Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh, trao
đổi buôn bán ngày càng mở rộng cả về quy mô và hình thức. Cùng với sự
phát triển đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty TNHH, doanh
nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, nhu cầu về kế toán, kiểm
toán ngày càng trở nên phổ biến.
Trong thực tế, khi vấn đề công khai hóa, minh bạch hóa các báo cáo
tài chính phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang
ngày càng trở nên cấp thiết đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư
và ngay cả chính các chủ doanh nghiệp thì dịch vụ kế toán, kiểm toán càng
được đầu tư để phát triển. Đối với mỗi đối tượng, dịch vụ kế toán kiểm toán
đều có một vai trò nhất định.
Ở Việt Nam, dịch vụ kế toán kiểm toán là loại hình dịch vụ chuyên
ngành và còn khá mới mẻ. Vì vậy Việt Nam đang tiến hành phát triển và
hoàn thiện lĩnh vực này. Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu để có được cái
nhìn sát thực, khách quan về loại hình dịch vụ kế toán kiểm toán và đưa ra
một vài giải pháp để dịch vụ này thể hiện được tính ưu việt, tạo thuận lợi cho
phát triển kinh tế, vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu: "Thực
trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán Việt
Nam"
Do sự hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không
thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự giúp đỡ của cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ KẾ TOÁN,
KIỂM TOÁN
I. Dịch vụ kế toán kiểm toán
1. Dịch vụ kế toán
1.1. Hoạt động kế toán


Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian
lao động. Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế nhằm
phản ánh các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp,
tổ chức sự nghiệp.
Kế toán hay hạch toán là sự ghi chép liên tục theo thứ tự thời gian,
đồng thời có phân loại toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh của
doanh nghiệp bằng thước đo chủ yếu là thước đo giá trị, để trên cơ sở
đó tính ra những chỉ tiêu tổng hợp cần thiết của sản xuất kinh doanh
như: giá thành, lỗ lãi, tình hình biến động của vốn và tài sản
Nhiệm vụ của kế toán là:
• - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và
nội dung công việc kế toán theo quy định của chuẩn mực và chế
độ kế toán Việt Nam.
• - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ
phải nộp, thu, thanh toán nợ.
• - Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn hình
thành tài sản
• - Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế
toán
• Phân tích thông tin, số liệu kế toán giúp đơn vị, người quản lý
2
điều hành đơn vị
• Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định pháp luật.

Các nhiệm vụ trên nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:
• Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng
từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
• Phản ánh thông tin, số liệu kế toán kịp thời, đúng thời gian quy
định

• Phản ánh thông tin, số liệu kế toán rõ ràng, dễ hiểu
• Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá
trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
• Thông tin số liệu kế toán được phản ánh liên tục từ khi phát sinh
đến khi kết thúc nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
• Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ
thống và có thể so sánh được.
1.2. Dịch vụ kế toán( DVKT)
Xuất phát từ nhiệm vụ và mục đích của hoạt động kế toán, từ nhu
cầu của các đơn vị kinh doanh và của thị trường, DVKT đã xuất hiện
với một số hoạt động sau:
• Ghi sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính
• Cung cấp và tư vấn sử dụng phần mềm kế toán
• Đánh giá mức độ chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính,
báo cáo kế toán của một chủ thể nhất định phục vụ mục tiêu nộp
thuế, tham gia liên doanh, vay vốn
• Tư vấn hoàn thiện hệ thống kế toán, chuyển đổi hình thức báo
cáo kế toán sang chuẩn kế toán quốc tế hoặc phù hợp với công ty
mẹ.
3
• Tư vấn đối với việc tổ chức và vận hành bộ máy kế toán (trực
tiếp hoặc gián tiếp) của một chủ thể nhất định sao cho hiểu quả
cao nhất, phù hợp với quy định pháp luật.
1.3 Các loại hình dịch vụ kế toán
Theo bảng phân loại các sản phẩm chủ yếu của Liên hợp quốc -
CPC, các loại hình dịch vụ kế toán bao gồm:
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính( CPC 86212): là dịch vụ soát
xét các báo cáo tài chính hàng năm, hàng kỳ và các thông tin kế toán
khác, phạm vi soát xét nhỏ hơn kiểm toán, do đó mức độ tin cậy cung
nhỏ.

