Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

quần thể người và đặc điểm tự nhiên và xã hội trong sự phát triển bền vững của hệ sinh thái nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.72 KB, 22 trang )

Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
MỤC LỤC
QUẦN THỂ NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA
HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
TRONG HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN
1.1. Khái niệm
Xã hội nhân văn bao hàm sự tương tác chặt chẽ và cân bằng động giữa
ba nhóm yếu tố là tự nhiên con người và xã hội. Thứ nhất là yếu tố tự nhiên: là
toàn bộ thế giới vật chất, nó tồn tại một cách khách quan. Như vậy con người
và xã hội loài người là những thành phần cấu trúc đặc thù gắn bó chặt chẽ với
thế giới tự nhiên. Tự nhiên có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người- có
thể coi đó là Sinh quyển. Tùy trạng thái địa chất hay vật lý của Sinh quyển ta
có thể phân biệt thành ba nhóm chính: Thạch quyển nơi đá thể đá chiếm ưu thế;
Khí quyển nơi chỉ có các dạng khí; Thủy quyển nơi chỉ có nước.
1
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
Con người bước vào vũ đài của sự sống đúng vào lúc Sinh quyển đã trở
thành một hệ thống tổng hợp sinh học ở mức cao nhất, có khả năng đạt mức
sinh học lớn nhất và sự phát triển ổn định tối đa. Thành phần con ngưới đã xuất
hiện trong quá trình tiến hóa của sinh quyển, là một dạng của cấu trúc vật chất
sống, có nguồn gốc từ tự nhiên. Nhưng con người là bộ phận đặc thù của tự
nhiên, bởi lẽ trong quá trình phát triển nhờ lao động và ngôn ngữ, con người
dần tách mình ra khỏi thế giới động vật và tạo cho mình một môi trường tự
nhiên đã được ”nhân tác hóa” - môi trường nhân văn. Yếu tố xã hội trính là
hình thức vận động cao nhất của vật chất, là sản phẩm của quá trình tương tác
giữa quần thể con người trong xã hội nhân văn.
Như vậy, tự nhiên, con người và xã hội là ba dạng cấu trúc vật chất, lần
lượt hình thành trong quá trình tiến hóa của vật chất hữu cơ. Chúng cấu thành
một hệ thống tổng hợp, đa dạng, nhưng rất chặt chẽ, ổn định và tương đối bền


vững, tuân theo nhưng quy luật về tự nhiên và xã hội.
1.2. Tự nhiên và xã hội trong hệ sinh thái nhân văn.
Trong quá trình trao đổi vật chất năng lượng và thông tin giữa xã hội và
tự nhiên tất yếu sẽ sinh ra những mâu thuẫn. Đây chính là động lực của sự phát
triển xã hội nhân văn. Tuy nhiên xã hội là một đặc thù của tự nhiên, hệ thống
vật chất sống cấp cao có ý thức, có tổ chức và có khoa học, kĩ thuật. Vậy nên,
2
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
với hệ thống xã hội, cần phải xem xét đến sự phát triển của xã hội trên cơ sở
các quá trình kinh tế - xã hội, chính trị của từng thời kì phát triển.
Mâu thuẫn giữa xã hội với tự nhiên xuất hiện trong quá trình hoạt động
cải tạo tự nhiên, nhằm phục vụ sự sống của con người cho tồn tại và phát triển
của xã hội. Có thể phân biệt 3 nhóm mâu thuẫn:
- Thứ nhất, mâu thuẫn giữa môi trường với xã hội: sự đụng độ của các
tác động ngày càng tăng của các phương tiện công nghệ và kĩ thuật mà con
người sáng tạo và sử dụng trong các quá trình tái tạo thiên nhiên, với sự phản
ứng thích nghi của môi trường đối lập với những tác động đó. Vậy nên phải
thay đổi hình thức, phương thức sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại để
giải quyết mâu thuẫn trên là đáp ứng được môi trường nhân văn.
- Tiếp đến là nhóm mâu thuẫn kinh tế và xã hội: sự tác động qua lại giữa
xã hội với tự nhiên trong điều kiện tăng trưởng và tập trung cao độ nền sản
xuất. Giải quyết tốt mâu thuẫn này là tìm cách kết hợp mục tiêu kinh tế với
mục tiêu sinh thái trong nền sản xuất xã hội và đảm bảo được môi trường nhân
văn phát triển hài hòa và bền vững.
- Cuối cùng là mâu thuẫn giữa kinh tế với môi trường.
Như vậy, đối với cuộc sống của mỗi cá thể con người, các điều kiện
kinh tế thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của xã hội nhân văn là cơ sở rất
quan trọng. Các loại mâu thuẫn trong quá trình hình thành và phát triển của xã
hội nhân văn đã và đang tồn tại trong quá trình lịch sử và tự nhiên. Trong các
hoạt động sống của mình, con người luôn giải quyết các mâu thuẫn xuất hiện

