Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ chế tạo và nghiên cứu tính chất của tổ hợp vật liệu cao phân tử ứng dụng làm màng phủ nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 27 trang )















































BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


VIỆN HOÁ HỌC
o0o


HOÀNG THỊ VÂN AN







CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA TỔ
HỢP VẬT LIỆU CAO PHÂN TỬ ỨNG DỤNG LÀM
MÀNG PHỦ NHÀ LƯỚI





Chuyên ngành: HOÁ HỮU CƠ
Mã số: 62.44.27.01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC





HÀ NỘI - 2012
1

A- GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
I- Tính cấp thiết của ñề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Năm 2010, giá trị sản
xuất toàn ngành tăng 4,69%, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức kỉ lục,
ước đạt 19,15 tỉ USD tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu
được Đại hội Đảng X đề ra. Cùng với chương trình nông thôn mới bắt đầu được triển

khai, nhiều chính sách và chủ trương mới của Đảng và Nhà nước hướng về nông
thôn, hỗ trợ nông dân đã và đang được quan tâm áp dụng.
Việc sử dụng màng chất dẻo trong nông nghiệp bao gồm 3 ứng dụng chính: che
phủ nhà lưới, nhà vòm và phủ bổi (phủ trực tiếp lên đất). Trong đó, màng che phủ
nhà lưới là quan trọng nhất bởi nó được sử dụng với khối lượng lớn. Màng polyme
không chỉ làm tăng nhiệt độ của đất mà còn làm giảm việc sử dụng nước tưới và phân
bón. Nhờ tạo ra một vi khí hậu cho sự phát triển của rễ, sản xuất nông nghiệp có thể
không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
Công nghệ chế tạo màng polyme hấp thụ UV và bền thời tiết để che phủ nhà lưới
còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức trong khi nhu cầu thực tế đối với loại
màng này ngày càng tăng, nhất là trong bối cảnh hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn. Việc nghiên cứu công nghệ và thiết bị để sản xuất màng che phủ nhà lưới là khá
phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu có hệ thống mới có thể đạt được kết quả như mong
muốn. Tuy nhiên, nếu chúng ta chủ động được công nghệ sản xuất loại màng này thì
sẽ rất thuận lợi trong việc triển khai ứng dụng thực tế. Chính vì vậy, đề tài luận án
“Chế tạo và nghiên cứu tính chất của tổ hợp vật liệu cao phân tử ứng dụng làm
màng phủ nhà lưới” nhằm mục đích nghiên cứu lí thuyết và chế tạo màng phủ nhà
lưới hấp thụ UV, bền thời tiết ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp đã được thực
hiện nhằm giải quyết nhu cầu thực tế đặt ra.
II- Nội dung nghiên cứu của luận án
1. Lựa chọn và nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phụ gia tới quá trình phân
hủy quang của màng LDPE.
2. Chế tạo và nghiên cứu tính chất của màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời
tiết
- Nghiên cứu tính chất của màng phủ nhà lưới 3 lớp trong điều kiện gia tốc thời
tiết.
- Nghiên cứu tính chất của màng phủ nhà lưới 3 lớp trong điều kiện phơi mẫu
tự nhiên.
3. Nghiên cứu thử nghiệm màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết cho 4 đối
tượng cây trồng là cây cải mơ, cây xà lách, cây bí đao và cây dưa chuột.

III- Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và ñóng góp mới của luận án
2

1. Luận án đã nghiên cứu, lựa chọn được phụ gia phù hợp để chế tạo màng phủ
nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết.
2. Chế tạo được màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết có cấu trúc 3 lớp trên
cơ sở LDPE và EVA, làm cơ sở để xây dựng quy trình công nghệ sản xuất màng phủ
nhà lưới quy mô công nghiệp. Màng phủ nhà lưới có tuổi thọ dự kiến là 20 tháng.
3. Qua triển khai mô hình với 2 đối tượng là cây thân thấp và cây thân leo (với 4
loài cây là cải mơ, xà lách, bí đao, dưa chuột) đã chứng minh được ưu điểm của màng
phủ nhà lưới trong việc cải thiện vi khí hậu nhà lưới, tăng cường quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, đem lại hiệu quả về kinh tế.
IV- Bố cục luận án
Luận án dày 142 trang gồm 3 chương: Mở đầu (2 trang); Chương 1- Tổng quan (50
trang); Chương 2- Thực nghiệm (16 trang); Chương 3- Kết quả và thảo luận (54
trang); Kết luận chung (2 trang); Danh mục các công trình công bố của tác giả (1
trang); Tài liệu tham khảo (17 trang) gồm 130 tài liệu tham khảo cập nhật đến 2011.
Trong luận án có 43 bảng biểu, 42 hình vẽ và đồ thị.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về polyolefin
1.2. Ưu điểm của màng phủ nhà lưới bằng chất dẻo
1.3. Các vật liệu sử dụng để chế tạo màng
Giới thiệu các vật liệu đã và đang được dùng làm màng phủ nhà lưới, ưu, nhược
điểm của chúng.
1.4. Các khả năng phân hủy của polyolefin trong quá trình gia côngvà sử dụng
Polyolefin dễ bị phân hủy trong quá trình gia công và sử dụng. Các khả năng có
thể xảy ra là phân hủy nhiệt, phân hủy quang, phân hủy cơ học và phân hủy hóa học
được trình bày đầy đủ trong luận án.
1.5. Các phụ gia trong công nghệ chế tạo màng

Giới thiệu cơ chế hoạt động của phụ gia ổn định nhiệt, phụ gia ổn định quang, phụ
gia chống đọng sương, các phụ gia khác cũng như tương tác giữa các phụ gia.
1.6. Công nghệ chế tạo và ứng dụng của màng phủ nhà lưới.
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu và hoá chất
2.2. Thiết bị nghiên cứu
Máy trộn siêu tốc Supermix (Trung Quốc), máy đùn 2 trục liên hợp máy cắt hạt
series SHJ-30A (Đài Loan), máy đùn thổi màng series SJ-45 (Đài Loan) , máy thổi
màng 3 lớp MS3R-1300Q (Shanghai CMIC).
3