- Dịch vụ lập báo cáo tài chính(CPC86213): là việc lập các báo cáo
tài chính từ các thông tin tài chính khách hàng cung cấp. Nhà cung cấp
dịch vụ không chứng nhận tính chính xác các báo cáo tài chính được
biên soạn. Nếu hợp đồng dịch vụ soạn lập báo cáo bao gồm cả soạn lập
các tờ khai thuế thì dịch vụ kê khai thuế cũng được coi là một phần của
dịch vụ soạn lập báo cáo tài chính.
- Dịch vụ ghi sổ kế toán( CPC8622): Là dịch vụ bao gồm hoạt động
phân loại, ghi chép các giao dịch kinh doanh theo các đơn vị tiền tệ
hoặc các đơn vị đo lường khác vào sổ kế toán.
- Các dịch vụ kế toán khác như: chứng nhận, đánh giá, lập các báo
cáo không chính thức.
Như vậy, DVKT được cung cấp rất đa dạng tùy thuộc vào các đối
tượng cụ thể. Ngoài ra, trong điều kiện thực tế của hoạt động kế toán
Việt Nam, nội dung của dịch vụ kế toán còn bao gồm nhiều công việc
cụ thể được quy định tại điều 43 NĐ 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004
của Chính Phủ như sau:
- Dịch vụ làm kế toán: một cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán,
có đăng ký kinh doanh DVKT đều có thể nhận làm sổ sách kế toán cho
4
bất cứ đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Hiện nay, xuất hiện nhiều các
công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX nhu cầu cần người làm
kế toán trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin phát triển
làm nảy sinh nhu cầu kế toán trên máy, do đó các chuyên gia máy tính
cũng tham gia vào DVKT này.
- Dịch vụ làm kế toán trưởng: người được thuê làm kế toán trưởng
có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, tài chính
trong đơn vị, tổ chức điều hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính.
- Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán
- Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán: hiện
trên thị trường có nhiều loại phần mềm kế toán khác nhau do vậy việc

nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và cung cấp phần mềm kế toán nào cho
doanh nghiệp là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp hạch toán
số liệu chính xác và khách quan.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán
- Tư vấn tài chính
- Kê khai thuế
- Các dịch vụ khác về kế toán theo quy định của pháp luật
2. Dịch vụ kiểm toán
2.1. Khái niệm
Theo nghĩa tổng quát nhất, kiểm toán là một công việc mà một
người đứng ra xem xét, đảm bảo về chất lượng, tình trạng của một vấn
đề tài chính nào đó đối với người khác.
Nhu cầu về kiểm toán phát sinh là do có người nghi ngờ về thực
trạng số liệu tài chính kế toán mà tự thân người đó không thể hiểu và
giải thích được.
Theo các chuyên gia kinh tế Mỹ, kiểm toán là quá trình các chuyên
gia độc lập và có thẩm quyền, kỹ năng nghiệp vụ, có đạo đức nghề
5
nghiệp, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể
định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức
độ phù hợp giữa các thông tin
Theo liên đoàn kiểm toán quốc tế IFAC, kiểm toán là sự kiểm tra và
xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập về tính trung thực,
hợp lý của các số liệu, số liệu kế toán báo cáo tài chính, quyết toán của
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
2.2. Bản chất của kiểm toán
- Chức năng: xác minh và bày tỏ ý kiến, đây là yếu tố cơ bản chi
phối quá trình kiểm toán và bộ máy kiểm toán.
- Đối tượng trực tiếp: thông tin tài chính kế toán có thể định lượng
được

- Khách thể: thực thể kinh tế và tài chính: công ty, cơ quan
- Người thực hiện: kiểm toán viên độc lập
- Cơ sở thực hiện: luật định, tiêu chuẩn và các chuẩn mực kế toán,
kiểm toán hiện hành.
2.3. Các loại hình kiểm toán
Theo điều 22, NĐ 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán
độc lập và thực tế dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp
• Kiểm toán báo cáo tài chính
• Kiểm toán vốn đầu tư, hoạt động của các dự án đầu tư
• Kiểm toán báo cáo quyết toán, xây dựng cơ bản
• Kiểm toán tỷ lệ nội địa hóa
• Kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tuân thủ luật thuế hoặc theo các
yêu cầu riêng của doanh nghiệp
• Kiểm toán hoạt động
• Kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
6
• Kiểm toán Nhà nước phục vụ công tác Chính phủ và giám định
các tài liệu tài chính kế toán
• Kiểm toán báo cáo tài chính về mục đích thuế và dịch vụ quyết
toán thuế
3. Vai trò của dịch vụ kế toán, kiểm toán
3.1. Vai trò của dịch vụ kế toán kiểm toán (KTKT)đối với công
tác quản lý thuế Nhà nước
Thứ nhất, công ty KTKT là một kênh cung cấp thông tin cho cơ
quan thuế các vướng mắc về thuế phát sinh trong quá trình sản xuất.
Thứ hai, công ty KTKT đại diện cho các doanh nghiệp đề xuất
chính sách thuế áp dụng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế Việt
Nam trong từng thời kỳ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, công ty KTKT đã giúp cho đối tượng nộp thuế tăng
cường sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật về thuế qua việc kiểm toán và

tư vấn thuế cho các doanh nghiệp.
Thứ tư, công ty KTKT đã góp phần ngăn ngừa tình trạng gian
lận, trốn thuế.
Thứ năm, công ty KTKT đã góp phần làm giảm các vụ khiếu
nại, tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế.
3.2. Vai trò của dịch vụ KTKT đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, các DV KTKT và tư vấn tài chính giúp cho các doanh
nghiệp nắm bắt và hiểu được đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước
liên quan đến các hoạt động quản lý kế toán tài chính và thuế đối với
các doanh nghiệp.
Thứ hai, DV KTKT và tư vấn tài chính thuế giúp các chủ doanh
nghiệp lựa chon mô hình tổ chức quản lý, kinh doanh phù hợp cũng
như vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và thuế trong hoạt động
của mình nhằm làm giảm chi phí, tăng thu nhập
7
Thứ ba, DV KTKT giúp cho doanh nghiệp có được những thông
tin chính xác và đảm bảo tin cậy cho việc đưa ra các quyết định kinh tế
của mình
Thứ tư, thông qua hoạt động kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp
phát hiện ra những điểm yếu, sai sót trong công tắc quản lý tài chính và
đưa ra những khuyến nghị giúp cải thiện tình hình
Cũng thông qua hoạt động tư vấn các kiểm toán viên độc lập giúp
doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, tuyển dung có hiệu
quả, nâng cao sức cạnh tranh.
II. Những cam kết của Việt Nam trong các hiệp định quốc tế
về dịch vụ KTKT
1. Cam kết về dịch vụ KTKT của Việt Nam trong hiệp định
khung ASEAN về dịch vụ( AFAS)
Mức độ cam kết của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở lấy luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam làm cam kết chung, có những cam kết