như trên để tồn tại và phát triển xã hội nhân văn.
1.3. Con người trong hệ sinh thái nhân văn.
1.3.1. Con người là yếu tố cấu thành của hệ sinh thái nhân văn
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
đó là con người làm chủ và tác động cải tạo thiên nhiên tạo ra của cải vật chất
nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân, và con người cũng chịu sự tác động ngược
lại của thiên nhiên.
Hình thái kinh tế xã hội thể hiện sự vận động của thế giới vật chất, trong
lịch sử loài người các cuộc cánh mạng trong lực lượng sản xuất, cách mạng
3
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
thông tin, công nghệ và cách mạng xã hội, các mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên và giữa con người với con người luôn vận động và biến đổi đưa đến sự
thay đổi về chất của xã hội nhân văn lẫn sinh quyển.
1.3.2. Con người là yếu tố xây dựng của hệ sinh thái nhân văn.
Sự vận động và biến đổi của xã hội là không ngừng nghỉ, nhưng cũng
trong quá trình này con người đã mang đến bao nhiêu tai họa cho môi trường
sinh thái cho chính loài người và cho xã hội nhân văn. Con người cần phải
nhận thức đầy đủ và đúng vai trò của loài người trong sự phát triển của hệ
thống xã hội và tự nhiên, có thể chung sống tích cực, tự giác và hài hòa trong
các mối liên kết đó.
Hoạt động của con người từ trước đến nay thường chưa được tính một
cách đầy đủ những quy luật tồn tại và phát triển của yếu tố tự nhiên, những quy
luật sinh thái học, đảm bảo cho cơ chế hoạt động bình thường của các chu trình
trao đổi vật chất và dòng năng lượng, dòng thông tin hay chu trình sinh học của
Sinh quyển. Ngày nay, nguy cơ của vấn đề suy thoái môi trường không chỉ xảy
ra cục bộ mà đang trở thành một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất
của thời đại, có ý nghĩa quan trọng đến sự sống còn của con nguời và xã hội
của nó.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, con người

đang đi vào khám phá kho tàng vô tận của đại dương, khám phá những bí mật
của vũ trụ, thay đổi gen đã tạo ra những sản phẩm biến đổi gen, lập biểu đồ gen
của con người để chữa trị bệnh tật của con người, đã nhân bản vô tính động vật
và tiếp đó là sẽ nhân bản vô tính người… Đồng hành với những kỳ tích đó là
4
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
sự suy kiệt môi trường cả về số lượng và chất lượng, và sự trả thù của tự nhiên
đối với con người cho đến ngày nay chưa thể lường trước được.
Rõ ràng, để điều khiển được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,
trước hết con người với tư cách là chủ thể, một nhân tố có ý thức duy nhất
trong cấu trúc hệ sinh thái nhân văn, cần phải nhận thức cho được những quy
luật tồn tại và phát triển của giới tự nhiên và tiếp theo là phải biết vận dụng một
cách đúng đắn, chính xác những quy luật đó vào quá trình hoạt động thực tiễn
của xã hội mà quan trọng nhất là vào lĩnh vực sản xuất.
1.3.3. Con người có nhận thức trong hệ sinh thái nhân văn.
Bất kì bậc thang phát triển nào của hệ sinh thái nhân văn đều có mục
tiêu là đạt được sự phồn vinh kinh tế, công bằng, bình đẳng, có môi trường
sống trong sạch. Chỉ hướng về điều đó thì xã hội mới có thể phát triển bền
vững, phát triển để phát triển, phát triển không vì chất lượng cuộc sống hôm
nay mà còn đảm bảo cho các thế hệ sau phát triển bền vững. Muốn tồn tại và
phát triển, con người cần sửa chữa những sai lầm của mình bằng sự điều khiển
một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với xã hội và tự nhiên.
Phát triển đến xã hội nhân văn chính là tiến đến xây dựng quan hệ công
bằng, bình đẳng đích thực giữa con người với con người, xây dựng quan hệ
tương hỗ, hài hòa thật sự giữa con người với tự nhiên. Có thể hiểu là, muốn
triệt tiêu được mâu thuẫn đối kháng giữa con người với tự nhiên, đồng thời
cũng cần thủ tiêu được mâu thuẫn đối kháng giữa con người với con người
trong xã hội. Đây chính là cơ sở quan trọng giúp con người có ý thức, con
người trí tuệ tiến đến điều khiển mối quan hệ giữa xã hội nhân văn và môi
trường tự nhiên.

