Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp tại trường đại học công nghệ sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Nguyễn Thái Hòa

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ NGÀNH CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TỐT NGHIỆP TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ SÀI GỊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Nguyễn Thái Hòa

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ NGÀNH CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TỐT NGHIỆP TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ SÀI GỊN
Chun ngành : Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người viên hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa


Hà Nội - 2013

2


LỜI CẢM ƠN

Mặc dù đây là lần đầu tiên nghiên cứu về đo lường và đánh giá trong giáo dục
và cũng với thời gian rất ngắn ngủi mà lượng kiến thức khá nhiều và quan trọng.
Nhưng tôi đã được PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa định hướng cho nhiều kiến thức
bổ ích và thực tiễn để có thể áp dụng vào việc thực hiện luận văn này một cách tốt
nhất.
Tôi cũng xin cảm PGS. TS Nguyễn Qúy Thanh người đã góp ý nhiều cho tơi
về đề cương luận văn của tơi trong q trình học mơn Phương Pháp Nghiên Cứu
Khoa học. Từ đó tơi thấy được những thiếu sót trong q trình xây dựng đề cương,
từ đó mới có thể hoàn thành việc xây dựng đề cương và bảo vệ đề cương tốt để thực
hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn này, tơi cịn sự trợ giúp rất lớn về mặt kiến thức từ
giáo viên của tất cả các môn học của Viện Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục – ĐH.
Quốc Gia Hà Nội trong suốt quá trình học và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
thầy cơ trong hội đồng bảo vệ đề cương đã góp ý cho tôi rất nhiều trong thời gian
bảo vệ đề cương, để có một luận văn hồn chỉnh ngày nay.
Luận văn tốt nghiệp này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót do nhiều yếu tố
khách quan đến chủ quan. Mong sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, các thầy cơ ở
Viện và các bạn cùng khóa để có thể trở thành một một luận văn tốt nghiệp tốt
mang tính thực tiễn cao trong thực tế.
Xin chân thành cảm ơn tất cả.
Người thực hiện
NGUYỄN THÁI HÒA


3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề : ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỐT NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ SÀI GỊN hồn tồn là
kết quả nghiên cứu của chính bản thân tơi và chưa được cơng bố trong bất cứ một
cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi
đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong
luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy
định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình
TP.HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2013
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thái Hòa

4


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................
8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..........................................................................
10

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .............................................................................
11
MỞ ĐẦU .........................................................................................................
12
1

Lý do chọn đề tài ..............................................................................................
12

2

Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn................................................................
14

3

Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................
15

4

15
Giới hạn nghiên cứu của đề tài................................................................

5

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................
16
5.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................
16

5.1.1 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................
16
5.1.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 16

6

17
Mơ hình nghiên cứu..........................................................................................

7

Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................
18
7.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................
18
7.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................19
7.3 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................
19

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................
21
1.1

Tổng quan................................................................................................
21
1.1.1 Tóm tắt tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam........................
21
1.1.2 Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài................................
21
1.1.2.1 Một số nghiên cứu trong nước...............................................................

21

3


1.1.2.2 Một số nghiên cứu nước ngoài ..............................................................
29
1.2

Cơ sở lý thuyết................................................................................................
32
1.2.1 Một số khái niệm .....................................................................................
32
1.2.1.1 Khái niệm về làm việc đúng chuyên ngành ................................
32
1.2.1.2 Khái niệm về đánh giá (Evaluation) ......................................................
33
1.2.1.3 Khái niệm về đào tạo mục tiêu năng lực và chuẩn đầu ra ......................
34
1.2.1.4 Khái niệm về đáp ứng yêu cầu đào tạo ..................................................
39

1.3

Khái niệm và cấu trúc quá trình dạy học ...........................................................
40
1.3.1 Khái niệm ................................................................................................
40
1.3.2 Cấu trúc quá trình dạy học ................................................................
41


1.4

Các thành tố trong hoạt động giáo dục ảnh hưởng đến việc đào tạo
ra con người đáp ứng yêu cầu về năng lực ........................................................
42
1.4.1 Các thành tố, cấu trúc của hoạt động giáo dục và mối quan hệ
của các thành tố ................................................................................................
42
1.4.2 Các thành tố, cấu trúc của hoạt động giáo dục................................
42
1.4.3 Nội dung giáo dục....................................................................................
44

1.5

Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục................................
45

1.6

Kết quả giáo dục ...............................................................................................
45

1.7

Mối quan hệ giữa các thành tố ................................................................
45

