Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.89 KB, 21 trang )

Bộ Giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh

Nguyễn Thị Mai Hoa

Đặc điểm ngôn ngữ giới tính
trong hát phờng vải Nghệ Tĩnh

Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
MÃ số: 62.22.01.01

Tóm tắt luận án TIếN Sĩ ngữ văn

Vinh - 2010
1


Công trình đợc hoàn thành tại: Trờng Đại học Vinh
Ngời híng dÉn khoa häc:
1. GS.TS. DiƯp Quang Ban
2. GS. TS. Nguyễn Nhà Bản

Phản biện 1:

PGS.TS. Nguyn Thái Hoà

Phản biện 2:

GS.TS. Hoàng Trọng Phiến.

Phản biện 3:



PGS.TS. Phạm Hùng Việt

Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc họp
tại Trờng Đại học Vinh
vào hồi...........giờ ..........ngày...........tháng............năm...............

Có thể tìm hiểu Luận án tại Th viện Quốc gia,
Th viện trờng §¹i häc Vinh, Th viƯn tØnh NghƯ An
2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hát phường vải Nghệ Tĩnh là một thể loại thơ ca dân gian đặc sắc của xứ Nghệ,
gắn với môi trường diễn xướng, các vai giao tiếp trong hát phường vải thuộc về hai
giới nam và nữ. Vì lẽ đó, đặc trưng ngơn ngữ giới tính chi phối trực tiếp nội dung và
hình thức biểu hiện của lời ca, việc nghiên cứu yếu tố giới tính trong hát phường vải sẽ
góp phần làm rõ thêm đặc trưng ngơn ngữ, văn hố và con người xứ Nghệ. Hát phường
vải trước đây thường được các nhà nghiên cứu khai thác từ góc độ văn học, ít được
chú ý phương diện ngơn ngữ học, và chưa có cơng trình nào chun bàn về đặc điểm
ngơn ngữ giới tính trong hát phường vải. Chính tầm quan trọng và tính mới mẻ, hấp
dẫn của yếu tố giới tính trong hát phường vải là cơ sở để chúng tôi lựa chọn đề tài
"Đặc điểm ngơn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh".
2. Lịch sử vấn đề
Các kết quả nghiên cứu về giới tính trong lĩnh vực ngơn ngữ đã có đã khẳng định ý
nghĩa và tầm quan trọng của yếu tố giới tính trên nhiều bình diện, như ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ (E. Sapir, R. Lakoff, W. Labov, P.
Trudgill ...).
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã vận dụng lí thuyết chung về giao tiếp vào việc

phát hiện những nét văn hoá ứng xử liên quan tới giới tính của vai giao tiếp, tập trung
chủ yếu vào giao tiếp thường nhật trên một số phương diện: sự phân biệt đối xử về giới
tính thể hiện trong ngơn ngữ, phong cách ngơn ngữ của giới (Nguyễn Văn Khang, Vũ
Thị Thanh Hương...). Các công trình nghiên cứu này có tác dụng gợi mở, cung cấp lí
thuyết cho những cơng trình nghiên cứu cụ thể, và ở luận án này là vấn đề ngôn ngữ
giới tính trong hát phưịng vải Nghệ Tĩnh.
3. Đối tượng, nguồn tư liệu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngơn ngữ giới tính thể hiện trong lời
hát của vai nam/nữ trong hát phưòng vải Nghệ Tĩnh với nguồn tư liệu là 1745 lời hát.
Phạm vi nghiên cứu là xem xét, mô tả, so sánh đặc điểm ngôn ngữ của các vai giao tiếp
nam/nữ trong hát phưòng vải trên một số phương diện: từ xưng hơ, các hành động nói
trong một số bước hát, cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp, phương tiện nghệ thuật.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là xác định những đặc điểm ngơn ngữ mang đặc trưng giới
tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh; từ đó góp phần minh hoạ, bổ sung làm rõ một số
vấn đề về lí thuyết ngơn ngữ giao tiếp và giới tính, về văn hố xứ Nghệ và con người
xứ Nghệ.
Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra là:
- Khảo sát, mơ tả, phân tích các lời hát phường vải được xác định theo giới tính để
xem xét biểu hiện đặc điểm ngơn ngữ giới tính vai giao tiếp qua từ xưng hơ, các hành
động nói trong một số bước hát, cách thức sử dụng từ ngữ, một số biện pháp, phương
3


tiện tu từ.
- Tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt trong ngơn ngữ giới tính của hát
phường vải.
- Bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy về thơ ca dân gian.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ đạo được sử dụng trong cơng trình nghiên cứu là: thống kê,

miêu tả, phân tích, quy nạp, so sánh.
6. Đóng góp của luận án
Cơng trình nghiên cứu đề cập một vấn đề mới (ngơn ngữ giới tính) trên một đối
tượng cổ điển có tính chun biệt (hát phường vải), cho nên nội dung đáp ứng được tính
mới mẻ, khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu khác.
a. Về mặt lí luận
- Góp phần làm rõ một số đặc điểm về từ xưng hơ xét từ góc độ giới tính, hành
động nói gắn với các ngữ cảnh giao tiếp.
- Góp thêm cứ liệu cho nghiên cứu ngơn ngữ giới tính. Cung cấp căn cứ lí luận về
một số phương diện trong nghiên cứu hát phưòng vải như: thủ tục một cuộc hát, mơi
trường diễn xướng, giới tính vai giao tiếp, quan hệ chủ/ khách...
- Khẳng định và bổ sung thêm những nhận định về đặc trưng văn hoá mang dấu ấn
giới tính của vùng đất Nghệ Tĩnh, của con người Nghệ Tĩnh.
b. Về mặt thực tiễn
- Cung cấp tư liệu phục vụ nghiên cứu về ngôn ngữ giới tính, về thơ ca dân gian
Nghệ Tĩnh.
- Bổ sung thêm tư liệu vào việc giảng dạy, học tập các thể thơ dân gian, các nội
dung liên quan tới nghệ thuật sử dụng từ ngữ.
- Góp tiếng nói khẳng định vai trò của hát phưòng vải trong việc tạo nên giá trị của
văn hố xứ Nghệ.
7. Bố cục của luận án:
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận án có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề về hát phường vải Nghệ Tĩnh
Chương 2: Giới tính vai giao tiếp thể hiện qua từ xưng hô trong hát phường vải
Chương 3: Ngơn ngữ giới tính thể hiện qua một số hành động nói trong hát phường vải
Chương 4: Giới tính vai giao tiếp thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ trong hát phường
vải.

4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH
1.1. Giao tiếp và hội thoại
1.1.1. Giao tiếp và giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giao tiếp là sự trao đổi thông tin qua lại bằng lời giữa ít nhất hai người với những
thơng điệp bằng ngơn ngữ trong một ngữ cảnh nhất định, hướng tới mục đích là tự thể
hiện mình (về thái độ, tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm...). Trong giao tiếp, ngôn
ngữ thực hiện hai chức năng chính: chức năng giao dịch và chức năng liên nhân. Ở
luận án này, chức năng liên nhân là cơ sở để chỉ ra quan hệ giữa các vai giao tiếp
nam/nữ.
Khi tham gia giao tiếp, các nhân vật giao tiếp có thể đổi chỗ cho nhau để đảm nhận
vai trao/ đáp, tạo hệ thống lượt lời với các cặp thoại hô ứng về nội dung và hình thức.
Trong phạm vi luận án, vai giao tiếp được xem xét trong hoạt động hội thoại bằng lời
qua quan hệ tương tác vai trao - đáp.
1.1.2. Vận động hội thoại và sự tương tác
Khái niệm hội thoại được xem xét trong đề tài chủ yếu được hiểu là song thoại. Mỗi
lời hát phường vải tương đương 1 tham thoại, xuất hiện chủ yếu ở dạng lời đơn (cặp
thoại một tham thoại) hoặc cặp lời đối đáp (cặp thoại 2 tham thoại). Theo Yule (1997),
dựa trên cơ sở quyền được nói mà người dự thoại có thể có lượt lời và có cơ hội nhận
lượt lời theo sự chi phối của (hay lệ thuộc vào) hệ thống điều hành cục bộ. Quá trình
phân phối cơ hội nhận lượt lời theo hệ thống điều hành cục bộ giữa những người tham
cuộc thoại chính là q trình vận động hội thoại gồm ba nhân tố: sự trao lời, sự trao
đáp và sự tương tác giữa Sp1 (vai nói) và Sp2 (vai nghe), được sắp xếp theo một trình
tự trao/đáp luân phiên giữa những người dự thoại, cịn gọi là sự liên hồ phối các lượt
lời.
Việc thực hiện cuộc tương tác phải theo những nguyên tắc nhất định. Theo Grice
(1975), nguyên tắc cộng tác của hội thoại được chi tiết hoá thành bốn nguyên tắc bậc
dưới, gọi là các phương châm hội thoại bao gồm: phương châm về lượng, phương
châm về chất, phương châm về quan hệ, phương châm về cách thức. Khi người nói cố

