CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quận 4 là một trong 24 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên vùng đất
cù lao hình tam giác giữa những con sông, kênh rạch tiếp giáp với Quận 1, Quận 2,
Quận 7, Quận 8 và khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu chế xuất Tân Thuận, khu Nam
Sài Gòn, có cảng Sài Gòn, cảng sông Tôn Thất Thuyết. Mặc dù nằm cận trung tâm
Thành phố Hồ Chí Minh nhưng từ lâu nơi đây vẫn được xem là quận nghèo về kinh
tế, đời sống thấp, công nhân lao động chiếm đa số.
Với xu hướng phát triển kinh tế xã hội, Uỷ ban nhân dân Quận 4 đã đề ra các
chương trình đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa – công nghiệp hóa toàn quận để đưa
Quận 4 trở thành Quận dịch vụ, đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc cung
cấp hàng hóa cho phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao
đời sống nhân dân, thu hút lao động.
Bên cạnh đó, quá trình phát triển đô thị diễn ra quá nhanh, song song đó tốc độ gia
tăng dân số cơ học cũng diễn ra nhanh chóng sẽ làm nảy sinh các vấn đề gây tác
động đáng kể đến môi trường của Quận 4.
Để thực hiện đúng mục tiêu đã nêu ra trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam
(Aganda 21), phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo mục tiêu Bảo vệ môi trường -
nghĩa là tất cả các địa phương phải lấy khái niệm Phát triển bền vững làm tư tưởng
chủ đạo.
Chính vì thế, để theo kịp xu hướng phát triển chung của cả nước thì việc Bảo vệ
môi trường trong tương lai cho Quận 4 là một vấn đề thiết yếu, không thể thiếu
được, Bảo vệ môi trường phải đi đôi với phát triển kinh tế xã hội thì Quận 4 mới có
được sự phát triển bền vững lâu đời. Chuyên đề: “ Quy hoạch môi trường cho phát
tiển kinh tế xã hội Quận 4” được đặt ra để góp phần bảo vệ chất lượng môi trường
cho Quận 4 phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho “tam giác vàng” của
Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Mục tiêu của đề tài.
Mục tiêu của đề tài : đó là xây dựng các kế hoạch, các chương trình bảo vệ môi
trường cụ thể cho các vấn đề môi trường của Quận 4 phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế cho đến 2020.
1.3. Nội dung đề tài.
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm:
• Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Quận 4.
• Thu thập các số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường tại Quận 4.
• Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, xu thế biến đổi chất lượng môi trường
của Quận 4 trong những năm gần đây.
• Xác định các vấn đề môi trường nảy sinh trong quy trình quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội đến năm 2020.
1
• Xây dựng các kế hoạch bảo vệ môi trường cho Quận 4 đến năm 2020.
2
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN 4
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý hành chính
Quận 4 là quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là 418,51 ha,
Quận có 15 đơn vị hành chính trực thuộc các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12,
13, 14, 15, 16, 18.
Quận 4 nằm ở tọa độ:
Từ 10
0
44’52’’ đến 10
0
46’03’’ Vĩ độ Bắc.
Từ 106
0
41’26” đến 106
0
43’29” kinh độ Đông.
Ranh giới địa lí quận giáp với:
Phía Đông : giáp với Quận 2.
Phía Tây: giáp với Quận 1
Phía Nam: giáp với Quận 7.
Phía Bắc: giáp với Quận 1 và Quận 2.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Quận 4 là dạng đồng bằng thấp có độ cao trung bình từ 0,5 đến 2m.
Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng và bị phân cách bởi hệ thống kênh rạch tự
nhiên (rạch Cầu Dừa, rạch Cầu Chông) và các đầm trũng. Do quá trình phát triển đô
thị nhiều khu vực đầm trũng và kênh rạch trước đây đã bị san lấp, nâng nền cải tạo
thành các công trình khác nhau. Đặc điểm nổi bật của Quận 4 là địa hình rất thấp,
có nơi thấp hơn 30cm so với địa hình cao nhất. Do vậy nhiều nơi bị ngập nước khi
thủy triều lên cao, hoặc mưa lớn.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Quận 4 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của đồng bằng Nam Bộ so
với đặc điểm địa hình là: nhiệt độ cao và ổn định quanh năm phân bố thành 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 6.
Nhiệt độ: theo số liệu thống kê từ trạm Tân Sơn Nhất, nhiệt độ trung bình khoảng
24,4
0
C, nhiệt độ thấp nhất 27,1
0
C vào tháng 1 và cao nhất 30,5
0
C vào tháng 5
(2002).
Số giờ nắng tăng trong những năm gần đây, năm 2002 số giờ nắng 6,5h/ngày. Số
giờ nắng cao nhất vào mùa khô 8,5h/ngày (tháng 3), thấp nhất vào mùa mưa
4,7h/ngày (tháng 8).
Lượng mưa trung bình năm giảm rõ rệt, năm 2001 lượng mưa trung bình 1829,3mm
nhưng đến 2002 là chỉ còn 1321mm. Các tháng mùa khô 1, 2, 3 hầu như không có
mưa, lượng mưa vào mùa khô không đáng kể, lượng mưa nhiều nhất tập trung vào
các tháng 8, 9, 10.
Độ ẩm không khí là 73% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, cao
nhất là vào tháng 10 là 80% và thấp nhất là mùa khô 66% - 68% (tháng 1 – 3).
Chế độ gió: tốc độ gió trung bình năm 2m/s, có 2 mùa gió chính:
3
Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước và thổi vào mùa mưa. Hướng gió
thịnh hành là hướng gió Tây Nam.
Gió mùa Đông thổi vào mùa khô, hướng thịnh hành là hướng Đông Nam và Đông.
Hình 2.1: Bản đồ mặt bằng Quận 4.
2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Đặc điểm kinh tế
Quận 4 là quận nội thành nằm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, với ba bề
sông nước (sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và Kênh Tẻ). Những năm gần đây, sự
phát triển hệ thống giao thông, trong đó có 7 cây cầu hiện đại và tương lai còn xây
dựng nhiều cầu mới đã, đang và sẽ giúp Quận 4 kết nối với:
+ Quận 1 và quận 5: trung tâm hiện hữu thành phố. Đồng thời cũng là trung tâm
kinh tế, văn hóa - xã hội, trung tâm tài chính.
+ Quận 7 - Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn với sự phát triển kinh
tế dịch vụ phong phú đầy hứa hẹn trong tương lai.
+ Quận 2 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm và là trung tâm tài chính trong tương lai.
+ Quận 8 - một địa phương cũng không ngừng đổi mới và phát triển.
Sự kết nối ấy đã phá vỡ thế cô lập lâu nay của Quận. Với vị trí địa lý đặc thù đó
tạo điều kiện để Quận 4 giao lưu và đi lên cùng với sự phát triển của thành phố, tạo
cho Quận 4 nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế dịch vụ như các
loại hình: cao ốc văn phòng cho thuê; tài chính - ngân hàng; Dịch vụ thương mại;
Dịch vụ cảng; Dịch vụ du lịch - khách sạn - nhà hàng - vui chơi giải trí và một số
ngành nghề sản xuất truyền thống của Quận.