1.3.4. Điều chỉnh nhận thức của con người trong hệ sinh thái nhân văn.
Quá trình điều khiển nhận thức trong quan hệ giữa con người và tự
nhiên là một giai đoạn quan trọng . Đồng thời với quá trình sáng tạo ra văn hóa,
con người đã tác động vào tự nhiên, xã hội và bản thân mình để tạo nên giá trị
vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội nhân văn. Nếu cứ để quá trình này vận
hành một cách tự nhiên và cảm tính thì dẫn đến nhiều di hại khôn lường. Vì
vậy phải điều chỉnh nhận thức của con người trong hệ sinh thái nhân văn.
5
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
Tiến trình phát triển của xã hội loài người đã chứng tỏ mâu thuẫn giữa
con người và tự nhiên ngày càng gay gắt. Nguyên nhân chủ yếu là do con
người sáng tạo ra khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, không ngừng phát triển
lực lượng sản xuất và bằng cách đó đã tấn công vào môi trường tự nhiên, biến
chúng thành sức mạnh xã hội. Ngày nay, cũng phải dựa chính vào khoa học, kĩ
thuật và công nghệ mà con người mới có thể quay về với cội nguồn của mình
sống hài hòa thực sự với tự nhiên trong một môi trường sống mới. Đó là Trí tuệ
quyển, trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc về những quy luật của tự nhiên, con
người đã tạo ra nó. Trí tuệ quyển, là môi trường sống mới được điều khiển bởi
hoạt động có ý thức của con người, một giai đoạn phát triển mới của sinh
quyển. Nó là sự thống nhất, sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, mà cơ
sở của nó là xã hội, bởi vì ở đây hoạt động trí tuệ của con người là nhân tố nổi
trội.
Hoàn thành chức năng tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã sử
dụng chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của xã hội nhân văn
trong việc thực hiện chức năng điều khiển một cách có ý thức đối với Sinh
quyến. Để làm được điều này, con người cần nắm vững những quy luật của tự
nhiên, vận dụng những quy luật đó vào hoạt động thực tiễn: trước hết cần thay
đổi nhận thức về mọi phương tiện thuộc lĩnh vực quan hệ giữa con người xã
hội và tự nhiên. Từ sự nhận thức đó, con người mới có hành động thiết thực
nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái vì sự sống của con

người và sự phát triển bền vững của xã hội.
2. HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH
THÁI NHÂN VĂN
2.1. Khái niệm.
Hệ sinh thái nhân văn là hệ sinh thái chịu ảnh hưởng gián tiếp hay trực
tiếp của con người. Nó là một hệ sinh thái bao gồm các hệ sinh thái nông
nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái vùng núi, đại dương, thảo nguyên, vùng cực,
vũ trụ…
Như vậy tính chất của hệ sinh thái nhân văn là gắn liền với sự có mặt
với sự hoạt động của loài người, phụ thuộc vào mỗi đặc điểm của mỗi vùng địa
6
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
lý cụ thể. Do những hoạt động vô ý thức hay có chủ ý của con người mà không
tuân theo những quy luật sinh thái đã dẫn đến sự phá hoại cân bằng và cấu trúc
của hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời đe dọa xảy ra một cuộc khủng hoảng sinh
thái mang tính toàn cầu. Để lập lại sự cân bằng sinh thái trong các hệ sinh thái
nhân văn là công việc khó khăn lâu dài và phức tạp, nhất là trong điều kiện xã
hội luôn đòi hỏi phát triển kinh tế nhanh để nâng cao chất lượng cuộc sống của
cộng đồng loài người
2.2. Phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn.
2.2.1. Khái niệm.
Theo Ủy ban quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) thì phát triển
bền vững là phát triển để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ nay mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ sau.
Khái niệm phát triển bền vững của Hiệp hội quốc tế về Bảo vệ thiên
nhiên (IUCN), của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc(UNEP) và của
Quỹ quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên(WWF,1991) là một hình thức phát triển
nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong phạm vi khả năng
chịu đựng của các hệ nuôi dưỡng sự sống. Và hệ thống nuôi dưỡng sự sống là
quá trình sinh thái giữ vững được năng suất, sự thích ứng và khả năng tái tạo

