sống tài sản, sau đó chi phí duy trì tăng cao hơn.
2.1.2 Phương pháp dựa trên hao mòn vật chất thực
Theo các chuẩn mực quốc tế, khấu hao không nhất thiết dựa trên đời sống kinh
tế. Khấu hao hàng năm có thể được tính toán dựa trên số lượng đơn vị được tạo
5
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
ra bởi tài sản đó, trong một năm; các chỉ số vật chất, chi tiết cho tài sản được phân
tích, có thể sử dụng ở đây, như là số lượng các linh kiện, sản phẩm được sản xuất,
số lượng dặm cho các phương tiện vận tải, v.v.
Phương pháp này được đề nghị đặc biệt cho những tài sản giảm giá trị nhiều
hơn do sử dụng thay vì do thời gian, cũng như cho những tài sản mà tỷ lệ sử dụng
không ổn định. Phương pháp khấu hao hàng năm có giá trị thay đổi theo sự đóng
góp của tài sản mỗi năm. Phương pháp số lượng đơn vị sản xuất, còn được gọi là
phương pháp khấu hao chức năng. Nó có thể áp dụng được liên quan đến sự đánh
giá chính xác sản lượng đầu ra chính xác thông qua đời sống kinh tế của tài sản.
2.2 So sánh chính sách khấu hao một số nước
Khác biệt quốc tế về thông lệ kế toán liên quan đến khấu hao xuất phát từ sự khác

nhau về nhận thức:
 Đánh giá tài sản cố định để khấu hao
 Các thức phân bổ giá trị trong đời sống kinh tế của tài sản
Hai hệ thống khấu hao được áp dụng nhiều trong thông lệ quốc tế là hệ thống
Châu Âu và Anglo-Saxon. Tiếp theo là các hệ thống Mỹ, Anh, Pháp và Đức sẽ được
phân tích sau đây.
2.2.1 Hệ thống Hoa Kỳ
Các quy định kế toán của Mỹ không dành riêng một văn bản đặc biện nào cho tài
sản hữu hình; phân tích về các cấu trúc này liên quan đến sử dụng các quy định:
ARB 43 – Khấu hao và lạm phát; APB 6 – Khấu hao và đánh giá lại tài sản (phương
pháp khấu hao nhanh); APB 12 - Kỳ phiếu Khai thác và Sáp nhập về tài sản có thể
khấu hao, các khấu hao tương ứng; FAS 121 – Khấu hao tài sản dài hạn, FAS 66 –
bán tài sản cố định.
Các thông lệ kế toán Bắc – Mỹ liên quan đến nguyên tắc giá gốc, do đó cả hai
Mỹ và Canada, giá trị tài sản cố định không thể đánh giá lại, trong hầu hết trường
hợp. Quy định cơ bản trong đánh giá tài sản là giá gốc; tuy nhiên, ARB 43 phát
biểu rằng trong quá khứ, tài sản cso thể đánh giá lại và trong những tình huống
này cơ sở khấu hao được thực hiện theo giá trị được đánh giá lại, và không phải là
giá gốc. Đối với các nhà lập pháp ở Mỹ, khấu hao không phải là một vấn đề đánh
giá, nhưng một cách phân bổ chi phí, điều này được định nghĩa như là quá trình
phân bổ, vào chi phí, nguyên giá tài sản hữu hình một cách hệ thống và theo cách
thức hợp lý trong những kỳ mà khi lợi ích từ việc sử dụng tài sản đó mang lại. Để
tính khấu hao kế toán, giá trị thu hôi được khấu trừ vào nguyên giá tài sản, với
mục đích phân phối có hệ thống chi phí khấu hao trong đời sống kinh tế. Không
có nguyên tắc nào thiết lập đời sống kinh kế của tài sản, miễn là kết quả sửa chữa
và bảo trì, được thực hiện bởi mỗi doanh nghiệp.
6
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
Mặc dù một số phương pháp khấu hao, như là đường thẳng, sản lượng sản
xuất, khấu hao nhanh, hầu hết các phương pháp phổ biến là phương pháp đường