Thiết bị đo độ bền kéo đứt và độ giãn dài khi đứt AGS-J 10kN (Shimadzu),thiết bị
thử nghiệm gia tốc thời tiết UVCON Model UC-327-2 (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới), và
các thiết bị đo tính chất màng khác.
2.3. Phương pháp tiến hành
2.3.1. Tạo chất chủ (masterbatch)
Phụ gia và hạt nhựa được trộn cơ học trong 1 giờ trên máy trộn siêu tốc Supermix
với tốc độ 50 vòng/phút
để phân tán đồng đều các thành phần rồi đưa vào phễu nạp
liệu của máy đùn 2 trục vít liên hợp máy cắt hạt series SHJ-30A đã điều chỉnh các
thông số vận hành.
2.3.2. Quá trình thổi màng
Nhựa hạt LDPE được trộn cơ học với lượng chất chủ cần trên máy trộn quay
Supermix trong 1 giờ với tốc độ 50 vòng/phút. Hỗn hợp được đưa vào phễu nạp liệu
của máy đùn thổi màng series SJ-45 đã được điều chỉnh các thông số vận hành để thu
được màng có chiều dày 50µm (máy đùn thổi có đường kính trục vít 45mm, tỷ lệ L/D
28, tốc độ trục vít 10 - 120 vòng/phút, năng suất tối đa 20 - 30kg/giờ).
Màng 3 lớp được thổi trên dây truyền thổi màng 3 lớp MS3R-1300Q của
Shanghai CMIC.
2.3.3. Các nội dung nghiên cứu và khảo sát

2.3.3.1. Nghiên cứu lựa chọn phụ gia cho quá trình chế tạo màng hấp thụ UV, bền
thời tiết.
Mục đích: Chọn được hỗn hợp phụ gia phù hợp để chế tạo màng phủ nhà lưới hấp
thụ UV, bền thời tiết.
2.3.3.2. Nghiên cứu chế tạo màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết.
Mục đích: Chế tạo màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết đáp ứng được
những yêu cầu trong nông nghiệp.
2.3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết cho 1 số
đối tượng cây trồng.
Mục đích: Thử nghiệm màng chế tạo được cho 2 loại cây thân thấp và thân leo. So
sánh với màng nhập ngoại và màng LDPE thường.

4

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu lựa chọn phụ gia cho quá trình chế tạo màng hấp thụ UV, bền
thời tiết
3.1.1. Nghiên cứu lựa chọn phụ gia ổn ñịnh quang

3.1.1.1. Ảnh hưởng của loại phụ gia ổn ñịnh quang


Hình 3.1. Sự suy giảm ñộ dãn dài khi
ñứt của các mẫu màng trong quá trình
gia tốc thời tiết (chiều dày
màng 50µm)
Hình 3.2. Sự suy giảm ñộ bền kéo ñứt
của các mẫu màng LDPE trong quá
trình gia tốc thời tiết (chiều dày màng

50µm)
Kết quả cho thấy, giá trị t
1/2
EB và t
1/2
TS của màng LDPE giảm nhanh theo
thời gian tiếp xúc trong quá trình thử nghiệm gia tốc thời tiết. Màng không chứa phụ
gia có độ bền thời tiết kém nhất, giá trị t
1/2
EB là khoảng 6 ngày (12 chu kỳ). Giá trị
t
1/2
EB của màng LDPE chứa 0,2% Tinuvin 326 là khoảng 15 ngày, tuổi thọ kéo dài
gấp 2,5
lần so với màng LDPE thông thường. Giá trị t
1/2
EB của màng LDPE chứa
0,2% các phụ gia Tinuvin 622 và Tinuvin 783 là khoảng 40 ngày (80 chu kỳ), gấp
gần 7 lần so với màng LDPE không chứa phụ gia.Sự suy giảm độ dãn dài khi đứt tại
một thời điểm bất kì diễn ra theo thứ tự sau: LDPE > Tinuvin 326 > Tinuvin 622 ≈
Tinuvin 783. Như vậy có thể thấy hiệu quả ổn định quang của Tinuvin 622 và
Tinuvin 783 cao hơn so với Tinuvin 326.
5

3.1.1.2. Ảnh hưởng của chiều dày màng







Hình 3.3. ðộ dãn dài khi ñứt của màng
LDPE có chiều dày khác nhau trong
quá trình gia tốc thời tiết
Hình 3.4. ðộ bền kéo ñứt của màng
LDPE có chiều dày khác nhau trong
quá trình gia tốc thời tiết
Giá trị t
1/2
EB của màng LDPE thông thường dày 50µm là khoảng 12 chu kỳ,
t
1/2
TS khoảng 16 chu kỳ, nhưng với màng dày 200µm cần tới khoảng 30 chu kỳ để
đạt tới giá trị t
1/2
EB và t
1/2
TS. Màng dày hơn có khả năng chịu lão hóa cao hơn do
các phản ứng oxi hóa trên bề mặt diễn ra nhanh hơn so với bên trong màng. Đối với
màng chứa phụ gia ổn định quang, nơi quá trình oxi hóa bề mặt diễn ra chậm, sự
khuếch tán oxi vào bên trong màng có thể phụ thuộc nhiều hơn vào chiều dày.



Hình 3.5. ðộ dãn dài khi ñứt của màng
LDPE chứa Tinuvin 326 có chiều dày
khác nhau trong quá trình gia tốc thời
tiết
Hình 3.6. ðộ bền kéo ñứt của màng
LDPE chứa Tinuvin 326 có chiều dày

khác nhau trong quá trình
gia tốc thời tiết


6



0
20
40
60
80
100
120
0 20 40 60 80 100 120
Thời gian gia tốc thời tiết (Chu kỳ)
ðộ bền kéo ñ ứt còn lại (%)
50 micromet
100 micromet
200 micromet

Hình 3.7. ðộ dãn dài khi ñứt của màng
LDPE chứa Tinuvin 622 có chiều dày
khác nhau trong quá trình gia tốc thời
tiết
Hình 3.8. ðộ bền kéo ñứt của màng
LDPE chứa Tinuvin 622 có chiều dày
khác nhau trong quá trình gia tốc thời
tiết