của đất nước hay sinh quyển nói chung. Sử dụng bền vững là sử dụng một sinh
vật một hệ sinh thái hoặc một nguồn tài nguyên tái tạo khác ở một mức độ
trong phạm vi khả năng có thể còn hồi phục của nó.
Xã hội được coi là bền vững sinh thái khi:
1. Bảo vệ được các hệ sinh thái cung cấp sự sống và tính đa dạng sinh
học;
2. Bảo đảm sự dụng tài nguyên tái tạo bền vững và giảm tối thiểu việc
làm giảm nguồn tài nguyên không tái tạo.
3. Giữ trong khả năng chịu đựng được của các hệ nuôi dưỡng sự sống.
2.2.2. Vấn đề phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn.
2.2.2.1. Lỗ thủng tầng ozon.
* Sự suy giảm tầng ozon.
7
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình
lưu. Từ năm1979 cho đến năm 1990 lượng ozon trong tầng bình lưu đã suy
giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại
không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất, sự suy giảm ozon đang được
quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối
quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và
cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon
của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy
giảm tầng ozon khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm(halon)
và methylchloroform.
Sự suy giảm ozon thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo mùa. Lỗ
thủng ozon dùng để chỉ sự suy giảm ozon nhất thời hằng năm ở hai cực Trái
đất, những nơi mà ozon bị suy giảm vào mùa Xuân (cho đến 70% ở 25 triệu
km
2
của Nam Cực và cho đến 30% ở Bắc Cực) và được tái tạo trở lại vào mùa

hè.
8
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
* Nguyên nhân suy giảm tầng ozon.
Nhiều hoạt động nhân tác đã tác động lên tầng khí quyển mà trực tiếp
làm phá hủy tầng ozon, bằng cách đó làm thay đổi cường độ bức xạ mặt trời,
tạo điều kiện cho phản ứng hóa quang. Trong các phản ứng làm tăng hoặc tiêu
giảm khí ozon đều có sự tham gia của tia cực tím.
Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu, xuất phát khi các khí CFC và
các khí khác do loài người sản xuất ra bị phân hủy, chính là nguyên nhân gây
ra sự suy giảm này.
Sự phá hủy tầng ozon nhiều nhất là do khí NO và NO
2
– là chất thải của
các loại máy bay hàng không, các vụ thử vũ khí hạt nhân.
Sự phá hủy tầng ozon còn do chất thải của các hoạt động công nghiệp
đóng gói, làm lạnh, tủ lạnh là nguyên nhân dẫn đến phá hủy tầng ozon. Các nhà
chuyên môn cho rằng đến hết thế kỉ XX lượng khí ozon sẽ giảm từ 5 - 10%
đến 20 – 30%
* Tác động của sự suy giảm tầng ozon.
Ngày nay tầng ozon đang bị phá hủy nghiêm trọng ở nhiều vùng trong
khí quyển của chúng ta, sự suy giảm tầng ozon sẽ làm thay đổi chu trình luân
chuyển dòng khí của tầng đối lưu, góp phần làm tăng bức xạ của tia cực tím ở
sinh quyển sống, phát sinh bệnh tật (ung thư da…). Hiện tượng này được nhìn
nhận như một vấn đề môi trường rất nghiêm trọng, là một mối nguy hiểm tiềm
tang đang đe dọa sự sống trên Trái Đất. Đây cũng là một thí dụ cho thấy tác
9
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
động phá hủy môi trường do con người gây ra, mà sự hủy hoại xảy ra ở rất xa
nơi gây tác động.

