Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

marketing căn bản tình huống thứ 5 shiseido – xét lại tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.6 KB, 13 trang )

BỘ GD - ĐT
TRƯỜNG ĐH HOA SEN
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA HỌC

MARKETING CĂN BẢN

ĐỀ TÀI: Tình huống 5: SHISEIDO – XÉT LẠI TƯƠNG LAI
GVHD: NGUYỄN TẤN DŨNG
TÊN SINH VIÊN:
Nguyễn Hồng Quốc Vũ
Tơ Kim Thủy

091718

Nguyễn Thị Sang Sang

091699

Lê Mỹ Hà
9330

091743

093341009

TTrần Thị Kim Phụng

091689

Phan Thị Ngọc Trâm


091092

Submission date: 8/11/2010.............................................................................


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

Mục lục
Giới thiệu về Shiseido:..........................................................................................................3
Câu 1: ....................................................................................................................................4
Các đặc tính văn hóa, xã hội, bản thân và tâm lý của người tiêu thụ ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ
phẩm của họ ra sao?................................................................................................................................4
Các yếu tố này ảnh hưởng ra sao đến cách giới lãnh đạo các cơng ty mỹ phẩm nhìn về người tiêu thụ?
.................................................................................................................................................................6
Những yếu tố này đang có sự thay đổi ...................................................................................................6

Câu 2: Ai có liên quan đến quyết định mua mỹ phẩm của người tiêu thụ và mỗi người
tham gia đóng vai trị gì? ......................................................................................................7
Câu 3: Những loại hành vi quyết định mua nào có liên quan đến việc mua mỹ phẩm?......8
Câu 4: Hãy mơ tả tiến trình quyết định mua đối với mỹ phẩm............................................9
Câu 5: Bạn sẽ khuyên Shiseido ra sao khi cơng ty đang tìm cách làm tăng doanh số của
mình tại thị trường mỹ.........................................................................................................10
THAM KHẢO.....................................................................................................................12

2


ĐH HOA SEN


MARKETING CĂN BẢN

Giới thiệu về Shiseido:
Shiseido là một trong số ít thương hiệu khơng thuộc
lĩnh vực cơng nghệ có xuất xứ từ Nhật Bản đã ghi tên
mình vào ngành thời trang, chăm sóc sắc đẹp và mỹ
phẩm tồn cầu.
Shiseido được Arinobu Fukuhara thành lập năm
1872, là công ty dược phẩm đầu tiên ở Nhật Bản
được xây dựng theo phong cách châu Âu, đóng tại
quận Gizna ‒ trung tâm thời trang và văn hóa của
Nhật Bản. Shiseido khởi nghiệp là một công ty dược phẩm, ở thời điểm mà các loại dược
phẩm thảo mộc là mặt hàng bán rất chạy. Nhưng rất nhanh chóng, nó đã phát triển vượt
lên trên mơ hình kinh doanh ban đầu khi pha chế thành công công của phương Tây.
Shiseido cũng xác định các đặc tính thương hiệu cho mọi sản phẩm của mình và hướng
vào việc định vị chúng tới những phân khúc khách hàng khác nhau. Shiseido đã dựa trên
năm điểm then chốt để xây dựng thương hiệu, đó là:
− Sự sáng tạo và đổi mới trong tất cả các sản phẩm được đưa ra thị trường.
− Sự kết hợp độc đáo giữa bí quyết làm đẹp phương Đơng và độ nhạy cảm với các
giá trị hiện đại phương Tây.
− Áp dụng công thức đã qua thử nghiệm lâm sàng để tạo ra những sản phẩm phù
hợp chăm sóc da và sắc đẹp.
− Việc thường xuyên phân tích các xu
hướng của thị trường sẽ tạo ra khả năng
thích ứng với các thị trường khác nhau.
− Chiến lược phân phối rộng khắp
Shiseido có ba kênh phân phối chính:
3



ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

− Phòng trưng bày sản phẩm cao cấp, có nhân viên tư vấn cho khách hàng.
− Văn phòng đại diện (chi nhánh): bán các sản phẩm cao cấp và trung cấp, có nhân
viên tư vấn cho khách hàng.
− Đại lý bán hàng: cung cấp các sản phẩm từ trung cấp đến đại chúng, do các chủ
cửa hàng mỹ phẩm làm chủ (khơng có nhân viên bán hàng chuyên nghiệp).
Shiseido hiện đã có mặt trên 84 nước trên thế giới.
Năm 2009, Shiseido đứng thứ 7 trong top 20 cơng ty mỹ phẩm tồn cầu với doanh thu
6.9 triệu đơ la mỹ.
Câu 1:
Các đặc tính văn hóa, xã hội, bản thân và tâm lý của người tiêu thụ ảnh hưởng đến
hành vi mua mỹ phẩm của họ ra sao?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm của người tiêu dùng. Những yếu tố
này bao gồm cả những yếu tố có tính bao qt như văn hóa và xã hội cũng như những
yếu tố riêng của cá nhân như đăc điểm cá nhân và tâm lý.
Văn hóa, xã hội là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi mua mỹ phẩm của
một người. Những yếu tố văn hóa đó có thể là: xã hội họ đề cao tính tập thể hay cá nhân,
họ đề cao hình thức bên ngồi hay chất lượng bên trong, …
Những đặc điểm riêng của từng cá nhân như tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối
sống; cũng như các yếu tố tâm lý của con người được thể hiện qua động lực, nhận thức,
kinh nghiệm, thái độ và đức tin góp phần vào việc người đó có mua hay khơng mua mỹ
phẩm.
Ta có thể thấy rõ hơn trong trường hợp khi người Nhật mua mỹ phẩm Shiseido:
Về văn hóa, xã hội
Người Nhật đề cao tính tập thể. Họ thích làm việc theo nhóm hơn là cá nhân, thường
nghe theo ý kiến của mọi người hơn là của bản thân mình. Vì vậy, khi mua một loại sản

4


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

phẩm nào đó, mà ở đây là mỹ phẩm, họ thường dựa theo những ý kiến từ những nhóm
tham khảo như: bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, … hay gia đình. Khi lựa chọn 1 loại mỹ
phẩm nào đó, họ sẽ tham khảo ý kiến từ những người thân bên cạnh mình, những người
đồng nghiệp làm cùng mơi trường với mình. Những ý kiến này ảnh hưởng rất nhiều tới
quyết định mua hàng của người Nhật hơn là các ý kiến hay thơng tin họ tìm thấy trên
Internet, sách báo, tivi, radio,…
Người Nhật là những người rất trung thành. Điều đó chứng tỏ, nếu người Nhật đã mua 1
loại mỹ phẩm nào, họ sẽ mua nó vào những lần sau. Họ cũng là những người luôn quan
tâm đến việc giữ chữ tín, lời hứa và danh dự. Vì vậy, nếu mỹ phẩm họ mua khơng tốt như
những kết ban đầu của cơng ty thì họ sẽ khơng mua sản phẩm đó nữa cũng như ý kiến
khơng tốt về sản phẩm đó của họ sẽ ảnh hưởng đến những người khác.
Người Nhật đánh giá cao chất lượng bên trong của sản phẩm. Giữa hai sản phẩm có chất
lượng tốt và hình thức khá và một sản phẩm có chất lượng khá và hình thức đẹp thì họ sẽ
chọn mua sản phẩm thứ 2. Đặc biệt, mỹ phẩm là những sản phẩm sử dụng trực tiếp lên cơ
thể người nên người Nhật càng tránh dùng những sản phẩm kém chất lượng, có phản ứng
phụ.
Về các yếu tố cá nhân, tâm lý:
Người Nhật có mức sống cao, cùng với việc phải hịa nhập vào mơi trường làm việc, mơi
trường tập thể, họ có nhu cầu thể hiện mình, khẳng định mình, mong muốn nhanh chóng
trở thành thành viên của một nhóm nào đó khiến họ sẽ dùng mỹ phẩm, đặc biệt là những
mỹ phẩm các thành viên trong nhóm đó dùng, để nhanh chóng trở thành thành viên của
nhóm người đó.
Tâm lý của người Nhật, đặc biệt là phụ nữ nhật thì theo cuốn sách, The cult of the luxury

brand: Inside Asia’s love affair with luxury (London: Nicholas Brealey, 2006), Chadha
và Husband giải thích rằng phụ nữ Nhật bị phân biệt đối xử tại công sở, nơi họ chỉ có một
cơ hội nhỏ để thăng tiến trên mức nhân viên văn phòng. Ở nhà, họ phải phục tùng chồng
con, cịn ở nơi cơng sở, họ phải phục tùng sếp. Và kết quả là phụ nữ ít được kính trọng
5


