Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện, phát triển thương hiệu YanTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.72 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KINH TẾ
Học kì III – Nhóm 2
Giảng viên: Vũ Thị Tuyết
***
Đề tài: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện, phát triển thương hiệu
YanTV
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hương Quỳnh – A18939
: Mai Thị Thanh Hương – A19566
Lớp : Quản trị thương hiệu. 5
Hà Nội 2013
Tiể
u
luận
MỤC LỤC
Quản trị thương hiệu
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường mở, Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc với nước ngoài nhiều hơn.
Đặc biệt là giới trẻ, họ được tiếp xúc nhiều với các chương trình giải trí thế giới lớn; tiếp nhận được sự tân tiến,
mới mẻ của ngành giải trí nước ngoài cùng với nó là sự nhận thấy được nền giải trí nước ta còn quá thô sơ, lạc
hậu. Vậy nên sự quan tâm của giới trẻ đối với nền giải trí trong nước ngày một thấp.Vì vậy một câu hỏi lớn được
đặt ra đối với các công ty, chương trình giải trí của nước ta: “Nơi đâu cho thương hiệu giải trí Việt trong tâm trí
giới trẻ Việt ngày nay?”. Thật may mắn thay, giữa nghành giải trí vẫn còn đang mờ mịt nước ta đã lóe lên một tín
hiệu đáng mừng – YanTV ra đời; cùng với sự nghiêm túc, nỗ lực xây dựng thương hiệu, YanTV đã để lại được
nhiều ấn tượng với giới trẻ và ngày càng được yêu thích. Tuy nhiên trong quá trình phát triển họ còn gặp rất
nhiều khó khăn để khẳng định mình, khẳng định thương hiệu của bản thân. Do đó vẫn chưa thể xác định được
YanTV có phải là một thương hiệu giải trí lớn của Việt Nam hay không? Với sự kì vọng vào một tương lai tươi
sáng cho YanTV nói riêng cũng như thương hiệu nghành giải trí Việt nói chung sẽ có thể vươn xa hơn tiến tới
tầm quốc tế. Mong rằng các nhà làm thương hiệu nhanh chóng tìm được câu trả lời để khôi phục và xây dựng lại
thương hiệu của nghành giải trí Việt trong lòng giới trẻ, lấy lại vị thế của mình tại sân nhà từ đó làm bàn đạp để
thực hiện lý tưởng toàn cầu hóa. Qua bài tiểu luận sẽ nghiên cứu về thực trạng của thương hiệu nghành giải trí


Việt mà cụ thể là YanTv cùng với những giải pháp dành cho YanTV, giúp họ tìm ra được những thuận lợi và bất
lợi cho chính bản thân họ để có được những hướng đi tốt nhất trong tương lai, mở đường tiên phong quảng bá
thương hiệu giải trí Việt.
3
Thương hiệu
Dấu hiệu về trực giác
Tên hiệu
Nhãn hiệu
& Biểu
tượng
Khẩu hiệu
Kiểu dáng
hàng hóa và
bao bì
Các dấu
hiệu khác
(mùi, màu
sắc )
Dấu hiệu về tri giác
Cảm nhận
về sự an
toàn
Giá trị cá
nhân khi
tiêu dùng
sản phẩm
Hình ảnh về
sự vượt trội,
khác biêt
Quản trị thương hiệu

PHẦN 1. THƯƠNG HIỆU VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
1.1. Định nghĩa thương hiệu
Thương hiệu Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô
hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi
một cá nhân hay một tổ chức.
Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các
dấu hiệu trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với
hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Thương hiệu giải trí là gì? Là tập hợp những dấu hiệu (tên, biểu tượng, kí hiệu…) để phân biệt, nhận biết
các dịch vụ có tính thỏa mãn nhu cầu tâm lí, phát triển của con người.
Hình 1-1: Nhận biết thương hiệu
1.2. Sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu giải trí Việt
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó có vô vàn thuận lợi cùng khó khăn
đang được đặt ra với ngành giải trí của nước ta. Cánh cửa hội nhập được mở ra tạo điều kiện cho nền giải trí nước
ta được tiếp xúc với ngành giải trí tiên tiến thế giới với nhiều kĩ thuật, kiến thức rộng lớn bổ sung hay thay thế
những kĩ thuật, kiến thức cũ kĩ của nghành, mở ra một chân trời mới cho nghành giải trí Việt. Cùng với việc giới
trẻ được tiếp xúc nhiều với các thương hiệu giải trí nổi tiếng của thế giới, trong khi đó các thương hiệu giải trí
4
Quản trị thương hiệu
của Việt Nam còn yếu kém, không có sự nổi bật so với thương hiệu giải trí nước ngoài. Vậy nên hình ảnh thương
hiệu giải trí của nước ta bị lu mờ trong tâm trí của mọi người. Đối mặt với những thách thức đó, không còn cách
nào khác nhiều kênh giải trí đã nhanh chóng thay đổi hình ảnh và tầm nhìn chiến lược của mình một cách linh
hoạt, không còn chậm chạp, đi theo một lối mòn như trước để tồn tại. Để có thể cạnh tranh được với các thương
hiệu nước ngoài. Họ phải xây dựng cho chính bản thân họ một thương hiệu riêng, đảm bảo cho mình một chỗ
đứng vững chắc trên thị trường nếu không muốn bị thổi bay ra khỏi cuộc đua; đó sẽ là một quá trình dài gian khó
có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, việc họ phải làm là cần cố gắng nỗ lực không ngừng để phát triển
và giữ vững thương hiệu của mình.
Thương hiệu ngày càng quan trọng. Quan trọng trong nhiều vấn đề. Nó là sự kết hợp của tâm lý và khoa
học, đó là một cam kết. Cam kết của kênh giải trí với người xem và của người xem đối với kênh giải trí. Đó là lời
hứa luôn đưa tới người xem những chương trình tốt nhất, thỏa mãn được người xem nhất và lời hứa ủng hộ và

