DẪN NHẬP
0.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
ĐÂ&ĐN là HT có tính phổhiều bất đồng, chưa có chuyên luận nào bàn
sâu về HT này. Luận án sẽ khảo quát, nhận được sự quan tâm của các nhà
ngôn ngữ học. Tuy nhiên, HT này và những vấn đề liên quan vẫn còn n sát
một cách toàn diện, hệ thống về HT này trong TV.
0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
0.2.1. Ở Việt Nam, trước 1945, HT ĐÂ, ĐN gián tiếp được đề cập tới
trong1 số tự vị, từ điển và trong 1 số công trình cú pháp do người Việt Nam
biên soạn. HT ĐÂ,ĐN trong giai đoạn này tuy chưa được soi rọi dưới góc độ
lí luận song đã hé mở 1 số vấn đề lí luận như: (1) phân biệt những ĐVĐÂ
thuần Việt - ĐVĐÂ gốc Hán khi không có chữ Hán chú kèm, (2) HTĐÂ giữa
từ toàn dân với từ địa phương, (3) phân biệt những ĐV ĐÂ với những
ĐVĐN Những vấn đề lí luận được đề cập tới từ 1945 – 1975 chủ yếu chỉ
liên quan tới lĩnh vực TĐ học. Còn trong giai đoạn từ 1976 tới nay gồm: (1)
Mối quan hệ giữa HTCL của từ với việc hình thành các từ ĐÂ, (2) phân loại
từ ĐÂ, (3) từ ĐÂ dưới góc độ tu từ học, (4) nguồn gốc của từ ĐÂ, (5) giới
hạn của từ ĐÂ và từ ĐN, (6) nguyên nhân hình thành HT ĐÂ,ĐN, (7) phân
biệt từ ĐÂ, từ ĐN, (8) vai trò của văn tự trong nhận diện từ ĐÂ TV, (9) số
liệu về các ĐV ĐN và sự phân bố tỷ lệ ĐN, DLN trong các từ loại chính,
(10) các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ ĐN, (11)
tiêu chuẩn xác định các ĐVĐÂ ngữ nghĩa (ĐÂCG), (12) tác dụng tích cực,
tiêu cực của từ ĐÂ, từ ĐN, (13) từ ĐÂ, từ ĐN dưới góc độ loại hình học,
(14) lí do hình thành các ĐVĐÂ, (15) đặc điểm của từ ĐÂ TV, (16) tỉ lệ từ
ĐÂ đơn tiết, đa tiết, (17) từ ĐÂ TV dưới góc nhìn của từ ngoại lai…
0.2.2. Ở Trung Quốc, giai đoạn 1950 – 1976, những vấn đề được đề cập
tới là: (1) Quan niệm rộng/hẹp về từ ĐÂ, từ ĐN, (2) phân loại từ ĐÂ, (3) tác
dụng tích cực, tiêu cực của từ ĐÂ, từ ĐN, (4) những phương thức làm biến
đổi ý nghĩa của từ, (5) ĐV cơ bản của nghĩa từ, (6) điều kiện phân li ĐN
thành ĐÂ, (7) nguồn gốc của từ ĐÂ, (8) các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong
cấu trúc ngữ nghĩa của từ ĐN, (9) nguyên nhân sản sinh ra từ ĐÂ, từ ĐN…
Ở giai đoạn 1977 – 1999, những vấn đề chính được đề cập tới gồm: (1)
Nguyên nhân làm cho THHĐ có nhiều từ ĐÂ, (2) phân loại từ ĐÂ, từ ĐN…
Các công trình nghiên cứu đầu thế kỷ XXI lại chú trọng tới thống kê mô tả,
đào sâu vấn đề cũ bằng lí luận mới. Chẳng hạn: (1) Lật lại vấn đề khu biệt từ
ĐÂĐH và từ ĐN. (2) Thống kê, phân tích nhược điểm của TĐ trong xử lí từ
ĐÂĐH,. (3) Phân loại từ ĐÂST về phương diện cấu tạo từ…
0.3. NHIỆM VỤ LUẬN ÁN
Thống kê phân loại các ĐV ĐÂ,ĐN trong TĐTV 2006. Xác định vị trí
của từ ĐÂST, từ ĐÂCG trong tổng thể từ ĐÂ TV. Xác định vị trí của từ vừa
ĐÂ vừa ĐN thuộc khu vực ĐÂCG trong tổng thể từ ĐN và từ ĐÂ TV. Đối
chiếu từ ĐÂ, từ ĐN, từ vừa ĐÂ vừa ĐN TV với THHĐ.
0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
LA chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (1) Phương pháp
thống kê ngôn ngữ. (2) Phương pháp miêu tả. (3) Phương pháp đối chiếu. (4)
Phương pháp phân lập và đối lập ngữ nghĩa trong phân tích ngữ nghĩa…
Nguồn ngữ liệu mà luận án khảo sát là TĐTV 2006 (Hoàng Phê chủ biên) và
TĐ THHĐ 2005 của Thương vụ ấn thư quán.
0.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về lí luận, LA góp phần làm rõ đặc điểm, vai trò và vị trí quan trọng
của từ ĐÂ, từ ĐN, từ ĐÂCG nói chung cũng như từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong
khu vực ĐÂCG của TV nói riêng. LA đã tiến hành thống kê, mô tả và phân
loại chi tiết những biểu hiện của HTĐÂ, HTĐN, chỉ ra đặc điểm riêng của
HT từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong TV, THHĐ. Đồng thời, LA cũng lí giải rõ ràng
nguyên nhân của những biểu hiện và HT ấy. Ở một góc độ nào đó, những
đồng nhất và khác biệt trong TV và THHĐ thể hiện ở HT từ ĐÂ, từ ĐN và
HT từ vừa ĐÂ vừa ĐN đã được LA chứng minh, kiến giải một cách có cơ sở
khoa học qua việc thống kê, mô tả và đối chiếu ở diện rộng và từ một số
phạm trù hẹp song có tính phổ quát trong 2 ngôn ngữ. Về phương diện thực
tiễn, LA đưa ra số liệu cập nhật về các ĐV ĐÂ, ĐN, các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN
trong TV và ở một mức độ nào đó là số liệu về các ĐV ĐÂ,ĐN, các ĐV vừa
ĐÂ vừa ĐN trong THHĐ. Trong một chừng mực nào đó, những số liệu này
sẽ có ích cho việc biên soạn giáo trình, thuận tiện cho việc tra cứu nhanh
trong quá trình học TV, THHĐ. Những số liệu của LA cũng có thể được
dùng cho việc xây dựng ngôn ngữ máy, dịch máy.
0.6. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Ngoài Dẫn nhập, Kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Những
cơ sở lý luận chung; Chương 2: Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt đối
chiếu với tiếng Hán hiện đại; Chương 3: Hiện tượng đa nghĩa trong tiếng
Việt đối chiếu với tiếng Hán hiện đại; Chương 4: Từ đồng âm và đa nghĩa
trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Hán hiện đại. Luận án có 181 trang chính
văn, 207 tài liệu tham khảo và 177 trang phụ lục.
Chương1:
NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. TỪ VÀ CẤU TRÚC NGHĨA TỪ
2
1.1.1. Là một trong những ĐV cơ bản của ngôn ngữ (âm vị, hình vị, từ,
câu) song cho tới tận bây giờ vẫn chưa có khái niệm nào có đủ sức khái quát
từ của mọi ngôn ngữ. Trên thế giới có 2 quan niệm trái ngược nhau là: (1)
Phủ nhận từ: L.V.Sherba [57]… (2) Thừa nhận từ: V.M.Solncev,
B.A.Serebrennikov [57]… Các nhà Việt ngữ học đều thừa nhận từ song phân
thành 02 khuynh hướng: (1) Khuynh hướng cho tiếng (âm tiết) là từ: Nguyễn
Tài Cẩn [08], Nguyễn Thiện Giáp [44], Cao Xuân Hạo [49], [54], [52],
Nguyễn Quang Hồng [60], [61]… (2) Khuynh hướng cho hình vị là từ:
Nguyễn Kim Thản [120], Đỗ Hữu Châu [16], [21], Trần Ngọc Thêm [128]…
LA tiếp thu những thành tựu của khuynh hướng hai song thấy rằng: giải
thuyết âm tiết/tiếng – từ một tiếng - hình vị là một thể ba ngôi phù hợp và có
lợi cho hướng đi của LA.
1.1.2. Theo John Lyons [89, tr.37-38-57], cùng với các khái niệm ngữ
ngôn (Langue), lời nói (Parole)… khái niệm nghĩa (meaning) và nghĩa của
từ cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất. Luận án quan niệm: “nghĩa của từ
(cũng như của các ĐV ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm
ngoài bản thân nó”. Về cấu trúc của nghĩa từ, chúng tôi cho rằng: (1) Có
nhiều thành phần nghĩa có mặt trong từ, những thành phần thường có mặt là:
(a) NBV (tồn tại trong thực từ), (b) NBN (là hạt nhân cơ bản, là cái ổn định,
là trung tâm của nghĩa từ), (c) NBT. (2) Cấu trúc của nghĩa từ là một cấu trúc
có tính tôn ty gồm: nghĩa, nét nghĩa (nghĩa vị). Trong đó: nét nghĩa là những
đặc trưng nhỏ nhất, dùng để phân biệt từ này với từ kia. Trong THHĐ, ĐV
cơ bản của nghĩa từ là nghĩa hạng (là nét nghĩa chung và khái quát nhất giữa
các nghĩa hạng), khái niệm nghĩa hạng tương đương với khái niệm nét nghĩa
chung trong TV).
1.2.HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI CỦA TỪ
HTCL của từ là HT phổ biến trong nhiều ngôn ngữ, còn được gọi là:
HT cùng gốc khác loại, HT đồng âm ngữ nghĩa, HT từ kiêm loại…Trong các
ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, HTCL của từ thường đi kèm với những
đặc điểm về hình thái như: Happy (ad; vui)→ happyness (n; hạnh phúc), sad
(ad; buồn) → sadness (n: nỗi buồn).… Trong TV, chỉ có một HTCL không
kèm phụ phẩm như: Lan vác cuốc ra vườn để cuốc đất. (dt ↔ đg)
Trong THHĐ, đại bộ phận HTCL là không kèm phụ phẩm (trừ những từ
phái sinh dùng nhi hóa). HTCL của từ có liên quan mật thiết tới những ĐV
ĐÂCG, ĐÂĐH trong TV và THHĐ.
1.3. VAI TRÒ CỦA CHỮ VIẾT TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
HTĐÂ VÀ HTĐN
1.3.1. Vai trò của chữ viết ghi âm vị:
3
Chữ viết là hệ thống kí hiệu bằng đường nét để ghi lại lời nói. Có nhiều
loại chữ viết khác nhau. Từ trước tới nay, người Việt đã sử dụng 3 loại chữ
viết chính là: chữ Hán, chữ Nôm (chữ viết biểu ý) và chữ Quốc ngữ (chữ viết
ghi âm vị). Chữ viết ghi âm vị không có vai trò gì trong việc nghiên cứu
HTĐÂ và HTĐN trong TV, THHĐ. Trái lại, nó còn gây khó khăn trong việc
nhận diện và phân loại các ĐV này.
1.3.2. Vai trò của chữ viết biểu ý:
Chữ viết biểu ý (chữ Hán, chữ Nôm…) có vai trò quan trọng trong việc
nghiên cứu HTĐÂ và HTĐN trong TV, THHĐ. Cùng với các tiêu chí âm,
nghĩa, chữ viết tạo thành một bộ tiêu chí quan trọng (hình – âm – nghĩa) giúp
chúng ta phân biệt các ĐV ĐÂĐT và ĐÂDT vốn chiếm một tỉ lệ đáng kể
trong TV và THHĐ.
