Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.36 KB, 34 trang )

SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯA CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐẠT GIẢI CÁC CẤP ÁP DỤNG VÀO NHÀ TRƯỜNG
TIỂU HỌC CÓ HIỆU QUẢ.
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Trong 3 năm học vừa qua công tác nghiên cứu khoa học, viết đề tài sáng
kiến kinh nghiệm của trường chúng tôi đạt hiệu quả khá tốt về số lượng cũng
như chất lượng, ở nhiều mảng nội dung khác nhau được thể hiện ở bảng
sau:
Mảng đề tài nghiên cứu Đạt giải
Quản lý Toán Tiếng
Việt
Anh
văn
Tin
học
Công
tác chủ
nhiệm
Lĩnh
vực
khác
Cấp
huyện
Cấp
tỉnh
2010-2011 09 02 02 02 01 02 07 02
2011-2012 13 01 04 04 01 01 02 11 02


2012-2013 17 02 07 03 01 02 01 02 15 02
Cộng 39 05 13 09 02 03 02 06 33 06
Song trong thực tế mới chỉ vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm này ở mỗi
một giáo viên nghiên cứu vào cho lớp của mình chứ chưa được triển khai nhân
rộng ra trong tổ chuyên môn cũng như trong nhà trường cùng thực hiện có hiệu
quả và từ đó đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện đề tài mang yếu tố lý
luận trong dạy học. Chính điều đó làm lãng phí công sức, tiền của mà chưa mang
tính phổ quát rộng trong thực tiễn và hiệu quả cao. Do đó dưới góc độ là các nhà
quản lý giáo dục ở trường học cần tìm ra những giải pháp tốt nhất để áp dụng vào
thực tiễn giảng dạy, giáo dục và trả lời cho được câu hỏi:
1
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp dụng
vào nhà trường tiểu học có hiệu quả? Đó là điều mà chúng tôi cần phải làm và
làm nhiều năm trong nhà trường.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
- Mọi nghiên cứu khoa học đã thành công phải được triển khai áp dụng
phục vụ trở lại cho thực tiễn cuộc sống mà cụ thể trong đề tài này là giảng dạy và
giáo dục ở trường tiểu học.
- Nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục trong đơn vị ngày càng
phát triển bền vững về cả 3 phía Người quản lý-Người dạy- Người học.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Lựa chọn trong số các đề tài đã đạt giải cấp huyện, tỉnh của nhà trường
trong 3 năm học vừa qua ( 2010-2011; 2011-2012 và 2012-2013) có tính thiết
thực để triển khai ứng dụng vào trong giảng dạy, giáo dục cho giáo viên ở
từng tổ chuyên môn nói riêng cũng như trong toàn bộ giáo viên nhà trường
nói chung để nắm bắt và thực hiện.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,

tìm giải pháp của đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận:
Hồ Chí Minh nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận
hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực
tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496)
Qua những nhận định ở trên, chúng ta thấy rằng, khi có lý luận thì phải
vận dụng vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn để làm giàu lý luận bằng
2
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
những kinh nghiệm thực tiễn mới. Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý luận
mới gắn với thực tiễn, mới không trở thành giáo điều. Đồng thời thực tiễn mới sẽ
được chỉ đạo bồi lý luận sẽ không bị mò mẫm, vấp váp, hay chệch hướng. Như
vậy thì bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều cũng không còn chỗ đúng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một
biện pháp cơ bản để ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều
có ý nghĩa hết sức to lớn hiện nay, khi mà chúng ta đang tìm lời giải đáp cho
nhiều vấn đề thực tiễn đổi mới đặt ra.

1.2. Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm làm công tác quản lý nhà trường Ban giám hiệu nhà trường
chúng tôi thấy rằng phong trào nghiên cứu khoa học trong ngành giáo dục đưa ra
được cán bộ, giáo viên hưởng ứng một cách mạnh mẽ có hiệu quả trong công tác
thi đua. Song về mặt vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm đó vào đời sống thực
tiễn quản lý, giảng dạy và giáo dục hằng ngày có khi còn nhiều bất cập đó là:
-Thực tế hiện nay cho thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm chỉ nhằm đạt
danh hiệu thi đua vào cuối năm học, đó là một việc làm không đúng, việc làm vô
bổ không những ở trường chúng tôi mà thực tế nó đã đang diễn ra trong ngành
giáo dục chúng ta. Do đó cần thiết phải có sự nhìn nhận nghiêm túc và điều chỉnh