yêu thích kênh giải trí đó của người xem. Qua đó nâng cao giá trị của kênh.
Thương hiệu là một tài sản vô giá, nó là nền tảng, vấn đề cốt lõi để tạo lên một chương trình hay kênh giải
trí mạnh. Đặc biệt là hiện nay xu hướng không thể thiếu các kênh giải trí đối với người Việt; đồng nghĩa với việc
vô vàn các kênh giải trí ra đời làm cho sức cạnh tranh ngày càng lớn. Giống như trong môi trường hoang dã, bạn
muốn tồn tại, muốn cạnh tranh được với đối thủ, kẻ thù thì họ phải mạnh hơn, linh hoạt hơn, có nhiều chiến lược
tốt hơn… chỉ khác là con người chúng ta sự cạnh tranh đã được đẩy lên một tầm cao mới. Họ muốn người khác
biết đến mình thì họ phải có thương hiệu với đặc điểm khác biệt của riêng mình. Khi mà họ có thương hiệu thì
chỉ cần nhắc đến (không cần cụ thể mà chỉ là những hình tượng dễ liên tưởng) trong lòng người xem đã hiện lên
được “à, họ là kênh này, có chương trình gì mình yêu thích, lúc mấy giờ…” Một khi bạn đã có chỗ đứng trong
lòng công chúng thì vị trí của bạn trong lòng họ rất khó thay đổi, giống như một đồ tốt nào đó được phát hiện và
con người chỉ muốn dùng mãi không muốn thay đổi. Đó chính là tâm lý chung của con người. Khẳng định giá trị
của bản thân trong lòng công chúng và thị trường.
Có thương hiệu đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều người muốn hợp tác làm ăn với mình hơn, công ty có
thể dùng nó là phiếu đảm bảo mua bản quyền một số chương trình hoặc ca khúc âm nhạc dễ dàng hơn. Thương
hiệu sẽ tạo lòng tin cho đối tác, khách hàng. Từ đó thu hút được nhiều người xem hơn. Xây dựng một thương
hiệu tốt, lớn mạnh cũng là một phần giúp kênh truyền hình giải trí có lợi nhuận cao hơn.
5
Quản trị thương hiệu
PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ YANTV
Được bắt nguồn từ diễn đàn Yêu Âm Nhạc một diễn đàn chuyên về âm nhạc tại Việt Nam, YanTV là kênh
truyền hình Việt Nam, được đầu tư và phát triển bởi công ty Cổ phần Công Nghệ và Tầm Nhìn Yêu Âm Nhạc
(Viết tắt là YAN TV JSC);
Thành lập ngày16 tháng 06 năm 2009 và đã chính thức đi vào hoạt động sau hơn nửa năm phát thử nghiệm.
2.1. Các thông tin về YanTV
Thể Loại: Music Channel
Mạng Liên Kết: YANTV
Lịch Trình: SCTV2, VCTV, HTVC+, K+, Hai Phong cable
Diễn viên: 24/7
Thông tin Liên hệ:
- Website: />- Trang facebook: />2.2. Logo:

Hình 2-2: Logo YanTV
6
Hiphop centra
Sao A->Z Ghế đỏ Tôi dám hát Số 6 may mắn
(lucky 6)
Family outing
Ngẫu hứng âm nhạc Tâm điểm YanTV Ước mơ cùng Yan Yan V-Pop 20 Yan star Yan around
Phía sau camera Chỉ có thể là Yan Mối tình đầu Không gian ký ức Tích tắc
Quản trị thương hiệu
2.3. Khẩu hiệu
- Turn U On (2009 2010)
- Watch U Want (2010 2011)
- Yan Loves You (2011 2012)
- Feel The Beat Hòa Chung Nhịp Đập (2012 2013)
- Yan Generation Sẵn Sàng Thể Hiện (2013 Nay)
YanTV là kênh truyền hình âm nhạc đầu tiên tại Việt Nam, là một kênh truyền hình âm nhạc chuyên biệt
chất lượng về hình ảnh và phong phú về nội dung, phù hợp với nhu cầu giải trí đa dạng của giới trẻ. Với khởi đầu
phát sóng với chỉ hơn 10 chương trình, hiện nay số lượng chương trình của YanTV tăng lên đáng kể với hơn 20
chương trình thú vị, hấp dẫn, chất lượng và đẳng cấp như:
Hình 2-3: Các chương trình của YanTV
7
Quản trị thương hiệu
Bên cạnh đó, kênh truyền hình âm nhạc YanTV còn liên kết tổ chức hàng loạt các hoạt động âm nhạc mang
tính giáo dục, tuyên truyền cao như Loreto Fest 2010, MTV Exit, CAMA Cùng với những chương trình tự sản
xuất, YanTV luôn nỗ lực mang về những chương trình mới, được đón nhận tích cực từ phía các bạn khán giả trẻ.
Ngoài các chương trình, ca nhạc thì YanTV cũng tạo ra các cuộc thi, giải thưởng để khuyến khích trí tưởng
tượng, khả năng phân tích suy nghĩ cũng như nhắm kéo lại khoảng cách giữa YanTV và khán giả lại với nhau:
Cuộc thi, giải thưởng: VJ Hunt (Tìm kiếm VJ), Mnet Asian Music Award 2010 & 2011, F Idol, Vietnam Idol
(Mùa 3), Bước nhảy xì tin +.
Hiện tại YanTV đang có rất nhiều chương trình, kế hoạch nhắm phát triển thương hiệu của mình tốt hơn

như: Chương trình hợp tác giữa YanTV với Kotex để thực hiên chương trình ‘bye bye lebal’sống thật một cá
tính. Hay như trong chương trình IDGVV Internship sắp tới, YanTV hứa hẹn là một kênh tuyển dụng phù hợp
với các bạn trẻ năng động, sáng tạo bởi môi trường làm việc mở và tích cực.
Trong thời gian sắp tới, nhiệm vụ của YanTV không chỉ là mang lại một kênh truyền hình về âm nhạc mà
còn cung cấp một kênh thông tin về phong cách sống của giới trẻ Việt. Vì thế, với những nhân viên của YanTV,
đây cũng là một cơ hội để đổi mới tư duy, nâng cao sức sáng tạo và vận dụng tính nhanh nhạy, linh hoạt trong
việc nắm bắt thông tin.
8
Quản trị thương hiệu
PHẦN 3. THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG HIỆU
3.1. Xây dựng tầm nhìn và chiến lược thương hiệu
3.1.1. Tầm nhìn
- Trở thành kênh truyền hình giải trí âm nhạc được ưa thích nhất trong giới trẻ và được giới trẻ biết đến
nhiều hơn;
Là người bạn thân thiết luôn đồng hành cùng giới trẻ;
- Liên kết các sao và fan;
- Luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ mọi lúc mọi nơi.
Về lâu về dài YanTV có thể kinh doanh hình ảnh của mình vì đã trở thành biểu tượng cho tình yêu âm
nhạc. Kèm theo hoạt động này có thể bao gồm thời trang, phụ kiên, các thiết bị số, nhạc cụ, hoạt động du lịch,
giải trí…
Khi YanTV tự chuẩn hóa cho nền âm nhạc trong nước, các sản phẩm có chất lượng ra đời. Đồng thời đã
xây dựng được một cộng đồng các nghệ sĩ muốn đưa sản phẩm giới thiệu với công chúng qua kênh truyền hình
này cũng như là đại sứ của YanTV.
3.1.2. Chiến lược
Để xây dựng một thương hiệu mạnh, YanTV đã mời các cố vấn có kinh nghiệm để cố vấn cho việc xây dựng
thương hiệu và các cố vấn giúp YanTV hoạch đinh chiến lược kinh doanh sáng tạo như: Betty Pallard một chuyên gia
tìm kiếm giải pháp hòa quyện giữa nghệ thuật, văn hóa cùng với lĩnh vực kinh doanh và chiến lược pháp lý để tạo ra
các giải pháp tạo ra giá trị xã hội.
3.2. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
a. Tên thương hiệu: YanTV