1.4. KHÁI NIỆM ĐÂ, ĐN VÀ TỪ ĐÂĐN
1.4.1. Theo Keith Brown [206, tr.72] thì: Đồng âm (homonyms) là những
từ/mục từ (lexemes) khác nhau nhưng chia sẻ cùng một hình thức giống nhau”
và: “các từ đồng âm (homophones ) cần phải được phát âm giống nhau” trong
khi “các từ đồng tự (homographs) có chung hình thức viết giống nhau”. Còn
Đa nghĩa (polysemy) có nguồn gốc từ những quá trình và quan hệ ngữ nghĩa –
ngữ dụng trong đó các nghĩa của từ được mở rộng hoặc chuyển đổi thành một
mục từ vựng (lexical item) có nhiều nét nghĩa phân biệt.”
1.4.2. Ở Việt Nam, rất ít công trình đưa ra khái niệm đồng âm và từ đồng
âm. Các công trình này gồm 3 nhóm: (1) Nhóm xác định từ ĐÂ bằng 3 tiêu
chí: giống nhau về văn tự, âm thanh, khác nhau về nghĩa. (2) Nhóm xác định từ
ĐÂ bằng các tiêu chí: giống nhau về hình thức âm thanh, khác nhau về nghĩa
và có thể khác cả về các phương diện ngữ pháp. (3) Nhóm xác định từ ĐÂ dựa
trên 2 tiêu chí: giống nhau về âm thanh, khác nhau về ý nghĩa. Các tác giả
không hiển ngôn khái niệm đồng âm đều đề cập tới 2 tiêu chí: âm giống, nghĩa
khác. Theo chúng tôi, từ ĐÂ trong TV là những từ giống nhau về âm thanh,
khác nhau về nghĩa và hiện không có quan hệ gì với nhau. Khi xác định khái
niệm ĐN, các nhà Việt ngữ học thường dựa trên 2 tiêu chí: SL nghĩa, nét nghĩa
và quan hệ giữa các nghĩa. Đây cũng là quan điểm của luận án.
1.4.3. Ở Trung Quốc, có 2 quan niệm: (1) cho rằng có ngữ âm tương
đồng và ý nghĩa hoàn toàn khác biệt là từ ĐÂ như: Tôn Thường Tự [200],
Lưu Thúc Tân [187]…. (2) Một số tác giả như Trương Vĩnh Ngôn [182] còn
đưa thêm tiêu chí “giống nhau về chữ viết”. Khi xây dựng khái niệm ĐN, các
nhà Hán ngữ học cũng dựa vào 2 tiêu chí: SL nghĩa, nét nghĩa và quan hệ
giữa các nghĩa.
1.4.4. Từ đồng âm và đa nghĩa là khái niệm dùng để chỉ 1 ĐV có 2 đặc
điểm song song tồn tại là: vừa ĐÂ (là 1 ĐV nằm trong loạt ĐÂ), vừa ĐN (có
từ 2 nghĩa trở lên). Vấn đề ĐN của từ ĐÂ có điểm khác biệt so với các
4
ĐVĐN thông thường (khác biệt về quan hệ ngữ nghĩa giữa các ĐV trong loạt
và giữa các ý nghĩa của một ĐV…)
1.5. VỀ DANH XƯNG “TỪ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA”
Danh xưng này có 2 cách hiểu: (1) Dùng để chỉ từ vừa ĐÂ (nằm trong
một loạt ĐÂ nào đó) lại vừa ĐN (có từ 2 nghĩa trở lên). Trong danh xưng này
có 2 khái niệm “từ Đ”, “từ ĐN” gắn chặt với nhau. (2) “từ Đ và ĐN” gồm
2 đối tượng là “từ Đ” và “từ ĐN” tách rời nhau hay không nhất thiết phải
gắn kết với nhau. LA hiểu danh xưng này theo cách 1.
1.6. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC ĐVĐÂ, ĐN VÀ TỪ ĐÂĐN
1.6.1. Trong ngôn ngữ học, có 3 tiêu chí thường được viện dẫn khi xác
định các ĐVĐÂ là: (1) tiêu chí về ngữ âm (giống nhau), (2) tiêu chí nghĩa
(khác nhau), (3) tiêu chí quan hệ (không có quan hệ gì với nhau). Tuy vậy,
một số nhà ngữ học còn đưa thêm các tiêu chí: văn tự, dạng thức khi xác
định ĐÂ.
1.6.2. Trong ngôn ngữ học, các tiêu chí thường được dùng để xác định
một ĐVĐN là: (1) số lượng nghĩa (có từ 2 nghĩa trở lên), (2) quan hệ (giữa
các nét nghĩa của một ĐVĐN hiện vẫn còn tồn tại mối quan hệ nào đó với
nhau), (3) từ nguyên (có quan hệ về từ nguyên học)…
1.6.3. Từ ĐÂĐN là từ vừa ĐÂ (nằm trong một loạt ĐÂ nào đó) vừa ĐN
(có từ 2 nghĩa trở lên). Trong TV, từ ĐÂĐN có mặt ở hai khu vực: khu vực
ĐÂCG và khu vực ĐÂKG.
1.7. GIỚI HẠN CỦA CÁC ĐV ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA
Giới hạn của từ ĐÂ và từ ĐN được thảo luận khá nhiều và vẫn là vấn đề
thời sự. Trong tiếng Anh, có 2 tiêu chí thường được dẫn ra liên quan đến vấn
đề này là: tiêu chí từ nguyên (lai nguyên lịch sử của từ) và “tính có liên hệ về
nghĩa”. Trong TV và THHĐ, tiêu chí thường được dẫn ra liên quan đến vấn
đề này là: “giữa các nghĩa của từ ĐN ± quan hệ về nghĩa”.
1.8. PHÂN LOẠI CÁC ĐVĐÂ, CÁC ĐVĐN VÀ TỪ ĐÂĐN
1.8.1. Việc phân loại các ĐVĐÂ trong các ngôn ngữ như tiếng Anh có
khác biệt so với TV, THHĐ: John Lyons [89, tr.75] phân loại ĐÂ trong
tiếng Anh thành: đồng âm tuyệt đối (absolute homonymy) và đồng âm không
hoàn toàn (partial homonymy). Ở Trung Quốc, Cao Danh Khải [169], Tôn
Thường Tự [200], Chu Tổ Mạc [177] dựa vào nguồn gốc để phân loại các
ĐV ĐÂ, Phù Phó Thanh [189] căn cứ vào 3 tiêu chí hình – âm – nghĩa và
phương thức cấu tạo để phân loại từ đồng âm…. Ở Việt Nam, Nguyễn Thiện
Giáp [44], [47; tr.174-178] chia từ ĐÂ thành: (1) ĐÂ giữa từ với từ (là cơ
bản nhất), (2) ĐÂ giữa ngữ và cụm từ (là sản phẩm hậu kỳ của quá trình sử
5
dụng ngôn ngữ). Nguyễn Văn Khang [69, tr.144,476], Phan Ngọc [100,
tr.67] dựa vào nguồn gốc và phương thức cấu tạo để phân loại các ĐV ĐÂ,
Bùi Minh Toán [133, tr.65] dựa vào phương thức cấu tạo và SLÂT tham gia
cấu tạo để phân loại từ ĐÂ…
1.8.2. Việc phân loại các ĐVĐN cũng có nhiều ý kiến: Phù Phó Thanh
căn cứ vào nghĩa hạng và nghĩa của từ tố, để phân loại từ ĐN; Đỗ Hữu
Châu [19, tr.131] căn cứ vào đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa để phân loại các
ĐVĐN. Nguyễn Thiện Giáp [47; tr.148] thì căn cứ vào các ĐV ngôn ngữ
chia thành: HT từ ĐN và HT ngữ ĐN. Nguyễn Thiện Giáp [47, tr.150] và Lê
Quang Thiêm [130, tr.178-179, 184] còn thống kê phân loại các ĐV ĐÂ,ĐN
của TV dưới góc độ từ loại, SL nghĩa, SLÂT tham gia cấu tạo… Nhìn
chung, các nhà Việt ngữ học khi phân loại các ĐVĐN thường từ các hướng
tiếp cận sau: (1) từ quan điểm hệ thống, cấu trúc luận, (2) từ quan điểm cú
pháp học (từ loại, tôn ty…). Và đều nhấn mạnh đến những ĐVĐN thuộc
ngôn ngữ như: từ ĐN, ngữ ĐN, ĐNBV cố định, ĐNBN… LA sẽ thống kê,
phân loại tất cả những ĐVĐÂ trong TV từ các tiêu chí: ngữ nghĩa, nguồn
gốc, SLÂT tham gia cấu tạo và từ tiêu chí từ loại. LA cũng sẽ phân loại các
ĐNĐN từ các tiêu chí: (1) tiêu chí về lượng (DLN, nét nghĩa của các
ĐVĐN), (2) tiêu chí từ loại, (3) tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo….
1.8.3. Về việc phân loại các ĐV ĐÂ&ĐN, căn cứ vào tiêu chuẩn: các ý
nghĩa của một ĐV ĐÂ&ĐN bao chứa/không bao chứa hoàn toàn các nét
nghĩa, LA chia thành: (i) ĐÂĐN đa nét nghĩa hoàn toàn, (ii) ĐÂĐN đa nét
nghĩa không hoàn toàn.
1.9. VỊ TRÍ CỦA TỪ ĐÂCG TRONG TỔNG THỂ TỪ ĐÂ TV
Từ ĐÂCG có tỉ trọng lớn trong tổng thể từ ĐÂ TV: chiếm 36,1 % với
3060 ĐV và 1480 loạt. Khảo sát từ ĐÂCG và từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu
vực ĐÂCG, một mặt sẽ thấy rõ được đặc điểm và tầm quan trọng của HTCL
trong TV. Mặt khác chính là tìm hiểu khu vực giao thoa giữa ĐÂ và ĐN
(khu vực thể hiện những nét đồng nhất và khác biệt giữa HTĐÂ và HTĐN).
1.10. NHẬN DIỆN CÁC ĐV ĐÂ,ĐN VÀ TỪ ĐÂ&ĐN TRONG TĐ
Trong TĐTV 2006, mỗi ĐVĐÂ là 1 mục từ, chúng hợp lại thành những
loạt ĐÂ. Những ĐVĐÂ ngẫu nhiên (ĐÂKG) trong loạt được phân tách thành
các đầu mục riêng, được phân biệt bằng các kí số Ả rập 1,2,3,4.… Các ĐV
ĐÂCG được phân biệt bằng các kí số La mã I, II, III Trong TĐTV 2006, các
ĐVĐN của TV có 2 loại là: đơn tiết,đa tiết. Chúng đều là từ hay ngữ. Nghĩa
của 1 ĐVĐN được phân biệt bởi các kí số Ả-rập 1, 2, 3… Trong TĐ THHĐ
2005, cũng có 2 loại ĐVĐÂ được thu thập, xử lí là: (1) Các ĐV ĐÂCG
(ĐÂĐH) như: 月
1
(yuè) tháng và: 月
2
(yuè) trăng… (2) Các ĐV ĐÂKG
(ĐÂDH), những ĐV này được phân tách thành các đầu mục riêng biệt như: 尝
6
(cháng) nếm và 长 (cháng) dài… Các ĐVĐN trong TĐ THHĐ 2005 gồm
những ĐV đơn tiết, đa tiết, nhiều nhất là các từ loại: dt, đg, hình dung từ.
Chúng bao gồm từ, ngữ và hình vị cấu tạo từ (từ tố, ngữ tố). Các ý nghĩa của
các ĐVĐN cũng được phân biệt với nhau bởi các kí số Ả-rập 1, 2, 3…
1.11. TIỂU KẾT
Chương 1 có nhiệm vụ trình bày những vấn đề lí luận cơ bản làm nền
tảng cho việc thống kê, khảo sát và miêu tả những vấn đề liên quan tới
HTĐÂ, HTĐN trong ngôn ngữ nói chung và trong TV, THHĐ nói riêng.
