Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu tại công ty tnhh ernst & young

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.32 KB, 43 trang )

Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Chương mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Song song với nhu cầu hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, hoạt
động kiểm toán cũng có những bước tiến vượt bậc và ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng của mình, đặc biệt là hoạt động kiểm toán các báo cáo tài chính tại các doanh
nghiệp.
Nền kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu cổ phần hóa để thu hút vốn và nhu cầu
đầu tư sinh lời cũng ngày càng tăng cao, điều đó đòi hỏi thông tin trên các báo cáo tài
chính tại các doanh nghiệp cũng phải ngày càng đáng tin cậy hơn. Đáng nói đến là
khoản mục doanh thu và nợ phải thu là một trong những khoản mục được các nhà đầu tư
quan tâm nhiều nhất, vì nó có liên quan mật thiết đến tình hình hoạt động và lợi nhuận
của doanh nghiệp, đó cũng là cơ sở để đánh giá kết quả hoặc thành tích nên khả năng
khai khống khoản mục này là một thực tế, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế có nhiều
biến động như hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận rằng bởi tính chất nhạy cảm của hai khoản
mục này mà các kiểm toán viên thường rất thận trọng và dành nhiều thời gian khi thực
hiện quy trình kiểm toán. Cho nên, một quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu
khách hàng có hiệu quả về mặt thời gian và chi phí là một vấn đề rất đáng được quan
tâm. Đó chính là lý do người viết thực hiện đề tài “ Quy trình kiểm toán khoản mục
doanh thu và nợ phải thu tại công ty Ernst & Young Việt Nam”.
2. Mục tiêu
- Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu áp dụng tại công ty
Ernst & Young.
- Minh họa quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu đối với khách hàng XYZ.
- Nhận xét, đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu tại
công ty Ernst & Young và đề xuất kiến nghị.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, số liệu, phỏng vấn khách hàng trong quá trình kiểm toán tại công ty
khách hàng.
- Trực tiếp tham gia vào quy trình kiểm toán tại công ty khách hàng.


- Phỏng vấn, trao đổi với kiểm toán viên trong phần nghiệp vụ về khoản mục doanh thu
và nợ phải thu.
- Tham khảo chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các tài liệu liên quan khác.
4. Phạm vi nghiên cứu và hạn chế của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu
bán hàng cung cấp dịch vụ và nợ phải thu tại Ernst & Young.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
- Hạn chế của đề tài: Do tính bảo mật của số liệu công ty cung cấp nên số liệu trong đề
tài chỉ là số liệu mô phỏng. Bên cạnh đó các tài liệu nghiên cứu đa số là tiếng Anh nên
trong quá trình biên dịch sang tiếng Việt của người viết vẫn còn hạn chế.
5. Những từ viết tắt
Từ viết tắt Nội dung
BCTC Báo cáo tài chính
NPT Nợ Phải thu
DN Doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KSNB Kiểm soát nội bộ
BCKT
Báo cáo kiểm toán
VAS Chuẩn
mực kế toán Việt Nam
KTV Kiểm toán viên
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ
phải thu
1.1 Nội dung và đặc điểm khoản mục doanh thu và nợ phải thu
1.1.1 Nội dung khoản mục doanh thu và nợ phải thu
a) Nội dung khoản mục doanh thu:

- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
doanh thu phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp và doanh thu phát sinh góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
b) Nội dung khoản mục nợ phải thu:
- Nợ phải thu khách hàng được trình bày trên bảng cân đối kế toán ở phần “Tài sản
ngắn hạn” gồm khoản mục Phải thu khách hàng ghi theo số phải thu gộp và khoản mục
dự phòng phải thu khó đòi được ghi theo số âm. Số nợ phải thu thuần, tức giá trị thuần
có thể thực hiện được là hiệu số giữa phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi.
1.1.2 Đặc điểm khoản mục doanh thu và nợ phải thu
a) Đặc điểm khoản mục doanh thu:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp đã bán hay cung cấp trong kì và được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, bao gồm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ và
doanh thu thuần.
- Doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản được giảm trừ như chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất
khẩu được tính trên doanh thu thực hiện trong kỳ ( nếu có). Đối với các doanh nghiệp là
đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, thuế giá trị gia tăng đầu
ra được tính vào doanh thu bán hàng nhưng sau đó được đưa vào trong các khoản được
giảm trừ để tính doanh thu thuần.
- Doanh thu là khoản mục quan trọng trên BCTC vì đó là cơ sở để đánh giá tình hình
hoạt dộng và quy mô của doanh nghiệp. Đó cũng là lí do khiến khoản mục này là đối
tượng của nhiều sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
- Doanh thu có liên quan đến lãi lỗ trong kì, do đó sai lệch về doanh thu sẽ làm cho lãi
lỗ được trình bày không trung thực và hợp lí. Bên cạnh đó, doanh thu ở một số đơn vị
còn được dùng làm cơ sở đánh giá thành tích, nên nguy cơ doanh thu bị thổi phồng tại
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
các đơn vị cũng rất cao. Ngược lại, doanh thu cũng có khả năng bị khai thấp hơn thực tế
để các đơn vị có thể trốn thuế hay tránh thuế.

