Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

nghiên cứu giải pháp khắc phục phát sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực quảng nam - đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 149 trang )

- i -

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG


PHAN TẤN THÀNH


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PHÁT SINH
CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
KHU VỰC QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường thành phố
Mã số: 60.58.30


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐINH VĂN HIỆP







Hà Nội - 2011


- ii -

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sỹ, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập
thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Đinh Văn
Hiệp đã tận tâm hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành
Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy trong Khoa
Đào tạo Sau đại học, Khoa
Cầu Đường, Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị và các Khoa khác trong Trường
Đại học Xây dựng, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong
suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban QLDA đường Nam Quảng Nam -
Trà My - Trà Bồng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian học cao h
ọc,
thực hiện và hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp thuộc Ban QLDA
đường Nam Quảng Nam - Trà My - Trà Bồng, Lớp cao học Xây dựng đường ô tô
và đường thành phố khóa 2009 và những người đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi
khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu để hoàn
thành Luận văn này.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng hoàn thiện luận vă
n bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những
phần nghiên cứu chưa sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Nam, tháng 6 năm 2011
Học viên



Phan Tấn Thành


- iii -

TÓM TẮT
Đường bộ là hình thức giao thông chủ đạo ở nước ta, cả về vận chuyển hành khách
và hàng hóa. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đầu tư nguồn vốn rất lớn
thông qua các dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới các tuyến đường bộ nhằm đáp
ứng mục tiêu phát triển nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, do hạn chế trong quá
trình chuNn bị và thực hiện dự án nên bộc l
ộ nhiều bất cập, đặc biệt là việc phát sinh
chi phí xây dựng (CPXD) thực tế so với dự toán ban đầu được duyệt. Điều này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho các công trình và gây
chậm trễ tiến độ thi công do phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh vốn dẫn đến ảnh
hưởng hiệu quả đầu tư công trình cả về
kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Vấn đề này cũng
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác thực hiện dự án. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng lại ở việc quan sát
riêng lẻ để bình luận các giải pháp dựa trên quan điểm chủ quan. Trong nghiên cứu
này, tác giả sẽ xây dựng phương pháp thực hiện nhằm xác định các nguyên nhân và
đưa ra các giải pháp hạn chế phát sinh CPXD trong quá trình thực hiện đầ
u tư một
cách khoa học và hướng đến tính khách quan hơn. Phương pháp thực hiện thông
qua phân tích các dự án tiêu biểu đã thực hiện, và tiến hành khảo sát điều tra trên
các đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện dự án nhằm xác định các nguyên
nhân và đưa ra các giải pháp hạn chế phát sinh CPXD. Phương pháp đề xuất được
thực hiện cho nghiên cứu cụ thể trên địa bàn Quảng N am - Đà N ẵng nhằm kiểm

chứng tính khả
thi của phương pháp và đưa ra các kiến nghị ban đầu để nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý và thực hiện dự án.




- iv -

MỤC LỤC
TRAN G PHỤ BÌA i
LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii
DAN H MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DAN H MỤC CÁC BẢN G BIỂU x
DAN H MỤC CÁC HÌN H VẼ xii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Đối tượng nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 3
6. N ội dung của đề tài nghiên cứu 3
CHƯƠN G 1. TỔN G QUAN VỀ TÌN H HÌN H ĐẦU TƯ CÁC CÔN G TRÌN
H
ĐƯỜN G BỘ 6

1.1. Tình hình phát triển hạ tầng đường bộ 6
1.1.1. Hệ thống hạ tầng đường bộ 6

1.1.2. Tình hình đầu tư 8
1.2. Tổng quan về thực trạng quản lý CPXD 9
1.2.1. Đặc điểm hình thành CPXD 9
1.2.2. Thực trạng về vấn đề quản lý CPXD 10
1.2.3. N hững tồn tại và khó khăn trong quá trình triển khai các CTĐB 12
1.2.4. Thực trạng vấn đề phát sinh CPXD 14
1.2.5. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý CPXD 16
1.2.5.1. Vai trò của công tác quản lý CPXD 16
1.2.5.2. N ghiên cứu vấn đề phát sinh CPXD 17
1.3. Tổng quan các nghiên cứu hạn chế việc phát sinh CPXD 18
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu 18
- v -