Theo quan điểm của LA, nghiên cứu, tìm hiểu HTĐÂ, HTĐN trong TV,
THHĐ một mặt vừa phải biết kế thừa, nắm vững những thành tựu lí luận của
NNH đại cương, một mặt cần phải xuất phát từ những đặc điểm riêng về loại
hình của đối tượng nghiên cứu. Những cơ sở lí luận được trình bày, thảo luận
trong chương 1 sẽ là cơ sở để LA tiến hành so sánh, đối chiếu HTĐÂ,
HTĐN, từ ĐÂ và ĐN trong TV với THHĐ trong những chương tiếp theo.
Chương 2
HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM TRONG TIẾNG VIỆT
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
2.1. HTĐÂ TRONG TIẾNG VIỆT
2.1.1. Tổng quan về HTĐÂ trong tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập điển hình có nhiều ĐVĐÂ. Trong
TĐTV 2006 có tới 3691 loạt ĐÂ với 8408 ĐV chiếm 21,06 %.
2.1.2. Phân loại HTĐÂ trong tiếng Việt
2.1.2.1. Phân loại HTĐÂ từ tiêu chí nguồn gốc
(1) Những ĐVĐÂ gốc Hán. Thí dụ: đảo chính I,II; tiểu tư sản I,II; xã hội
chủ nghĩa I,II (TĐ tr.992,1140)…(2) Những ĐVĐÂ thuần Việt. Thí dụ: cóc
1,2,3
;
chan chát
1,2
(TĐ tr. 196,132), cọc cà cọc cạch
1,2
… (3) Những ĐVĐÂ có nguồn
gốc Ấn Âu. Thídụ:bít
1
(binaryDigit), ba
2
(bar) (TĐTV2006 tr.70,21)…
2.1.2.2. Phân loại HTĐÂ từ tiêu chí SLÂT và từ tiêu chí quan hệ ngữ nghĩa
Từ 2 tiêu chí này chúng ta có bảng dưới đây:
Bảng thống kê các loạt và số lượng ĐVĐÂ trong TĐTV 2006
ĐÂ đơn tiết ĐÂ đa tiết
ĐÂKG ĐÂCG 02 âm tiết 03 âm tiết 04 âm tiết
1913 loạt
807 loạt
KG CG KG CG KG CG
282 loạt
673 loạt
4 loạt 3 loạt 2 loạt 7 loạt
7
4843 đv
1598 đv
577 đv
1356 đv
10 đv 06 đv 4 đv 14 đv
2720 loạt ; 6441 đv
955 loạt ; 1933 đv
7 loạt ;16 đv 9 loạt ;18 đv
3691 loạt; 8408 đvị
Kết quả thống kê cho thấy: (1) trong TV, các ĐVĐÂ phần lớn có cấu
tạo đơn giản, đại bộ phận là ĐÂKG. (2) Sự phân bố của các ĐV ĐÂCG trong
vốn từ TV là không đều song về tổng quan thì SL các ĐV ĐÂKG bao giờ
nhiều hơn các ĐV ĐÂCG (5434 ĐV ĐÂKG / 8408 tổng số; chiếm 64,63 %).
(3) Những từ ĐÂ có cấu tạo đơn tiết, song tiết đã và đang giữ vai trò chủ đạo,
làm nên diện mạo chính cho HTĐÂ TV. (4) Trong TV, ngữ ĐÂ có SL ít, chỉ
là sản phẩm hậu kì, không phải là “nhân vật chính” của HTĐÂ TV.
2.1.2.3. Phân loại HTĐÂ từ góc độ các đơn vị ngôn ngữ
(1) HT từ đơn tiết ĐÂ với từ đơn tiết. Thí dụ: cóc
1,2,3
(TĐTV tr.196)…
(2) HT từ song tiết ĐÂ với từ song tiết. Thí dụ: độc lập I,II; anh hùng I,II
(TĐTV, tr. 40,07). (3) HT từ đơn tiết ĐÂ với hình vị cấu tạo từ. Thí dụ: sợ
tái
1
cả mặt ___ bệnh cũ lại tái
2
phát. (4) HT ngữ ĐÂ với ngữ. Thí dụ: điều
hòa nhiệt độ I,II; điều khiển từ xa I,II (TĐTV tr.321). (5) HT hình vị ĐÂ với
hình vị. Thí dụ: hóa học - xanh hóa…
2.1.2.4. Phân loại HTĐÂ từ góc độ từ loại
(1) HTĐÂ trong nội bộ một từ loại. gồm 3 loại sau: dt - dt, đg –đg, tt -
tt. (2) HTĐÂ khác từ loại. bao gồm 2 loại là: a) HTĐÂ giữa hai từ loại (với
22 tiểu loại), b) HTĐÂ chuỗi (ĐÂ giữa 03 từ loại trở lên). Với 39 tiểu loại.
Trong đó, ĐÂ giữa dt - đg – tt có SL nhiều nhất.
2.2. ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ HTĐÂ TRONG TV VỚI THHĐ
2.2.1. HTĐÂ trong THHĐ nhìn từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo
Nhìn từ tiêu chí này, các ĐVĐÂ trong THHĐ bao gồm: (1) các ĐV đơn
tiết (gồm từ và từ tố), chúng có SL lớn nhất như: 叫
1
(jiào) có nghĩa là kêu,
gáy và叫
2
(jiào) có nghĩa là bảo cho, làm cho. (2) Các ĐV đa tiết: (gồm từ và
ngữ) như:案子
1
(àn.zi) và案子
2
(àn.zi) (TĐ THHĐ tr.11), 插口
1
(chā//kǒu)
và插口
2
(chā kǒu) (TĐ THHĐ tr.141),成家
1
(chéng//jiā) và成家
2
(chéng//jiā)
(TĐ THHĐ tr.172).
2.2.2. HTĐÂ trong THHĐ nhìn từ tiêu chí hình - âm – nghĩa
2.2.2.1. Hiện tượng ĐÂĐH trong THHĐ
ĐÂĐH là khái niệm dùng để chỉ những ĐV có âm đọc và hình chữ
giống nhau, có ý nghĩa khác nhau. HT này bao gồm: (1) HT ĐÂĐH giữa từ
với từ tố. Thí dụ: 穷
1
(qióng) là nghèo ĐÂ với穷
2
(qióng) là một yếu tố cấu
tạo từ trong穷途 (qióng tú) có nghĩa là đường cùng. (2) HT ĐÂĐH giữa từ tố
với từ tố. Thí dụ: từ tố 工
1
(gōng) trong 工业 (gōng yè) chỉ công nghiệp ĐÂ
với từ tố工
2
(gōng) trong 工作 (gōng zuò) chỉ công tác, lao động sản xuất.
8
(3) HT ĐÂĐH giữa từ với từ. Thí dụ: từ song tiết 海口
1
(hǎi kǒu) và海口
2
(hǎi kǒu) (TĐ THHĐ tr. 530; 790)
2.2.2.2. Hiện tượng ĐÂDH trong THHĐ
Khái niệm ĐÂDH dùng để chỉ những ĐV có âm đọc giống nhau, hình
thức văn tự có điểm khác hoặc hoàn toàn khác nhau, có ý nghĩa khác nhau.
Các ĐV này được phân thành: (1) Hình chữ nửa giống nửa khác. Thí dụ: 会
议 (huì yì) chỉ hội nghị và 会意 (huì yì) là hiểu ý, biết ý. (2) Hình chữ hoàn
toàn khác nhau. Thí dụ: 尝 (cháng) là nếm ĐÂ với长 (cháng) là dài. 密封
(mì fēng) là đóng kín, gói kín ĐÂ với蜜蜂 (mì fēng) chỉ mật ong.
Ngoài 02 loại trên, các ĐV ĐÂDH trong THHĐ còn bao gồm: (a) HT
từ và từ tố ĐÂDH như: 布
1
(bù) chỉ vải ĐÂ với 簿(bù) trong簿子 (bù zi) chỉ
sổ sách, vở ghi chép nói chung. (b) HT từ tố và từ tố ĐÂDH như: 躯 (qū) chỉ
thân thể ĐÂ với 祛 (qū) có ý nghĩa là trừ bỏ. Trong THHĐ, những ĐV
ĐÂDH có SL nhiều hơn những ĐV ĐÂĐH và là những ĐV làm nên diện
mạo chính cho HTĐÂ trong THHĐ.
2.2.3. HTĐÂ phái sinh trong THHĐ nhìn từ góc độ cấu từ pháp
Đồng âm phái sinh là khái niệm dùng để chỉ “những từ mà ban đầu có
âm đọc không giống nhau, sau khi âm biến đổi mà trở thành đồng âm” (Phù
Phó Thanh; 1983; tr.77). LA bước đầu tìm hiểu loại ĐÂ phái sinh do 儿化
đưa lại. Thí dụ: 盘(pán): chậu rửa tay >盘儿 (pár): cái khay, cái mâm
牌(pái): nhịp điệu > 牌儿 (pár): tấm biển của cửa hiệu
Khảo sát cặp từ trên ta thấy: khi chưa chịu sự tác động của儿化, chúng
là những từ khác nhau về âm đọc, chỉ giống nhau về thanh điệu và có cùng
một kiểu kết thúc vận mẫu. Sau khi chịu sự tác động của 儿化, chúng trở
thành 2 từ hoàn toàn ĐÂ. HTĐÂ phái sinh này không có trong tiếng Hán cổ
và trong TV.
Từ kết quả trên, ta thấy: (i) THHĐ là ngôn ngữ có nhiều ĐVĐÂ do có
SLÂT ít, cấu trúc đơn giản dẫn đến tính võ đoán cao. (ii) Nếu như trong TV,
các ĐVĐÂ có thể được phân loại bằng các tiêu chí: nguồn gốc, SLÂT tham
gia cấu tạo, các ĐV ngôn ngữ…thì trong THHĐ, cách phân loại các ĐVĐÂ
dựa trên các tiêu chí: SLÂT tham gia cấu tạo, bộ ba tiêu chí hình – âm –
nghĩa, góc độ cấu tạo từ…lại là cách phân loại phù hợp với đặc thù của
THHĐ, có công năng giải thích cao. (iii) Việc tìm hiểu nghiên cứu HTĐÂ
của THHĐ gắn bó mật thiết với việc nghiên cứu HTĐN và văn tự học…(iv)
Tuy đều là những ngôn ngữ đơn lập nhưng HTĐÂ của TV và THHĐ vẫn có
những dị biệt nhất định và kiểu các ĐV ĐÂ phái sinh sau 儿化và các ĐV
ĐÂDH là những ví dụ điển hình.
Chương 3
9
HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
3.1. HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
3.1.1. Tổng quan về HTĐN trong tiếng Việt
TV là ngôn ngữ có một tỉ lệ đáng kể các ĐVĐN. TĐTV 2006 hiện
thống kê được 5420 ĐVĐN (chiếm 13,58 % khối ngữ liệu).
3.1.2. Phân loại HTĐN trong tiếng Việt
Từ đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa: các ĐVĐN trong TV được phân loại
thành: HT ĐNBV, HT ĐNBN, HT ĐNBT.
3.1.2.1.Hiện tượng đa nghĩa biểu vật
Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ âu
1
(TĐTV, tr. ) ta thấy: âu
1
có 2
NBV: (1) Chỉ âu tàu (nói tắt); (2) Chỉ ụ (để đưa tàu lên thuyền). Những ĐV
có cấu trúc ngữ nghĩa kiểu như từ âu
1
chính là những từ ĐN BV.