0
20
40
60
80
100
120
0 20 40 60 80 100 120
Thời gian gia tốc thời tiết (Chu kỳ)
ðộ bèn kéo ñứt còn lại (% )
50 micromet
100 micromet
200 micromet
Hình 3.9. ðộ dãn dài khi ñứt của màng
LDPE chứa Tinuvin 783 có chiều dày
khác nhau trong quá trình gia tốc thời
tiết
Hình 3.10. ðộ bền kéo ñứt của màng
LDPE chứa Tinuvin 783 có chiều dày
khác nhau trong quá
trình gia tốc thời tiết

Kết quả trên các hình cho thấy, thời gian đạt giá trị t
1/2
EB và t
1/2
TS ở các
màng chứa phụ gia ổn định quang có xu hướng phụ thuộc hiệu quả của chất ổn định,

và thời gian này tăng khi tăng chiều dày màng đến 200µm. Tuy nhiên, khi tăng chiều
dày của màng sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ truyền qua của màng – là một yêu cầu quan
trọng của màng phủ nhà lưới dùng trong nông nghiệp. Vì vậy chúng tôi đã khảo sát
độ truyền qua của màng LDPE chứa 0,2 % T783 với các độ dày khác nhau. Kết quả
được chỉ ra ở bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chiều dày ñến ñộ truyền qua của màng
Chiều dày màng (
µ
m)
50 100 150 200
7

ðộ truyền qua (%) 92 88 80 75
3.1.1.3. Chỉ số cacbonyl
Sự thay đổi của chỉ số cacbonyl ∆CI của màng LDPE và LDPE chứa 0,2% các
HALS Tinuvin 326, Tinuvin 783, Tinuvin 622 được biểu diễn trên hình 3.11.

Hình 3.11. Chỉ số cacbonyl của các mẫu màng trong quá trình gia tốc thời tiết
(chiều dày màng 50µm)
Chỉ số cacbonyl của màng LDPE thông thường tăng nhanh trong 20 chu kỳ đầu
của thử nghiệm gia tốc thời tiết. Hiệu quả của các phụ gia trong việc làm giảm tốc độ
tạo thành cacbonyl tăng theo thứ tự LDPE < T326 <T622 ≈ T783.
3.1.1.4. Nhiệt vi sai quét (DSC)
Bảng 3.7. Nhiệt ñộ nóng chảy của các mẫu màng trước và sau khi thử
nghiệm gia tốc thời tiết
Màng
Thời gian thử nghiệm gia tốc
thời tiết (chu kỳ)
Nhiệt độ nóng chảy (
0

C)
0 116,0
LDPE
10 116,5
0 123,09
T326
30 124,85
0 125,97
T622
60 126,50
0 123,43
T783
60 126,34
3.1.1.5. Phổ tử ngoại khả kiến
Phổ UV-vis của các mẫu màng LDPE và màng chứa phụ gia ổn định quang trước
và sau khi thử nghiệm gia tốc thời tiết được biểu diễn trên các hình từ 3.12 đến 3.15.
8



Hình 3.12. Phổ UV-vis của màng
LDPE trước (1) và sau 12 chu kỳ gia
tốc thời tiết (2)
Hình 3.13. Phổ UV-vis của màng
LDPE chứa 0,2% T326 trước (1) và
sau 60 chu kỳ gia tốc thời tiết (2)






Hình 3.14. Phổ UV-vis của màng
LDPE chứa 0,2% T622 trước (1) và sau
80 chu kỳ gia tốc thời tiết (2)
Hình 3.15. Phổ UV-vis của màng
LDPE chứa 0,2% T783 trước (1) và
sau 80 chu kỳ gia tốc thời tiết (2)

Quan sát phổ UV-vis cho thấy, sau khi thử nghiệm gia tốc thời tiết (12 chu kỳ),
phổ UV-vis của màng LDPE thông thường xuất hiện vai phổ nhỏ trong khoảng 220 –
240 nm và đường nền đôi khi cao hơn so với màng trước khi thử nghiệm. Sau 60 chu
kỳ thử nghiệm gia tốc thời tiết, dải hấp thụ của T326 biến mất. Các mẫu màng chứa
T622 cũng thấy xuất hiện vai phổ nhỏ trong vùng 220 – 240 nm sau 80 chu kỳ thử
nghiệm gia tốc thời tiết. Do dải hấp thụ của T622 không xuất hiện trong vùng này nên
vai phổ có thể là do các sản phẩm chưa bão hòa trong polyme bị phân hủy. Dải hấp
thụ trong vùng 225nm trên phổ UV của màng LDPE chứa T783 là do sự có mặt của
Chimasorb 944 trong thành phần phụ gia này. Sau 80 chu kỳ, dải hấp thụ này cũng bị
giảm cường độ.
9

3.1.1.6. Hình thái học bề mặt
Ảnh hiển vi điện tử quét SEM của các mẫu màng trước và sau khi thử nghiệm
gia tốc thời tiết được trình bày trên hình 3.16.


LDPE trước LDPE sau 12 chu kỳ


LDPE + T326 trước LDPE + T326 sau 60 chu kỳ



LDPE + T622 trước LDPE + T622 sau 60 chu kỳ


LDPE + T783 trước LDPE + T783 sau 60 chu kỳ
Hình 3.16. Ảnh SEM của các mẫu màng LDPE trước và sau khi thử nghiệm gia
tốc thời tiết
Quan sát ảnh SEM thấy rằng bề mặt màng LDPE sau 12 chu kỳ gia tốc thời tiết
có bằng chứng rõ rệt về quá trình phá hủy bề mặt bởi những vết nứt và khoảng trống
tạo thành trên bề mặt. Đối với màng chứa các phụ gia, sau 60 chu kỳ gia tốc thời tiết,
mặc dù thời gian kéo dài gấp 5 lần so với màng LDPE thông thường, tuy nhiên, phân
10

tích ảnh SEM cho thấy phá hủy bề mặt ít nghiêm trọng hơn. So sánh giữa các màng
chứa phụ gia sau 60 chu kỳ thử nghiệm gia tốc thời tiết, màng chứa T783 có bề mặt
bị phá hủy ít nhất chứng tỏ phụ gia T783 phát huy được tối đa hiệu quả.
3.1.2. Nghiên cứu lựa chọn phụ gia chống oxi hóa
3.1.2.1. ðộ dãn dài khi ñứt và ñộ bền kéo ñứt
Độ dãn dài khi đứt và độ bền kéo đứt của các công thức màng trong quá trình
thử nghiệm gia tốc thời tiết được biểu diễn trên hình 3.17 và 3.18.