1.3.2. Phương pháp sử dụng cho nghiên cứu 18
1.3.3. Trình tự bố cục các phần tiếp theo của luận văn 19
CHƯƠN G 2. PHƯƠN G PHÁP LUẬN N GHIÊN CỨU 20
2.1. Tổng quan phương pháp điều tra và phương pháp phân tích số liệu 20
2.2. Phân tích thống kê 20
2.2.1. Các đại lượng thống kê 20
2.2.2. Kiểm định phi tham số 22
2.3. Quá trình nghiên cứu vấn đề phát sinh CPXD 24
2.4. Công cụ sử dụng để tiến hành nghiên cứu 28
2.4.1. Sử dụng phiếu điều tra và tiến hành khảo sát điều tra thực tế 28
2.4.2. Sử dụng toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu 29
CHƯƠN G 3. N GHIÊN CỨU KHU VỰC QUẢN G N AM - ĐÀ N ẴN G 30
3.1. Giới thiệu chung 30
3.2. Tình hình đầu tư xây dựng CTĐB tại Quảng N am - Đà N ẵng 30
3.3. Thu thập và phân tích một số các công trình GTĐB đã thực hiện 36
3.3.1. Tổng hợp một số công trình đã thực hiện 36
3.3.2. Phân tích và xác định các nguyên nhân 38

3.3.2.1. Công tác khảo sát 39
3.3.2.2. Công tác thiết kế 41
3.3.2.3. Biến động giá và thay đổi cơ chế chính sách 43
3.3.2.4. Công tác giải phóng mặt bằng 44
3.3.2.5. Bổ sung thiết kế do yêu cầu của địa phương tại vị trí xây dựng công
trình 45

3.4. Các bước tiến hành công tác khảo sát điều tra 46
3.4.1. Chọn mẫu điều tra 46
3.4.1.1. Xác định cỡ mẫu 46
3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu 46
3.4.2. Thang điểm đánh giá 46
3.4.3. Xây dựng mẫu biểu 47
- vi -

3.4.4. Tiến hành điều tra 49
3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá về mức độ xuất hiện các nguyên nhân 49
3.6. Đề xuất giải pháp khắc phục phát sinh CPXD 57
3.7. Xây dựng mẫu biểu thực hiện công tác KSĐT 57
3.8. Tổng hợp và phân tích kết quả KSĐT giải pháp khắc phục 60
3.8.1. Công tác khảo sát 60
3.8.2. Công tác thiết kế 67
3.8.3. Biến động giá và thay đổi cơ chế, chính sách 74
3.8.4. Bổ sung thiết kế do yêu cầu của địa phương tại vị trí xây dựng công
trình 79

3.8.5. Công tác giải phóng mặt bằng 83
3.9. N hận xét kết quả KSĐT 89
3.9.1. N guyên nhân phát sinh CPXD 89
3.9.2. Các giải pháp khắc phục 90

CHƯƠN G 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN N GHN 91
4.1. Kết luận và kiến nghị 91
4.2. Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 1. Tình hình phát triển hạ tầng đường bộ 100
Phụ lục 2. Phương pháp Phân tích số liệu 116
Phụ lục 3. Phương pháp Phỏng vấn viết 117
Phụ lục 4. Phân phối chuNn 118
Phụ lục 5. Phân tích phương sai 119
Phụ lục 6. Quy hoạch phát triển hệ thống GTĐB tại Quảng N am đến năm 2015 120
Phụ lục 7. Quy hoạch phát triển GTVT thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 121
Phụ lục 8. Giới thiệu phần mềm SPSS 122
Phụ lục 9. Kết quả kiểm định với phần mềm SPSS đối với mức độ xảy ra các
nguyên nhân 124

- vii -

Phụ lục 10. Kết quả kiểm định với phần mềm SPSS đối với mức độ đồng ý các giải
pháp khắc phục 127

Phụ lục 11. Giới thiệu một số phương pháp phân tích rủi ro của dự án 135



















- viii -


BÀI BÁO LIÊN QUAN

Phan Tấn Thành & TS. Đinh Văn Hiệp (2011). “Giải pháp khắc phục phát sinh
chi phí xây dựng công trình đường bộ”. Tạp chí Giao thông Vận tải – Bộ Giao
thông Vận tải, số 5/2011.

