ý vi phạm một phương châm hội thoại nào đó, cũng tức là người nói thơng báo một ý
nghĩa nào đó bằng hàm ý, và người nghe phải có năng lực giải đốn hàm ý ấy.
Hát phường vải là hát giao duyên, do vậy hầu hết các lời hát phường vải đều chứa
hàm ý hội thoại. Theo đó, những vấn đề liên quan tới ngôn ngữ các vai giao tiếp trong
luận án được xem xét trên cơ sở hàm ý hội thoại.
1.2. Hành động nói
Hành động nói là những hành động được thực hiện bằng các phát ngôn (xin lỗi,
than phiền, chỉ dẫn, tán thành, cảnh báo…). Theo Searle, để thực hiện hành động nói
cần có 4 điều kiện tiên quyết: điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều
kiện chân thành, điều kiện căn bản; đồng thời đề xuất 5 lớp hành động nói gắn với 5
5


chức năng tổng quát của các hành động nói: tuyên bố, biểu hiện, bộc lộ, điều khiển,
ước kết. Các hành động nói đề cập trong đề tài dựa trên hệ thống phân loại của Searle.
1.3. Về ngôn ngữ và giới tính
Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt về mặt thể chất (tức sinh lí học) giữa nam
giới và nữ giới; còn giới là khái niệm chỉ mối quan hệ xã hội, mối tương quan giữa địa
vị xã hội của nam và nữ trong bối cảnh xã hội cụ thể. Giới tính là những chức năng tự
nhiên, hầu như bất biến; còn những yếu tố thuộc về giới thay đổi khi các điều kiện quy
định chúng thay đổi.
Yếu tố giới tính ảnh hưởng tới ngơn ngữ, tạo ra những điểm khác nhau giữa ngôn
ngữ nam giới và nữ giới được thể hiện trên ba phương diện: cách phát âm của mỗi giới,
ngơn ngữ nói về mỗi giới và phong cách ngơn ngữ. Sự khác biệt ấy được hình thành
bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân tự nhiên là do cấu tạo cơ thể người;
nguyên nhân xã hội là do nhiều nhân tố: văn hoá, sự phân bố quyền lực và địa vị xã
hội, sự phân công lao động và kinh nghiệm về xã hội của mỗi giới... Đặc điểm ngơn
ngữ giới tính do ngun nhân tự nhiên hầu như "bất biến", cịn đặc điểm ngơn ngữ giới
tính do nguyên nhân xã hội thường có khuynh hướng thay đổi để phát triển và thích
nghi.

1. 4. Về ngơn ngữ và văn hố
Theo F.d. Saussure (1973), văn hố và ngơn ngữ đều là "thiết chế xã hội", hoạt
động ngôn ngữ cũng như hoạt động văn hoá đều thuộc loại hoạt động tinh thần. Cịn E.
Sapir (2000) khẳng định rằng ngơn ngữ và văn hố quan hệ khăng khít với nhau tới
mức sẽ không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu khơng có kiến thức về cái
kia. Trong thơ ca dân gian Việt Nam, mối quan hệ ấy được thể hiện khá rõ: Văn hoá
cộng đồng của người Việt là nền tảng để hình thành thơ ca dân gian; tác động trở lại,
thơ ca dân gian lại có ý nghĩa phản ánh và lưu giữ quá trình hình thành, phát triển của
văn hoá cộng đồng.
1.5. Phương ngữ xã hội
Được hình thành từ ngun nhân về địa lí, ngun nhân về xã hội và đặc điểm lịch
sử, phương ngữ thường được xem xét trên hai bình diện: phương ngữ địa lí (chỉ biến
thể địa lí của ngơn ngữ) và phương ngữ xã hội (chỉ biến thể xã hội của ngôn ngữ). Ở
đây chỉ đề cập tới ngôn ngữ xã hội. Trong HPV, dấu hiệu của phương ngữ xã hội được
xem xét trên nhiều phương diện: cách sử dụng từ ngữ (hệ thống từ địa phương Nghệ
Tĩnh, nhất là từ xưng hô, từ ngữ chỉ không gian, thời gian; từ ngữ chỉ cơng việc…);
cách sử dụng nghệ thuật chơi chữ (nói lái, đồng âm, đồng nghĩa…).
1.6. Hát phường vải Nghệ Tĩnh và việc nghiên cứu đặc điểm ngơn ngữ giới tính
Những nét riêng về địa lí thiên nhiên, khí hậu, sinh hoạt dân cư, ngôn ngữ... đã tạo
nên một phong cách Nghệ Tĩnh khá nhất quán, nhất là phong cách con người, được thể
hiện trên các phương diện như: tiếng nói trầm đục, cách tư duy cứng nhắc, bảo thủ;
hành động quyết liệt, dữ dội; cách ứng xử chuộng sự giản dị, mộc mạc; quan hệ làng xã
6


được xác định trên cơ sở gắn kết cộng đồng chặt chẽ.
Cùng với ví đị đưa, hát phường vải được coi là 1 trong 2 thể ví tiêu biểu và thịnh
hành nhất của hát ví xứ Nghệ, có thủ tục sinh hoạt khá chặt chẽ. Để có cơ sở xét giới
tính vai giao tiếp, tập hợp tư liệu hát phường vải được phân định thành 3 nhóm lời: (1)
Nhóm lời có thể phân định tách bạch giới tính của chủ ngơn thơng qua hình thức cặp

lời đối đáp hoặc từ xưng hơ; (2) Nhóm lời khó phân định tách bạch giới tính của chủ
ngơn; (3) Nhóm lời khơng thể phân định giới tính của chủ ngơn. Do khơng phân định
được giới tính vai giao tiếp, nhóm lời (3) khơng được xem xét trong luận án. Như vậy,
tổng số lời hát được khảo sát trong luận án là 1745 lời, trong đó gồm 767 lời hát nam
và 978 lời hát nữ.
1.7. Tiểu kết chương I
Giao tiếp trong hát phường vải có tính diễn xướng , theo đó, chức năng của ngơn
ngữ trong hát phường vải chủ yếu là chức năng liên nhân. Ở hát phường vải, vai giao
tiếp được xét trong mối quan hệ tương tác thơng qua các hình thức trao/ đáp của hoạt
động hội thoại bằng lời hát. Đồng thời việc lựa chọn ngôn ngữ của các vai giao tiếp
trong hát phường vải cũng chịu sự chi phối bởi các yếu tố liên quan tới thuộc tính xã
hội của vai giao tiếp: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ
văn hố, v.v...
Đặt vào cuộc thoại, mỗi lời hát (lời đơn hay cặp trao-đáp) đều được coi là một lượt
lời được thực hiện theo quy trình luân phiên đổi vai. Đây là căn cứ để xác định khái
niệm hội thoại trong luận án chủ yếu được hiểu là song thoại với hai vai giao tiếp
chính: vai nam (phường nam) và vai nữ (phường nữ). Mặt khác, do điều kiện có hạn,
luận án chỉ xem xét ngơn ngữ hát phường vải qua hệ thống lời ca đã được tập hợp
thành văn bản, không đặt lời ca trong môi trường diễn xướng, do vậy, cũng không xem
xét đến các yếu tố phi ngôn ngữ vốn rất quan trọng đối với sinh hoạt văn hoá dân gian
như hát phường vải .