cụ thể đối với từng ngành dịch vụ riêng biệt
- Cam kết chung: được cam kết cho tất cả các ngành dịch vụ, kể cả
dịch vụ kế toán, kiểm toán.
- Cam kết cụ thể cho lĩnh vực dịch vụ KTKT
Dịch vụ KTKT là loại hình dịch vụ chuyên ngành khá mới mẻ với thị
trường ASEAN, vì vậy các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói
riêng đang tiến hành hoàn thiện các cam kết trong lĩnh vực này. Các
cam kết cụ thể của Việt Nam được tổng kết như sau:
• Hạn chế về tiếp cận thị trường:
- Phương thức (1): chưa cam kết
- Phương thức (2): không hạn chế
- Phương thức (3): từ sau năm 2001, Việt Nam sẽ xem xét việc
8
cấp phép thành lập các công ty KTKT liên doanh và 100% vốn nước
ngoài.
- Phương thức (4): các kế toán viên công chứng nước ngoài chỉ
được tiến hành cung cấp dịch vụ kế toán ở Việt Nam khi đáp ứng được
các điều kiên sau:
+) Cư trú hợp pháp tại Việt Nam
+) Đang làm việc cho một công ty kiểm toán tại Việt Nam
+) Có tên trong danh sách các kế toán viên công chứng do Bô
trưởng bộ Tài chính quản lý.
+) Có chứng chỉ kế toán viên công chứng được Bộ trưởng Bộ
Tài chính cấp hay Hội kế toán viên hành nghề của quốc gia đó công
nhận và có xác nhận của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam sau khi
tham gia kỳ thi sát hạch về hiểu biết về luật pháp Việt Nam
• Hạn chế đối xử quốc gia:
- Phương thức (1): chưa cam kết
- Phương thức (2): không hạn chế
- Phương thức (3): sau 2001 các công ty kiểm toán 100% vốn

nước ngoài sẽ được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán cho tất cả các đối
tượng của nền kinh tế với điều kiện:
+) Có thực tế hoạt động ít nhất 3 năm tại Việt Nam
+) Có ít nhất 5 kiểm toán viên có quốc tịch Việt Nam mà chứng
chỉ kiểm toán viên của họ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam cấp
- Phương thức (4): chưa cam kết
2. Cam kết về dịch vụ KTKT trong hiệp định Việt Nam- Hoa
Kỳ:
Các cam kết chung:
- Phương thức(1),(2): không hạn chế
- Phương thức (3): Hiện diện thương mại
9
- Phương thức (4): hiện diện thể nhân
Cam kết cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ KTKT:
Giới hạn về tiếp cận thị trường:
- Phương thức (1),(2): không hạn chế
- Phương thức (3): không hạn chế trừ việc lập chi nhánh không
được phép
- Phương thức (4): chưa cam kết ngoài các cam kết chung
10
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN, KIỂM
TOÁN CỦA VIỆT NAM
I. Những thành tựu đã đạt được:
1. Quản lý Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp đối với hoạt động
dịch vụ kế toán, kiểm toán.
1.1. Sự phát triển của khung pháp luật.
Trong hoạt động kế toán kiểm toán, Nhà nước với vai trò quản lý vĩ
mô đã không ngừng nghiên cứu, xây dựng, ban hành các hệ thống văn bản
pháp luật tạo hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của dịch vụ kế

toán, kiểm toán. Tuỳ vào sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và sự phát
triển của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán nói riêng, các hệ thống văn bản
pháp lý về kế toán, kiểm toán đã từng bước được ban hành, điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện nhằm nâng cao công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước và
thích ứng với các nguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động dịch
vụ kế toán, kiểm toán, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho
các chủ thể tham gia thị trường dịch vụ này. Cụ thể:
- Về kế toán:
1) Luật Kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003.
2) Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 về việc Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt
động kinh doanh.
- Về kiểm toán:
1) Quyết định số 165 TC/QĐ/TCCB ngày 13/5/1991 về việc thành lập
Công ty dịch vụ kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính (Công ty Kiểm toán Việt
Nam - VACO).
2) Nghị định số 07/CP ngày 31/1/1994 của Chính phủ ban hành “Quy
chế hoạt động kiêm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”.
11
3) Thông tư số 22 TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân,
ban hành kèm nghị định 07/CP.
4) Quyết định số 273 TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính
trong việc ban hành các điều lệ về việc kiểm tra và cấp chứng chỉ kiểm toán.
5) Thông tư số 60 TC/CĐKT ngày 1/9/1997 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp, tổ
chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
6) Thông tư số 52 TT/BCT ngày 14/3/2000 của Bộ Tài chính về tổ
chức kiểm toán nội bộ trong DNNN.
7) Nghị định số 105/204/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về