YanTV là một cái tên ngắn, dễ đọc, dễ nhớ.
Khi nghe đến tên YanTv nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nó là tên một thương hiệu giải trí của Hàn Quốc hay
Trung Quốc. Giống như X-men làm nhiều người lầm tưởng rằng nó là một thương hiệu của Mỹ, Anh… nhưng
thực chất nó lại là một thương hiệu của Việt Nam.
b. Logo
9
Quản trị thương hiệu
Được thiết kế nổi bật với 3 màu đơn giản: cam, trằng, xám mang đến sự kết hợp tuyệt vời, gây ấn tượng
mạnh với người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên.
- Màu cam – một trong những màu chủ đạo tạo nên logo YanTv màu kết hợp giữa màu đỏ đầy năng lượng
và màu vàng tươi vui, là màu của niềm vui, ánh nắng mặt trời, mùa thu và miền nhiệt đới đã thể hiện sự
đam mê, phấn khởi, sôi nổi, hạnh phúc, sáng tạo, quyết đoán, thành công, sự khuyến khích và kích thích,
cố gắng, thu hút, quyến rũ, mạnh mẽ, bền bỉ… Màu cam còn là màu của sự trẻ trung, năng động;
- Màu trắng: là màu của sự trong sạch và tinh khiết, trẻ trung, đơn giản, ngây thơ trong trắng, tình bạn và
hoà bình, nó đem đến cảm giác dễ chịu nhất khi nhìn vào logo;
- Màu xám: thể hiện sự trung lập giữa 2 gam màu cam và trắng, màu xám trong đường viền của logo đem
đến sự hài hòa, bắt mắt, sự thông thái cũng như thể hiện dự kiên định trên con đường mà YanTv đã lựa
chọn.
Logo của YanTv gồm yếu tố
- Yan tên thương hiệu;
- hình ngôi sao thể hiện đây là một chương trình ca nhạc dành cho các sao;
- hai yếu tố trên được tạo hình trên nền màu cam thể hiện sự trẻ trung, năng động. Chữ Y trong chữ Yan
được thiết kế hơi nghiêng, hướng lên hình ngôi sao trên 2 chữ “an” thể hiện sự cố gắng, không ngừng
vươn cao tới các sao.
Logo của YanTv đã thực hiện được:
- Hình ảnh mới: Thương hiệu hiện đại, dành cho giới trẻ, năng động và thân thiện;
- Phong cách mới: Chuyên nghiệp hơn trong từng chương trình;
- Công nghệ mới: Nghiên cứu, ứng dụng các chương trình mới lạ, hấp dẫn người xem;
- Nội dung mới: Cung cấp các gói kênh phong phú, nội dung thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng khán
giả; không ngừng tăng kênh; tăng cường Việt hóa; chú trọng đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của

người dân theo đặc tính vùng miền;
- Chất lượng mới: Không ngừng nâng cao chất lượng các kênh ngày càng hoàn thiện;
- Dịch vụ mới: Không ngừng mở rộng phạm vi phủ sóng truyền hình cáp, đa dạng các loại hình dịch vụ
truyền hình trả tiền, chú trọng dịch vụ sau bán hàng.
10
Quản trị thương hiệu
c. Slogan
Slogan của YanTv đã thay đổi theo từng thời gian hình thành và phát triển của nó
Turn U On (2009 2010): Đây là câu slogan bị nhiều người phản bác nhất vì khi dịch ra tiếng Việt nó có
nghĩa không hề trong sáng. Câu slogan được lấy theo “mốt” dùng tiếng anh theo nghĩa của teen Việt lúc bấy giờ.
Nếu hiểu theo cách này thì câu này được dịch như sau: “hãy vươn cao lên các bạn trẻ”. Khi YanTV đưa ra câu
slogan này đã có nhiều ý kiến trái chiều về câu slogan này. Đa phần các bạn trẻ đều soi mói, phanh phui câu
slogan và có ý kiến không tốt về nó.
Watch U Want (2010 2011): Vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của trào lưu “teen việt nói tiếng anh”, YanTV đã
cho ra đời câu slogan thứ 2 theo phong cách của câu slogan đầu tiên. Nhưng có vể như câu slogan này không
được chú ý và quan tâm như câu trước. Phải chăng đây là một dấu hiệu cho thấy YanTV đã suy thoái chỉ sau 2
năm ngắn ngủi bắt đầu hoạt động chính thức?
Yan Loves You (2011 2012): Đến thời điểm này thì YanTV đã không còn đặt slogan theo phong cách của 2
slogan bên trên mà đặt theo đúng “ngữ pháp” tiếng anh. Trong câu slogan này YanTv muốn thể hiện tình cảm, sự
quan tâm tới các bạn trẻ những người xem và ủng hộ Yan, Yan luôn yêu quý họ. Nhưng có vẻ như slogan này
cũng giống câu slogan trên không được nhiều người quan tâm và biết đến.
Feel The Beat Hòa Chung Nhịp Đập (2012 2013): YanTv đã không ngừng làm mới, thay đổi diện mạo trở
lên gần gũi với các bạn trẻ hơn bằng việc không ngừng thay đổi slogan qua các năm nhằm hy vọng có thể đáp
ứng nhu cầu độc giả trẻ tuổi.
Yan Generation Sẵn Sàng Thể Hiện (2013 Nay): Có thể nói đây là một bước tiến mới quan trọng trong sự
phát triển của YanTv. Nhằm vào mục tiêu khuyến khích các bạn trẻ tự tin thể hiện bản thân, YanTV đã thành lập
YAN Group và cho ra mắt chiến dịch Thế Hệ YAN (YAN Generation) vào tháng 3/2013. Đây được xem như
11
Quản trị thương hiệu
một bước đi táo bạo của YAN Group trong việc xây dựng một cộng đồng những người trẻ "Tự tin Thích khám