4
Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2005 - 2010) của Quận, Đảng bộ đã xác định
hướng phát triển kinh tế chính của quận theo cơ cấu: dịch vụ - thương mại, công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng Quận thành Quận dịch vụ, ưu tiên đẩy
mạnh phát triển dịch vụ - thương mại và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút tối
đa các thành phần kinh tế đầu tư trên địa bàn Quận 4 với những chỉ tiêu cụ thể như
sau:
Đẩy mạnh doanh thu ngành thương mại- dịch vụ tăng bình quân hàng năm 15% -
17%. Trong đó, doanh thu kinh tế hợp tác xã tăng từ 7% - 10%. Tập trung ưu tiên
phát triển các ngành dịch vụ, phục vụ cảng, hàng hải, vận chuyển giao nhận ngoại
thương; dịch vụ thương mại kinh doanh bất động sản (nhà ở, văn phòng cho
thuê…); dịch vụ đô thị; bước đầu hình thành phát triển dịch vụ ngân hàng, tài chính,
du lịch, công nghệ điện tử, văn hóa giáo dục, dạy nghề, vui chơi giải trí…
2.2.1.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Cùng sự phát triển chung của Thành phố, ngành công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp Quận cũng từng bước phát triển. Hiện nay trên địa bàn Quận có 520 cơ sở
sản xuất hoạt động trong lĩnh vực này. Trong đó có công ty và Hợp tác xã có 485 cơ
sở, nhà máy xí nghiệp 25 cơ sở.
Phấn đấu duy trì giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân
hàng năm 13% - 14% (ưu tiên cho các ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
sạch, tinh, kỹ thuật cao. Đặc biệt là giữ gìn và phát triển nghề da giày- nghề truyền
thống của nhân dân Quận 4, xem đó là nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ và phát triển bản
sắc văn hóa địa phương).
Từ năm 2005 đến nay, thực hiện theo Nghị quyết trên, Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân Quận 4 đã nổ lực phấn đấu, phát huy tối đa các lợi thế của Quận, tạo điều
kiện đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên cao hơn, gắn liền với việc chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trên địa bàn Quận theo hướng dịch vụ, trong đó tập trung ưu tiên
phát triển các ngành dịch vụ nêu trên. Đến nay, đã đạt được những thành tựu bước
đầu như sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng từ 13% trở lên.
2.2.1.2. Thương mại và dịch vụ
- Là một Quận nằm giáp ranh trung tâm thành phố nên cùng phát triển các quận lân
cận, lĩnh vực thương mại và dịch vụ của Quận cũng từng bước phát triển, điển hình
là quận có 9 chợ, 1 siêu thị và 6025 dịch vụ kinh doanh.
- Doanh thu dịch vụ - thương mại hàng năm tăng từ 15% - 17%.
- Các loại hình dịch vụ không ngừng phát triển. Cụ thể:
Bảng 2.1. Bảng thống kê các doanh nghiệp
ST LOẠI Tổng TỔNG TỔNG SỐ TỔNG SỐ
5
T
HÌNH
QUẬN
DỊCH VỤ
(QUẬN
TẬP
TRUNG
KHUYẾN
KHÍCH
PHÁT
TRIỂN)
số
doanh
nghiệp
trước
khi
thực
hiện
Quận
dịch vụ
(Trước
tháng
10 /
2005 )
SỐ
DOANH
NGHIỆ
P CUỐI
NĂM
2006
SỐ
DOANH
NGHIỆP
CUỐI
NĂM
2007
DOANH
NGHIỆ
P
PHÁT
SINH
TRONG
QUÝ
1/2008
DOANH
NGHIỆP
TÍNH ĐẾN
NAY
(15/03/2008
)
1 2 3 4 5 6 7=5+6
1
Dịch vụ Tài
chính - Ngân
hàng
1.1 * Ngân hàng
Chi nhánh 3 8 14 0 14
Phòng Giao
dịch 1 5 8 1 9
1.2
Công ty
chứng khoán 0 0 2 0 2
2 Thương mại 531 750 895 52 947
3
Văn phòng
cho thuê 3 6 13 7 20
4 Khách sạn 7 10 12 0 12
5
Dịch vụ
cảng 30 43 53 2 55
6 Khác
Bất động sản 0 0 0 35 35
Y tế 16 16 16 0 16
Dạy nghề 1 2 5 0 5
Tổng cộng 592 840 1.018 97 1.115
6
2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng
1. Giao thông
Quận 4 là địa bàn thuộc khu vực nội thành cũ nên mạng lưới giao thông đường bộ
xuống cấp và không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng. Tuy
nhiên trong những năm gần đây hệ thống này đang từng bước được cải tạo và nâng
cấp để có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như tương lai.
Hệ thống giao thông Quận 4 giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông
thành phố. Nó là cửa ngõ của hệ thống giao thông đường thủy của thành phố, là nơi
tập trung và giao dịch với các nước trên thế giới bằng hệ thống đường thủy.
Các phương tiện giao thông công cộng ít phát triển, không đáp ứng được nhu cầu
vận chuyển cùng với sự gia tăng quá nhiều phương tiện giao thông cá nhân và các
phương tiện vận chuyển thô sơ. Nhiều loại xe có tốc độ khác nhau cùng di chuyển
trên một làn đường đã làm giảm năng lực lưu thông.
2. Cấp điện
Về năng lượng Quận 4 được cấp điện từ 110/220KV Việt Thành 2 và Chánh Hưng.
Đang từng bước cải tạo và nâng cấp trạm biến áp trong nhà. Nâng cấp các tuyến cáp
ngầm dọc theo các tuyến đường Tôn Đản, Nguyễn Tất Thành,…
3. Cấp nước
Nguồn nước chính của Quận là nhà máy nước Thủ Đức theo tuyến ống chính 200
và dọc tuyến 150.
4. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc đang từng bước được cải tiến, điện thoại kĩ thuật số, các
phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và nối mạng khắp nơi trong nước và quốc tế.
2.2.2. Đặc điểm xã hội
2.2.2.1. Dân số
Quận 4 có diện tích 418,5 ha với dân số 183,920 người (tính đến năm 2011), với
tổng số hộ dân 34.295 hộ, mật dộ dân số 43,947 người/km
2
. Địa giới hành chính
được chia thành 15 phường với 51 khu phố và 655 tổ dân phố. Quận 4 là một quận
nhỏ với dân số khá đông.
Bảng 2.2 - Diện tích, dân số và mật độ dân số trên các phường.