kiểm toán độc lập thay cho Nghị định 07.
8) Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 105.
- Văn bản quy định chung:
1) Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC ngày 9/7/2004 của Bộ Tài chính về
Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề
kế toán.
2) Về quản lý nghề nghiệp kế toán, kiểm toán: để nâng cao hiệu quả
công tác này, ngày 14/7/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định só
47/2005/QĐ-BTC về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán đối với các cá nhân, tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Như vậy, về cơ bản, với sự ra đời của Luật kế toán và Nghị định hướng
dẫn 129/2004/NĐ-CP, dịch vụ kế toán đã thực sự được tiếp thêm chỗ dựa hợp
lý vững chắc để hoạt động và phát triển. Thế nhưng, chúng ta vẫn còn thiếu
các thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định để làm căn cứ cho việc phát triển
loại hình dịch vụ này. Những thiếu sót này cần được khắc phục trong thời
12
gian sớm nhất để đảm bảo cho thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt
Nam phát triển, mở rộng và hội nhập với khu vực và thế giới.
1.2. Vai trò của các tổ chức nghề nghiệp bước đầu đã được khẳng
định:
Để phù hợp với cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, bên
cạnh các cơ quan quản lý Nhà nước thì vai trò của các tổ chức chuyên nghiệp
ngày càng được đánh giá cao.
Các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam hiện nay
gồm:
1) Hội Kế toán Việt Nam (được đổi tên thành Hội kế toán, kiểm toán
Việt Nam - VAA từ 2004 tại Đại hội III của Hội kế toán Việt Nam) được

thành lập theo Quyết định số 12/TTg ngày 10/1/1994 của Thủ tướng Chính
phủ, là tổ chức nghề nghiệp của những người làm kế toán, kiểm toán ở Việt
Nam. Hội là tổ chức phi Chính phủ, là một thành viên của Liên hiệp các Hội
khoa học kỹ thuật Việt Nam và được sự bảo trợ của Bộ Tài chính, là thành
viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) và Liên đoàn Kế toán các nước
ASEAN (AFA).
Chức năng hoạt động chính của Hội: Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC
của Bộ Tài chính ngày 14/7/2005 quy định Hội có các chức năng sau: Hoàn
thiện và hướng dẫn chuẩn mực kế toán, kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp; Bồi dưỡng và thi tuyển kiểm toán viên, chuyên gia kế toán; Quản lý
và kiểm soát chất lượng hành nghệ, tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế
toán, kiểm toán. Theo đó, Hội làm đầu mối tổ chức giám sát chất lượng hoạt
động dịch vụ, tổ chức huy động lực lượng từ các công ty kế toán, kiểm toán
để tổ chức kiểm tra chéo (peer review) giữa các công ty.
2) Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc (do Bộ tài chính thành lập từ
tháng 5/1998): đây là tổ chức trực thuộc Hội kế toán, kiểm toán Việt Nam,
13
vừa là tổ chức đoàn thể vừa là tổ chức nghề nghiệp của các kế toán trưởng
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của những người công tác trong lĩnh vực kế
toán tài chính.
Hoạt động chính của Câu lạc bộ: Tham gia sửa đổi, bổ sung, xây dựng
các chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán; Phổ biến, cập nhật kiến thức, thông
tin về kế toán, kiểm toán cho hội viên và Chính phủ; Tạo diễn đàn cho kế toán
viên, kiểm toán viên và các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận về những vấn
đề chuyên môn, nghiệp vụ.
3) Hội đồng Quốc gia về Kế toán (thành lập tháng 9/1999): là tổ chức
tư vấn trực thuộc Bộ Tài chính. Thành viên là các nhà khoa học, các giáo sư,
tiến sĩ và người lãnh đạo, quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán. Hội đồng
được tổ chức theo các chuyên môn đảm nhiệm các chức năng tư vấn và ban
thư ký đảm nhận công tác tổ chức hoạt động của Hội đồng.

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng: Tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài
chính về các vấn đề chiến lược, định hướng, chính sách phát triển kế toán,
kiểm toán ở Việt Nam theo yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế của Việt
Nam trong từng giai đoạn phù hợp với xu thế hội nhập của các nước trên tg và
khu vực; Tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc công bố các chuẩn
mực kế toán, kiểm toán cũng như trong nâng cao trình độ chuyên môn cho
các chuyên gia kế toán, kiểm toán; Tham gia kiểm soát chất lượng, đạo đức
hành nghề của đội ngũ chuyên gia kế toán, kiểm toán khi có yêu cầu; Tham
gia quan hệ hợp tác quốc tế nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác về
khoa học kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực kế toán kiểm toán của khu vực
và quốc tế.
4) Hội kiểm toán viên h ành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập
ngày 15/4/2005, là tổ chức thành viên của Hội kiểm toán và kiểm toán Việt
Nam, hoạt động dưới sự quản lý Nhà nước về nghề nghiệp kế toán kiểm toán
14
của Bộ Tài chính. Đây là tổ chức dành cho những người hành nghề kiểm toán
độc lập.
Nhiệm vụ của Hội: Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, đạo đức kiểm toán viên, trao đổi
thông tin và kinh nghiệm chuyên môn, trợ giúp soạn thoả các quy trình, tài
liệu đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
hội viên; Tham gia ý kiến với cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng, bổ
sung, sửa đổi chính sách, chế độ tài chính kế toán và kiểm toán; Tham gia cụ
thể hóa chuẩn mực kế toán, kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và
quy chế hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam; Xây dựng chất lượng dịch
vụ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
kiểm toán; Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng tư vấn tài chính kế toán,
kiểm toán đối với Hội viên và tổ chức kế toán, kiểm toán theo sự uỷ quyền
của cơ quan Nhà nước.
Như vậy, lần dở theo từng dấu mốc ra đời của các tổ chức nghề nghiệp,