thẳng. Sự khác biệt nên được lưu ý giữa kế toán khấu hao và khấu hao được ghi
nhận cho mục đích thuế thì sử dụng đời sống tài sản ngắn hơn, bỏ qua giá trị thu
hồi khi tính toán cơ sở có thể hoàn lại và thích sử dụng phương pháp khấu hao
nhanh. Mỹ thừa nhận các lý thuyết về lạm pháp là một hiện tượng phức tạp mà
khuyến khích lựa chọn khấu hao nhanh; các công ty thích tăng chi phí khấu hao
và đo đó giảm lợi nhuận và, kết quả tránh được hiện tượng xói mòn vốn.
FASB phát biểu rõ ràng rằng, đối với kế toán khấu hao, một doanh nghiệp sẽ
không viện dẫn các quy định, liên quan đến thuế; nếu khấu hao khác với kế toán,
thì thực hiện các điều chỉnh. Hai phương pháp khấu hao thuế được giới thiểu bởi
Quốc Hội - ACRS (Accelerated Cost Recovery System) năm 1981 được sửa đỗi
năm 1986 bởi MACRS (Modified AcceleratedCost Recovery System) khuyến khích
các công ty đầu tư vào tài sản hữu hình mới, cho phép họ thu hồi nhanh nguyên
giá tài sản, sử dụng các phương pháp sau: khái niệm ước tính đời sống kinh tế và
giá trị thu hồi được bỏ qua và thay thế bởi một quy định tính toán thu hồi nguyên
giá dựa trên nguyên giá chưa điều chỉnh của tài sản trong một kỳ cố định bởi luật,
cho tất cả loại tài sản.
2.2.2 Hệ thống Anh Quốc
Trong hệ thống của Anh, bất kỳ tài sản nào mà có thời gian sống kinh tế bị giới
hạn phải đăng ký khấu hao. Trong thời gian này, suốt đời sống hữu dụng ước tính,
khấu hao cho phép thu hồi giá trị đầu vào, từ đó khấu trừ giá trị thu hồi của tài
sản được cho là đến cuối đời sống.
Cơ sở cho khấu hao là nguyên giá trừ đi giá trị thu hồi, nhưng theo các quy
định về vấn đề này, tài sản hữu hình có thể được hạch toán trên bảng cân đối kế
toán, tại một giá trị lớn hơn giá gốc, và không bị tác động bởi thuế. Đây được gọi
là xử lý thay thế hoặc kế toán giá hiện hành, theo điều này doanh nghiệp có thể
chọn giữa hai phương pháp: giá thị trường được tính cho mỗi tài sản tại cuối năm
trước hoặc giá hiện hành.
Hầu hết các donah nghiệp đánh giá giá trị hữu hình theo giá trị lịch sử, ngoại
trừ một phần lớn các doanh nghiệp lớn iến hành từ thời gian để thời gian để đánh
giá lại tài sản bằng cách sử dụng giá trị thị trường trong lĩnh vực này. Đặc biệt, đất

đai và nhà cửa phụ thuộc vào đánh giá lại định kỳ. Một số hoặc tất cả tài sản hữu
hình có thể phụ thuộc vào đánh giá lại hàng năm, trên cơ sở giá thay thế.
Nhìn chung, các công ty Anh Quốc đánh giá lại đất đai, ngoại trừ nhà cửa và các
thiết bị kỹ thuật (bởi vì chúng được yêu cầu bù đắp lại, trên cơ sở giá trị kế toán
của chúng). Đối với tài sản và theo giá trị thị trường, khấu hao sẽ được xác định
theo giá trị mới được đánh giá lại , tương ứng với đời sống kinh tế còn lại.
7
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
Ngoài ra, mặc dù theo thông lệ kế toán được cân nhắc, đối với mức độ nguyên
tắc, đó là một tài sản không thể hạch toán theo giá trị hợp lý ở trên, ở Anh, hàng
tồn kho hàng năm của loại tài sản này không được thực hiện. Kết quả là, một công
ở Anh có thể theo dõi tài sản hoạt động theo giá trị cao hơn giá trị hợp lý, thậm
chi nếu nó khấu hao trong năm, miễn là sự suy giảm này là tạm thời. Một số ví dụ
về phương pháp khấu hao như sau:
 Phương pháp đường thẳng
 Phương pháp số dư giảm dần
 khấu hao tỉ lệ thuận với số thứ tự nghịch đảo của năm (SYDM)
 Phương pháp sản lượng
Hầu hết được sử dụng ở Anh là phương pháp đường thẳng. Ở Pháp, các doanh
nghiệp có thể đánh giá lại tài sản cố định, nhưng họ sử dụng thời gian khấu hao
được cung cấp với yêu cầu của cơ quan thế; phương pháp khấu hao theo suy giảm
kinh tế của tài sản.
2.2.3 Hệ thống của Đức
Ở Đức, không giống như Pháp, đánh giá lại thì không được phép. Hầu hết phương
pháp khấu hao bổ biến sử dụng bởi doanh nghiệp là: phương pháp đường thẳng,
khấu hao nhanh, và kết hợp cả hai và khấu hao dựa trên sử dụng thực của tài sản.
2.2.4 Hệ thống ở Romania
Các đơn vị ở Romania được yêu cầu khấu hao tài sản hữu hình và vô hình theo
Luật về vốn cố định trong các tài sản hữu hình và vô hình, bằng cách sử dụng một
trong các phương pháp:

