Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khkt nông nghiệp miền nam
Báo cáo tổng kết các đề tài nhánh
(Quyển 2)
Thuộc đề tài cấp nhà nớc
Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ
và thị trờng để phát triển vùng điều nguyên liệu
phục vụ chế biến và xuất khẩu
M số kc 06.11
Chủ nhiệm đề tài: gs, ts . phạm văn biên
6496-2
04/9/2007
Tp. Hồ chí minh - 2005
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NHÁNH
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KHCN ĐỂ PHÁT TRIỂN
VÙNG ĐIỀU NGUYENLIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN
VÀ XUẤT KHẨU DÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
(TRUNG TÂM NCNN DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ)
THUỘC ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
<<
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT
TRIỂN VÙNG ĐIỀU NGUYÊN LIỆU
PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU
>>
- Cơ quan chủ trì : Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam.
- Chủ nhiệm đề tài : GS-TS. Phạm Văn Biên
- Cơ quan phối hợp thực hiện : Trung tâm NCNNDH Nam trung bộ.
Qui nhơn, tháng 8 năm 2005
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây điều (Anacardium occidentale L.) thuộc họ Anacardiacea là một loài cây
nhiệt đới có nguồn gốc từ vùng biển Brazil, Nam Mỹ và đến nay đã có 50 nước trồng
loài cây này. Đứng đầu là Brazil, Ấn Độ, một số nước Đông Phi và Đông Nam Á, sản
lượng hàng năm lên đến 400-500 nghìn tấn. Tại Việt Nam điều có thể được đưa vào
trồng từ thế
kỷ 17 dọc theo bờ biển Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Năm 1996 tổng
diện tích đã lên đến 250.000ha. Trong đó đã cho quả 180.000ha với sản lượng hàng
năm khoảng 126.000 tấn điều thô. Năm 1999 diện tích này còn 220.000ha với sản
lượng chỉ bằng 70% năm 1996-1997.
Sản phẩm của điều là nhân hạt và dầu vỏ hạt. Nhân hạt điều là mặt hàng có giá
trị xuất khẩu cao. Giá tr
ị kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta năm 1997 đạt 140
triệu USD chỉ đứng sau gạo, cà phê và gần bằng cao su. Năm 1999 cả nước ta xuất
khẩu 16.000 tấn nhân và 3.000 tấn dầu vỏ hạt điều đạt giá trị 120 triệu USD. Thị
trường nhân hạt điều Việt Nam trên thế giới ngày càng được mở rộng, sản phẩm nhân
hạt điều củ
a nước ta đã có mặt trên những thị trường lớn như: Mỹ, Canada, Nhật, Úc,
Anh, Italia và một số nước Đông Nam Châu Á. Trong những năm qua với hàng chục
nhà máy chế biến hạt điều trong nước đã không đủ nguyên liệu hoạt động phải nhập từ
nước ngoài; Cho thấy tiềm năng thu mua, chế biến, xuất khẩu hạt điều rất lớn, đây là
tín hiệu tốt cho vi
ệc kinh doanh loài cây này.
Điều là một trong những loài cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ
trồng, chi phí đầu tư ban đầu thấp nên điều được phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên
thế giới. Cũng chính vì vậy mà cây điều đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế
giới tập trung nghiên cứu các đặc tính sinh học, yêu cầu sinh thái cũng như kỹ thuật
canh tác và chọn tạo giố
ng.
Trong những năm thuộc thập niên 80, ở Việt Nam điều đã được đưa vào phát
triển làm cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc thuộc các chương trình trồng rừng. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển không quan tâm chọn lọc giống nên các rừng trồng
trên chỉ đáp ứng yêu cầu che phủ chưa phát huy hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy để nâng
cao năng suất cũng như sản lượng điều trong toàn quốc c
ần thiết phải nghiên cứu chọn
lọc những bộ giống cho năng suất cao chất lượng tốt thích hợp với từng vùng sinh thái,
2
đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất hạt
điều trong thời gian tới.
Được sự cho phép của Viện Khoa học Kỹ thuật (KHKT) Nông nghiệp Miền
Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ
(NCNNDHNTB) đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khoa học
công nghệ và thị trường để phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuấ
t
khẩu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ” (Đề tài nhánh: Trung tâm NCNN Duyên Hải
Nam Trung Bộ).
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cây điều (Anacardium occidentale L.) thuộc họ Anacardiacea là một loài cây
nhiệt đới có nguồn gốc từ quần đảo Anti và lưu vực sông Amazone, Brazil, Nam
Mỹ[20]. Hiện nay điều được trồng trên 50 nước thuộc khu vực nhiệt đới trong giới hạn
từ 20
0
vĩ tuyến bắc đến 20
0
vĩ tuyến Nam[20]. Tính đến thời điểm hiện tại thì Ấn Độ
và Brazil là những nước có diện tích và sản lượng hạt điều phục vụ cho xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa cao nhất trên thế giới.
Điều là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn, không kén đất và là cây
ưa sáng. Theo Walter Tappan, cây điều sống ở độ cao từ 0 đến 1250m so với mặt nước
bi
ển, nhưng từ độ cao 600m trở lên thì khả năng ra hoa đậu quả giảm dần theo độ
cao[20].
Điều là cây gỗ lớn có thể cao đến 40m, rộng đến 300m
2
, cành sà sát đất và có
thể sống đến 100 năm. Điều ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, phát hoa mọc ở
cụm đầu cành, mỗi phát hoa có từ 300-3.000hoa. Tỉ lệ hoa lưỡng tính biến động từ
1,0-85,0%. Quả do cuống quả phình ra, hạt nằm ngoài quả[3].