phá Dám thể hiện Dám khác biệt Biết dung hòa giữa truyền thống và hiện đại".
Nhằm phát triển những ưu điểm, cũng như hạn chế và khắc phục những khuyết điểm của thế hệ cũ, Thế Hệ
YAN nhấn mạnh "những điều dù nhỏ nhặt nhất cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn chỉ cần bạn dám thể hiện".
Với Thế Hệ YAN, YAN mong muốn giới trẻ sẽ có cơ hội thể hiện mình hơn, chung tay xây đắp một cộng đồng,
một thế hệ mới tràn đầy nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và đem lại những điều tốt đẹp hơn cho xã hội.
d. Nhạc hiệu
e. Bao bì sản phẩm
Vì đây là sản phẩm dịch vụ nên không có bao bì sản phẩm
3.3. Xây dựng thương hiệu
3.3.1. Định hướng
- Ngay từ đầu YanTV đã xác định được là mình phải cạnh tranh với những thương hiệu nào, đâu là đối
thủ cạnh tranh trực tiếp, đâu là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
+ Để trở thành một kênh âm nhạc đẳng cấp Quốc tế thì YanTV không thể bỏ qua một đối thủ lớn đã tồn
tại từ năm 1981 đến nay. Có thể nói rằng để có thể vượt qua MTV thì YanTV phải cố gắng rất nhiều
từ việc xây dựng thương hiệu đến cải tiến chất lượng chương trình;
+ Không chỉ phải cạnh tranh với các chương trình truyền hình giải trí âm nhạc, YanTV còn phải để ý
đến các chương trình khác như VTV, VTCV, hoặc một số kênh địa phương vì các kênh này bất cứ lúc
nào cũng có thể nhảy vào lĩnh vực giải trí và đối đầu trực tiếp với YanTV;
+ Vào năm 2008, Yeah1! ra đời, thu hút được rất nhiều bạn tuổi teen với đội MC năng động, hài hước,
nhưng chủ yếu phát nhạc trong nước;
+ Ngoài ra còn có sự bùng nổ của truyền hình KTS và cáp tại Việt Nam, vô số các kênh giải trí âm nhạc
đã được phát triển ăn theo nhưng có chất lượng không ổn định và có lượng khán giả thấp. Tuy vậy, sự
xâm nhập của các kênh giải trí nước ngoài như MTV Asia, Channel[V] đã chi phối rất lớn đến thị
trường Việt Nam;
+ Sự bùng nổ của internet và mạng xã hội đã thay đổi thói quen nghe nhạc của giới trẻ. Đặc biệt, các
game như Audition, SDO, Highstreet Hotstep đã cuốn hút vô số bạn trẻ yêu âm nhạc và thời trang.
12
Quản trị thương hiệu
Các website giải trí như Zing.mp3.vn, Nhaccuatui.com, Yeucahat.com, nhac.vui.vn cho phép tải
nhạc miễn phí với tốc độ cực nhanh và sự lan truyền các mạng xã hội lớn như Youtube, AOL, Yahoo!

Blog, Facebook, Twitter giúp giới trẻ chủ động hơn trong thói quen nghe, cập nhật và tải nhạc. Đây
là sức ép cực kì lớn đến các kênh âm nhạc qua sóng FM hay kênh truyền hình và YanTV nói riêng;
+ Không chỉ cạnh tranh với các chương trình ca nhạc giải trí, YanTV còn phải cạnh tranh và đối đầu
với các đài FM dù cho không còn nhiều thính giả nghe đài. Năm 2006, XONE FM phát sóng và thu
hút được nhiều bạn trẻ nhờ phát nhạc liên tục trong tuần với thời lượng lên đến 10h/ngày. XONE FM
là chương trình trẻ trung, vui nhộn, cập nhập tin tức nhanh đặc biệt là tin tức quốc tế. XONE FM là
chương trình có lượng thính giả lớn nhất trong số các đài trên sóng FM.
- Với mục tiêu là nhằm vào giởi trẻ nên YanTV tập trung đi sâu vào các chương trình ca nhạc, giải trí phù
hợp cho giới trẻ và đưa một số chương trình nước ngoài về phát sóng trên truyền hình. Từ khi thành lập
đến nay YanTv không ngừng cố gắng tập trung, cải thiện các chương trình giải trí, đáp ứng nhu cầu giới
trẻ ngày nay. Nhưng dường như YanTV vẫn chưa tạo được thương hiệu mạnh để gửi thông điệp cụ thể
đến với khán giả mà chỉ dừng lại là kênh âm nhạc phát âm nhạc.
- Thói quen nghe nhạc và hành vi giải trí của giới trẻ thay đổi nhanh chóng trong khi nền âm nhạc trong
nước vẫn chưa có đột phá và đang bão hòa. Vì vậy ngành giải trí Việt cần một kênh âm nhạc có định
hướng sẽ ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Nếu định hình được xu hướng,
YanTV có thể nhận nguồn tài trợ rất lớn để sản xuất nhiều CT chất lượng hơn. Khi dẫn đầu thị trường
âm nhạc trong nước, YanTV có được sức mạnh ảnh hưởng cả nền âm nhạc Việt Nam, có khả năng thực
hiện các hoạt động xã hội để thay đổi cộng đồng.
- YanTV luôn tạo ra sự khác biệt với các thương hiệu khác:
+ Ngay từ khi mới bắt đầu phát sóng nhiều người đã cho rằng YanTV là bản sao của MTV, sự thật thì
YanTV có phải là bản sao của MTV hay không? YanTV có một số chương trình mang phong cách
khá giống MTV nhưng đó chỉ là một phần nhỏ, còn lại họ vẫn có một phong cách riêng biệt – là
YanTV được làm ra là để cho người Việt, khán giả Việt;
13
Quản trị thương hiệu
+ YanTV có sự liên kết với báo “Hoa học trò” để sản xuất các video của các ca sĩ theo chủ đề và tặng
kèm khi mua báo trong các số đặc biệt, đôi khi còn tổ chức các sự kiện lớn cho học sinh và sinh viên:
Hoa học trò icon…;
+ YanTV không ngừng đổi mới, tìm kiếm sự mới lạ cho các chương trình của họ. Các chương trình của
YanTV không chỉ mua bản quyền một số chương trình nước ngoài mà họ còn đưa thêm một vài

chương trình mới. Không giống như ITV chỉ là kênh ca nhạc, YanTV còn có thêm các chương trình
mới khác có sự tham gia, giao lưu của sao và fan hâm mộ của họ;
+ Ngoài ra, YanTV có các hình thức quảng cáo tuyên truyền khác hẳn với nhiều kênh khác trong nước.
Những quảng cáo sáng tạo, trẻ trung và hiện đại. Tuy nhẹ nhàng nhưng các quảng cáo tuyên truyền
của YanTV lại gây thu hút hơn. Dù vậy, số lượng quảng cáo giống như vậy còn hạn chế;
+ YanTV thuộc số ít kênh âm nhạc tại Việt Nam khi phát nhạc có kèm lời. Việc này giúp khán giả dễ
dàng nhẩm theo lời ca khúc mình thích, hoặc hiểu lời ca khúc, khuyến khích họ theo dõi thường xuyên
hơn. Tuy vậy, các ca khúc nước ngoài không được dịch lời cũng khiến nhiều khán giả gặp trở ngại khi
cảm nhận ca khúc;
+ YanTV có clip nhạc đặc biệt vì mang phong cách rất YAN. Người nghe cảm thấy đó là một một mái
nhà của những người làm nghệ thuật và yêu âm nhạc. Dù vậy, chất lượng clip vẫn chưa đồng đều, vẫn
có lỗi mix nhạc và hình.
3.3.2. Logo và slogan
- Ngay từ cách chọn màu logo YanTV đã thể hiện được khách hàng mục tiêu mà họ hướng đến là giới trẻ.
- Ngoài ra còn các câu slogan mang hơi hướng trẻ trung, phù hợp với từng thời kì cũng theo đó mà ra. Vì
vậy có thể nói rằng YanTV có sự kết hợp tuyệt vời giữa các yếu tố nhằm tạo nên một thương hiệu mạnh
và đánh dấu được tầm quan trong của họ trong tâm trí khách hàng.
3.3.3. Phân tích marketing mix (chỉ phân tích 3P)
a. Product:
14
Quản trị thương hiệu
Với sự phát triển không ngừng qua4 năm, YanTV đã phát sóng được hơn 20 kênh truyền hình giải trí và
được mọi người ưa thích. Bên cạnh đó, YanTV còn liên kết tổ chức các hoạt động âm nhạc mang tính tuyên
truyền cao. Cùng với những chương trình tự sản xuất, YanTV luôn nỗ lực mang về những chương trình mới,
được đón nhận tích cực từ phía các bạn khán giả trẻ như M!Scandal, America’s Best Dance Crew,
Mcountdown…
Do có một đội ngũ tư vấn từ kênh MTV Asia nên YanTV có các chương trình chuyên biệt hơn so với các
chương trình âm nhạc khác trong nước. Tuy vậy, cũng có rất nhiều ưu điểm của YanTV chưa được khai thác triệt
để như: lời nhạc, quảng cáo, ca sĩ, Talent box, Chương trình phụ nền âm nhạc Việt.
Ngoài các chương trình chính, YanTV còn có một số chương trình phụ như Bản đồ, ABDC, M!Scandal, đã