Diện tích
(Km
2
)
Dân số TB
(Người)
Mật độ
( Người/ Km
2
)
Tổng số 4,185 183,920 43,947
PHƯỜNG 1 0,382 9,551 25,003
7
PHƯỜNG 2 0,194 12,594 64,918
PHƯỜNG 3 0,305 14,462 47,416
PHƯỜNG 4 0,292 15,994 54,774
PHƯỜNG 5 0,164 6,242 38,061
PHƯỜNG 6 0,199 9,751 49,000
PHƯỜNG 8 0,160 15,230 95,188
PHƯỜNG 9 0,115 10,433 90,722
PHƯỜNG 10 0,111 9,905 89,234
PHƯỜNG 12 0,419 7,873 18,790
PHƯỜNG 13 0,427 11,623 27,220
PHƯỜNG 14 0,172 15,595 92,983
PHƯỜNG 15 0,213 13,427 63,038
PHƯỜNG 16 0,323 20,565 63,669
PHƯỜNG 18 0,709 10,675 15,056
Nguồn: UBNN Quận 4
2.2.2.2. Y tế
Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn quận là 22 cơ sở với một trung tâm y tế, 2 nhà hộ
sinh, 1 phòng khám trung tâm, 3 phòng khám khu vực, 15 trạm y tế, ngoài ra còn có
90 phòng khám tư nhân và 70 hiệu thuốc.
2.2.2.3. Giáo dục và đào tạo
Hoạt dộng giáo dục và đào tạo là một trong những công tác được Quận 4 quan tâm
hàng đầu. Toàn quận có 61 trường học với 17 nhà trẻ gia đình, 15 trường mầm non,
21 trường phổ thông cơ sở cấp 1, 2, có 2 trường PTTH, một trường Đại học và một
trung tâm kĩ thuật hướng nghiệp. Ngoài ra Quận còn có một trung tâm dạy nghề với
các ngành đào tạo như: may, sửa chữa xe máy và xe ôtô, điện lạnh,…
2.2.2.4. Văn hóa, thể thao
- Hoạt động văn hóa: Quận 4 có 1 nhà văn hóa, 1 thư viện, 24 tụ điểm văn nghệ và 4
đội thông tin lưu động.
- Hoạt động thể dục thể thao của Quận cũng được tổ chức thường xuyên.
- Nhìn chung hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của Quận được tổ chức thường
xuyên, tạo nề nếp sinh hoạt lành mạnh trong khu dân cư.
8
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG QUẬN 4
3.1. Chất lượng môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Quận 4,
Viện KTNĐ&BVMT đã tiến hành đo đạc và thu mẫu khí tại các nút giao thông lớn
trên địa bàn Quận, kết quả phân tích được nêu trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1 - Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn Quận 4
ST
T
Ký hiệu mẫu Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m
3
)
Bụi SO
2
NO
2
CO
01 KK1 0,38 0,202 0,467 14,6
02 KK2 0,24 0,131 0,308 13,9
03 KK3 0,22 0,128 0,124 10,4
04 KK4 0,30 0,103 0,145 9,8
05 KK5 0,29 0,108 0,098 9,5
TCVN 5937; 5938-1995 0,3 0,5 0,4 40
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 10.2006.
Ghi chú: - KK1: Ngã tư Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành
- KK2: Ngã ba Tôn Thất Thuyết - Nguyễn Tất Thành
- KK3: Ngã ba Tôn Đản - Vĩnh Hội
- KK4: Ngã ba Nguyễn Thái Học - Hoàng Diệu
- KK5: Ngã ba Bến Vân Đồn - Nguyễn Khoái (trước Công an Phường 1)
9
Bảng 3.2 - Các yếu tố vi khí hậu và độ ồn
STT Ký hiệu
mẫu
Các yếu tố vi khí hậu Độ ồn tích phân trung
bình
Nhiệt độ
(
0
C)
Độ ẩm
(%)
T.độ gió
(m/s)
L
max
(dBA)
L
50
(dBA)
L
EQA
(dBA)
01 KK1 29,9 78 0,6-1,5 81,8 73,9 74,5
02 KK2 30,4 76 0,4-1,4 91,9 76,6 78,4
03 KK3 32,8 69 0,8-1,5 83,6 74,1 75,4
04 KK4 33,3 66 0,8-1,6 81,2 74,1 75,2
05 KK5 34,3 57 0,8-1,4 79,7 70,1 71,5
TCVN 5949-1998
≤115
-
≤75
TCVS
3733/2002/BYT
≤34 ≤80 ≤2
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 10.2006.
Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
trên địa bàn Quận 4 cho thấy:
- Nồng độ các chất ô nhiễm: Bụi, SO
2
, NO
2
, CO tại hầu hết các điểm đo đều
nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937; 5938-1995,
chỉ có điểm đo KK1 (ngã tư Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành) là đã chớm bị ô
nhiễm bụi và NO
2
.
- Các yếu tố vi khí hậu và nhiệt độ tại các điểm đo đều nằm trong giới hạn
cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5949-1998 và TCVS 3733/2002/QĐ/BYT ban hành
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế, ngoại trừ độ ồn L
EQA
là có cao hơn tiêu chuẩn một
chút nhưng không đáng kể.
Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Quận 4
còn khá tốt, chỉ có tại nút giao thông ngã tư Hoàng Diệu và Nguyễn Tất Thành là
nút giao thông lớn của Quận, mật độ xe cộ đi lại lớn nên đã chớm bị ô nhiễm bụi và
NO
2
.
3.2. Chất lượng các nguồn nước mặt, nước ngầm
3.2.1. Chất lượng nước mặt
Trong “Dự án Cải thiện môi trường nước Tp.HCM”, Trung tâm Nghiên cứu
Ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường (CENTEMA) đã lấy mẫu và phân tích
chất lượng nước dọc hệ thống kênh rạch trong Tp.HCM rất chi tiết và cụ thể, mẫu
10
được thu tại cả hai thời điểm triều cường và triều kiệt. Kết quả phân tích chất lượng
nước mặt kênh Bến Nghé và kênh Tẻ thuộc địa bàn Quận 4 được nêu trong Bảng
3.3 và 3.4.