kịp thời.
- Khi các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải xong về xếp cất lưu trữ vào hồ
sơ nhà trường mà không được triển khai nhân rộng thực hiện.
Vì hai lẽ trên mà không triển khai được lý luận vào thực tiễn và cũng
không lấy được thông tin từ thực tiễn trong giảng dạy, giáo dục để bổ sung vào
đề tài nghiên cứu cho nó hoàn thiện hơn trên phương diện lý luận.
3
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
- Chắt lọc sáng kiến kinh nghiệm; chọn đội ngũ báo cáo; xác định nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức và thời gian tiến hành tổ chức; xây dựng
tiêu chí thống kê đánh giá sau đó tiến hành dự giờ, kiểm tra, đối chiếu, so sánh và
đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
- Vào cuối năm học 2012-2013 khi đã có các kết quả sáng kiến kinh
nghiệm thì nhà trường nhận thấy số lượng đề tài nghiên cứu đạt giải trong 3 năm
học qua là khá nhiều ( 39 đề tài) trên mọi lĩnh vực khác nhau mà vận dụng chưa
được bao nhiêu nên đã đưa vào kế hoạch năm học 2013-2014 triển khai ở tổ cũng
như toàn trường vận dụng vào giảng dạy, giáo dục.
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải được coi đây là một bài học lý
luận bổ ích cần được nhân rộng ra trong đội ngũ cán bộ giáo viên của trường học
tập.
- Coi đây là việc học tập nâng cao phương pháp giảng dạy, giáo dục như
một nội dung việc bồi dưỡng thường xuyên về công tác chuyên môn của mỗi
giáo viên trong đơn vị.
- Vận dụng nghiên cứu khoa học lý luận này vào thực tiễn giảng dạy, giáo
dục ở tổ, ở lớp mình để nâng cao chất lượng một cách hiệu quả từ đó rút kinh
nghiệm, đánh giá bổ sung vào lý luận dạy học.

II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Thuyết minh tính mới:
Dưới đây là một số giải pháp ( Còn gọi là các bước) trong quá trình lập kế
hoạch, xây dựng phương án và tiến hành cho việc triển khai các sáng kiến kinh
4
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
nghiệm ở trong từng tổ chuyên môn cũng như trong toàn thể Hội đồng nhà
trường ( tùy thuộc nội dung từng sáng kiến) để giáo viên vận dụng vào giảng dạy
và giáo dục ở lớp mình; tổ khối chuyên môn của mình, trường mình có hiệu quả.
1.1. Giải pháp 1: Xác định xem ai sẽ tham gia vào việc triển khai, và báo
cáo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Lãnh đạo nhà trường đã căn cứ vào khả năng, năng lực chuyên môn của các
đối tượng mà phân công chuẩn bị triển khai các nội dung của sáng kiến kinh
nghiệm; soạn giảng một số tiết minh họa cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm và
đồng thời chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn của giáo viên trong tổ chuyên môn
cũng như trong hội đồng sư phạm nhà trường đó là:
+ Một số thầy cô giáo giảng dạy tốt, từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi
các cấp nhiều năm, có kinh nghiệm để giảng dạy một số tiết minh họa cho phần
giải pháp mang tính thuyết minh mới của đề tài.
+ Là những giáo viên chính là tác giả của đề tài đã đạt giải trực tiếp thực
hiện việc triển khai các sáng kiến kinh nghiệm nghiệm này ra thực tiễn.
( Danh sách giáo viên tham gia báo cáo triển khai kèm theo ở phục lục 1)
1.2. Giải pháp 2: Họp lãnh đạo nhà trường cùng các đối tượng tham
gia vào việc triển khai, báo cáo để phân công công việc; làm rõ phạm vi nội
dung, mục đích, đối tượng, và thời gian, địa điểm, hình thức và phương
tiện… tổ chức triển khai:
- Lãnh đạo nhà trường đã tiến hành họp số giáo viên cốt cán và số giáo viên
có đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt giải đã được chọn để xác định một số công
việc cần làm và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.