tạo được một số hiệu ứng đặc biệt vì lạ và hấp dẫn. Nhưng nếu YanTV phát triển quá nhiều chương trình như vậy
có thể làm loãng chất lượng của một kênh âm nhạc.
YanTV có một sự đầu tư lớn về quy mô, chất lượng vì mục tiêu chính cua YanTV là trở thành một kênh
giải trí mang đẳng cấp Quốc tế, nhưng chính sự quy mô này lại gây không ít ảnh hưởng tới các chương trình của
Yan bằng những sự góp mặt của các chuyên gia MTV network nhằm bảo đảm những video clip được đưa lên
YanTV đúng tiêu chuẩn quốc tế, điều này đã khiến cho kho video clip của YanTV trở nên nghèo nàn khi chỉ có
vài video clip đủ chất lượng nhưng được phát đi phát lại nhiều lần gây lê sự nhàm chán cho người xem.
Điều khiến người xem khó chịu hơn cả là sự xen lẫn của các video clip tây, ta lẫn lộn. Không ít khán giả bị
hụt hẫng vì đang rất phấn khích bởi video clip cực kỳ sôi động của Madonna lại chuyển sang vieo clip nhạc tiết
tấu chầm chậm Vì em đã yêu của ca sĩ Hồ Ngọc Hà hay dance Mặt nạ của Liêu Anh Tuấn.
b. Price:
Giá quảng cáo năm 2012:
15
Quản trị thương hiệu
(ĐVT: Nghìn VNĐ)

giờ
Khung giờ Vị trí
Đơn giá
10 s 15 s 30 s
A. 00:00 – 06:30 Trước/ Trong/ Sau chương trình 500 900 1.500
B. 06:30 – 07:30 Trước/ Trong/ Sau chương trình 1.300 2.400 4.000
C. 07:30 – 11:00 Trước/ Trong/ Sau chương trình 1.000 1.800 3.000
D. 11:00 – 13:00
Trước chương trình 2.700 4.500 7.500
Trong/ Sau chương trình 3.500 5.700 9.500
E. 13:00 – 15:00 Trong/ Sau chương trình 2.100 3.900 6.500
F. 15:00 – 17:00 Trong/ Sau chương trình 1.500 2.700 4.500
G. 17:00 – 19:00 Trong/ Sau chương trình 2.600 4.500 7.500
H. 19:00 – 20:00

Trước chương trình 2.800 5.100 8.500
Trong/ Sau chương trình 3.500 6.000 10.000
I. 20:00 – 22:30
Trước chương trình 6.500 11.100 18.500
Trong/ Sau chương trình 7.200 12.300 20.500
J. 22:30 – 24:00
Trước chương trình 2.800 5.100 8.500
Trong/ Sau chương trình 2.000 3.300 5.500
(Tính từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 đến hết 31 tháng 12 năm 2012)
Bảng 2-1: Bảng giá quảng cáo YanTV năm 2012
Giá quảng cáo năm 2013:
(ĐVT: Nghìn VNĐ)

giờ
Khung giờ Vị trí
Đơn giá
10 s 15 s 30 s
A. 00:00 – 01:30 Trước/ Trong/ Sau chương trình 700 1.050 2.100
B. 01:30 – 06:30 Trước/ Trong/ Sau chương trình 400 600 1.200
C. 06:30 – 07:30 Trước/ Trong/ Sau chương trình 700 1.050 2.100
D. 07:30 – 11:00 Trước/ Trong/ Sau chương trình 1.200 1.750 3.500
E. 11:00 – 13:00
Trước/ Sau chương trình 2.900 4.250 8.500
Trong chương trình 3.500 5.250 10.500
F. 13:00 – 17:30 Trước/ Trong/ Sau chương trình 2.200 3.200 6.400
16
Quản trị thương hiệu

giờ
Khung giờ Vị trí

Đơn giá
10 s 15 s 30 s
G. 17:30 – 19:00
Trước/ Sau chương trình 2.500 3.750 7.500
Trong chương trình 2.900 4.250 8.500
H. 19:00 – 20:00
Trước/ Sau chương trình 3.000 4.500 9.000
Trong chương trình 3.800 5.500 11.000
I. 20:00 – 22:30 Trước/ Sau chương trình 6.500 9.750 1.950
Trong chương trình 7.200 10.750 21.500
J. 22:30 – 24:00
Trước/ Sau chương trình 3.200 4.750 9.500
Trong chương trình 3.900 5.750 11.500
(Tính từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 đến hết 31 tháng 12 năm 2013)
Bảng 2-2: Bảng giá quảng cáo năm 2013
- Cách tính giá:
+ Giá đã bao gồm thuế GTGT 10%;
+ Thời lượng quảng cáo được tính theo 10 giây, 15 giây, 30 giây;
+ Trong trường hợp đặc biệt TVC 5 giây sẽ được tính bằng ½ giá của TVC 10 giây, nếu TVC có tiếng
thì tính giá 10 giây;
+ TVC 45 giây sẽ được tính bằng TVC 30 giây nhân với 1.5;
+ TVC 60 giây sẽ được tính bằng TVC 30 giây nhân với 2;
+ Trailer 30 giây có đính kèm logo sẽ được tính bằng 2/3 TVC 30 giây ứng với giá từng thời điểm và
đây là giá để liệt kê cho quyền lợi của tài trợ chương trình;
+ Tổng thời gian xuất hiện trong chương trình (tài trợ) tối đa 45 giây đến 1 phút sẽ được tính bằng 2/3
TVC 45 giây;
+ Hình hiệu “nhà tài trợ” quyền lợi quảng cáo và cảm ơn nhà tài trợ chương trình, thời gian 8 giây có
tiếng , logo đầy màn ảnh và và được tính bằng giá TVC 10 giây;
+ Những spot quảng cáo không theo chuẩn quy định sẽ được sẽ được tính theo quy chuẩn gần nhất và
cao hơn;

