BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CÁC SẢN PHẨM PHÁI SINH Ở
VIỆT NAM
BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG + QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
GV: TS. TRẦN HUY HOÀNG
Nhóm 7:
1. Lê Minh Châu – MSHV: 2611005
2. Nguyễn Thị Minh Trang – MSHV: 2611105
3. Võ Thị Vân Na – MSHV: 2611060
4. Trần Phan Đoan Khánh – MSHV: 2611047
NĂM 2012
PHẦN MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với
các nguồn vốn lớn của thế giới. Các dịch vụ sản phẩm ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối
ưu lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam.
Bên cạnh những lợi thế về kinh tế cũng có những rủi ro mà các doanh nghiệp và Lãnh đạo
ngành ngân hàng cần phải quan tâm vì giao dịch hiện nay không chỉ bó hẹp ở Đồng Việt Nam (VND)
và đôla Mỹ (USD). Đa dạng hóa đồng tiền trong giao dịch tài chính nhằm phục vụ cho các hoạt động
xuất nhập khẩu, đầu tư thông qua các ngân hàng thương mại cũng bắt các doanh nghiệp, NHTM phải
đối diện với nhiều khó khăn về rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa
bằng ngoại tệ, nếu vay ngoại tệ (thường là theo lãi suất thẻ nổi) trong khi thu lại là VND thì rủi ro do
biến động giá rất lớn sẽ tác động tới doanh thu.
Trong đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang đưa vào Việt Nam một lượng lớn
ngoại tệ. Có không ít doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp, chỉ bán hàng trong nước, thu VND
trong khi đó họ phải bán ngoại tệ để thanh toán, trang trải cho các chi phí, nhập máy móc thiết bị từ
nước ngoài.
Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ được chuyển tiền về nước, lúc này lại mua ngoại tệ
chuyển ra. Chưa kể cũng có những doanh nghiệp cần lượng ngoại tệ lớn để đầu tư vì vậy các khoản
vay ngoại tệ dài hạn từ 5-10 năm cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán.
Chính vì vậy mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang được áp
dụng tại các NHTM ở Việt Nam. Với mục đích phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh
doanh đặc biệt là kinh doanh ngân hàng, các công cụ này dần dần đóng vai trò rất quan trọng trong
quản trị rủi ro tài chính.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. KHÁI NHIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH
1.1 Định nghĩa sản phẩm phái sinh:
Sản phẩm tài chính phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị của nó (dòng tiền
trong tương lai) phụ thuộc vào giá trị của một hay một số sản phẩm cơ sở khác.
* Đặc điểm của sản phẩm tài chính phái sinh:
a) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường, như: Lãi suất, tỷ giá hối
đoái, giá cả hàng hóa hoặc giá chứng khoán;
b) Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tư ban đầu thấp hơn
so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị
trường; và
c) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai.
1.2 Nguồn gốc của các sản phẩm tài chính phái sinh:
Sản phẩm phái sinh ra đời xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro (nhằm để chia tách rủi ro; kiểm
soát rủi ro; chuyển đổi rủi ro từ chủ thể này sang chủ thể khác).
* Lịch sử phát triển của các sản phẩm phái sinh:
+ Những năm 1630s – Tulipomania: quyền chọn và kỳ hạn đối với hoa tulíp
+ Những năm 1650s – Mua bán hóa đơn lưu kho gạo (future) – Osaka, Nhật Bản.
+ Những năm 1865s – Thị trường hàng hóa tập trung Chicago (CBOT), hợp đồng tương lai tiêu
chuẩn hóa đầu tiên.
+ Những năm 1970s – Hợp đồng future tài chính đầu tiên được giao dịch tại Thị trường tiền tệ
quốc tế (IMM – một phân nhánh của CBOT), sau đó là sự ra đời của CBOE (option).
+ Những năm 1980s – Sự phát triển của thị trường phái sinh phi tập trung (OTC).
Trong đó hợp đồng quyền chọn là sản phẩm tài chính phái sinh rất được ưa chuộng. Hợp
đồng quyền chọn cổ phiếu được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973, từ đó thị trường này
phát triển tăng vọt và ngày nay được thực hiện trên khắp thị trường tài chính thế giới. Hợp đồng
quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán,
ngoại tệ, công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hóa.
II. CÁC LOẠI SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHÍNH TRÊN THỊ
TRƯỜNG
Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và giống như tất cả hợp
đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực
hiện một số nghĩa vụ nào đó cho bên kia. Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố
gắng mua với giả rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao nhất. Các loại công cụ phái sinh cơ
bản bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts), Hợp đồng tương lai (Future
Contracts), Hợp đồng quyền chọn (Option Contracts) và hợp đồng hoán đổi (Swap
Contracts).
2.1 Hợp đồng kỳ hạn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để
mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời
điểm xác định trong tương lai với mức giá thoả thuận giữa các bên tại ngày giao dịch. Đặc
biệt là hợp đồng này thường chỉ được giao dich trên thị trường phi tập trung (OTC) và chỉ
được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Thông thường, hợp đồng này chỉ được thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau, hoặc
giữa các tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này
thường được ký song phương)
2.2 Hợp đồng tương lai: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để
mua hoặc bán một số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm
xác định trong tương lai với mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định và
được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung.
Tương tự như giao dịch kỳ hạn nhưng giao dịch tương lai có một số điểm khác biệt:
- Đối tượng của hợp đồng là các hàng hóa được tiêu chuẩn hóa như: kim loại (sắt, nhôm,
đồng, ), cà phê, bông, , và tiền tệ.
- Thời gian giao hàng được chuẩn hóa (theo tuần, tháng)
- Giao dịch tương lai được thực hiện tại các thị trường tập trung.
2.3 Hợp đồng hoán đổi: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để
trao đổi (nhưng không mang tính chất mua bán) một số tài sản hoặc nghĩa vụ phải trả trong một
khoảng thời gian cụ thể với một mức lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cả nhất định được quy định
trong hợp đồng.
Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC).
Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi và trong một số trường hợp là thanh toán
nợ gốc.
* Có hai loại nghiệp vụ hoán đổi:
- Giao dịch hoán đổi lãi suất: Hoán đổi giữa hai món vay cùng số lượng và một loại tiền với lãi
suất cố định và lãi suất thả nổi.
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ: Hoán đổi giữa hai món vay có loại tiền tệ khác nhau với giá trị
tương đương.
2.4 Hợp đồng quyền chọn: Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên,
trong đó người mua quyền chọn được quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một công cụ tài
chính cụ thể với một mức giá nhẩt định vào hoặc trước một thời điểm trong tương lai được quy định
trong hợp đồng. Khi người mua quyền chọn thực hiện quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, người
bán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng theo yêu cầu của bên
mua.