- Xác định phạm vi nội dung cần triển khai trong năm học 2013-2014 gồm 3
nhóm nội dung như sau:
5
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
+ Nội dung phục vụ giảng dạy và học tập bộ môn toán: 05 sáng kiến.
+ Nội dung phục vụ giảng dạy và học tập bộ môn môn Tiếng Việt: 05 sáng
kiến.
+ Nội dung phục vụ giảng dạy rèn viết chữ đẹp cho giáo viên cũng như
học sinh: 01 sáng kiến
+ Nội dung phục vụ Công tác chủ nhiệm, giáo dục hệ thống các kỹ năng
sống cho học sinh: 01 sáng kiến.
- Giúp cho giáo viên nắm bắt được bản chất của từng giải pháp cụ thể của
từng sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng vào giảng dạy, giáo dục ở lớp mình một
cách có hiệu quả thiết thực.
- Tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường đều được tham gia dự để học
tập, rút kinh nghiệm và tham gia góp ý để hoàn thiện chất lượng.
- Nhà trường xác định cần tổ chức sớm trong vòng tháng 10 để cho giáo
viên nắm bắt và phục vụ trong công tác giảng dạy, giáo dục của mình trong suốt
năm học 2013-2014 cũng như những năm tiếp theo.
- Địa điểm tổ chức tại điểm trường chính của trường.
- Hình thức tổ chức tập trung theo ngày nhà trường quy định dưới dạng:
+ Hình thức tổ chức tập trung theo tổ chuyên môn nếu là đề tài sáng kiến
kinh nghiệm chỉ nhằm phục vụ cho một đối tượng duy nhất của 1 lớp nào đó mà
thôi.
+ Hình thức tổ chức tập trung giáo viên toàn trường với những sáng kiến
kinh nghiệm mang tính đại trà cho toàn bộ giáo viên trong nhà trường phải nắm
bắt và vận dụng vào cho tất cả các đối tượng học sinh chứ không riêng một lớp
nào cả.
6

SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
+ Ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học vào các
hoạt động quản lý, giảng dạy mới.
+ Thư viện tổ chức giới thiệu đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh
nghiệm của đơn vị; lưu tại thư viện các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến
kinh nghiệm đã đạt giải các cấp trong những năm qua và coi đây là tài liệu chính
thống trong thư viện nhà trường dùng cho giáo viên mượn tham khảo, đọc và vận
dụng.( Nội dung đề tài, thời gian, địa điểm, hình thức, phương tiện tổ chức
triển khai kèm theo ở phục lục 2)
1.3. Giải pháp 3: Xây dựng tiêu chí đánh giá và sự mong muốn của đội
ngũ:
- Nhà trường tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá, khảo sát kết quả đạt
được trong quá trình ứng dụng các nội dung giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
vào thực tế giảng dạy, giáo dục ở từng khối lớp.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn và sự
mong muốn của giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo dục. Từ những mong muốn
đó có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nội dung cần truyền đạt, ứng dụng giúp
giáo viên nắm bắt một cách tốt nhất để vận dụng trong giảng dạy, giáo dục. ( Hệ
thống biểu mẫu được kèm ở phụ lục 3)
1.4. Giải pháp 4: Tiến hành tổ chức triển khai trong tổ chuyên môn và
trong Hội đồng sư phạm:
- Nhà trường chia thành 2 nhóm cần triển khai chính đó là:
+ Triển khai trong tổ chuyên môn đối với những sáng kiến kinh nghiệm chỉ
nhằm phục vụ cho một đối tượng duy nhất của 1 lớp nào đó mà thôi. Cụ thể đó
là: mỗi khối lớp chuyên môn của nhà trường triển khai 02 đề tài mỗi đợt 1 đề tài,
vậy có tất cả 10 đề tài. ( Phụ lục 2)
7
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?

+ Triển khai trong toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường với những sáng
kiến kinh nghiệm mang tính đại trà, rộng rãi cho toàn bộ giáo viên trong nhà
trường nắm bắt và vận dụng vào cho tất cả các đối tượng học sinh chứ không
riêng một lớp nào cả. Cụ thể có 2 đề tài được trong khai trong 2 đợt mỗi đợt 1 đề
tài. ( Phụ lục 2)
- Các bước trong quá trình hội thảo triển khai đề tài:
+ Tác giả của đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt giải hoặc giáo viên cốt cán
của trường trực tiếp báo cáo các giải pháp thực thi của đề tài trong tổ hoặc trong
Hội đồng nhà trường dự nghe để có ý kiến tham gia góp ý hoàn thiện.
+ Giảng dạy một tiết học minh họa có ứng dụng các giải pháp phù hợp với
nội dung của đề tài cho các thành viên tham gia xem, học tập, tham khảo.
+ Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến, bổ sung làm sáng tỏ thêm nội
dung giải pháp cần thực hiện ở phần báo cáo lý thuyết của đề tài.
+ Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến, bổ sung làm sáng tỏ thêm nội
dung giải pháp; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sinh hoạt trong quá
trình giảng dạy ở tiết dạy minh họa.
+ Cuối cùng giải trình và thống nhất nội dung đã bàn bạc và đi đến kết luận
triển khai ứng dụng vào giảng dạy và giáo dục đại trà ở các đối tượng có liên
quan cho từng môn học.( Từng phần việc được cụ thể hóa ở phục lục 3)
1.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên vận dụng nội dung hội thảo triển
khai sáng kiến kinh nghiệm vào trong giảng dạy, giáo dục; nhà trường kiểm
tra, dự giờ, đánh giá.
Nhà trường xây dựng kế hoạch hằng tháng đều có nội dung giảng dạy theo
các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai
8
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
Căn cứ vào thời khoá biểu trên lớp của mỗi giáo viên, chúng tôi đã cùng
với các tổ trưởng chuyên môn lên lịch dự giờ cụ thể cho từng tuần, tập trung vào
những bài dạy, các hoạt động giáo dục có nội dung đã được triển khai trong hội