Điều thích hợp với nhiệt độ từ 24-28
0
C, nhưng cũng chịu được biên độ dao
động từ 7-46
0
C.Trong năm nếu nhiệt độ bình quân tháng nào dưới 15
0
C thì sự sinh
trưởng, phát triển của cây điều giảm rõ rệt. Độ ẩm không khí < 75% ở thời kỳ ra hoa là
nhiệt độ lý tưởng cho quá trình thụ phấn và đậu quả rất tốt, nhưng dưới 50% thì hạt
phấn khó nẩy mầm, trên nhụy cái và vòi nhụy dễ bị khô[3].
Sinh trưởng phát triển cây điều liên quan chặt chẽ đến chế độ ánh sáng, độ dài
ngày và độ quang mây. Ở những vùng có độ dài ngày và đêm bằ
ng nhau rất thích hợp
cho việc trồng điều, vùng có nhiều sương mù cây vẫn sinh trưởng bình thường nhưng
đậu trái rất kém, điều thích hợp với những vùng có thời gian chiếu sáng 2.000
giờ/năm[3].
Lượng mưa thích hợp cho điều từ 1000-2000mm/năm. Tuy nhiên điều vẫn sinh
trưởng được ở lượng mưa 400-2000mm/năm. Điều có thể mọc trên nhiều loại đất khác
nhau, ít lệ thuộ
c vào nguồn gốc đá mẹ. Nhưng để sinh trưởng phát triển tốt, cần những
nơi có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất sâu. Điều sinh trưởng rất hạn
chế trên những vùng đất sét nặng, bí chặt ngập úng vào mùa mưa[20].
4
Điều là một trong những loài cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ
trồng, chi phí đầu tư ban đầu thấp nên điều được phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên
thế giới. Cũng chính vì vậy mà cây điều đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu kỹ lưỡng cả về đặc tính sinh học, yêu cầu sinh thái cũng như kỹ thật canh
tác và chọn tạ
o giống.
Tại các nước trồng điều khi ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ về
chọn giống tốt và biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý đã nâng năng suất hạt điều lên
từ 55-65% so với năng suất quần thể [20]. Các thí nghiệm của Lefebre ở Madagasca
cho thấy trước khi cây bắt đầu cho trái thì hai yếu tố đạm và lân là những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đế
n quá trình phát triển, trổ hoa sớm và năng suất hạt điều. Kết quả
nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng NPK của Ohler đã cho thấy nhu cầu NPK của cây
điều cần để sinh trưởng phát triển tuân theo tỉ lệ 3:1:1[20]. Bên cạnh đó việc đầu tư
phòng trừ sâu bệnh hại cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng
suất hạt điều mà tại Ấn Độ
và Brazil luôn luôn coi trọng.
Theo E.V.V. Bhaskara Rao tại Ấn Độ điều là cây công nghiệp quan trọng, đến
nay tổng diện tích khoảng 635.000ha, năng suất bình quân 656,8kg/ha, ở diện
14.000ha năng suất đạt bình quân khoảng 1.200kg/ha và cá biệt đạt trên
3.000kg/ha[13].
Tương tự như vậy theo Suwit Chaikiattiyos năng suất điều tại Thái Lan đạt bình
quân khoảng 1.050 kg/ha ở diện tích 55.000ha trong năm 1994. Tại Thái Lan chủ yếu
tập trung phát triển 2 giống SiSaKet 60-1 và SiSaKet 60-2, kết quả đánh giá sau 11
năm cho th
ấy năng suất lần lượt của 2 giống trên là 33,4kg/cây và 25,0kg/cây[15].
Tại Indonexia năng suất bình quân đạt rất thấp khoảng trên dưới 200kg/ha,
nhưng cá biệt có vườn đạt năng suất từ 900-2.200kg/ha[16].
Về kỹ thuật canh tác: Khoảng cách trồng giữa các cây đại trà tại Ấn Độ là 7,5m
x 7,5m hoặc 8m x 8m, nhưng trong sản xuất theo công nghệ cao thì mật độ trồng là 4m
x 4m[13]. Tại Thái Lan khoảng cách trồng tương ứng là 6x6m[15]. Về phân bón NPK
thì tại
Ấn Độ cây điều được đầu tư bón theo tỉ lệ 4 : 1 : 1[13], tại Thái Lan lại bón theo
tỉ lệ 1 : 1 : 1 và tăng dần K
2
O ở giai đoạn kinh doanh[15] và tại Indonexia được đầu tư
theo tỉ lệ 3,3 : 1 : 1[16].
5
Về sâu, bệnh hại ở các nước trồng điều trên thế giới cũng rất phong phú và đa
dạng. Kết quả báo cáo khoa học tại Vengula, Ấn Độ đã cho thấy: ở giai đoạn vườn
ươm bệnh thối ướt thân cây con do nấm Phytophthora palmivora thường hay xuất hiện
và gây hại rất nặng đối với vườn nhân giống. Theo Singh và Nambiar thì tại Ấn Độ
năng suất vườn đ
iều thường hay tổn thất nhiều nhất là do một số bệnh chủ yếu gây
nên. Trong đó bệnh thán thư do nấm Collectotrichum gloeosporioides thường gây hại
trên lá chồi non, trên phát hoa và quả non. Bệnh tàn lụi hoa do nhiễm nấm
Gloeosporium mangiferae tạo thành [20].