* Có hai loại quyền chọn:
- Quyền chọn mua: Là một hình thức của quyền chọn, cho phép người mua nó có quyền
nhưng không bắt buộc, được phép mua một số lượng tài sản theo một mức giá đã được ấn định
trước trong hợp đồng.
- Quyền chọn bán: Là một hình thức của quyền chọn, cho phép người mua nó có quyền
nhưng không bắt buộc, được phép bán một số lượng tài sản theo một mức giá đã được ấn định
trước trong hợp đồng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI
VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM:
Như đã biết ở phần trên, các sản phẩm tài chính phái sinh được các nước trên thế giới sử
dụng như những công cụ để phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là của
ngành ngân hàng (NH).
Chính vì vậy mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang được áp
dụng tại các NHTM ở Việt Nam (VN).
Các ngân hàng thương mại ngày nay kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Ngoài các nghiệp vụ
ngân hàng mang tính truyền thống như: tiết kiệm, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, bảo lãnh L/C,
chiết khấu giấy tờ có giá, thanh toán bằng séc, chuyển khoản…các ngân hàng đã có nhiều sản phẩm
mới như bao thanh toán, cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ hay các nghiệp vụ tài chính phái
sinh…Trong đó, các nghiệp vụ phái sinh có vai trò rất quan trọng, giúp hạn chế thấp nhất những rủi
ro thua lỗ có thể xảy ra.
Kinh doanh các nghiệp vụ phái sinh sẽ mang lại cho các ngân hàng nhiều lợi ích.
Thứ 1: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều rủi ro, kinh doanh nghiệp vụ phái sinh giúp các
ngân hàng có thể bù đắp được rủi ro thông qua hoạt động bù trừ giữa các giao dịch.
Thứ 2: Kinh doanh nghiệp vụ phái sinh sẽ làm sản phẩm kinh doanh của ngân hành thêm đa dạng,
phong phú, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Thứ 3: Kinh doanh nghiệp vụ phái sinh đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân viên giỏi, có hệ thống
công nghệ hiện đại, do đó sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu của các ngân hàng không chỉ trong nước
mà cả ở nước ngoài.
Các nghiệp vụ phái sinh là sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính hiện đại. Đó thực chất là các
hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở. Các nghiệp vụ tài
chính phái sinh bao gồm: giao dịch kỳ hạn (Forward), tương lai (Futures), quyền chọn (Options) và
hoán đổi (Swaps). Trong đó, giao dịch kỳ hạn, hoán đổi chỉ được thực hiện trên thị trường OTC (thị
trường phi tập trung); giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung; còn giao dịch
quyền chọn có thể thực hiện trên cả hai thị trường.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM
II.1. Cơ sở pháp lý để các ngân hàng được thực hiện các sản phẩm phái sinh
*Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những
nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong hoạt động mua, bán. Để hạn chế thấp nhất
những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành. Đến nay
trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển mạnh với các nghiệp vụ
phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn
cầu. Trên thị trường có thể phân ra thành 3 loại thành viên: Người đầu tư, người đầu cơ, người cơ
lợi. Sử dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho 3 loại thành viên này:
- Người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính,
họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro;
- Người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ
dùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt;
- Người cơ lợi ( thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sử dụng chênh lệch giá
giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh
để hưởng chênh lệch giá.
* Trên thị trường tài chính ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 7
năm trước đây và đến nay xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn đang được
thực hiện. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, ngoại
trừ giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN ( Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày
30/09/2003 ban hành kèm theo quy chế). Đồng thời số lượng các giao dịch còn ít khoảng gần 15 hợp
đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác đã được cho phép thực
hiện (trong đó có một số giao dịch đã chưa phát sinh giao dịch). Có thể liệt kê một số tổ chức tín
dụng đã được NHNN cho phép thực hiện:
Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền từ ngày 01/03/2005 đến
02/2006;
Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa
2 đồng tiền chéo (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi
khách hàng vay ngoại tệ;
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất
đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc EURO;
Vietcombank thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các
đối tác là tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong và ngoài
nước, phù hợp với các quy định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về NHNT là quyền kết thúc hợp
đồng Swap đối với các khoản vay của BTC;
Ngân hàng HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn (Daily range accrual) thời
hạn của hợp đồng tối đa 5 năm;
Thực hiện quyền chọn ngoại tệ (Option ngoại tệ/ VND): Đã cho phép thực hiện thí điểm tại
VIBank, Vietcombank (8/2005), ACB, NHĐT &PT, Techcombank, NHTMCP Quân Đội (12/2005);
Ngân hàng Calyon, Citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu thực
hiện trong tương lai (Forward Start Swap).
II.2. Hiện trạng thị trường phái sinh ở Việt Nam
Nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu là tại các
ngân hàng có giao dịch với các ngân hàng nước ngoài. Một số ngân hàng lớn như: Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công
thương (Viettinbank)…cũng đã triển khai các nghiệp vụ như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, hợp
đồng tương lai…cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ
trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các ngân hàng còn
ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì thế, thu nhập từ các công cụ phái sinh còn chiếm
tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các ngân hàng
chưa hiệu quả. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù các ngân hàng đã không
ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp
tham gia. Thực tế là các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất ít về kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi
suất, rủi ro hối đoái và phòng chống bằng công cụ phái sinh lại càng xa lạ.
Do đó, các doanh nghiệp không nhiệt tình phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các NHTM gặp khó khăn trong việc phát triển các
nghiệp vụ này. Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên
ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các
nghiệp vụ phái sinh đồng thời việc quảng bá, giới thiệu của các ngân hàng đối với doanh nghiệp còn
chưa rộng rãi, làm doanh nghiệp chưa biết hoặc không mặn mà với các dịch vụ mới về công cụ phái
sinh của ngân hàng.
II.3. Các sản phẩm phái sinh đặc trưng ở các ngân hàng Việt Nam
2.3.1 Hợp đồng hoán đổi
Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng nhà nước ban hành Quy
chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01
năm 1998. Theo quyết định này, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai
giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong
đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời
điểm ký hợp đồng.
Quyết định 17 đã mở đường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai thực hiện
các giao dịch hoán đổi ngoại tệ ở Việt Nam. Năm 1998 là năm thị trường ngoại hối ở Việt Nam có
nhiều biến động, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Khách hàng có nhu cầu
thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng có thể là các công ty xuất nhập khẩu, các ngân hàng khác
hoặc là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Khách hàng có thể thực hiện từng loại giao dịch riêng lẻ nhằm thoả mãn nhu cầu ngoại tệ và
VND. Tuy nhiên, nếu thực hiện riêng lẻ từng loại giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn thì ngân
hàng và khách hàng phải thỏa thuận đến hai loại hợp đồng, theo đó khách hàng bán giao ngay và
mua kỳ hạn hoặc mua giao ngay và bán kỳ hạn với cùng một loại ngoại tệ. Giao dịch riêng lẻ này
khiến cho khách hàng phải chịu thiệt hai lần do chênh lệch giữa giá bán và giá mua và những phiến
toái trong thoả thuận hợp đồng giao dịch. Thay vì thực hiện giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn
riêng biệt, ngân hàng kết hợp hai loại giao dịch này lại trong một hợp đồng, gọi là hợp đồng hoán đổi
tiền tệ.
Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau
một số nội dung chính như sau:
+ Thời hạn giao dịch – Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày
đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngày đáo hạn thích
hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.
+ Điều kiện thực hiện – Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều kiện
sau: (1) có giấy phép kinh doanh, (2) xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ,
(3) mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng, (4) trả phí giao dịch theo qui định, (5) duy
trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng, và
(6) ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng.
+ Ngày thanh toán – Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác
nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay
trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn.
+ Xác định tỷ giá hoán đổi – Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao
ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do
hai bên thoả thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa
VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng.
+ Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi – Tại ngân hàng thương mại quy trình thực hiện
giao dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau đây:
• Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinh doanh tiền
tệ của ngân hàng
• Căn cứ vào cung và cầu ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ hạn cụ thể
cho khách hàng
• Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi.
2.3.2 Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua
(nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa với
một mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Khác với việc sở hữu hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng tương lai, buộc phải mua hoặc bán các tài sản cơ sở trong tương lai, người sử dụng hợp đồng
quyền chọn có thể lựa chọn xem có nên mua (call) hay bán (put) một tài sản cơ sở trong tương lai tại
mức giá thực hiện được xác định vào ngày hôm nay. Khả năng lựa chọn có thể tạo ra các khoản
thanh toán không cân xứng, nghĩa là người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể từ chối mua hay bán
một tài sản. Trên thực tế, người sở hữu hợp đồng quyền chọn sẽ từ chối thực hiện hợp đồng nếu giá
hợp đồng này bất lợi so với giá thực hiện hợp đồng và ngược lại họ sẽ thực hiện hợp đồng nếu giá
hợp đồng thuận lợi.
Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào một ngày nhất định với một
giá xác định. Quyền chọn bán trao cho người nắm giữ quyền bán tài sản vào một ngày nhất định với
một giá xác định. Ngày trên hợp đồng là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện và giá trên hợp đồng là giá
thực hiện.
Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn mua, bán quyền
chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
Đối tượng áp dụng:
• Option tiền đồng: Doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu bảo
hiểm rủi ro tỷ giá
• Option ngoại tệ-ngoại tệ: Cá nhân và Doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
không cần chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ
• Option vàng: không hạn chế đối tượng
Quy trình giao dịch Option tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
• Khách hàng liên hệ với ngân hàng khi có nhu cầu
• Ngân hàng báo phí (phí có hiệu lực trong thời gian nhất định)
• Nếu khách hàng xác nhận đồng ý mức phí này thì ký hợp đồng quyền chọn và thanh toán phí
cho NH.
• Khách hàng ký thỏa thuận chung về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ hoặc còn gọi là Hợp đồng
nguyên tắc quyền chọn tiền tệ. HĐ này chỉ ký một lần và phải ký trước hoặc cùng lúc với hợp
đồng giao dịch Option
• Khi muốn thực hiện Hợp đồng, khách hàng gửi NH giấy Đề nghị/Lệnh thực hiện quyền chọn
Nội dung chính của hợp đồng
• Ngày ký kết, giờ giao dịch
• Tên, địa chỉ, Tel & Fax của bên mua, bên bán
• Call/Put
• Số lượng
• Giá Strike
• Phí Premium
• Kiểu Âu hay Kiểu Mỹ
• Ngày đáo hạn, giờ hạn chót (Cut-off time)
• Chỉ thị thanh toán
Hoạt động Option tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngân hàng Loại
quyền
Đồng tiền giao dịch Số lượng (tối Thời gian giao dịch
chọn thiểu)
Eximbank
(Kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ)
Tiền tệ USD, GBP, CHF, JPY, AUD,
CAD, EUR
100,000 USD 3 - 365 ngày
Vàng Vàng, Đồng Việt Nam 100 lượng vàng. 3 - 365 ngày
Techcombank(Kiểu Châu
Âu)
Tiền tệ USD,EUR,JPY,AUD,GBP…
với VND
100,000 USD 3 - 365 ngày
ACB (Kiểu Châu Âu và kiểu
Mỹ)
Tiền tệ USD, EUR, JPY, CHF, GBP,
AUD, CAD, SGD, HKD.
VND.
Đối với
USD/VND : 10.000
USD
Đối với ngoại tệ
khác : 50.000
USD
3 - 365 ngày
Vàng Vàng Tối thiểu 50 lượng
vàng.
1 tuần -6 tháng
BIDV (Kiểu Châu Âu và kiểu
Mỹ)
Tiền tệ 3 - 365 ngày
Lãi suất
Sacombank (Kiểu Châu Âu
và kiểu Mỹ)
Vàng Vàng Tối thiểu 800
lượng vàng.
3 - 365 ngày
Ví dụ về hợp đồng quyền chọn: Doanh nghiệp A có nhu cầu nhập 100 tấn đồng phục vụ sản
xuất trong 3 tháng tới. Giá đồng hiện tại giao dịch trên sàn LME ( London Metal Exchange) là 7700
USD một tấn. Đây là mức giá nguyên liệu phù hợp với cơ cấu giá thành của doanh nghiệp và doanh
nghiệp muốn chốt chi phí nguyên liệu đầu vào ở mức giá này. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, doanh
nghiệp chưa ký được hợp đồng nhập khẩu đồng với đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp có thể thông
qua ngân hàng mua một hợp đồng quyền chọn mua 100 tấn đồng, ở mức giá thực hiện là 7.700 với
kỳ hạn 3 tháng.
Với hợp đồng này, doanh nghiệp sẽ có quyền mua 100 tấn đồng ở mức giá 7.700 đồng, nhưng
không kèm theo nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng. Như vậy, nếu giá xuống dưới
7.700 đồng, doanh nghiệp có thể từ bỏ quyền chọn của mình và mua đồng trên thị trường, với
mức giá tốt hơn đang giao dịch tại thời điểm đó. Nếu giá đồng lên trên 7.700 đồng, doanh
nghiệp có thể thông báo ngân hàng thực hiện hợp đồng quyền chọn này và doanh nghiệp sẽ
chắc chắn mua được 100 tấn đồng trên sàn LME với mức giá 7.700 đồng, dù thị trường thực
tế đang giao dịch ở mức cao hơn.