1.8


Chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội

1.9

Lý thuyết của Daniel L. Stufflebeam và mơ hình CIPP –

48

Stufflebeam ................................................................................................
52
1.9.1 Khung lý thuyết mơ hình CIPP – Stufflebeam................................
52
1.9.2 Áp dụng lý thuyết mơ hình CIPP trong lý thuyết đo lường
hiện đại vào việc đánh giá tại cơ sở................................................................
54
1.9.3 Vận dụng mơ hình CIPP để tiến hành lập kế hoạch đánh giá

4


tại cơ sở ................................................................................................
55
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU............................
56
2.1

Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 6
5


2.2

Phương pháp chọn mẫu......................................................................... 6
5

2.3

Qui trình, các cơng cụ và chiến lược thu thập phân tích dữ liệu............. 8
5

2.4

Phạm vi nghiên cứu cụ thể.................................................................... 9
5

2.5

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn................................................ 0
6

2.6

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (Simple Random)........................................ 1
6

2.7

Thống kê bộ phiếu hỏi ......................................................................................
62
2.7.1 Thống kê phiếu hỏi dung khảo sát chương trình sinh viên

năm 4................................................................................................................
62
2.7.2 Thống kê phiếu hỏi dùng cho sinh viên đã tốt nghiệp...............................
62
2.7.3 Thống kê khảo sát nhà sử dụng lao động..................................................
64
2.7.4 Khảo sát độ tin cậy của thang đo “Nhà sử dụng lao động” .......................
64
2.7.5 Khảo sát thang đo mức độ yêu cầu của NSDLĐ về kiến thức,
kỹ năng và năng lực nghiệp vụ................................................................
65
2.7.6 Khảo sát thang đo mức độ đáp ứng của KS CNTT về kiến
thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ................................................................
66
2.7.7 Khảo sát thang đo mức độ yêu cầu của NSDLĐ về phẩm chất
cá nhân ................................................................................................66
2.7.8 Khảo sát thang đo mức độ đáp ứng của KS CNTT về phẩm
chất cá nhân................................................................................................
67
2.7.9 Kết luận về độ tin cậy thang đo ................................................................
68

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................
69

5


3.1


Phân tích và đọc kết quả khảo sát nhà sử dụng lao động ................................
69
3.1.1 Về kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ ................................
69
3.1.2 Về phẩm chất nghề nghiệp ................................................................
84
3.1.3 Về kỹ năng và năng lực tổ chức, điều hành ................................ 88
3.1.4 Phân tích tương quan giữa sự đánh giá của NTD và mức độ tự
đánh giá của các KS CNTT...............................................................................
93
3.1.5 Kiểm định tham số của mức độ hài lịng của NTD lao động.....................
95
3.1.6 Kết luận ................................................................................................
97
3.1.7 Phân tích các yếu tố khác trong bảng hỏi dành cho nhà sử
dụng lao động ................................................................................................
97
3.1.8 Phân tích các yếu tố mà nhà sử dụng lao động “mong muốn”
để các kỹ sư có thể nâng cao chất lượng ...........................................................
99

3.2

1
Phân tích và đọc kết quả khảo sát sinh viên năm 4 ................................ 01

3.3

Phân tích và đọc kết quả khảo sát sinh viên đã tốt nghiệp ................................
106


111
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ..................
4.1

Kết luận ................................................................................................ 11
1

4.2

Hạn chế của đề tài.............................................................................................
112

4.3

Kiến nghị - Giải Pháp .......................................................................................
112

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
113
PHỤ LỤC........................................................................................................
118

6


Từ viết tắt

STU


: Saigon Technology University

ĐH

: Đại học

CNTT

: Công nghệ thơng tin

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

HUFLIT

: ĐH. Ngoại Ngữ Tin Học TP. HCM

CDIO

: Conceive – Design –Implement –Operate

CIPP

: Context – Input – Process – Product

CNPM

: Công nghệ phần mềm


MMT

: Mạng máy tính

SV

: Sinh viên

NSDLĐ

: Nhà sử dụng lao động



: Lao động

KS

: Kỹ sư

NTD

: Nhà tuyển dụng

GTTB

: Giá trị trung bình

T. Hợp


: Trường hợp

ĐVHT

: Đơn vị học trình

DN

: Doanh nghiệp

NT

: Nhà trường

CNSG

: Cơng Nghệ Sài Gịn

7


DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng 1

Tên
Thống kê số phiếu phát ra dùng khảo sát chương trình

Trang
62


Bảng 2

Thống kê số phiếu phát ra dùng khảo sát SVTN

63

Bảng 3

Khảo sát độ tin cậy của thang đo “Nhà sử dụng lao động “

65

Bảng 4

Những năng lực yêu cầu của nhà NTD

69

Bảng 5
Bảng 6

Những năng lực mà kỹ sư ngành CNTT đáp ứng được yêu cầu 70
của NTD
Bảng so sánh năng lực giao tiếp NTD mong đợi
70