3.1.2.2. HT ĐNBN và việc phân loại đa nghĩa biểu niệm
3.1.2.2.1. Hiện tượng ĐNBN
Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ anh (TĐTV, tr. 06) ta thấy: đây là
từ vừa ĐNBV vừa ĐNBN. Cụ thể: Từ anh có 4 NBV. Số lượng nét nghĩa
(cấu trúc NBN) của từ anh như sau: Ở nghĩa 1, có 3 nét nghĩa. Ở nghĩa 2, có
2 nét nghĩa. Ở nghĩa 3, có 2 nét nghĩa. Ở nghĩa 4 có 2 nét nghĩa. Phân tích
cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ đỏ (TĐTV, tr. 327) ta lại thấy: đỏ có 4 NBV.
Tính từ đỏ có cấu trúc NBN như sau: Các nghĩa 1 và 2 không bao chứa các
nét nghĩa nhỏ hơn. Các nghĩa 3 và 4 có bao chứa những nét nghĩa nhỏ hơn là:
“Thuộc về cách mạng vô sản; Có tư tưởng vô sản” và: “Có được sự may
mắn ngẫu nhiên nào đó; Trái với đen”. Cả 2 từ anh, đỏ đều là những từ vừa
ĐNBV vừa ĐNBN.
3.1.2.2.2. Phân loại hiện tượng ĐNBN
(1) HT ĐNBN không hoàn toàn: HT ĐNBN không hoàn toàn là HT
mà trong đó một hay hầu hết các nghĩa của một ĐVĐN đều bao hàm các nét
nghĩa nhỏ hơn. Những ĐV có cấu trúc ngữ nghĩa như từ đỏ chính là kiểu
ĐNBN không hoàn toàn.
(2) HT ĐNBN hoàn toàn: HT ĐNBN hoàn toàn là HT mà tất cả các
nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của một ĐVĐN đều bao hàm các nét nghĩa
nhỏ hơn. Những ĐV ĐNBN hoàn toàn là những ĐV có cấu trúc ngữ nghĩa
kiểu như cấu trúc ngữ nghĩa của từ anh. Trong TV, những ĐV ĐNBN không
hoàn toàn có số lượng nhiều hơn những ĐV ĐNBN hoàn toàn.
- Từ tiêu chí DLN, các ĐVĐN được phân thành 02 HT: (i) HTĐN
thường gặp và (ii) HTĐN ít gặp.
10
3.1.2.3. Hiện tượng đa nghĩa thường gặp
HTĐN thường gặp là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng phổ biến, làm
nên diện mạo chính cho HTĐN TV. (chỉ các ĐVĐN có dung lượng nghĩa từ
2 - 6 nghĩa, chiếm tới 98,58 % HTĐN TV).
3.1.2.4. Hiện tượng đa nghĩa ít gặp
HTĐN ít gặp là khái niệm dùng để chỉ HTĐN không phổ biến trong TV
(chỉ 72 ĐV có từ 7 đến 27 nghĩa, chiếm 1,42 % các ĐVĐN của TV. Tuy
không làm nên diện mạo chính cho HTĐN TV song chúng là những ĐV có
nhiều nghĩa nhất, thường là thực từ, thuộc về vốn từ vựng cơ bản của TV.
- Phân loại HTĐN từ góc độ các ĐV ngôn ngữ, ta có 02 HT: (i) HT từ
ĐN và (ii) HT ngữ ĐN.
3.1.2.5. Hiện tượng từ đa nghĩa
Trong TV, HT từ ĐN là HT chủ yếu (xấp xỉ 99 % các ĐVĐN của TV là
từ). Bao gồm 2 HT sau: (1) HT từ đơn tiết ĐN: HT từ đơn tiết ĐN là HT cơ
bản và quan trọng nhất của HT từ ĐN TV vì: chúng có SL nhiều nhất, có
DLN cao nhất (tất cả những ĐV có từ 7 - 27 nghĩa, đều là từ đơn tiết). Phần
lớn chúng thuộc về các từ loại: dt, đg, tt song nếu tính theo DLN thì trật tự
sẽ là: đg, dt, tt…Chúng bao hàm các biểu hiện của HTĐN TV như: ĐNBV,
ĐNBN, ĐNBT. (2) HT từ song tiết ĐN: HT từ song tiết ĐN là HT cơ bản và
quan trọng thứ yếu của HT từ ĐN TV, chúng có SL chỉ đứng sau các ĐV đơn
tiết ĐN, phần lớn có DLN thấp (phần lớn có 2, 3 nghĩa, những ĐV có từ 4 - 6
nghĩa có SL không đáng kể), nhiều nhất là: các ĐV gốc Hán, các ĐV thuần
Việt, các ĐV gốc Ấn Âu.
3.1.2.6. Hiện tượng ngữ đa nghĩa
HT ngữ ĐN là HT ít gặp trong TV (chỉ có 24 ĐV và chủ yếu là các ĐV
không được chú loại), chúng có DLN thấp (từ 2-5 nghĩa), trong đó đại bộ
phận là có 2 nghĩa. Gồm 2 nhóm sau: (1) Nhóm các ngữ cố định (thành ngữ),
có cấu tạo 4 âm tiết như: ăn sống nuốt tươi… (2) Nhóm các quán từ, quán
ngữ có cấu tạo 2, 3 âm tiết như: ra dáng, ra tuồng, ra vẻ…
3.2. ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ HTĐN TRONG TIẾNG VIỆT VỚI
THHĐ
3.2.1. Các ĐVĐN trong THHĐ
Cũng như TV, HTĐN trong THHĐ cũng có nhiều biểu hiện phong phú:
(1) Từ góc độ các ĐV ngôn ngữ, các ĐVĐN của THHĐ có thể là: những ĐV
đơn tiết, đa tiết (2- 6 âm tiết) như: 插 (chā),尝 (cháng); 有一搭, 没一搭 (yǒu
yī dā, méi yī dā)…; Có thể là từ, ngữ như: 刨 (bào), 报告 (bào gào), 霸王鞭
(b wáng bin); 吃白饭 (chī bái fàn), 站住脚 (zhàn zhù jiǎo)…; có thể là
yếu tố cấu tạo từ như: 阿 (ā), 儿 (ér), 员 (yuán).… (2) Từ góc độ từ loại,
chúng có thể thuộc về các từ loại: dt, đg, hình dung từ như: 阿姨 (ā yí), 安排
11
(ān pái), 安静 (àn jìng)…. Song phổ biến là những ĐV có các nghĩa hạng
thuộc về các từ loại khác nhau như: 犁(lí)…. Trong đó, nhiều nhất là các ĐV
thuộc về dt, đg, hình dung từ. (3) Từ góc độ cấu trúc ngữ nghĩa, các ĐVĐN
của THHĐ có thể là những ĐV ĐNBV như: 扳手 (bān shǒu)…. Có khi là
những ĐV ĐNBT như: 哎 (ài)…. Có khi là những ĐV ĐNBN như: 矛 盾
(máo dùn)….;Có thể là những ĐV được sắp xếp theo các kiểu: từ cụ thể đến
khái quát như:标号(biāo hào)….,theo trật tự dẫn xuất như: 标兵(biāo bīng )
…., theo kiểu “song song” như: 按
1
(ān)…., theo kiểu “hỗn hợp”như: 正面
(zhèng miàn)….; Từ nghĩa đen đến nghĩa bóng như: 帮腔 (bāng qiāng)….;
Theo kiểu đối lập (có những nét nghĩa đối lập nhau trong một cấu trúc ngữ
nghĩa) như: 战败(zhàn bài)…. Song thường gặp nhất là 4 kiểu cấu trúc ngữ
nghĩa sau: Kiểu 1: toàn bộ nghĩa hạng đều là nghĩa của từ như: 缺 (què)
Kiểu 2: chỉ có một hoặc một số nghĩa hạng của từ còn lại là nghĩa của những
từ tố ĐN như: 折 (zhé).… Kiểu 3: từ đã có nhiều nghĩa hạng lại kèm theo
nghĩa của những từ tố ĐN như 风 (fēng)…. Kiểu 4: đều là nghĩa của từ tố
như: 元
1
(yuán)…
3.2.2. Phân loại các ĐVĐN trong THHĐ
3.2.2.1. Phân loại các ĐVĐN trong THHĐ từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo
Từ tiêu chí này, các ĐVĐN của THHĐ gồm 2 loại: đơn tiết (chiếm tỷ lệ
thứ yếu), đa tiết (chiếm tỷ lệ chủ yếu, có cấu tạo từ 2-6 âm tiết), nhiều nhất là
những ĐV song tiết như: 爱人(ài rén), 安静 (ān jìng)… Các ĐVĐN song tiết
tuy chiếm tỷ lệ cao song có DLN thấp (thường chỉ có 2, 3 nghĩa).
3.2.2.2. Phân loại các ĐVĐN trong THHĐ từ tiêu chí dung lượng nghĩa
Các ĐVĐN của THHĐ có từ 2 - 25 nghĩa. Trong đó, những ĐV có 2, 3
nghĩa chiếm đa số, ĐV có nhiều nghĩa nhất là 打 (đả, 25 nghĩa). Về tổng
quát, THHĐ không những có SL các ĐVĐN nhiều hơn mà còn có nhiều ĐV
có cấu trúc ngữ nghĩa phức tạp, có các HTĐN đa dạng hơn TV. Trong cả 2
ngôn ngữ đều có các kiểu quan hệ ngữ nghĩa như: dẫn xuất, song song, xen
kẽ giữa dẫn xuất và song song hay hình nhánh. Tuy nhiên, kiểu từ có cấu trúc
nghĩa đối lập nhau trong THHĐ phổ biến hơn, trong TV không có HT hình vị
cấu tạo từ ĐN.
3.2.3. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ ăn, hoa,
hồng, đỏ trong TV với các từ
吃
1
,花
1
,红
,
赤
trong THHĐ
3.2.3.1. Cơ sở đối chiếu
Tiếng Việt và THHĐ đều thuộc về loại hình ngôn ngữ đơn lập, không
biến hình, có nhiều ĐV dùng chung (70% từ vựng TV có nguồn gốc Hán)
3.2.2.2. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ hoa
1
trong TV
với từ
花
1
trong THHĐ
12
Kết quả khảo sát cấu trúc ngữ nghĩa, khả năng kết hợp… của hoa
1
trong
TV và 花
1
(huā) trong THHĐ cho thấy: (i) Mức độ phát triển nghĩa của
chúng là không như nhau: (花
1
trong THHĐ có DLN cao gần gấp 3 lần hoa
1
trong TV). Nói khác đi, chúng chỉ giống nhau ở nghĩa gốc, nghĩa cơ bản,
khác nhau ở những nét nghĩa phái sinh. (ii) Bên cạnh những điểm tương đồng
ở các nghĩa 1, 2, 3, 6 của hoa
1
trong TV và ở các nghĩa hạng 1, 2, 3, 6 của 花
1
trong THHĐ thì những điểm khác biệt thể hiện ở các nét nghĩa và nghĩa
hạng còn lại trong 2 ngôn ngữ là khá rõ ràng. (iii) Hoa
1
trong TV và 花
1
trong THHĐ đều là những ĐV có khả năng kết hợp với một số yếu tố khác
để tạo ra nhiều ẩn dụ từ vựng cố định trong ngôn ngữ. Trong những ẩn dụ từ
vựng cố định này thì điểm giống nhau là cơ bản, điểm khác biệt là nét không
cơ bản (ẩn dụ liên quan đến hoa
1
trong TV đa dạng hơn trong THHĐ. Ví dụ
như: hoa cái, hoa tay… là những ẩn dụ từ vựng chỉ có trong TV mà không
thấy trong THHĐ song số lượng ẩn dụ từ vựng trong TV ít hơn trong THHĐ.