đầu tiên là Hội kế toán Việt Nam năm 1994 rồi đến Câu lạc bộ kế toán trưởng
năm 1998, Hội đồng quốc gia về kế toán năm 1999 và Hội Kiểm toán viên
hành nghề năm 2005 có thể nhận thấy các tổ chức nghề nghiệp ra đời và tồn
tại theo xu hướng vận động của nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu phát triển của
nền kinh tế, các tổ chức dần được thành lập theo hướng chuyên môn hóa (từ
người làm kế toán nói chung đến kế toán trưởng, từ kiểm toán nói chung đến
kiểm toán độc lập). Tuy nhiên điều quan trọng nhất đối với sự phát triển của
các tổ chức nghề nghiệp là các tổ chức này phải phấn đấu để thực sự độc lập,
tự quản và hoạt động hiệu quả.
2. Chủ thể cung cấp dịch vụ.
2.1. Số lượng chủ thể cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán.
Cho tới năm 2007, ở Việt Nam có khoảng 126 công ty kiểm toán độc
đăng ký hoạt động với Hội kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam, gồm:
15
- 3 công ty là doanh nghiệp Nhà nước (E&Y, AISC, AAC)
- 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (E&Y, P&C, KPMG và G.T)
- 15 công ty hợp danh.
- 95 công ty TNHH
- 9 công ty cổ phần.
Tính đến 31/12/2007 có 4.385 người làm việc trong các công ty kiểm
toán, trong đó có 3.302 nhân viên chuyên nghiệp và 1.083 nhân viên khác.
2.2. Các công ty kiểm toán quốc tế hoạt động tại Việt Nam:
Trước năm 2002 đã có 6 Công ty kiểm toán tư vấn tài chính-kế toán
quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên sau sự việc một số chi nhánh của
Công ty TNHH Arthur Andersen (A.A) ở một số nước (trong đó có Việt
Nam) đã bị giải thể và sáp nhập vào Công ty KPMG và sự hợp nhất của hãng
Price Waterhouse và hãng Coopers thì số công ty 100% vốn nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam còn 4 công ty gồm: Công ty TNHH KPMG Việt Nam
(KPMG); Công ty TNHH Price Waterhouse - Coopers Việt Nam (PwC);
Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam (G.T); Công ty TNHH Tư vấn

quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y).
Đặc biệt, có 7 Công ty kiểm toán tư vấn tài chính-kế toán của Việt Nam
đã được các công ty kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên, gồm:
Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) - thành viên của hãng Deloite Touche
Tohmatsu; Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tư vấn về tài chính kế toán
Thủy Chung-thành viên của Morison International; Công ty kiểm toán và tư
vấn tài chính kế toán Sài Gòn AFC- thành viên của Tập đoạn BDO
International; Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)- thành viên của
HLB International; Công ty TNHH Quản trị Tiên Phong- thành viên của
ASNAF; Công ty TNHH Kiểm toán DTL- thành viên của hãng Horwarth
International.
16
Có thể nhận định rằng, sự tham gia ngày càng đông đảo các nhà cung
cấp dịch vụ và với sự góp mặt của 4 hãng dịch vụ kế toán, kiểm toán hàng
đầu thế giới (Big Four) tại Việt Nam đã chứng tỏ việc phát triển loại hình dịch
vụ này ở Việt Nam là phù hợp với xu thế thế giới. Sự góp mặt này một mặt
cho thấy áp lực cạnh tranh giữa các chủ thể cung cấp dịch vụ sẽ ngày một lớn
nhưng mặt khác nó cũng tạo điều kiện cho các công ty Việt Nam học hỏi
thêm kinh nghiệm quốc tế. Ngoài ra, việc 7 công ty của Việt Nam được các
công ty quốc tế công nhận là thành viên đã khẳng định chất lượng dịch vụ, uy
tín, đạo đức nghề nghiệp mang tính “tự thân” của 7 công ty này nói riêng và
tiềm năng phát triển vững mạnh của các công ty Việt Nam nói chung. Qua
đây, chúng ta càng có thêm cơ sở để tin tưởng vào khả năng hội nhập của các
đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
3. Khách hàng của dịch vụ kế toán, kiểm toán:
3.1. Khách hàng của toàn ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán:
Quy định trước đây của Nhà nước về kiểm toán bắt buộc chỉ áp dụng
cho báo cáo tài chính của Tổng công ty Nhà nước, công ty tài chính và tổ
chức tín dụng, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Sau khi Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày

30/3/2004 về kiểm toán độc lập có hiệu lực, tại điều 10, khoản 2, đối tượng
kiểm toán bắt buộc được mở rộng ra gồm tất cả các DNNN và Báo cáo quyết
toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nhóm A. Tuy nhiên, cho đến ngày
04/05/2005, trong Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động thị trường dịch vụ
kế toán, kiểm toán Việt Nam năm 2004 của Bộ Tài chính thì đối tượng được
cung cấp dịch vụ kiểm toán chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và doanh nghiệp Nhà nước.
Bảng: số lượng khách hàng cơ cấu theo đối tượng khách hàng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
17
Số
lượng
KH
Tỉ lệ
%
Số
lượng
KH
Tỉ lệ
%
Số
lượng
KH
Tỉ lệ
%
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
4.302 66 5.640 60 6.491 45,6
2. Công ty TNHH, cổ phần, DN tư
nhân, HTX

1.354 6 2.198 10 3.031 21,3
3. Doanh nghiệp Nhà nước 1.940 18 2.653 20 3.482 24,5
4. Đơn vị hành chính sự nghiệp tổ
chức đoàn thể xã hội
738 1 686 1 786 5,5
5. Tổ chức dự án quốc tế 233 9 341 9 449 3,2
Tổng cộng 8.567 100 11.518 100 14.240 100
3.2. Khách hàng của 2 khối doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Khách hàng của doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ kế toán,
kiểm toán là khá đa dạng gồm: DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân, đơn vị hành chính sự
nghiệp, dự án quốc tế Trong khi đó, trước đây, pháp luật Việt Nam chỉ cho
phép các công ty kế toán, kiểm toán có vốn ĐTNN cung cấp dịch vụ cho các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các dự án quốc tế. Như vậy là có sự khác biệt
về đối tượng khách hàng của 2 khối doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian này, khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đã được phép cung cấp dịch vụ cho cả DNNN Việt Nam và các đối
tượng khác thì vẫn còn tồn tại sự khác biệt về việc lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ như các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ là của Việt
Nam, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài chọn nhà cung cấp là các công ty
nước ngoài.
Có thực trạng trên là do các công ty kế toán, kiểm toán của Việt Nam
có mức giá phí dịch vụ phải chăng, nắm vững các quy định pháp luật Việt
Nam nên các doanh nghiệp, tổ chức trong nước thường lựa chọn DNNN cung
18
cấp dịch vụ cho mình. Còn các công ty nước ngoài chưa thực sự tin tưởng vào
chất lượng của các công ty kế toán, kiểm toán Việt Nam hoặc do sự chỉ định
của công ty mẹ nên thường chọn nhà cung cấp dịch vụ là công ty có vốn đầu
tư nước ngoài.

Ngoài ra, có một thực tế phổ biến hiện nay là một doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thường đồng thời mời 2 đối tác
cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Cụ thể, một nhà cung cấp là công ty của
Việt Nam nhằm đảm bảo các quy tắc, chế độ tài chính của công ty đồng thời
tuân theo quy định của Việt Nam; nhà cung cấp còn lại là công ty có vốn
nước ngoài nhằm đảm bảo cho hoạt động, chế độ tài chính của công ty phải
tuân theo các quy định quốc tế. Đây cũng chính là thách thức thực tế đặt ra
cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam vì nó cho thấy đối tượng khách hàng
cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam không những chủ yếu là
đối tác Việt Nam mà còn chưa thực sự trở mở rộng sang các đối tác nước
ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc khách
hàng của dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp vẫn bó rất gọn
trong phạm vi nội bộ Việt Nam mà chưa vươn được ra thị trường khu vực và
thế giới.
4. Tình hình phát triển các loại hình dịch kế toán kiểm toán.
Trên thực tế dịch vụ kế toán, trước đây các công ty kế toán phổ biến là
thực hiện các dịch vụ như: dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ đào
tạo, dịch vụ tuyển dụng nguồn nhân lực còn các công ty kiểm toán ngoài các
dịch vụ cung cấp như các công ty về dịch vụ kế toán còn cung cấp các dịch vụ
khác như: kiểm toán báo cáo tài chính, tư vấn quản lý Trong thời gian qua
các công ty kiểm toán đã xuất hiện thêm 1 số loại hình dịch vụ mới như: Soát
xét, báo cáo tài chính, định giá, xác định giá trị doanh nghiệp; Tư vấn tái cơ
cấu doanh nghiệp; tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực; soát
sét quy trình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ; kiểm toán hoạt động
19
để đánh giá và đề xuất xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho từng
lĩnh vực và ngành nghề ở Việt Nam. Tư vấn về rủi ro kinh doanh và rủi ro đầu
tư; Tư vấn phục hồi và giải thể doanh nghiệp; Tư vấn đầu tư ra ngoài lãnh thổ
Việt Nam. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập đã quy định
rõ các loại hình dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán mới nhằm đa dạng hóa