Đối với sâu hại bao gồm: Bộ cánh cứng, bộ cánh vẩy và các loại sâu đục thân
như bọ phấn đầu dài. [20]
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Điều được di thực vào Việt Nam t
ừ thời Pháp thuộc, được trồng ở các vùng
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Duyên Hải Miền Trung. Diện tích điều ở nước
ta hiện nay khoảng 280.000ha với năng suất bình quân trong cả nước tính đến thời
điểm hiện tại từ 300-600kg/ha tuỳ theo từng vùng sinh thái[1], nhưng đối với các vùng
điều đã đi vào giai đoạn kinh doanh không quan tâm đến thâm canh thì năng suất bình
quân chỉ đạt trên dưới 300kg/ha. Chính vì vậy, trong thời gian qua các Vi
ện, Trường,
Trung tâm nghiên cứu trong nước đã và đang nghiên cứu các giải pháp khoa học công
nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều. Kết quả điều tra của Trung tâm
NCNN Duyên Hải Nam Trung Bộ (thuộc Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam) từ năm
1998 đến nay đã cho thấy: Trong thực tế sản xuất có những vườn điều thâm canh đạt
năng suất từ 2-2,5 tấn hạt/ha nh
ư một số hộ ở Đức Linh, Bình Thuận. Tuy nhiên, phần
lớn diện tích sản xuất điều ở nước ta vẫn còn mang tính quảng canh, không đầu tư
chăm sóc và chưa thực hiện công tác chọn lọc giống. Do đó không phát huy hết được
tiềm năng năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của cây điều để phục vụ cho xuất khẩu
và tiêu dùng nộ
i địa[9]. Chính vì vậy trong thời gian qua các đơn vị nghiên cứu trong
nước đã tiến hành nghiên cứu nhằm chọn tạo ra các dòng giống điều tốt nhằm phục vụ
cho sản xuất.
Về phương pháp nghiên cứu chọn tạo, hiện nay các đơn vị nghiên cứu cây điều
trong nước đã và đang tiến hành nghiên cứu chọn tạo giống điều mới theo một số
phương pháp sau:
6
Chọn lọc cá thể từ quần thể điều có sẵn trong sản xuất, mặc dù cùng là phương
thức chọn lọc cá thể nhưng tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tiến
hành theo các bước: Bình tuyển đánh giá cây năng suất cao trong 3 năm, sau đó tiến
hành kiểm tra đánh giá hậu thế trong 3-4 năm để xác định các dòng, giống điều tốt
phục vụ sản xu
ất [1]. Tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp (KHKTNLN) Tây
Nguyên lại tiến hành theo các bước: Bình tuyển đánh giá cây trội thông qua việc so
sánh năng suất trung bình với 5 cây lân cận, sau đó tiến hành song song kiểm tra đánh
giá hậu thế và phát tán ra ngoài sản xuất[12]. Từ các bước tiến hành trên cho thấy: Đối
với phương thức của Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam cần thời gian dài (khoảng
10 năm) mới kết luận được, còn đối với ph
ương thức chọn tạo của Viện KHKT Nông
lâm nghiệp Tây Nguyên lại hạn chế về dung lượng mẫu đối chứng để chọn cây trội.
Do đó cần có phương thức thích hợp hơn nhằm rút ngắn thời gian và độ chính xác
trong quá trình đánh giá, chọn lọc.
Song song với phương pháp chọn lọc cá thể các đơn vị cũng tiến hành các
phương pháp: Nhập nội giống điều mới để
đánh giá chọn lọc và lai hữu tính nhằm phát
huy ưu thế lai F1 ở thế hệ sau.
Về giống: Bằng phương pháp đánh giá chọn tạo khác nhau bước đầu các đơn vị
đã nghiên cứu chọn tạo được một số dòng điều năng suất cao: ĐDH67-15, ĐDH66-14
của Trung tâm NCNN Duyên Hải Nam Trung Bộ; BO1, PN1, CH1 của Viện
KHKTNN Miền Nam; KP11, BĐ1 của Viện KHKTNLN Tây Nguyên có tiềm năng
năng suất đạt trên 3 t
ấn/ha. Bên cạnh đó các đơn vị vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục
nghiên cứu để xác định được nhiều dòng, giống điều tốt hơn nhằm phục vụ cho sản
xuất.
Về mật độ trồng: Khi đánh giá ở các mật độ trồng 200 cây/ha, 400 cây/ha, 600
cây/ha và 1.000 cây/ha trên đất đỏ vàng tại huyện Đạ Hoai, Lâm Đồng thì sau 3 năm
trồng cho thấy năng suất cũng tăng d
ần theo mật độ[10]. Tương tự kết quả nghiên cứu
của Viện KHKTNLN Tây Nguyên cũng đã cho thấy sau 2 năm theo dõi năng suất ở
mật độ trồng 400 cây/ha cao hơn năng suất ở mật độ 200 cây/ha đến 200% trên đất đỏ
bazan[6].
Về phân bón: Mặc dù tỉ lệ dinh dưỡng NPK thích hợp cho sinh trưởng phát triển
của cây điều là 3:1:1, nhưng do đặc thù dinh dưỡng từng vùng đất và các yếu tố khác
7
nên liều lượng cần cung cấp khác đi. Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân NPK đối
với vườn điều 2 năm tuổi ở vùng đất xám bạc màu của Tạ Minh Sơn cho thấy: Nếu
bón 0,92kg N; 0,32kg P
2
O
5
; 0,45kg K
2
O và bón theo các giai đoạn khác nhau sẽ đạt
năng suất cao nhất [11]. Kết quả thực hiện cải tạo vườn điều kinh doanh năng suất thấp
bằng biện pháp thâm canh tổng hợp (bón phân, điều hoà sinh trưởng, tác động cơ học,
tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại) tại Khánh Hòa và Lâm Đồng của Trung tâm
NCNN Duyên Hải Nam Trung Bộ đã nâng năng suất hạt điều từ 300kg/ha lên trên
1.000 kg/ha [4,10]. Cũng kế
t quả nghiên cứu về phân bón trên cây điều của Tạ Minh
Sơn cho thấy: Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản trên đất xám bạc màu với tỉ lệ NPK là
3 : 1 : 1 nhưng tăng liều lượng đầu tư lên gấp đôi (6:2:2) thì sinh trưởng và năng suất
của vườn điều đạt cao nhất [11].