Bảng 7

Bảng so sánh năng lực giao tiếp mà kỹ sư đáp ứng


Bảng 8

Bảng so sánh GTTB về kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp
vụ

71
81

Bảng 9

Bảng NTD kỳ vọng về phẩm chất nghề nghiệp

84

Bảng 10

Kỹ sư đáp ứng về phẩm chất nghề nghiệp

86

Bảng 11

Bảng so sánh các năng lực về phẩm chất nghề nghiệp

87

Bảng 12
Bảng 13
Bảng 14


Bảng 15
Bảng 16
Bảng 17

Bảng so sánh GTTB giữa NSD LĐ “mong đợi” và các KS
“đáp ứng”
Bảng đánh giá mức độ đáp ứng về phẩm chất nghề nghiệp
BảngNTD kỳ vọng về kỹ năng và năng lực tổ chức, điều hành
của KS
Bảng KS đáp ứng về kỹ năng và năng lực tổ chức, điều hành
của NTD

88
88
89

90

Bảng so sánh giữ sự “Kỳ vọng” và sự “Đáp ứng” về kỹ năng 90
và năng lực tổ chức, điều hành
Mức độ chênh lệch giữa NTD “mong đợi”và KS ” đáp ứng”
91

Bảng 18

Bảng so sánh GTTB giữa NTD “mong đợi” và các KS “đáp 93
ứng”

Bảng 19


Tương quan giữa việc NTD đánh giá SVTN và SVTN tự đánh 94
giá về KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ
Giá trị trung bình của từng kỹ năng mà NTD đánh giá
96

Bảng 20

8


Bảng 21
Bảng 22

Kiểm định tham số trung bình mức độ “hài lòng” của NTD
Mức độ trường ĐH CNSG chuẩn bị "hành trang" cho SV tốt
nghiệp làm việc

96
97

Nhiệm vụ các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại Học CNSG
Bảng 23

đang đảm nhận có phù hợp với chun ngành được đào tạo 98
khơng

Bảng 24

Bảng 25


Bảng 26

Các KS phải học thêm các khóa bồi dưỡng để có thể hồn
thành nhiệm vụ
Những giải pháp giúp nâng cao khả năng của SVTN để đáp
ứng yêu cầu của các NTD
Tỷ lệ những giải pháp giúp nâng cao khả năng của SVTN để
đáp ứng yêu cầu của các NTD

99

100

101

Bảng 27

Thống kê tình hình có việc của 192 SVTN tại TP.HCM

106

Bảng 28

Thống kê thời gian SVTN tìm được việc làm

107

Bảng 29


Thống kê SVTN làm việc phù hợp với chuyên ngành và trái
ngành

107

Bảng 30

Thống kê ngun do SVTN khơng tìm được việc làm phù hợp

108

Bảng 31

Thống kê nguyên do SVTN tìm được việc làm

109

Bảng 32

Tỷ lệ mức độ kiến thức được trang bị ở nhà trường đáp ứng
yêu cầu công việc thực tế

9

110


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình 0.1

Tên
Mơ hình nghiên cứu

Trang
17

Hình 1.1

Cấu trúc thành tố của q trình dạy học

39

Hình 1.2

Mơ hình đánh giá theo CIPP

54

10


DANH MỤC ĐỒ THỊ

STT

Tên

Trang


Đồ thị 1

So sánh kỹ năng giao tiếp

72

Đồ thị 2

So sánh kỹ năng nói

72

Đồ thị 3

So sánh kỹ năng viết

73

Đồ thị 4

So sánh kỹ năng lắng nghe

73

Đồ thị 5

So sánh khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành

74


Đồ thị 6

So sánh khả năng ứng dụng kiến thức chuyên môn

75

Đồ thị 7

So sánh khả năng nghiên cứu khoa học

77

Đồ thị 8

So sánh khả năng ngoại ngữ

78

Đồ thị 9

So sánh khả năng tư duy logic

79

Đồ thị 10

So sánh khả năng phân tích, phê phán

80


Đồ thị 11

So sánh khả năng khai thác sử dụng dữ liệu
So sánh giữa mức “mong đợi” và “sự đáp ứng” cao nhất
giữa KS và NTD
Mức kỳ vọng của NTD về kỹ năng và năng lực tổ chức, điều
hành
Mức hài lòng của NTD về kỹ năng và năng lực tổ chức, điều
hành
So sánh giữa mức “phù hợp” và không phù hợp” về khả
năng nhận nhiệm vụ của các kỹ sư