+ Khung giờ D của ngày cuối tuần sẽ tăng thêm 1.500.000 đồng;
17
Quản trị thương hiệu
+ Vị trí ưu tiên sẽ được công thêm 5% trên giá quảng cáo của TVC 30 giây ứng với giá từng thời điểm;
+ Trong khung giờ phim, giá TVC 30 giây sẽ tăng 10% với giá cơ bản.
Từ bảng giá năm 2012, 2013 ta có:
Biểu đồ 2-1: Tỷ lệ giá quảng cáo năm 2012 và 2013
Giá quảng cáo của YanTV sang năm 2013 đã tăng so với năm 2012. Tuy nhiên cơ cấu phân bổ giá tại 10
giây, 15 giây, 30 giây đã thay đổi. Dựa vào biểu đồ ta thấy sự thay đổi tỷ lệ giá quảng cáo trong năm 2013 như
sau: Quảng cáo 10 giây tăng 1,15%, quảng cáo 15 giây giảm 0,95%, quảng cáo 30 giây tăng 1,15%. Qua đây ta
thấy tỷ lệ giá tăng với các TVC 10 giây và 30 giây còn 15 giây thì giảm xuống. Phải chăng đây là chiến lược của
YanTV, chủ yếu thu hút và đánh giá cao vào các TCV 10 giây, 30 giây?
Dựa vào bảng biểu ta có thể thấy các khung giờ của năm 2013 đã được chia lại. Năm 2013 đã có khung giờ
từ 00:00 – 01:30 và gộp các khung giờ bình thường thành một khung giờ chung. Hiện nay giới trẻ Việt việc thức
khuya và hoạt động về đêm rất nhiều nên có những khán giả theo dõi YanTV vào lúc này là không ít. Nắm bắt
được tâm lý đó khung giờ 00:00 – 13:00 được đưa vào hoạt động năm 2013 để cho các doanh nghiệp hay công ty
có nhu cầu quảng cáo có thể mua. Với việc gộp các khung giờ vào là để cho các khung giờ không đặc biệt được
đang bị các công ty, doanh nghiệp bỏ qua được chú ý hơn. Tạo điều kiện cho họ mua các khung giờ này với giá
cả chung hợp lý đồng thời tại các khung giờ ít được khán giả quan tâm sẽ không bị trống. Đặc biệt là YanTV đã
kéo dài thêm khung giờ vàng. Năm 2012 khung giờ vàng là từ 11:00 – 13:00 và từ 19:00 – 24:00 nhưng sang
năm 2013 khung giờ vàng đã kéo dài thêm từ 17:30 – 24:00. Khoảng 17:30 là thời điểm nghỉ ngơi sau một ngày
học tập hay làm việc của giới trẻ nên nhu cầu giải trí là rất lớn, chính vì vậy mà khung giờ vàng đã được tăng
thêm 1h30’ nữa.
Năm 2012 các giờ vàng được chia làm hai vị trí nhưng giá vị trí của “trước chương trình” thấp hơn cả
“trong/ sau chương trình” còn năm 2013 thì giá của vị trí “trước/ sau chương trình” đã được gộp chung và giá
thấp hơn “trong chương trình”. Có thể thấy được rằng YanTV đã nhìn nhận được việc vị trí chiếu TCV “sau
chương trình” không quan trọng bằng “trong chương trình”. Nếu cứ giữ nguyên vị trí chiếu như trước thì số
người mua vị trí “sau chương trình” rất it vì vị trí “trong chương trình” sẽ quan trọng hơn, được nhiều người theo
18
Quản trị thương hiệu

dõi hơn là “sau chương trình”, mà trong khi đó giá của cả hai lại như nhau nên các công ty cần quảng cáo dĩ
nhiên sẽ ưu tiên chọn mua vị trí “trong chương trình”.
c. Place:
Các chuyên mục, chương trình của YanTV hay các hoạt động khác được tập hợp ở trụ sở chính có địa chỉ
125/20 Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Có thể nói Tp. HCM là một thành
phố trẻ, sôi động của nước ta. Nó tập trung nhiều nhất các công ty giải trí. Thuận lợi cho việc cung cấp thông tin,
thử những điều mới mẻ… Tuy nhiên đây cũng là nơi có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay tiềm ẩn tồn tại
nhất.
Trong trụ sở này có riêng các khu vực như trường quay riêng để quay các chương trình, hay khu vực hóa
trang, khu vực hành chính (cho các hoạt động văn phòng)… Các tổ chức, các sao, MC… muốn có hoạt động với
YanTV có thể đến trực tiếp trụ sở chính để bàn bạc và thực hiện hoạt động kinh doanh. Ngoài ra có một số
chương trình được quay ở một vài vị trí di động tùy thuộc vào nội dung chương trình. Khán giả có thể xem các
chương trình của YanTV ở các hệ thống truyền hình cáp SCTV (trên SCTV2), VCTV, HTVC (trên HTVC+),
K+. Ngoài ra, khán giả có thể liên hệ với chương trình thông qua trang web chính thức hoặc
qua facebook: hay liên hệ qua số điện thoại: (84-8) 626 44 666.
3.4. Quảng bá thương hiệu
Vì YanTV là một thương hiệu dịch vụ nên không có sản phẩm cụ thể như các doanh nghiệp sản xuất, buôn
bán khác. YanTV cung cấp cho khách hàng (người xem) các chương trình ca nhạc giải trí, các dịch vụ thông tin,
âm nhạc… nên các cách và trình tự quảng bá thương hiệu có sự khác biệt với các thương hiệu sản phầm khác.
3.4.1. Quảng cáo
- Yan đã quảng cáo cho mình bằng cách hợp tác với báo “Hoa học trò” để thực hiện và tài trợ cho một số
chương trình nhằm quảng cáo, đưa thương hiệu của họ đến gần với khách hàng hơn. YanTV nhằm vào bộ
phận giới trẻ mà bộ phận giới trẻ này lại thích đọc báo hoa học trò, do đó, YanTV muốn khách hàng của họ
có thể biết đến mình thông qua báo hoa học trò (yêu thích đọc báo “Hoa học trò”. Họ muốn đưa bản thân
mình tới khán giả qua phương tiện truyền thông truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả này).
- Sau thành công trong việc mang lại niềm vui cùng thông điệp “Vui hơn cùng YAN”, từ những tháng
cuối năm 2012, YanTV tiếp tục lấp đầy cuộc sống giới trẻ cùng những niềm vui mang màu “ước mơ”
19
Chú hạc giấy ước mơ VJ Tâm Tít
Nghệ thuật xếp chữ Origami Nghệ thuật xếp chữ Origami