Hình 3.17. ðộ dãn dài khi ñứt của các
mẫu màng LDPE có và không có phụ
gia chống oxy hoá trong quá trình gia
tốc thời tiết
Hình 3.18. ðộ bền kéo ñứt của các mẫu
màng LDPE có và không có phụ gia
chống oxy hoá trong quá trình gia tốc

thời tiết
Như đã thấy ở trên, sau 12 đến 16 chu kỳ thử nghiệm gia tốc, màng LDPE
thông thường đã đạt tới giá trị t
1/2
EB và t
1/2
TS, được coi là không còn giá trị sử dụng.
Đối với màng chứa hỗn hợp Irganox 1010 và Irgafos 168, mặc dù t
1/2
TS đạt được sau
khoảng 80 chu kỳ, nhưng giá trị t
1/2
EB đạt được sau khoảng 20 chu kỳ. Trong trường
hợp này các phụ gia chống oxi hóa có thể phản ứng với gốc tự do, ngăn ngừa phản
ứng dây chuyền và hình thành các nhóm chức chứa oxy trong polyme làm giảm sự
phá hủy màng do tác nhân oxy.
Màng chứa hỗn hợp phụ gia HALS (Tinuvin 783), Irganox 1010 và Irgafos 168
có giá trị t
1/2
EB và t
1/2
TS khoảng 100 chu kỳ, màng chỉ chứa phụ gia T783 đạt giá trị
t
1/2
EB và t
1/2
TS khoảng 80 chu kỳ. Điều này có thể là do bản thân phụ gia HALS là
phụ gia đa chức năng, vừa có tác dụng ổn định quang vừa có tác dụng chống oxy hóa
nhiệt. Tuy nhiên, hỗn hợp phụ gia HALS và phụ gia chống oxi hóa cho hiệu quả cao
nhất.

11

3.1.2.2. Chỉ số cacbonyl

Hình 3.19. Chỉ số cacbonyl của các mẫu màng LDPE có và không có phụ gia
chống oxy hoá trong quá trình gia tốc thời tiết
Chỉ số cacbonyl tăng nhanh trong 20 chu kì gia tốc thời tiết đối với màng
LDPE thường. Ở màng chỉ chứa hỗn hợp phụ gia chống oxy hoá, chỉ số cacbonyl
tăng chậm trong 20 chu kỳ đầu và tăng nhanh ở giai đoạn sau. Màng chỉ chứa
Tinuvin 783 và màng chứa hỗn hợp hai phụ gia HALS và chất chống oxi hóa có tốc
độ hình thành các nhóm cacbonyl không đáng kể với tốc độ tăng rất nhỏ.
3.1.2.3. Phổ hồng ngoại
Phổ hồng ngoại của màng LDPE và màng chứa hỗn hợp phụ gia T783 và
chống oxi hóa sau khi thử nghiệm gia tốc thời tiết được biểu diễn trên hình 3.20 và
3.21.



Hình 3.20. Phổ hồng ngoại của màng
LDPE sau 12 chu kỳ gia tốc thời tiết
Hình 3.21. Phổ hồng ngoại của màng
LDPE chứa Tinuvin 783 và hỗn hợp
phụ gia chống oxy hóa sau 60 chu kỳ
gia tốc thời tiết


12

3.1.3. Nghiên cứu lựa chọn phụ gia chống ñọng sương



LDPE trước LDPE sau 25 ngày


LDPE + Atmer 103 trước LDPE + Atmer 103 sau 25 ngày


LDPE + AAG-2 trước LDPE + AAG-2 sau 25 ngày
Bảng 3.22. Hiệu quả chống ñọng sương của các phụ gia trong màng LDPE
Dựa vào thang đối chiếu ở bảng 2.3 thấy rằng, màng LDPE có hiệu quả chống
đọng sương ở thang BC. Màng chứa 1% Atmer 103 và 1% AAG-02 thì hiệu quả cùng
ở thang E. Sau 25 ngày thử nghiệm liên tục, hiệu quả chống đọng sương của màng
LDPE vẫn ở trong thang BC trong khi hiệu quả của màng chứa Atmer 103 ở thang
DE. Hiệu quả của màng chứa AAG-02 đã giảm xuống thang D. Điều này chứng tỏ
phụ gia chống đọng sương đã bị hòa tan một phần, dẫn đến giảm hiệu quả chống
đọng sương [87]. Trong trường hợp này, tốc độ di chuyển của 2 phụ gia AAG-02 và
Atmer 103 là tương đương nhau, nhưng do phụ gia Atmer 103 có độ tan trong nước
(0,012g/l, ở 25
0
C) nhỏ hơn AAG-02 (0,07 g/l, ở 25
0
C) nên Atmer 103 duy trì được
hiệu quả chống đọng sương cao hơn AAG-02.
13

Tóm tắt kết quả phần 3.1
- Hiệu quả chống oxi hóa quang của các phụ gia với màng LDPE tăng theo thứ
tự Tinuvin 326 < Tinuvin 622 < Tinuvin 783.
- Tính chất cơ lí của màng LDPE tăng khi chiều dày màng tăng, tuy nhiên độ
truyền qua của màng lại giảm.

- Quá trình gia tốc thời tiết làm tăng nhanh chỉ số cacbonyl của màng LDPE.
Sự có mặt của phụ gia HALS làm giảm sự hình thành các nhóm cacbonyl. Kết quả
được thể hiện qua cường độ của nhóm C=O trên phổ hồng ngoại.
- Sau khi thử nghiệm gia tốc thời tiết, độ kết tinh của các mẫu màng đều tăng
do sự hình thành các nhóm oxy hóa kèm theo quá trình ngắt mạch. Quá trình phân
hủy tạo ra những vết nứt và khoảng trống trên bề mặt màng với các mức độ khác
nhau.
- Phụ gia HALS là phụ gia đa chức năng, vừa có tác dụng ổn định quang, vừa
có tác dụng chống oxi hóa nhiệt. Tuy nhiên, hỗn hợp phụ gia T783 và các phụ gia
chống oxy hóa Irganox 1010, Irgafos 168 cho hiệu quả ổn định oxy hóa quang và
nhiệt cao nhất.
- Phụ gia chống đọng sương sorbitan stearat (Atmer 103) có hiệu quả cao hơn
phụ gia N-stearyl dietanol amin mono stearat (AAG-02).
3.2. Chế tạo và nghiên cứu tính chất của màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền
thời tiết
Bảng 3.10. Tính chất cơ học của màng LDPE có và không có EVA