Như vậy doanh nghiệp đã cố định được giá mua nguyên liệu đầu vào ở mức 7.700 đồng,
đồng thời nếu giá xuống có thể từ bỏ hợp đồng quyền chọn, để mua đồng với mức giá tốt hơn
trên thị trường. Để có được hợp đồng bảo hiểm giá này, doanh nghiệp sẽ phải trả một mức
phí bảo hiểm nhất định theo giá thị trường quyền chọn đang giao dịch tại thời điểm đó.
2.3.3 Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở
một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận
hợp đồng. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn.
Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng
trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.
Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán
tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó,
hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất
chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.
Ví dụ 1: Vào ngày 1/09/2012, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B: 1 tấn gạo với kỳ hạn 3 tháng
(tức là vào ngày 1/12/2012) với giá 10.000đ/kg. B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn, A là
người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 3 tháng B phải bán cho A một tấn gạo với giá 10.000đ/kg và
A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi
nữa.
Ví dụ 2: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc
vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết. Năm nào thời tiết tốt và giá
cà phê thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bị
thiệt hại. Ngược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá cà phê thị trường thế giới tăng thì giá cà phê
trong nước tăng theo khiến các nhà xuất khẩu cà phê khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân. Để
tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phê, chẳng hạn Vinacafe, có thể thương lượng và ký kết
hợp đồng mua cà phê kỳ hạn với nông dân. Ví dụ vào đầu vụ, Vinacafe ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng
mua của ông X: 20 tấn cà phê với giá là 30 triệu đồng/tấn. Ông X được gọi là người bán và Vinacafe là
người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng ông X phải bán cho Vinacafe 20 tấn cà phê với giá
thỏa thuận trước là 30 triệu đồng/tấn và Vinacafe phải mua 20 tấn cà phê của ông X với giá đó, cho
dù giá trên thị trường sau sáu tháng là bao nhiêu đi nữa. Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả
ông X và Vinacafe đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị
trường. Mặc dù hợp đồng kỳ hạn có thể giao dịch dựa trên cơ sở giao dịch các tài sản cơ sở như
hàng hóa, chứng khoán và ngoại tệ nhưng ở Việt Nam hiện nay chỉ có hợp đồng kỳ hạn dựa trên co
sở giao dịch ngoại tệ là phổ biến và chính thức được phép giao dịch từ năm 1998. Cụ thể cách thức
giao dịch và cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối như sau:
* Hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Lý do xuất hiện
loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do
sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra. Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ
hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất
chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường. Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thương
mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất
nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng
kể bởi sự biến động của tỷ giá. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng
thoả thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.
Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy
chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01
năm 1998. Theo quy chế này giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua,
bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện
trong tương lai. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại,
ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận
với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên độ qui định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân
hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch
dạng hợp đồng kỳ hạn này vẫn chưa nhiều. Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về
loại giao dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời
gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu
nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu. Chính lý do này khiến các nhà xuất khẩu
không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên không có nhu cầu bán
ngoại tệ kỳ hạn. Về phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên giá so với VND khiến nhà nhập khẩu lo
ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức có thể kiểm soát được
nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để quản lý rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, khi Việt
Nam gia nhập WTO và dần dần hội nhập tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước đang bớt dần
can thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao dịch hối đoái kỳ
hạn sẽ gia tăng. Do vậy, các ngân hàng và công ty xuất nhập khẩu nên sử dụng loại giao dịch này
nhiều hơn.
2.3.4 Hợp đồng tương lai
Hiện nay, ở Việt Nam, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai
còn là những khái niệm khá mới mẻ với nhiều các nhân, tổ chức. Nhưng ở các nước có thị
trường tài chính phát triển, nó đã hình thành, phát triển khá lâu đời, cùng tồn tại song song và
đóng vai trò quan trọng không kém so với thị trường chứng khoán.
Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng tương lai (futures contract) là một hợp đồng chuẩn
hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với
giá thỏa thuận hôm nay (gọi là giá tương lai (futures price) hay giá xuất phát) nhưng lại giao
hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, ngày giao hàng). Các hợp đồng này được giao
dịch thông qua thị trường giao dịch tương lai (futures exchange). Một bên đồng ý mua tài sản
cơ sở trong tương lai, hay "bên mua" trong hợp đồng, gọi là "dài hạn", còn một bên đồng ý
bán trong tương lai, hay "bên bán" trong hợp đồng, gọi là "ngắn hạn". Thuật ngữ trên phản
ánh kỳ vọng của các bên - người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng
giá hàng hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn phí khi ký kết; thuật ngữ
mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên (dài hạn hoặc
ngắn hạn).
Trong nhiều trường hợp, tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai có thể hoàn toàn
không phải là "hàng hóa" truyền thống - nghĩa là, đối với hợp đồng tài chính tương lai, tài sản
hoặc mặt hàng cơ sở có thể là các loại tiền tệ, chứng khoán hay công cụ tài chính và tài sản
vô hình hoặc các khoản mục tham chiếu như chỉ số chứng khoán và lãi suất.
Trong khi hợp đồng tương lai nói đến việc mua bán trong tương lai thì mục đích của
sở giao dịch tương lai là giảm thiểu rủi ro phá vỡ hợp đồng giữa hai bên. Do đó, việc mua bán
đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là tiền ký quỹ (hay "biên", margin).
Ngoài ra, thông thường do giá tương lai thay đổi hàng ngày nên mức chênh lệch giữa giữa giá
đã ấn định trước và giá tương lai mỗi ngày cũng được tính toán hàng ngày. Trung tâm giao
dịch sẽ rút tiền trong tài khoản ký quỹ của một bên và chuyển vào tài khoản của bên kia, sao
cho mỗi bên sẽ nhận được khoản lãi hay lỗ thích hợp mỗi ngày. Nếu tài khoản ký quỹ xuống
thấp hơn một giá trị nào đó thì người ta sẽ yêu cầu thêm khoản ký quỹ (gọi là "gọi vốn biên")
và chủ sở hữu sẽ phải bổ sung thêm tiền vào tài khoản này. Quy trình này gọi là ghi giá thị
trường (marking to the market). Do đó, vào ngày giao hàng, số tiền mua bán không phải theo
giá ghi trong hợp đồng mà là giá trị giao ngay (do mọi khoản lãi và lỗ trước đó đã được thanh
toán thông qua quá trình ghi giá thị trường).
Lợi ích của việc sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro về giá này có thể thấy qua một ví
dụ cụ thể.