Quản trị thương hiệu
với thông điệp “Ước mơ cùng YAN”. Với sự tham gia của cả các ca sĩ và khán giả, YanTV đã thành
công trong việc kéo gần khoảng cách với các khán giả hơn và giúp khán giả biết đến họ nhiều hơn.
Hình 3-4: Quảng cáo của YanTV
- YanTV có một phong cách quảng cáo riêng biệt với các thương hiệu khác. Các quảng cáo của YanTV
thường sáng tạo, mang phong cách trẻ trung và hiện đại. Tuy nhẹ nhàng nhưng lại rất thu hút sự quan tâm,
chú ý của mọi người. Dù vậy, số lượng quảng cáo còn hạn chế, số lượng chưa có nhiều nên nhiều khi chiếu
đi chiếu lại một quảng cáo dễ gây cảm giác nhàm chán với người xem dù cho quảng cáo ấy có hay và hấp
dẫn.
3.4.2. Xúc tiến bán
- YanTV có thể thực hiện các chương trình giao lưu gặp gỡ trực tiếp giữa khán giả xem truyền hình và các
ca sĩ, MC…;
- Không ngừng cung cấp thông tin trên trang web chính hoặc facebook, tạo điều kiện tiếp xúc giữa khán
giả và các ekip thực hiện chương trình thông qua internet với những khán giả ở xa không có điều kiện đi
lại;
- Tổ chức các buổi offline gặp mặt nhau giữa các khán giả thường xuyên theo dõi, ủng hộ chương trình;
20
Quản trị thương hiệu
- Có các chương trình hoạt động thực tế nhiều hơn, thường xuyên ghé thăm các trường đại học để tạo điều
kiện tiếp xúc với nhu cầu giới trẻ từ đó rút kinh nghiệm cho các chương trình sau.
3.4.3. Quan hệ công chúng
Không chỉ làm maketing tốt mà YanTV còn sử dụng linh hoạt PR:
- Hưởng ứng thông điệp “Ước mơ cùng YAN”, YANTV cho ra đời một chương trình thực tế ý nghĩa với
mong muốn mang đến nhiều niềm vui cho khán giả thông qua việc thực hiện các điều ước do chính khán
giả yêu cầu;
- Tài trợ cho chiến dịch “Hành động vì 5 trái tim” của Nhịp Tim Việt Nam nhằm kêu gọi mọi người cùng
nhau chung tay cứu sống các em bé nghèo bị tim bẩm sinh;
- Các cuộc phỏng vấn, trò chuyện cùng các VJ, ca sĩ của YanTV như: 10 câu hỏi với Sĩ Thanh trên báo
“Thời trang trẻ” hay trò chuyện cùng Tâm Tít với chương trình “Lần đầu tôi kể”….;
- Các VJ trong các chương trình khéo léo hướng dẫn mọi người tham gia trò chơi của chương trình, đưa

các trang web, link của YanTV đến người xem;
- Sử dụng facebook để đưa thông tin và các chương trình sắp, đang được trình chiếu cùng các trò chơi của
YanTV;
- Tổ chức tuyển người tham gia các game show, cộng tác viên cùng YanTV;
- Hợp tác cùng Lotteria chiếu các đoạn giới thiệu ngắn về chương trình, thông điệp của họ;
- Sử dụng các scandal thu hút sự quan tâm của dư luận;
- Mở cuộc họp báo tại Coffe Bean ngày 17 – 04 – 2013 ra mắt thế hệ Yan (Yan Generation).
3.4.4. Bán hàng trực tiếp
Vì sản phẩm của YanTV là các chương trình, thông tin ca nhạc nên không thể đem ra các hội chợ, triển lãm
thương mại hay rao bán nên hình thức quảng bá này hầu như không được dùng đến.
3.4.5. Marketing trực tiếp.
- Phương pháp tốt nhất để marketing cho thương hiệu của mình chính là tạo scandal, và YanTV cũng
không ngoại lệ. Ngay từ khi mới thành lập YanTV đã có những bình luận không tốt của giới trẻ về câu
slogan “turn u on” và thu hút được sự chú ý của các bạn trẻ, tạo nên sự tò mò của các bạn về Yan, hàng
21
Quản trị thương hiệu
loạt câu hỏi, lần search google với từ khóa “yanTV” hay “chương trình của YanTV”…Ngoài ra, ý tưởng
táo bạo là sử dụng một loạt VJ trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm bị rất nhiều người phản đối và đưa ra
các bình luận không tốt về những VJ này, bên cạnh những người có ý kiến không tốt về các VJ lại có
những người cảm thấy những VJ này thực sự có khả năng và tạo nên sự khác biệt cho YanTV. Nhiều ý
kiến trái chiều, nhiều bài báo đưa ra làm cho các bạn thanh niên không thể không chú ý đến YanTV và
xem rồi cảm nhận các chương trình của Yan.
- Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các bạn trẻ ngày nay hay sử dụng facebook, theo một tổ chức
thống kê cho thấy có khoảng 98% bạn trẻ sử dụng facebook (2012) vì vậy việc YanTV sử dụng face để
marketing đồng thời là một trang tra cứu thông tin về Yan rất hữu dụng.
- Từ những ngày đầu mới thành lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát và Công ty cổ phần công nghệ và tầm nhìn
yêu âm nhạc, đơn vị sản xuất kênh truyền hình âm nhạc YanTV đã ký kết hợp tác. Như vậy nhãn hàng
Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát đã chính thức trở thành nhà tài trợ của kênh âm nhạc YanTV
trong 2 năm tới, việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Yan. Đồng thời Tập đoàn
Tân Hiệp Phát là một tập đoàn lớn, khi YanTV kí hợp đồng với Tập đoàn này cũng là một hình thức

marketing cho thương hiệu của họ.
- Đầu năm 2011, Học viện ERC Việt Nam hân hạnh tài trợ độc quyền phát sóng cho chương trình
liveshow của Backstreet Boy trên Yan TV. Chương trình nhằm tạo điều kiện mang đến sự giao lưu văn
hóa và nâng cao niềm đam mê âm nhạc trong giới trẻ Việt Nam. Việc quảng bá cho show diễn của
Backstreet Boys cũng đem tới cho YanTv nhiều khán giả trẻ bởi số lượng người hâm mộ boy band Mỹ
tại Việt Nam rất lớn. Kết quả thu được là YanTv đã thành công rực rỡ với chiến dịch viral marketing mà
trong đó Backstreet Boy là chất xúc tác tạo nên thành công đó.
- Bắt đầu từ tháng 10 năm 2011, YanTV có thêm nguời bạn đồng hành mới với vai trò “đại sứ nhãn hiệu”
nhằm chuyển tải thông điệp “YAN love you” mạnh mẽ hơn đến khán giả truyền hình. Nhân vật được
YanTV tin tưởng gửi gắm không ai khác ngoài nữ hoàng showbiz xinh đẹp quyến rũ Hồ Ngọc Hà. Tại
đây các fan của “Hà Hồ” có thể cập nhật những tin tức mới nhất về các dự án âm nhạc, những hình ảnh
thú vị từ hậu trường và cuộc sống đời thường đến những thước phim tư liệu độc quyền về Hồ Ngọc Hà
chỉ có ở YanTV. Đây chính là cách marketing tốt nhất cho thương hiệu YanTV với người xem.
22
Quản trị thương hiệu
- Tháng 3 năm 2013 vừa qua YanTV cũng phát động chương trình "Giờ phim ngắn" nhằm giúp các bạn
trẻ ưa thích làm phim chia sẽ bộ phim ngắn đó với mọi người.
3.5. Bảo vệ thương hiệu
- Hiện nay YanTV có một hệ thống nhận diện thương hiệu tương đối tốt trừ các câu slogan trước của Yan
gây tranh cãi nhiều trong giới trẻ. Và hệ thống này đang dần được hoàn thiện.
- Ngay từ khi thành lập YanTV đã đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình tại cục Sở hữu trí tuệ để bảo vệ
quyền lợi cho doanh nghiệp, ngoài ra đây cũng là bước tiến lớn để phát triển YanTV thành thương hiệu
đẳng cấp quốc tế.
- Các chương trình của YanTV được giám sát chặt chẽ số lượng và chất lượng chương trình tránh tình
trạng có chương trình chất lượng kém được phát sóng. Ngoài ra trên các chương trình của YanTV đề có
in logo để tránh sự nhầm lẫn với các chương trình khác hoặc bị làm giả chương trình.
- Ngoài ra, YanTV rất chú trọng vấn đề bản quyền cho nên Yan đã mua lại bản quyền một số chương trình nước
ngoài và đưa vào phát sóng trên các kênh của YanTV: Video Fashion News, America's Best Dance Crew,
2NE1 TV Live Worldwide, MScandal, Cùng Kimbum khám phá Hàn Quốc, Legend Of K-Pop, Family Outing
Gia đình dã ngoại.