ðộ dãn dài khi ñứt, % ðộ bền kéo ñứt, N/cm
2

Màng
Dọc Ngang Dọc Ngang
ðộ dão,
%
Không có
EVA
550 500 1825 1817 8
Có 10 % EVA
623 600 1830 1792 24


Tiếp theo chúng tôi tiến hành nghiên cứu độ bền và tuổi thọ của màng 3 lớp
trên cơ sở LDPE/EVA trong điều kiện gia tốc thời tiết và phơi mẫu tự nhiên.
3.2.1. Nghiên cứu tính chất của màng phủ nhà lưới ba lớp trong ñiều kiện gia tốc
thời tiết
3.2.1.1. Tính chất cơ lý
14



Hình 3.23. ðộ bền kéo ñứt còn lại của
màng LDPE ñơn lớp và 3 lớp trong quá
trình gia tốc thời tiết
Hình 3.24. ðộ dãn dài khi ñứt còn lại
của màng LDPE ñơn lớp và 3 lớp
trong quá trình gia tốc thời tiết
Kết quả cho thấy độ bền kéo đứt của màng 3 lớp hầu như không giảm sau 100
chu kỳ gia tốc thời tiết. Độ dãn dài khi đứt vẫn duy trì được >65% giá trị ban đầu. Độ
bền kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của màng đơn lớp giảm nhanh theo thời gian gia
tốc thời tiết và màng đã mất giá trị sử dụng trước khi trải qua 20 chu kỳ gia tốc thời
tiết.
3.2.1.2 Chỉ số cacbonyl

Hình 3.25. Chỉ số cacbonyl của màng LDPE ñơn lớp và 3 lớp trong quá
trình gia tốc thời tiết
Kết quả cho thấy chỉ số cacbonyl của màng đơn lớp tăng rất nhanh theo thời
gian gia tốc thời tiết. Trong khi đó chỉ số này ở màng 3 lớp có chứa phụ gia HALS
thay đổi không đáng kể sau 100 chu kỳ thử nghiệm. Chỉ số cacbonyl của màng 3 lớp
ban đầu là 0,152 (do sự có mặt . Sau 100 chu kỳ gia tốc thời tiết giá trị CI là 0,17
chứng tỏ khả năng ngăn ngừa quá trình oxi hóa quang của các phụ gia là rất tốt.
3.2.1.3 Phổ hồng ngoại

Phổ hồng ngoại của 3 lớp ban đầu và sau 100 chu kỳ gia tốc thời tiết được biểu
diễn trên hình 3.26 và 3.27.
15



Hình 3.26. Phổ hồng ngoại của màng
LDPE 3 lớp ban ñầu
Hình 3.27. Phổ hồng ngoại của màng
LDPE 3 lớp sau 100 chu kỳ gia tốc thời
tiết

Quan sát thấy rằng phổ hồng ngoại của màng 3 lớp ban đầu xuất hiện pic tại
1738 cm
-1
đặc trưng cho liên kết C =O trong vinylaxetat của EVA. Sau 100 chu kỳ
gia tốc thời tiết nhưng diện tích pic tại vị trí 1740cm
-1
trên phổ hồng ngoại của màng
đa lớp thay đổi không đáng kể, chứng tỏ phụ gia trong màng 3 lớp đa phát huy tối đa
hiệu quả ổn định quang.
3.2.1.4. Hình thái học bề mặt
Hình thái học bề mặt màng được đánh giá bằng phương pháp chụp ảnh hiển vi
điện tử quét (SEM). Kết quả được trình bày trên hình 3.28.


Màng LDPE sau 20 chu kỳ Màng 3 lớp sau 100 chu kỳ
Hình 3.28. Ảnh SEM của màng LDPE ñơn lớp và 3 lớp sau khi thử nghiệm gia tốc
thời tiết
Ảnh SEM cho thấy bề mặt màng đã có sự khác biệt sau thời gian thử nghiệm

gia tốc thời tiết. Màng LDPE đơn lớp chỉ sau 20 chu kỳ thử nghiệm gia tốc thời tiết
đã bị hư hỏng nặng, bề mặt màng bị phá hủy rõ rệt, các vết nứt to và ăn sâu vào trong
màng. Màng 3 lớp sau thời gian thử nghiệm dài hơn nhiều là 100 chu kỳ gia tốc thời
tiết, bề mặt màng bắt đầu có dấu hiệu của sự phá hủy. Tuy nhiên, các vết nứt nhỏ hơn
nhiều, sự hư hỏng bề mặt không lớn.
16

3.2.2. Nghiên cứu tính chất của màng phủ nhà lưới ba lớp trong ñiều kiện phơi
mẫu tự nhiên
3.2.2.1. Tính chất cơ lý
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7
Thời gian phơi mẫu (tháng)
ðộ bền kéo ñứt còn lại (%)
LDPE
3 lớp

0
20
40
60
80
100
120

0 1 2 3 4 5 6 7
Thời gian phơi mẫu (tháng)
ðộ dãn dài khi ñứt còn lại (%)
LDPE
3 lớp

Hình 3.29. ðộ bền kéo ñứt của màng
LDPE ñơn lớp và 3 lớp trong quá
trình phơi mẫu tự nhiên
Hình 3.30. ðộ dãn dài khi ñứt của màng
LDPE ñơn lớp và 3 lớp trong quá trình
phơi mẫu tự nhiên
Kết quả cho thấy, đối với màng đơn lớp thì sau hơn 3 tháng, độ bền kéo đứt
giảm còn 78%, độ dãn dài khi đứt đã giảm xuống dưới 50%, tức là màng đã bị hỏng.
Trong khi đó màng 3 lớp chứa phụ gia chống UV vẫn duy trì được độ bền kéo đứt và
độ dãn dài khi đứt còn lại khá cao sau 6 tháng.
3.2.2.2. Chỉ số cacbonyl