CHƯƠNG 2: GIỚI TÍNH VAI GIAO TIẾP THỂ HIỆN QUA
TỪ XƯNG HÔ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI
2.1. Vai giao tiếp trong hát phường vải
2.1.1. Vấn đề xác định vai giao tiếp
Xét theo vai trị tham gia thì những người có mặt trong một cuộc hát phường vải
thường gồm: người hát, người đặt câu hát, người đi nghe hát. Xét về quan hệ giao tiếp
thì các thành phần trên được đặt vào ba vai giao tiếp: vai chủ, vai khách và vai thầy bày.
Xét về quan hệ giới tính thì các thành phần trên được đặt vào hai vai giao tiếp: vai nữ và

vai nam. Về mặt giới tính, lời hát nữ có 978/1745, chiếm 56 %, và lời hát nam có
767/1745 chiếm 44% (Bảng 2.1).
7


Bảng 2.1. Phân loại lời hát phường vải theo vai giao tiếp qua các chặng hát
Các chặng

Lời
nam
đơn

Lời nữ
đơn

Hát dạo

82

Hát chào

Lời nam trong cặp
trao - đáp

Lời nữ trong cặp
trao - đáp

Tổng

Nam

trao

Nam đáp

Nữ trao

Nữ đáp

56

2

3

3

2

148

7

31

0

0

0


0

38

Hát mừng

12

36

0

4

4

0

56

Hát hỏi

0

5

22

32


32

22

113

Hát đố hát đối

2

18

10

124

124

10

288

Hát mời

8

47

8


14

14

8

99

Hát xe kết

307

372

42

53

54

42

870

Hát tiễn

21

84


2

12

12

2

133

Tổng

439

649

86

242

243

86

1745

2.1.2. Sự tương tác và quan hệ liên cá nhân giữa các vai giao tiếp trong hát
phường vải
Quan hệ tương tác thể hiện qua sự điều hoà lượt lời của các vai giao tiếp và qua
những tín hiệu điều hành vận động trao - đáp. Quan hệ liên cá nhân được xét trên 2

trục: trục quyền thế xã hội và trục quan hệ khoảng cách.
Xét trên trục quyền thế xã hội, các vai giao tiếp nam/nữ được phân biệt trên 3
phương diện: về nghề nghiệp và địa vị xã hội, sự tôn vinh về vai vế trong xã hội chỉ
dành cho vai nam; về tuổi tác, vai nữ thường được đặt ở vị thế thấp hơn, khiêm nhường
hơn khi xác định quan hệ với vai nam (thể hiện rõ qua từ xưng hô); về quan niệm định
kiến giới, các phát ngôn của chủ thể nam/hoặc nữ đã đề cập tới các mối quan hệ cụ thể:
vai nữ thường gắn với quan hệ gia đình, vai nam thường gắn với quan hệ xã hội.
Xét trên trục quan hệ khoảng cách, quan hệ giữa vai nam/ vai nữ có sự điều chỉnh
về mức độ thân mật hoặc xa cách. Nếu quan hệ xã hội giữa các vai giao tiếp hầu như
không thay đổi trong cả cuộc hát thì về quan hệ khoảng cách, theo trình tự các bước
của một cuộc hát, tình cảm của các vai giao tiếp có sự tịnh tiến dần theo hướng tích
cực: từ xa lạ đến gần gũi, thân thiết.
2.2. Giới tính thể hiện qua hệ thống từ xưng hô trong hát phường vải
2.2.1. Sơ lược về từ xưng hô
Các nhân vật tham gia giao tiếp được phân định ở 3 ngơi vị (số ít và số nhiều): ngơi
thứ nhất chỉ người nói, ngơi thứ 2 chỉ người nghe và ngơi thứ 3 chỉ người được nói
8


đến. Tuy nhiên, khi một hoạt động giao tiếp diễn ra, chỉ có ngơi thứ nhất và ngơi thứ
hai sử dụng từ xưng hơ, do đó mới thực sự là các ngôi xưng hô.
Xét trong quan hệ giao tiếp, các đại từ nhân xưng gốc trong tiếng Việt không biểu
hiện giới tính, tức là khơng có phạm trù giống ngữ pháp cũng như giống sinh học. Còn
các đại từ nhân xưng lâm thời có thể biểu hiện giới tính; cũng có thể khơng biểu thị
giới tính. Do đó, đối với tiếng Việt, muốn xác định giới tính (trỏ nam hay nữ) của nhân
vật hành động do đại từ nhân xưng biểu thị thì phải dựa vào ngữ cảnh, văn bản, hoặc
theo phán đốn logic.
2.2.2. Từ xưng hơ trong hát phường vải
Hệ thống từ xưng hô phong phú đã làm cho những lời đối đáp trong hát phường vải
Nghệ Tĩnh vừa có tính un bác, vừa mang đậm nét khơng khí sinh hoạt dân gian.

Ngồi ra, trong hát phường vải cịn có hệ thống lời hát trống từ xưng hơ với
452/767 lời hát nam (58,9 %), 589/978 lời hát nữ (60,2 %), bao gồm trống từ xưng hô
từ xưng hô ở ngôi thứ nhất, hoặc ngôi thứ hai, hoặc cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.
Là ngôn ngữ giao tiếp nghệ thuật, hiện tượng trống từ xưng hô trong hát phường vải
khá phổ biến và không bị coi là vi phạm phép lịch sự.
2.2.3. Một số khn hình xưng hơ trong sự quy chiếu giới tính vai giao tiếp
Trong tư liệu khảo sát, vai nam sử dụng 23 từ, tổ hợp từ xưng hô ở ngôi thứ nhất;
47 từ, tổ hợp từ xưng hô ở ngôi thứ hai. Vai nữ sử dụng 21 từ, tổ hợp từ xưng hô ở ngôi
thứ nhất, 37 từ, tổ hợp từ xưng hô ở ngơi thứ hai. Ngồi ra cịn có hệ thống từ xưng hơ
dùng chung gồm: nhóm từ nhân xưng đích thực: tơi, ta, đơi ta…; nhóm từ ngữ khơng
phải là từ nhân xưng đích thực, được dùng với tư cách là từ xưng hơ lâm thời: mình, ai,
cố nhân, tri âm, bạn, người… Kết quả đó cho thấy, hệ thống từ xưng hô trong lời hát
nam phong phú, đa dạng và linh hoạt hơn từ xưng hô trong lời hát nữ. Tuy nhiên, nếu
so sánh về chuẩn mực giao tiếp thì từ xưng hô của vai nữ hướng tới sự chuẩn mực rõ
hơn vai nam.
2.2.4. Cặp từ xưng hô xét trong sự tương tác giữa các vai giao tiếp
Với 4 bình diện quan hệ giữa các vai giao tiếp: quan hệ ngang quyền và có khoảng
cách, quan hệ ngang quyền và thân hữu, quan hệ khơng ngang quyền và có khoảng
cách, quan hệ không ngang quyền và thân hữu, luận án xem xét mối quan hệ tương tác
giữa các vai giao tiếp ở hai nhóm: Hệ thống cặp từ xưng hơ đầy đủ với 319/771 (*) lượt
trong lời nam (41,4%), 393/982(**)lượt trong lời nữ (40 %) và hệ thống cặp từ xưng hô
trống với 452/771 lượt trong lời nam (58,6%) và 589/982 lượt trong lời nữ (60 %) .
Kết quả khảo sát các cặp từ xưng hô đầy đủ ngôi cho thấy: (1) Với những từ xưng
hô mộc mạc, nôm na, cách xưng hô của giới nam thường nghiêng về mối quan hệ thân
hữu; với những từ xưng hô thường bảo đảm chuẩn mực, trang trọng, cách xưng hô của
(*)

Trong lời nam có 14 câu sử dụng 2 cặp TXH, 1 câu sử dụng 3 cặp TXH (767 lời có 783 lượt dùng cặp TXH);
trong lời nữ có 13 câu sử dụng 2 cặp TXH (978 lời có 991 lượt dùng cặp TXH). Đối với những trường hợp trong
cùng lời hát, một cặp TXH được lặp đi lặp lại thì vẫn tính 1 lượt dùng.