Tháng 7/2011, doanh nghiệp A có tồn kho là 45 tấn sợi, tương đương với 50 tấn bông
nguyên liệu (để dệt 1 tấn sợi cần khoảng 1,1 tấn bông), giá bông nguyên liệu và giá sợi thành
phẩm sẽ biến động cùng chiều theo một tỷ lệ xác định. Tại tháng 7/2011, giá bông nguyên
liệu giao dịch trên Nybot là 1 USD/lb và giá sợi thành phẩm doanh nghiệp có thể bán được là
2.500 USD/tấn, giá trị hàng tồn kho là 112.500 USD. Do lo ngại thị trường bất ổn, giá bông
trên Nybot giảm ảnh hưởng đến giá sợi tồn kho, doanh nghiệp A sẽ thực hiện giao dịch
HĐTL ngay trong tháng 7 như sau:
Bán 2 hợp đồng cotton (bông) giao tháng 12 trên sàn Nybot (1 hợp đồng là 50.000 lb,
xấp xỉ 25 tấn) ở mức giá hiện tại 1 USD/lb. Doanh nghiệp A dự định sẽ bán hết tồn kho vào
thời điểm tháng 10, nên doanh nghiệp chọn hợp đồng gần nhất với tháng 10 là hợp đồng
tháng 12 để đảm bảo tính tương quan cao nhất.
Có hai trường hợp sau xảy ra:
Trường hợp 1: Giá bông nguyên liệu giảm dẫn đến giá tồn kho giảm
Tháng 10, nếu giá bông tháng 12 giảm xuống còn 0,9 USD/lb, doanh nghiệp sẽ tiến
hành mua lại 2 hợp đồng bông tháng 12 ở mức giá này và thu được lợi nhuận:
(1 - 0,9) x 50.000 x 2 = 10.000 USD
Tuy nhiên, do giá bông nguyên liệu giảm, doanh nghiệp chỉ xuất bán sợi trong tháng
10 với giá 2.300 USD/tấn và số lỗ do hàng tồn kho giảm giá là 9.000 USD.
Khoản lỗ này đã được bù đắp bởi lợi nhuận thu được từ thị trường tương lai. Doanh nghiệp A
đảm bảo giá trị hàng tồn kho/doanh thu của mình như kế hoạch sản xuất - kinh doanh.
Trường hợp 2: Giá bông nguyên liệu tăng dẫn đến giá tồn kho tăng
Tháng 10, nếu giá bông tháng 12 tăng lên 1,1 USD/lb, doanh nghiệp sẽ tiến hành mua
lại 2 hợp đồng bông tháng 12 ở mức giá này và phát sinh lỗ:
(1,1-1,0) x 50.000 x 2 = 10.000 USD
Tuy nhiên, do giá bông nguyên liệu tăng, doanh nghiệp xuất bán sợi trong tháng 10
với giá 2.720 USD/tấn và thu thêm lãi dự kiến là 9.900 USD.
Khoản lỗ từ thị trường tương lai sẽ được bù đắp bởi lợi nhuận từ sợi xuất bán thực tế.
Doanh nghiệp A đảm bảo kế hoạch sản xuất - kinh doanh.
Như vậy, trong cả hai trường hợp, giá tăng và giá giảm, doanh nghiệp đều bảo vệ
được giá trị hàng tồn kho, biểu thị bằng chiều cao cột “Tổng cả hai thị trường”, hầu như
không thay đổi.
Đối với trường hợp doanh nghiệp B, đã chốt trước đầu ra, phương pháp phòng ngừa
rủi ro cho bông nhập vào được tiến hành theo phương thức mua trước, bán sau. Với cơ chế bù
trừ như trên, dù giá nguyên liệu tăng hay giảm, doanh nghiệp luôn nhập được bông theo mức
giá được xác định trước.
Với ưu thế về tính thanh khoản, ký quỹ thấp, giao dịch HĐTL có thể phòng ngừa rủi
ro biến động giá cho tất cả các mặt hàng cơ bản nói chung, giúp doanh nghiệp đảm bảo kế
hoạch kinh doanh đã đề ra một cách chủ động, nhanh chóng mà không cần phải bỏ ra toàn bộ
số tiền tương đương với lô hàng cần chốt giá.
Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị
trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Còn hợp đồng kỳ hạn chỉ có thể nhận biết rõ
lời lỗ vào ngày giao hàng trong tương lai. Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn vào ngày giao
hàng là rất cao, nên khả năng người bị lỗ sẽ tìm cách để phá vỡ hợp đồng cũng rất cao à rủi ro phá
vỡ hợp đồng kỳ hạn là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tương lai (hầu như là con số 0). Do đó, để
tham gia vào các hợp đồng tương lai, cần có một khoản tiền ký quỹ trong tài khoản và ấn định tới thị
trường để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng giữa các bên.
Những yêu cầu về ký quỹ (margin)
Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản tiền ký gửi để
đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ.
Mỗi sở giao dịch tương lai sẽ đưa ra những yêu cầu ký quỹ ban đầu (initial margin) tối thiểu để có
thể giao dịch ở đó. Khoản ký quỹ ban đầu là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay
còn gọi là tài khoản ký quỹ) khi muốn mua hay bán. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở
giao dịch, mỗi loại hàng hóa,và giá tương lai của hàng hóa đó đang được giao dịch ở hiện tại và các
dữ liệu trong quá khứ.
Sau một thời gian giao dịch, nếu nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới mức ký
quỹ duy trì (maintenance margin) theo qui định (mức này tùy thuộc vào qui định của các sở giao dịch
và loại hàng hóa giao dịch), thì phải chuyển thêm tiền vào tài khoản để đưa tiền trong tài khoản về
mức ký quỹ ban đầu.
Ví dụ: Để giao dịch một hợp đồng tương lai dầu mỏ 100 thùng dầu cần một số tiền ký quỹ
ban đầu (initial margin) là $1000, mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) là $750, giả sử ở thế bên
mua của hợp đồng, sau đó ngày mai giá dầu tương lai thay đổi bất lợi, tức giảm $2,7/thùng là lỗ
$2,7*100 = $270. Lúc này tiền trong tài khoản còn $730, dưới mức $750, để được tiếp tục tham gia
giao dịch, cần phải gửi vào tài khoản ký quỹ $270 để trở về mức ký quỹ ban đầu là $1000. Khoản tiền
$270 để đáp ứng giấy gọi ký quỹ (margin call) được gọi là khoản bù đắp ký quỹ (variation margin).
Một người giao dịch mà không thực hiện nhanh theo giấy gọi theo một khoản thời gian qui định sẽ bị
thanh lý hay chấm đứt vị trí bởi FCM (Futures commission merchant).