Về sâu bệnh hại: Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại khu vực Duyên H
ải
Nam Trung Bộ của Trung tâm NCNN Duyên Hải Nam Trung Bộ và khu vực Đông
Nam Bộ của Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam cho thấy: Thành phần sâu, bệnh hại
điều rất đa dạng và tính phổ biến rất phức tạp. Trong đó bọ xít muỗi, xén tóc đục cành,
bệnh thán thư, bệnh thối quả là những sâu, bệnh hại quan trọng đối với cây điều. Trong
đó đối với bệnh hại như: Thán th
ư, thối quả lại xuất hiện hậu như ở các vùng trồng
điều trong cả nước. Nhưng với sâu hại do đặc thù về khí hậu nên ở các tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận thì bọ đục nõn, chồi non là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất, còn
ở các tiểu vùng sinh thái khác thì bọ xít muỗi lại là thành phần chính [1]. Tuy nhiên,
nếu sử dụng một số hỗn hợp thuốc phòng trừ sâu, bệnh và phòng ở các giai
đoạn nhạy
cảm trong quá trình phát triển của cây điều thì tỉ lệ thiệt hại rất thấp.
Chất lượng nhân hạt điều là một trong những chỉ tiêu chất lượng liên quan đến
người sản xuất cũng như chế biến, hiện nay theo đánh giá của các nhà máy chế biến
hạt điều trong toàn quốc thì tỉ lệ nhân bình quân ở các vùng khoảng 24-25%, tỉ lệ này
còn thấp so v
ới yêu cầu chế biến. Chính vì vậy, nâng cao tỉ lệ nhân hạt điều là một
trong những hướng mà các nhà chọn tạo giống quan tâm để tuyển chọn các dòng,
giống điều tốt trong thời gian qua.
8
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được bộ giống điều có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với
điều kiện khó khăn ở khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Xác định được qui trình trồng mới và chăm sóc điều thích hợp trên đất bạc màu khu
vực Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Xác định được loại cây ngắn ngày trồng xen thích hợp đối với cây đi
ều ở khu vực
Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Xây dựng được mô hình 30 ha điều cao sản đạt năng suất cao ở thời kỳ kinh doanh
tại các tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
* Thí nghiệm so sánh giống
Sử dụng các dòng điều triển vọng do Trung tâm NCNN Duyên Hải Nam Trung
Bộ bình tuyển từ năm 1998 đến nay (thuộc dự án phát triển giống đ
iều) để bố trí thí
nghiệm
Bảng 1. Các dòng điều có triển vọng tham gia thí nghiệm
TT Tên dòng, giống Xuất xứ
1 ĐDH59-171 Trung tâm NCNNDHNTB
2 ĐDH61-169 Trung tâm NCNNDHNTB
3 ĐDH62-166 Trung tâm NCNNDHNTB
4 ĐDH119-210 Trung tâm NCNNDHNTB
5 ĐDH97 Trung tâm NCNNDHNTB
6 ĐDH88-281 Trung tâm NCNNDHNTB
7 ĐDH128 Trung tâm NCNNDHNTB
8 ĐDH135 Trung tâm NCNNDHNTB
9 ĐDH16 Trung tâm NCNNDHNTB
10 ĐDH67-15 (đối chứng - đc) Trung tâm NCNNDHNTB
11 BO1(đc) Viện KHKTNN Miền Nam
12 ĐDH 09-35 Trung tâm NCNNDHNTB
13 ĐDH07 Trung tâm NCNNDHNTB
14 ĐDH 155 Trung tâm NCNNDHNTB
15 ĐDH 31-481 Trung tâm NCNNDHNTB
16 ĐDH 35-497 Trung tâm NCNNDHNTB
17 BT24 Trung tâm NCNNDHNTB
9
* Thí nghiệm nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng mới
Sử dụng dòng điều ĐDH 16 để trồng các thí nghiệm, đây là một trong những
dòng điều có triển vọng cho năng suất cao do Trung tâm NCNN Duyên Hải Nam
Trung Bộ tuyển chọn.
* Thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật trồng xen
Sử dụng dòng điều ĐDH67-15 để trồng thí nghiệm, Giống sắn KM94, Giống
lạc MD7 và giống Dứa Cayen.
* Mô hình
Sử dụng các dòng điều ĐDH 66-14, ĐDH 67-15, ĐDH 07, PN1 và một số dòng
điều triển vọng.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng điều triển vọng
trên đất cát đỏ và đất xám bạc màu khô hạn tại Ninh Thuận và Bình Định.
3.2.2 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh điều năng suất cao thích nghi
với điều kiện khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
.
3.2.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất điều trên đất xám bạc màu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Thí nghiệm được triển khai tại Trại thực nghiệm điều Cát Hiệp, Phù Cát, Bình
Định, thuộc Trung tâm NCNNDHNTB.