3.2.2.3. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của các từ hồng, đỏ trong
TVvới các từ
红
,
赤
trong THHĐ
Kết quả khảo sát cấu trúc ngữ nghĩa, khả năng kết hợp… của hồng, đỏ
trong TV với 红 (hóng), 赤(chì) trong THHĐ cho thấy: (i) TV và THHĐ đều
có nhiều ĐV có chức năng phản ánh những SVHT có thuộc tính “đỏ” hay
“hồng” và SL những ĐV dùng chung cho mục đích này trong cả 2 ngôn ngữ
là khá nhiều. (ii) Xét về SL thì THHĐ có nhiều ĐV dùng để phản ánh những
SVHT có thuộc tính “đỏ” hay “hồng” hơn TV. (iii) Nếu như trong TV, hai từ
hồng và đỏ là hai ĐV được sử dụng chính (là điển mẫu) thì trong THHĐ红và
赤 lại là những từ vựng điển hình dùng để phản ánh những SVHT có thuộc
tính “đỏ” hay “hồng”. (iv) Trong 2 ĐV hồng và đỏ của TV thì đỏ có xu
hướng phát triển các nét nghĩa mạnh hơn và có tần số sử dụng cao hơn so với
hồng. Trong THHĐ赤tuy có nhiều nét nghĩa hơn so với 红 song tần số sử
dụng của 红 lại cao hơn nhiều so với 赤. (v) Hồng và đỏ trong TV cũng như
红và 赤trong THHĐ đều là những màu sắc được sử dụng để tạo nên những
ẩn dụ tu từ với nhiều sắc thái biểu cảm như: ẩn dụ về cách mạng, về sự may
mắn, tốt đẹp….
3.2.2.4. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ ăn trong TV
với từ
吃
1
trong THHĐ
Kết quả khảo sát cấu trúc ngữ nghĩa, khả năng kết hợp… của từ ăn
trong TV với 吃 (chī) trong THHĐ cũng cho thấy: tuy giữa chúng có một số
điểm giống nhau (các nghĩa 1, 6, 7 của từ ăn giống với các nghĩa hạng 1, 4, 6
của từ 吃) song điểm khác biệt giữa chúng vẫn là cơ bản (các nét nghĩa và
các nghĩa hạng còn lại trong 2 ngôn ngữ), cụ thể: (i) Đối tượng mà đg ăn của
13
TV hướng tới là phong phú, đa dạng hơn đối tượng của đg 吃. (ii) Chủ thể
của động từ ăn trong TV cũng đa dạng hơn 吃, (iii) Sắc thái biểu cảm của từ
ăn trong TV cũng phong phú, đa dạng hơn 吃. (iv) Khác với THHĐ, trong
TV, dường như có sự đối lập hay phân biệt một cách khá rõ ràng giữa việc ăn
những thực phẩm có đặc tính đặc với những thực phẩm có đặc tính lỏng.
3.3. TIỂU KẾT
Qua thống kê, khảo sát và so sánh các ĐVĐN trong TV và trong THHĐ
ta thấy: (1) Những điểm tương đồng: (a) Trong TV và THHĐ đều tồn tại một
SL đáng kể các ĐVĐN (từ ĐN, ngữ ĐN) song trung tâm vẫn là từ ĐN. Các
ĐVĐN trong TV và THHĐ đều có chung một qui luật là: những ĐVĐN có
cấu trúc ngắn, thường dùng và là thực từ bao giờ cũng có DLN cao hơn các
ĐV có cấu trúc phức tạp, là hư từ và không thường dùng. Phần lớn các
ĐVĐN thuộc về các từ loại: dt, đg, tt…(b) Căn cứ vào cấu trúc ngữ nghĩa,
tần số sử dụng của các ĐVĐN; căn cứ vào cấu tạo, tầng bậc, sự bao hàm
hoàn toàn hay không hoàn toàn các nét nghĩa trong các nghĩa của từ mà các
ĐVĐN trong 2 ngôn ngữ đều có thể phân thành: (i) HT ĐNBV, HT ĐNBN,
HT ĐNBT. (ii) HTĐN thường gặp và ít gặp. (iii) HT hình vị ĐN, từ ĐN và
ngữ ĐN. (iv) HT ĐNBN (hoàn toàn, không hoàn toàn), (v) HT từ đơn tiết
ĐN, HT từ đa tiết ĐN…. (2) Những điểm dị biệt: (a) Trong THHĐ, các
ĐVĐN có cấu trúc phức tạp và có DLN cao có SL nhiều hơn hẳn TV. Trong
THHĐ, bên cạnh những HT phổ biến như: từ ĐN (từ đơn, từ ghép), ngữ ĐN
còn có cả HT hình vị ĐN. Trong TV không có HT hình vị cấu tạo từ ĐN. (b)
Cấu trúc ngữ nghĩa của các ĐVĐN trong THHĐ có xu thế ổn định hơn, khó
phân rã hơn cấu trúc của các ĐVĐN TV nhờ sự ràng buộc của các yếu tố
hình - âm - nghĩa trong 1 kí hiệu khối vuông. (c) Trong 2 ngôn ngữ Việt,
Hán, hiện tồn tại đáng kể một lớp từ ĐN dùng chung như: hoa, hồng, xích…
song quá trình phát triển ngữ nghĩa của chúng trong 2 ngôn ngữ là không
hoàn toàn như nhau.
Chương 4
TỪ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
4.1. VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐÂ & ĐN TRONG TỪ ĐIỂN
Như trong các mục 1.4 và 1.5 đã nói, các ĐV ĐÂ&ĐN là các ĐV có
đặc điểm vừa ĐÂ vừa ĐN. Chúng thuộc về khu vực giao thoa giữa HTĐÂ và
HTĐN. Trong TĐTV 2006, hiện thu thập khá nhiều những ĐV này. Nếu chỉ
xét trong khu vực ĐÂCG thì đã có tới 594 loạt (bao gồm cả đơn tiết, đa tiết)
14
với SL 1264 ĐV. Chúng chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng thể từ
ĐÂTV.
4.2. PHÂN LOẠI CÁC ĐV ĐÂ&ĐN TRONG TIẾNG VIỆT
Trong TV, các ĐV ĐÂ&ĐN bao gồm 2 loại, phân bố trong 2 khu vực:
ĐÂKG và ĐÂCG. Sau đây là kết quả thống kê, khảo sát và mô tả đ
2
của chúng.
4.3. Đ
2
CỦA NHỮNG ĐV ĐÂ&ĐN TRONG KHU VỰC ĐÂKG
4.3.1. Về nguồn gốc
Đây là những ĐV do có âm đọc ngẫu nhiên giống nhau nên được xếp
chung vào cùng một loạt ĐÂ. Các loạt ĐÂ này tạo thành các lớp ĐÂ trong từ
điển. Chúng có các dạng biểu hiện sau: (1) Toàn bộ những ĐVĐÂ trong loạt
đều là từ Hán Việt như loạt ĐÂ có âm đọc là bản vị và bất tử (TĐTV; tr 31,
tr 52)….(2) Toàn bộ những ĐVĐÂ trong loạt đều là từ thuần Việt như loạt
ĐÂ có âm đọc là bánh và ang (TĐTV; tr 06, tr 34)…(3) Là những ĐV Hán
Việt ĐÂ với những ĐV thuần Việt như loạt ĐÂ có âm đọc là biểu (TĐTV; tr
66)… (4) Là những ĐV thuần Việt ĐÂ với những ĐV gốc Ấn Âu như loạt ĐÂ
có âm đọc là ba (TĐTV. tr 21)… (5) Là những ĐV hỗn hợp về nguồn gốc
như loạt ĐÂ có âm đọc là ban (TĐTV. tr 28)…
4.3.2. Về dung lượng nghĩa
Những ĐV ĐÂ&ĐN trong khu vực này có DLN thấp. Phần lớn có 2 và
3 nghĩa. ĐV có nhiều nghĩa nhất là 12 nghĩa và chỉ có duy nhất một ĐV là
lại
2
(TĐTV. tr 536)
4.3.3. Về cấu tạo
Chúng có cấu tạo tối đa là 4 âm tiết như: cọc cà cọc cạch
1,2
. Trong đó,
những ĐV có cấu tạo 1 âm tiết như: bê
2
, ải
1
… có SL nhiều nhất, kế tiếp là
những ĐV có cấu tạo 2 âm tiết như: bà mụ
2
, bản vị
1
, bẻ bai
2
, bo bo
4
….
4.3.4. Về quan hệ ngữ nghĩa
4.3.4.1. Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các ĐV trong loạt ĐÂ
Những ĐV ĐÂ&ĐN trong loạt không hề có mối quan hệ hay liên hệ gì
về nghĩa với nhau.
4.3.4.2. Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các nghĩa trong một ĐV
ĐÂ&ĐN
Thuộc về một trong ba kiểu sau: (1) Chỉ có mối quan hệ phái sinh về
ngữ nghĩa như: ác
1
và ác
2
(TĐTV. tr 02)… (2) Chỉ có mối quan hệ song
song về ngữ nghĩa như: bớt
2
, bà mụ
3
(TĐTV. tr 22; 87)… (3) Vừa có mối
quan hệ phái sinh lại vừa có mối quan hệ song song về ngữ nghĩa như: bố
1
bầu
1
(TĐTV, tr 78; 52)…
Qua thống kê, khảo sát chúng tôi nhận thấy: Trong ba kiểu quan hệ ngữ
nghĩa trên đây thì kiểu (3) là kiểu có số lượng ĐV ít hơn kiểu (1) và kiểu (2).
Và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các nghĩa trong một ĐV ĐÂ&ĐN thuộc khu
vực ĐÂKG có nhiều nét tương đồng với những ĐVĐN thường gặp của TV.
15
4.4. Đ
2
CỦA NHỮNG ĐV ĐÂ&ĐN TRONG KHU VỰC ĐÂCG
4.4.1. Về số lượng
Trong TĐTV 2006 hiện thu thập, xử lí một SL đáng kể những ĐV
ĐÂ&ĐN cùng gốc nghĩa. Trong đó có: 886 loạt (1772 ĐV) chỉ ĐÂ mà
không ĐN, 479 loạt (1029 ĐV) vừa ĐÂ vừa ĐN không hoàn toàn, 115 loạt
(235 ĐV) vừa ĐÂ vừa ĐN hoàn toàn. Với SL lên tới 1480 loạt (3036 ĐV).
4.4.2. Về cấu tạo
Trước hết, phải thấy rõ rằng: những ĐV ĐÂCG và những ĐV ĐÂĐN
cùng gốc nói riêng vốn là những ĐV được sản sinh bằng PTCL. Sự chuyển
loại của chúng có khi diễn ra trong nội bộ một từ loại (dt, đg, tt ), có khi
chuyển hóa thành nhiều từ loại, nhiều nhất là 2 từ loại với các kiểu mô hình:
dt↔đg, dt ↔tt, đg ↔ tt Những ĐV chuyển hóa thành 3 từ loại khác nhau
kiểu: dt – đg –tt rất hiếm gặp. Nhiều nhất là thành 4 từ loại. Chẳng hạn như
loạt ĐÂ có âm đọc là cứ (TĐTV 2006 tr. 228). Trong TV, sự chuyển hóa
trong nội bộ một từ loại của các ĐV ĐÂCG ít hơn sự chuyển hóa thành các
từ loại khác nhau. Sự chuyển hóa khác từ loại có các kiểu sau: (i)Thực từ <-
> thực từ: bừa, cưa (TĐTV 2006 tr. 93; 228)…(ii) Thực từ <-> hư từ: của,
đố (TĐTV 2006 tr. 220; 334)…(iii) Hư từ <-> hư từ: chứ, đã, đếch (TĐTV
2006 tr. 190; 276 ; 309)… Những ĐV ĐÂCG và những ĐV ĐÂ&ĐN cùng
gốc có cấu tạo từ 1- 4 âm tiết, những ĐV có cấu tạo 3, 4 âm tiết rất ít (chỉ có
10 loạt với 20 ĐV) và đều là ngữ. Trong những ĐV có cấu tạo 1 và 2 âm tiết
thì chiếm tuyệt đối là từ đơn tiết, từ song tiết, chỉ có một SL nhỏ là các
YTCTT ( yếu tố phụ trước, phụ sau dt, đg, tt). CácYTCTT này là những ĐV
đơn nghĩa. Chúng có 3 nguồn gốc, nhiều nhất xếp theo thứ tự là: từ Hán Việt,
từ thuần Việt, từ gốc Ấn Âu. Chúng có mặt ở các từ loại cơ bản của TV,
nhiều nhất là: dt, đg, tt, phó từ
4.4.3. Về dung lượng nghĩa
Những ĐV ĐÂCG của TV có biên độ nghĩa khá rộng (có từ 1-18 nghĩa).