Ở Việt Nam, theo số liệu của đề tài KT/02 thì năm 1990 trung bình
lượng khí thải NOx vào môi trường ở miền Bắc là 115.484 tấn, miền Trung là
22.745 tấn, miền Nam là 37.330 tấn.
2.2.2.2. Hiệu ứng nhà kính
* Hiệu ứng nhà kính và tác hại của nó.
Ánh sáng Mặt trời rọi về Trái đất bị tầng ozon hấp thu khoảng 15% năng
lượng, gần 40% được phản xạ vào không gian vũ trụ. Chỉ còn dưới 50% năng
lượng xuyên tới mặt đất, đây là nguồn năng lượng tạo nên sự tồn tại và phát
triển của sự sống.
Một phần năng lượng mặt trời tới được mặt đất cũng lại bị phản xạ vào
khí quyển, bị CO
2
và một số loại khí khác giữ lại, làm cho khí quyển nóng lên.
Đó là hiệu ứng nhà kính. Khí quyển đã đóng vai trò như một nhà kính, tương tự
như loại nhà kín làm bằng kính để trồng một số cây vào mùa đông hoặc ở vùng
khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.
Trong vòng 10.000 năm qua, nhiệt độ trung bình trong năm trên Trái
Đất tăng không quá 1
o
C. Các chuyên gia dự đoán nếu mọi sự cứ diễn ra như
hiện nay thì tới cuối thế kỷ XXI nhiệt độ chung trên Trái Đất sẽ cao hơn ngày
nay từ 2
o
C đến 5
o
C. Sự gia tăng nhiệt độ sẽ rõ rệt hơn ở các miền vĩ độ Bắc cao
và về mùa đông. Khí quyển nóng lên làm cho nước bốc hơi nhiều hơn, lượng
hơi nước trong khí quyển tăng lại làm tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến ảnh
hưởng tới sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa, làm thay đổi nhiệt độ các vùng,
tác động tới năng suất nông nghiệp, sự cung cấp nước và năng lượng.

Nhiệt độ tăng sẽ làm tan băng trên núi cao và ở hai địa cực, nhất là ở
Nam cực nơi có 90% lượng băng trên Trái Đất. Điều này làm cho mực nước
biển dâng lên, đe dọa vùng ven biển là nơi sinh sống của một nửa số dân thế
giới. Người ta dự đoán nếu con người không tích cực làm giảm hiệu ứng nhà
10
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
kính thì tới cuối thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng cao thêm từ 20cm đến
1m.
* Sự nóng lên do hiệu ứng nhà kính và phòng tránh
Những thứ khí chủ yếu sau đây được gọi là khí nhà kính – đã hấp thụ
năng lượng phản xạ từ mặt đất:
1. Cacbon dioxit (CO
2
) do cháy rừng, đốt than đá và dầu mỏ…
2. Meetan (CH
4
) thoát ra từ các đầm lầy, phân súc vật, rác thải…
3. Clorofluoruacacbon (CFC) là nhóm hợp chất dung trong 4 lĩnh vực
công nghệ: gaz làm lạnh, bơm khí dung, mút xốp, dung môi.
Ngoài ra, nito oxit (NO
2
), hơi nước cũng gây hiệu ứng nhà kính.
Hàm lượng các khí nhà kính trong không khí đã tăng dần do đó bầu khí
quyển có xu hướng nóng lên trên quy mô toàn cầu. Chẳng hạn, hàm lượng CO
2
11
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
trong không khí năm 1750 là 260 phần triệu (ppm), năm 1850 là 265 ppm và
năm 1950 là 310 ppm.
Các nhà khoa học ước lượng rằng, vào năm 2000 thì 50% hiệu ứng nhà

kính là do CO
2
gây ra, nửa còn lại là do các loại khí nhà kính khác. Sau đó tác
động của các loại khí này sẽ vượt tác động của CO
2.
CFC gây ra 25% hiệu ứng nhà kính và là một nhân tố phá hủy tầng
ozon. Bởi vậy thế giới đã có công ước Áo (1989), hiệp ước Canada (1990) yêu
cầu các nước điều chỉnh sự tiêu thụ và sản xuất CFC trong quá trình sử dụng.
Trong đó có những dự án tài trợ để giúp các nước đang phát triển đổi mới các
công nghệ đang dùng CFC, thay thế các thiết bị hiện dùng CFC.
Mêtan gây ra 15% đến 20% hiệu ứng nhà kính. Phải làm giảm sự bốc
khí mêtan trong lúc khai thác than hoặc khí, làm tốt việc thu hồi phân, rác, sản
xuất khí sinh vật (biogaz).
Vấn đề chủ yếu là phải giảm bớt lượng CO
2
từ 15% đến 30% sinh ra do
đốt phá rừng, phần còn lại do đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí
đốt) để sản xuất năng lượng. Vì thế phải ngăn chặn việc đốt phá rừng bừa bãi,
12
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
triệt để tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng phát triển những cơ
sở sản xuất năng lượng ít thải CO
2
.
2.2.2.3. Mưa axit
* Mưa axit và tác hại của nó
Bình thường nước mưa có pH khoảng 5,6 có nghĩa là độ axit nhẹ, do
CO
2
trong khí quyển tác dụng với nước tạo nên axit cacbonic. Trường hợp