Lưu ý: Khi nhận được giấy gọi ký quỹ thì bạn phải thực hiện nó, ngay cả khi giá tương lai của
ngày tiếp theo thay đổi theo hướng có lợi. Tức là, cũng với ví dụ trên, giả sử giá hợp đồng tương lai
của dầu giảm $2,7/thùng vào ngày t. Ngày t +1, bạn ở thế người mua sẽ nhận được một giấy gọi, lúc
này sẽ không xét đến giá dầu tương lai của ngày t +1. Dù giá dầu tương lai có tăng trên $0,2/thùng
vào cuối ngày t, vẫn phải gửi $270 vào tài khoản của mình.
Các FCM thường đưa ra các mức yêu cầu ký quỹ ban đầu hoặc mức ký quỹ duy trì cao hơn
mức mà các sở giao dịch tương lai qui định. Các mức này cũng thường khác nhau tùy thuộc vào
người tham gia giao dịch để phòng hộ hay để dầu cơ hay để hưởng chênh lệch nhỏ. Những người
đầu cơ thường bị yêu cầu các mức ký quỹ cao hơn 2 đối tượng kia để đảm bảo thanh toán cho các
khoản lỗ lớn hơn.
Khoản ký quỹ ban đầu ngoài tiền mặt (không được hưởng lãi suất), thì trái phiếu chính phủ
hay thư tín dụng (được hưởng lãi suất) cũng được chấp nhận, nhưng các khoản bù đắp ký quỹ thì
phải bằng tiền mặt.
Khoản ký quỹ để giao dịch tương lai dùng để thanh toán các khoản lỗ trong giao dịch, chứ
không phải để thanh toán hàng hóa, nó khác với khoản ký quỹ trong các giao dịch trái phiếu, cổ
phiếu dùng dể thanh toán cho việc mua bán các chứng khoán đó.
Các loại lệnh để giao dịch tương lai:
Tất cả các lệnh để giao dịch hợp đồng tương lai có những điểm chung sau:
- Là lệnh mua hay lệnh bán.
- Tên của hàng hóa.
- Năm và tháng giao hàng của hợp đồng.
- Số lượng hợp đồng.
- Nơi (sở) mà hợp đồng giao dịch (nếu nó được giao dịch trên các sở liên thông với nhau).
- Là lệnh giới hạn hay lệnh thị tường
- Là lệnh ngày (day order- là lệnh tự huỷ vào cuối ngày giao dịch nếu nó không được thực
hiện) hay lệnh không tự hủy.
Một số lệnh phổ biến thường gặp:
- Lệnh thị trường (Market order) : Là lệnh mua bán mà không có một mức giá rõ ràng được
ấn định.Nếu một người đặt một lệnh thị trường để mua hoặc bán, người đó sẽ vào một thế trường
vị hay đoản vị ở mức giá đang có lợi thế ở khu vực giao dịch tương lai vào lúc đó.Khi nhận được một
lệnh, một đại diện của FCM của người giao dịch sẽ đi dến khu vực mà hợp đồng tương lai đó được
giao dịch và cố gắng đạt dược một mức giá tốt nhất có thể,dựa vào tình hình cung cầu trên thị trườn
lúc đó.Có một rủi ro là trong một thị trường “nhanh”,giá giao dịch sẽ khá khác giá dược ấn định tới
khách hàng bởi FCM chỉ sớm hơn một hoặc hai phút.
- Lệnh giới hạn (Limit order) : Là lệnh mua bán ở một mức giá được ấn định cụ thể,nhưng có
rủi ro là đôi khi lệnh không được thi hành.
- Lệnh Market-if-touched (MIT order) : gần giống như lệnh giới hạn,chỉ khác ở chỗ nó sẽ trở
thành lệnh thị trường khi một giao dịch ở mức giá được ấn định đó xảy ra.Ví dụ,một lệnh mua MIT
mặt hàng vàng với giá được định rõ là $273,4/oz sẽ trở thành lệnh thị trường ngay khi một giao dịch
ở mức giá đó được thực hiện.Người giao dịch có thể khớp ở mức giá đó, hoặc trên hoặc dưới mức
giá đó.Trong thị trường đang giảm nhanh, những giao dịch tiếp theo sau khi đặt lệnh mua MIT
thường là ở mức $275; $272,6; $270,8. Giao dịch nên được thực hiện ở bất kỳ mức giá nào tồn tại
sau cái giao dịch ở mức giá $272,6.Trong trường hợp này thì nên là $270.
- Lệnh Ngừng (Stop order): còn được gọi là lệnh cắt lỗ hay lenh ban tu dong (Stop-loss-orders),
cũng được định rõ một mức giá. Có hai loại là lệnh ngừng để mua và lệnh ngừng để bán.Lệnh ngừng để
mua thường được đặt bởi người đang ở thế đoản vị một hợp đồng và muốn hạn chế khoản lỗ của anh
ta khi giá bắt đầu tăng. Vì vậy,lệnh ngừng để mua được đặt ở mức giá được ấn định trên mức giá
tương lai hiện tại, và sẽ trở thành lệnh thị trường khi giá tương lai bằng hoặc lớn hơn giá được ấn định
đó.Ngược lại,lệnh ngừng bán được dặt ở mức giá dưới giá tương lai hiện tại.
Ví dụ: Một người mua lần đầu một hợp Trái phiếu chính phủ với giá $100/trái phiếu. Sau khi giao
dịch được thực hiện, anh ta có thể đặt một lệnh ngừng để mua ở mức giá $105/trái phiếu nhằm hạn
chế khoản lỗ của anh ta do lo sợ giá tương lai của nó sẽ tăng ngược với mong đợi của anh ta là giá sẽ
giảm. Nếu có một giao dịch được thực hiện ở mức giá là $105/trái phiếu, thì sau đó lệnh của anh ta
sẽ trở thành lệnh thị trường mua, và anh ta sẽ phải bù đắp thế đoản vị của mình ở mức giá tiếp theo,
bất cứ mức giá nào. Lưu ý: Khác với lệnh ngừng để mua, lệnh giới hạn mua sẽ định rõ một mức giá
dưới giá hiện tại.Trong trường hợp này người giao dịch muốn bắt đầu thế trường vị ở một mức giá
tương lai có lợi cho anh ta hơn.hoặc anh ta sẽ có được một khoản lãi trên thế đoản vị hiện tại nếu
giá tương lai giảm xuống tới mức giá mà anh ta đã đặt.