3.6. Khai thác thương hiệu
- YanTV là một kênh giải trí Việt với các chương trình giải trí, ca nhạc hấp dẫn. Nhưng bên cạnh các
chương trình hay và hấp dẫn ấy có một vài chương trình chất lượng vẫn còn kém, chưa đạt tiêu chuẩn.
Vậy nguyên nhân là do đâu?
- Dựa vào sự phát triển thương hiệu mà YanTV đã đạt được, việc Yan thực hiện việc phát triển thương hiệu
hay có thêm một nguồn vốn kinh doanh hoặc có thêm các chương trình chất lượng bằng mô hình nhượng
quyền thương hiệu là điều có thể làm được.
- Việc thực hiện mô hình nhượng quyền thương hiệu “franchise” đối với YanTV là hoàn toàn có lợi và có
thể thực hiện được do:
+ Ngay từ khi mới thành lập, YanTV đã xác định rõ mục tiêu là trở thành kênh giải trí đẳng cấp quốc tế,
do đó Yan đã không ngừng cố gắng, xây dựng thương hiệu của bản thân trở thành một thương hiệu
mạnh, đi đầu trong lĩnh vực giải trí;
23
Quản trị thương hiệu
+ Với chiến lược quảng bá thương hiệu, YanTV đã thu được nhiều thành tựu nhất định, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến một bộ phận giới trẻ yêu âm nhạc;
+ Việc khách hàng tiếp xúc với YanTV qua mọi chương trình, phương tiện đều được đầu tư công phu;
- Trong thời gian mới thành lập, phát triển thương hiệu YanTV luôn gặp phải khó khăn về nhiều mặt:
nguồn vốn, sự yêu thích của khán giả, fan trung thành… mặc dù YanTV có các chương trình, chiến lược
quảng bá phát triển nhưng cũng chưa thu hút được nhiều sự chú ý từ khán giả và cũng như chưa đạt
được điều kiện để Yan có thể trở thành kênh giải trí tầm cỡ quốc tế.
3.7. Xử lí các tình huống thương hiệu
- Một công ty không phải lúc nào cũng thuận lợi hoạt đông, đôi lúc công ty sẽ gặp các tình huống phát
sinh khác nhau và trong mỗi tình huống đó sẽ có những hướng giải quyết vấn đề khác nhau.
- Khi mới thành lập YanTV đưa ra câu slogan “turn u on” và bị một số người soi mói, xuyên tạc đi ý
nghĩa của YanTV trong câu slogan đó. Để giải quyết vấn đề trên Yan đã rất bình tĩnh và hầu như không
có bất cứ hành động giải thích nào mà chỉ bắt tay vào xây dựng chương trình, xây dựng thương hiệu. Do
đó ta có thể coi đây là phương pháp tạo scandal để YanTV marketing cho sản phẩm, thương hiệu của
mình.
- Mục tiêu của YanTV là trở thành một kênh âm nhạc giải trí mang tầm cỡ quốc tế, để mà có thể vươn xa

thành kênh âm nhạc tầm cỡ quốc tế thì Yan sẽ phải cố gắng rất nhiều và đặc biệt phải quan tâm đến vấn
đề bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu của mình tại nước mà mình nhắm đến tránh cho việc bị mất tên thương
hiệu rồi mới phát hiện sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, thu lợi nhuận của công ty.
- Một số chương trình không hay, được lên sóng bị khán giả chê trách về chất lượng chương trình không
theo các mức tiêu chuẩn cụ thể, lúc này YanTV không nên bình tĩnh ở một bên mà phải tìm cách làm
cho người xem hiểu được điểm hay và hấp dẫn của chương trình.
- Đôi khi YanTV cũng gặp phải một số tình huống trong việc mua lại bản quyền các chương trình. Lúc
này đội ngũ của Yan cần phải phân tích xem sự cần thiết của chương trình đó; nếu quan trọng thì cố
gắng đàm phán, nếu không thì để mua sau.
24
Thương hiệu mạnh
Thương hiệu mạnh
Hướng tới thị trường đại chúng
Hướng tới thị trường đại chúng
Quyết tâm trong quản lý
Quyết tâm trong quản lý
Đầu tư mạnh về tài chính
Đầu tư mạnh về tài chính
Đổi mới không ngừng
Đổi mới không ngừng
Biết khuếch trương thành công
của công ty trong lĩnh vực dẫn
đầu
Biết khuếch trương thành công
của công ty trong lĩnh vực dẫn
đầu
Quản trị thương hiệu
3.8. Đánh giá và định giá thương hiệu
Hình 3-5: Các thành tố tạo lên thương hiệu mạnh
3.8.1. Hướng tới thị trường đại chúng

Việt Nam là nước đông dân và được coi là nước có dân số vàng do tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động sấp
xỉ với số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động. Vì dân số nước ta là dân số trẻ nên việc YanTV
quyết định tập trung vào giới trẻ và không phân biệt đẳng cấp đều có thể xem và tham gia và các chương trình
của Yan. Đây là một quyết định đúng đắn và rất phù hợp với tình hình nước ta song với nước ngoài thì sao?
YanTV muốn trở thành kênh âm nhạc giải trí mang tầm quốc tế tức là các chương trình không phải chỉ phục vụ
cho người Việt Nam mà nó còn muốn phục vụ cho những người nước khác. Khi YanTV vươn ra thị trường quốc
tế thì mục tiêu, độ tuổi người xem mà Yan hướng đến có còn phù hợp để YanTV có thể phát triển tốt.
3.8.2. Quyết tâm trong quản lý
Yan TV mới thành lập nên một số thứ còn chưa hoàn chỉnh và yếu kém. Các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
chưa được YanTV vận dụng triệt để và thường xuyên khiến cho các chương trình của Yan lặp đi lặp lại.
YanTV được đưa vào sử dụng chỉ sau nửa năm nghiên cứu nên còn một vài chương trình chưa hoàn thiện
cần bổ sung thêm mà việc bổ sung thêm này cần rất nhiều thời gian nhất là khi hiện tại YanTV có đến hơn 20
kênh truyền hình.
25

×