Trong đó, những ĐV có 2, 3 nghĩa chiếm SL tuyệt đối. Những ĐV có nhiều
nghĩa nhất là những ĐV đơn tiết và 2 âm tiết, những ĐV có cấu tạo 3, 4 âm tiết
đều đơn nghĩa. Nhiều nhất là thuộc về các từ loại đg, dt, tt Khảo sát 841 ĐV
vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG, chúng tôi nhận thấy: giống như các ĐV
ĐN thông thường, các ĐV ĐN trong khu vực ĐÂCG cũng tuân theo quy luật: (i)
Các ĐV đơn tiết bao giờ cũng có nhiều nghĩa hơn các ĐV song tiết, (ii) Về số
lượng, các ĐV ĐN thực từ bao giờ cũng nhiều hơn các ĐV hư từ. (iii) Những
ĐV ĐN thuộc từ loại dt có số lượng nhiều hơn đg, tt. Song nếu xét về DLN thì
những ĐV là đg lại có DLN cao hơn các ĐV là dt, tt.
4.4.4. Về quan hệ ngữ nghĩa
Về cơ bản, chúng cũng có 3 kiểu quan hệ: (i) quan hệ phái sinh (thường
gặp nhất trong những ĐV có 2, 3 nghĩa) như : bào II (TĐTV 2006 tr. 38). (ii)
16
quan hệ song song (thường gặp nhất là trong những ĐV có từ 4 nghĩa trở lên)
như: bạn I (TĐTV 2006 tr. 33) (iii) quan hệ vừa phái sinh vừa song song
(thường gặp trong những ĐV có từ 5 nghĩa trở lên như: bóng
1
I (TĐTV 2006
tr. 74-75)… Khác với những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂKG, các
ĐVĐÂ trong loạt thuộc khu vực ĐÂCG đều có mối liên hệ ngữ nghĩa với
nhau mà hiện thời chúng ta vẫn có thể cảm nhận được. Chẳng hạn: mối liên
hệ giữa nghĩa thứ nhất của bào II (làm nhẵn mặt gỗ bằng cái bào) với một dt
cùng gốc nghĩa với nó là bào I (dụng cụ của thợ mộc ; gồm một đoạn gỗ có
lắp lưỡi thép nằm ngang; dùng để nạo nhẵn mặt gỗ) là hoàn toàn có thể nhận
ra. Đó là mối liên hệ giữa một dt với chức năng của dt đó. Đây chính là lí do
dẫn đến việc một số TĐ nhập chung các nghĩa của bào I, II thành 1 từ ĐN.
4.5. BƯỚC ĐẦU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐÂ&ĐN KHÁC GỐC NGHĨA
TRONG TV VỚI THHĐ
Cũng như trong TV, THHĐ cũng có 2 loại ĐV ĐÂ là: (1) Những ĐV
ĐÂKG (những ĐV ĐÂDH) như: 保 (bǎo) và 饱 (bǎo), 变 症(bin zhèng) và
辩证 (bin zhèng)…(2) những ĐV ĐÂCG (những ĐV ĐÂĐH) như: 安
1
(ān)
và安
2
(ān),
霸王鞭
1
(b wáng bin) và 霸王鞭
2
(b wáng bin)…
4.5.1. Về số lượng và nguồn gốc
Về số lượng, những ĐV ĐÂKG có SL nhiều hơn những ĐV ĐÂCG.
Trong đó: những ĐV đơn tiết ở cả hai khu vực chiếm số lượng nhiều nhất, kế
đó là các ĐV đa tiết (tuyệt đại bộ phận là những ĐV có cấu tạo song tiết).
Đây cũng là điểm giống nhau giữa TV và THHĐ. Về nguồn gốc, những ĐV
ĐÂKG trong THHĐ cũng là những ĐV có âm đọc ngẫu nhiên giống nhau,
có nghĩa và hình văn tự khác nhau. Còn những ĐV ĐÂCG là những ĐV có
quan hệ về cội nguồn với nhau, có âm đọc giống nhau, có nghĩa khác nhau,
có hình văn tự giống nhau. Giống như trong TV, các ĐV ĐÂCG trong
THHĐ đều có thể truy nguyên về nguồn gốc bằng những thủ pháp về từ
nguyên học, hình văn tự học. Ngày nay, trong phần lớn các trường hợp,
chúng ta thường vẫn cảm nhận được sự liên hệ về ngữ nghĩa giữa chúng.
4.5.2. Về dung lượng nghĩa
Kết quả khảo sát, thống kê ở diện rộng cho thấy: các ĐV ĐÂKG trong
THHĐ là những ĐV có DLN thấp hơn các ĐV ĐÂCG. (ĐVcó nhiều nghĩa
nhất trong khu vực ĐÂCG của THHĐ là đả 打
1
(có tới 25 nghĩa hạng). Đây
là ĐV có nhiều nghĩa hạng nhất trong THHĐ.
4.5.3. Về chữ viết và cấu tạo
Những ĐV ĐÂCG trong THHĐ có cấu tạo từ 1- 4 âm tiết, có hình văn
tự khác nhau. Cụ thể: có hình văn tự khác nhau hoàn toàn ở những ĐV đơn
tiết như: 砹(ài) và爱(ài), khác nhau hoàn toàn hay khác nhau ở yếu tố cấu tạo
17
từ thứ nhất trong các ĐV có cấu tạo từ 2 âm tiết trở lên như: 杯子(bēi zi)và
背子(bēi zi), 保健 (bǎo jiàn)và 宝剑 (bǎo jiàn)…
4.5.4. Về quan hệ ngữ nghĩa
Qua thống kê, khảo sát mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các ĐVĐÂ trong
loạt cũng như mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các nghĩa hạng của những ĐV
ĐÂ và ĐN thuộc khu vực ĐÂDH trong THHĐ chúng tôi thấy rằng: (i) Giữa
các ĐV ĐÂ và ĐN trong loạt hiện nay không hề cảm nhận được mối liên hệ
hay quan hệ gì về ngữ nghĩa. (ii) Giữa các nghĩa hạng trong một ĐV ĐÂ và
ĐN cũng có các kiểu quan hệ giống như các ĐV ĐN thông thường của
THHĐ. Chẳng hạn như: (1) Tất cả các nghĩa hạng của từ đều là quan hệ
phái sinh. Thí dụ như cấu trúc nghĩa của từ: 饱 (bǎo) (TĐ THHĐ 2005.tr
45) (2) Trong các nghĩa hạng của từ, có một số nghĩa hạng là quan hệ phái
sinh còn một số nghĩa hạng lại là quan hệ song song. Thí dụ như cấu trúc
nghĩa của từ: 保 (bǎo) (TĐ THHĐ 2005.tr 45)… (3) Tất cả các nghĩa hạng
của từ đều là quan hệ song song. Thí dụ như cấu trúc nghĩa của từ: 报子 (bào
zi) (TĐ THHĐ 2005. tr 52). Có thể nói rằng: mối quan hệ giữa các ĐV ĐÂ
trong loạt và mối quan hệ giữa các nghĩa hạng trong một ĐV ĐÂĐN thuộc
khu vực ĐÂKG của THHĐ cũng có nhiều nét tương đồng với những ĐV
ĐÂĐN thuộc khu vực ĐÂKG của TV. Dưới đây là kết quả mà chúng tôi rút
ra được từ việc đối chiếu từ ĐÂ&ĐN cùng gốc nghĩa trong TV với từ
ĐÂ&ĐN cùng gốc nghĩa trong THHĐ.
4.6. BƯỚC ĐẦU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐÂ&ĐN CÙNG GỐC TRONG
TV VỚI THHĐ
4.6.1.Những điểm tương đồng
(a) Cũng như trong TV, trong tổng thể từ ĐÂ của THHĐ cũng có một
SL đáng kể các ĐV ĐÂCG. SL các ĐV ĐÂCG đơn tiết trong THHĐ cũng
nhiều hơn các ĐV đa tiết. Theo số liệu thống kê từ TĐTHHĐ 2005, hiện chỉ
có 317 loạt với 645 ĐV ĐÂCG có cấu tạo song tiết, những ĐV có cấu tạo 3,
4 âm tiết chỉ có 7 loạt với 14 ĐV mà thôi.
(b) Về cơ bản, mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các ĐV ĐÂCG trong THHĐ là
vẫn có thể nhận ra. Chẳng hạn như mối liên hệ ngữ nghĩa giữa 2 ĐV ĐÂCG
(bāo jīn)包金
1
và (bāo jīn)包金
2
với nghĩa hạng 1 và nghĩa hạng thứ 12 của từ
包.
(c) Những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG trong THHĐ cũng
có biên độ nghĩa rộng (từ 2-27 nghĩa). Trong đó, những ĐV có 2, 3 nghĩa chiếm
tỉ lệ lớn nhất. Chúng che phủ tất cả HTĐN trong THHĐ như: ĐNBV, ĐNBN,
ĐNBT, từ đơn ĐN, từ tố ĐN, từ song tiết ĐN, ngữ ĐN.
Khảo sát các YT CTT trong TV, THHĐ và các ĐV dùng chung trong 2
ngôn ngữ ở khu vực ĐÂCG chúng tôi nhận thấy những điểm khác biệt dưới đây:
18
4.6.2. Những điểm khác biệt
(a) Trong khi THHĐ có một SL không nhỏ các YT CTT ĐN thì trong
TV, các YT CTT bao giờ cũng là đơn nghĩa.
(b) Trong TV, các ĐV đơn tiết cùng gốc nghĩa như: cuốc, bào, đục,
cưa luôn có xu hướng phân hóa thành 2 ĐV ĐÂCG. Và thường là chuyển
hóa thành một ĐV dt (chỉ tên gọi) và một ĐV đg (chỉ chức năng) thì trong
THHĐ, những ĐV kiểu này lại có xu thế tích hợp thành những ĐV ĐN
(thường có 2 nghĩa). Trong đó, nghĩa đầu tiên (thường là dt) có chức năng
miêu tả, định danh. Nghĩa thứ 2 (thường là đg) có chức năng mô tả chức
năng của dt đó. Các ĐV đa tiết dùng chung như: âm mưu, anh hùng, ảnh
hưởng, bảo an, báo cáo cũng có xu thế như vậy. Thậm chí đối với các ĐV
đa tiết khác (bao gồm từ và ngữ) như: cá nhân, bộ phận, cá nhân chủ nghĩa
cũng có chung quy luật như vậy. Các xu thế “phân rã”thành 3, 4 hoặc 5 ĐV
ĐÂCG trong TV hiện nay là rất hiếm gặp, nếu có thì chỉ thấy ở những ĐV
đơn tiết. Xu thế “phân rã” áp đảo phổ biến hiện nay trong TV là kiểu “phân
rã” thành 2 ĐV. Đây cũng là điểm lí thú của 2 ngôn ngữ.