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

hơn so với nam giới. Vì thế, đối với họ, việc mua sắm các sản phẩm cao cấp trở thành thứ
xác nhận sự hiện diện cũng như quyền lực tạm thời của họ. Và việc mua mỹ phẩm cũng
không phải là một điều ngoại lệ. Phụ nữ Nhật sẵn sàng chi những khoản tiền lớn để vẻ
ngồi của mình đẹp hơn.
Các yếu tố này ảnh hưởng ra sao đến cách giới lãnh đạo các công ty mỹ phẩm nhìn
về người tiêu thụ?
Những yếu tố trên khiến cho các nhà lãnh đạo có cái nhìn khái qt về “gu” dùng hàng
mỹ phẩm của người tiêu dùng, từ đó giúp họ triển khai những chiến lược tiếp thị tốt hơn
và cải thiện được các nhược điểm của thương hiệu mình.
Quay lại phân tích ở trên về người Nhật khi mua sản phẩm.
Khi các công ty mỹ phẩm nhận biết được tính tập thể trong cách sống của người Nhật, họ
sẽ sử dụng đến những phương pháp tiếp thị nhằm nâng cao hình ảnh, chất lượng sản
phẩm của họ trong tập thể mọi người. Họ sẽ mở những chiến lược marketing bằng
phương thức truyền miệng hay buzz marketing để tạo lòng tin cho người tiêu dùng một
cách tự nhiên.
Sử dụng những đại sứ mỹ phẩm có sức ảnh hưởng đối với người tiêu dung như Châu Huệ
Mẫn, Angelina Jolie, Huỳnh Dịch, … để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Vì người Nhật rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm nên các dòng sản phẩm của
Shiseido thường chiết xuất từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường như: bộ dầu gội đầu

Tsubaki với thành phần được chiết xuất từ tinh dầu hoa trà đỏ, một loại hoa được yêu
chuộng tại Nhật Bản với vẻ đẹp thanh nhã. Dòng sản phẩm collagen chiết suất từ tảo biển
cũng là một ví dụ.
Những yếu tố này đang có sự thay đổi
Những biến động về kinh tế, xã hội và đặc biệt sự tồn cầu hóa trong những năm gần đây
tác động rất lớn đến người tiêu dùng.

6


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

Nhật Bản là một ví dụ. Khủng hoảng kinh tế năm 2007 ảnh hưởng nghiêm trọng đến
Nhật Bản. Chính phủ Nhật tuyên bố nền kinh tế nước này thụt lùi với tốc độ nhanh nhất
trong 35 năm vào q IV (12,7%) và khơng hề có dấu hiệu về phục hồi nhanh chóng.
Con số này cao gấp ba lần so với mức 3,8% tại Mỹ cùng quý. Hậu quả nặng nè của cuộc
khủng hoảng kinh tế làm xáo động các yếu tố cá nhân của người mua mỹ phẩm như nghề
nghiệp, điều kiện kinh tế; các yếu tố tâm lý như động lực, thái độ, nhận thức, … Điều đó
ảnh hưởng đến sức mua sắm của người Nhật, họ tiết kiệm hơn trong các khoản chi. Nhu
cầu của họ khi thất nghiệp, khơng có nhà là thỏa mãn các nhu cầu sinh lý. Những nhu cầu
như được bảo vệ, được tơn trọng, được tự khẳng định mình sẽ giảm thiểu.
Tình trạng dân số già xảy ra ở Nhật hay ở Mỹ, thế hệ thời bùng nổ dân số cũng đang già
hóa khiến các cơng ty mỹ phẩm phải cân nhắc chiến lược tiếp cận đối tượng một cách
thích hợp hơn, phải cân nhắc đến việc đầu tư nghiên cứu phát triển cho những dòng sản
phẩm mới phục vụ người cao tuổi, phải cân nhắc đến việc đầu tư ở những thị trường trẻ ở
những nước đang phát triển.
Sự tồn cầu hóa mang đến cho bất cứ người tiêu dùng nào cũng có cơ hội tiếp cận với các
loại mỹ phẩm trên khắp thế giới. Mạng vi tính cũng góp phần đưa những thơng tin của