Bảng 3.3 - Chất lượng nước mặt khu vực Quận 4 khi triều cường
STT Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu mẫu TCVN
5942
M1 M2 M3 M4
01 PH 6,8-6,9 6,8-7,0 6,9 6,9 5,5-9
02 Độ đục FTU 80-98 334-389 170-175 52-75 -
03 Độ kiềm mgCaCO
3
36-68 68-84 45-52 44-56 -
04 Độ acid mgCaCO
3
9-14 9-13 6 8-11 -
05 TDS mg/l 324-333 307-308 260-264 86-130 -
06 SS mg/l 37-40 110-122 40-45 56-68 80
07 DO mg/l 0,6 0 0,1-0,2 0,2-0,4 2
08 COD mg/l 66-69 70-97 98-106 40-50 <35
09 BOD mg/l 45-50 50-70 70 30-35 <25
10 Cl
-
mg/l 123-127 97-101 90-92 70-83 -
11 N-NH
3
mg/l 2,5-3,5 4,0-4,2 3,1-3,2 3,8-3,9 1
12 N-NO
2
mg/l 0,02-0,11 vết-0,2 0,01-0,03 0,19-0,25 0,05
13 N-NO
3
mg/l 0,11-0,33 0,1-0,37 0,2-0,3 0,4-0,6 15
14 N-Org mg/l 1,6-1,9 2,8-3,6 4,5-4,7 4,1-4,5 -
15 P-PO
4
mg/l 0,5-0,9 0,1-0,8 0,2-0,3 0,13-0,18 -
16 Phenol mg/l 0,005-
0,007
0,006-
0,008
0,010-
0,013
vết 0,02
17 Dầu mỡ mg/l 2,1-4,4 2,4-3,0 1,2-2,9 1,2-1,5 0,3
18 Cr
4+
mg/l 0 0 Vết - 1
19 Pb mg/l <0,01 <0,01 0,01 <0,01 0,1
20 Cd mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,02
21 As
µg
1,4-1,7 3,4-3,6 2,3-2,9 0,9-1,2 0,1
22 Hg
µg
0 0 0 0 0,002
23 Ecoli MPN/100
ml
1,5-
5,1x10
3
1,5-
1,9x10
5
8,3-
9,0x10
5
1,0-
1,8x10
3
-
11
24 Coliform MPN/100
ml
1,4-
2,8x10
4
1,9-
2,3x10
6
1,5-
2,7x10
6
3,6-
4,1x10
4
10.000
25 Pesticide
Cl
ppm - - - - -
26 Pesticide
P
ppm - - - - -
Nguồn: Dự án Cải Thiện môi trường nước Tp.HCM, tháng 01/2005.
Bảng 3.4 - Chất lượng nước mặt khu vực Quận 4 khi triều kiệt
STT Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu mẫu TCVN
5942
M1 M2 M3 M4
01 PH 6,8-6,8 6,9 6,8 6,6-6,8 5,5-9
02 Độ đục FTU 128-171 469-695 260 94-121 -
03 Độ kiềm mgCaCO
3
20-30 90-96 84-86 60-66 -
04 Độ acid mgCaCO
3
10 10-12 8 10 -
05 TDS mg/l 567-582 395-398 350-360 250-272 -
06 SS mg/l 34-36 147-152 66-68 63-70 80
07 DO mg/l 0,2 0 0 0 2
08 COD mg/l 86-512 127-139 165-169 74-78 <35
09 BOD mg/l 60-355 90-100 110-115 50-55 <25
10 Cl
-
mg/l 241-245 135-139 135-145 103-118 -
11 N-NH
3
mg/l 4,5-4,7 8,2-9,6 5,4-5,9 5,0-5,5 1
12 N-NO
2
mg/l 0,17-0,22 0,01-0,05 0,21-0,27 0,21-0,39 0,05
13 N-NO
3
mg/l 0,31-0,40 0,3-0,45 0,3-0,4 0,5-0,9 15
14 N-Org mg/l 3,1-3,3 5,0-5,7 6,3-6,5 8,1-8,3 -
15 P-PO
4
3-
mg/l 0,6-0,9 0,8-1,7 0,3-0,6 1,08-1,17 -
16 Phenol mg/l 0,013-
0,015
0,010-
0,017
0,020-
0,025
0,013-
0,017
0,02
17 Dầu mỡ mg/l 3,2-3,6 3,0-3,8 3,3-4,7 2,1-2,5 0,3
18 Cr
3+
mg/l 0 0-0,046 Vết vết 1
19 Pb mg/l <0,01 <0,01 0,02-0,03 <0,01 0,1
20 Cd mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,02
12
21 As
µg
2,5 4,5-4,7 2,9-3,9 2,3-2,6 0,1
22 Hg
µg
0 0-0,2 0 0 0,002
23 Ecoli MPN/100
ml
4,2-
8,0x10
3
1,6-
2,2x10
6
1,0-
2,5x10
6
1,2-
2,0x10
3
-
24 Coliform MPN/100
ml
4,6-
5,2x10
4
1,8-
2,5x10
7
5,3-
5,6x10
7
1,1-
7,1x10
5
10.000
25 Pesticide
Cl
ppm 0,10 0,23 0,63 0,86 -
26 Pesticide
P
ppm 0,04 0,12 0,04 0,09 -
Nguồn: Dự án Cải Thiện môi trường nước Tp.HCM, tháng 01/2005.
Ghi chú:
- M1: Cầu Khánh Hội - M3: Kênh Tẻ, cách cầu Tân Thuận 1,5km
- M2: Cách cầu Khánh Hội 500m - M4: Cầu Tân Thuận
Nhận xét: Quận 4 được bao bọc bởi hệ thống kênh Bến Nghé và kênh Tẻ, là nguồn
tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp của các Quận 1, 4, 7 và 8.
Song song đó, việc thải bỏ chất thải rắn cùng với hàng loạt các “cầu cá” ven kênh
làm cho chất lượng nước kênh ngày càng trở nên xấu hơn. Kết quả phân tích chất
lượng nước mặt khu vực Quận 4 cho thấy hầu hết giá trị tại các điểm đo đều vượt
tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995 qui định đối với nguồn loại B. Hệ thống
kênh rạch khu vực Quận 4 chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nên chất lượng
nước trong ngày cũng rất khác nhau, chất lượng nước lúc triều cường tốt hơn nhiều
so với chất lượng nước lúc triều kiệt nhờ khả năng pha loãng tự nhiên.
Các chỉ tiêu như độ đục, TDS, COD có giá trị dao động giữa lúc triều cường
và lúc triều kiệt là rất lớn: Độ đục dao động từ 52 - 389 FTU vào lúc triều cường và
121 - 695 FTU vào lúc triều kiệt; TDS dao động từ 86 - 333 mg/l vào lúc triều
cường và từ 250 - 582 mg/l vào lúc triều kiệt; COD dao động từ 40-106 mg/l vào
lúc triều cường và 74 - 512 mg/l vào lúc triều kiệt.
- Hàm lượng oxy hoà tan: Khi triều cường giá trị DO dao động từ 0 - 0,6mg/l, thấp
hơn rất nhiều so với TCVN (2mg/l). Vào lúc triều kiệt ngoại trừ điểm M1 có giá trị
DO là 0,2 mg/l, các điểm còn lại đều bằng 0 mg/l, điều này chứng tỏ nước kênh đã
bị ô nhiễm nặng, các sinh vật nước không thể sống và phát triển được.
Chỉ tiêu Tổng Coliform lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép
(10
4
MPN/100 ml), giá trị dao động từ 1,4x10
4
- 2,7x10
6
MPN/100 ml vào lúc triều
13
cường và từ 4,5x10
4
- 5,6x10
7
MPN/100 ml vào lúc triều kiệt. Điều này chứng tỏ
rằng nước kênh là một trong những nguồn gây lan truyền các loại bệnh truyền
nhiễm như dịch tả, thương hàn, kiết lỵ…
Nồng độ N-NH
3
tại các điểm đo đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều
lần (3-9 lần), cùng với nồng độ COD và N-Org rất cao cho thấy nước kênh luôn
phải tiếp nhận các nguồn chất thải hữu cơ mới, quá trình phân hủy các chất hữu cơ
xảy ra chậm hơn rất nhiều so với tốc độ xả chất thải xuống kênh.
