Tải bản đầy đủ (.ppt) (126 trang)

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ tài CHÍNH Chương 8:NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.44 KB, 126 trang )

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Chương 8
NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
NỘI DUNG
1. Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động
2. Chiến lược tài trợ
3. Nguồn tài trợ ngắn hạn
- Nợ tích lũy
-Tín dụng thương mại
- Vay ngắn hạn
- Thương phiếu
4. Dự kiến nhu cầu vốn lưu động
5. Nguồn tài trợ dài hạn
1. Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động

Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động được xây dựng
nhằm giải đáp câu hỏi doanh nghiệp nên nắm giữ tài sản
lưu động ở mức nào để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp?

Có ba chính sách thường được xem xét
- Chính sách rộng rãi,
- Chính sách nghiêm ngặt
- Chính sách vừa phải.
1.1 Chính sách rộng rãi
Nội dung cơ bản
TSLĐ được nắm giữ nhiều hơn trong tương quan
với doanh thu -% tsld trên doanh thu cao. DN nắm
giữ nhiều tiền mặt, chứng khoán thanh khoản cao
và duy trì hàng tồn kho ở mức cao, chính sách bán
chịu cũng rộng rãi hơn với tiêu chuẩn bán chịu
được nới lỏng, thời hạn bán chịu dài hơn, do vậy


nợ phải thu khách hàng cũng cao hơn.
Ưu điểm
- Giảm thiểu rủi ro thanh khoản, rủi ro ngưng sản
xuất và mất thị trường
Nhược điểm
- Hiệu suất sử dụng tài sản thấp
- Chi phí sử dụng vốn cao.
1.2 Chính sách nghiêm ngặt
Ngược lại với chính sách rộng rãi, chính sách
nghiêm ngặt chủ trương nắm giữ tài sản lưu động
ở mức thấp - % TSLĐ trên doanh thu thấp
Ưu điểm :
-
Tăng hiệu suất sử dụng tài sản
-
Giảm chi phí sử dụng vốn
Nhược điểm:
- Rủi ro thanh khoản, rủi ro ngưng sản xuất và mất
khách hàng cao.
Trong những thời kỳ nguồn vốn khan hiếm, chi phí
sử dụng vốn cao các doanh nghiệp thường sử
dụng chính sách này.
1.3. Chính sách vừa phải ( trung dung)

Nội dung cơ bản là giữ tài sản lưu động ở mức vừa phải so
với doanh thu, do vậy nó là chính sách trung dung giữa
chính sách rộng rãi và nghiêm ngặt.

Chính sách đầu tư TSLĐ
Chính sách rộng rãi

An toàn, ROE thấp
Chính sách vừa phải
Chính sách nghiêm ngặt
Rủi ro cao, ROE cao
0 500 1.000 1.500 2.000 Doanh thu
Tài sản
lưu động

2. Chiến lược tài trợ
2.1. Nhu cầu vốn thường xuyên và tạm thời

Nhu cầu vốn là tổng giá trị của số tài sản doanh
nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh tiến hành bình thường và hiệu quả.

Nhu cầu vốn thường xuyên là tổng giá trị của tài
sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên.

Tài sản lưu động thường xuyên là phần tài sản lưu
động cần thiết cho những thời kỳ mức sản xuất
thấp nhất.

Mức tăng lên của tài sản lưu động vượt quá mức
thường xuyên gọi là tài sản lưu động tạm thời.