thảo sáng kiến kinh nghiệm. Đây là một hoạt động theo chúng tôi là rất có hiệu
quả, người dạy thì chủ động về bài dạy do đó chất lượng bài dạy sẽ cao hơn
nhiều, còn người dự thì không phải chỉ được dự giờ một tuần 1 tiết theo quy định
mà có khi được dự cả 3-4 tiết. Sau mỗi tiết dạy, cả người dạy và người dự đều rút
được kinh nghiệm để chủ động hơn cho các bài sau.
Về phía người dạy, dự giờ sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn
trong bài giảng của mình. Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các
giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài
dạy trước khi lên lớp ở trong tổ (trừ dự giờ đột xuất), đây là một việc làm hết sức
có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên. Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra
sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo
viên phát huy tính sáng tạo của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học, các
em rất thích thể hiện mình trước đám đông.
Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh
nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ những sáng tạo trong xử
lí các tình huống trong dạy học, trước cùng một câu hỏi đặt ra, tuỳ từng đối
tượng học sinh mà giáo viên có thể giúp các em trả lời câu hỏi theo một hướng
khác nhau, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp giáo viên sẽ khắc
phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy
Khác với cách làm trước đây, giáo viên ít khi được góp ý bài dạy của đồng
nghiệp hoặc có góp ý cũng rất e dè chưa mạnh dạn thì nay chúng tôi đã tạo điều
kiện để giáo viên khắc phục tình trạng này bằng cách cho giáo viên ghi lại những
9
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
ý kiến đóng góp của mình vào phiếu dự giờ, để có cơ sở phát biểu ý kiến xây
dựng tiết dạy.
Đối với sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua hoạt động giao tiếp trong và ngoài nhà trường” thì nhà trường đã
chỉ đạo lồng ghép để giáo dục, hình thành thói quen tốt cho các em qua các

tiết dạy chính thống trong chương trình bộ môn đạo đức; các tiết hoạt động
tập thể; các giờ sinh hoạt Đội và sao nhi đồng. Đồng thời lồng ghép vào một
số môn khác có thể, nhất là môn tự nhiện xã hội đối với các lớp 1;2;3 và các
môn Lịch sử; Địa lý; Khoa học đối với lớp 4;5.
1.6. Giải pháp 6: Thu thập kết quả từ bộ tiêu chính đánh giá và xử lý
rút kinh nghiệm bổ sung vào lý luận. ( Các kết quả thu thập được thể hiện ở
phục lục 4)
1.6.1. Kết quả từ phía người giảng dạy, giáo dục:
Trong quá trình theo dõi, quản lý trong nhà trường chúng tôi đã thu thập
được từ bộ tiêu chí đánh giá 2 nội dung mức độ vận dụng ( của người thầy) và
Hiệu quả đạt được ( của cả thầy và trò) chúng tôi nhận thấy kết quả đem lại rất
khả quan kể cả 2 đối tượng; từ đó càng làm tăng lên niềm tin phát triển của đơn
vị đối với đối tượng thứ 3 ( Người quản lý: Ban giám hiệu; tổ trưởng chuyên
môn) trong công tác lãnh đạo của mình.
1.6.2. Kết quả từ phía rèn luyện của học sinh
Cũng như từ kết quả của người giảng dạy, giáo dục, chúng tôi đã theo dõi,
thống kê qua các lần kiểm tra, qua các hội thi các cấp nhận thấy rằng kết quả học
tập cũng như dự thi trong các hội thi mang lại hiệu ích cao.
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả:
10
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
Nhà trường chúng tôi triển khai trong tháng 10/2013, sau đó giáo viên tiến
hành vận dụng vào trong giảng dạy của lớp mình, kiểm tra dự giờ, khảo sát đánh
giá từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2014. ( 90% giáo viên)
2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
Triển khai vận dụng vào giảng dạy nhằm bổ sung thêm vào quá trình lý
luận dạy học của bộ môn đồng thời tăng cường tính ứng dụng thực tiễn thêm
phong phú và đem lại kết quả cao hơn.