b) Đặc điểm khoản mục nợ phải thu:
- Là một loại tài sản khá nhạy cảm nên dễ dàng bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô.
- Là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh, do đó là đối tượng để
sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị.
- Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được,
bằng hiệu số của hai khoản mục “ phải thu khách hàng” và dự phòng phải thu khó đòi”.
Tuy nhiên việc lập dự phòng chỉ là ước tính của nhà quản lí nên tính chủ quan khá cao,
dễ xãy ra sai sót và khó kiểm tra.
1.2 Mục tiêu kiểm toán
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu
- Mục tiêu phát sinh: doanh thu được ghi nhận phải thật sự phát sinh và thuộc về đơn vị.
- Mục tiêu đầy đủ: Các khoản doanh thu phải được ghi nhận đầy đủ.
- Mục tiêu ghi chép chính xác: doanh thu được ghi nhận trên sổ chi tiết phải chính xác và
khớp với sổ cái.
- Mục tiêu đánh giá: doanh thu được ghi nhận phản ánh đúng số tiền
- Mục tiêu trình bày và công bố: doanh thu được trình bày đúng đắn và công bố một
cách đầy đủ.
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu
- Mục tiêu hiện hữu: các khoản nợ phải thu khách hàng đã ghi chép có thực đều có thực
tại thời điểm lập báo cáo.
- Mục tiêu đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng đều phải được ghi nhận đầy
đủ.
- Mục tiêu quyền: Các khoản nợ phải thu khách hàng tại thời điểm lập báo cáo thuộc về
đơn vị.
- Mục tiêu ghi chép chính xác: nợ phải thu khách hàng trên sở chi tiết phải khớp với số
trên sổ cái, và phải phản ánh đúng số tiền gộp trên BCTC.
- Mục tiêu đánh giá: Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được tính toán hợp lí để giá
trị thuần của nợ phải thu khách hàng gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Mục tiêu trình bày và công bố: các khoản nợ phải thu khách hàng được trình bày đúng
đắn và công bố một cách đầy đủ.

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch
1.3.1.1 Tìm hiểu khách hàng
Theo VSA 310: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết đầy đủ về
tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực
tiễn hoạt động của đơn vị mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc
kiểm tra của KTV, hoặc đến báo cáo kiểm toán”.
 KTV cần có sự hiểu biết rộng trên nhiều phương diện:
- Hiểu biết chung về nền kinh tế, các chính sách của chính phủ…
- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
- Những yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán bao gồm những đặc điểm về sở hữu
và quản lý, tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của đơn vị
 Kiểm toán viên thường thực hiện các quy trình dưới đây để thu thập thông tin về
khách hàng:
-Phỏng vấn ban giám đốc và những người liên quan trong doanh nghiệp
-Thực hiện thủ tục phân tích
-Quan sát, điều tra
-Thảo luận nhóm kiểm toán.
1.3.1.2 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng
Theo VAS 400: “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” ban hành theo quyết định
số 143/2001/QĐ-BTC: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB của
khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có
hiệu quả. KTV phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro
kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp
tới mức có thể chấp nhận”.
 Trong giới hạn của báo cáo này, người viết chỉ tìm hiểu HTKSNB của khách hàng ở
hai chu trình: Bán hàng và Thu tiền.
KTV có thể lập bảng câu hỏi và thực hiện kỹ thuật Walk-through để kiểm tra xem trên

thực tế kiểm soát nội bộ có thực hiện theo đúng như mô tả của đơn vị hay không
Dưới đây là bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Câu hỏi Trả lời
Ghi
chú
Không
áp dụng
C
ó
Khôn
g
Yếu kém
Quan
trọng
Thứ
yếu
1. Các khoản bán chịu có được xét
duyệt trước khi gửi hàng đi bán hay
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
không?
2. Các chứng từ gửi hàng có được
đánh số thứ tự liên tục trước khi sử
dụng hay không?
3. Các hóa đơn bán hàng có được
đánh số trước và liên tục hay không?
4. Có quy định bắt buộc kiểm tra
nhằm đảm bảo rằng mọi hàng hóa
gửi đi đều được lập hóa đơn hay
không?

5. Có bảng giá đã được phê duyệt
cho hàng bán ra hay không?
6. Hàng tháng có tiến hành đối chiếu
công nợ với người mua không?
7. Có tiến hành đối chiếu số dư trên
sổ tổng hợp và chi tiết không và việc
đối chiếu này thực hiện khi nào?
8. Việc nhận hàng bán bị trả lại có sự
phê duyệt của người có thẩm quyền
không?
9. Kế toán có lập dự phòng cho các
khoản phải thu khó đòi hay không?
10. v.v
1.3.1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế nhằm xác định những công việc cụ thể
phải làm để từ đó tiến hành kiểm toán sao cho hiệu quả và đạt được sự đảm bảo về tính
trung thực và hợp lý của các tài khoản trên báo cáo tài chính. Tùy vào quy mô, đặc điểm
và đặc thù của từng doanh nghiệp mà kiểm toán viên có thể thực hiện tăng thêm hoặc
giảm bớt các công việc trong chương trình kiểm toán.
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kế hoạch
1.3.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
KTV có thể thực hiện những thử nghiệm kiểm soát sau đây cho những thủ tục kiểm
soát mà mình dự định sẽ giảm đi các thử nghiệm cơ bản:
a. Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng:
- Đối chiếu đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, số
lượng, giá cả, ngày gửi hàng
- Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu để thu thập bằng chứng chứng minh các
nghiệp vụ bán chịu đã được phê duyệt theo đúng thủ tục.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam

- Xem xét, cộng tổng từng loại hàng , tổng hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với
bảng giá đã được phê duyệt để đảm bảo rằng các hóa đơn đã áp đúng giá cho
từng loại hàng.
- Xem xét sổ sách kế toán, sổ chi tiết, sổ tổng hợp chứng minh rằng các nghiệp vụ
bán hàng và thu tiền đã được phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính.
b. Chọn mẫu đối chiếu: đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với các hóa đơn liên
quan, kiểm tra tính liên tục của các đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng, hóa đơn
bán hàng để phát hiện những trường hợp hàng đã gửi đi nhưng không lập hóa
đơn.
c. Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, bị hư hỏng.
d. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát liên quan đến nợ phải thu và nghiệp vụ bán
hàng và thiết kế các thử nghiệm cơ bản: Khi đánh giá, KTV nên nhận diện
những điểm yếu của HTKSNB để mở rộng thử nghiệm cơ bản và những điểm
mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.
1.3.2.2 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản
 Đối với nợ phải thu khách hàng
 Thủ tục phân tích:
- Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu
(Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu thuần
- Tính vòng quay nợ phải thu khách hàng
Doanh thu thuần/Nợ phải thu bình quân
- Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu khách hàng
Tổng chi phí dự phòng trong năm/Nợ phải thu bình quân
- So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước
- Thử nghiệm chi tiết:
- Thu thập hay tự lập bảng số dư chi tiết phân tích tuổi nợ để đối chiếu với sổ chi
tiết và sổ cái
- Gửi thư xác nhận đến khách hàng
Theo VSA 501, đoạn 20 quy định: “Trường hợp các khoản phải thu được xác
định là trọng yếu trong báo cáo tài chính và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu

cầu xác nhận các khoản nợ thì KTV phải lập kế họach yêu cầu khách nợ xác nhận trực
tiếp các khoản phải thu hoặc các số liệu tạo thành số dư của khoản phải thu.”
Có 2 phương thức thu thập xác nhận từ khách hàng được quy định trong đoạn 10
và 11 của VSA 505 như sau:
 Thư xác nhận mở (dạng khẳng định): Yêu cầu khách hàng trả lời trong mọi trường
hợp.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
 Thư xác nhận đóng (dạng phủ định): Chỉ yêu cầu khách hàng trả lời nếu có bất
đồng với thông tin đề nghị trên thư xác nhận.
Thư xác nhận phải gửi trực tiếp cho kiểm toán viên.
Thư xác nhận đóng (phủ định) thường cung cấp bằng chứng ít tin cậy hơn so với
việc sử dụng thư xác nhận mở (khẳng định), vì thế KTV cần xem xét thực hiện các thử
nghiệm cơ bản bổ sung.
Tuy nhiên, chuẩn mực kiểm toán vẫn cho phép sử dụng thư xác nhận đóng trong
trường hợp rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp, số tiền xác nhận là
nhỏ, khả năng xảy ra sai sót thấp và KTV tin rằng người phản hồi sẽ quan tâm đến việc
trả lời.
Ngoài ra, theo đoạn 25 của VSA 501: “Thư yêu cầu xác nhận nợ phải thu (có thể
gồm cả xác nhận nợ phải trả) bằng Đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ (nếu có) của KTV
có 2 dạng:
Dạng A: ghi rõ số nợ phải thu và yêu cầu khách hàng xác nhận là đúng hoặc bằng
bao nhiêu ;
Dạng B: không ghi rõ số nợ phải thu mà yêu cầu khách hàng ghi rõ số nợ phải thu
hoặc có ý kiến khác ”
Các bước được tiến hành khi áp dụng thể thức gửi thư xác nhận tới khách hàng:
• Bước 1: Thiết kế mẫu: Cỡ mẫu phụ thuộc vào tính trọng yếu của khoản mục nợ phải thu
khách hàng, sự đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
• Bước 2: Khi nhận được thư xác nhận, KTV tiến hành đối chiếu số trên thư xác nhận so
với số trên sổ sách. Nếu có sự khác biệt KTV sẽ tiến hành điều tra thêm.

• Bước 3: Nếu không nhận được thư phúc đáp của khách hàng, KTV nên gửi lần 2, lần 3.
Hoặc tiến hành thủ tục kiểm toán thay thế khác như kiểm tra đến hóa đơn, hợp đồng có
liên quan, hoặc chứng minh cho khoản phải thu đó có thực hay không thông qua việc
kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán sau ngày kết thúc niên độ.
• Bước 4: Đánh giá lại rủi ro đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng. Nếu sai sót vượt
quá mức dự kiến, KTV cần đánh giá lại và thay đổi phạm vi của các thử nghiệm cơ bản.
a. Kiểm tra việc lập dự phòng cho nợ phải thu khó đòi
- Kiểm tra việc xét duyệt cho việc xóa sổ nợ phải thu khó đòi phát sinh trong năm.
- Thu thập và tìm hiểu quy trình ký duyệt các chính sách bán chịu của công ty vì
chính sách này ảnh hưởng đáng kể tới số dư cuối kỳ của nợ phải thu khách hàng.
- Sau cùng KTV thực hiện các bước sau:
• So sánh chi tiết các khoản nợ, phân tích
theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
• Xem xét các khoản bán chịu quá hạn bất thường.
• Rà soát lại thư xác nhận của khách hàng, tìm hiểu
dấu hiệu cho thấy những khoản nợ có thể không thu hồi được.
• Tổng cộng những khoản nợ không có khả năng thu
hồi, ghi nhận lý do lập dự phòng và tổng số tiền lập.
• Xem xét lại khoản nợ ước tính không thu hồi được.
• Tính toán, xem xét số ngày bán chịu, mối liên hệ
giữa những khoản phải thu khách hàng, doanh thu bán chịu và tổng số dự
phòng cho nợ phải thu khó đòi.
b. Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng:
- KTV lập bảng liệt kê những nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày trước
và sau ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn và chứng từ liên quan.
- Chọn mẫu để so sánh ngày ghi trên hóa đơn bán hàng, ngày ghi vào sổ sách kế
toán và ngày trên chứng từ chuyển hàng để tìm sai lệch cần điều chỉnh.
c. Xem xét các khoản nợ phải thu khách hàng đã bị cầm cố thế chấp

d. Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản nợ phải thu khách hàng
trên báo cáo tài chính
- Kiểm tra việc trình bày tách biệt nợ phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, tạm
ứng cho công nhân viên và phải thu khác.
- Đối với khoản mục “Người mua trả tiền trước” (số dư có của khoản mục nợ phải
thu khách hàng) KTV cần kiểm tra xem đơn vị có trình bày ở phần Nguồn vốn
trên BCĐKT đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành không.
 Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
 Thủ tục phân tích:
- Lập bảng tính doanh thu theo từng tháng và từng đơn vị trực thuộc… và xem xét
các trường hợp tăng giảm bất thường.
- Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với
năm trước và tỷ lệ bình quân của ngành.
- So sánh tỷ lệ hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán với số lượng hàng bán
được, giữa các năm và theo từng mặt hàng.
 Thử nghiệm chi tiết:
- Kiểm tra tính có thật của doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu đã được ghi
chép.
- Đối chiếu các khoản ghi nhận là doanh thu trong kỳ với các chứng từ gốc.
- Lấy mẫu các nghiệp vụ ghi nhận là doanh thu trong kỳ và xem xét quá trình
thanh toán để chứng minh là khoản doanh thu đó thực sự phát sinh.
- Xem xét sự phù hợp của thời điểm ghi nhận doanh thu.
- Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu và các khoản giảm trừ.
- Kiểm tra việc phân loại doanh thu nhằm phát hiện những trường hợp không phân
loại đúng dẫn đến việc ghi chép hoặc trình bày sai về doanh thu. Cụ thể KTV sẽ
xem xét sự phân biệt giữa:
 Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam

 Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.
 Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau, thuế suất khác nhau,
hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu chịu thuế.
- Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm
phát hiện các khoản doanh thu bị hạch toán sai niên độ, dẫn đến những sai lệch
trong doanh thu và lãi lỗ.
Chương 2: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải
thu khách hàng tại Ernst & Young Việt Nam
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Ernst & Young
2.1.1 Giới thiệu về công ty Ernst & Young thế giới
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
- Trụ sở chính Ernst & Young: Luân Đôn - Anh
- Tổng giám đốc điều hành toàn cầu của Ernst & Young :John Ferraro
- Ernst & Young chính là tên của hai người hoàn toàn khác biệt A.C. Ernst and Arthur
Young, được thành lập từ năm 1903, được sát nhập từ 2 công ty kế toán đó là Arthur
Young & Company và Ernst & Ernst.
- Arthur Young – người Scotland – tốt nghiệp chuyên ngành luật nhưng lại rất thích
ngành ngân hàng và đầu tư. Năm 1890 ông sang Mĩ và bắt đầu đeo đuổi nghiệp kế toán.
Năm 1906 cùng với người bạn của mình Stanley ông lập ra công ty kế toán Arthur
Young & Co tại Chicago.
- Alwin C. Ernst sinh ra ở Mĩ. Sau khi học xong phổ thông, ông làm nghề kế toán và
sau đó cùng với anh trai đã mở công ty kế toán Ernst & Ernst tại Cleveland, Ohio.
- Năm 1989, hai công ty hợp nhất thành Ernst &Young Global. Điều đáng lưu ý ở đây
là Ernst &Young Global là cơ quan quản lí chung của Ernst &Young và không cung cấp
bất cứ một dịch vụ kế toán, kiểm toán nào cho khách hàng. Nhiệm vụ ấy là của Ernst
&Young ở các nước và khu vực, các công ty này độc lập hoạt động và tự chịu trách
nhiệm mà không liên đới tới nhau.
2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động
- Ernst & Young cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán, hỗ trợ soạn thảo báo cáo thuế, báo
cáo hoạt động, tư vấn thuế, đánh giá rủi ro doanh nghiệp, rủi ro kỹ thuật, tư vấn nghiệp

vụ, tư vấn đầu tư cá nhân. Trong đó mảng hoạt động chính của Ernst & Young là dịch
vụ kiểm toán, dịch vụ thuế và dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.
- Ernst & Young tập trung vào bảy lĩnh vực chính là: dịch vụ tài chính, kỹ thuật, viễn
thông và giải trí, năng lượng, hóa học và dịch vụ công ích, sản phẩm công nghiệp và
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
40,318
67,771
25,625
7,247
Americas
Europe,
Middle East,
India, Africa
(EMEIA)
Asia Pacic
Japan
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
tiêu dùng, bán lẻ, xây dựng, đất đai và y tế. Tùy từng điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia,
các công ty con sẽ tập trung vào những lĩnh vực đặc thù khác nhau.
Hình: Sơ đồ phân bổ mạng lưới Ernst & Young Global trên thế giới
2.1.2 Giới thiệu công ty Ernst & Young Việt Nam
2.1.2.1 Lịch sử hình thành
Thành lập vào tháng 3 năm 1992, Ernst & Young là công ty 100% vốn nước
ngoài đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kế toán – kiểm toán được
cấp phép hoạt động với khoảng 250 nhân viên. Sau gần 20 năm hoạt động, Ernst &
Young Việt Nam đã phát triển số lượng nhân viên với hơn 750 người, trong đó nhân
viên bên bộ phận AABS ( bộ phận tư vấn và quản lý DN) chiếm phần lớn, cùng với 4
văn phòng được đặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Viên Chăng (Lào) và Knompenh
(Campuchia). Hiện nay, điều hành Ernst & Young Việt Nam là ông Trần Đình Cường.
Với triết lý kinh doanh tại Việt Nam là mong muốn giành được vị trí dẫn đầu về

lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho khách hàng, luôn luôn thích ứng với các thách thức mới,
các quy định, luật lệ mới, đồng thời đem đến cho các nhân viên một môi trường làm việc
khuyến khích sự sáng tạo và cách tiếp cận nhất quán trong việc đáp ứng mọi nhu cầu
kinh doanh của khách hàng trong nền kinh tế biến chuyển nhanh chóng của Việt Nam,
Ernst & Young Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ của mình cho các công ty đa quốc
gia, các công ty liên doanh và các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Trong tương
lai, Ernst & Young Việt Nam sẽ đề ra một số mục tiêu khắt khe cho chính mình để có
thể trở thành một nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất cho tất cả các đối tượng khách hàng về
nhu cầu kinh doanh của họ.
2.1.2.2 Dịch vụ cung cấp
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Hoạt động chủ yếu của công ty tại Việt Nam bao gồm cung cấp các dịch vụ kiểm
toán, thuế và tư vấn với 3 bộ phận nghiệp vụ chủ yếu: bộ phận kiểm toán và tư vấn DN
(AABS), bộ phận thuế (TAX), và bộ phận dịch vụ kinh doanh quốc tế (TAS).
Đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty bao gồm 3 mảng chính:
- Doanh nghiệp nhà nước: VNPT, Viettel, Sabeco, PVN, Ngân hàng nhà nước Việt
Nam,…
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI): Coca cola, CitiGroup, Unilever,
Parkson,…
- Các công ty đại chúng: Tập đoàn Tân Tạo, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom, Kinh
Đô, Hòa Bình…
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được phân cấp một cách rõ ràng,
phân nhiệm cụ thể. Người đứng đầu mỗi bộ phận chịu trách nhiệm hoạt động của bộ
phận mình và giữa các bộ phận có sự hỗ trợ lẫn nhau. Cơ cấu tổ chức của Công ty chia
thành các bộ phận như sau:
- Bộ phận AABS: chuyên thực hiện dịch vụ kiểm toán.
- Bộ phận TAX: chuyên thực hiện các dịch vụ về thuế.
- Bộ phận TAS: chuyên cung cấp các dịch vụ kinh doanh quốc tế.