Hàm lượng dầu mỡ dao động từ 1,2 - 4,4mg/l vào lúc triều cường và 2,1-
4,7mg/l vào lúc triều kiệt, lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn (0,3mg/l). Dầu mỡ có
trong nước kênh một phần là do nước thải sinh hoạt của người dân sống xung
quanh, một phần là do các loại tàu bè qua lại dọc kênh gây ra, đặc biệt là đối với các
loại ghe thuyền nhỏ, động cơ quá cũ kỹ.
3.2.2. Chất lượng nước ngầm
Để đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm, ngoài kết quả khảo sát của Liên
Đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam nêu ra trong Chuyên đề “Chất lượng nước ngầm và
khả năng khai thác tại Quận 4”, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường
(VITTEP) cũng đã thực hiện khảo sát và thu mẫu phân tích chất lượng nước ngầm ở
khu vực Quận 4, kết quả phân tích được nêu lên trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5 - Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu mẫu TCVN
5944-1995
N1 N2 N3
01 PH - 3,9 3,4 3,6 6,5-8,5
02 Độ đục NTU 6 8 7 -
03 SO
4
2-
mg/l 150 165 180 200-400
04 TDS mg/l 2750 1120 1200 750-1500
05 NO
3
-N mg/l 2,3 2,1 2,8 45
06 NO
2
-N mg/l 0 0 0 -
07 NH
4
-N mg/l 0,11 0,21 0,3 -
08 Cl
-
mg/l 650 540 480 200-600
09 Tổng Fe mg/l 35,5 11,2 10 1-5
10 Fe
2+
mg/l 4,4 2,7 3,2 -
Nguồn: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường 10/2008.
14
Ghi Chú: - N1: Nước giếng khoan (60m) tại Trạm trung chuyển rác Tôn Thất Thuyết
- N2: Nước giếng khoan (45m) tại Cty TNHH Mai Trinh
- N3: Nước giếng khoan (40 m) tại Vườn ươm Quận 4
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy chỉ số pH tại cả 3 điểm đo đều có giá
trị rất thấp, dao động từ 3,4 - 3,9 trong khi giới hạn cho phép là từ 6,5 - 8,5. Nước
ngầm khu vực này có hàm lượng sắt rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 18 lần
(giá trị tổng sắt dao động từ 10 - 35,5mg/l trong khi tiêu chuẩn cho phép là 1-
5mg/l). Riêng mẫu N1 lấy tại giếng khoan ở Trạm trung chuyển rác đường Tôn
Thất Thuyết có hàm lượng TDS và Cl
-
cao nhất trong 3 mẫu đo, TDS gấp 1,8 lần và
Cl
-
gấp 1,1 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
3.3. Hiện trạng quản lý nước thải sinh hoạt
3.3.1. Mạng lưới hệ thống thoát nước khu vực Quận 4
Mạng lưới hệ thống thoát nước khu vực Quận 4 khá phức tạp và phân bố
không đồng đều giữa các nơi, hệ thống cống thoát được phân thành 3 cấp dựa vào
đường kính tuyến cống với tổng chiều dài đoạn cống là 58.139m, trong đó:
- Đường kính cống < φ400 : tổng chiều dài đoạn cống là 13.510 m
- Đường kính cống φ 400 : tổng chiều dài đoạn cống là 43.168 m
- Đường kính cống > φ600 : tổng chiều dài đoạn cống là 1.461 m
Phân cấp tuyến cống và chiều dài đoạn cống chia theo các phường được trình
bày trong Bảng 3.6
15
Bảng 3.6 - Hiện trạng hệ thống cống thoát chia theo các phường trong Quận 4
STT Địa điểm Đường kính cống Tổng cộng
(m)
<φ400 φ400 >φ600
01 Phường 1 117 1641 0 1758
02 Phường 2 1174 2910 60 4144
03 Phường 3 557 4332 0 4889
04 Phường 4 483 3772 0 4255
05 Phường 5 403 2717 69 3189
06 Phường 6 508 856 0 1364
07 Phường 8 971 3903 0 4874
08 Phường 9 867 2042 0 2909
09 Phường 10 1633 2327 0 3960
10 Phường 12 209 1502 0 1711
11 Phường 13 1009 2285 104 3398
12 Phường 14 2081 2470 922 5473
13 Phường 15 704 3850 0 4554
14 Phường 16 1899 4912 0 6811
15 Phường 18 895 3649 306 4850
Tổng cộng: 13.510 43.168 1.461 58.139
Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị Quận 4, năm 2006.
Quận 4 có diện tích 418,5 ha với tổng chiều dài hệ thống cống thoát nước là
58.139 m, như vậy tính trung bình mật độ cống tại Quận là 139 m/ha. So với các
Quận khác trong cùng lưu vực thoát nước của kênh Tàu Hũ, kênh Bến Nghé, kênh
Đôi, kênh Tẻ thì mật độ cống thoát khu vực Quận 4 gần xấp xỉ so với Quận 5 (150
m/ha) và lớn hơn nhiều so với các Quận 6, 8, 10, 11. Mật độ cống thoát tại các
Quận trong lưu vực kênh Tàu Hũ, kênh Bến Nghé, kênh Đôi, kênh Tẻ cụ thể như
sau:
- Quận 3 : mật độ cống 312 m/ha - Quận 8 : mật độ cống 19 m/ha
- Quận 4 : mật độ cống 139 m/ha - Quận 10 : mật độ cống 79 m/ha
- Quận 5 : mật độ cống 150 m/ha - Quận 11 : mật độ cống 93 m/ha
- Quận 6 : mật độ cống 102 m/ha
Hiện trạng hệ thống cống thoát nước hiện nay chủ yếu là hệ thống cống
chung, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều theo chế độ bán nhật triều. Tại cửa
16
xả không có van ngăn triều nên trong cống có các chế độ chảy không áp, có áp và
đổi chiều dòng chảy. Thông thường, các tuyến cống được nối kết với nhau tạo ra
các mạng lưới vòng cục bộ, điều này giúp tận dụng được khả năng thoát nước của
từng tuyến cống riêng rẽ nhưng cũng gây nhiều khó khăn trong việc phân lưu kiểm
tra năng lực thoát nước cũng như nguyên nhân gây ngập.