2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành.
Việc áp dụng ở đơn vị trường chúng tôi đã thực hiện khá tốt ngay từ đầu
mỗi năm học. Coi đây là một chuyên đề phục vụ trong giảng dạy, giáo dục được
đưa ra tổ chuyên môn và Hội đồng chuyên môn nhà trường tham gia góp ý để
hoàn thiện hơn trong thực tiễn cuộc sống.
Bản thân chúng tôi thiết nghĩ mỗi đơn vị trường học có thể thực hiện được
việc này; không chỉ những sáng kiến kinh nghiệm của trường mình mà có thể các
sáng kiến kinh nghiệm hay ở một số đơn vị bạn đã được công khai.
3. Lợi ích kinh tế xã hội.
Giúp giáo viên học tập, ứng dụng, nhân rộng những thành tựu, kết quả tốt
hoặc tránh những sai lầm tương tự vì kinh nghiệm là những vấn đề có thực,
những thành công là những vấn đề đã thực thi nên hoàn toàn có tính khả thi ở
những nơi khác trong điều kiện chung.
Đây là những kinh nghiệm ít nhiều đã thành công về một số phương diện
nào đó, nên khi ta lựa chọn triển khai công việc đó có tính chất chủ động hơn, tập
trung hơn vào việc giải quyết các khó khăn trong giảng dạy, giáo dục.
Các kinh nghiệm sống thường sinh động, nhiều mặt, đặc biệt là những
kinh nghiệm tương đối toàn diện của một đơn vị giáo dục tiên tiến, đo đó có khả
11
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
năng cung cấp tài liệu để đúc kết được nhiều khía cạnh lí luận cũng như thực tiễn
phong phú thuộc nhiều môn học khác nhau của khoa học giáo dục nên vận dụng
có hiệu quả tốt.
C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
Trường có những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp với những đề tài
thiết thực cần nhân rộng. Nếu nhà trường nào không có hoặc quá ít thì có thể vận
dụng những sáng kiến đã đạt giải các cấp của đơn vị bạn đã được công bố mà
triển khai vận dụng vào đơn vị mình.

Có đội ngũ giáo viên cốt cán năng lực chuyên môn vững vàng để trực tiếp
triển khai và hướng dẫn thực hiện.
Triển khai ngay từ đầu năm để áp dụng vào suốt trong một năm học và
theo dõi dự giờ, khảo sát, đánh giá, góp ý thường xuyên; có đánh giá tổng kết
trong chương trình công tác tháng của nhà trường.
Việc sử dụng các giải pháp này mang tính thường xuyên, liên tục ở mọi
thời điểm, mọi giờ học có thể vận dụng được chứ không phải trong một thời
điểm nhất định nào đó. Bởi lẽ đây là công việc hằng ngày để nâng dần chất lượng
giảng dạy và giáo dục của đơn vị mình.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
Việc triển khai vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp trong
những năm qua vào trong quản lý cũng như giảng dạy và giáo dục ở đơn vị bước
đầu có hiệu quả ở từng đối tượng, từng nội dung…
12
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
Với kết quả đạt được đó Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi tin chắc rằng
triển vọng trong những năm học tiếp theo sẽ thực hiện tốt trên cả 2 phương diện
đó là:
+ Tập trung nghiên cứu các nội dung còn vướng mắc để vận dụng vào
trong công tác quản lý cũng như giảng dạy và giáo dục ngày càng sâu rộng hơn.
+ Khi đã có lý luận và được các cấp công nhận thì về triển khai ngay trong
năm học liền sau đó để vận dụng vào thực tiễn, không để lãng phí thời gian, công
sức, tiền của đã nghiên cứu mà không áp dụng.
+ Giúp các đơn vị cơ sở học tập, ứng dụng, nhân rộng những thành tựu,
kết quả tốt hoặc tránh những sai lầm tương tự vì kinh nghiệm là những vấn đề có
thực, những thành công là những vấn đề đã thực thi nên hoàn toàn có tính khả thi
ở những nơi khác trong điều kiện chung. Tổng kết, nghiên cứu các tổng kết kinh
nghiệm càng đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý, chỉ đạo.
+ Là những kinh nghiệm sống nên thường xuất phát từ những vấn đề có