- Bộ phận Admin: Thực hiện công việc nội bộ trong đơn vị, bao gồm cả việc quản
lý nhân sự trong công ty.
Từng bộ phận bao gồm các cấp quản lý từ cao xuống thấp như sau: Partner,
Director, Senior Manager, Manager, Supervisor, Senior, Staff.
2.2 Thực tế quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu của tại công
ty Ernst & Young Việt Nam
 Ernst & Young Việt Nam dùng phương pháp kiểm toán áp dụng chung cho tất cả
các công ty thuộc Ernst & Young Global. Sau đây là Sơ đồ phương pháp kiểm
toán toàn cầu EY Gam ( Ernst & Young Global Audit Methodology)
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Bản đồ phương pháp kiểm toán toàn cầu của Ersnt & Young
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Liệt kê các chú ý cần
xem xét
Chuẩn bị và họp trao
đổi với khách hàng
Hoàn thành các tài liệu
và lưu trữ hợp đồng
Thực hiện soát xét tổng
thể và thông qua các
quyết định
Thực hiện các thủ tục
của BCTC
Liệt kê các chênh lệch
trong quá trình kiểm
toán
Lên kế hoạch cho
các thủ tục kiểm
toán tổng thể

Thiết kế thử
nghiệm cơ
bản
Lên kế hoạch cho các công
việc cần thực hiện cho quy
trình kiểm toán
Thực hiện các thủ
tục kiểm toán cần
thiết
Thực hiện thử
nghiệm chi tiết
Cập nhật
thử
nghiệm
trên hệ
thống IT
Cập nhật
thử
nghiệm
kiểm
soát
Thực hiện thử
nghiệm kiểm soát
Thực hiện kiểm tra
nghiệp vụ
Thiết kế kiểm tra các nghiệp vụ và
các gian lận có thể xãy ra trong
quá trình ghi nhận
Thiết kế thử nghiệm kiểm soát
Đánh giá kiểm soát trên

hệ thông IT khách hàng
Thiết kế và thực hiện
thử nghiệm kiểm soát
quá trình xử lí thông tin
Hiểu hệ thống kiểm
soát thông tin của
khách hàng
Chọn
quy
trình
kiểm
soát để
kiểm
tra
Đánh giá rủi ro kết hợp
Xác định các nghiệp vụ trọng
yếu, quá trình ghi nhận và xử lí
trên hệ thống IT của khách
hàng
Thực hiện phép thử
Walk-Through
Hiểu biết vể các
giao dịch trọng
yếu và quá trình
xử lí thông tin
Hiểu và
đánh giá
quá
trình
khóa sổ

lập
BCTC
Xác định những khoản
mục trọng yếu và các
cơ sở dẫn liệu cho
từng khoản mục đó
Xác định PM, TE và
ngưỡng ra quyết định
điều chỉnh ( SAD)
Xác định rủi ro và sai
lệch trọng yếu do gian
lận và xác định trách
nhiệm của nhân viên
làm việc tại khách
hàng
Hiểu biết về hoạt động
kiểm soát tại doanh
nghiệp
Xác định những công
việc cần thiết thực
hiện trong nhóm kiểm
toán
Hiểu biết về tình hình
kinh doanh
Hoàn thành sơ bộ cho
hợp đồng kiểm toán
Kết luận và ra báo
cáo kiểm toán
Thực hiện quy trình Đánh giá rủi ro
Lên kế hoạch và xác định rủi

ro
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán
2.2.1.1 Tiền kế hoạch
- Tiếp nhận kiểm toán khách hàng mới và duy trì kiểm toán đối với khách hàng cũ có
nhu cầu được Ernst & Young kiểm toán lại.
- Phân công kiểm toán viên và các trợ lí kiểm toán tham gia vào quá trình kiểm toán
tại khách hàng.
- Đưa ra những thỏa thuận sơ bộ với khách hàng, bao gồm thời gian kiểm toán, các
chi phí phát sinh trong quá trình kiểm toán, thời hạn ra báo cáo kiểm toán cho khách
hàng…
- Ký hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng mới hoặc thư hẹn kiểm toán đối với
khách hàng cũ.
Công ty XYZ là khách hàng cũ đã được Ersnt & Young Việt Nam tham gia kiểm toán
trong những năm trước, do đó trong năm 2011, công ty gửi thư hẹn kiểm toán cho khách
hàng nà
2.2.1.2 Lập kế hoạch
a) Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
 Quy trình chung:
- Trong quá trình tìm hiểu khách hàng, kiểm toán viên cần tìm hiểu từ tổng quan
bên ngoài đến nội tại bên trong đơn vị để có cái nhìn chung nhất về tình hình
hoạt động của đơn vị.
• Hiểu biết chung về nền kinh tế: thực trạng nền kinh tế hiện tại, các chính sách
thay đổi lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát và giá trị tiền tệ trong tương
lai…
• Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: các yêu cầu về
môi trường, thị trường và khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng của sự thay đổi công
nghệ, các chỉ số tài chính quan trọng, các chuẩn mực và chế độ kế toán liên quan
cũng như các quy định pháp luật chi phối tình hình tài chính của doanh nghiệp…
• Các nhân tố nội tại của đơn vị: Các đặc điểm sở hữu và quản lí tại doanh nghiệp,