- ix -


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPXD Chi phí xây dựng
CSHT Cơ sở hạ tầng
GDP Tổng sản phNm quốc nội
CTĐB Công trình đường bộ
GTĐB Giao thông đường bộ

GTVT Giao thông vận tải
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
KSĐT Khảo sát điều tra
KW Kruskal-Wallis
N TTV N hà thầu tư vấn khảo sát - thiết kế
N TXL N hà thầu xây lắp
QH Quy hoạch
QL Quốc lộ
QLDA Quản lý dự án
TMĐT Tổng mức đầu tư
TVTK Tư vấn thiết kế
- x -

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Mạng lưới đường bộ Việt N am (1999-2006) 7
Bảng 3.1: Mạng lưới đường bộ tại tỉnh Quảng N am 30
Bảng 3.2: Mạng lưới đường bộ tại thành phố Đà Nẵng 31
Bảng 3.3: Tổng hợp một số công trình phát sinh CPXD tại Quảng N am - Đà Nẵng
35

Bảng 3.4: Thống kê một số công trình đã hoàn thành trên địa bàn Quảng N am – Đà
Nẵng 37

Bảng 3.5: Danh mục các nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD trong các CTĐB.38
Bảng 3.6: Thang điểm đánh giá 47
Bảng 3.7: Biễu mẫu điều tra nguyên nhân gây tăng chi phí xây dựng 48
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả đánh giá về mức độ xuất hiện các nguyên nhân 49
Bảng 3.9: Các đại lượng thống kê mô tả đối với mỗi nguyên nhân 52

Bảng 3.10: Kết quả đánh giá và kiểm định các nguyên nhân 55
Bảng 3.11: Xếp hạng mức độ xảy ra các nguyên nhân 56
Bảng 3.12: Biễu mẫu điều tra 58
Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá các giải pháp khắc phục NN1 60
Bảng 3.14: Mô tả thống kê cho các giải pháp khắc phục NN1 63
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá và kiểm định cho NN1 66
Bảng 3.16: Tổng hợp ý kiến đánh giá các giải pháp khắc phục NN2 67
Bảng 3.17: Mô tả thống kê cho các giải pháp khắc phục NN2 70
Bảng 3.18: Kết quả đánh giá và kiểm định cho NN2 73
Bảng 3.19: Tổng hợp ý kiến đánh giá các giải pháp khắc phục NN3 74
Bảng 3.20: Các đại lượng thống kê mô tả cho các giải pháp khắc phục NN3 76
Bảng 3.21: Kết quả đánh giá và kiểm định cho NN3 79
Bảng 3.22: Tổng hợp ý kiến đánh giá các giải pháp khắc phục NN4 79
Bảng 3.23: Mô tả thống kê các giải pháp khắc phục NN4 81
- xi -

Bảng 3.24: Kết quả đánh giá và kiểm định cho NN4 83
Bảng 3.25: Tổng hợp ý kiến đánh giá các giải pháp khắc phục NN5 83
Bảng 3.26: Mô tả thống kê cho các giải pháp khắc phục NN5 86
Bảng 3.27: Kết quả đánh giá và kiểm định cho NN5 88
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá mức độ xuất hiện các nguyên nhân 92
Bảng 4.2: Đề xuất giải pháp khắc phục các nguyên nhân 93

- xii -

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: Các bước thực hiện đề tài nghiên cứu 3
Hình 1.1: N guồn đầu tư phát triển GTVT 9