81

Đồ thị 12
Đồ thị 13
Đồ thị 14
Đồ thị 15
Đồ thị 16

Mơ tả tỷ lệ các khóa học bồi dưỡng thêm để có thể hồn
thành nhiệm vụ

11

86
90
90
98

100


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang từng bước cải cách để theo kịp các
nước phát triển trong khu vực và quốc tế thì việc xem sự phát triển bền vững và chất
lượng của giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước ta. Thêm vào đó, trong
giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành cơng của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trị và
nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát
triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ Sài gòn được
thành lập theo quyết định số 17A-2001/CĐKN, ngày 02/5/2001. Hiện nay, khoa
Công nghệ thông tin chủ yếu đảm nhiệm việc đào tạo nhân lực về Công nghệ thông
tin ở ba cấp bậc: Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, và Đại học. Khoa cũng có
nhiệm vụ giảng dạy các kiến thức tin học đại cương cho sinh viên của các khoa
không chuyên của trường. Việc đào tạo và nghiên cứu của khoa Công Nghệ Thông
Tin được tập trung ưu tiên vào các công nghệ hiện đại và tiên tiến có thể ứng dụng
nhanh và hiệu quả cho việc xây dựng, khai thác và phát triển các phần mềm ứng
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hiện
nay tứ các nguồn thông tin như báo, đài, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu lao
động cho rằng việc đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực này còn nhiều bất cập về
chất lượng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về mặt tri thức
cũng như các kỹ năng mềm.
Vấn đề trình độ chun mơn được được đào tạo được xếp hàng đầu trong quá
trình đào tạo của bất kỳ sinh viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hay khoa học tự

nhiên.Trong suốt quá trình học tập 4 năm tại trường sinh viên phải được đào tạo :

12


KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ. Vì vậy, việc đánh giá ba yếu tố này có đạt
so với yêu cầu xã hội đang cần nói chung và nhà tuyển dụng nói riêng. Thực tế mà
nói, hiện nay hầu như ở Việt Nam chưa quen với việc doanh nghiệp và nhà trường
cùng nhau ngồi lại để cùng nhau đánh giá những mặt còn tồn tại của đơn vị, cũng
như chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữ doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lực và đơn
vị đào tạo ra nguồn năng lực đó. Từ đó, tạo ra sự tương tác giữa cung và cầu về chất
lượng cũng như số lượng nguồn lao động phục vụ cho xã hội nói chung và nguồn
lao động chuyên ngành về công nghệ thông tin nói riêng.
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới(15/7/2011), tại Việt Nam có đến 50%
các cơng ty may mặc, hóa chất cho rằng lao động được đào tạo khơng đáp ứng nhu
cầu. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao
đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Riêng ngành cơng nghệ thơng
tin thì có đến 80 - 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng phải trải qua ít
nhất một năm đào tạo lại tại các doanh nghiệp. Thêm vào đó, tình hình giữa nhà
tuyển dụng tại Việt Nam và các trường đại học khơng có mối liên hệ nào cả hoặc
nếu có chỉ là hình thức thông qua các buổi hội thảo, mạn đàm và thực tập ngắn hạn
cho sinh viên mà thơi. Từ đó dẫn đến việc đào tạo không theo nhu cầu của xã hội và
đào tạo tràn lan khơng mang tính ứng dụng thực tiễn cao cho sự phát triển chung
của toàn xã hội. Giữa nhà tuyển dụng và cơ sở đào tạo chưa thật sự thấy sự lợi ích
từ việc hợp tác qua lại trong việc phản hồi từ nhà tuyển dụng lao động cũng như nhà
trường, nên tạo ra thế thụ động từ nhà tuyển dụng cũng như về phía nhà trường
khơng có thơng tin để kịp thời điều chỉnh khung chương trình đào tạo kịp thời để
đáp ứng với sự phát triển của xã hội.
Một tác giả khác cho rằng : Trong những năm gần đây, một trong những vấn
đề bức xúc của ngành giáo dục đại học ở nước ta là đào tạo chưa gắn liền với nhu

cầu của xã hội, trong đó đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn sinh
viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm hoặc công việc không đúng với chuyên môn
được đào tạo. Theo thống kê của bộ giáo dục và đào tạo, 63% sinh viên tốt nghiệp
khơng có việc làm, 37% tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiều

13


công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian,
chi phí để đào tạo lại thì mới sử dụng được. Các doanh nghiệp ln than phiền
chương trình đào tạo ở bậc đại học cịn nặng tính “sách vở” và thiếu tính thực tiễn.
(Phùng Xn Nhạ (2008), “Mơ hình đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay”, Khoa Kinh Tế Quốc Tế trường ĐH. Kinh Tế, ĐH. Quốc Gia Hà
Nội).
Từ những phân tích bên trên cũng như các số liệu đáng tin cậy từ các tổ chức
trong xã hội phản hồi qua các bài tạp chí của các nhà chuyên mơn có uy tín đã làm
cho bản thân tơi dấy lên sự hoài nghi về thực trạng được phản ảnh. Liệu nó có đúng
như vậy hay khơng ? hay là có sự nhầm lẫn gì ở đây ?. Từ đó, cộng với những kiến
thức học được từ chun mơn chính là ngành CNTT và các môn khoa học của
ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục, tôi quyết định đi tìm câu trả lời cho mối
hồi nghi này. Vì vậy. bằng việc nghiên cứu luận văn “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ NGÀNH CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TỐT NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI
GỊN” với sự đam mê và niềm tin tơi hy vọng sẽ tìm được câu trả lời xác đáng và
tìm ra các giải pháp để giải quyết những mặt còn tồn tại và cải thiện tốt hơn những
mặt tốt của việc đào tạo cho sinh viên ngành CNTT tại trường tơi cơng tác hiện nay.
Từ đó, tìm ra định hướng đúng để giúp trường, khoa và đặc biệt là sinh viên đánh
giá đúng trình độ, năng lực và kỹ năng để từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của xã hội hiện nay.
2. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn :

• Nhằm tiến tới việc nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành CNTT
của đơn vị để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Thêm vào đó, các
đơn vị sử dụng lao động có nhu cầu địi hỏi kiến thức ngày càng cao từ sinh
viên của trường, nên việc đào tạo sinh viên ngành công nghệ là sản phẩm của
trường nên cần có sự đánh giá thường xuyên nhằm cải thiện kịp thời chương
trình đào tạo. Từ đó tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh theo xu hướng mà thị
trường lao động đòi hỏi và giúp cho ban chủ nhiệm khoa nói riêng cũng như

14


ban Giám hiệu nhà trường có những quyết đúng đắn trong việc điều chỉnh lại
chương trình đào tạo phù hợp.
• Đánh giá tồn diện và điều chỉnh chương trình đào tạo để nâng cao chất
lượng đào tạo sinh viên ngành CNTT của trường giúp cho uy tín của khoa
nói riêng và của trường đối với xã hội nói chung.
• Tìm ra giải pháp tối ưu cho bài toán khoảng cách chất lượng của sinh viên
của trường đối với thị trường lao động ra sao, đề dần dần tiến đến nâng cao
chất lượng, tầm ảnh hưởng và cống hiến của sinh viên trường đối với xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
• Nghiên cứu nhằm nắm được mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của
các kỹ sư tốt nghiệp ngành CNTT (gồm các phân ngành như Công
Nghệ Phần Mềm và Mạng Máy Tính) tại trường ĐH. Cơng Nghệ Sài
Gòn tại các đơn vị sử dụng lao động tại TP. HCM và đề xuất một số
giải pháp cho việc điều chỉnh khung chương trình đào tạo ngành CNTT
để phù hợp với yêu cầu của xã hội đối với sinh viên ngành CNTT đang
được đào tạo tại trường.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đối tượng khảo sát :
Là sinh viên đã tốt nghiệp :

Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng là sinh viên đã tốt nghiệp khóa 2006 2010 và 2007-2011 và đang làm việc tại TP. HCM. Cụ thể : sinh viên tốt
nghiệp khóa 2006 là 186 sinh viên và khóa 2007 là 180 sinh viên.
Chỉ chọn ra và khảo sát những sinh viên đi làm đúng với chuyên ngành
tại TP. HCM đã được trường đào tạo để tiến hành thống kê tìm ra kết quả
trả lời.
Là nhà sử dụng lao động :
Khảo sát tổng cộng 52 doanh nghiệp, đơn vị sử dụng các kỹ sư tốt nghiệp tại
trường ĐH. Cơng Nghệ Sài Gịn và đóng trên địa bàn TP. HCM.