- Lệnh giới hạn ngừng (Stop limit order): là lệnh sẽ trở thành lệnh giới hạn khi giá được định
rõ (giá đặt) được đạt đến. Vì vậy, trong ví dụ trên, nếu có một giao dịch xảy ra ở mức giá $105/trái
phiếu, một lệnh giới hạn ngừng mua sẽ giúp người giao dịch chỉ phải bù đắp vị trí của mình ở mức
$105/trái phiếu hay ở một mức tốt hơn (dưới $105/trái phiếu). Một lệnh giới hạn ngừng thậm chí có
thể định rõ một mức giá ngừng khác giá giới hạn. Ví dụ,một người giao dịch có thể đặt mua lại hợp
đồng trái phiếu chính phủ với mức ngừng là $105/trái phiếu và mức giới hạn là $102/trái phiếu,
nghĩa là,khi có một giao dịch ở mức giá $105, người giao dịch sẽ phải bù đắp thế đoản vị của anh
ta,nhưng chỉ ở mức giá từ $102 đến $105. Điều này rất quan trọng vì khi sử dụng lệnh giới hạn
ngừng sẽ có rủi ro là không thực hiện được giao dịch trong một vài điều kiện thị trường nhanh.
Còn khá nhiều loại lệnh nữa mà có thể được đặt ở các sở hay các thị trường giao dịch khác.
Lưu ý rằng cần xem xét xem loại lệnh nào sẽ được chấp nhận ở sở giao dịch nào. Ví dụ như lệnh MIT
được chấp nhận ở CME nhưng không được chấp nhận ở CBOT. Thường thì các FCM sẽ cung cấp một
bảng tóm tắt các loại lệnh nào được chấp nhận ở các sở giao dịch khác nhau.
Các chủ thể trên thị trường tương lai
a. Những nhà đầu cơ (speculators):
Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự giao động giá.Họ có
thể giữ thế trường vị (long position) hay đoản vị (short position) hay cả hai vị thế cho cùng một hàng
hóa (spread position). Có thể chia ra làm 2 loại nhà đầu cơ:
- Nhà đầu cơ vị thế (position traders): họ thường vào các vị thế và giữ chúng trong vài ngày,
vài tuần, hay vài tháng.Họ thường sử dụng các phân tích kỹ thuật để dự đoán sự biến động giá và xu
hướng giá cả trong tương lai, từ đó sẽ vào các vị thế thích hợp để tìm kiếm lợi nhuận. Hoặc những
nhà đầu cơ khác lại sử dụng các phân tích cơ bản để đưa ra nhận định về giá, họ thường sử dựa vào
các dữ liệu kinh tế vĩ mô để đưa ra các dự đoán về sự biến động giá.
- Nhà đầu cơ ngày (day traders): chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá chỉ trong một ngày giao
dịch.Họ không bao giờ trở về nhà với một vị thế trong tay. Giao dịch ngày thường tốn kém chi phí vì
họ phải theo thông tin, biến động giá cả thường xuyên, và tốn các chi phí cho những giao dịch trong
suốt một ngày, với mục đích kiếm được vài tick lợi nhuận trong một giao dịch.
b. Những người phòng hộ (Hedgers):
Là những người tham gia giao dịch tương lai để phòng ngừa các rủi ro do sự biến động giá
bất lợi cho họ. Ví dụ, một công ty Việt Nam phải mua 100.000 thùng dầu với giá $60/thùng để bán
qua Mỹ với giá kỳ vọng khoản $75/thùng, rủi ro hiển hiện ở đây là trong suốt khoảng thời gian vận
chuyển dầu qua Mỹ, giá dầu ở Mỹ sẽ giảm xuống dưới $75/thùng sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí là
lỗ. Khi đó, để hạn chế tối đa rủi ro,công ty này có thể bán hợp đồng tương lai (vào thế đoản vị) dầu
với cùng số lượng để phòng ngừa rủi ro.Nếu giá lúc giao hàng giảm,công ty sẽ bị giảm lợi nhuận hay
lỗ, nhưng sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận ở hợp đồng tương lai dầu. Đây là một ví dụ của phòng hộ
đoản vị (short hedge).
Một ví dụ khác, một công ty ký hợp đồng bán nữ trang cho một nhà bán lẻ vào tháng 1, giao
hàng vào tháng 9. Nhưng vào thời điểm hiện tại, công ty không có vàng nguyên liệu trong kho, và
cũng không có đủ tiền mặt để mua vàng vào lúc này,công ty dự tính rằng vào tháng 5 mới có thể đáp
ứng được nguồn vàng nguyên liệu để bắt đầu sản xuất,nhưng lo ngại từ đây đến đó giá vàng sẽ tăng,
làm đội giá sản phẩm đầu ra. Để phòng ngừa cho điều này, công ty có thể mua mua những hợp đồng
tương lai vàng để tránh rủi ro tăng giá vàng nguyên liệu. Đây là một ví dụ của phòng hộ trường vị
(long hedge).
c. Những người đầu cơ hưởng chênh lệch (Arbitrageurs):
Là những người tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào đó cùng những
hàng hóa tương đương để bán hai giá khác nhau ở hai thị tường khác nhau.Họ là những người dựa
vào mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai, hay những biến động cung cầu nhất thời làm rối
loạn giá để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá giao ngay và giá tương lai.
d. Những đối tượng trên sàn giao dịch
Những người giao dịch trên các sàn giao dịch có thể được phân loại theo mục tiêu và chức
năng:
- Những người giao dịch sàn (Floor traders) : là những thành viên giao dịch các hợp đồng
tương lai ở các khu vực tương lai (futures pit). Những người giao dịch tài khoản riêng của anh ta gọi
là một local, họ tạo ra tính thanh khoản cho thị trường vì họ hoạt động như những nhà đầu cơ
(scalpers) giao dịch rất ngắn hạn.Họ muốn mua hợp đồng tương lai ở giá đã đặt (bid) và nhanh
chóng bán lại ở một mức giá phù hợp (asked). Họ phải đăng ký với ủy ban giao dịch hàng hóa tương
lai (CFTC) để được hoạt động.
- Những nhà môi giới sàn (floor brokers) : giúp thi hành lệnh cho các bên ,ví dụ như các FCM
(Futures commission merchant), hoạt động gần giống như các công ty môi giới chứng khoán, bằng
cách thu phí giao dịch (khoảng $1 hay $2 mợt hợp đồng).Họ cũng phải đăng ký với CFTC để được
hoạt động.
- Một chủ thể nữa là những người giao dịch sàn mà hoạt động như cả một local và một nhà
mội giới, thường được gọi là dual trading. Họ thường thực hiện mua 2 hợp đồng trong một khỏang
thời gian ngắn ở 2 mức giá khác nhau, 1 cho khách hàng và 1 cho chính anh ta. Điều này gây ra
những tranh cải về “tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đạo đức (ethical dilemma)”, nên để được
phép hoạt động,anh ta phải trải qua những thủ tục kiểm tra dài dòng và hệ thống kiểm soát nhằm
hạn chế sự lạm dụng của anh ta.
e. Những đối tượng khác tham gia trên thị trường
- Những người cộng tác (Associated persons-APs): là những cá nhân làm việc cho FCM bằng
cách nhận lệnh và chấp nhận lệnh. Gần giống những người môi giới chứng khoán.