3.3.2. Phân cấp quản lý hệ thống thoát nước
Phân cấp quản lý hệ thống thoát nước hiện nay trong khu vực Quận 4 cũng
tương tự như các Quận khác trong thành phố, nghĩa là do 02 cấp quản lý trực tiếp:
Cấp thành phố: quản lý mạng lưới cống thoát có đường kính φ 600 trở lên,
chịu trách nhiệm duy tu và bảo dưỡng mạng lưới hàng năm. Quản lý nguồn vốn
ngân sách hàng năm là Ban Quản lý vốn Duy tu thuộc Sở Giao thông Công Chánh
và Công ty Thoát nước Đô thị triển khai thực hiện. Việc xây dựng mới và phát triển
mạng lưới từ nguồn vốn ngân sách thành phố hiện nay do Ban Quản lý Công trình
chuyên ngành GTCC thuộc Sở Giao thông Công chánh làm chủ đầu tư, thực hiện
thi công qua hình thức đấu thầu hoặc chọn thầu.
Cấp Quận (Công ty Dịch vụ Công ích Quận 4): Quản lý mạng lưới thoát
nước có đường kính φ< 600, chịu trách nhiệm duy tu và bảo dưỡng hàng năm, xây
dựng mới nếu quy mô công trình nhỏ (dưới mức quy định đấu thầu).
3.3.3. Hiện trạng mạng lưới thoát nước của một số đường trong Quận
* Đường Khánh Hội: Hệ thống cống thoát đường Khánh Hội có đường kính
ống φ600mm nằm dọc hai bên đường và thoát ra kênh Tẻ.
* Đường Hoàng Diệu: Hệ thống cống thoát đường Hoàng Diệu có đường
kính ống φ800mm nằm dọc hai bên vỉa hè và thoát ra kênh Bến Nghé.
* Đường Nguyễn Khoái: Hệ thống cống thoát đường Nguyễn Khoái là hệ
thống cống dọc, đường kính ống φ800 mm, thoát ra kênh Bến Nghé và kênh Tẻ.
* Đường Tôn Thất Thuyết: Đường Tôn Thất Thuyết bắt đầu từ đường
Nguyễn Tất Thành (phường 18) và kết thúc ở cửa nhà máy đay Khánh Hội (phường
1). Hệ thống thoát nước hiện tại được bố trí dưới vỉa hè phía phải tuyến, hệ thống
này có nhiệm vụ thu nước và chảy vào các cống ngang rồi thoát ra kênh Tẻ. Phía
trái tuyến có các hố gas thu nước rồi chảy trực tiếp vào cống ngang để thoát đi. Hệ
thống cống dọc và ngang đã xây dựng từ rất lâu ngày nên đã bị hư hỏng nặng. Các
hố gas hiện nay hầu như đã mất hết lưới chắn rác gây nên hiện tượng ứ đọng, nước
không thoát kịp. Mặt khác có một số hố gas miệng thu nước nằm dưới mực nước
cao nhất nên khi thủy triều lên cao xảy ra hiện tượng nước chảy ngược từ kênh Tẻ
17
vào và tràn lên mặt đường. Hệ thống cống của tuyến đường này có đường kính φ
600 mm.
* Đường Đoàn Văn Bơ: Hệ thống thoát nước đường Đoàn Văn Bơ chia
thành 02 đoạn:
Hệ thống thoát nước đoạn đầu từ ngã tư cầu Calmette đến hẽm 20 Đoàn Văn
Bơ đã được xây dựng mới, kích thước đường cống φ800 mm. Hệ thống này được
đặt ở dọc hai bên vỉa hè và nối vào đường ống cống φ1.000 mm trên đường Bến
Vân Đồn rồi xả ra kênh Bến Nghé tại cửa xả đầu đường Lê Quốc Hưng.
Hệ thống thoát nước đoạn từ hẻm 20 Đoàn Văn Bơ đến giao với đường
Hoàng Diệu hiện nay là cống φ800 mm chạy dọc hai bên vỉa hè. Đoạn cống này
hiện nay đảm nhận hai nhiệm vụ là: thu nước mặt trên đoạn mà nó đi qua và chuyển
nước từ hệ thống cống trên đường Hoàng Diệu (chỉ là lượng nước của khu vực lân
cận vì thực tế lượng nước trên đường Hoàng Diệu được chia ra nhiều hướng thoát
khác nhau) chảy vào đường cống mới xây dựng ở đầu tuyến rồi cùng thoát ra kênh
Bến Nghé. Tuy nhiên hệ thống cống này do đã xây dựng từ lâu và không được duy
tu bảo dưỡng thường xuyên nên hiện nay các cửa thu nước bêtông bị vỡ, lưới chắn
rác không có hoặc bị rỉ sét dẫn đến hiện tượng đọng rác và làm mất khả năng thoát
nước mặt.
* Đường 15: Đường 15 nằm theo trục giao thông Đông-Tây của Quận 4
thuộc phạm vi phường 2 và 3, bắt đầu từ ngã ba giao lộ đường 14 hiện hữu với
đường Khánh Hội chạy gần song song với đường Tôn Thất Thuyết và kết thúc ở
đường Nguyễn Khoái. Dọc theo tuyến đường này, hiện chưa có hệ thống cống
ngầm thoát nước thải sinh hoạt cũng như thoát nước mưa, việc thoát nước chủ yếu
qua rạch, ao, hồ, điểm trũng thấp và phần lớn là tự tiêu thấm.
3.3.4. Nhận xét chung về hiện trạng hệ thống cống thoát khu vực Quận 4
Nhìn chung, mạng lưới hệ thống cống thoát nước trên địa bàn Quận 4 khá phức tạp,
các tuyến cống thoát chủ yếu là các tuyến cống đã được xây dựng từ rất lâu đời và ít
được duy tu và bảo dưỡng thường xuyên nên hiện nay trong tình trạng hư hỏng
nặng, hệ thống cống thoát xuống cấp rất trầm trọng và khả năng thoát nước kém.
Mặc dù hiện nay Quận đã cố gắng sửa chữa và nâng cấp một số các tuyến cống
nhưng số lượng này chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số chiều dài tuyến cống hiện có.
Ngoài ra trên địa bàn Quận 4 vẫn còn một số nơi chưa có hệ thống cống ngầm thu
gom nước mưa và thoát nước sinh hoạt, cụ thể như ở các phường 2, 3 và 5. Mạng
lưới thoát nước ở khu vực này chủ yếu là thoát ra rạch, ao, hồ, các điểm trũng thấp
xung quanh và phần lớn là tiêu thấm tự nhiên (ngoại trừ đường Khánh Hội là có hệ
18
thống cống thoát với đường kính ống φ600 mm nằm dọc hai bên đường và thoát ra
kênh Tẻ). Chính vì hiện trạng như thế nên gần đây vào mùa mưa, nhất là sau những
cơn mưa lớn và những lúc triều cường, một số nơi trong địa bàn Quận đã xảy ra tình
trạng ngập úng cục bộ, nước không tiêu thoát kịp, rác ứ đọng lại tại các miệng cống
gây mất vệ sinh môi trường và mất vẽ mỹ quan của đô thị.