(**)
Tính trên tổng số 319 lượt.

9


giới nữ nghiêng về mối quan hệ quyền lực. (2) Qua xưng hơ, giới nam muốn rút ngắn
khoảng cách, cịn giới nữ lại muốn giữ khoảng cách.
Kết quả khảo sát các cặp từ xưng hô trống ngôi nhân xưng cho thấy: (1) Hiện tượng
trống từ xưng hô ở ngôi thứ nhất nhiều hơn ở ngôi hai, và không đồng đều giữa hai vai
giao tiếp: giới nữ thường trống từ dùng để xưng, cịn giới nam thường trống từ dùng để
hơ. (2) So với các cặp từ xưng hô đầy đủ ngôi, hiện tượng trống từ xưng hô ở ngôi
nhân xưng chủ yếu nghiêng về quan hệ thân hữu nhiều hơn quan hệ quyền lực.
2.2.5. Văn hoá của người xứ Nghệ qua cách xưng hô
Ở hát phường vải, người xứ Nghệ thể hiện văn hố riêng qua sự hình thành "cái tơi"
vừa hồ đồng trong "cái ta" chung, vừa mang đậm dấu ấn cá nhân thể hiện qua cách
xưng gọi. Cụ thể là: (1) Dùng từ xưng hô ở ngôi thứ nhất, số ít với tỉ lệ cao góp phần
thể hiện bản lĩnh của người hát; (2) dùng từ xưng hô mang tính định danh cụ thể góp
phần làm cho các vai giao tiếp trong hát phường vải được xác định, khơng bị hồ vào
cộng đồng, tập thể; đồng thời cũng thể hiện khả năng ứng đối linh hoạt của những
người tham gia hát phường vải; (3) đưa tên riêng của các vai giao tiếp vào lời hát với ý
nghĩa vừa cung cấp thơng tin về danh tính, vừa thể hiện tài ứng đối linh hoạt của người
tham gia cũng như sự hấp dẫn bởi tính gay cấn bất ngờ của cuộc hát.
2.3. Tiểu kết chương II
Trong hát phường vải, các vai giao tiếp được đặt vào hai phe: phường nữ (vai chủ
nhà) và phường nam (vai khách). Giới tính vai giao tiếp thể hiện rõ nhất ở cách sử
dụng từ xưng hô. Với hệ thống từ xưng hô phong phú, đa dạng, lại khá linh hoạt, tự do,
không bị ràng buộc bởi tính khn mẫu, hát phường vải có nét khu biệt rất rõ so với
các thể hát ví, hát giặm khác của dân ca Nghệ Tĩnh, cũng như so với dân ca các vùng
miền khác. Đồng thời, cách xưng hô này cũng đã thể hiện bản ngã của các vai giao

tiếp: thơng minh, dí dỏm, tự tin, bản lĩnh.
Quan hệ liên cá nhân giữa các vai giao tiếp trong hát phường vải cũng được thể
hiện trên hai trục: trục quyền thế và trục khoảng cách; tuy nhiên, có xu hướng nghiêng
về biểu hiện sự bình đẳng, thân hữu nhằm rút ngắn khoảng cách giữa giới nữ và giới
nam. Điều này thể hiện rõ trên một số phương diện: cách sử dụng từ xưng hô, cách
biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm qua các chặng, các bước của một cuộc hát... Đặc
bệt, với tư cách là chủ nhà, vai nữ thường ở thế chủ động, khá tự tin trong giao tiếp;
còn vai nam, với tư cách là vai khách, lại rơi vào thế bị động, có lúc tỏ ra lúng túng,
thiếu tự tin. Có thể nói, sự bình đẳng, thái độ đề cao giới nữ là điểm khác nhau cơ bản
giữa ngôn ngữ giao tiếp trong hát phường vải với ngơn ngữ giao tiếp thơng thường.

CHƯƠNG 3: NGƠN NGỮ GIỚI TÍNH THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ
10


HÀNH ĐỘNG NÓI TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI
3.1. Dẫn nhập
Dựa trên sự kết hợp giữa các tiêu chí phân loại của J.R. Searle và đích giao tiếp đặt
ra trong từng bước hát, luận án phân loại hành động nói cho lời hát phường vải thành 4
nhóm: (1) Nhóm hành động biểu hiện (representatives) chiếm tỉ lệ khá lớn, ở lời hát
nam là 62,3%; ở lời hát nữ là 33%. (2) Nhóm hành động bộc lộ (expressives) chiếm
13,5% lời nữ và 8,9% lời hát nam. (3) Nhóm hành động điều khiển (directives) chiếm tỉ
lệ tương đối cao với 41,3% ở lời hát nữ và 17,6% ở lời hát nam.(4) Nhóm hành động
ước kết (commissives) có tỉ lệ khơng cao với 118 lời (6,8%) (trong đó, vai nữ có 83 lời
chiếm 70%, vai nam có 35 chiếm 30%).
3.2. Hành động nói trong một số bước hát của cuộc hát phường vải
- Hành động trình bày trong bước hát dạo gồm hai nội dung: Tự giới thiệu, nêu lí
do và bày tỏ mục đích giao tiếp (chủ yếu là lời nam với 62/71 lời, chiếm 87,3 %); xác
nhận sự hiện diện của đối tượng thơng qua những tín hiệu được cảm nhận bằng các
giác quan hoặc thông qua sự quan sát, thu nhận thông tin (chủ yếu là lời nữ với 26/32

lời, chiếm 81,3%).
- Hành động chào, mừng trong bước hát chào hát mừng gồm các nội dung: giới
thiệu cảnh sắc, con người phường vải, mừng đón, mừng cảnh mừng người, mừng
chúc... Nhóm hành động nói này thường xuất hiện ở lời hát nữ với 69/82 lời (84,1%)
- Hành động hỏi trong bước hát hỏi gồm các nội dung: khai thác thơng tin, tìm hiểu
đối tượng (khách) về gia thế, lai lịch, nguyên do, mục đích (chủ yếu xuất hiện ở lời nữ
với 19/22 lời); nội dung hỏi (chủ nhà) về chuyện gia thất chỉ có ở lời nam (12 lời).
Riêng nội dung hỏi để nhận biết tình cảm, thái độ khá cân bằng về số lượt xuất hiện
trong lời nam và lời nữ (27% ở nam, 24% ở nữ). Về hình thức, nam thường dùng lối
hỏi trực tiếp, thể hiện tính chủ động, mạnh bạo, tự tin; còn nữ chỉ dùng cách hỏi này để
tìm hiểu về gia thế, lai lịch, khi chuyển sang nội dung diễn tả tình cảm, họ thường dùng
cách nói ẩn dụ, kín đáo, tế nhị.
- Hành động đố/đối hỏi trong bước hát đố hát đối chủ yếu là sự thử thách bên nữ
dành cho bên nam (gồm 136/150 lời nữ, chiếm 90,7%), thường đề cập tới những nội
dung chính: hỏi về tri thức thực tiễn, hỏi về tri thức sách vở, hỏi về các sự việc, hiện
tượng không có trong thực tế.
- Hành động mời trong bước hát mời chủ yếu xuất hiện ở lời hát nữ với 66 lời, gồm
các nội dung: mời vào nhà (35 lời, chiếm 53%); mời đàn hát (8 lời, chiếm 12,1%), mời
ăn trầu, uống nước, hút thuốc (23 lời, chiếm 34,9%). Vai nam chỉ thực hiện hành động
đáp lời mời.
- Hành động tỏ tình, thề nguyền, trách trong bước hát xe kết gồm:
Nội dung lời tỏ tình diễn tả các cung bậc cảm xúc; thể hiện quan điểm về tình u,
hơn nhân; gửi gắm những ước mơ, những dự cảm đầy bất trắc về tình u, về hạnh
phúc lứa đơi; đề cao giá trị cá nhân. Tỉ lệ lời tỏ tình ở lời hát nam cao hơn lời hát nữ,
11