tình hình kinh doanh hiện tại và chiến lược trong tương lai, khả năng tài chính,
môi trường lập báo cáo của doanh nghiệp…
 Thông tin chung về khách hàng XYZ:
Công ty XYZ là một công ty cổ phần về lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thành lập
theo Luật Doanh Nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số
4103004194, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (“SKHĐT”) cấp vào
ngày 27 tháng 12 năm 2005.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Chuẩn mực và Hệ thống kế toán áp dụng
Các báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty và các công ty con được trình bày bằng
ngàn đồng Việt Nam (“Ngàn VNĐ”) phù hợp với Chế độ Kế toán Việt Nam và các
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo:
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành bốn
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 1);
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành sáu
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 2);
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành sáu
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 3);
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005 về việc ban hành sáu
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 4); và
Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành bốn
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 5).
Bảng cân đối kế toán hợp nhất, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và các thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày
kèm theo và việc sử dụng các báo cáo này không dành cho các đối tượng không được
cung cấp các thông tin về các thủ tục và nguyên tắc và thông lệ kế toán tại Việt Nam và
hơn nữa không được chủ định trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh và lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận
rộng rãi ở các nước và lãnh thổ khác ngoài Việt Nam.

Chuẩn mực đã ban hành nhưng chưa có hiệu lực
Thông tư 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính ở Việt
Nam.
Ngày 6 tháng 11 năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 210/2009/TT-BTC
hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính
và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Thông tư này quy định về việc thuyết
minh thêm thông tin và có ảnh hưởng đến việc trình bày các công cụ tài chính trên các
báo cáo tài chính. Hướng dẫn này sẽ có hiệu lực cho các năm tài chính bắt đầu từ hoặc
sau ngày 1 tháng 1 năm 2011 trở đi. Ban Tổng Giám đốc của Tập đoàn đang đánh giá
ảnh hưởng của việc áp dụng thông tư này đến các báo cáo tài chính hợp nhất của Tập
đoàn trong tương lai.
Hình thức sổ kế toán áp dụng
Hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của Tập đoàn là Nhật ký chung.
Niên độ kế toán
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Niên độ kế toán của Tập đoàn bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12.
Đồng tiền kế toán
Tập đoàn thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ).
b) Tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng – thu tiền bao gồm tất cả các thủ tục
kiểm soát liên quan đến tổ chức bán hàng và theo dõi công nợ khách hàng, tức từ
lúc nhận đơn khách hàng, xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, lập hóa
đơn, ghi chép doanh thu, nợ phải thu khách hàng cho đến khi được khách hàng
trả tiền và ghi tăng quỹ. Để định hướng cho quá trình kiểm toán doanh thu và nợ
phải thu cũng như xác định phương pháp và thủ tục kiểm toán thích hợp cho 2
khoản mục này thì việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan
đến chu trình bán hàng là yêu cầu cần thiết.
- Thực tế, mỗi đơn vị có một hệ thống kiểm soát nội bộ riêng về chu trình bán

hàng – thu tiền. Nhưng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả đối
với chu trình hạch toán doanh thu và nợ phải thu đòi hỏi phải tách biệt các chức
năng, phân chia phân nhiệm cho những cá nhân hay các bộ phận khác nhau đảm
trách. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ có mức độ phân nhiệm càng cao thì sai
phạm càng dễ bị phát hiện nhờ sự kiểm tra hỗ tương giữa các phần hành hay
thông qua đối chiếu tài liệu giữa các bộ phận khác nhau và do đó sẽ giảm thiểu
được các hành vi gian lận.
- Để tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến doanh thu và
khoản phải thu, trước hết phải tìm hiểu về quy trình bán hàng và thu tiền của một
doanh nghiệp.
c) Xác lập mức trọng yếu
- Xác lập mức trọng yếu nhằm xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán, xác định cỡ
mẫu và là căn cứ để đánh giá các sai phạm trong quá trình kiểm toán. Ở mức độ
tổng thể báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai sót có thể
chấp nhận được để đảm bảo báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu.
- Mức trọng yếu được xác định tại Ernst & Young Việt Nam bao gồm:
• Mức trọng yếu tổng thể (PM)
• Mức trọng yếu của khoản mục (TE)
• Mức quyết định quyết định ra bút toán điều chỉnh: ( SAD)
- Căn cứ vào tình hình hoạt động và mức độ rủi ro tại các doanh nghiệp mà Ernts
& Young kiểm toán, cơ sở thiết lập mức trọng yếu có thể là:
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
• Lợi nhuận trước thuế: Thông thường là lợi nhuận bình quân qua nhiều
năm
• Lãi gộp
• Doanh thu thuần: áp dụng đối với doanh nghiệp đang gần điểm hòa vốn
• Tài sản thuần: doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động hoặc gặp khó
khăn về khả năng thanh toán.
• Tổng tài sản: khi doanh nghiệp suy yếu

- Tại công ty XYZ, Ernst & Young dùng tổng lợi nhuận trước thuế làm cơ sở xác
lập mức trọng yếu. Trong đó
• Mức trọng yếu tổng thể PM bằng 5% tổng lợi nhuận trước thuế
• Mức trọng yếu khoản mục TE bằng 50% PM
• Ngưỡng ra quyết định điều chỉnh tại doanh nghiệp SAD bằng 5% PM
d) Đánh giá rủi ro, xác định cách tiếp cận kiểm toán
Phương pháp tiếp cận kiểm toán bao gồm tiếp cận kiểm soát và tiếp cận cơ bản.
Đối với mục tiêu kiểm toán nào mà kiểm toán viên định áp dụng tiếp cận kiểm soát,
kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về các kiểm soát có liên quan và thực hiện thử nghiệm để
đánh giá thiết kế, vận hành và hữu hiệu của kiểm soát. Đối với những mục tiêu áp dụng
tiếp cận cơ bản, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục phân tích và kiểm tra các nghiệp
vụ, các số dư tài khoản.
e) Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán chung của doanh thu và nợ phải thu đang áp dụng tại Ernst &
Young như sau:
Chương trình kiểm toán: Phải thu khách hàng
Tên Ngày
Tên
khách
hàng:
Người
thực hiện:
Kỳ kế
toán:
Người soát
xét
Cơ sở dẫn liệu:
Hiện hữu (Ex) hay phát sinh (Oc), đầy đủ (Co), Quyền và nghĩa vụ (R&O), Đánh giá (Va) hay
chính xác (Me),
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang

Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam


Phải thu khách hàng
Ex/
Oc
Co
Va/
Me
R
&
O
P
&
D
Tham
chiếu
Ngày
Bản chất, thời gian và mức độ thực hiện các thủ tục kiểm toán của chúng tôi được xác định
dựa trên EY GAM( phương pháp kiểm toán toàn cầu: EY Global Audit Methodology)
Thủ tục chung

X
Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái,
điều tra các nghiệp vụ có giá trị lớn và các
khoản mục bất thường
x

X
Kiểm tra sự tồn tại của khoản phải thu: thông

qua xác nhận hoặc kiểm tra việc thu tiền sau
niên độ, hoặc có kết kết hợp cả hai thủ tục
trên, xem xét việc sử dụng bảng rủi ro kiểm
toán hoặc phần mềm E&Y Microstart để xác
định cỡ mẫu và chứng từ thích hợp
x x x


Nếu khoản mục đã được kiểm giữa niên độ,
xem xét và sử dụng phương pháp kiểm "cộng
dồn" (roll-forward) các hoạt động từ ngày
kiểm giữa niên độ đến ngày khóa sổ báo cáo
tài chính. So sánh với các giao dịch trong kỳ
trước và điều tra các giao dịch bất thường
x


X
Thực hiện thủ tục phân tích và xác định cao
điểm của Phải thu khách hàng vào những
ngày hoặc những tuần kết thúc năm, thực hiện
kiểm "cut-off" ( chia cắt niên độ) bằng việc
kiểm tra các chừng từ ghi nhận Phải thu
khách hàng, hóa đơn, chừng từ vận
chuyển….và các chứng từ hỗ trợ khác trước
và sau năm tài chính
x

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam



Kiểm tra chứng từ làm căn cứ ghi nhận Phải
thu khách hàng vó giá trị lớn hơn 25% TE cho
10 ngày trước và sau niên độ để đảm bảo Phải
thu khách hàng được ghi nhận đúng niên độ.




Kiểm tra các khoản bán chịu cho khách hàng
có giá trị lớn hơn 25%TE những ngày gần kết
thúc năm và xem xét các nghiệp vụ ghi nhận
hàng bán bị trả lại trong năm sau



X
Đánh giá sự thích hợp của các khoản dự
phòng nợ khó đòi
x x



Từ bảng phân tích tuổi nợ khách hàng, tính
toán lại dự phòng nợ khó đòi





So sánh tỉ số vòng quay nợ phải thu hoặc số
ngày thu tiền bình quân năm nay và năm
trước




So sánh chi phí dự phòng nợ khó đòi và nợ đã
được xóa sổ với năm trước




Kết luận tính thích hợp của dự phòng




Đánh giá tính thích hợp của các khoản điều
chỉnh khác liên quan đến khoản phải thu như
chiết khấu, biên bản ghi nợ chưa thanh toán
x x


X
Kiểm tra việc đánh giá lại khoản phải thu có
số dư ngoại tệ
x x



X
Kiểm tra chi tiết số dư và điều tra các khoản
mục có giá trị lớn
x



Thủ tục phân tích


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam

X
Phân tích sự biến động của tổng Phải thu
khách hàng, Phải thu khách hàng theo từng
loại hoạt động giữa năm nay với năm trước,
thu thập sự giải trình cho những biến động bất
thường.
x x x



X
Xem xét khoản phải thu, Phải thu khách hàng
và các khoản dự phòng trên sổ cái, hàng bán
bị trả lại, kiểm tra các khoản mục bất thường
x





X
So sánh các giá trị lớn, kỳ hạn thanh toán,
Phải thu khách hàng của những khách hàng
quan trọng năm nay với năm trước
x





Kiểm tra chi tiết








X
Xem xét chi tiết nợ phải thu và điều tra các số
dư bất thường, tài khoản có số dư bên có và
các tài khoản không phải khoản phải thu
khách hàng, hoặc không được phân loại chính
xác là khoản phải thu thương mại
x

x





Kiểm tra việc ghi chép chính xác




Đối chiếu với số tổng trên sổ cái và điều tra
các khoản mục trọng yếu





Kiểm tra tính chính xác của tuổi ợ thông qua
các chứng từ liên quan ( hóa đơn bán hàng,
chứng từ vận chuyển…)



X
Xem xét thư xác nhận từ ngân hàng và xác
nhận công nợ, xác định những công bố cần
thiết cần thực hiện
x x


X

xác định các khách hàng chính và tập trung
vào việc xác định rủi ro tín dụng, đánh giá sự
cần thiết của việc công bố
x



X
Kiểm tra chi tiết các tài khoản khác hoặc
thuyết minh khoản phải thu, xem xét việc gửi
thư xác nhận cho những khoản mục trọng
yếu.
x x

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Kết luận (mẫu): chúng tôi đã hoàn thành tất cả các bước của công việc đã lên kế hoạch
liên quan đến khoản mục Phải thu khách hàng, bao gồm thủ tục chung được mô tả trong
phương pháp kiểm toán toàn cầu EY Gam ( Ernst & Young Global Audit Methodology).
Trên cơ sở đánh giá rủi ro kết hợp và kết quả của những thủ tục kiểm toán đã thực hiện.
Chúng tôi tin rằng những thủ tục đã được thực hiện một cách thích hợp với mục tiêu kiểm
toán được yêu cầu







Phải thu khách hàng- Hiện hữu _________________________


Phải thu khách hàng- Đầy đủ ________________________

Phải thu khách hàng- Đánh giá _________________________

Phải thu khách hàng- Quyền và nghĩa vụ: _________________________

Theo kết quả hoàn thành các thủ tục kiểm toán cần thiết, không có sai lệch trọng yếu nào được phát
hiện
Người
thực
hiện: Ngày