các loại hình dịch vụ, như kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế, kiểm
toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán thông tin tài
chính, kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước,
dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ định giá tài sản, soát xét báo cáo tài
chính
Nghị định 105 cũng đã quy định rõ các trường hợp công ty kiểm toán
đã cung cấp dịch vụ kiểm toán thì không được cung cấp dịch vụ kế toán hoặc
tư vấn làm ảnh hưởng đến tính độc lập.
Cùng với sự phát triển về số lượng công ty và quy mô từng công ty các
dịch vụ do các công ty cung cấp đã không ngừng từng công ty được đa dạng
hóa thể hiện qua bảng số liệu sau:
20
Bảng: Tình hình doanh thu cơ cấu theo dịch vụ
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền
Tỉ lệ
%
Số tiền
Tỉ lệ
%
Số tiền
Tỉ lệ
%
Tổng doanh thu 484.358,241 100 622.255 100 88.662,12 100
1. Kiểm toán báo cáo tài chính 274.675,272 57 353.879 57 516.826,92 58,2
2. Kiểm toán quyết toán vốn đầu
tư hoàn thành
22882,151 5 32.782 5 45.083,18 5,1
3. Tư vấn tài chính, tư vấn thuế,

dịch vụ kế toán
102.664,242 23 146.976 24 213.239,3
7
24,0
4. Dịch vụ tư vấn nguồn nhân
lực, tư vấn quản lý, định giá tài
sản
69.508,960 11 71.701 12 91549,24 10,3
5. Dịch vụ bồi dưỡng tài chính,
kế toán, kiểm toán
468,063 0,7 4590 0,7 20620,23 2,3
6. Dịch vụ khác có liên quan 9941,553 3,3 12.327 1,3 12.356,35 1,0
- Trong các dịch vụ trên có thể thấy rất rõ rằng chiếm tỷ trọng lớn nhất
là kiểm toán báo cáo tài chính, vì các công ty có vốn đầu tư nước ngoài bắt
buộc phải kiểm toán, ngoài ra yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính của các
DNNN, chủ yếu là các tổng công ty đang tăng lên. Lưu ý, số liệu về kiểm
toán báo cáo tài chính do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán tổng hợp hàng năm
từ các báo cáo hoạt động của các công ty kế toán là tập hợp số liệu của kiểm
toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán
nội bộ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án và kiểm toán thông tin tài chính
trên cơ sở các thỏa thuận trước.
- Dịch vụ báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng khá
thấp. Loại hình dịch vụ này cần được triển khai rộng hơn nữa, cụ thể là cần có
quy định bắt buộc phải kiểm toán vì thực tế thất thoát vốn đầu tư XDCB đã
rất nghiêm trọng.
21
- Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, dịch vụ kế toán từ 2005 đến 2007 nói
chung tăng đều qua các năm (chiếm 1/4 tỷ trọng chung), có nghĩa nhu cầu của
nền kinh tế và khả năng đáp ứng cầu của các công ty dịch vụ về loại hình này
là khá ổn định.

- Đáng lưu ý là sự xuất hiện của loại hình dịch vụ tư vấn nguồn nhân
lực, tư vấn quản lý, định giá tài sản kể từ năm 2003 và ngay lập tức đã chiếm
tỷ lệ khá cao trong tỷ trọng chung. Những con số này thể hiện nỗ lực chung
của các cơ quan quản lý, của nhà cung cấp dịch vụ trong chủ trương đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán.
- Các dịch vụ còn lại chiếm tỷ trọng chưa cao do các khách hàng chưa
thực sự quan tâm tới, chính vì nhu cầu chưa nhiều đó mà nhiều công ty cung
cấp chưa chú ý phát triển chuyên sâu các loại hình dịch vụ.
5. Hoạt động kế toán, kiểm toán Việt Nam hội nhập với khu vực và
thế giới:
5.1. Với Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC - International Federation
Accountants):
Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) là thành viên thứ 130 của
“Liên đàon kế toán quốc tế” (IFAC), đây là tổ chức toàn cầu thành lập năm
1977, theo sự thỏa thuận của 63 tổ chức kế toán chuyên nghiệp của 49 quốc
gia. Mục đích trở thành thành viên của Việt Nam là thông qua IFAC, chúng ta
sẽ phát triển và tăng cường sự phối hợp nghiệp vụ kế toán, kiểm toán trên
phạm vi toàn thế giới. Cụ thể, VAA đã, đang và tiếp tục có những quyền lợi
sau:
* Học hỏi, trao đổi phương pháp giải quyết các vướng mắc về công
nghệ, chuyên môn và kỹ thuật kỹ năng, nghiệp vụ mà các tổ chức nghề
nghiệp kế toán ở quốc gia khác thực hiện.
* Tiếp cận với những định hướng có tính nền tảng, nhờ đó phát triển và
tăng cường hơn nữa hoạt động kế toán ở nước mình.
22
* Tham gia trực tiếp vào sự phát triển các chuẩn mực kế toán và định
hướng giúp các nhà chuyên môn có đủ khả năng phục vụ cộng đồng.
* Luôn luôn tuân theo xu hướng thể chế hóa quốc tế, đó là thể chế có
tác dụng trực tiếp hoạt động của các nhà kế toán chuyên nghiệp.
* Đảm bảo chắc chắn rằng chuyên môn và nghiệp vụ đang áp dụng