Hình 1.2: Phương pháp hình thành CPXD công trình 10
Hình 2.1: Chu trình xác định nguyên nhân phát sinh CPXD và giải pháp hạn chế 25
Hình 2.2: Chi tiết hóa Bước 2 26
Hình 2.3: Chi tiết hóa Bước 3 27
Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch vùng - đông Quảng N am năm 2020 32
Hình 3.2: Định hướng Đà Nẵng năm 2020 33
Hình 3.3: N guyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD 39
Hình 3.4: Đánh giá mức độ xảy ra NN1 50
Hình 3.5: Đánh giá mức độ xảy ra NN2 50
Hình 3.6: Đánh giá mức độ xảy ra NN3 50
Hình 3.7: Đánh giá mức độ xảy ra NN4 51
Hình 3.8: Đánh giá mức độ xảy ra NN5 51
Hình 3.9: Mức độ xảy ra các nguyên nhân 53
Hình 3.10: Đánh giá mức độ đồng ý GP11 61
Hình 3.11: Đánh giá mức độ đồng ý GP12 61
Hình 3.12: Đánh giá mức độ đồng ý GP13 62
Hình 3.13: Đánh giá mức độ đồng ý GP14 62
Hình 3.14: Đánh giá mức độ đồng ý các giải pháp khắc phục NN1 64
Hình 3.15: Đánh giá mức độ đồng ý GP21 67
Hình 3.16: Đánh giá mức độ đồng ý GP22 68
Hình 3.17: Đánh giá mức độ đồng ý GP23 68
Hình 3.18: Đánh giá mức độ đồng ý GP24 69
Hình 3.19: Đánh giá mức độ đồng ý các giải pháp khắc phục NN2 71
Hình 3.20: Đánh giá mức độ đồng ý GP31 74
- xiii -

Hình 3.21: Đánh giá mức độ đồng ý GP32 75
Hình 3.22: Đánh giá mức độ đồng ý GP33 75
Hình 3.23: Đánh giá mức độ đồng ý các giải pháp khắc phục NN3 77
Hình 3.24: Đánh giá mức độ đồng ý GP41 80

Hình 3.25: Đánh giá mức độ đồng ý GP42 80
Hình 3.26: Đánh giá mức độ đồng ý các giải pháp khắc phục NN4 81
Hình 3.27: Đánh giá mức độ đồng ý GP51 84
Hình 3.28: Đánh giá mức độ đồng ý GP52 84
Hình 3.29: Đánh giá mức độ đồng ý GP53 85
Hình 3.30: Đánh giá mức độ đồng ý các giải pháp khắc phục NN5 87




















- 1 -

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Công trình đường bộ (CTĐB) là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải
(GTVT) nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung. Vì vậy,
xây dựng CTĐB để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu v
ực
và quốc tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Chính phủ, hoạt động đầu
tư xây dựng các CTĐB ở nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định với hàng
trăm cây cầu, con đường được xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo nhằm thúc đNy
cho sự nghiệp phát triển đất n
ước. Chỉ trong vòng 5 năm qua, từ năm 2006 đến
2010
1
, có tới 4.885 km đường bộ và 71.800m cầu đường bộ được xây mới và nâng
cấp cải tạo. Hơn thế nữa, chúng ta đã có những tuyến đường ô tô cao tốc (gọi tắt là
đường cao tốc) đầu tiên được đưa vào khai thác, như là Đường cao tốc Pháp Vân -
Cầu Giẽ
2
, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công
trình giao thông quy mô lớn, tầm cỡ khu vực như Hầm Hải Vân, các cây cầu như
Thanh Trì, Mỹ Thuận, Hàm Luông, v.v. Tất cả đã tạo được một hệ thống cơ sở hạ
tầng (CSHT) giao thông đường bộ căn bản để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh
tế xã hội quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào v
ẫn còn bộc lộ
nhiều bất cập do hạn chế trong quá trình chuNn bị, thực hiện dự án, đặc biệt là việc
phát sinh chi phí xây dựng (CPXD) thực tế so với dự toán ban đầu được duyệt. Tác
giả đã khảo sát một số công trình điển hình trên địa bàn Quảng N am - Đà Nẵng
thực hiện trong thời gian 2003 - 2010 và thấy rằng chi phí phát sinh thay đổi từ
khoảng 20% đến gần 70%, thậm chí m
ột số công trình tăng gần gấp đôi so với dự

toán ban đầu được duyệt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch phân bổ

1
N guồn:
2
Mặc dù chưa được nghiệm thu là đường cao tốc nhưng đây là tuyến đường đầu tiên được thiết kế theo tiêu
chuNn của đường cao tốc.
- 2 -