Hình 3.31. Chỉ số cacbonyl của mẫu màng LDPE ñơn lớp và 3 lớp trong quá trình
phơi mẫu tự nhiên
Kết quả cho thấy, chỉ số cacbonyl của màng LDPE tăng nhanh theo thời gian
phơi mẫu, sau 3 tháng chỉ số cacbonyl là 0,153. Sau 4 tháng, tức là khi màng đã hỏng
hoàn toàn thì chỉ số cacbonyl là 0,215, gần với chỉ số cacbonyl sau 30 chu kỳ gia tốc
thời tiết. Đối với màng 3 lớp, sau 6 tháng phơi mẫu, chỉ số cacbonyl tăng không đáng
kể so với màng ban đầu (từ 0,155 lúc ban đầu do sự có mặt của nhóm C=O trong
EVA, tăng đến 0,172 sau 6 tháng phơi mẫu), chứng tỏ màng có khả năng chống oxy
hóa quang khá tốt.
17

3.2.2.3. Phổ hồng ngoại



Hình 3.32. Phổ hồng ngoại của màng
ñơn lớp LDPE sau 4 tháng phơi mẫu tự
nhiên
Hình 3.33. Phổ hồng ngoại của màng
LDPE 3 lớp trước khi phơi mẫu tự
nhiên

Hình 3.34. Phổ hồng ngoại của màng LDPE 3 lớp sau 6 tháng phơi mẫu
tự nhiên
Quan sát thấy rằng, pic 1704cm
-1
đặc trưng cho nhóm C=O trên phổ hồng
ngoại của màng đơn lớp sau 4 tháng phơi mẫu xuất hiện với cường độ mạnh. Trong
khi đó ở màng 3 lớp ban đầu đã xuất hiện pic 1738cm
-1
đặc trưng cho nhóm C=O
trong EVA, tuy nhiên sau 6 tháng phơi mẫu, pic ở vị trí này có cường độ gần như
không thay đổi. Điều này một lần nữa khẳng định độ bền oxy hóa quang của màng 3
lớp.
3.2.2.4. Phổ UV-vis


18

Hình 3.35. Phổ UV-vis của màng LDPE 3 lớp trước (1) và sau 6 tháng phơi mẫu
tự nhiên (2)
Phổ UV-vis của màng 3 lớp xuất hiện pic đặc trưng trong vùng 220-230nm.
Sau 6 tháng phơi mẫu tự nhiên, cường độ của pic tại vị trí này giảm không đáng kể

chứng tỏ phụ gia ổn định quang vẫn duy trì hiệu quả, mức độ hao hụt không đáng kể.
3.2.2.5. Hình thái học bề mặt
Ảnh SEM của màng đơn lớp sau 4 tháng phơi mẫu và màng 3 lớp sau 6 tháng
phơi mẫu được trình bày trên hình 3.36.

Màng LDPE sau 4 tháng phơi mẫu Màng 3 lớp sau 6 tháng phơi mẫu
Hình 3.36. Ảnh SEM của các mẫu màng LDPE ñơn lớp và 3 lớp sau khi phơi mẫu
tự nhiên
Bề mặt màng 3 lớp sau 6 tháng phơi mẫu tự nhiên có dấu vết của sự phá hủy,
tuy nhiên những vết này không lớn và phân bố tương đối đều. Màng đơn lớp sau 4
tháng phơi mẫu có mức độ phá huỷ bề mặt nhiều hơn, với kích thước lớn hơn.

3.2.2.6. Hiệu quả chống ñọng sương

Màng 3 lớp ban đầu Màng 3 lớp ban đầu sau 25 ngày thử
nghiệm chống đọng sương
19



Màng 3 lớp sau 6 tháng phơi mẫu Màng 3 lớp phơi mẫu 6 tháng sau 25
ngày thử nghiệm chống đọng sương
Hình 3.37. Hiệu quả chống ñọng sương của màng 3 lớp trước và sau 6 tháng phơi
mẫu tự nhiên
Kết quả cho thấy màng 3 lớp ban đầu có khả năng chống đọng sương rất tốt (ở
thang E). Sau 25 ngày thử nghiệm, khả năng chống đọng sương ở thang DE. Điều
này chứng tỏ phụ gia chống đọng sương đã bị hòa tan một phần, làm giảm khả năng
chống đọng sương của màng.
Đối với màng 3 lớp sau 6 tháng phơi mẫu tự nhiên thì màng vẫn duy trì được
khả năng chống đọng sương ở thang DE. Tuy nhiên khi thử nghiệm thêm 25 ngày

nữa thì màng bị giảm khả năng chống đọng sương xuống thang CD. Như vậy là trong
điều kiện phơi mẫu tự nhiên, màng duy trì được khả năng chống đọng sương sau 6
tháng phơi mẫu.
3.2.2.7. ðánh giá tuổi thọ của màng 3 lớp
Để đánh giá tuổi thọ của màng 3 lớp, có thể căn cứ vào kết quả đo tính chất cơ
lý và chỉ số cacbonyl trong các thử nghiệm phơi mẫu tự nhiên và gia tốc thời tiết. Kết
quả cho thấy, đối với màng LDPE đơn lớp thì sau hơn 3 tháng độ dãn dài khi đứt đã
giảm xuống dưới 50%, tức là màng đã hỏng. Trong khi đó với thử nghiệm gia tốc
thời tiết thì sau khoảng 20 chu kỳ, tức 10 ngày thử nghiệm màng đã bị hỏng. Như vậy
màng đối chứng bị hư hỏng trong thử nghiệm gia tốc thời tiết nhanh hơn phơi mẫu tự
nhiên khoảng 10-12 lần.
Đối với màng 3 lớp, độ dãn dài khi đứt và độ bền kéo đứt có giảm nhưng rất ít
sau 6 tháng phơi mẫu tự nhiên. Do vậy chưa thể kết luận tốc độ hư hỏng so với thử
nghiệm gia tốc thời tiết. Tuy nhiên do thử nghiệm gia tốc thời tiết thì khắc nghiệt hơn
rất nhiều so với phơi mẫu tự nhiên, trong khi theo những kết quả đã nghiên cứu ở trên
thì phụ gia HALS có tác dụng rất tốt trong việc duy trì độ bền của màng. Do đó
chênh lệch về tốc độ hư hỏng trong quá trình gia tốc thời tiết và phơi mẫu tự nhiên
của màng 3 lớp chứa HALS phải cao hơn so với màng đơn lớp. Vì vậy có thể căn cứ
vào tốc độ hư hỏng của màng đơn lớp làm chuẩn, tức là quá trình hư hỏng trong thử
nghiệm gia tốc thời tiết nhanh hơn phơi mẫu tự nhiên 10 – 12 lần. Cả hai loại màng
20