Nhu cầu vốn thường xuyên và tạm thời
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
thường xuyên
Nhu cầu

vốn thường
xuyên
Nhu cầu
vốn tạm
thời
TS lưu động tạm thời
2.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn

Nguồn tài trợ ngắn hạn
Là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả trong vòng một
năm hoặc một chu kỳ kinh doanh, bao gồm :
- Vay và nợ ngắn hạn
- Các khoản chiếm dụng hay nợ ngắn hạn không
phải trả lãi
Nguồn tài trợ dài hạn
Là nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả trên một năm
hoặc không phải hoàn trả, bao gồm :
- Vay và nợ dài hạn
- Vốn chủ sở hữu
Nguồn ngắn hạn Nguồn dài hạn
1.Phải trả trong vòng một
năm,do vậy đây là nguồn vốn
không ổn định
1.Thời hạn hoàn trả trên một
năm hoặc không phải hoàn
trả , là nguồn vốn ổn định
2.Không phải trả lãi cho một
số khoản nợ ngắn hạn như :
nợ thuế nhà nước, nợ lương
CNV, thu trước tiền khách

hàng
2.Phải trả lãi và cổ tức cho tất
cả các nguồn vốn dài hạn đã
sử dụng
3.Chi phí thấp 3.Chi phí cao
4.Chỉ bao gồm các khoản nợ
ngắn hạn
4.Bao gồm cả nợ dài hạn và
vốn chủ sở hựu
Sự khác biệt giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn
vốn dài hạn
2.3 Các chiến lược tài trợ
Là sự sử dụng kết hợp nguồn vốn dài hạn và ngắn
hạn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, bao
gồm :

Chiến lược phù hợp

Chiến lược thận trọng

Chiến lược mao hiểm
2.3.1 Chiến lược phù hợp (Hedging)
Sử dụng nguồn tài trợ có thời gian phù hợp với đời
sống của tài sản

Tài sản thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn
dài hạn

Tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn
vốn ngắn hạn có thời hạn phù hợp

Tài sản dài hạn
TS lưu động thường
xuyên
Nguồn
vốn
dài
hạn
Nguồn
vốn
ngắn
hạn
VLĐ
ròng
Tài
sản
thường
xuyên
TSLĐ
tạm
thời
Chiến lược phù hợp “ hedging”
Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng dương và vừa đủ để tài trợ cho
TSLĐ thường xuyên, tài sản lưu động tạm thời được tài trợ
hoàn toàn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Tuy không vi phạm
nguyên tắc tài chính, nhưng độ an toàn không cao
2.3.2. Chiến lược thận trọng
Sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho toàn bộ nhu
cầu vốn thường xuyên và một phần hoặc toàn bộ nhu
cầu tạm thời
Ưu điểm

An toàn thanh khoản cao
Nhược điểm
- Chi phí sử dụng vốn cao
- Thừa vốn trong những thời kỳ nhu cầu vốn xuống thấp
TS lưu động thường
xuyên
Nguồn
vốn
dài
hạn
VLĐ
ròng
Tài
sản
thường
xuyên
TSLĐ
tạm
thời
Vay
ngắn
hạn
Chứng khoán
khả mại
Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng tài trợ cho toàn bộ TSLĐ thường
xuyên và một phần cho TSLĐ tạm thời. Do sử dụng rất ít
nguồn vốn ngắn hạn nên độ an toàn cao. Tuy vậy chi phí sử
dụng vốn cao, do chi phí nguồn dài hạn cao hơn ngắn hạn,
mặt khác do sự dư thừa vốn ở những thời kỳ TSLĐ tạm thời
xuống thấp – Chiến lược thận trọng

2.3.3 Chiến lược mạo hiểm
Sử dụng nguồn ngắn hạn tài trợ một phần hoặc toàn
bộ cho tài sản lưu động thường xuyên thậm chí cho
một phần tài sản cố định ( VLĐ ròng âm).
Ưu điểm :
- Chi phí sử dụng vốn thấp
Nhược điểm :
- Rủi ro thanh khoản cao
Tài sản dài hạn
Nguồn
vốn
dài
hạn
Nguồn
vốn
ngắn
hạn
VLĐ
ròng
TS lưu độngTX
Tài
sản
thường
xuyên
TSLĐ
tạm
thời
Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng dương, nhưng chỉ tài trợ một phần
tài sản lưu động thường xuyên, phần còn lại của tài sản
thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, do vậy

rủi ro thanh khoản cao, nhưng doanh nghiệp giảm chi phí sử
dụng vốn – chiến lược mạo hiểm
Tài sản dài hạn
Nguồn
vốn
ngắn
hạn
Nguồn
vốn
dài
hạn
TS lưu độngTX
Tài
sản
thường
xuyên
TSLĐ
tạm
thời
Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng âm, nguồn vốn ngắn hạn tài trợ
toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên và một phần cho tài
sản dài hạn,rủi ro thanh khoản rất cao, nhưng doanh nghiệp
giảm chi phí sử dụng vốn – chiến lược đặc biệt mạo hiểm