- Các nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (Commodity trading advisers-CTAs): phân tích thị trường
tương lai, cung cấp thông tin, phát triển hệ thống giao dịch, đồng thời đưa ra các lời khuyên, tư vấn
cho các nhà giao dịch.
- Các nhà môi giới giới thiệu (Introducing brokers-IBs): Là những cá nhân trực tiếp kinh
doanh với các FCM và các CTA, nhưng chính họ không phải là các AP và các CTA. Một IB thường chào
mời và chuyển lệnh, khi một lệnh được nhận,nó được đưa vào một FCM để thi hành.Những IB khác
thì góp các khoản quỹ nhỏ thành một khoản lớn để có thể trở thành một CTA mà đòi hỏi khoản đầu
tư tối thiểu lớn.
- Các nhà huy động quỹ hàng hóa (Commodity pool operators-CPOs): Hoạt động như các quỹ
tương hỗ trong thị trường chứng khoán, huy động vốn của các nhà đầu tư nhỏ và sử dụng để giao
dịch tương lai.
Các đối tượng này muốn tham gia thị trường tương lai cần phải đăng ký với CFTC để được
hoạt động.
Thuế và phí giao dịch
* Thuế (Taxes):
Mọi thông tin giao dịch trên thị trường tương lai (tất cả các vị thế trong các hợp đồng tương
lai,lời hay lỗ….) của các tài khoản giao dịch đều được ghi nhận, kiểm soát, và kết sổ vào ngày giao
dịch cuối cùng của năm (31 – 12) để tiện cho việc tính thuế. Lưu ý rằng, theo luật, mã số thuế của
một nhà đầu cơ có những qui định khác với mã số của những người phòng hộ.Thường các nhà đầu
cơ phải chịu bị đánh thuế với tỷ lệ cao hơn những đối tượng còn lại.
* Phí giao dịch (Commissions):
Phí giao dịch chỉ được trả cho các FCM khi các giao dịch tương lai được bù đắp, hoặc trong
ngày giao hàng hoặc lúc tái thanh toán tiền mặt lần cuối.Phí giao dịch trên một hợp đồng sẽ giảm khi
nhiều hợp đồng hơn được giao dịch. Các FCM thường tính một dịch vụ trọn gói là $100 dể giao dịch
một hợp đồng. Các giao dịch bình thường sau khi đã chiết khấu, giảm giá thường được các FCM tính
từ $15 đến $40 một hợp đồng khi vị trí kết thúc. Đối với các nhà giao dịch lớn như các công ty cổ
phần, ngân hàng, hay những công ty giao dịch chuyên nghiệp thường được tính khoảng $10 một hợp
đồng. Còn những người giao dịch sàn thường chỉ phải trả khá ít, khoảng $1,5 một hợp đồng.
Thị trường tương lai là một dạng thị trường bậc cao của thị trường tài chính, việc tham gia
thị trường đòi hỏi các chủ thể phải có những hiểu biết nhất định để có thể bảo vệ quyền lợi cũng
như làm lợi tối đa cho chính mình. Bài viết này chỉ đưa ra một số kiến thức căn bản về thị trường
tương lai qua tham khảo một số tài liệu. Hy vọng nó có thể đem lại cho các saganor cái nhìn tổng
quan về một dạng thị trường còn khá mới mẻ ở Việt Nam này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI
CHÍNH PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
Thứ nhất : Quy định về giới hạn và giá mua
Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp
làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm
soát (không ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến lược phòng ngừa
rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ là rất phong phú, nó cho phép các DN Việt Nam kết hợp vừa
phòng ngừa (tỷ giá) vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt đối với các định chế muốn tìm kiếm lợi
nhuận). Dĩ nhiện là mặt trái của quyền chọn là đầu cơ rất cao. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên
hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và bán.
Việc đầu cơ giá trên hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể làm cho tỷ giá biến động vượt ra
khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các DN và các nhà đầu tư vào hệ thống tỷ giá mà
chúng ta đã hoạch định. Mặc dù vậy, vẫn chưa có những chứng cứ nào cho thấy việc đầu cơ vào các
hợp đồng quyền chọn tiền tệ dẫn tới sự sụp đổ hoặc khủng hoảng tỷ giá ở các nước trên thế giới.
Chế độ tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vàọ sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế quốc gia. Trong những năm
qua, Việt Nam được đánh giá rất cao về chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, nỗi lo về tính bất ổn của
tỷ giá khi mở rộng biên độ sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, chúng ta có thể triển khai các quyền
chọn có điều kiện phù hợp với điều kiện các nước như Việt Nam đã từng áp dụng và thành công.
Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn phức tạp ở các
nước phát triển nhưng nó làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và
thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ như một công cụ kiếm lời. Các
quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra những quy định về các mức tỷ giá trần (tối đa) và sàn (tối
thiểu). Nếu tỷ giá vượt quá các mức giá này thì quyền chọn sẽ không còn có giá trị. Những rào cản
này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ và do đó giảm đi đáng kể tính bất ổn do NHNN mở rộng biên độ
dao động tỷ giá. Các khống chế nêu trên có thể áp dụng cho toàn bộ các hàng hoá và tài sản trên thị
trường Việt Nam.
Thứ hai: Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái sinh
Kể từ vụ sụp đổ của công ty Enron, các nhà kinh tế đã bắt đầu thảo luận để đặt ra những qui
định về thế chấp tài sản trên các hợp đồng phái sinh. Khi một công ty có những khó khăn về mặt tài
chính hoặc thậm chí đang còn hoạt động rất tốt vẫn phải đưa ra những khoản thế chấp hay các mức
duy trì đặt cọc cao để chắc chắn công công ty sẽ tuân thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao
trong giá. Mức duy trì có thể là một khoản tối thiểu mà khi tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức
nào đó, thì cách tham gia hợp đồng bổ sung vào.
Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể lên
tới 30% hợp đồng (so với mức 5% trên các thị trường thế giới). Đối với các nhà môi giới trên các hợp
đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công
ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp
cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro
để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.
Thứ ba : Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế
Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống ngân hàng thương mại trong nước không
được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ
là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế
giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nứơc phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam
chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những
yếu kém về vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoả thuận giao dịch hoán
đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ
các giao dịch phái sinh trong nước.
Thứ tư : Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng
phái sinh
Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là
chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn
bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của
các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị
trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua
gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro
trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp
nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách
hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính
vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện
có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung
cho các định chế này.
Thứ năm: Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính
Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành viên tham
gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh phải hiểu hết về nhau trước khi
tiến hành các giao dịch với nhau Chẳng hạn như một ngân hàng Việt nam đồng ý thực hiện một hợp
đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường hợp này người mua tương