3.4 Hệ thống quản lý môi trường
3.4.1 Cơ quan quản lý môi trường cấp Quận
Theo quyết định số 3890/QĐ-UB-KT của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh ký ngày 27/07/1998, quyết định về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý
Nhà nước về môi trường cho Phòng Quản lý Đô thị các quận huyện, theo đó nhiệm
vụ quản lý Nhà nước về môi trường của Phòng Quản lý Đô thị Quận 4 bao gồm
các nội dung sau:
Tham mưu cho UBND Quận xây dựng các chương trình hoạt động và quản
lý Nhà nước về môi trường; xây dựng các dự án về môi trường phù hợp với kế
hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch chung của thành phố.
Phối hợp với các Ban ngành chức năng và các phường trong việc triển khai
công tác quản lý môi trường trên địa bàn Quận.
Xem xét đánh giá về mặt môi trường đối với các dự án sản xuất - dịch vụ -
kinh doanh thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong việc chấp hành các
quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trương theo Luật định. Phối hợp với Sở Tài
nguyên Môi trường thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị SX-DV-
KD thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố và các đơn vị của Trung ương hoạt
động trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra (theo phân cấp) định kỳ và đột xuất các đơn
vị hoạt động SX-DV-KD trong việc chấp hành các quy định tiêu chuẩn về BVMT
theo luật định. Đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của quận.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường, các
sự cố môi trường trên địa bàn Quận.
- Phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, các
chủ trương, chính sách và kế hoạch bảo vệ môi trường của nhà nước đến người dân
trên địa bàn, Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và
tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nhằm xây dựng nếp sống
văn minh đô thị.
19
Hiện nay, cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường tại Quận 4 chỉ có 01 người, vì
khối lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều nên việc quản lý gặp nhiều khó
khăn. Tuy vậy Phòng Quản lý Đô thị Quận 4 luôn là một đơn vị tích cực trong việc
triển khai và thực hiện các dự án quản lý môi trường khá hiệu quả, ngoài ra Quận 4
còn là một trong 4 quận được chọn để triển khai thực hiện Dự án phân loại rác tại
nguồn; thực hiện chương trình “Tiết kiệm năng lượng”.
3.4.2 Tình hình giám sát và thông tin môi trường
3.4.2.1. Công tác giải quyết khiếu nại và thanh tra môi trường
Trong năm 2003, Phòng Quản lý Đô thị Quận 4 đã phối hợp với Phòng Kinh
tế, Đội Y tế dự phòng và UBND 15 phường giải quyết 06 đơn khiếu nại, kết quả đã
buộc 3 cơ sở ngưng sản xuất và 03 cơ sở phải khắc phục, cải tạo để giảm đến mức
tối đa tác động đến cuộc sống của người dân xung quanh. Ngoài ra Phòng QLĐT
Quận 4 cũng đã phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường thanh tra môi trường tại
18 cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn Quận.
3.4.2.2. Công tác di dời các Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
Để thực hiện tốt chủ trương của thành phố, Phòng QLĐT Quận 4 đã tham
mưu cho UBND Quận mời các Doanh nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường
cùng với Ban chỉ đạo của thành phố để phổ biến chủ trương và chính sách của thành
phố trong việc di dời các cơ sở SXCN gây ô nhiễm môi trường ra các KCN và vùng
phụ cận. Qua đó có 16 đơn vị đăng ký xin di dời và đã được UBND thành phố ra
quyết định di dời đợt 1 (số 5420/QĐ-UB ngày 26/12/2002) và 04 đơn vị di dời đợt 2
(theo quyết định số 4559/QĐ-UB ngày 23/20/2003). Tuy nhiên hiện nay tình hình
thực hiện công tác di dời còn gặp một số khó khăn do vấn đề thực hiện các chính
sách theo Quyết định số 81 của UBND thành phố còn chậm, thủ tục nhiêu khê;
ngoài ra hiện nay các KCN đều đầy, đang chờ giải tỏa hoặc mở rộng thêm nên các
đơn vị di dời đều đang chờ thành phố giao đất, riêng đối với ngành chế biến thủy
sản hiện nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể nơi đến.
3.4.3 Sự tham gia và phối hợp của cộng đồng
Phối hợp cùng Tổ chức ENDA, Sở Giao thông Công chánh, Sở Tư pháp tổ
chức 06 lớp học nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, gồm các
ban ngành sau: ngành giáo dục, y tế, vệ sinh, quận đoàn, hội cựu chiến binh, hội
liên hiệp phụ nữ, lãnh đạo và nhân viên các phường, ban điều hành các tổ dân
phố…
20
Tổ chức hội thi “Môi trường xanh-sạch-đẹp”, phong trào “Công sở văn
minh, sạch đẹp, an toàn”, tổ chức các “Ngày chủ nhật xanh”, phối hợp cùng Công ty
Công viên Cây xanh trồng cây và lắp đặt các tháp hoa dọc theo các tuyến đường
lớn…Phối hợp cùng Công ty Thoát nước Đô thị thành phố và Công ty Dịch vụ
Công ích Quận 4 tập trung nạo vét hệ thống thoát nước trên địa bàn Quận, phối hợp
cùng UBND các phường kiểm tra và thực hiện các công tác vệ sinh môi trường đô
thị…
3.5. Chất thải rắn
3.5.1. Khối lượng rác
Theo thống kê của phòng Tài nguyên – Môi trường Quận 4, tổng khối lượng
rác thải Quận 4 từ các nguồn là khoảng 450 tấn/ ngày. Thêm vào đó tổng lượng chất
thải trơ (xà bần, bùn đất) phát sinh trên địa bàn Quận là 50 tấn/ ngày.
3.5.2. Các loại nguồn thải
Theo số liệu khảo sát, các nguồn phát sinh chất thải chính ở Quận như sau:
Bảng 3.7- Số lượng các nguồn phát sinh chất thải trên địa bàn Quận 4
STT Nguồn Đơn vị Số lượng
1 Hộ gia đình Hộ 35.785
2 Chợ Chợ 9
3 Siêu thị Siêu thị 1
4 Trường học
Trường Mầm non Trường 14
Trường Tiểu học Trường 3
Trường trung học phổ thông Trường 4
Trường Đại học Trường 5
Các đơn vị thuộc phòng giáo dục khác Trường 9
Tổng 35
5 Cơ sở khám chữa bệnh
Phòng mạch Cở sở 25
Hiệu thuốc Cơ sở 70
Trung tâm y tế Cơ sở 15
Tổng 110
6 Dịch vụ doanh nghiệp, kho, cảng 949
7 Cơ sở sản xuất công nghiệp, kho, cảng
21
Công ty, hợp tác xã Công ty 227
Kho, cảng Kho 10
Nhà máy, xí nghiệp Cơ sở 04
Tổng 312
3.5.3. Tốc độ thải rác
Thông qua phân tích tốc độ thải rác cung cấp cho ta những dữ liệu quan
trọng cho công tác quản lý rác thải đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy
hoạch và xử lý rác thải cả về khối lượng và thời gian.
Kết quả khảo sát và phân tích số liệu cho thấy tốc độ phát triển rác hộ gia
đình tính theo kg/người/ng dao động từ 0,02 – 7,00 kg/người/ng. Và tần xuất hiện
cao nhất là 0,5 kg/người/ng.