thể hiện được tính chủ động, tự tin của vai nam và thái độ rụt rè, dè dặt của vai nữ.
Nội dung lời hát thề: Với 51 lời nữ, 33 lời nam, hành động thề trong hát xe kết tập
trung khẳng định sự thuỷ chung, bền chặt, quyết tâm bảo vệ tình u, bất chấp mọi khó

khăn, thử thách.
Nội dung lời hát trách: trách người, trách cha trách mẹ, trách ông tơ bà nguyệt,
trách mình. Hành động này xuất hiện nhiều hơn ở lời nữ với 45/74 lời, chiếm 61% (vai
nam có 29 lời, chiếm 39%).
3.3. Tiểu kết chương III
Gắn với thời gian và không gian diễn xướng nhất định, hành động nói trong hát
phường vải được đặt trong hội thoại với ý nghĩa lời đáp trao duyên. Trình tự sắp xếp
của các bước hát trong một cuộc hát phường vải và nội dung lời hát trong các hành
động nói tương ứng cho thấy đây là một thể hát ví trong lao động nhưng khá bài bản về
quy cách, lề lối tương tự như các thể hát ví mang tính hội hè, tạo ra điểm khác nhau cơ
bản giữa hát phường vải với các hình thức hát ví trong lao động khác.
Xét từ góc độ quan hệ giao tiếp, việc phân định vai chủ-khách chi phối tỉ lệ số lời
cũng như nội dung các hành động nói: Với 56% (978/1745 lời), lời hát nữ chiếm tỉ lệ
cao, chủ yếu tập trung ở lời trao, nhất là ở các bước hát có tính chất thủ tục giao tiếp
(hát chào hát mừng, hát đố hát đối); còn với 44 % (767/1745 lời), lời hát nam chiếm tỉ
lệ thấp, chủ yếu tập trung ở lời đáp. Xét từ góc độ giới tính, trong cách biểu hiện tâm
trạng, tình cảm, thái độ giữa vai nam và vai nữ cũng có những điểm khác nhau rõ rệt:
Lời hát vai nam thường thể hiện sự thẳng thắn, bộc trực trong bày tỏ tình cảm, chiếm
ưu thế chủ động trong bước hát xe kết; còn lời hát vai nữ thể hiện sự mạnh bạo, tự tin
trong các bước hát chào hát mừng, hát đố hát đối nhưng lại tỏ ra dè dặt, kín đáo khi
nói về tình yêu lứa đôi ở bước hát xe kết.

CHƯƠNG 4: GIỚI TÍNH VAI GIAO TIẾP THỂ HIỆN
12


QUA CÁCH SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI
4.1. Cách sử dụng một số lớp từ đặc trưng về giới
Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu được dùng để tìm ra những biểu hiện khác
biệt về giới ở một số lớp từ: lớp từ có ý nghĩa định danh về giới, lớp từ chỉ quan hệ

thân tộc, lớp từ chỉ ngoại hình, lớp từ chỉ tài năng, phẩm chất, phong thái, lớp từ chỉ
công việc (thể hiện qua Bảng 4.1).
Bảng 4.1: Tổng hợp số liệu lớp từ ngữ về giới trong hát phường vải
Giới tính

Chỉ giới nam
Số từ ngữ

Số lượt

Chỉ giới nữ
Số từ ngữ

Số
lượt

Định danh về giới

39

110

30

80

Chỉ quan hệ thân tộc

12


173

21

167

Chỉ ngoại hình

4

6

46

106

Chỉ tài năng, phẩm chất...

14

18

23

31

Chỉ cơng việc

19


48

22

38

Kết quả khảo sát cho thấy:
- Lớp từ ngữ có ý nghĩa định danh nói về giới có số lượng khá phong phú, trong đó
số từ ngữ định danh chỉ nam giới nhiều hơn nữ giới; không xuất hiện những từ ngữ
mang nghĩa tiêu cực chỉ nữ giới như đĩ rạc, mụ ăn mày, con đĩ… Nếu như từ chỉ nam
giới chủ yếu xuất hiện ở lời hát nữ (61%) thì từ ngữ chỉ nữ giới lại chủ yếu xuất hiện ở
lời hát nam (65%).
- Lớp từ chỉ quan hệ thân tộc nói về giới có số lượng từ ít hơn nhưng tần số sử dụng
cao hơn; từ ngữ chỉ giới nam ít hơn giới nữ.
- Lớp từ chỉ ngoại hình nói về giới có tần số xuất hiện lớn. Lớp từ chỉ ngoại hình
của giới nữ nhiều gấp 11,5 lần so với giới nam (và số lượt xuất hiện gấp 17,7 lần);
đồng thời phân bố không đều ở lời hát nam và lời hát nữ: nếu lớp từ ngữ miêu tả ngoại
hình giới nam chủ yếu xuất hiện ở lời hát nữ (83%) thì lớp từ miêu tả ngoại hình của
giới nữ chủ yếu xuất hiện ở lời hát nam (75%).
- Lớp từ ngữ chỉ tài năng, phẩm chất, phong thái theo giới tính có tần số xuất hiện
khơng nhiều, và số từ nói về giới nữ nhiều hơn giới nam. Nếu như phần từ vựng đánh
giá giới nam chủ yếu xuất hiện trong lời hát nữ (15/18 lượt, chiếm 83%) thì phần từ
vựng đánh giá giới nữ lại chủ yếu xuất hiện trong lời hát nam (26/31 lượt, chiếm 84%),
do đó, bảo đảm tính khách quan và thái độ tôn vinh mà các bên tham gia hát phường
vải dành cho nhau.
- Lớp từ chỉ công việc gắn với giới tính có số lượng khơng nhiều nhưng thể hiện đặc
trưng giới tính khá rõ: nữ giới chủ yếu làm nghề canh cửi (18 từ ngữ/33 lượt); nam giới
13