Các công thức như sau:
+ CT1: Mật độ 200 cây/ha. (6m x 8m)
+ CT2: Mật độ 300 cây/ha. (5,5m x 6m)
+ CT3: Mật độ 400 cây/ha. (5m x 5m)
+ CT4: Mật độ 500 cây/ha. (4m x 5m)
3.2.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ
phân bón N:P
2
O
5
:K
2
O đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất điều trên đất xám bạc màu Duyên Hải Nam Trung Bộ
Thí nghiệm được triển khai tại Trại thực nghiệm điều Cát Hiệp, Phù Cát, Bình
Định, thuộc Trung tâm NCNNDHNTB
Các công thức như sau:
10
Bảng 2. Các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ phân bón
N : P
2
O
5
: K
2
O đến sinh trưởng, phát triển và năng suất điều
Liều lượng bón năm
thứ nhất (kg/cây)
Liều lượng bón năm
thứ hai (kg/cây)
Liều lượng bón năm
thứ ba (kg/cây)
TT Tỉ lệ
Urê Super
lân
Clorua
kali
Urê Super
lân
Clorua
kali
Urê Super
lân
Clorua
kali
1 3 : 1: 1 0,2 0,19 0,05 0,6 0,56 0,15 1,3 1,2 0,33
2 4,5 : 1,5 : 1,5 0,3 0,29 0,075 0,9 0,85 0,23 1,95 1,8 0,5
3 6: 2 : 2 0,4 0,38 0,1 1,2 1,12 0,3 2,6 2,4 0,66
4 4,5 :1: 1 0,3 0,19 0,05 0,9 0,56 0,15 1,95 1,2 0,33
5 6 : 1 : 1 0,4 0,19 0,05 1,2 0,56 0,15 2,6 1,2 0,33
6 3 : 2:1 0,2 0,38 0,05 0,6 1,12 0,15 1,3 2,4 0,33
7 3 : 3 : 1 0,2 0,57 0,05 0,6 1,68 0,15 1,3 3,6 0,33
8 3 : 1 : 2 0,2 0,19 0,1 0,6 0,56 0,3 1,3 1,2 0,66
9 3 : 1 : 3 0,2 0,19 0,15 0,6 0,56 0,45 1,3 1,2 0,99
3.2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích sinh trưởng(KTST) đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất điều trên đất xám bạc màu Duyên Hải Nam Trung
Bộ
Thí nghiệm được triển khai tại Trại thực nghiệm điều Cát Hiệp, Phù Cát, Bình
Định, thuộc Trung tâm NCNNDH NTB
Các công thức như sau:
11
Bảng 3. Các công thức thí nghiệm về ảnh hưởng của một số chế phẩm KTST đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất điều
TT Ký hiệu Công thức phun
1 K1 Phun nước
2 K2 Flower 95
3 K3 Root
4 K4 Nutra phoss-N
5 K5 Flower94
6 K6 Dekamon
7 K7 HQ01
8 K8 Nutra phoss-K
3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây ngắn ngày trồng xen đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất điều ở khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Thí nghiệm được triển khai tại xã Cát Tường, Phù Cát, Bình Định. Được bố trí
với các công thức như sau:
Bảng 4. Các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây ngắn
ngày trồng xen
TT Ký hiệu Ghi chú
CT1 Điều + Dứa
CT2 Điều + Sắn
CT3 Điều + Lạc (Vụ Đông xuân)
CT4 Điều thuần
3.2.4 Xây dựng mô hình điều cao sản năng suất cao tại các tỉnh vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1 Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng điều triển vọng
trên đất cát đỏ và đất xám bạc màu khô hạn tại Ninh Thuận và Bình Định.
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lặp lại. Dung
lượng mỗi ô 5 cây, diện tích thí nghiệm tại mỗi đ
iểm 1,5ha cả diện tích bảo vệ.
12
- Thu thập số liệu sinh trưởng, phát triển và năng suất trên tất cả các cây trong ô thí
nghiệm.
- Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học thông qua phần
mềm IRRISTAT và EXCEL
3.3.2 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh điều năng suất cao thích
nghi với điều kiện khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
3.3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng
suấ
t điều trên đất xám bạc màu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Thí nghiệm được bố trí theo lô mỗi lô một mật độ. Diện tích mỗi lô 0,4ha cây, tổng
diện tích thí nghiệm tại mỗi điểm 1,25ha cả diện tích bảo vệ.
- Thu thập số liệu sinh trưởng, phát triển và năng suất trên tất cả các cây trong ô thí
nghiệm.
- Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học thông qua phần
mềm IRRISTAT và EXCEL
3.3.2.2 Nghiên cứ
u ảnh hưởng của tỉ lệ phân bón N:P
2
O
5
:K
2
O đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất điều trên đất xám bạc màu Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lặp lại. Dung
lượng mỗi ô 12 cây, diện tích thí nghiệm 1,75ha cả diện tích bảo vệ.
- Thu thập số liệu sinh trưởng, phát triển và năng suất trên tất cả các cây trong ô thí
nghiệm.
- Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học thông qua
chương trình máy tính IRRISTAT và EXCEL
3.3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích sinh trưởng (KTST)
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất điều trên đất xám bạc màu Duyên Hải Nam
Trung Bộ
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lặp lại. Dung
lượng mỗi ô 12 cây, diện tích thí nghiệm tại mỗi điểm 1,5ha cả diện tích bảo vệ.
- Thu thập số liệu sinh trưởng, phát tri
ển và năng suất trên tất cả các cây trong ô thí
nghiệm.
- Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học thông qua phần
mềm IRRISTAT và EXCEL
13
3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây ngắn ngày trồng xen đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất điều ở khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lặp lại. Dung
lượng mỗi ô 55 cây, diện tích thí nghiệm 2,25ha cả diện tích bảo vệ.
- Thu thập số liệu sinh trưởng, phát triển và năng suất trên 30 cây định vị trong ô thí
nghiệ
m.
- Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học thông qua phần
mềm IRRISTAT và EXCEL
3.2.4 Xây dựng mô hình điều cao sản năng suất cao tại các tỉnh vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ
- Trung tâm NCNN Duyên Hải Nam Trung Bộ phối hợp với Phòng nông
nghiệp huyện Bình Sơn và trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn tổ chức cho các hộ
nông dân triển khai xây dựng mô hình.
* Các chỉ tiêu theo dõi
Chiều cao cây, đường kính tán, đường kính thân, số chồi/cây, tỷ lệ chồ
i ra hoa,
tỷ lệ chồi hữu hiệu, số quả thu hoạch/chùm, số hạt/kg, năng suất lý thuyết, năng suất
thực thu, tỷ lệ nhân/hạt và số nhân/kg.