Tốc độ phát sinh rác thực phẩm từ hộ gia đình bằng 0,3 kg/người/ngđ và tần
xuất hiện cao nhất 7,55%. Đối với phần rác còn lại là 0,3 kg/người/ngđ và tần xuất
cao nhất là 18,87%.
3.5.4. Các hình thức thải rác
● Bỏ rác vào thùng rác, sọt rác,
● Bỏ rác vào túi nilon,
● Bỏ rác vào thùng rác công cộng,
● Vứt rác bừa bãi; thả rác ở kênh rạch…
3.5.5. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thu, gom rác Quận 4
Hiện nay trên địa bàn Quận 4 được thu gom như sau: rác đường phố, rác từ các cơ
quan, xí nghiệp, xà bần và khoảng 5% rác từ hộ gia đình do công ty dịch vụ Công
ích Quận 4 đảm nhận; phần còn lại chiếm khoảng 95% do lực lượng thu gom rác
dân lập đảm nhiệm.
Chất rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh khác nhau được thu gom theo các hình
thức hệ thống Container cố định. Theo cách này, người thu gom rác sẽ đẩy xe thu
gom và trả lại thùng rỗng về vị trí cũ, sau đó đẩy xe đến hộ tiếp theo và tiếp tục lấy
rác cho tới khi đầy xe. Công nhân vệ sinh của đội thu gom công lập còn đảm nhận
công tác quét đường. Do đó họ quét và thu gom rác đường phố cũng như rác hộ gia
đình trên tuyến đường mà họ đảm nhận. Quá trình này được thực hiện cho tới khi xe
không thể chứa thêm rác, xe được đẩy đến điểm hẹn để chuyển sang xe lớn hơn đối
với rác công lập và đưa đến trạm trung chuyển đối với thu gom rác dân lập. Sau khi
chuyển rác sang xe vận chuyển và đưa đến trạm trung chuyển, công nhân vệ sinh lại
22
thực hiện chuyến lấy rác tiếp theo đối với tuyến thu gom khác. Trung bình mỗi
chuyến thu gom khoảng 120 hộ.
23
CHƯƠNG 4
XU THẾ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG QUẬN 4
ĐẾN NĂM 2020
4.1. Định hướng quy hoạch phát triển Quận 4 đến năm 2020.
Theo Quyết định số 6785/QĐ-UB-QLĐT ngày 18/12/1998 của UBND Thành phố
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Quận 4, định hướng Quy hoạch
phát triển Quận 4 đến năm 2020 gồm những nội dung chính sau đây:
4.1.1 Quy hoạch phân bố dân cư
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2002 dân số của Quận 4 là 198.164
người. Dự kiến đến năm 2005 số dân sẽ tăng lên 205.000 người và đến năm 2020 số
dân sẽ là 200.000 - 210.000 người.
Về vấn đề phân bố dân cư: Quận 4 được chia thành 03 khu vực dân cư chính:
- Khu 1: gồm các phường 9, 12 và một phần phường 13, là khu vực trung
tâm của Quận bao gồm trung tâm hành chính sự nghiệp, dịch vụ, du lịch cảng, khu
nhà cao tầng…
- Khu 2: gồm các phường 2, 3, 4, 5, 6; khu vực này vừa bao gồm các công
trình công cộng như trung tâm văn hoá thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí, công
viên cây xanh vừa bao gồm một số cụm công nghiệp và kho tàng của Quận.
- Khu 3: gồm các phường 13,14,15,16,18, khu vực này chủ yếu có các công
trình công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
4.1.2 Quy hoạch sử dụng đất
Theo quyết định số 6785/QĐ-UB-QLĐT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
chung Quận 4, đến năm 2020 tình hình phân bố sử dụng đất trên toàn Quận như
sau:
Bảng 4.1- Tình hình phân bố sử dụng đất trên toàn Quận 4.
- Đất khu ở (hiện hữu cải tạo & xây dựng mới): 150,27ha 35,9%
- Đất công trình công cộng: 46,96ha 11,2%
- Đất công viên cây xanh công cộng, TDTT: 43,98ha 10,5%
- Đất giao thông (đường sá, bãi đậu xe) : 74,32ha 17,8%
- Đất công nghiệp, kho tàng, cảng: 39,78ha 9,5%
- Đất sông rạch: 63,2ha 15,1%
Tổng cộng: 418,51ha 100%
24
4.1.3 Quy hoạch các phân khu chức năng
1. Trung tâm Quận
- Khu hành chính của Quận được bố trí theo đường Đoàn Như Hài, giáp
đường Nguyễn Tất Thành và đến đường Nguyễn Trường Tộ.
- Các khu dịch vụ, thương mại phần lớn thực hiện chức năng dịch vụ cảng và
giao lưu hàng hoá tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Tất Thành.
- Các khu văn hoá - TDTT - giáo dục và y tế cấp Quận được bố trí xen kẽ
trong các khu dân cư.
2. Công nghiệp, TTCN, kho tàng
Quận lên kế hoạch giải tỏa, di dời các xí nghiệp, kho tàng gây ô nhiễm môi
trường và nằm ở vị trí bất hợp lý ra ngoài, duy trì ngành tiểu thủ công nghiệp truyền
thống gia đình, loại hình không gây ô nhiễm môi trường.
3. Công viên cây xanh công cộng, TDTT
- Xây dựng mở rộng khu công viên hồ Khánh Hội, công viên giải trí Cù Lao
phường 1, công viên phường 16, phường 18 và các công viên gần khu vực nút giao
thông cầu Tân Thuận với tổng diện tích khoảng 44 ha.
- Xây dựng các khu cây xanh dọc kênh Tẻ và kênh Bến Nghé.
4.1.4 Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật
1. Giao thông
- Tập trung xây dựng mới trục đường Bắc Nam, đường Hoàng Diệu nối dài,
đường Lê Văn Linh nối dài, đường 14 nối dài, đường phường 1 và các tuyến đường
nội bộ dự phóng (song hành Tôn Thất Thuyết, Xóm Chiếu) đồng thời mở rộng các
tuyến đường: Nguyễn Tất Thành, Đoàn Văn Bơ, Bến Vân Đồn, Tôn Thất Thuyết,
Xóm Chiếu, Tôn Đản, Nguyễn Khoái, Nguyễn Thần Hiến.
- Xây dựng mới cầu An Hội, cầu Ông Lãnh, cầu Long Kiểng, cầu Tân Thuận
2, cầu Nguyễn Khoái và mở rộng các cầu hiện hữu: cầu Calmette, cầu Khánh Hội,
cầu Tân Thuận.
- Xây dựng các nút giao thông: nút Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Thần Hiến -
Đoàn Văn Bơ; nút đường Bắc Nam - Tôn Đản - đường 14; nút đường Bắc Nam -
Hoàng Diệu nối dài; và nút giao thông Cầu Chông.
2. Cấp nước
25