thực, nhiều khi từ những mâu thuẫn then chốt của thực tiễn, nên những giải đáp
của đề tài nghiên cứu rút ra sẽ có nhiều giá trị thực tiễn, để đem ứng dụng ngay.
3. Đề xuất, kiến nghị.
1. Về phía lãnh đạo nhà trường cần tuyển chọn những sáng kiến kinh
nghiệm, giải pháp thiết thực nhất để ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy
và giáo dục ở đơn vị.
2. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và SKKN vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình. Hoạt
động phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN là một trong
những hoạt động trọng tâm trong năm học, là một trong các nội dung phải đánh
giá khi tổng kết năm học.
13
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
3. Ngành giáo dục cấp huyện cần đưa những sáng kiến kinh nghiệm đã đạt
giải cấp huyện, cấp tỉnh trong những năm qua lên trang Website của ngành để
cán bộ, giáo viên có điều kiện tham khảo, học tập, nhân rộng ứng dụng vào giảng
dạy và giáo dục của từng đơn vị. Bởi vì theo chúng tôi đâu đó có đọc và ứng
dụng được một phần cũng đã là thành công rồi, phần nào tránh dược lãng phí
công sức và tiền của./.
Bồng Sơn, ngày 05 tháng 3 năm 2014
Đồng tác giả
1. Nguyễn Văn Hòa 2. Nguyễn Hữu Thanh
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐẠT GIẢI
CÁC CẤP TỪNG NĂM HỌC
1. Năm học: 2010-2011
STT Tên đề tài sáng kiến
Tác giả, nhóm tác
giả

Xếp loại
Huyện Tỉnh
14
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
01 Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng thực
hiện kế hoạch công tác Đội, Sao, chủ
nhiệm lớp trong trường tiểu học.
Nguyễn Văn Hòa B C
02 Công tác chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy
ở tiểu học.
Nguyễn Hữu Thanh B
03 Hướng dẫn học sinh lớp 2 có kỹ
năng giải toán trên mạng Internet
Nguyễn Thị Phượng A C
04 Ứng dụng công nghệ thông tin trong
tuyên truyền giới thiệu sách.
Phạm Thị Thúy
Vân
B
05 Dạy các bài toán có nội dung hình
học lớp 3.
Đặng Thị Bích Hòa B
06 Nâng cao chất lượng học tập môn tập
làm văn.
Huỳnh Thị Ngọc
Trâm
C
07 Tổ chức thực hiện công tác chủ

nhiệm lớp.
Nguyễn Thị Đạm C
08 Nâng cao chất lượng phân môn
chính tả cho học sinh yếu.
Phạm Thị Ngọc
Liên
B
09 Rèn chữ viết cho học sinh. Nguyễn Thị Diệu C
2. Năm học: 2011-2012
STT
Tên đề tài sáng kiến
Tác giả, nhóm tác
giả
Xếp loại
Huyện Tỉnh
15
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
01 Giải pháp để thực hiện tốt công tác:
“Tự đánh giá kiểm định chất lượng
giáo dục ở trường tiểu học Bồng
Sơn”.
Tập thể Ban giám
hiệu nhà trường
C
02 Giúp học sinh lớp 2 có kỹ năng
phân biệt các kiểu câu.
Nguyễn Thị Phượng C
03 Biện pháp tuyên truyền tủ sách giáo
dục đạo đức và pháp luật trong

trường tiểu học.
Phạm Thị Thúy Vân B C
04 Dạy toán tính giá trị biểu thức cho
học sinh lớp 3.
Phạm Thị Ngọc
Liên
B
05 Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng
“Ước lượng thương trong phép chia
cho số có nhiều chữ số”.
Nguyễn Thị Thái

C
06 Ứng dụng công nghệ thông tin vào
soạn giảng và các hoạt động chuyên
môn của trường.
Vũ Thị Minh
Hương
B C
07 Hướng dẫn học sinh cảm thụ đoạn
( bài) văn ( thơ) trong chương trình
tiếng việt lớp 5.
Huỳnh Thị Ngọc
Trâm
C
08 Biện pháp làm sôi nổi giờ học tiếng
Anh với chương trình Let’sGo.
Trần Nguyễn Thiên
Hương
B

09 Biện pháp khắc phục sai lầm mà học
sinh thường mắc phải khi học phần
từ láy lớp 4.
Lê Thị Thùy Linh C
16
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
10 Dạy các bài toán có lời văn lớp 3. Đặng Thị Bích Hòa C
11 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tiểu học thông qua hoạt động giao
tiếp trong và ngoài nhà trường.
Cao Nguyễn Hương
Giang
C
12 Một số biện pháp nâng cao chất
lượng môn chính tả cho học sinh lớp
1.
Nguyễn Thị Diệu C
13 Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng
giải toán dạng: Tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó (Lớp 4).
Nguyễn Thị Đạm C
3. Năm học: 2012-2013
STT Tên đề tài sáng kiến Tác giả, nhóm tác giả Xếp loại
Huyệ
n
Tỉnh
01 Thu thập và xử lý thông tin trong
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý trong trường tiểu học.