này đều chưa bị hư hỏng sau 100 chu kỳ phơi mẫu, tức là 50 ngày. Do vậy độ bền
phải hơn 600 ngày, tức là 20 tháng.
Tóm tắt kết quả phần 3.2
Màng LDPE và màng 3 lớp có cùng chiều dày được thử nghiệm gia tốc thời
tiết và phơi mẫu tự nhiên để đánh giá độ bền và tuổi thọ.
- Trong điều kiện gia tốc thời tiết, độ dãn dài khi đứt và độ bền kéo đứt của
màng LDPE suy giảm >50% sau 20 chu kỳ. Màng 3 lớp sau 100 chu kỳ gia tốc thời
tiết vẫn duy trì được >60% độ dãn dài khi đứt , còn độ bền kéo đứt giảm rất ít.

- Quá trình oxy hóa quang và hư hỏng bề mặt của màng LDPE sau 20 chu kỳ
đều diễn ra với mức độ cao hơn, nhanh hơn nhiều so với màng 3 lớp sau 100 chu kỳ.
- Trong điều kiện phơi mẫu tự nhiên, màng LDPE suy giảm >50% độ dãn dài khi
đứt sau 3 tháng, và độ bền kéo đứt suy giảm 50% sau 6 tháng, màng 3 lớp vẫn duy trì
được độ dãn dài khi đứt gần như không thay đổi sau 6 tháng.
- Khả năng chống đọng sương của màng đa lớp khá tốt. Màng 3 lớp vẫn duy trì
được khả năng chống đọng sương ở mức độ cao sau 6 tháng phơi mẫu.
- Tuổi thọ dự kiến của màng 3 lớp là 20 tháng.
3.3. Nghiên cứu thử nghiệm màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết cho
một số ñối tượng cây trồng
3.3.1. Nghiên cứu thử nghiệm màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết cho
cây thân thấp
3.5.2.1. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của cải mơ
Bảng 3.18. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất rau cải mơ vụ 4
Loại màng
Khối lượng
thân (g/m
2
)
Khối lượng
cây (g/m
2
)
NSLT (kg/m
2
)

NSTT
(kg/m
2

)
ĐC 48,7
b
70,1
b
3,50 2,8
b
UV 63,1
a
85,8
a
4,19 3,4
a
MN 62,7
a
86,2
a
4,20 3,45
a
LSD (α= 0,05) 0,534 0,776 0,138
(Trong cùng một cột, có 1 chữ cái giống nhau là không khác nhau)
Kết quả theo dõi và phân tích các yếu tố năng suất và cấu thành năng suất của
cải mơ qua 4 vụ đối với hai loại màng phủ hấp thụ UV và màng nhập ngoại không có
sự khác biệt và đều cao hơn so với đối chứng từ 17,2 đến 21,4%.
Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cải mơ trong các ô nhà phủ màng khác
nhau được tính toán dựa trên chênh lệch năng suất, chi phí mua thuốc bảo vệ thực
vật, khấu hao chi phí dựng nhà, phủ màng. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho
thấy đối với 1 sào trồng cải mơ sử dụng màng hấp thụ UV và màng nhập ngoại cho
21


thu nhập cao hơn so với đối chứng tương ứng 1.915.000đ và 1.862.000đ. Như vậy có
thể thấy mô hình sử dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV và màng nhập ngoại cho
hiệu quả kinh tế cao hơn đáng kể.
3.3.1.2. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của xà lách
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của xà lách được trình bày trong
bảng 3.23.
Bảng 3.23. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của xà lách
Loại màng
Khối lượng
cây (g/m
2
)
ĐB (cm)
NSLT
(tạ/sào)
NSTT (tạ/sào)
ĐC 239,9
b
90,46
b
4,4 3,2
b
UV 308,9
a
119,6
a
6,3 4,4
a
MN 310,3
a

120,4
a
6,4 4,6
a
LSD(α=0,05)

2,05 1,8 0,276
(Trong cùng một cột, có 1 chữ cái giống nhau là không khác nhau)
Kết quả cho thấy, màng hấp thụ UV và màng nhập ngoại có tác động rất tích
cực tới năng suất xà lách, trung bình năng suất thực thu của xà lách trồng dưới các ô
nhà phủ hai loại màng trên cao hơn so với đối chứng khoảng 37,5%.
Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xà lách trong các ô nhà phủ màng khác
nhau tính trên 1 sào, xà lách trồng trong nhà lưới phủ màng 3 lớp hấp thụ UV và
màng nhập ngoại có hiệu quả kinh tế tương đương và cao hơn so với đối chứng 1,8
triệu/sào.
3.3.2. Nghiên cứu thử nghiệm màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết cho
cây thân leo
3.3.2.1. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của cây bí ñao
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của bí đao được trình bày trong
bảng 3.30.
Bảng 3.30. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của bí ñao
Loại màng
Khối lượng
quả (kg)
Số hoa
cái/cây
NSLT
(tấn/ha)
NSTT (tấn/ha)
ĐC 4,3

b
6,6
b
52,9 48,8
b
UV 5,3
a
7,5
a
65,8 60,7
a
MN 5,5
a
7,8
a
66,1 61,2
a
LSD
0.05
0,24 0,199 0,544
(Trong cùng một cột, các chữ cái giống nhau là không khác nhau)
22

Từ bảng trên ta thấy các yếu tố quan trọng cấu thành năng suất của bí đao trồng
trong nhà phủ màng hấp thụ UV và màng nhập ngoại cao hơn rõ rệt so với đối chứng.
Năng suất thực thu của bí đao ở 2 công thức sử dụng màng 3 lớp hấp thụ UV và
màng nhập ngoại không có sự khác biệt đáng kể và cao hơn khoảng 24,3% so với đối
chứng.
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy đối với 1 sào trồng bí sử dụng
màng hấp thụ UV và màng nhập ngoại cho thu nhập cao hơn so với đối chứng tương

ứng 3.519.000đ và 3.289.000đ. Như vậy có thể thấy mô hình sử dụng màng phủ nhà
lưới hấp thụ UV và màng nhập ngoại cho hiệu quả kinh tế cao hơn đáng kể.
3.3.2.2. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột
Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột
trong nhà lưới được trình bày trong bảng 3.35.