được thể hiện thích hợp khi xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực kế toán với Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB)
* Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức kế toán khác nhu và thu được
nhưng thông tin hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ kế toán.
5.2. Với Liên đoàn Kế toán các nước ASEAN (AFA-Asean Federation
Acoountants):
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) là thành viên thứ 7 của
AFA từ năm 1998. Trong 10 năm qua, VAA đã tham gia tích cực vào các
hoạt động của AFA, góp phần quan trọng vào sự phát triển nghề nghiệp trong
khu vực và nâng cao vị thế AFA trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong
nhiệm kỳ 2004-2005, VAA đảm nhận cương vị Chủ tịch liên đoàn AFA.
VAA đã tiến hành thành công nhiều hoạt động, đưa ra nhiều sáng kiến nghề
nghiệp trong sáng kiến xác đáng nhất mà chúng ta không thể không kể đến,
đó là Sáng kiến về hợp tác và huấn luyện giữa các nước thành viên ASEAN.
Đây là ý tưởng rất thiết thực trong nỗ lực tạo những bước đi ban đầu thực sự
vững chắc cho việc tạo lập một thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán thống
nhất toàn ASEAN và cũng chính là chủ đề Đại hội lần thứ 14 của AFA sẽ
được tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày, mùng 9-10/12/2005. Đại hộ này là cơ
hội để VAA khẳng định sự chuyên nghiệp của hiệp hội và học hỏi kinh
nghiệm của các tổ chức nghề nghiệp nước bạn nhằm tạo đà cho sự phát triển
thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
II. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
23
1. Những vấn đề còn tồn tại:
1.1. Quy mô thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán còn nhỏ, chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
• Tốc độ tăng trưởng của doanh thu dịch vụ các công ty kế toán, kiểm
toán tuy có tăng so với năm liền kề trước nó nhưng trên bình diện
chung, tốc độ tăng vẫn còn thấp, hầu như chưa vượt qua mức hơn
0.08% GDP/năm. Điều này cho thấy sự phát triển của dịch vụ kế toán,

kiểm toán Việt Nam chưa phát triển xứng tầm với sự tăng trưởng GDP
hàng năm.
• Doanh thu của các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước còn
thâp:
Hiện Việt Nam có khoảng 140 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,
kiểm toán, trong số đó các công ty kế toán, kiểm toán có 100% vốn nước
ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng chiếm đến 50% doanh thu toàn
ngành. Như vậy phần doanh thu lớn vẫn thuộc về các công ty có vốn nước
ngoài và một số công ty Việt Nam đã tham gia lâu năm trên thị trường
dịch vụ kế toán, kiểm toán nước nhà.
• Thiếu kế toán, kiểm toán viên hành nghề:
Một trong những thách thức mà các công ty dịch vụ kế tóan, kiểm toán
trong nước đang phải đối mặt là số lượng hạn chế về kế toán, kiểm toán
viên hành nghề. Riêng về đối tượng kế toán viên hành nghề, 2004 là năm
đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức thi cấp chứng chỉ và mới chỉ có 4 người đạt
được chứng chỉ hành nghề kế toán. Về kiểm toán viên hành nghề, hiện nay
cả nước đang có khoảng hơn 1000 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ
hành nghề trong đó có 200 kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế. Đây là
những con số rất khiêm tốn so với nhu cầu của thị trường khi mà các
doanh nghiệp cần dịch vụ kế toán, kiểm toán đang ngày một tăng.
24
1.2. Sự phân bố các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chưa đồng đều theo
khu vực, vùng, miền.
Hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán chủ yếu
tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng nơi tập trung đông các khu công nghiệp, khu chế xuất, các
doanh nghiệp. Và trong thời gian tới thì những thành phố như Bình
Dương, Đồng Nai, Hải Dương…đã và đang đạt mức tăng trưởng khá
mạnh về việc thu hút nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong nước tới xây
dựng mới, mở rộng quy mô các doanh nghiệp đang hoạt động. Xét về

khoảng cách địa lý thì những thành phố này không cách các thành phố lớn
bao xa, do vậy việc thuê các công ty kế toán, kiểm toán ở các thành phố
lớn tới cung cấp dịch vụ là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Vấn đề đặt ra ở đây là song song với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh
thì các công ty kế toán, kiểm toán của Việt Nam nên chú trọng tới đội ngũ
nhân viên tại chi nhánh, chất lượng dịch vụ được chi nhánh cung cấp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán vừa và nhỏ nên có kế hoạch
tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp tại các địa phương tỉnh
thành làm mục tiêu có tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của
mình.
1.3. Khả năng đảm bảo an toàn cho khách hàng của các doanh nghiệp
kế toán, kiểm toán Việt Nam còn hạn chế.
• Các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam chưa thực hiện
mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
Hiện nay vẫn chưa có doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nào của Việt Nam
thực hiện mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Thực
tế tại Việt Nam, chưa có doanh nghiệp bảo hiểm nào cung cấp loại hình
này, nếu muốn thì các công ty kế toán, kiểm toán của ta phải mua bảo
hiểm tại các hang bảo hiểm nước ngoài. Tuy nhiên mức phí bảo hiểm là
25

×