vốn đầu tư, gây chậm trễ tiến độ thi công do phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh
vốn dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả đầu tư công trình.
Vì vậy, việc xác định các nguyên nhân trọng yếu và tìm ra giải pháp hạn chế
phát sinh CPXD là một đòi hỏi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dựa án CTĐB.
Trên thực tế này, tác giả lựa chọn ch
ủ đề “Nghiên cứu giải pháp khắc phục phát
sinh chi phí xây dựng công trình đường bộ khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng” làm đề
tài thực hiện trong Luận văn thạc sỹ. N ghiên cứu này sẽ tập trung xác định các
nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục phát sinh CPXD, đặc biệt nghiên cứu
tập trung cụ thể cho địa bàn Quảng N am - Đà Nẵng.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích củ
a đề tài là xây dựng phương pháp thực hiện nhằm xác định các nguyên
nhân và đưa ra các giải pháp hạn chế phát sinh CPXD trong quá trình thực hiện đầu
tư dự án CTĐB một cách khoa học và hướng đến tính khách quan. Sau đó, nghiên
cứu tiến hành áp dụng cụ thể phương pháp đề xuất cho khu vực Quảng N am - Đà
Nẵng. Đồng thời, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị ban đầu nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý và thực hiện d
ự án đang và sẽ triển khai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề phát sinh CPXD trong các CTĐB xảy ra tại hầu hết các địa phương của cả

nước. Trong phạm vi luận văn này tác giả nghiên cứu một số CTĐB đã hoàn thành
trên địa bàn tỉnh Quảng N am và thành phố Đà Nẵng có CPXD phát sinh trong quá
trình thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá về các
dự án đảm bảo CPXD không phát sinh hoặc phát sinh không đáng kể trong quá
trình thực hiện để có cơ sở khách quan cho việc nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các nguyên nhân dẫn đến phát sinh CPXD được xác định sơ bộ thông qua việc
phân tích các dự án đã hoàn thành, kết hợp với việc tham khảo các nghiên cứu và
phân tích trước đây. Tiếp theo, các nguyên nhân này được kiểm chứng và xem xét
mức độ ảnh hưởng, mức độ xuất hiện thông qua kết quả kh
ảo sát điều tra (KSĐT)
trên các đối tượng liên quan trong quá trình quản lý và thực hiện dự án. Bên cạnh
- 3 -

đó, các giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân cũng được đề xuất dựa trên cơ
sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, dựa trên đánh giá các dự án thực tế trên địa
bàn nghiên cứu, đồng thời với việc đánh giá mức độ tác động thông qua công tác
KSĐT trên cùng đối tượng. Phương pháp xử lý số liệu thống kê [18] được sử dụng
để phân tích các kết quả của phiếu trả
lời thực hiện trong quá trình KSĐT. Số liệu
thu thập và KSĐT được tiến hành thực tế cho địa bàn Quảng N am - Đà Nẵng.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
N ghiên cứu tiếp cận được các vấn đề thực tiễn đang quan tâm hiện nay trong các
CTĐB không chỉ ở trong lĩnh vực GTVT mà còn trong các lĩnh vực phát triển
CSHT và kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu giúp nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý và thực hiện dự án để các nhà quản lý có kế hoạch chủ động
đối phó vấn đề phát sinh CPXD cho các dự
án tiếp theo nhằm đem lại hiệu quả cao
trong đầu tư và lợi ích cho xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu ứng dụng cụ thể vào địa bàn

Quảng N am – Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và thực
hiện dự án đang và sẽ triển khai.
6. Nội dung của đề tài nghiên cứu
Để thể hiện được mục tiêu của đề tài, nội dung của luận văn g
ồm có phần mở đầu
và bốn chương chính, được thực hiện theo các bước như tóm tắt ở Hình 1.
Mở đầu: Trình bày bối cảnh của vấn đề nghiên cứu và lý do nghiên cứu đề
tài này.
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về thực trạng của vấn đề phát sinh CPXD
trong các dự án hạ tầng đường bộ của cả nước và các nghiên cứu trước đây về vấn
đề này đồng thời làm rõ nội dung phải nghiên cứu cũng như phương pháp sử dụng
trong nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày phương pháp luận nghiên cứu đề tài, đó là: xây dựng
phương pháp nhằm xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp hạn chế phát sinh
CPXD.
- 4 -

Chương 3: Áp dụng phương pháp luận nghiên cứu đã trình bày ở Chương 2
vào địa bàn Quảng N am - Đà Nẵng. Phân tích các dự án tiêu biểu đã thực hiện và
tiến hành KSĐT trên các đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện dự án.
Chương 4: Kết luận về kết quả các vấn đề đã nghiên cứu và đề xuất các kiến
nghị. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những hạn chế
và kiến nghị hướng nghiên cứu
tiếp theo của đề tài.
- 5 -