nước mưa có pH bé hơn 5,6 thì được gọi là mưa axit.
Mưa axit ngấm vào đất làm hòa tan các loại khoáng và quặng kim loại.
Một số loại khoáng chất cần cho cây bị hòa tan và rửa trôi khỏi lớp mặt đất,
trong khi đó một số kim loại như nhôm, khi đạt nồng độ cao sẽ gây độc hại cho
cây. Sự biến đổi thành phần hóa học của đất ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng
suất nông nghiệp, làm suy kiệt tài nguyên rừng. Một cuộc điều tra năm 1987
cho thấy ở 10 trong 22 nước châu Âu, ảnh hưởng của mưa axit là nghiêm trọng
trên 50% tổng số cây bị thương tổn do bị rụng lá.
Mưa axit cũng làm giảm pH nước ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước, giết
chết các động, thực vật thủy sinh. Mưa axit cũng làm thiệt hại các công trình
kiến trúc và điêu khắc trong thành phố.
* Nguyên nhân và giải pháp hạn chế mưa axit
13
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
Độ axit trong nước mưa (kể cả mưa đá, tuyết) tăng lên là do các khí
sulfua oxit, nitơ oxit trong khí quyển ô nhiễm tác dụng với nước tạo nên axit
sulfuaric và axit nitric yếu. Những loại khí này thải ra từ các nhà máy và xe cộ.
Việc đốt các rác thải chứa nhiều PVC – một loại chất dẻo mang clo – cũng tạo
ra axit clohydric.
Năm 1985, chỉ riêng Hoa Kỳ đã thải ra 40 triệu tấn sulfua oxit và nitơ
oxit. Các khí này theo gió bay đi xa, cách các trung tâm công nghiệp hàng trăm
dặm vẫn có mưa axit. Thậm chí có trận mưa pH là 1,5. Một khảo sát ở nước ta
năm 1995 cho biết, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nồng độ CO2 trong
khí quyển đã cao gấp 2 - 3 lần, nồng độ SO
2
cao gấp 8 – 12 lần tiêu chuẩn cho
phép.
Giải pháp cơ bản nhất là phải kiểm soát và hạn chế các khí sulfua oxit
(SO
2

) và nitơ oxit (NO
2
) thải ra từ các nhà máy và xe cộ. Vấn đề này phải có sự
phối hợp toàn cầu. Hiệp định Helsinkin – Phần Lan đặt mục tiêu giảm lượng
SO
2
thải ra trong năm 1992 xuống còn 70% của năm 1980. Hội nghị 25 nước
tại Sofia – Bungari Năm 1988 đã đặt vấn đề kiểm soát và giảm bớt sự phát tán
khí NO
2
.
2.2.2.4. Suy kiệt tài nguyên rừng.
* Khái niệm rừng
14
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
Thuật ngữ “rừng” dùng để chỉ những hệ sinh thái bao gồm không chỉ
cây mà cả đất, nước và vô số các động vật, các vi sinh vật cũng như các loài
thực vật khác sống trong đó (IUCN, UNEP và WWF, 1991).
Rừng nguyên sinh hay rừng tự nhiên là những khu rừng mà cây cối chưa
bao giờ bị chặt phá hoặc chưa bị xáo trộn nghiêm trọng trong vài trăm năm
nay. Rừng thứ sinh hay rừng nhân tác là vùng rừng mà cây cối ở đó bị chặt, đốt
trong một vài trăm năm qua, mà thường là do đốn gỗ hoặc do trồng trọt du
canh hoặc là nơi ở các sản phẩm khác ở đó bị khai thác.
Tài nguyên rừng, động vật rừng và đất thuộc nhóm tài nguyên thiên
nhiên có thể tái sinh được.
* Vai trò của rừng
Cây rừng có vai trò không thể thay thế trong quá trình điều chỉnh chu
trình luân chuyển khí hậu, không khí và nước của hành tinh chúng ta. Lá cây
xanh hấp thụ khí CO2 là khí thải của nhiều quá trình đốt cháy nguyên liệu, góp
phần dẫn đến sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất.