15


Là các sinh viên năm cuối (năm tư) :
Trong quá trình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, tơi tiến hành khảo sát
thêm và đánh giá tồn bộ chương trình học cho sinh viên năm thứ tư (sinh viên năm
cuối). Nên tơi đã tiến hành khảo sát 2 khóa như sau :
• Sinh viên khóa 2008 gồm 2008.1, 2008.2 gồm : 85 sinh viên.
• Sinh viên khóa 2009 gồm 2009.1, 2009.2 gồm : 52 sinh viên.
• Tổng sinh viên khảo sát là cả 02 khóa này là : 137 sinh viên
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1.1 Câu hỏi nghiên cứu
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công Nghệ Thông Tin tại trường đáp ứng yêu cầu về
kiến thức sau khi tốt nghiệp như thế nào ?
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công Nghệ Thông Tin tại trường đáp ứng yêu cầu về
kỹ năng làm việc sau khi tốt nghiệp không ?
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công Nghệ Thông Tin tại trường đáp ứng yêu cầu về
phẩm chất nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp không ?
5.1.2 Giả thuyết nghiên cứu
Kỹ sư tốt nghiệp tại trường đã bước đầu đáp ứng phần nào về kiến thức

chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, kỹ năng làm việc còn nhiều mặt
cịn hạn chế và khơng bằng so với kiến thức chuyên môn.
Phẩm chất nghề nghiệp của Kỹ sư ngành CNTT sau khi tốt nghiệp hầu như
không đạt so với yêu cầu thực tế của một kỹ sư đã tốt nghiệp.

16


6. Mơ hình nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này tơi xin đưa ra mơ hình nghiên cứu như sau :

KHẢO SÁT NHÀ TUYỂN
DỤNG LAO ĐỘNG

KHẢO SÁT SINH VIÊN
ĐÃ TỐT NGHIỆP

MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ

ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO

Hình 0.1 : Mơ hình nghiên cứu

17


7. Phạm vi nghiên cứu
7.1 Đối tượng, tổng thể và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của các kỹ sư tốt
nghiệp ngành CNTT tại trường có đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà sử dụng
lao động bao gồm KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ hay khơng. Thêm vào
đó, các các kỹ sư được khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp của 2 khóa 2006-2010 và
2007-2011. Việc chọn sinh viên tốt nghiệp 2 khóa này giúp cho việc khảo sát lấy
được các số liệu mới nhất của các sinh viên vừa mới ra trường (tính tới thời điểm
khảo sát thì sinh viên khóa 2006-2010 tốt nghiệp được 21 tháng và sinh viên khóa
2007-2011 tốt nghiệp được 9 tháng. Thêm vào đó, đây cũng là 2 khóa mà tơi có
thơng tin đầy đủ nhất để tiến hành phát phiếu hỏi khảo sát. Từ việc đánh giá này sẽ
tiến hành kiến nghị nhằm giúp người làm công tác chuyên môn hoặc các chuyên gia
của ngành tự điều chỉnh chương trình khung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của
thị trường lao động của ngành CNTT hiện nay.
Tổng thể và khách thể nghiên cứu
Sinh viên sản phẩm tốt nghiệp là khách thể cần nghiên cứu để tiến hành đánh
giá. Tuy nhiên, để tiến hành đánh giá được sản phẩm do trường chúng tơi
đào tạo thì ta phải tiến hành đánh giá thông qua việc các sinh viên hệ đại học
đã tốt nghiệp của 2 khóa 2006-2010 và 2007-2011 có đáp ứng được KIẾN
THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ khi áp dụng vào công việc cụ thể trong
thực tế như thế nào và với chất lượng ra sao. Thêm vào đó, các khách thể
nghiên cứu của đề tài này hiện nay là :
o Các Kỹ Sư chuyên ngành CNTT của hệ đại học chính qui khóa 20062010 và khóa 2007-2011 đã đi làm đúng chuyên ngành được đã đào
tạo và đang làm việc tại TP.HCM.
o Nhà tuyển dụng lao động đã các sinh viên này tại TP.HCM xem mức
độ đáp ứng yêu cầu của các kỹ sư này đối với yêu cầu công việc tại
doanh nghiệp ra sao.