* Quy trình canh tác
Các thí nghiệm được trồng với mật độ 208 cây/ha, khoảng cách cây cách cây
6m và hàng cách hàng 8m.
Hố trồng có kích thước từ 60 x 60 x 60cm. Bón lót 20kg phân chuồng hoai và
0,5kg Super lân cho mỗi hố.
Ngoài trừ thí nghiệm về phân bón, các thí nghiệm còn lại được bón theo liều
lượng hàng năm như sau:
+ Trong năm th
ứ nhất khi kết thúc mưa: 50g Urê + 50g Super Lân + 15g Kali
Clorua.
+ Trong năm thứ 2: 10kg phân chuồng, 600g Urê + 600g Super Lân + 150g
Kali Clorua.
+ Trong năm thứ 3: 10kg phân chuồng. 1.300gUrê + 1.300g Super Lân + 320g
Kali Clorua.
14
Phòng trừ sâu bệnh hại: Chủ động phòng sâu và bệnh hại vào các giai đoạn lộc
non sau thu hoạch, chuẩn bị phân hoá lộc xuân, chuẩn bị phân hoá mần hoa, hoa sắp
nở để thụ phấn thụ tinh và giai đoạn quả non bằng hỗn hợp thuốc: Sherpa và Bavistin,
Oncol và Ridomil thay đổi luân phiên để hạn chế hiện tượng kháng thuốc.
3.4 Điều kiện khí hậu và đất đai khu vực thí nghiệm
Bảng 5. Tình hình khí hậu thờ
i tiết ở khu vực thí nghiệm tại tỉnh Bình Định
Tháng
Chỉ tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ
trung
bình
24,4 24,2 25,8 27,8 29,4 29,9 30,0 30,1 28,6 26,9 25,3 23,6
Ẩm độ
trung
bình (%)
84 81 84 83 77 71 66 74 74 85 79 82
Tổng
lượng
mưa
25,2 16,4 95,5 23,4 87,6 20,8 28,5 114,5 123,7 500,0 218,1 86,0
Số giờ
nắng
140,6 182,2 176,2 280,5 247,2 195,5 249,3 199,1 237,6 162,0 157,3 106,0
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn An Nhơn, Bình Định)
Bảng 6. Tình hình khí hậu thời tiết ở khu vực thí nghiệm tại tỉnh Ninh Thuận
Tháng
Chỉ tiêu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ
trung bình
25,1 25,4 26,9 28,2 28,6 28,4 29,0 28,2 28,2 27,2 25,7 25,3
Ẩm độ
trung bình
(%)
75 70 76 78 78 75 75 78 76 81 73 74
Tổng lượng
mưa
5,3 0 61,8 62,9 101,3 73,6 19,7 85,2 100,6 95,1 94,8 156,0
Số giờ
nắng
213 251 232 285 248 184 248 186 240 117 191 210
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn trạm Phan Rang)
Tình hình khí hậu thời tiết ở khu vực thí nghiệm tại Bình Định và Ninh Thuận
cho thấy:
Khí hậu của khu vực thí nghiệm mang tích chất nhiệt đới gió mùa, trong năm
chia thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa khô và mùa mưa, mùa khô thường kéo dài từ
15
tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trong năm tập
trung 80-90% trong mùa mưa.
Nhiệt độ bình quân cả năm tại Bình Định là 27,2
0
C, thấp nhất là tháng 12: 23,6
0
C và
cao nhất là tháng 8: 30,1
0
C. Tại Ninh Thuận nhiệt độ trung bình là 27,27
0
C. thấp nhất
vào tháng 1: 25,1
0
C, cao nhất vào tháng 7:29,0
0
C. Như vậy về nhiệt độ ở cả hai khu
vực thí nghiệm đều thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây điều.
Độ ẩm không khí trung bình cả năm tại Bình Định là 79,75%, cao nhất vào
tháng 10: 85,0% và thấp nhất là tháng 7: 66%. Tại Ninh Thuận độ ẩm trung bình cả
năm là 77%, cao nhất vào tháng 10: 81,0% và thấp nhất vào tháng 2: 70,0%.
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bình Định là 1.340mm, tại Ninh Thuận là
856,3mm, tập trung hầu hết vào các tháng mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12).
Số gi
ờ nắng bình quân hàng năm tại Bình Định là 2.333,5 giờ/năm, tại Ninh
Thuận là 2.605 giờ/năm so với yêu cầu của cây điều là trên 2.000 giờ.
Như vậy về điều kiện thời tiết thì cả hai khu vực thí nghiệm đều phù hợp với
yêu cầu sinh thái của cây điều.
Bảng 7. Tính chất lý, hoá tính của đất ở khu vực bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu
Địa điểm
Thành
ph
ần cơ
giới
Mùn
tổng số
(%)
Đạm
tổng số
(%)
Lân tổng
số
(%)
Kali tổng
số
(%)
pH
KCl
- Đất xám bạc
màu tại Phù
Cát
Cát 1,16 0,026 0,044 0,08 4,8
- Đất cát đỏ
ven biển Ninh
Thuận
Cát 0,95 0,032 0,037 0,07 4,3
Bên cạnh đó kết quả phân tích đất giá tính chất lý, hoá tính của đất ở khu vực
thí nghiệm cho thấy: Đất khu vực thí nghiệm có thành phần cơ giới nhẹ. Hàm lượng
mùn, đạm lân và kali nghèo. Đất chua do độ pH
KCl
thấp.
16
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của
các dòng điều triển vọng triển vọng trên đất cát đỏ Ninh Thuận và đất cát xám
bạc màu tại Bình Định
* Kết quả theo dõi sinh trưởng của các dòng điều sau 42 tháng trồng
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của các dòng điều triển vọng sau 30
tháng trồng trên đất cát đỏ ven biển Ninh Thuận và đất cát xám bạc màu tại Bình
Định
được trình bày ở Bảng 8.
