Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sự hình thành và phát triển của các vương quốc cổ champa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.77 KB, 3 trang )

Sự hình thành và phát triển của các vương quốc cổ Champa
Trên dải đồng bằng ven biển miền Trung, các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy trong một số di chỉ dấu vết của một nền văn hóa vật chất đặc trưng gọi
chung là văn hóa Sa Huỳnh . Văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa thuộc giai đoạn
Sơ kỳ đồ sắt của cư dân nông nghiệp ở ven biển miền Trung và miền Nam, có
niên đại từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến đầu Công nguyên. Gần đây
khảo cổ học đã chứng minh văn hóa Bàu Tró (Quảng Bình) thuộc giai đoạn
Hậu kỳ đá mới là tiền thân của văn hóa Sa Huỳnh. Từ Phùng Nguyên đến
Đông Sơn ở miền Bắc, từ Bàu Tró đến Sa Huỳnh ở miền Trung và miền Nam
là những tuyến văn hóa có cùng nguồn gốc xa xưa và phát triển song song
với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo nên nhiều nét gần gũi, tương
đồng. Với trình độ Sa Huỳnh, nhóm cư dân này đã bước vào thời kỳ hình
thành xã hội có giai cấp và Nhà nước.
Văn hóa Champa có nguồn gốc từ văn hóa Sa Huỳnh nhưng trên bước
đường phát triển đã chịu ảnh hưởng nhiều mặt và rất sâu sắc nền văn hóa
Ấn Độ. Khi mới lập nước, quý tộc Chăm đã tiếp thu và sử dụng ngay hệ thống
thần quyền của Ấn Độ để xây dựng hệ thống thần quyền cho vương quyền
mình. Người Chăm xưa tôn thờ các thần sơ khai của người Ấn, đứng đầu là
Inđra, vị thần chủ của các thần. Họ cũng sùng bái các thần Ấn giáo như là bộ
ba Bơrama, Visnu, Si va, và tiếp thu cả đạo Phật thuộc phái Đại thừa. Về chữ
viết, chữ Phạn (sanskrit) - một văn tự cổ của Ấn Độ cũng được tiếp thu cải
biến thành chữ Chăm và được sử dụng rất sớm ở Champa (đặc biệt là giai
đoạn từ thế kỷ II- VIII). Triều đình Champa đã lấy các từ Ấn Độ thậm chí các
địa danh Ấn Độ để đặt tên nước, tên châu, tỉnh và kinh đô của mình như
Champa, Amaravati (vùng bắc Champa), Sinhapura, Inđrapura, Vigiaya
Các công thức văn bia chữ Phạn, các điển tích tôn giáo và văn học Ấn Độ
cũng được các vua chúa, các học giả Champa lĩnh hội và sử dụng rất rộng
rãi. Người Chăm còn tiếp thu và sử dụng lịch Ấn Độ trong sản xuất và đời
sống. Đó là hệ thống lịch saka, áp dụng ở miền Bắc Ấn Độ từ ngày 3 tháng 3
năm 78 và được phổ biến sang nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có
Champa. Người ta cũng tính thời gian theo chu kỳ 12 năm, mỗi năm 12


tháng và cũng lấy các con thú làm biểu tượng cho mỗi chu kỳ (giống như lịch
can chi của Trung Quốc). Đây cũng là hệ thống âm lịch, nên người ta dựa vào
tuần trăng để chia một tháng ra 2 tuần và mỗi tuần có 7 ngày. Các công
trình xây dựng đền tháp, nghệ thuật kiến trúc, môtíp kiến trúc của Champa
cũng đều học tập của Ấn Độ. Mỹ Sơn (Quảng Nam) là khu di tích Chăm nổi
tiếng gồm gần 70 đền tháp xây dựng vào nửa sau thiên niên kỷ I, đã được
công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Tuy vậy, không phải văn hóa Ấn Độ đã mang vào Champa một cách
nguyên vẹn, rập khuôn, mà trong thực tế tất cả những hình thức văn hóa đó
đều đã được gia giảm và thể hiện theo kiểu Champa. Nếu nghiên cứu kỹ, ta
vẫn có thể nhận thấy tháp đền Champa có những dáng vẻ riêng. Nghệ thuật
kiến trúc và tạc tượng thế kỷ VII - X rất sinh động và độc đáo. Chữ viết mặc
dù vay mượn từ chữ Phạn nhưng người Chăm lại sáng tạo thành chữ Chăm
cổ. Trong vương quốc Champa, âm nhạc, ca múa đặc biệt phát triển. Người
Chăm đã giữ rất lâu bền một số phong tục cổ truyền như ăn trầu, nhuộm
răng đen, coi trọng phụ nữ, tục thờ cúng tổ tiên, tục hỏa thiêu người chết và
chôn tro xương trong các mộ vò.
Trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc sinh sống là bộ lạc Cau
(vùng từ Phú Yên đến Phan Thiết) và bộ lạc Dừa (vùng từ Quảng Nam đến
Bình Định). Vào khoảng đầu Công nguyên, từ hai bộ lạc Cau và Dừa, vương
quốc cổ Champa đã ra đời và phát triển. Lúc đầu, bộ lạc Cau đã thành lập
một tiểu quốc riêng của mình ở khu vực phía nam đèo Cù Mông, gọi là tiểu
quốc miền Nam, sau có tên là Panđuranga. Tiểu quốc này phát triển độc lập
qua nhiều thế kỷ và ngày càng có nhiều quan hệ chặt chẽ với các tiểu quốc
lân cận. Ở khu vực bộ lạc Dừa, vào cuối thế kỷ II, nhân lúc Trung Quốc loạn
lạc, dân Tượng Lâm nổi dậy đánh phá châu thành, giết chết Thứ sử Chu Phù
(năm 190), khiến cho trong nhiều năm Trung Quốc không thể lập nổi quan
cai trị ở đây. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Khu Liên được tôn lên làm
vua và lập ra nước Lâm ấp.
Về lịch sử của vương quốc Champa giai đoạn từ khi mới thành lập đến