chủ yếu lo việc học hành (14 từ ngữ/48 lượt).
4.2. Cách dùng hệ thống biểu tượng nói về giới
Xét theo cấu tạo, hệ thống biểu tượng nói về mỗi giới trong hát phưòng vải gồm:
biểu tượng đơn và biểu tượng đơi, trong đó biểu tượng đơi lớn hơn biểu tượng đơn về
cả số lượng và tần số xuất hiện. Đặc biệt, có những cặp hình ảnh sóng đơi dù tần số
xuất hiện không nhiều nhưng mang đặc trưng riêng của phường vải: bướm - tằm, cúc khuy, cúc - áo.
Xét về ý nghĩa, luận án tập trung xem xét về hai biểu tượng chim và hoa.
Biểu tượng chim được dùng cho cả giới nam và giới nữ, xuất hiện ở dạng đơn và
dạng đôi với tần số cao (46 lượt). Ở dạng đơn, nói về giới nam, biểu tượng chim
thường xuất hiện trong lời tự giới thiệu của chủ thể trữ tình; nói về giới nữ, biểu tượng
chim chủ yếu xuất hiện trong lời miêu tả, đánh giá của giới nam, gắn với ý nghĩa diễn
tả một đặc điểm hình thức của đối tượng trữ tình, và. Ở dạng đơi, biểu tượng chim
dùng để diễn tả lứa đôi, thể hiện sự cân xứng, hài hoà, cao đẹp, quyền quý trong tình
cảm lứa đơi.
Biểu tượng hoa có tần số xuất hiện tương đối nhiều, trong đó chỉ có một trường hợp
biểu tượng hoa gắn với nam giới trong lời hát mừng của bên nữ, cịn hầu hết biểu
tượng hoa đều nói về nữ giới với nhiều sắc thái ý nghĩa: miêu tả vẻ đẹp, khẳng định giá
trị, diễn tả các giai đoạn trong cuộc đời người con gái (hoa đến thì, hoa đang thì, hoa
đã nở, hoa tàn hết nhuỵ).
4.3. Cách dùng hệ thống từ ngữ chỉ thời gian, không gian
4.3.1. Lớp từ chỉ thời gian
Để xem xét yếu tố thời gian trong hát phưòng vải, đề tài tập trung khảo sát từ ngữ
chỉ thời gian trên cơ sở phân nhóm theo dòng quá khứ - hiện tại - tương lai ( Bảng 4.2)
Từ ngữ chỉ thời gian quá khứ: Xuất hiện chủ yếu ở lời hát nam, tập trung nhiều ở
bước hát xe kết, trong đó, mơtíp chỉ thời gian q khứ gần chiếm số lượng ít, cịn các
mơtíp chỉ q khứ xa (xác định hoặc khơng xác định) có số lượng nhiều hơn với cách
diễn đạt khá phong phú, mang đậm sắc thái địa phương: bấy chầy (từ đó đến nay), bấy
lâu, khi tê, ngảy rày (lâu nay), ri lâu (bấy lâu nay), …
Bảng 4.2. Tổng hợp từ ngữ biểu thị thời gian trong hát phường vải
Thời gian


Số lời nam

Số lời nữ

Quá khứ

17

27

Quá khứ - hiện tại

19

12

Hiện tại

87

109

Tương lai

26

50

Từ ngữ chỉ thời gian quá khứ - hiện tại: Tần số xuất hiện ở lời nam cao hơn lời nữ,

14


tập trung chủ yếu ở chặng cuối với phần hát trách (trách sự đổi thay, phụ bạc): bấy lâu
(mấy lâu) - bây giờ, năm xưa-giờ,...
Từ ngữ chỉ thời gian hiện tại: Quen thuộc nhất là cách sử dụng mơ típ diễn tả thời
gian hiện tại - diễn xướng thông qua các trạng từ nay, bây giờ... Ngồi ra cịn có các
mơtíp miêu tả thời điểm hiện tại gắn với sự xuất hiện của chủ thể giao tiếp: mới (tới,
bước ra, bước vào, gặp), vừa lúc, vừa khi...; tổ hợp từ diễn tả những khoảng thời gian
có sự vận động chuyển tiếp: đầu hơm đến sáng, năm ngối lại giờ...
Từ ngữ chỉ thời gian tương lai: Nhóm từ ngữ này chiếm số lượng không nhiều,
thường tập trung chủ yếu ở chặng hát mời, hát xe kết và hát tiễn, gắn với nội dung diễn
tả lời thề nguyền, dự cảm, ước mơ, hi vọng (rày mai (nay mai), vài ba năm nữa, (đến)
tháng hai, (đến) giêng hai...); dặn dò, hẹn hò khi chia tay (mai, sáng mai, trưa mai, tối
mai, mai ra… ).
4.3.2. Lớp từ chỉ không gian
Từ ngữ chỉ không gian được xem xét chủ yếu là khơng gian tâm lí với 4 nhóm:
khơng gian vũ trụ, khơng gian sinh hoạt cộng đồng, không gian riêng tư, không gian
gắn với địa danh (xem Bảng 4.9)
Bảng 4.9: Tổng hợp từ ngữ biểu thị khơng gian trong hát phưịng vải
Khơng gian

Số lời nam

Số lời nữ

Không gian vũ trụ

47


66

Không gian sinh hoạt

326

455

Không gian riêng tư

14

24

Không gian gắn với địa danh

58

79

- Từ ngữ diễn tả không gian vũ trụ: Không gian vũ trụ chủ yếu là khơng gian tâm lí,
có trường hợp gắn với tín ngưỡng, tâm linh; có trường hợp diễn tả các cung bậc cảm
xúc của nhân vật trữ tình: trời, đất, trăng, sao ...
- Từ ngữ diễn tả không gian sinh hoạt tập thể, cộng đồng: Chủ yếu là không gian
sinh hoạt được giới hạn trong phạm vi hẹp (nhà cửa, ngõ, đường). Bên cạnh đó, hồ
trong cảm thức chung của người Việt về sự tương hợp "sơn thuỷ hữu tình", lại gắn với
mảnh đất Nghệ Tĩnh "địa linh" "non xanh nước biếc", các chàng trai cô gái phường vải
cũng thường ngẫu hứng với không gian núi - sông trong sự song hành, tương hợp, hài
hoà, gợi lên khát vọng mãnh liệt về tình u, cuộc sống.
- Từ ngữ diễn tả khơng gian riêng tư: Sự xuất hiện của kiểu không gian này trong

hát phưịng vải khơng nhiều, thường gắn với thời gian tương lai - nguyện ước thông
qua các tổ hợp từ: ước gì, khi nào, bao giờ trong những lời ca thể hiện tình cảm nam nữ
đã đến độ sâu đậm (hát xe kết, hát cưới hỏi); được coi là những "đột phá", thể hiện khát
vọng cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi: chung chăn, chung nằm, chăn chung gối kề, tay
gối đầu kề…(lời nữ); chăn ấm gối êm, chung nhà, đắp đôi giải yếm, nằm một nơi…
(lời nam).
15


- Từ ngữ diễn tả không gian gắn liền với địa danh: Có tần số xuất hiện tương đối
lớn (58 lượt lời nam, 79 lượt lời nữ), gồm địa danh núi non với núi Hồng Lĩnh (non
Hồng, Ngàn Hống), Hoành Sơn, Bằng Sơn, Hùng Sơn, Nội Sơn, Tam Sơn, núi Dồi...;
địa danh sông nước với sông Lam (Lam Giang, Lam Thuỷ, sông Rum), sông Giăng,
sông Vịnh, sông Lường... ; địa danh chợ, đình chùa, cầu, bến; địa danh làng, xã, huyện
gắn với danh tính cụ thể của nghệ nhân phường vải, do vậy, đã thốt khỏi ảnh hưởng
của tính chất phiếm chỉ và mang dấu ấn riêng của người hát.
4.4. Cách dùng nghệ thuật chơi chữ và dẫn ngữ
Các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng trong hát phưòng vải rất phong
phú. Tuy nhiên, đề tài chỉ lựa chọn hai biện pháp có tần số xuất hiện nhiều và có vai trị
quan trọng trong việc tạo sắc thái riêng của hát phưòng vải so với các thể hát ví khác:
Nghệ thuật chơi chữ và dẫn ngữ .
4.4.2. Nghệ thuật chơi chữ
Trong HPV, chơi chữ là một biện pháp tu từ nổi trội, được dùng trong 210 lượt lời
(trong đó lời hát của vai nữ chiếm 57,6% với 121 lời; lời hát của vai nam là 42,4% với
89 lời), được thể hiện dưới nhiều hình thức (xem Bảng 4.11).
Bảng 4.11. Tổng hợp các biện pháp chơi chữ trong hát phường vải
Các biện pháp chơi chữ