Bảng 8. Tình hình sinh trưởng của các dòng điều triển vọng sau 42 tháng trồng trên đất
cát đỏ ven biển Ninh Thuận và đất cát xám bạc màu Bình Định
Chiều cao cây
(m)
Đường kính tán
(m)
Số chồi/cây
Tên dòng
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
ĐDH 59-171 2,18 2,27 3,35 2,50 278,65 151,63
ĐDH 61-169 2,02 1,76 3,18 2,50 213,64 187,98
ĐDH 62-166 2,43 2,39 3,51 2,81 284,52 141,96
ĐDH 119-210 2,07 2,22 3,98 3,12 300,99 195,00
ĐDH 97 1,95 2,02 4,26 3,28 354,51 239,46
ĐDH 88-281 2,39 2,52 4,70 2,96 475,71 226,20
ĐDH 128 2,11 2,02 3,37 2,34 289,06 102,96
ĐDH 135 1,94 1,89 2,80 2,34 173,98 154,44
ĐDH 16 2,30 2,39 3,50 2,65 260,98 205,14
ĐDH 67-15(đc) 2,34 2,14 3,83 2,81 294,31 159,12
BO1(đc) 2,25 2,24 4,49 3,43 435,65 231,66
ĐDH 09-35 2,21 2,02 2,75 2,81 201,91 110,76
ĐDH 07 2,29 2,39 4,20 2,81 395,47 210,60
ĐDH 155 1,99 1,89 2,74 2,34 171,78 139,62
ĐDH 31-481 1,82 2,02 2,96 2,81 199,24 170,04
ĐDH 35-497 1,95 2,42 2,78 2,81 180,80 172,38
BT 24 1,91 2,19 3,43 2,34 262,09 164,58
Kết quả nghiên cứu trình bày ở Bảng 8 cho thấy :
Chiều cao cây sau 42 tháng trồng trên đất cát đỏ Ninh Thuận của các dòng điều
tham gia thí nghiệm biến động từ 1,82m đến 2,43m, trong đó cao nhất là dòng ĐDH
62-166 đạt 2,43m và thấp nhất là dòng ĐDH 31-481 đạt 1,82m, các dòng còn lại có
chiều cao sau 42 tháng trồng biến động từ 1,9m đến 2,34m. Như vậy so với đối chứng
ĐDH67-15 và BO1 đạt 2,3m thì khả năng tăng trưởng về chiều cao giũ
a các dòng điều
17
nghiên cứu không có sự sai khác đáng kể. Tương tự tại Bình Định chiều cao cây biến
động từ 1,76m đến 2,52m, thấp nhất vẫn là dòng ĐDH61-169 đạt 1,76m và cao nhất là
2 dòng ĐDH88-281 đạt 2,52m. So với đối chứng ĐDH67-15 đạt 2,14m có 6 dòng đạt
cao hơn và các dòng còn lại đều thấp hơn đối chứng và BO1 đạt 2,24m có 4 dòng đạt
cao hơn và các dòng còn lại đều thấp hơn đối chứng. Tuy nhiên sự chênh lệch về chiều
cao giữa các so v
ới đối chứng không đáng kể. Và giữa đất xám bạc màu và đất cát đỏ
sự chênh lệch chiều cao cây trong một dòng nghiên cứu là không đáng kể.
Đường kính tán của các dòng điều tại Ninh Thuận biến động từ 2,74m đến
4,70m. So với BO1 đạt 4,49m thì duy nhất có 1 dòng cao hơn còn lại đều thấp hơn đối
chứng. Nhưng so với đối chứng ĐDH67-15 đạt 3,83m có 5 dòng đạt đường kính tán
tương đương hoặc lớ
n hơn và biến động từ 3,83m đến 4,70m, đặc biệt trong đó có
dòng ĐDH 88-281 đạt đường kính tán từ 4,7m cao hơn hẳn so với dòng ĐDH67-15 và
tương đương với dòng BO1.
Tương tự như vậy, tại Bình Định đường kính tán biến động từ 2,34m đến
3,43m, và nếu so với BO1 đạt 3,43m thì không có dòng nào vượt qua đối chứng, tuy
nhiên 2 dòng ĐDH97, ĐDH119-210 lần lượt đạt 3,12m và 3,28m cao hơn hẳn so với
ĐDH67-15 chỉ đạt 2,81m và tươ
ng đương với dòng BO1.
Tuy nhiên sinh trưởng phát triển về đường kính tán của các dòng điều tham gia
thí nghiệm trên đất cát đỏ Ninh Thuận vượt hơn so với địa điểm thí nghiệm tại Bình
Định từ 0,5m đến 1m khi so sánh trong từng dòng ngoại trừ 2 dòng ĐDH 09-35 và
ĐDH 35-497 là tương đương nhau ở cả 2 vùng.
Số chồi/cây vừa là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng cũng là yếu tố cấu
thành năng suất của các dòng
điều nghiên cứu. Trong 17 dòng điều tham gia thí
nghiệm trên đất cát đỏ Ninh Thuận có số chồi/cây biến động từ 171,78 chồi/cây đến
475,71 chồi/cây, cao nhất là dòng ĐDH 88-281 đạt 475,71 chồi/cây và thấp nhất là
dòng ĐDH155 chỉ đạt 171,78 chồi/cây sau 42 tháng trồng. So với đối chứng ĐDH67-
15 đạt 294,31 chồi/cây có 5 dòng đạt số chồi/cây cao hơn, nhưng so với đối chứng
BO1 đạt 435,65 chồi/cây thì chỉ có dòng ĐDH 88-281 đạt số ch
ồi/cây cao hơn so với
đối chứng.