nhà sản xuất đến người tiêu dùng nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người
tiêu dùng về mỹ phẩm đang ngày càng tăng như một nhà chấp hành trong quảng cáo đã
nhận xét:”Người tiêu thụ trong thập niên 90 khôn khơng thua bất cứ người tiêu thụ nào
bạn có thể biết được. Cô ta đọc nhãn hiệu, cô ta hiểu tác dụng của các thành phần, cô ta
muốn sản phẩm phải có cơng dụng đúng như vậy”. Vì vậy, các công ty mỹ phẩm hiện tại
không thể chỉ bán mỹ phẩm thông thường mà phải mang lại những giá trị cộng thêm cho
người tiêu dùng sản phẩm.
Câu 2: Ai có liên quan đến quyết định mua mỹ phẩm của người tiêu thụ và mỗi
người tham gia đóng vai trị gì?
Gia đình: những thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc
quyết định mua mỹ phẩm của người tiêu dùng. Người thân sẽ đưa ra những lời khuyên,
7


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

kinh nghiệm đáng tin cậy để nhờ đó mà người tiêu dùng mỹ phẩm có thể dựa vào mà đưa
ra quyết định của mình.
Bạn bè, đồng nghiệp: là những người mà bạn phải quan tâm đến đầu tiên khi bạn mua
một loại mỹ phẩm nào đó. Liệu loại mỹ phẩm sẽ mua có giúp bạn tự tin khi đứng trước
bạn bè và đồng nghiệp của mình? Họ sẽ đánh giá như thế nào khi bạn sử dụng mỹ phẩm
đó? Chính vì thế, mà việc quyết định mua mỹ phẩm của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi tác nhân
này.
Những người tiếp thị: họ sẽ tác động đến người tiêu dùng thơng qua các hình thức quảng
cáo, giới thiệu sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền trông.
Câu 3: Những loại hành vi quyết định mua nào có liên quan đến việc mua mỹ
phẩm?
Những loại hành vi quyết định mua có liên quan đến việc mua mỹ phẩm:

Hành vi mua mang tính phức tạp (Complex buying behavior): vì đây là việc mua sản
phẩm làm đẹp, cụ thể là các sản phẩm săn sóc da và trang điểm nên người tiêu dùng
thường phải cân nhắc kĩ trước khi chọn mua. Do trên thị trường hiện nay có rất nhiều
thương hiệu mỹ phẩm khác nhau nên việc lựa chọn cho mình một thương hiệu phù hợp
khơng phải là dễ. Người tiêu dùng hàng mỹ phẩm sẽ có xu hướng lựa chọn những sản
phẩm đắt tiền (do tin rằng giá cao sẽ đi kèm với chất lượng cao) và những sản phẩm có
bao bì bắt mắt (sang trọng, đẹp, tao nhã…). Đối với loại hành vi này, người tiêu dùng
thường có những hiểu biết khá chi tiết về sự khác biệt giữa các nhãn hàng song song với
nhu cầu mua của họ.
Hành vi mua giảm thiểu rắc rối (Dissonance - Reducing Buying Behavior): Một vài
người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm mỹ phẩm đắt tiền do được người quen giới thiệu
hoặc vì cảm thấy an tồn hơn, do sản phẩm đó đã được nhiều người dùng qua kiểm định
hoặc do cảm giác rằng sản phẩm đắt tiền sẽ mang lại hiệu quả cao.

8


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

Hành vi mua theo thói quen (Habitual Buying Behavior): nhiều khách hàng chọn mua mỹ
phẩm theo thói quen, như chọn một loại kem dưỡng da mà mình đã dùng từ lâu và thấy
có hiệu quả hơn là chọn mua từ những nhãn hàng khác nhau để so sánh sự khác biệt.
Câu 4: Hãy mô tả tiến trình quyết định mua đối với mỹ phẩm.
Tiến trình quyết định mua đối với mặt hàng mỹ phẩm:
Nhận biết nhu cầu → Tìm kiếm thơng tin → Đánh giá các lựa chọn →
Quyết định mua → Hành vi sau khi mua
Công đoạn Nhận biết nhu cầu (Need recognition): Đối với mặt hàng mỹ phẩm, người
mua thường có các nhu cầu như mua để cho, tặng bạn bè, người thân, mua để dùng cho