Rễ cây giúp cây đứng vững, giữ và bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi hay xói
mòn. Khi bộ rễ phát triển và lan rộng sẽ giúp đất chứa và giữ được nước, để rồi
nước mới giảm dần dần để chảy ra suối và sông ngòi. Cây rừng còn giữ nước
nhờ thảm lá rụng, phủ trên mặt đất, nhờ tán lá cây dầy và nhiều tầng khác nhau.
Kiểu rừng còn quyết định tính đa dạng sinh học của hệ sinh vật sống trong đó.
Rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.
Rừng cung cấp các sản phẩm rất đa dạng và cần thiết cho đời sống và hoạt
động sản xuất kinh tế của con người. Thống kê trên toàn thế giới cho thấy,
lượng thuốc mỗi năm được chế tạo từ các sản phẩm của rừng có giá trị hơn 40
tỉ USD. Rừng có vẻ đẹp hung vĩ và nguyên sơ, có giá trị to lớn trong phát riển
du lịch, là tài sản văn hóa vô giá, tạo nguồn cảm hứng cho các sang tạo thi ca,
nghệ thuật và tín ngưỡng.
* Sự suy kiệt tài nguyên rừng
Khi thảm thực vật trên một diện tích rừng bị mất cây lớn, diện tích đất
rừng được tán cây to che phủ chỉ còn ở mức dưới 10%, thì có thể coi là rừng bị
mất. Tuy nhiên mức độ mất thảm thực vật rừng có thể khác nhau, từ mất hết
15
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
cây lớn chỉ còn cây bụi lúp xúp, cho đến chỉ còn trơ lại cỏ hoặc sỏi đá. Cùng
với nạn mất rừng là sự suy giảm tài nguyên rừng – là sự giảm chất lượng rừng,
giảm trữ lượng rừng nói chung và đặc biệt là gỗ chất lượng cao, giảm đa dạng
sinh học tài nguyên sinh vật rừng, đất rừng bị xói mòn, năng suất sinh học của
rừng bị sút kém.
Trung bình mỗi năm trên thế giới có ít nhất 180 nghìn km
2
, tức là
khoảng 2% tổng diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá để làm nương rẫy, xây dựng
khu dân cư, chăn thả gia súc hay phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
khác. Ngoài ra còn 44.000 km
2

rừng ẩm nhiệt đới khác bị khai thác để lấy gỗ
rồi sau đó chúng bị bỏ hoang để tự tái sinh.
Trên lãnh thổ việt nam, 1943 có khoảng 14,3 triệu ha rừng tương ứng
với khoảng 43% độ che phủ toàng quốc. Chỉ sau 50 năm, theo điều tra vào năm
1993 nước ta chỉ còn 8,6 triệu ha rừng tự nhiên, nếu tính cả diện tích trồng thì
tổng diện tích đạt 9,3 triệu ha, chiếm 28% diện tích đất đai toàn quốc. Hàng
năm nước ta mất đi khoảng 100 đến 200 nghìn ha rừng.
Ở châu Phi và châu Á tài nguyên rừng bị suy kiệt chủ yếu do phương
thức sản xuất nông nghiệp du canh không bền vững, do phát triển nền nông
nghiệp chuyên canh hóa, do chặt gỗ và khai thác củi bừa bãi. Còn ở Mỹ Latinh,
rừng bị phá do chăn nuôi gia súc và đầu cơ đất đai.
Rừng cận nhiệt đới và ôn đới tuy không suy giảm nhiều về diện tích
nhưng bị thay đổi về phân bố và thành phần loài. Có hai nguyên nhân chính
gây nên sự suy thoái rừng ở vùng này là: do chính sách về rừng không hợp lý,
khai thác gỗ nhiều hơn là ổn định và gia tăng rừng; và do đô thị hóa ồ ạt, ô
nhiễm môi trường, tiêu xài năng lượng và nguyên liệu không hợp lý và sử dụng
công nghệ không phù hợp.
2.2.2.5. Ô nhiễm môi trường.
* Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần
xã sống trong đất.
16
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn,
là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa
của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài
nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp
lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc
độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất

canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích
đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài
nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
* Ô nhiễm môi trường nước
Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm
lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước
không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm
đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở
các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô
nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp
được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân
17
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước
thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
* Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch
hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới
chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có
nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng

năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng
thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như:
chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng
các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây
nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các
khu rừng và các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc
như: CO
2
, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng
gây hiệu ứng nhà kính là CO
2
, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà
kính, CH
4
là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%
18
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì
trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan
Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO
2
sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau.
Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng.
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,6°C (G.I.Plass), và mỗi thập
kỷ sẽ tăng 0,3°C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ
Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây,
các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ

của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,5°C nếu như con người không có biện pháp
hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng
ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí
CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
* Ảnh hưởng
+ Đối với sức khỏe con người
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con
người. Ô nhiễm ozon có thể gây bệnh đường hô hấp,bệnh tim mạch, viêm
họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày,
chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim
loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị
+ Đối với hệ sinh thái
Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm
độ pH của đất.
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để
thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và
làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
19
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
Khí CO
2
sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm
tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái
sẵn có dần bị phá hủy.
2.2.2.6. Dân số và phát triển bền vững.
Dân số vừa là phương tiện vừa là động lực của phát triển bền vững.

Điều quan trọng nhất khi lồng ghép vấn đề dân số phát triển bền vững là đặt
chúng vào mối quan tâm tổng thể trong chiến lược và chính sách chung.
Dân số ở các nước nghèo càng tăng thì càng làm cho các nước này đã
nghèo lại càng nghèo thêm, vì cạnh tranh nguồn tài nguyên, nguy cơ của nghèo
khổ và nạn đói. Tăng sức ép đối với vấn đề lương thực thực phẩm, đất, nước…
gia tăng tác động tới nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Cạnh tranh
việc làm, nhiều người thất nghiệp do dư thừa lao động. Tình trạng nghèo khổ
trên diện rộng và sự bất bình đẳng nghiêm trọng về kinh tế đều chịu tác động
mạnh mẽ của các nội dung dân số học như quá trình tăng dân số, cấu trúc dân
số, phân bố dân cư. Sản xuất và tiêu dùng thiếu bền vững thì sẽ gây ra việc sử
dụng tài nguyên không có kế hoạch và tác động xấu đến chất lượng môi
trường.
Di dân vì lí do kinh tế cũng làm dân số tăng nhanh, đặc biệt là ở các đô
thị, gia tăng ô nhiễm. Di cư tự phát có nguy hại là khai thác bừa bãi, gây đảo
lộn về giao thông, y tế, giáo dục. Vì vậy, vấn đề là phải quản lý nhân khẩu từ
đó quản lý được tài nguyên. Phất huy mặt tích cực, xây dựng sự hòa đồng với
dân cư nơi ở mới.
Bùng nổ dân số thường xảy ra ở những nước nghèo vì trình độ dân trí
chưa cao, GDP bình quân cho đầu người còn thấp không được đảm bảo. Ngược
lại, kinh tế - xã hội phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm
quốc nội theo đầu người (GDP/người) sẽ sụt giảm. Vấn đề đặt ra cho toàn thế
giới là việc lồng ghép vấn đề dân số với phát triển để đảm bảo sự hài hòa.
Dân số gắn với phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo công bằng xã hội.
Các nội dung chính như giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, đẩy mạnh
chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm hơn là cho tiền của, chăm lo sức
20
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
khỏe cộng đồng, phát triển giáo dục. Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia
đình và xây dựng quy mô gia đình hợp lí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quang Mạnh (Cb) và Hoàng Duy Chúc, 2011: Con người và môi
trường – Sinh thái học nhân văn, Nxb. ĐHSP Hà Nội, 1-268 tr.
2. Vũ Quang Mạnh, 2003: Sinh thái học đất, Nxb ĐHSP Hà Nội, 1-265 tr.
3. Khoahoc.com
4. giaoan.violet.vn
5. Wikimedia.com

21
Đinh Thị Hoàn – K21.Sinh thái học GVHD: PGS.TS. Vũ Quang Mạnh
22

×