Số lượt lời nam


Số lượt lời nữ

Khai thác phương tiện ngữ âm - văn tự

38

43

Khai thác phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa

37

60

Khai thác phương tiện ngữ pháp

5

5

Đố Kiều

5

6

Phối hợp các biện pháp

4


7

Tổng

89

121

Với các hình thức trên đây, chơi chữ là một hình thức nghệ thuật khó, địi hỏi tính
trí tuệ cao, tầm hiểu biết rộng, kết hợp với sự nhạy cảm và khả năng ứng đối nhanh để
tạo ra (từ phía người xuất đố, xuất đối) hoặc để"đọc" được (từ phía người giải đố, giải
đối) ẩn ý trong mỗi câu hát. Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ chơi chữ trong lời hát nữ
(chiếm 57,6%) cao hơn lời hát nam (42,4%); và trong bước hát đố, hát đối, bên nữ
thường xuyên giành thế chủ động trong xuất đố, xuất đối, qua đó thể hiện tính trí tuệ và
sự thơng minh, sắc sảo trong sử dụng nghệ thuật chơi chữ cũng như sự nhạy cảm trong
xử lí các tình huống của các cơ gái phường vải.
4.4.3. Dẫn ngữ
Trong ngữ liệu được khảo sát, dẫn ngữ xuất hiện 252 lần, chủ yếu tập trung phản
ánh các đề tài: công danh sự nghiệp, hôn nhân gia đình, tình u lứa đơi, đề tài lịch sử,
các vấn đề xã hội...
16


- Dẫn thành ngữ, tục ngữ: Chiếm tỉ lệ không cao (25%) nhưng nhóm dẫn ngữ này xuất
hiện trong hầu hết các đề tài: nói về quan điểm sống (tham phú phụ bần, ăn xổi ở thì); nói
về những khó khăn thử thách trong cuộc sống, nhất là những bất hạnh, ngang trái trong
tình u lứa đơi (chớp bể mưa nguồn, đá nát vàng phai); nói về duyên phận (phá chng
đúc tượng, mười hai bến nước...).
- Dẫn ngữ điển tích: Chiếm tỉ lệ khá cao (75 %), xuất hiện ở hầu hết các đề tài: nói
về chuyện học hành; nói về tình u lứa đơi (Kim Trọng - Th Kiều, Ngưu Lang Chức Nữ, nguyệt lão); nói về đề tài lịch sử (tích Hàn Tín, tích

Nghiêu Thuấn, tích Bà Trưng Bà Triệu ... ).
Dẫn ngữ làm cho hát phưòng vải thêm đậm nét màu sắc văn chương và có giá trị
nghệ thuật cao, góp phần lãng mạn hố tình u lứa đơi và hiện thực hố những chuẩn
mực lí tưởng, những quan niệm, ước mơ của người xứ Nghệ về hạnh phúc lứa đôi.
Đồng thời làm nổi bật đặc điểm của những cô gái phường vải: dù không được học hành
nhưng trong chặng hát đố, hát đối vẫn giành thế chủ động, dùng điển tích văn chương
một cách sắc sảo, tinh tế, tạo ra các vế đối hóc búa, nhiều phen khiến đối phương lúng
túng.
4.5. Tiểu kết Chương IV
Thông qua việc sử dụng hệ thống từ ngữ, biểu tượng mang đặc trưng giới, các biện
pháp, phương tiện nghệ thuật, các vai giao tiếp trong hát phưịng vải khơng chỉ chuyển
tải một cách sâu sắc nội dung tình cảm và thế giới nội tâm phong phú mà cịn thể hiện
trí tuệ thông minh, sự sắc sảo, tài ứng đối linh hoạt. Các lớp từ ngữ cũng như hệ thống
biểu tượng đều mang sắc thái trung tính hoặc sắc thái tích cực theo hướng thi vị hố, lí
tưởng hố với thái độ tôn vinh vẻ đẹp, tài năng của con người, kể cả nam giới và nữ
giới theo chuẩn mực phong kiến (trai tài gái sắc). Ở hát phưòng vải hầu như khơng có
những từ ngữ mang nghĩa tiêu cực biểu hiện sự phân biệt, kì thị giới tính. Bên cạnh đó,
sự xuất hiện dày đặc các lời hát sử dụng một số nghệ thuật ngôn từ khá thông dụng
trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày của người Nghệ Tĩnh như nói lái, chơi chữ đồng
âm, đa nghĩa, dẫn thành ngữ, tục ngữ và các điển tích văn chương... là biểu hiện rõ nhất
trí tuệ của các nghệ nhân phường vải. Chính những yếu tố này tạo nên giá trị đặc sắc
cho hát phưòng vải.

KẾT LUẬN
17


1. Hát phường vải là một trong những "đặc sản" của văn hoá xứ Nghệ, đã được giới
nghiên cứu quan tâm, khai thác từ nhiều góc độ và trên nhiều bình diện khác nhau.
Càng về sau, các cơng trình nghiên cứu về hát phường vải Nghệ Tĩnh càng có tính hệ

thống, đa dạng và sâu sắc. Trong những kết quả nghiên cứu đã có, việc xem xét ngơn
ngữ hát phường vải trong mối quan hệ với giới tính vai giao tiếp là vấn đề chưa từng
được đề cập, và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của luận án. Căn cứ trên lí thuyết ngơn
ngữ học, các kết quả nghiên cứu về một số phương diện cụ thể gắn với vai giao tiếp
như từ xưng hơ, hành động nói, các lớp từ và hệ thống biểu tượng, một số phương tiện
biện pháp tu từ là cơ sở hình thành một số nhận xét bước đầu về nét tương đồng và
khác biệt trong ngôn ngữ giao tiếp của giới nam và giới nữ thể hiện qua hát phưòng
vải.
2. Kết quả khảo sát hệ thống từ xưng hô trong hát phường vải cho thấy việc phân
định vị thế vai giao tiếp vẫn bị chi phối khá nhiều bởi yếu tố giới tính. Là môi trường
tương tác phi quy thức, trong hoạt động giao tiếp của hát phường vải, cách xưng hô của
các vai nam/nữ khá phong phú, đa dạng, thể hiện sự chi phối của đặc trưng giới tính.
Thứ nhất, xét về chuẩn mực giao tiếp, từ xưng hô của vai nữ hướng tới tính chuẩn mực
rõ hơn vai nam. Tính chuẩn mực ấy phản ánh rõ nguyên tắc xưng khiêm hô tôn trong
ngôn ngữ giao tiếp của giới nữ vốn được coi như là một đặc trưng về giới. Thứ hai, vốn
hình thành trên cơ sở tơn ti, thứ bậc, các cặp từ xưng hô trong hát phường vải hầu như
vẫn giữ nguyên tắc bất bình đẳng trong quan hệ xã hội giữa các cá nhân tham gia cuộc
thoại: vai nữ dường như tự xác định/hoặc mặc nhiên được xác định ở vị thế thấp; vai
nam dường như cũng tự xác định/hoặc mặc nhiên được xác định ở vị thế cao hơn trên
thang quyền lực.
Hiện tượng hát phường vải là một thể hát dân gian vươn lên đạt tính cách bác học
có cơ sở từ vai trị tham gia của các nhà nho bên cạnh các nghệ nhân dân gian. Nói
cách khác, nếu các nhà nho muốn đưa những nội dung và hình thức của văn chương
bác học vào văn học dân gian để bác học hoá văn học dân gian, thì các nghệ nhân dân
gian đã thơng qua hát phường vải để dân gian hố một số hình thức nghệ thuật được
coi là sản phẩm của văn học bác học như hình thức đố chữ, cách dùng dẫn ngữ là điển
tích văn chương... Tuy nhiên, khi bàn đến đặc điểm vừa có "tính bác học" vừa có "tính
dân gian" của hát phường vải qua kết quả khảo sát về từ xưng hơ, chúng tơi lại có nhận
xét ngược lại: Người đại diện cho dịng văn hố dân gian vốn mộc mạc, dân dã (ở đây
thường là vai nữ) lại có xu hướng vươn lên đạt tính bác học thơng qua việc sử dụng

vốn từ xưng hô gợi sự trang trọng, thanh tao, coi trọng mối quan hệ quyền lực; trong
khi đó, người có học vấn (thường là vai nam) thì dường như muốn quay trở về với tính
mộc mạc, dân dã qua những từ xưng hô nôm na, giàu phương ngữ, thể hiện mối quan
hệ thân hữu. Điểm gặp nhau của hai xu hướng trên đã giúp cho các vai giao tiếp rút
ngắn khoảng cách, tạo nên sự đồng điệu, hồ hợp về tâm hồn và sự gắn bó, thân thiết
trong tình cảm.
3. Hành động nói cũng là phương diện thể hiện khá rõ yếu tố giới tính. Trong hát
phường vải, một hành động nói có thể được dùng ở nhiều bước hát và trong mỗi bước
hát có thể sử dụng những hành động nói khác nhau. Tuy nhiên, hầu như các bước hát
18