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Chương trình kiểm toán doanh thu Tên Ngày
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
Khách hàng:
Người thực
hiện
Kỳ kế toán:
Người xoát
xét
Mục tiêu:
Hiện hữu (Ex) hay phát sinh (Oc), đầy đủ (Co), Quyền và nghĩa vụ (R&O), Đánh giá (Va) hay
chính xác (Me),



Doanh Thu
Ex/
Oc
Co
Va/
Me
R
&
O
P
&
D
Thamchiếu
Ngày
Bản chất, thời gian và mức độ thực hiện các thủ tục kiểm toán của chúng tôi được xác định
dựa trên EY GAM( phương pháp kiểm toán toàn cầu: EY Global Audit Methodology)
Thủ tục chung
1 √
Thực hiện thủ tục phân tích chung
cho khoàn mục doanh thu và điều tra
những thay đổi trọng yếu hoặc
những thay đổi bất thường.
x x x
2 √
Thực hiện thủ tục kiểm tra việc ghi
nhận doanh thu, phân tích doanh thu
theo tháng, theo dòng sản phẩm hoặc
theo phân khúc thị trường…Tách
biệt giữa doanh thu bán hàng, cung
cấp dịch vụ và doanh thu nội bộ

x x x

Thủ tục phân tích

3 √
Thực hiện phân tích so sánh đối với
doanh thu ( theo dòng sản phẩm, khu
vực…) và thu nhập khác cho năm
hiện tại và ghi nhận những giải thích
từ khách hàng về những thay đổi
đáng kể
x x x x x
4 √
Xem xét hoạt động bán hàng theo
tháng hoặc theo quý xem có nững
biến động bất thường hay không. So
sánh giữa năm nay và năm trước
x x x x x
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam
5 √
Thực hiện thủ tục phân tích bổ sung,
ví dụ như:
x x x

So sánh doanh thu thực tế với doanh
thu kế hoạch và giải thích các thay
đổi đáng kể. Có thể thực hiện kết
hợp với giá vốn và chi phí



6 √
Nếu không thực hiện như một phần
của chương trình kiểm toán khoản
mục nợ phải thu, xem xét khoản mục
phải thu và khoản mục doanh thu
trên sổ cái và doanh thu với thu tiền
trong nhật kí ghi nhân cho những
khoản mục bất thường. Điều tra bất
cứ khoản mục bất thường
x x x



Kiểm tra chi tiết







7 √
Kiểm tra số liệu trên BCTC và truy
ngược về bảng cân đối số phát sinh
x

8 √
Chọn những giao dịch phát sinh
doanh thu trong năm đã được ghi

nhận và so sánh với hóa đơn bán
hàng, vận đơn đường biển…để đảm
bảo những thông tin trên chứng từ
được ghi nhận vào hệ thống chính
xác
x x x x x

9 √
Kiểm tra số lliệu của hóa đơn bán
hàng và đảm bảo cho việc ghi nhận
một cách đầy đủ
x

10 √
Kiểm tra việc ghi chép chính xác của
nhật kí bán hàng trong năm và đối
chiếu với số tổng trên sổ cái
x x x

11 √
Kiểm tra cut-off số liệu trên hóa đơn
bán hàng và quyết định bán chịu


12

Kiểm tra việc tính toán chính xác các
giao dịch phát sinh có liên quan đến
ngoại tệ
x x


Kết luận ( mẫu): chúng tôi đã hoàn thành tất cả các bước của công việc đã lên kế hoạch
liên quan đến khoản mục doanh thu, bao gồm thủ tục chung được mô tả trong phương pháp
kiểm toán toàn cầu EY Gam ( Global Audit Methodology). Trên cơ sở đánh giá rủi ro kết
hợp và kết quả của những thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Chúng tôi tin rằng những thủ tục
đã được thực hiện một cách thích hợp cho các cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản mục
doanh thu trên BCTC






GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang
Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tại Ernst & Young Việt Nam

Doanh thu- Phát sinh: ____________________

Doanh Thu - Đầy đủ: ____________________

Doanh thu - Chính xác: ____________________



Kết
luận


Người thực hiện: Ngày:



2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu
2.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
a) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến quy trình bán
hàng và thu tiền
Quy trình Kiểm soát
1. Nhận đơn đặt hàng
- Đơn đặt hàng sẽ được gởi đến phòng Quản lý sản xuất
qua email hoặc fax
- Trợ lý phòng Quản lý sản xuất sẽ nhận đơn đặt hàng
và xác nhận với khách hàng về tất cả hàng hóa trong
đơn đặt hàng.
- Đơn đặt hàng được phê duyệt bởi trưởng phòng quản
lý sản xuất.
+ Ông Minh phụ trách đơn đặt hàng về sản phẩm cần
câu cá
+ Chị Cẩm phụ trách về dây đồng hồ
+ Chị Vân phụ trách về gọng kính
- Trợ lý phòng Quản lý
sản xuất chịu trách
nhiệm kiểm soát đơn đặt
hàng.
- Đơn đặt hàng được
phê chuẩn bởi Ông
Shimazaki- trưởng
phòng Quản lý sản xuất
2. Kế hoạch sản xuất
- Đơn đặt hàng được nhập vào hệ thống nó sẽ tự động
kiểm tra hàng tồn kho còn hay không, hạn mức tín dụng
của khách hàng. Nếu khách hàng vượt quá hạn mức tín

dụng, trợ lý sản xuất phải trình lên trưởng phòng Quản lý
sản xuất phê chuẩn
- Hàng tháng Ông Minh và Chị Vân sẽ lên kế hoạch sản
xuất và gởi báo cáo này cho phòng sản xuất
Ông Minh và Chị Danh
phụ trách chuẩn bị báo
cáo sản xuất
3. Sản xuất
- Ông Arai- giám đốc sản xuất và Chị Hương- trợ lý sản
- Kế hoạch sản xuất
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh SVTH: Phan Thị Thùy Linh Trang

×