Bảng 3.35. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột
Loại màng Khối lượng
quả (g)
Số hoa
cái/cây
Chiều dài
quả (cm)
NSLT
(tấn/ha)
NSTT (tấn/ha)
ĐC 238,5
b
7,18
b
16,54
b
1,32 1,01
b
UV 257,8
a
9,11
a
18,28
a

1,58 1,27
a
MN 258,6
a
9,02
a
18,31
a
1,61 1,28
a
LSD
0.05
0,94 0,26 0,57 0,08
(Trong cùng một cột, các chữ cái giống nhau là không khác nhau)
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột ở công thức sử
dụng màng đối chứng có sự khác biệt rõ rệt so với 2 công thức còn lại. Năng suất
thực thu (NSTT) của dưa ở công thức sử dụng màng 3 lớp hấp thụ UV và màng nhập
ngoại không khác nhau và cao hơn khoảng 25,7% so với đối chứng. Tính trên 1 sào,
dưa chuột trồng trong nhà lưới phủ màng 3 lớp hấp thụ UV và
màng nhập ngoại có hiệu quả kinh tế tương đương và cao hơn so với đối chứng 2,9 -
3triệu/sào.
Tóm tắt kết quả phần 3.3
- Kết quả trồng cải mơ trong nhà lưới phủ màng 3 lớp cho thấy: các chỉ tiêu sinh
trưởng và phát triển như chiều dài lá, khối lượng rễ khô, năng suất chất xanh đều tăng
so với cây trồng trong nhà lưới phủ màng LDPE thường. Năng suất tăng từ 17,2 đến
21,4% so với đối chứng. Kết quả có độ lặp lại sau 4 vụ khảo nghiệm.
23

- Đối với mô hình trồng rau xà lách trong nhà lưới phủ màng 3 lớp, các chỉ tiêu
sinh trưởng phát triển như khối lượng cây, chiều cao cây, đường kính thân, đường

kính bông tại bất kỳ thời điểm nào đều cao hơn so với đối chứng, năng suất tăng
khoảng 37,5%.
- Kết quả khảo nghiệm đối với cây bí đao trồng trong nhà lưới phủ màng 3 lớp
cũng cho kết quả tương tự. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển như chiều dài thân
chính, số lá/thân chính, đường kính thân, số nhánh cấp 1, số hoa cái/cây đều tăng so
với đối chứng. Tại bất kì thời điểm nào của quá trình phát triển năng suất bí đao tăng
24,3% so với đối chứng.
- Đối với cây dưa chuột trồng trong nhà lưới phủ màng 3 lớp cũng làm tăng các
chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển như chiều dài thân chính, số lá/thân chính, đường kính
thân, số nhánh/thân, số hoa cái/cây với năng suất cao hơn, khoảng 25,7% so với đối
chứng.
- Các kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy màng 3 lớp hấp thụ UV chế tạo được
có chất lượng tương đương màng nhập ngoại.
KẾT LUẬN CHUNG
1. Đã lựa chọn phụ gia cho quá trình chế tạo màng phủ nhà lưới hấp thụ UV,
bền thời tiết bao gồm: phụ gia ổn định quang cấu trúc amin cồng kềnh (HALS)
Tinuvin 783, phụ gia chống oxi hóa sơ cấp Irganox 1010, chống oxy hóa thứ cấp
Irgafos 168, phụ gia chống đọng sương Atmer 103
2. Chế tạo và nghiên cứu tính chất của màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời
tiết.
- Chế tạo màng phủ nhà lưới 3 lớp trên cơ sở LDPE và EVA với các thông số:
chiều dày 150 µm, hàm lượng Tinuvin 783 0,2%, hàm lượng Irganox 1010,
Irgafos 168 lần lượt là 0,02% và 0,04 %, hàm lượng phụ gia chống đọng sương
Atmer 103 là 1 %.
- Trong điều kiện thử nghiệm gia tốc thời tiết cũng như phơi mẫu tự nhiên, quá
trình oxy hóa quang của màng LDPE diễn ra nhanh hơn với mức độ lớn hơn so
với màng 3 lớp.
- Tốc độ hư hỏng của màng trong thử nghiệm gia tốc thời tiết nhanh hơn phơi
mẫu tự nhiên khoảng 10 - 12 lần. Nếu lấy màng LDPE làm chuẩn thì tuổi thọ
dự kiến của màng 3 lớp là khoảng 20 tháng.

3. Xây dựng mô hình sử dụng màng phủ nhà lưới hấp thụ UV, bền thời tiết cho
cây thân thấp và thân leo (4 loài cây), mỗi mô hình có diện tích 540 – 600 m
2
.
24

- Đối với cây cải mơ, kết quả thử nghiệm trong 4 vụ có độ lặp lại, các chỉ tiêu
sinh trưởng và phát triển đều cao hơn so với đối chứng, năng suất tăng từ 17,2 đến
21,4% so với đối chứng.
- Khảo nghiệm với cây xà lách cũng cho kết quả tương tự, năng suất tăng 37,5%
so với trồng trong nhà lưới phủ màng LDPE thường.
- Đối với cây bí đao, năng suất tăng 24,3% so với đối chứng. Các chỉ tiêu sinh
trưởng và phát triển của cây trồng trong nhà lưới phủ màng 3 lớp hấp thụ UV cũng
cao hơn đối chứng.
- Mô hình trồng dưa chuột trong nhà lưới phủ màng 3 lớp làm tăng năng suất
25,7% so với đối chứng. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển cũng cao hơn tại mọi
thời điểm của quá trình phát triển.
Công trình được hoàn thành tại: Phòng Vật liệu Polyme, Viện Hoá học - Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam






Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khôi


Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thế Trinh
iện Hóa học Công nghiệp


Phản biện 2: PGS.TS. Tô Thị Xuân Hằng
iện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện KH&CN Việt Nam

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Quang
Ban Khoa giáo Trung ương




×