Câu hỏi và bài tập tư làm

1. Trình bày sự khác biệt giữa tài sản tạm
thời và tài sản thường xuyên. Sự phân biệt
này có tác dụng gì trong việc hoạch định
chiến lược tài trợ cho DN?


2. Nội dung cơ bản của chiến lược chọn
nguồn tài trợ phù hợp với đời sống của tài
sản “ hedging”. Tại sao chiến lược này vẫn
tiềm ẩn rủi ro?

3. Khi sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn tài
trợ cho tài sản thường xuyên sẽ xuất hiện
những rủi ro gì? Có thể loại trừ hoàn toàn
những rủi ro đó bằng cách chỉ sử dụng
nguồng tài trợ dài hạn hay không?
3. Nguồn tài trợ ngắn hạn
3.1 Nợ tích lũy
Là những khoản nợ doanh nghiệp
chiếm dụng hợp lệ, hợp pháp và thường
xuyên để tài trợ cho hoạt động kinh
doanh. Các khoản chủ yếu của nợ tích
lũy là :
-
Nợ lương của nhân viên
-
Nợ thuế của chính phủ,
-
Nợ tiền điện, nước chưa thanh toán.

Đặc điểm của nợ tích lũy :

Tương đối ổn định.

Thay đổi theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp


Không phải trả lãi cho những khoản nợ chưa đến kỳ
hạn thanh toán, do vậy nợ tích lũy là nguồn tài trợ
hoàn toàn miễn phí

Câu hỏi và bài tập tự làm :
1. Nợ tích lũy được coi là nguồn tài trợ miễn phí. Tại
sao các doanh nghiệp không sử dụng nguồn tài trợ
này một cách rộng rãi?
2. Tổng quỹ lương của công ty ABC là 30.000 triệu
đồng/ tháng, tiền lương được thanh toán mỗi tháng 2
lần, 15 ngày một lần , cho biết :
a) Mức chiếm dụng bình quân vế tiền lương của ABC là
bao nhiêu? (7.500)
b) Nếu doanh thu tăng gấp đôi dẫn tới quỹ lương trả
mỗi tháng tăng gấp đôi thì mức chiếm dụng bình quân
là bao nhiêu? ( 15.000)
c) Với dữ liệu như ở câu b, nếu ABC trả lương theo
tuần thì mức chiếm dùng là bao nhiêu?( 7.000)
• Biết một tháng tính tròn 30 ngày
3. Tổng số tiền điện phải trả của công ty ABC là
: 3.200 triệu đồng/ tháng, tiền điện được
thanh toán mỗi tháng 1 lần, cho biết :
a) Mức chiếm dụng bình quân vế tiền điện của
ABC là bao nhiêu? ( 1.600)
b) Nếu doanh thu tăng gấp đôi dẫn tới tiền
điện phải trả mỗi tháng tăng gấp đôi thì mức
chiếm dụng bình quân là bao nhiêu?( 3.200)
c) Nếu giá điện tăng 20 % thì mức chiếm dụng
bình quân về tiền điện là bao nhiêu? Việc

chiếm dụng tiền tiện giúp công ty tiết kiệm
chi phí sử dụng vốn là bao nhiêu? Biết
WACC của công ty là 14%. ( 1.920; 268,8)
• Mức chiếm dụng tiền lương bình quân
15
Ngày
7,5
30 ngày

×