cá nhân… Cũng cần nhận biết nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, như các khách
hàng tuổi teen thường có nhu cầu về các sản phẩm trang điểm, các khách hàng trung niên
có nhu cầu về các sản phẩm dưỡng da chống lão hóa, các khách hàng trẻ thường muốn
chọn những sản phẩm trang điểm và dưỡng da…
Cơng đoạn Tìm kiếm thơng tin (Information Search): Khơng phải khách hàng nào cũng
bỏ nhiều cơng sức để tìm hiểu kĩ về sản phẩm mà mình muốn mua. Một vài người thường
chọn mua mỹ phẩm theo lời khuyên hay lời giới thiệu từ bạn bè, người thân, hàng xóm…
Một vài người tiêu dùng kĩ tính hơn thì tham khảo từ các nguồn như quảng cáo, báo, tạp
chí, các website, thậm chí từ các chuyên gia tư vấn về mỹ phẩm... Các nguồn thơng tin
cịn có thể đến từ các catalogue, mẫu sản phẩm dùng thử, các chương trình tư vấn và
chăm sóc sắc đẹp miễn phí…
Cơng đoạn Đánh giá các lựa chọn (Evaluation of Alternatives): Vì phần lớn người mua
mỹ phẩm là các chị em phụ nữ nên công đoạn này thường rất được coi trọng. Sau khi tìm
kiếm thơng tin về sản phẩm mình cần mua, các khách hàng thường dành thêm thời gian
để lựa chọn cho mình dịng sản phẩm từ một thương hiệu phù hợp nhất. Họ có thể đưa ra
đánh giá từ các kinh nghiệm mua hàng của bản thân, từ các thông tin trên phương tiện
truyền thơng đại chúng (tạp chí, quảng cáo, truyền hình…), thông tin từ các nhân viên
tiếp thị, nhân viên bán hàng… Từ đó, họ sẽ có cái nhìn khái qt về sản phẩm mà mình
9


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

cần nhắm đến, thương hiệu nào là đáng tin cậy và có thể lập ra các so sánh về giá cả, các
ưu khuyết điểm, đặc tính và lợi ích giữa các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau.
Bên cạnh đó, họ cũng có thể tham khảo ý kiến từ những người tiêu dùng đã từng xài qua
các nhãn hiệu đó, v.v…
Cơng đoạn Quyết định mua (Purchase Decision): Sau công đoạn đánh giá, người tiêu

dùng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng: mua hay không mua và nếu mua thì mua sản phẩm
nào. Cơng đoạn này cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ đánh giá của những người xung
quanh. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng sẽ chọn mua mặt hàng nào phù hợp với túi
tiền, với thu nhập của mình và những lợi ích mà sản phẩm đó mang lại cũng như những
chương trình hậu mãi (đối với các mặt hàng nhất định như các sản phẩm trang điểm, các
sản phẩm trị mụn cao cấp…).
Công đoạn Hành vi sau khi mua (Postpurchase Behavior): Đây là công đoạn quyết định
đối với người mua xem có nên gắn bó lâu dài với thương hiệu mà mình đã chọn hay
khơng. Trong q trình sử dụng, một vài sự cố có thể xảy ra địi hỏi các cơng ty mỹ phẩm
phải có các chương trình hậu mãi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng song song với các
chương trình cung cấp thông tin và hỗ trợ cho khách hàng. Bên cạnh việc mua hàng,
khách hàng thường rất quan tâm đến các chương trình hậu mãi, khuyến mãi. Điển hình
như các chương trình trang điểm miễn phí khi mua các sản phẩm trang điểm, chương
trình săn sóc da khi mua các sản phẩm dưỡng da. Và nếu như có bất kì sự cố khơng hay
nào xảy ra, họ cũng mong nhận được các phản hồi tốt từ phía cơng ty hay nhà phân phối.
Câu 5: Bạn sẽ khuyên Shiseido ra sao khi cơng ty đang tìm cách làm tăng doanh số
của mình tại thị trường mỹ.
Người Mỹ ln có quan niệm rằng “Hãy là chính mình” và rất đề cao tính cá nhân. Họ
ln muốn thể hiện mình là ai và khơng muốn mình giống với những người xung quanh.
Và vẻ bề ngoài được xem là một yếu tố để giúp họ tự tin là chính mình hơn. Do vậy,
Shiseido nên tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm của mình để giúp người Mỹ có thêm
nhiều lựa chọn trong việc tìm một loại mỹ phẩm thích hợp để thể hiện phong cách của họ.
10