 Khấu hao đường thẳng
 Khấu hao theo số dư giảm dần
 Khấu hao nhanh
3. Khấu hao trong khu vực công ở Việt Nam
3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý tài sản và hao mòn tài sản cố định
Luật quản lý tài sản, sử dụng tài sản nhà nước do Quốc hội ban hành ngày 03
tháng 6 năm 2008;
Quyết định 61/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của thủ tướng chính
phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 59/2007/QĐ-TTg ngày
07/5/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn định mức và
chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, công ty nhà nước;
8
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
Thông tư 89/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tài chính về
việc Hướng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước;
Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
Thông tư 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính về
việc Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ -CP ngày
03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính
về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà
nước;
Thông tư 131/2007/TT-BTC ngày 05 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính về
Sửa đổi, bổ sung thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính

hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước;
Thông tư 63/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính về
việc Hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng nguồn vốn nhà nước;
Thông tư 94/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Bộ tài chính về
việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang
thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước;
Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và
phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
3.2 Xác định nguyên giá
3.2.1 Tài sản cố định hữu hình
a.
Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực tế (giá
ghi trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá -
nếu có) cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải
tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản
phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan,
đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.
9
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
b.
Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng: Là giá trị quyết
toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định Quy chế quản lý
đầu tư và xây dựng hiện hành.
c.
Nguyên giá tài sản cố định được điều chuyển đến: Là giá trị của tài sản ghi

trong Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển cộng (+) với các chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy
thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các
khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có), mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời
điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.
d.
Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho: Là giá trị của tài sản được cơ
quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có
chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính
cùng cấp thống nhất cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí
sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu
hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có),
mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử
dụng.
Đ.
Nguyên giá tài sản đặc biệt: Được sử dụng giá quy ước làm căn cứ ghi sổ kế
toán. Giá quy ước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chuyên ngành quản lý quy
định.
3.2.2 Nguyên giá tài sản cố định vô hình
a. Giá trị quyền sử dụng đất:
Đối với đất được giao có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất hợp pháp; đất được thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian
thuê thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định là tiền sử dụng đất phải nộp khi
được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc số tiền thuê đất đã trả 1 lần
cho toàn bộ thời gian thuê cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).
Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng
đất được xác định theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị định số
13/2006/NĐ-CP ngày 24/1/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử
dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không

thu tiền sử dụng đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).
b. Giá trị bằng phát minh sáng chế:
Là các chi phí cơ quan, đơn vị phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất
thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế hoặc đơn vị mua lại bản quyền
bằng sáng chế của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài.
c. Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích:
10
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
Là tổng số tiền chi thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả
độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình.
d. Giá trị phần mềm máy vi tính:
Là số tiền chi trả cho việc thuê lập trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo
các chương trình của đơn vị (khi thực hiện ghi chép, quản lý bằng máy vi tính).
Đối với giá trị phần mềm máy vi tính được tặng cho: nguyên giá được xác định
là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá
trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ
quan tài chính cùng cấp thống nhất.
3.2.3 Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau
 Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
 Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định.
 Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.
Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, đơn vị phải lập Biên bản ghi rõ các căn
cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn luỹ
kế của tài sản cố định trên sổ kế toán và tiến hành hạch toán theo các quy định
hiện hành.
3.3 Phương thức tính khấu hao tài sản cố định
 Hàng năm đối với đơn vị hành chính sự nghiệp phải tính hao mòn TSCĐ
theo QĐ số 32/2008/QĐ-BTC.
 Đối với TSCĐ nếu có tham gia vào hoạt động dịch vụ của đơn vị sự nghiệp

thì phải trích khấu hao theo TT số 203/2009/TT-BTC (không có thì không
trích khấu hao)
 Trích khấu hao được tính vào chi phí và nộp sang Quỹ PTHĐSN theo NĐ
43/2006/NĐ-CP.
3.3.1 Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định
1.
Các loại tài sản cố định không tính hao mòn