Hình 1: Các bước thực hiện đề tài nghiên cứu
- 6 -


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
1.1. Tình hình phát triển hạ tầng đường bộ
1.1.1. Hệ thống hạ tầng đường bộ
N hững năm qua, hệ thống hạ tầng đường bộ của nước ta đã có những bước phát
triển nhanh chóng. Phần lớn các đường quốc lộ (QL) đã được xây mới hoặc được
nâng cấp, cải tạo như tuyến QL N am Sông Hậu, N inh Thuận - Khánh Hòa…đã rút
ng
ắn khoảng cách giữa các địa phương; năng lực vận tải cũng được nâng cao. Bên
cạnh đó, giao thông nông thôn cũng phát triển đáng kể, số xã không có đường bê
tông ngày càng giảm đã góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở
các vùng nông thôn.
Không chỉ tập trung phát triển về mặt số lượng, hệ thống hạ tầng đường bộ
nước ta trong thời gian qua cũng đã xây dựng được các công trình theo tiêu chuNn
quố
c tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, như đường cao tốc
Thăng Long, cầu Rạch Miễu, Bãi Cháy… hay một số dự án mới được khởi công
như tuyến Hà Nội - Thái N guyên, Hà Nội - Hải Phòng, Cầu Giẽ - N inh Bình, TP.
HCM - Long Thành - Dầu Giây theo tiêu chuNn đường ô tô cao tốc loại A. N goài
các dự án trên, một số dự án đường cao tốc khác cũng đang ở giai đoạn nước rút
trong công tác chuN
n bị để có thể sớm khởi công trong thời gian tới như: Đà Nẵng -
Quảng N gãi, Dầu Giây - Phan Thiết, Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Biên
Hòa- Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành N hư vậy, trong một vài năm tới Việt
N am sẽ thực sự là đại công trường của các tuyến đường cao tốc lớn
3
.
Mặc dù đã có những kết quả vượt bậc trong thời gian qua, song hệ thống
đường bộ của nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Phần lớn các con đường của
nước ta còn hẹp, nhiều con đường vẫn chưa thể thông xe suốt cả năm nhất là vào

mùa mưa không thể sử dụng được. N goài ra, số lượng đường chưa được trải mặt

3
N guồn:
- 7 -

còn rất lớn, số đường được trải mặt mới chỉ chiếm khoảng 52% trên tổng số chiều
dài đường và được thể hiện rõ ở
Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Mạng lưới đường bộ Việt N am (1999-2006)
Chiều dài của các loại mặt đường (km)
Loại
đường

Năm

Tổng
chiều dài
(km)
Bê tông
nhựa
Bê tông
xi măng
Xử lý
nhựa
Đá
dăm
Đất Khác
1999 15,520 5,354 94 5,828 3,178 - - Quốc lộ


2006 17,295 7,705 342 6,410 2,838 - -
1999 18,344 829 157 5,609 7,309 - - Tỉnh lộ

2006 23,138 3,474 701 11,030 4,816 3,073 44
1999 37,437 - - - - - - Huyện lộ

2006 54,962 739 1,082 4,608 14,631 32,392 1,510
1999 134,463 - - - - - - Đường
liên thôn
2006 141,442 1,616 18,442 9,226 34,897 77,261 -
1999 5,919 2,297 - 3,622 - - Đường đô
thị
2006 8,536 2,465 776 2,750 976 1,568 -
1999 5,451 - - - - - - Đường
khác
2006 6,414 - 169 575 2,726 2,944 -
1999 224,639 - - - - -
Tổng
cộng

2006 251,787 15,999 21,512 34,600 60,884 117,238 1,554

Nguồn: Tổng Cục Đường bộ (2006)

Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong 5 năm tới để bảo trì, nâng cấp hệ thống
giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, cần làm mới, cải
tạo, nâng cấp mở rộng khoảng 6.000km đường (trong đó có 1.000km đường cao
tốc), 44.600m cầu đường bộ
4
.