đều gắn với từng đích giao tiếp nhất định, cho nên, cũng ứng với từng nhóm hành động
nói nhất định (hành động chào mừng trong bước hát chào hát mừng, hành động hỏi
trong bước hát hỏi, hành động đố/đối trong bước hát đố hát đối, hành động mời trong
bước hát mời...). Do chịu sự chi phối của cả hai yếu tố: vị thế tham gia giao tiếp
(chủ/khách) và yếu tố giới tính (nam/nữ), tỉ lệ lời hát ở các nhóm hành động nói cũng
như trong từng bước hát của các vai giao tiếp không tương đương nhau. Với tư cách là
chủ nhà, các cơ gái phường vải có cơ hội giành thế chủ động với tỉ lệ lời hát cao hơn ở
hầu hết các hành động nói thực hiện nghi thức đón khách: chào mừng, mời... Cịn vai
nam có tỉ lệ lời hát cao hơn trong các hành động nói thực hiện nghi thức đáp lời: đáp
lời chào mừng, lời mời. Tỉ lệ này phù hợp với văn hoá giao tiếp của người Việt trong
nghi thức đón khách. Hay trong bước hát xe kết, tỉ lệ lời hát nam cao hơn ở nhóm hành
động trình bày, ước mong, cịn tỉ lệ lời hát nữ cao hơn ở hành động hứa hẹn, thề
nguyền lại phản ánh tính chủ động của giới nam và tính thụ động của giới nữ trong lĩnh
vực giao duyên của thời đại phụ hệ. Riêng bước hát đố hát đối - được coi là bước hát
khó nhất, giới nữ hoàn toàn chiếm ưu thế trong việc chủ động xuất ngôn, đẩy vai nam
vào thế bị động trong việc tìm lời giải đố, giải đối, và khơng ít trường hợp bí thế, phải
rút lui khỏi cuộc hát. Điều đó cho thấy, vai nữ đã thể hiện được sự tự tin cả trong việc
làm chủ tình thế để ln là người xuất lời trước, cả trong cách tạo tình huống để thử

thách đối phương, cả trong sự ứng đối linh hoạt, sắc sảo, thấu lí đạt tình. Trong khi đó,
vai nam với vai trị là khách, thường rơi vào thế bị động, chịu sự dẫn dắt của vai chủ,
có lúc còn tỏ ra lúng túng, mất tự tin, nhất là trong bước giải đố, giải đối. Việc đọ tài
cao thấp giữa các cô gái phường vải với các bậc nam nhi (mà không phải bao giờ nam
nhi cũng thắng) chứng tỏ hát phường vải là môi trường thuận lợi để vươn đến sự bình
đẳng về giới tính trong giao tiếp. Đồng thời sự thay đổi vị thế giữa nam và nữ như đã
phân tích là điểm khác cơ bản của giao tiếp trong hát phường vải so với giao tiếp đời
thường.
4. Cách sử dụng ngôn từ của các vai giao tiếp cũng là phương diện thể hiện đặc
điểm giới tính trong ngơn ngữ hát phường vải. Qua hệ thống các lớp từ đặc trưng về
giới, các lớp từ chỉ thời gian, không gian, hệ thống biểu tượng về giới; qua cách sử
dụng nghệ thuật chơi chữ, dẫn ngữ, các vai giao tiếp không chỉ bộc lộ thế giới nội tâm
phong phú của mình mà cịn thể hiện được phong cách giao tiếp với những nét đặc
trưng giới như: tính chuẩn mực, sắc sảo thông minh trong ngôn từ của giới nữ, sự
phóng khống và tài ứng khẩu đối đáp của giới nam...Trên thực tế, hát phường vải có
sức hút mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều thành phần xã hội, khơng
phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, địa vị xã hội. Sự gặp gỡ, giao lưu giữa trai tài gái
sắc, đặc biệt là sự kết hợp giữa trí tuệ dân gian của người lao động bình dân và sự uyên
thâm của các bậc nho gia trên nhiều phương diện trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ,
nhất là nghệ thuật chơi chữ và dẫn ngữ, đã đem lại cho hát phường vải những giá trị
đặc sắc riêng.
5. Hát phường vải là sản phẩm của vùng văn hố nơng nghiệp, nhưng đặc trưng văn
hố nơng nghiệp lại xuất hiện không nhiều trong các lời hát, chứng tỏ sự phát triển của
hát phường vải gắn với thời kì phát triển của nghề thủ công. Tuy nhiên, nguồn gốc văn
19


hố nơng nghiệp cũng đã góp phần tạo nên những chân dung điển hình của người lao
động xứ Nghệ trong hát phường vải, vừa mộc mạc, đằm thắm, trọng nghĩa trọng tình;
vừa thẳng thắn, bộc trực, sắc sảo; vừa dí dỏm với chất nghịch ngược, hài hước.

Với những giá trị đặc sắc, độc đáo ấy, hát phường vải đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu với các cơng trình nghiên cứu khá cơng phu, tâm huyết. Tuy
nhiên, thơ ca dân gian xứ Nghệ cũng như hát phường vải vẫn còn khá nhiều những
vấn đề đang bỏ ngỏ, được khai thác chưa nhiều, chưa sâu, chẳng hạn như sự kết hợp
hài hồ giữa tính dân gian và tính bác học; biểu hiện của chất trí tuệ, tính trạng và tính
dục trong tư duy của nghệ nhân phường vải... Trong thời gian tới, thiết nghĩ cần có
thêm những đề tài nghiên cứu chuyên sâu để khai thác, đánh giá đầy đủ hơn giá trị của
thể loại đặc sắc ny./.

Các bài viết đà công bố
20


1. Nguyễn Thị Mai Hoa (2004), Phó từ phủ định "nỏ" trong ngôn
ngữ giao tiếp của ngời Nghệ Tĩnh, Tạp chí Khoa học, tập XXXIII, số
2B, Trờng Đại học Vinh, tr. 24-31.
2. Nguyễn Thị Mai Hoa (2007), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong
lời hát hỏi (trên t liệu hát phờng vải), Ngữ học trẻ 2007, Nxb Đại học
S phạm, tr. 325-328.
3. Nguyễn Thị Mai Hoa (2008), Giới tính và từ xng hô trong hát
phờng vải Nghệ Tĩnh, Tạp chí Khoa học, tập XXXVII, số 1B, Trờng
Đại học Vinh, tr. 23-32.
4. Nguyễn Thị Mai Hoa (2008), Các vai giao tiếp và giới tính trong
hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ và đời sống, số 7 (153), tr. 6-11.
5. Nguyễn Thị Mai Hoa (2009), Nghệ thuật chơi chữ của các vai
giao tiếp trong hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Ngữ học trẻ 2008, Hội Ngôn
ngữ học Việt Nam - Trờng Đại học Vinh, tr. 645-652.
6. Nguyễn Thị Mai Hoa (2009), Từ ngữ chỉ không gian nghệ thuật
trong hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Tạp chí Khoa học, tập XXXVIII, số
1B, Trờng Đại học Vinh, tr. 30-37.

7. Ngun ThÞ Mai Hoa (2009), Giíi tÝnh và quan hệ giữa các vai
giao tiếp trong hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Những vấn đề khoa học xÃ
hội và nhân văn khu vực Bắc miền Trung, Nxb Nghệ An, tr. 72-83.

21


22



×