 Tài sản cố định là giá trị quyền sử dụng đất.
 Tài sản cố định đặc biệt được quy định tại khoản
 Tài sản cố định đơn vị thuê sử dụng;
 Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước.
 Các tài sản cố định đã tính hao mòn hết nguyên giá mà vẫn còn sử
dụng được;
11
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
 Các tài sản cố định chưa tính hao mòn hết nguyên giá mà đã hư hỏng
không tiếp tục sử dụng được.
2.
Hao mòn tài sản cố định được tính mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi
khoá sổ kế toán hoặc bất thường (đối với các trường hợp bàn giao, chia
tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài
sản cố định theo chủ trương của Nhà nước).
3.3.2 Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định
1.
Thời gian sử dụng tài sản cố định và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định hữu
hình được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết
định 32/2008/QĐ-BTC.
2.
Thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình do cơ quan, đơn vị trực tiếp sử

dụng quyết định cho phù hợp nhưng không quá 50 năm. Trường hợp đặc
biệt do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương quyết định.
3.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quyết định xác định thời gian sử dụng, tỷ lệ tính hao mòn
tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý đối với tài sản cố định chưa được quy
định thời gian sử dụng, tỷ lệ tính hao mòn theo quy định tại Quyết định này.
3.3.3 Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định hữu hình
1.
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức
sau:

Mức hao mòn hàng năm
của từng TSCĐ
=
Nguyên giá
của TSCĐ

Tỷ lệ tính hao mòn
(% năm)
Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh
trong năm, đơn vị tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, đơn
vị cho năm đó theo công thức:
Số hao mòn TSCĐ
tính đến năm (n)
=
Số hao mòn TSCĐ

đã tính đến năm
(n-1)
+
Số hao mòn
TSCĐ tăng
trong năm
(n)

Số hao mòn
TSCĐ giảm
trong năm
(n)

2.
Trường hợp thời gian sử dụng, nguyên giá của tài sản cố định thay đổi thì cơ
quan, đơn vị xác định lại mức tính hao mòn trung bình năm của tài sản cố
định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử
dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh
12
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
lệch giữa thời gian sử dụng đã quy định trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản
cố định.
3.
Mức tính hao mòn cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng tài sản cố
định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số hao mòn
luỹ kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.

3.3.4 Trích khấu hao đối với tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và góp vốn liên doanh
Mọi tài sản cố định của các cơ quan, đơn vị sử dụng vào các hoạt động sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân
mới hoặc cho thuê (nếu có) đều phải trích khấu hao tài sản. Việc trích khấu hao
đối với những tài sản này được thực hiện như sau:
Đối với tài sản cố định sử dụng toàn bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ; được đưa vào góp vốn, liên kết không hình thành pháp nhân mới hoặc
cho thuê (nếu có), cơ quan, đơn vị phải thực hiện trích khấu hao theo chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tại các doanh nghiệp.
Đối với những tài sản cố định vừa sử dụng phục vụ theo chức năng nhiệm vụ
của cơ quan, đơn vị, vừa được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ; cơ quan, đơn vị phải tính toán phân bổ khấu hao căn cứ vào thời gian, số lần
sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành cho phù hợp.
Khấu hao tài sản cố định của cơ quan, đơn vị được hạch toán vào chi phí sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc chi phí trong hoạt động liên doanh, liên kết. Số tiền
trích khấu hao tài sản cố định của cơ quan, đơn vị được sử dụng theo quy định
của pháp luật.
4. Kết luận
Như đã bàn luận ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng nhìn chung các quy định
về quản lý tài sản và khấu hao ở Việt Nam cũng tương tự với quốc tế. Tuy nhiên,
vẫn có một số khác biệt riêng so với quốc tế. Về phương pháp khấu hao, Khu vực
công chỉ áp dụng phương pháp đường thẳng.
Về cách xác định nguyên giá tài sản để đi tính khấu hao, Việt Nam khi tính
nguyên giá không trừ đi giá trị thu hồi ước tính, mà chỉ lấy giá mua và các chi phí
trước khi vận hành tài sản thành nguyên giá.
5. Tài liệu tham khảo
1.
Bộ tài chính (2008), Chế độ quản lý và tính hao mòn tài sản cố định trong cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức sử dụng ngân sách
13
Phương thức tính hao mòn tài sản cố định trong khu vực công tại Việt Nam
nhà nước.

2.
Bộ Tài Chính (2009), Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định.
3.
Epstein, Barry J., Mirza, Abbas Ali (2005), IFRS 2005 – Interpretation and
application of International Accounting and Financial Reporting Standards,
BMT Publishing House, Bucharest.
4.
Silvia Samara (2009), National and International Methods of Fixed Assets
Depreciation.

×