thế kỷ X, trên đại thể, có 3 vương triều kế tiếp nhau:
- Vương triều Gangaragia (cuối thế kỷ II- đầu thế kỷ VIII) đặt kinh đô ở Trà
Kiệu (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam).
- Vương triều Panđuranga (giữa thế kỷ VIII- giữa thế kỷ IX), kinh đô thường
đặt chủ yếu tại Phan Rang (Ninh Thuận), nhưng Nha Trang (Khánh Hoà) là
nơi thờ cúng chính.
- Vương triều Đồng Dương ( Inđrapura ), giữa thế kỷ IX- cuối thế kỷ X, đặt
kinh đô ở làng Đồng Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam).
Vương quốc cổ Champa nằm trên khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ là
vùng có nhiều sản vật, khí hậu thuận lợi cho cây cối và các loài động vật
sinh sôi nảy nở. Người dân ở đây lấy sản xuất nông nghiệp là nghề chủ yếu.
Lúa tuy không nhiều, nhưng bù vào đó là rất nhiều loại rau quả và hoa màu.
Vương quốc Champa là vùng có nhiều lâm sản và khoáng sản nổi tiếng như
gỗ trầm hương (kỳ nam hương), vàng, bạc, đá quý. Sản xuất thủ công
nghiệp khá phát triển, trong đó nổi bật nhất là các nghề dệt, nghề chế tạo
đồ đựng, nghề làm đồ trang sức và vũ khí bằng kim loại. nghề đóng gạch và
xây dựng. Ngoài ra, nghề đóng thuyền và đi biển cũng phát triển mạnh. Đặc
biệt, kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm đạt tới trình độ rất cao.
Xã hội người Chăm ở vương quốc Champa cổ là xã hội của cư dân sản xuất
nông nghiệp và quan hệ chủ yếu trong xã hội cũng là những quan hệ về
ruộng đất, về chế độ sớ hữu và các hình thức sử dụng ruộng đất đó. Vua là
nhân vật chuyên chế, có uy quyền tuyệt đối, nhưng chưa thấy sự xuất hiện
các lãnh địa riêng của nhà vua, cũng hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu nào
chứng tỏ các quý tộc và quan lại có lãnh địa riêng hay có ruộng đất riêng.
Một khi không thấy có sở hữu ruộng đất lớn của vua và quý tộc - quan lại thì
ta có thể nghĩ rằng hầu hết ruộng đất đều do người nông dân giữ và canh
tác. Ruộng đất ở đây vẫn được coi là ruộng đất chung của công xã. Người
nông dân vẫn sống theo từng làng (tức công xã) và có thể làng đã giao
ruộng đất cho từng gia đình nông dân công xã canh tác. Công xã là nơi duy
trì các mối quan hệ cộng đồng và thân tộc trong đời sống kinh tế và tinh

thần. Quá trình phân hóa và phát triển của xã hội diễn ra tương đối chậm.
Xã hội Champa cổ đã sớm hình thành tầng lớp nô lệ. Nô lệ phục vụ trong các
gia đình quý tộc và đền miếu, trong những công việc và phạm vi mà người ta
không thể cưỡng bức lao động của nông dân công xã. Nô lệ đã trở thành một
thành phần không thể thiếu của cơ chế xã hội Champa cổ. Như vậy, xã hội
Champa mang những đặc trưng cơ bản của khu vực Đông Nam Á.
Trong tình hình kinh tế và sự phân hóa xã hội như thế, vương quốc cổ
Champa tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ dưới một bộ máy chính
quyền không ngừng được củng cố với ý thức thâu tóm chặt chẽ toàn bộ lãnh
thổ và quyền chuyên chế của vua đã được tăng cường đến mức cực đoan.
Giúp việc cho vua có cả một bộ máy gồm các quan ở trung ương và địa
phương. Vương quốc Champa cổ chú trọng xây dựng và phát triển quân đội
làm hậu thuẫn cho chính quyền. Quân đội Champa đông tới 4-5 vạn người,
được cấp lương bằng hiện vật như quần áo, thóc gạo Ngoài bộ binh, họ còn
có kỵ binh, tượng binh và thủy binh với lực lượng mạnh.
Mấy nét về văn hóa Óc Eo và vương quốc cổ Phù Nam

×