18



o Thêm vào đó là đánh giá tồn bộ chương trình học cho sinh viên
chính qui năm thứ 4 của 2 khóa 2008 và 2009.
• Tổng thể nghiên cứu của đề tài là tồn bộ khung chương trình đào tạo cho
sinh viên khoa CNTT ở bậc đại học hệ 4 năm tại trường ĐH.Cơng Nghệ Sài
Gịn và mức độ của KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - THÁI ĐỘ của các kỹ sư
đang làm việc tại các cơ quan tuyển dụng các kỹ sư ngành CNTT của trường
đáp ứng như thế nào tại địa bàn TP. HCM và một phần nữa là đánh giá
chương trình cho sinh viên năm thứ tư (năm cuối) để xem chương trình đào
tạo hiện nay cịn có những hợp lý và bất hợp lý như thế nào trong việc phân
bổ thời lượng và môn học cho sinh viên hệ đại học hiện nay.
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu kết hợp cả định tính và định lượng sẽ được thực
hiện trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu này tôi sẽ thực hiện phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau :
Từ bảng hỏi cho sinh viên 2 khóa 2006-2010 và 2007-2011 đã tốt nghiệp và
có việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo. Tôi lọc ra các sinh viên làm việc
đúng chuyên ngành tại TP.HCM và tiến hành gửi bảng hỏi cho các sinh viên tự
đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc ở các mức độ KIẾN THỨC - KỸ
NĂNG - THÁI ĐỘ.
Đối với nhà tuyển dụng họ tôi sẽ dụng phương pháp định lượng để kiểm tra
xem mức độ đáp ứng từ các sinh viên đối với nhà tuyển dụng lao động như thế nào.
Đối với các sinh viên năm tư (sinh viên năm cuối) tôi thực hiện việc đánh giá
định lượng để xem chương trình đào tạo hiện tại có cịn tồn tại những bất hợp lý và
hợp lý như thế nào trong việc phân bổ thời lượng và môn học cho sinh viên hệ đại
học hiện nay tại cơ sở đào tạo.
7.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài này được thực hiện tại Trường Đại học Công Nghệ Sài
Gòn tại TP.HCM, dành cho :

19



o Sinh viên hệ đại học ngành CNTT chính qui đã tốt nghiệp của 2 khóa
2006-2010 và 2007-2011 và đã đi làm đúng chuyên ngành tại các đơn
vị đóng trên địa bàn TP.HCM.
o Các nhà tuyển dụng lao động các kỹ sư này tại TP. HCM.
o Đánh giá toàn bộ chương trình đào tạo thơng qua 137 sinh viên năm
thứ 4 của 2 khóa 2008 và 2009.

20


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. TỔNG QUAN
1.1.1 Tóm tắt tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Đã có nhiều nghiên cứu, hội thảo, mạn đàm về sự bất hợp lý của tình trạng
sinh viên ra trường khơng tìm được việc hoặc làm trái ngành nghề được đào tạo tại
trường. Hầu như các nghiên cứu có chiều hướng gia tăng và đưa ra nhiều giải pháp
nhằm xây dựng nên một triết lý giáo dục có chất lượng. Các hướng nghiên cứu chỉ
ra được những mặt còn tồn tại về chất lượng sinh viên đã và đang học ở các trường
ĐH trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Từ đó tìm ra ngun nhân
khách quan lẫn chủ quan về vấn đề này trong tình hình hiện nay về giáo dục ở các
bậc học mà đặc biệt là bậc Đại học. Từng vấn đề yếu kém được đem ra mổ xẻ bằng
các số liệu mình chứng cụ thể và đáng tin cậy từ phía người học, người dạy, chương
trình, nhà quản lý giáo dục và thị trường lao động. Đề từ đó tránh được tình trạng
đào tạo tràn lan, thiếu chất lượng và hiệu quả gây nên sự lãng phí cho gia đình và xã
hội.
1.1.2 Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài
1.1.2.1 Một số nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Anh Tài (2009), “Gắn đào tạo với sử dụng,
nhà trường với doanh nghiệp”, ĐH. Kinh tế - ĐH.Quốc gia Hà Nội. Bài viết làm rõ
thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, giữa nhà đào tạo và nhà sử dụng
lao động ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân chủ quan, khách
quan của sự lỏng lẻo và chưa gắn chặt của các mối quan hệ này, tác giả đã đề xuất
một số giải pháp nhằm góp phần làm cho sản phẩm đào tạo của các trường đại học
đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Bài viết cũng nhấn mạnh rằng nguyên nhân của thực trạng chưa gắn kết giữa nhà
đào tạo với nhà sử dụng giữa nhà trường với xã hội khơng thể chỉ nhìn từ phía nhà
trường mà cịn, thậm chí quan trọng hơn phải nhìn từ phía các nhà sử dụng, từ phía
xã hội. Thực tế cho thấy, tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng vẫn tiếp tục diễn