Nguyễn Văn Hòa C
02 Một số biện pháp quản lý và chỉ
đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh
hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu
học.
Nguyễn Hữu Thanh C
03 Biện pháp giúp đỡ giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào việc
vẽ hình hình học trong soạn giảng
Vũ Thị Minh Hương C
17
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
môn toán.
04 Rèn kỹ năng giải toán về tỷ số
phần trăm cho học sinh lớp 5.
Lê Thị Thùy Linh C
05 Thủ thuật giúp học sinh thử lại kết
quả phép tính với các số tự nhiên
trong chương trình toán 4.
Nguyễn Diệp Hưng C
06 Biện pháp luyện đọc-Viết cho học
sinh yếu lớp 2.
Trần Thị Ngọc Bích C
07 Rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 4. Nguyễn Thị Thanh Thọ B
08 Một số biện pháp giúp học sinh lớp
5 sử dụng đúng dấu câu khi viết
văn.
Cao Nguyễn Hương
Giang

C
09 Một số biện pháp dạy tốt môn Tin
học lớp 3.
Võ Thanh Hùng C
10 Dạy kỹ năng nghe cho học sinh lớp
4-5 qua các bài hát trong chương
trình Let’sgo.
Trần Nguyễn Thiên
Hương
B C
11 Biện pháp phục vụ bạn đọc ngoài
thư viện ở trường tiểu học.
Phạm Thị Thúy Vân B C
12 Giáo dục một số kỹ năng sống cho
học sinh lớp 3 thông qua môn đạo
đức.
Phạm Thị Ngọc Liên B
13 Dạy các đơn vị đo đại lượng trong
môn toán lớp 3.
Đặng Thị Bích Hòa C
14 Dạy giải toán có lời văn ở lớp 1. Nguyễn Thị Diệu C
18
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
15 Kỹ năng giải các bài toán về dãy số
lớp 4.
Nguyễn Thị Thái Hà C
16 Hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán
chuyển động đề để giải toán qua
mạng có hiệu quả.

Huỳnh Thị ngọc Trâm C
17 Dạy chắc kiến thức số học cho học
sinh lớp 2.
Nguyễn Thị Phượng C
PHỤ LỤC 2
LỊCH TRIỂN KHAI CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐẠT
GIẢI CÁC CẤP ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN
1. Đợt 1:
Khối Ngày tổ
chức
Người triển khai Nội dung sáng kiến cần triển khai
1 12.10.2013 Nguyễn Thị Diệu
Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
[Loại C cấp huyện năm học 2010-
2011]
2 12.10.2013 Trần Thị Ngọc Bích
Biện pháp luyện đọc, viết cho học
sinh yếu lớp 2 [Loại C cấp huyện
năm học 2012-2013]
3 12.10.2013 Đặng Thị Bích Hòa
Dạy các bài toán có nội dung hình
học trong chương trình lớp 3 [Loại
B cấp huyện năm học 2010-2011]
19
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
4 12.10.2013 Nguyễn Thị Thái Hà
Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng
ước lượng thương trong phép chía
cho số có nhiều chữ số [Loại C cấp

huyện năm học 2011-2012]
5 12.10.2013 Cao Nguyễn Hương
Giang
Một số biện pháp giúp học sinh lớp
5 sử dụng đúng dấu câu khi viết văn
[Loại C cấp huyện năm học 2012-
2013]
Trường
19.10.2013 Cao Nguyễn Hương
Giang
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tiểu học thông qua hoạt động giao
tiếp trong và ngoài nhà trường [Loại
C cấp huyện năm học 2011-2012]
2. Đợt 2:
Khối Ngày tổ
chức
Người triển khai Nội dung sáng kiến cần triển
khai
1 26.10.2013 Nguyễn Thị Diệu
Dạy giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 1 [Loại C cấp huyện
năm học 2012-2013]
2 26.10.2013 Trần Thị Thu Hiền
Giúp học sinh lớp 2 phân biệt
các kiểu câu [Loại C cấp huyện
năm học 2011-2012]
3 26.10.2013 Đặng Thị Bích Hòa
Dạy các bài toán có lời văn
20

SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
trong chương trình lớp 3 [Loại
C cấp huyện năm học 2011-
2012]
4 26.10.2013 Nguyễn Thị Đạm
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng
giải toán dạng “Tìm 2 số khi
biết tổng và hiệu của 2 số đó”
[Loại C cấp huyện năm học
2011-2012]
5 26.10.2013 Huỳnh Thị Ngọc Trâm
Hướng dẫn học sinh cảm thụ
đoạn ( bài) văn ( thơ) trong
chương trình tiếng Việt lớp 5
[Loại C cấp huyện năm học
2011-2012]
Trường
09.11.2013 Nguyễn Thị Thanh Thọ
Rèn đọc hiểu cho học sinh lớp
4-5 [Loại B cấp huyện năm học
2012-2013]
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG TỔ
CHUYÊN MÔN VÀ TRONG NHÀ TRƯỜNG
21
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
1. Đối với các sáng kiến kinh nghiệm được triển khai nhân rộng điển
hình ở tổ chuyên môn cần thực hiện các bước sau:

1.1. Người chủ trì đề tài trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm
a. Trình bày các mục tiêu của đề tài
b. Trình bày phần mô tả từng giải pháp cụ thể của đề tài. ( có thể minh họa
thêm)
c. Trình bày phần khả năng áp dụng.
d. Trình bày phần lợi ích.
1.2. Phần của các thành viên trong tổ tham gia.
a. Về mặt các giải pháp có tham gia gì thêm.
b. Việc vận dụng vào lớp mình những điểm nào được, không được.
2. Đối với các sáng kiến kinh nghiệm được triển khai nhân rộng điển
hình ở toàn Hội đồng sư phạm nhà trường:
1.1. Xây dựng một tiết dạy cụ thể ở khối lớp mà người chủ trì đề tài
đang giảng dạy để dạy minh họa theo các giải pháp của sáng kiến kinh
nghiệm.(Khối trưởng phân công người trong khối dạy minh họa)
1.2. Người chủ trì đề tài trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm
a. Trình bày các mục tiêu của đề tài
b. Trình bày phần mô tả từng giải pháp cụ thể của đề tài ( có thể minh họa
thêm)
c. Trình bày phần khả năng áp dụng
d. Trình bày phần lợi ích.
1.3. Phần của các thành viên trong tổ tham gia.
a. Về mặt các giải pháp có tham gia gì thêm.
b. Việc vận dụng vào lớp mình những điểm nào được, không được.
22
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
3. Viết biên bản cụ thể trong sổ biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ
4. Phiếu đánh giá nhận xét kết quả vận dụng của từng người.
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
Đơn vị: Khối 1

Số lượng người tham dự:……người
Mức độ vận dụng Hiệu quả đạt được
Vận
dụng
tốt
Không
vận dụng
được
Tốt Khá Bình
thường
1 Rèn chữ viết cho học sinh
lớp 1 [Loại C cấp huyện
năm học 2010-2011]
2 Dạy giải toán có lời văn cho
học sinh lớp 1 [Loại C cấp
huyện năm học 2012-2013]
3 Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học thông qua
hoạt động giao tiếp trong và
ngoài nhà trường [Loại C
cấp huyện năm học 2011-
2012]
4 Rèn đọc hiểu cho học sinh
23
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
Tiểu học [Loại B cấp huyện
năm học 2012-2013]
*Ghi chú: Ghi số lượng vào các ô dùng để hỏi.(Chỉ ghi vào 1 cột trong mỗi nội dung để hỏi)
PHIẾU HỎI Ý KIẾN

Đơn vị: Khối 2
Số lượng người tham dự:……người
Mức độ vận dụng Hiệu quả đạt được
Vận
dụng
tốt
Không
vận dụng
được
Tốt Khá Bình
thường
1 Biện pháp luyện đọc, viết cho
học sinh yếu lớp 2 [Loại C
cấp huyện năm học 2012-
24
SKKN: Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp áp
dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả?
2013]
2 Giúp học sinh lớp 2 phân biệt
các kiểu câu [Loại C cấp
huyện năm học 2011-2012]
3 Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học thông qua
hoạt động giao tiếp trong và
ngoài nhà trường [Loại C cấp
huyện năm học 2011-2012]
4 Rèn đọc hiểu cho học sinh
Tiểu học [Loại B cấp huyện
năm học 2012-2013]
*Ghi chú: Ghi số lượng vào các ô dùng để hỏi.(Chỉ ghi vào 1 cột trong mỗi nội dung để hỏi)

25

×