Hơn thế nữa, để đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách
với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, giảm tai nạn giao
thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính
cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo nguồn

4
N guồn:

- 8 -

hàng cho các phương thức vận tải khác, Chính phủ đã ban hành quyết định số
1327/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/08/2009, về việc Phê duyệt
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt N am đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 [14]
5
.
1.1.2. Tình hình đầu tư
N hận thấy vai trò quan trọng của GTVT, trong giai đoạn vừa qua Chính phủ đã đầu
tư hàng năm vào khoảng 9 đến 10% GDP cho phát triển CSHT, trong đó 1/4
khoảng đầu tư này được dành cho GTVT. Hơn nữa, theo dự tính của ngân hàng thế
giới, khoản đầu tư hàng năm để phát triển GTVT đến năm 2020 vào khoảng 3,5 đến
4% GDP nhằm đáp ứng mức độ tăng trưởng về
nhu cầu vận tải trong tương lai và
tránh sự tụt hậu của nền kinh tế [9].
Tuy nhiên, nguồn đầu tư cho phát triển GTVT hiện nay phụ thuộc chính vào
ngân sách nhà nước và vốn vay ODA. Trong tổng chi phí đầu tư cho các dự án từ
trung ương đến địa phương dưới sự quản lý của Bộ GTVT, nguồn vốn vay ODA
chiếm 42%, phần còn lại được lấy từ ngân sách nhà nước, chỉ có 5% được huy động
từ thành phần t
ư nhân thông qua dự án Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT),

thể hiện ở Hình 1.1 dưới đây.

5
Xem chi tiết Phụ lục 1
- 9 -


Nguồn: Tạp chí GTVT [9]

Hình 1.1: N guồn đầu tư phát triển GTVT
1.2. Tổng quan về thực trạng quản lý CPXD
1.2.1. Đặc điểm hình thành CPXD
Sản phNm xây dựng và sản xuất xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với sản
phNm và sản xuất sản phNm của ngành khác. Vì đây là sản phNm mang tính chất đơn
chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sả
n xuất xây dựng dài, phải trải qua
nhiều giai đoạn như lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình, thi công công
trình, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Trong mỗi giai đoạn lại diễn
ra nhiều hoạt động khác nhau với sự tham gia của nhiều đơn vị liên quan. Do vậy,
tất cả các sản phNm CTĐB không có giá thống nhất trên thị trường như sản phNm
công nghiệp. Từ
ng sản phNm CTĐB có giá riêng được xác định trước khi sản phNm
ra đời bằng phương pháp riêng gọi là phương pháp lập dự toán [17]. Tuy nhiên,
CPXD được xác định thông qua việc lập dự toán chỉ có thể ước tính chi phí, CPXD
chỉ được hình thành và chính xác hoá dần theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và
- 10 -

xây dựng vì trong thực tế xây dựng công trình phát sinh những chi phí không lường
trước và khó ước tính trước được.
Các loại dự toán cho các CTĐB thông thường được lập theo phương pháp

dựa vào các thành phần chi phí và được tập hợp từ dưới lên trên theo sơ đồ hình cây
[15, 17] như Hình 1.2.

Hình 1.2: Phương pháp hình thành CPXD công trình

1.2.2. Thực trạng về vấn đề quản lý CPXD
Hiện nay, do hạn chế trong quá trình chuNn bị, thực hiện dự án nên bộc lộ nhiều bất
cập khi triển khai thực hiện các CTĐB. Theo Tổng hợp công tác giám sát đánh giá
tổng thể đầu tư năm 2010 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính
phủ [3], trong năm 2010 có 3.386 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78% số d
ự án thực
hiện trong kỳ, trong đó có nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng. Việc
chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc
- 11 -

không còn hiệu quả đầu tư và tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các nguyên nhân
chậm tiến độ chủ yếu là: do công tác giải phóng mặt bằng (1.345 dự án, chiếm
3,89% tổng số dự án thực hiện trong kỳ); do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý
dự án và các nhà thầu (685 dự án, chiếm 1,98%); do thủ tục đầu tư (535 dự án,
chiếm 1,55%); do bố trí vốn không kịp thời (500 dự án, chiế
m 1,44%) và do các
nguyên nhân khác (727 dự án, chiếm 2,1%).
Bên cạnh đó, có 5.239/34.607 dự án thực hiện đầu tư trong kỳ phải điều
chỉnh (15,14%), trong đó chủ yếu là: điều chỉnh vốn đầu tư (3.461 dự án, chiếm
10,52% tổng dự án đầu tư trong kỳ); điều chỉnh tiến độ đầu tư (1.325 dự án, chiếm
3,83% tổng dự án đầu tư trong kỳ); điều chỉnh mụ
c tiêu, quy mô đầu tư (730 dự án,
chiếm 2,11% tổng số dự án đầu tư trong kỳ); điều chỉnh địa điểm đầu tư (81 dự án,
chiếm 0,23% tổng số dự án đầu tư trong kỳ). N guyên nhân là do giá vật liệu trong
thời gian qua tuy đã bình ổn hơn song vẫn còn nhiều biến động dẫn tới phải điều