4.7. TIỂU KẾT
Từ kết quả khảo sát, phân tích của LA cho thấy: có 2 xu thế ngược nhau
là (1) TV có xu thế ĐÂ hóa (tách các nghĩa, nét nghĩa của những ĐVĐN
thành những ĐV ĐÂCG), (2) THHĐ lại có xu thế ĐN hóa. Đặc trưng ĐN
hóa kết hợp với xu thế đa tiết hóa trong THHĐ sẽ dẫn đến những hệ quả tất
yếu sau: (i) Về tổng quan, các ĐV ĐÂKG trong TV và THHĐ bao giờ cũng
có SL nhiều hơn các ĐV ĐÂCG. (ii) Các ĐV ĐÂCG luôn chiếm một tỉ lệ
lớn trong tổng thể từ ĐÂ TV và sẽ còn tiếp tục được sản sinh bằng PTCL. Và
chắc chắn chúng sẽ có SL và tỉ lệ nhiều hơn so với các ĐV ĐÂCG trong tổng
thể từ ĐÂ của THHĐ. (iii) THHĐ chắc chắn sẽ có nhiều ĐVĐN hơn TV, cấu
trúc ngữ nghĩa của các ĐVĐN trong THHĐ sẽ chặt hơn cấu trúc ngữ nghĩa
của các ĐVĐN trong TV. Số liệu thống kê ở diện rộng của LA đã chứng
minh rõ điều này.
KẾT LUẬN
HT ĐÂ,ĐN trong ngôn ngữ cũng như HT ĐÂ,ĐN và HT ĐÂ&ĐN
trong TV, THHĐ là một vấn đề lớn mà phạm vi của một LA cũng như khả
năng có hạn của người viết sẽ không thể nào bao quát đầy đủ được. Tuy
nhiên, bằng sự nỗ lực của mình, chúng tôi cũng đã tiếp cận được một số khía
cạnh cơ bản và quan trọng của vấn đề cũng như có được một số đóng góp
nhất định về số liệu và lí luận. Dưới đây là những thuận lợi, khó khăn mà
chúng tôi gặp phải trong quá trình thực hiện LA cũng như các kết quả cơ bản
đã thực hiện được và những vấn đề còn tồn đọng chưa giải quyết được liên
quan tới đề tài.
19
1. Việc nghiên cứu HT ĐÂ,ĐN và HT ĐÂ&ĐN trong ngôn ngữ cũng
như trong TV, THHĐ đã được đề cập tới từ lâu và hiện vẫn đang được tiếp
tục. Đây là thuận lợi lớn cho chúng tôi. Trong giới Việt ngữ học, những vấn
đề liên quan tới HT ĐÂ,ĐN và HT ĐÂ&ĐN được đề cập tới từ khá sớm.
Tuy nhiên, vì nhiều lí do, HT này chưa được khảo sát có hệ thống trên cùng
một khối ngữ liệu mà chỉ được tiến hành với quy mô nhỏ và tản mạn, số liệu
đã cũ do được thống kê cách đây trên 20 năm nên đã bộc lộ những điểm
không còn phù hợp nữa. Tuy vậy, có rất nhiều vấn đề có liên quan như: HT
ĐÂĐH, ĐÂDH, HT ĐÂCG, HTCL, HT ĐNBV, ĐNBN, ĐNBT, mối quan
hệ giữa ngôn ngữ với chữ viết… đã được nhiều nhà Việt ngữ học, Hán ngữ
học khảo sát và đề cập tới. Đây chính là những điều kiện quan trọng mà thiếu
nó, chúng tôi sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra. Trên cơ sở thực
tiễn sử dụng TV, thông qua việc thống kê, mô tả số liệu của TĐTV 2006, TĐ
THHĐ 2005, luận án đã xác lập được một cách khá hệ thống những đồng
nhất và khác biệt giữa HTĐÂ, HTĐN cũng như sự khác biệt giữa những ĐV
ĐÂ&ĐN trong khu vực ĐÂCG với những ĐV ĐÂ&ĐN trong khu vực
ĐÂKG trong TV và THHĐ cả ở diện rộng, diện hẹp và ở một số phạm trù cơ
bản; luận án đã xác lập được vị trí, vai trò của những ĐV ĐÂCG trong tổng
thể từ ĐÂ của TV, đã chứng minh được tầm quan trọng của HTCL trong TV.
Cụ thể là:
1.1. Về HTĐÂ, nếu như trong THHĐ vấn đề gây nên tranh luận chỉ
nằm ở một SL nhất định các ĐV ĐÂĐH (các ĐV phân li từ những nghĩa
hạng của một ĐVĐN), còn đại bộ phận các ĐVĐÂ trong tiếng Hán đã có 3
tiêu chí hình, âm, nghĩa ràng buộc và khu biệt thì trong TV, do việc từ bỏ
chữ Hán, chữ Nôm dẫn tới mối quan hệ giữa ba mặt hình, âm, nghĩa của gần
70% vốn từ Hán Việt và một tỷ lệ không nhỏ từ thuần Việt hoàn toàn bị đứt
đoạn, do việc xác định các đối lập cơ bản giữa những ĐV đồng cấp độ như
từ, ngữ… trong TV còn nhiều chỗ đáng phải bàn thêm nên việc nhận diện,
xác định và phân loại các ĐVĐÂ hay ĐN gặp rất nhiều khó khăn, tạo nên
nhiều khu vực có sự tròng tréo hay lưỡng khả mà những ĐV được TĐTV
2006 dán nhãn là ĐÂ ngữ nghĩa là một ví dụ điển hình. Mặt khác, do sự đối
lập giữa những lớp từ loại của TV như: đg - tt, dt - tt… cũng là những chỗ
chưa có được những tiêu chuẩn rõ ràng nên cũng gây ra nhiều tranh luận
trong nhận diện, quy loại, phân loại và xử lý các ĐVĐÂ và ĐN trong TV.
Tiếp đó là những khó khăn không nhỏ do HTCL của các ĐV ngôn ngữ gây
nên. Tiếp nữa là việc xác định những giới hạn hay điều kiện phân li cho
những ĐV vốn là những nét nghĩa của một ĐVĐN để chúng trở thành những
ĐVĐÂ với nhau cũng là những thách thức không nhỏ… Cuối cùng phải kể
đến là những khó khăn do quan niệm hay do phương pháp xử lí khác nhau
của các công trình từ điển học, từ vựng ngữ nghĩa học. Thực tế này dẫn đến
20
những số liệu khác nhau, không khớp nhau, thậm chí trái ngược nhau qua các
thời kỳ đã gây ra sự phân vân, thậm chí là những ngộ nhận cho người viết.
Chính những điều này đã tạo ra những khó khăn trong nhận diện, phân loại
và mô tả các ĐV ĐÂ,ĐN trong TV và tất yếu sẽ dẫn đến một sự thật là: hoặc
phải chấp nhận rất nhiều ngoại lệ hay vùng giao vùng mờ, hoặc phải tìm ra
những tiêu chí phân loại mới hay phải triệt để nhất quán hơn với một chùm
tiêu chí trên cùng một khối ngữ liệu.
Chọn hướng tiếp cận, phân loại các ĐVĐÂ của TV không chỉ từ tiêu chí
ngữ nghĩa đơn thuần hay từ tiêu chí nguồn gốc, LA còn kết hợp với 2 tiêu chí:
SLÂT tham gia cấu tạo nên các ĐVĐÂ; Từ loại của các ĐVĐÂ để tiến thống
kê, phân loại và mô tả các ĐVĐÂ của TV trên một khối ngữ liệu 39.924 ĐV của
TĐTV 2006. Đây không phải là một hướng phân loại mới song được thực hiện
triệt để, nhất quán và là số liệu cập nhật nhất sau hơn 20 năm.
Từ tiêu chí phân loại thứ nhất (từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo nên
các ĐVĐÂ), tức là xuất phát từ chính những đặc điểm cơ bản của TV (đơn
lập; có tiếng/âm tiết – từ đơn tiết - hình vị là 1 thể ba ngôi), tức là xuất phát
và dựa trên những cơ sở quan trọng của lý thuyết tín hiệu học. Từ tiêu chí
này, các ĐVĐÂ của TV được khảo sát, thống kê chi tiết tới từng loạt ĐÂ,
từng ĐVĐÂ và được mô tả chi tiết về sự phân bố của chúng qua từng khu
vực và hoàn toàn có thể kiểm tra được bằng TĐ. Từ số liệu này, tỷ lệ của các
ĐVĐÂ trong kho ngữ liệu được đánh giá cụ thể với 8408 ĐV (chiếm 21,06
% TĐTV 2006) với 3691 loạt chứ không phải bằng những con số ước lượng.
Các cấu tạo tối đa của các ĐVĐÂ cũng được thống kê và mô tả chi tiết (tối
đa là 4 âm tiết). Từ số liệu này, các ĐVĐÂ cũng như các kiểu HTĐÂ cơ bản,
không cơ bản của TV cũng được làm rõ. Đó là các ĐV có một vỏ ngữ âm
ứng với 2, 3 ĐV và kiểu ĐVĐÂ đơn tiết.
Từ tiêu chí phân loại thứ hai (từ tiêu chí từ loại của các ĐVĐÂ) tức là
xuất phát từ tiêu chí ngữ pháp, tức là xuất phát từ bên ngoài, các ĐVĐÂ của
TV sẽ có 3 loại là: ĐÂ cùng từ loại (với 3 tiểu loại kèm danh sách chi tiết);
ĐÂ khác từ loại (với 2 tiểu loại); và các HTĐÂ khác (với 2 tiểu loại). Điểm
mạnh của 2 tiêu chí phân loại này là có thể giải thích được toàn bộ khối ngữ
liệu ĐÂ của TĐTV 2006 mà không gặp bất cứ sự cản trở hay mâu thuẫn nào.
Từ tiêu chí phân loại thứ ba (từ tiêu chí nguồn gốc của các ĐVĐÂ) tức
là xuất phát từ tiêu chí từ nguyên, các ĐVĐÂ của TV sẽ có 3 loại là: ĐÂ Hán
Việt (chiếm đa số), ĐÂ thuần Việt (chiếm tỷ lệ thứ yếu) và ĐÂ Ấn Âu
(chiếm tỷ lệ ít nhất). Từ tiêu chí ± quan hệ ngữ nghĩa, ta sẽ có 2 loại là: từ
ĐÂKG (không có liên hệ, quan hệ gì về nghĩa, chiếm tỷ lệ nhiều nhất) và từ
ĐÂCG (giữa các ĐVĐÂ vẫn còn tồn tại một mối liên hệ mơ hồ về nghĩa
thông qua phương thức chuyển loại của từ (chiếm tỷ lệ thứ yếu).
21
Từ các hướng tiếp cận và phân loại khả quan này, chúng tôi cũng tiến
hành với khối ngữ liệu của TĐ THHĐ 2005 nhằm kiểm tra thêm năng lực
giải thích của những tiêu chí này đối với HTĐÂ của một ngôn ngữ đơn lập
cùng loại hình song kém điển hình hơn TV. Kết quả khảo sát ở diện rộng và
những đối chiếu ở diện hẹp trong 2 ngôn ngữ Việt, Hán đã chứng tỏ ưu điểm
của những tiêu chí phân loại này. Sau đây là những kết luận quan trọng được
rút ra từ việc so sánh đối chiếu HTĐÂ trong 2 ngôn ngữ Việt, Hán:
1.1.1 Nếu như trong TV, HTĐÂ của các ĐV đơn tiết mới là kịch bản
chính (ĐÂ giữa những ĐV đơn tiết với những ĐV đơn tiết là quan trọng) thì
trong THHĐ vấn đề ĐÂ của các ĐV đa tiết (nhất là các ĐV song âm tiết) lại
là vấn đề then chốt. Điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu là: trong THHĐ,
HTĐÂ của từ tố là vấn đề quan trọng còn HTĐÂ giữa từ đơn tiết với từ đơn
tiết, giữa từ với từ tố là vấn đề thứ yếu.