21


ra ở các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, gỗ, tiếp đó là các
ngành nghề về du lịch. Một kết quả điều tra mới đây cho thấy trong chỉ số cầu
nguồn nhân lực của 46/56 ngành nghề đã tăng đáng kể và tập trung vào các ngành
nghề địi hỏi chun mơn và trình độ cao. Chỉ số cầu nhân lực trên thị trường lao
động trong quý 2 năm 2007 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 15.000
người. Bán hàng là nghề có nhu cầu nguồn nhân lực tăng cao nhất (600 người), tăng
447% so với quý 1 năm 2007. Kế tốn, Tài chính Ngân hàng tăng hơn 1.300 người,
tiếp đến là Cơng nghệ thơng tin, Hành chính tiếp thị… đều có nhu cầu tăng trên
200%. Bên cạnh số sinh viên tốt nghiệp hàng năm khơng tìm kiếm được việc làm
ngày càng tăng lên, thì số sinh viên có việc làm cũng không đáp ứng được yêu cầu
của về chất lượng của các nhà tuyển dụng. Sinh viên các trường đại học sau khi
được tuyển dụng vào các doanh nghiệp thường phải được tiếp tục đào tạo 2 đến 3
năm nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, điều này gây
lãng phí rất lớn về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Theo khảo sát của Ngân
hàng Thế giới, khoảng 50% công ty may mặc, hố chất đánh giá lao động được đào

tạo khơng đáp ứng yêu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các
trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi được tuyển
dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80 90% những sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng.
Một hướng nghiên cứu về sự đáp ứng u cầu cơng việc có tính rộng hơn về
qui mơ các ngành trong lĩnh vực kinh tế của tác giả Ngô Thị Thanh Tùng (2009),
“Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp Đại
Học ngành Kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động
của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội”. “Mục tiêu của giáo dục đại học là
cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ nhất định cho xã hội, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với cách tiếp cận này, chất lượng đào tạo có
thể được đánh giá qua năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của người được đào tạo
sau khi hồn thành chương trình đào tạo. Việc xác định rõ được quan niệm về chất
lượng, phương pháp đánh giá chất lượng có thể là một cách hiệu quả để đổi mới

22


giáo dục đại học, là một bước đi quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có
đủ trình độ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Trên tinh thần
đó, nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc đánh giá chất lượng đào tạo Đại
học thông qua ý kiến đánh giá người sử dụng lao động về những lao động có trình
độ đại học hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp, xí nghiệp như là một phương
pháp tiếp cận hiệu quả trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Theo tác
giả, chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý giáo dục,
giảng viên, sinh viên mà còn của cả xã hội. Thực tế cho thấy mặc dù giáo dục đại
học đã rất nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt thời gian qua nhưng thực tế
xã hội cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm và rất nhiều
nhà tuyển dụng không tuyển được lao động phù hợp với yêu cầu. Trong nhiều năm
trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên của các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ
chức nước ngồi,... đều trở nên cơng khai rộng rãi và phổ biến. Các ngày hội việc

làm được tổ chức thường xuyên, đó là nơi gặp gỡ của lãnh đạo các cơ sở sử dụng
lao động và những người có nhu cầu việc làm. Số người cần việc làm tham gia các
ngày hội việc làm lên đến hàng chục nghìn người, hồ sơ nộp vào các cơ quan thơng
báo tuyển dụng thường xun là hàng trăm, hàng nghìn bộ. Tuy nhiên, theo số liệu
của nhà tổ chức chỉ có 30% doanh nghiệp tuyển được người phù hợp trong các ngày
hội việc làm và các doanh nghiệp chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu đề ra. Các cơ quan,
doanh nghiệp có uy tín có khi hàng năm khơng tìm được người phù hợp vào các vị
trí quan trọng trong đơn vị. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm lên
đến hàng chục ngàn người. Dường như đã có một khoảng cách khá xa giữa chương
trình đào tạo ở các trường đại học và nhu cầu đặt ra từ thực tế của các doanh nghiệp,
cơ quan. Có vẻ như muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì một trong những
mục tiêu cần phấn đấu là làm cho khoảng cách này trở nên ngắn hơn.
Với những cách tiếp cận vấn đề như trên, một nghiên cứu đánh giá mức độ đáp
ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến người sử dụng
lao động là rất cần thiết. Một mặt, nghiên cứu sẽ làm rõ về khái niệm chất lượng,
chất lượng đào tạo đang được băn khoăn hiện nay, làm rõ phương pháp luận đánh

23


×