chỉnh tổng mức đầu tư (TMĐT); các nguyên nhân khác nh
ư: trình độ năng lực chủ
đầu tư, kinh nghiệm của tư vấn hạn chế; công tác khảo sát chưa đầy đủ hoặc số liệu
khảo sát chưa chính xác, chất lượng thấp nên trong quá trình thực hiện phát sinh
những yếu tố cần phải điều chỉnh. Bên cạnh đó, điều đáng quan tâm là tỉ lệ dự án
điều chỉnh vốn đầu tư cao, trong khi theo quy
định về quản lý đầu tư hiện tại không
cho phép điều chỉnh vượt TMĐT trong trường hợp biến động giá và thay đổi chính
sách.
Theo Ủy ban Tài chính - N gân sách
6
, TMĐT ban đầu của các dự án, công
trình thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-
2010 là 246.447 tỷ đồng. N hưng đến cuối năm 2010, theo tổng hợp của Bộ kế
hoạch và đầu tư, TMĐT điều chỉnh cho các bộ, ngành, địa phương đã lên tới
558.654 tỷ đồng, tăng hơn hai lần.

6
N guồn:
- 12 -

N hư vậy, các CTĐB hiện nay phần lớn đều tăng CPXD trong quá trình đầu
tư. N hưng đến nay chúng ta vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu để đối phó vấn
đề này.
1.2.3. Những tồn tại và khó khăn trong quá trình triển khai các CTĐB
CTĐB được triển khai nhằm mục đích thực hiện mục tiêu đầu tư, phát triển, tạo cơ
sở vật chất cho xã hộ
i, do vậy thường có thời gian hoạt động dài, chịu tác động trực
tiếp từ nhiều môi trường xung quanh như chính trị, kinh tế, xã hội, tự nhiên, luật
pháp, công nghệ… Vì vậy, những điều chỉnh trong quá trình thực hiện, quản lý dự

án (QLDA) là một thực tế. N hững năm qua, đầu tư phát triển ở nước ta không
ngừng tăng nhanh cả về quy mô, lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi c
ủa toàn xã hội.
Tuy nhiên, việc nhận dạng, đánh giá, kiểm soát nhằm hạn chế tác động xấu từ các
ảnh hưởng nêu trên tới dự án chưa được chúng ta chú trọng, còn đối phó bị động.
Thực tế đã phản ánh qua một số dự án CTĐB…Chính các tác động không ổn định
từ môi trường xung quanh và điều chỉnh từ nội tại dự án dẫn tới phải thay đổi nhiều
tiêu chí cơ
bản được dự tính ban đầu và làm tăng chi phí đầu tư của dự án. Đó chính
là sự tồn tại khi triển khai các dự án.
Việc tăng CPXD xuất hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản: yếu tố gây
ra và đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng. Sớm chủ động nhận dạng, phân tích,
đánh giá, có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu các tác động xấu làm tăng CPXD
công trình là h
ết sức cần thiết nhằm đảm bảo khả thi, hiệu quả của công trình [10].
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn luật được ban hành trong thời gian
qua đã xác lập hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện phát triển bền vững các
hoạt động xây dựng ở nước ta và đưa ra các yêu cầu của pháp luật nhằm QLDA đầu
tư xây dựng công trình đạt hiệu quả. Tại khoản 6, đ
iều 1, N ghị định của Chính phủ
số 112/2006/NĐ - CP [11] đã quy định rõ nội dung thNm định dự án đầu tư xây
dựng công trình của người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt dự án là:
- Xem xét các yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần
thiết đầu tư, quy mô, công nghệ; thời gian, tiến độ thực hiện dự
án; phân
tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

×