1.1.2. Đứng ở góc độ lý thuyết tín hiệu học, THHĐ do có SL âm cơ bản
ít hơn TV nên tỷ lệ ĐÂ phải cao hơn TV. Kết quả thống kê của chúng tôi ở
diện rộng đã chứng minh rất rõ điều này. Trong TV, ta chỉ gặp những ĐVĐÂ
đơn tiết là chính và SL các ĐVĐÂ đa tiết có cấu tạo phức tạp (2, 3, 4 âm tiết)
là rất ít (gồm có 1967 ĐV, chỉ chiếm 10,867 % tổng số các ĐVĐÂ của TV)
và chỉ có cấu tạo tối đa là 4 âm tiết nhưng trong THHĐ, ta lại thường gặp các
ĐVĐÂ đa tiết là chính (phần lớn là song tiết) và cấu tạo của chúng lên tới 6
âm tiết. Bên cạnh những loại ĐÂ thường gặp như: ĐÂĐT, ĐÂDT… trong
THHĐ còn có những HTĐÂ đặc biệt khác không tìm thấy trong TV và cũng
không thấy trong tiếng Hán cổ là loại ĐÂ phái sinh sau 儿化.
1.1.3. Do việc từ bỏ loại văn tự biểu ý và chuyển sang sử dụng loại văn
tự ghi âm mà HTĐÂ của TV đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó
nhận diện, xử lí hơn trong THHĐ do mối quan hệ then chốt, vốn có giữa ba
mặt hình – âm – nghĩa của một tín hiệu văn tự biểu ý bị phá vỡ hoàn toàn
dẫn đến tính võ đoán của các ĐVĐÂ trong TV cao hơn trong THHĐ rất
nhiều.… Theo chúng tôi, để khắc phục điều này cần phải có những giải pháp
mạnh trong việc dạy và học từ Hán Việt ở các cấp học và bậc học (bắt buộc
phải học viết chừng 500 chữ Hán thông dụng chứ không chỉ dừng ở việc
nhận diện từ Hán Việt thông qua âm đọc ghi bằng chữ quốc ngữ) như ý kiến
của nhiều nhà ngôn ngữ học đã đề nghị. Chúng tôi, do những giới hạn về thời
gian nên đã không thể thống kê, mô tả và phân loại toàn bộ các ĐVĐÂ trong
THHĐ mà mới chỉ dừng ở diện khái quát mà thôi. Đây là điều mà chúng tôi
thấy còn thiếu sót trong LA.
1.2. Là một trong những vấn đề trọng tâm của từ vựng ngữ nghĩa học và
có mối quan hệ mật thiết với HTĐÂ, HTĐN trong TV cũng là một trong 2
vấn đề được LA quan tâm, giải quyết.
22
1.2.1. Xuất phát từ quan niệm: một ĐVĐN là 1 ĐV có từ 2 nghĩa trở
lên, giữa các nghĩa còn tồn tại một quan hệ nào đó. Với mục đích là khái quát
các biểu hiện của HTĐN TV, đánh giá tổng quan về các ĐVĐN trong TV,
làm cơ sở đối chiếu với HTĐN trong THHĐ ở diện rộng, ở diện hẹp và ở
một số phạm trù phổ quát. Qua việc xử lý TĐTV 2006, chúng tôi thống kê
được 5420 ĐVĐN (bao gồm từ, ngữ ĐN; chiếm 13,58 % khối ngữ liệu của
TĐTV 2006). Chọn hướng phân loại, miêu tả 5420 ĐV này từ tiêu chí: DLN
của các ĐVĐN; SLÂT cấu tạo nên các ĐVĐN và từ tiêu chí từ loại, chúng
tôi thu được kết quả sau:
1.2.1.1. Nhìn từ tiêu chí SLÂT các ĐVĐN của TV sẽ gồm 5420 ĐV. Số
liệu rút ra từ hướng phân loại này đã chỉ rõ đặc điểm của các ĐVĐN trong
TV là: đơn tiết chiếm ưu thế hơn đa tiết, các ĐVĐN trong TV là những ĐV
có cấu tạo đơn giản (từ 1 - 4 âm tiết).
1.2.1.2. Từ tiêu chí DLN, các ĐVĐN của TV có 2 HT thường gặp: (i)
HTĐN thường gặp (có từ 2 - 6 nghĩa) với 5343 ĐV, chiếm 98,58 % các
ĐVĐN. (ii) HTĐN ít gặp (có từ 7 nghĩa trở lên) với 72 ĐV đơn tiết chiếm
1,42 % các ĐVĐN. Số liệu và những phân tích ở hướng phân loại này đã chỉ
rõ: những ĐVĐN thường gặp với hạt nhân là những ĐVcó 2, 3 nghĩa mới là
vấn đề cơ bản của HTĐN TV còn những ĐVĐN ít gặp là HT không cơ bản,
chúng chỉ góp phần tạo nên bức tranh chung về HTĐN TV mà thôi. (iii) HT
đẳng cấu ngữ nghĩa thường gặp trong TV là HT đẳng cấu ở những ĐVcó 2
và 3 nghĩa.
1.2.1.3. Từ tiêu chí từ loại, ta lại thấy được một số khía cạnh khác của
HTĐN TV là: các ĐVĐN có mặt ở tất các các từ loại của TV, nhiều nhất là:
dt, đg, tt… song nếu xét về DLN thì trật tự sẽ là: đg, dt, tt… thực tế này phù
hợp với tỷ lệ của các từ loại trong TV.
Từ 3 tiêu chí tiếp cận trên, đặc điểm của các ĐVĐN TV bộc lộ rõ và cụ thể
qua từng khu vực, từng danh sách và phù hợp với lí luận của NNH đại cương và
lý thuyết tín hiệu học. Đây là những đóng góp quan trọng của LA.
1.2.2. Dựa vào đặc điểm của các ĐVĐN TV, kết hợp với các khái niệm
như: nghĩa, nét nghĩa chúng tôi đề xuất một số thuật ngữ sau đây: ĐN đơn
tiết, ĐN đa tiết, ĐN thường gặp, ĐN ít gặp, ĐNBV đơn thuần, ĐN đa nét
nghĩa không hoàn toàn (ĐNBN không hoàn toàn), ĐN đa nét nghĩa hoàn
toàn (ĐNBN hoàn toàn). Các khái niệm này được xây dựng dựa trên những
đặc điểm nội tại của các ĐVĐN TV, dựa trên những số liệu thực của TĐTV,
chúng bao quát và giải thích được khối ngữ liệu ĐN của TV.
1.3. Luận án cũng tiến hành thống kê ở diện rộng các ĐVĐN của tiếng
Hán trong TĐ THHĐ 2005 từ 3 tiêu chí trên. Kết quả thống kê cũng chỉ rõ:
hoàn toàn có thể ứng dụng 3 tiêu chí này vào việc nhận diện, mô tả và phân
23
loại các ĐVĐN của THHĐ. Sau đây là những kết luận được rút ra từ việc đối
chiếu HTĐN TV với HTĐN trong THHĐ:
1.3.1. Nhìn từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo nên các ĐVĐN ta thấy:
nếu như trong TV, ĐVĐN có cấu tạo tối đa là 4 âm tiết thì trong THHĐ,
chúng có thể có cấu tạo lên tới 6 âm tiết (có cấu tạo phức tạp hơn TV). Nếu
như trong TV, HTĐN của các ĐVđơn tiết là HT nổi bật thì trong THHĐ,
HTĐN của các ĐV đa tiết (2 âm tiết) là HT phải được lưu tâm. Nói khác đi:
trong TV, HT từ đơn tiết ĐN là trung tâm, các HT khác là biên còn trong
THHĐ vấn đề từ tố ĐN lại là trung tâm, các HT khác thuộc về biên. Nguyên
do sâu xa là do xu thế đa tiết hóa đã và đang diễn ra mạnh trong THHĐ. Nói
khác đi là do THHĐ là một ngôn ngữ đơn lập kém điển hình hơn TV.
1.3.2. Nhìn từ tiêu chí DLN của các ĐVĐN ta lại thấy: ở diện rộng của
khối ngữ liệu, THHĐ là ngôn ngữ có DLN cao hơn hẳn so với TV. Trong
TV, chỉ thống kê được 72 ĐV có 7 nghĩa trở lên và toàn là những ĐV đơn
tiết. Trong THHĐ, số lượng các ĐVĐN có 7 nghĩa trở lên có số lượng gần
gấp 5 lần TV, bao gồm cả những ĐV đa tiết, đơn tiết (trong đó, đơn tiết
chiếm SL tuyệt đối).
1.3.3. Nhìn từ tiêu chí từ loại của các ĐVĐN ta lại thấy: giống như
trong TV, các ĐVĐN của THHĐ cũng có mặt ở tất cả các từ loại cơ bản. Và
nếu xét về SL thì 3 từ loại có số lượng ĐVĐN nhiều nhất là: dt, đg, hình
dung từ… song nếu xét ở DLN thì trật tự cũng sẽ là: đg, dt, hình dung từ.
1.4. Với mục đích làm rõ thêm những điểm tương đồng và khác biệt về
tư duy, văn hóa và tri nhận của hai dân tộc Việt, Hán, LA đã tiến hành khảo
sát, đối chiếu một số ĐV dùng chung trong 2 ngôn ngữ và một số phạm trù
cơ bản như: cấu trúc ngữ nghĩa của lớp từ chỉ màu sắc (màu đỏ, màu hồng),
các hoạt động cơ bản nhằm duy trì sự sống (động từ ăn), lớp từ chỉ thực vật
(danh từ hoa) trong 2 ngôn ngữ. Qua phân tích đối chiếu, những điểm tương
đồng và dị biệt về cơ bản đã được miêu tả và làm rõ. Đây cũng là một đóng
góp của luận án.
1.5. Với mục đích: làm rõ thêm những điểm tương đồng và khác biệt
giữa những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂKG với những ĐV vừa
ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG, tìm hiểu tỷ trọng của những ĐV ĐÂCG
và những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong tổng thể từ ĐÂ và từ ĐNTV, chỉ ra
những khác biệt cơ bản giữa những ĐVĐN thông thường và những ĐVĐN
nằm trong khu vực ĐÂCG, trong chưong 4, LA đã đi vào thống kê, mô tả
những ĐV vừa ĐÂ lại vừa ĐN trong 2 khu vực: khác gốc và cùng gốc ngữ
nghĩa về các mặt: cấu tạo, DLN, quan hệ ngữ nghĩa… trong TV và đối chiếu
vấn đề này với THHĐ. Những kết quả đối chiếu rút ra ở khu vực này một lần
nữa đã làm sáng tỏ thêm những đồng nhất và khác biệt về HTĐÂ, HTĐN
trong 2 ngôn ngữ Việt, Hán. Cụ thể là: (1) Những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong
24
khu vực ĐÂCG của TV và THHĐ đều là những ĐV được sản sinh bằng
PTCL. Trong TV, sự chuyển loại trong nội bộ một từ loại của các ĐV ĐÂCG
ít hơn sự chuyển hóa thành nhiều từ loại. Trong THHĐ thì ngược lại. (2)
Khác với những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂKG (giữa các nghĩa
của một ĐVĐN và các ĐVĐÂ trong loạt không có mối quan hệ hay liên hệ
gì với nhau – võ đoán tuyệt đối), các nghĩa của một ĐVĐN hay một số nghĩa
của chúng với các ĐVĐÂ trong loạt thuộc khu vực ĐÂCG luôn có mối liên
hệ về ngữ nghĩa với nhau mà hiện thời chúng ta vẫn có thể cảm nhận được.
(3) Trong khi TVcó xu thế ĐÂ hóa (tách các nghĩa, các nét nghĩa của những
ĐVĐN thành những ĐV ĐÂCG thì THHĐ lại có xu thế ĐN hóa.…
Trên đây là một số kết quả và những vấn đề còn tồn tại liên quan đến
LA. Chắc chắn có nhiều vấn đề mà hướng giải quyết của LA không phải là
tối ưu, cần bổ khuyết hoặc cần phải được nghiên cứu kĩ hơn trong tương lai.
25