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

Bằng cách này, người Mỹ sẽ chú ý nhiều hơn vào Shiseido như một công ty ln có

những sản phẩm phù hợp vói họ.
Trong bài có trích “… sự già đi của thế hệ thời bùng nổ dân số đang đẩy thị trường mỹ
phẩm tại Mỹ bước vào cơn náo loạn. Liệu những khách hàng tiêu thụ lớn tuổi này vẫn
còn muốn dúng thứ mỹ phẩm y như thứ các người mẫu tuổi 20 đang quảng cáo không?”.
Điều này cho thấy cơ cấu dân số của Mỹ đang già đi. Chính vì thế Shiseido nên tập trung
phát triển các loại phẩm thích hợp vói những người lớn tuổi như bảo vệ da, làm mờ các
vết nhăn…
Theo thống kê rõ ràng nhất về tỷ lệ giới tính ở Mỹ vào tháng 3 năm 2002, thì nam giới
chiếm hơn 50% tổng dân số ở Mỹ. Và trong những năm gần đây, việc làm đẹp khơng cịn
danh riêng cho nữ giới nữa. Nhiều người nam giới có xu hướng dần chú trọng vẻ bề
ngoài của minh hơn, quan niệm ăn mặc tươm tất chỉnh tề bây giờ đã lạc hậu. Họ bắt đầu
muốn mình thêm sức quyến rũ và hấp dẫn bằng việc sử dụng mỹ phẩm. Bằng chứng là
trong thực tế chúng ta thấy trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại mỹ phẩm như:
nước hoa, dầu gội… dành cho nam giới. Vì thế Shiseido nên có thêm nhiều nghiên cứu
và tìm hiểu về nhưng khách hàng tiềm năng này. Điều này sẽ giúp cho công ty có thêm
nhiều khách hàng.
Theo một chun gia phân tích: người Mỹ xem các sản phẩm Nhật tiên tiến về mặt kỹ
thuật và đáng tin cậy nhưng thiếu hồn. Người Nhật có một hình ảnh mang tính high-tech
(kỹ thuật cao) hơn là high-chic (cao sang), một điều tốt cho đầu máy chứ chẳng phải cho
mỹ phẩm. Vì thế, Shisheido nên chú trọng hình ảnh qua các mẫu quảng cáo, poster, xây
dựng một hình ảnh đẹp, sang trọng, thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng Mỹ.

11


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

THAM KHẢO

Chadha, R. and Husband, P. (2006) trong The cult of the luxury brand: Inside Asia’s love
affair with luxury tham khảo ngày 5/11/2010 từ
/>id=4os0UbTuFngC&pg=PP1&dq=The+cult+of+the+luxury+brand:+Inside+Asia
%E2%80%99s+love+affair+with+luxury+(London:+Nicholas+Brealey,
+2006)&hl=vi&ei=nYLWTPROZDWvQPxl_yXCQ&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=1&ved=0CC
kQ6AEwAA#v=onepage&q=The%20cult%20of%20the%20luxury%20brand%3A
%20Inside%20Asia%E2%80%99s%20love%20affair%20with%20luxury
%20(London%3A%20Nicholas%20Brealey%2C%202006)&f=false
Characteristics of Japanese (7/2010), tham khảo ngày 4/11/2010 từ
/>Mai, H (3/11/2003). Phong cách người Mỹ, tham khảo ngày 2/11/2010 từ
/>Phái nam cũng làm đẹp (05/06/2008), tham khảo ngày 2/11/2010 từ
/>Spraggins, R.S (3,2003). Women and men in United State: March 2002, tham khảo ngày
2/11/2010 từ />Shiseido – Gã khổng lồ ngành mỹ phẩm châu Á (2009), tham khảo ngày 4/11/2010 từ
/>Thành công của các nhãn hàng cao cấp tại Nhật Bản và tương lai bất định của nó
(6/2011), tham khảo ngày 4/11/2011 từ />cid=4,4&txtid=3288
Top 20 global beauty companies (2009), tham khảo ngày 4/11/2010 từ
/>
12


ĐH HOA SEN

MARKETING CĂN BẢN

13



×