Tương tự như vậy tại Bình Định số chồi/cây của các dòng điều nghiên cứu sau
42 tháng trồng biến động từ 102,96 đến 239,46 chồi/cây. So với đối chứng ĐDH67-15
18
đạt 159,12 chồi/cây có 8 dòng đạt số chồi/cây cao hơn, nhưng so với BO1 đạt 231,66
chồi/cây thì chỉ có dòng ĐDH97 đạt số chồi/cây tương đương đối chứng.
Và số chồi/cây trong từng dòng điều nghiên cứu ở khu vực đất cát đỏ thường
cao hơn so với địa điểm nghiên cứu trên đất xám bạc màu tại Bình Định có dòng cao
hơn hàng trăm chồi.
* Kết quả theo dõi đánh giá các yếu tố c
ấu thành năng suất của các dòng điều thí
nghiệm sau 42 tháng trồng
Bảng 9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng điều triển vọng trong thí nghiệm
sau 42 tháng trồng trên đất cát đỏ và đất cát xám bạc màu
Tỉ lệ chồi ra
hoa
(%)
Tỉ lệ chồi hữu
hiệu
(%)
Số quả thu
hoạch /chồi
Số hạt/kg
TT
Tên dòng
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
1 ĐDH59-171 87,9 60,1 72,1 38,3 2,91 1,24 154 148
2 ĐDH61-169 65,2 43,9 45,5 28,0 1,72 1,34 160 156
3 ĐDH62-166 72,9 56,7 48,1 36,1 2,06 1,65 155 149
4 ĐDH119-210 40,4 40,5 28,3 25,8 2,24 1,75 160 157
5 ĐDH97 83,2 52,4 48,1 33,4 1,88 1,75 164 159
6 ĐDH88-281 61,8 58,8 39,4 37,4 1,88 1,85 172 168
7 ĐDH128 75,9 61,6 42,0 39,2 2,06 2,37 155 150
8 ĐDH135 90,1 63,9 69,7 40,7 3,09 2,58 165 161
9 ĐDH16 85,0 55,4 61,0 35,3 2,91 1,85 160 154
10 ĐDH67-15 (đc) 87,3 59,2 78,5 37,7 2,06 1,75 154 152
11 BO1(đc) 68,7 28,5 49,7 18,2 2,91 1,85 160 155
12 ĐDH 09-35 54,8 42,6 26,7 27,1 1,03 1,85 141 149
13 ĐDH07 83,2 73,7 73,9 46,9 3,43 2,16 160 155
14 ĐDH 155 58,1 43,7 29,5 27,8 1,24 1,24 175 172
15 ĐDH 31-481 78,0 58,4 35,7 37,2 1,03 2,47 150 154
16 ĐDH 35-497 61,1 54,5 30,8 34,7 1,13 2,37 150 150
17 BT 24 68,9 61,6 31,8 39,2 1,24 2,37 151 149
(số hạt/kg được tính khi đã phơi khô qua 2 nắng)
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 9 cho thấy :
Tỉ lệ chồi ra hoa của các dòng điều tham gia thí nghiệm tại Ninh Thuận biến
động từ 40,4% đến 90,1%, trong đó cao nhất là dòng ĐDH135 và thấp nhất là dòng
ĐDH 119-210. So với đối chứng ĐDH67-15 đạt 87,3% thì có 2 dòng đạt tỉ lệ chồi ra
hoa cao hơn hoặc tương đương đối chứng và khi so với dòng BO1 đạ
t 68,7% có 10
dòng đạt tỉ lệ chồi ra hoa cao hơn hoặc tương đương. Đặc biệt trong đó có 5 dòng
19
ĐDH 59-171, ĐDH 135, ĐDH 16, ĐDH 07 và ĐDH97 có tỉ lệ chồi ra hoa trên
80,0%. Tại Bình Định tỉ lệ chồi ra hoa biến động từ biến động từ 28,5% đến 73,7%.
So với đối chứng BO1 đạt 28,5% thì tất cả các dòng trong thí nghiệm đạt cao hơn và
khi so với đối chứng là ĐDH67-15 đạt 59,2% thì có 5 dòng cao hơn, các dòng đạt tỉ lệ
cành ra hoa cao trong thí nghiệm là: ĐDH59-171, ĐDH135, ĐDH128, ĐDH07 và
BT24.
Tỉ lệ cành hữu hiệu trong thí nghiệ
m tại Ninh Thuận biến động từ 26,7% đến
78,5%, so với đối chứng ĐDH67-15 đạt 78,5% thì không có dòng nào vượt trội nhưng
so với đối chứng BO1 đạt 49,7% thì có 5 dòng cao hơn đối chứng. Đặc biệt trong đó
có các dòng : ĐDH59-171, ĐDH135, ĐDH16, ĐDH07 đạt tỉ lệ chồi hữu hiệu từ
60,0% trở lên. Tại Bình Định do điều kiện thời tiết bất thường nên tỷ lệ cành ra hoa
c
ũng như tỷ lệ cành hữu hiệu rất thấp. Tỷ lệ cành hữu hiệu biến động từ 18,2% đến
46,9%, trong đó cao nhất là dòng ĐDH07 đạt 46,9% và kế đến là ĐDH67-15,
ĐDH128, BT24 và ĐDH135.
Số quả bình quân thu hoạch/chồi của các dòng điều tại Ninh Thuận biến động
từ 1,03 đến 3,43 quả/chồi, so với dòng ĐDH67-15 đạt số quả/chồi là 2,06 quả thì có 6
dòng đạt cao hơ
n đối chứng và so với dòng BO1 đạt 2,91 quả thì có 2 dòng đạt cao
hơn đối chứng. Trong đó các dòng đạt số quả thu hoạch/chồi cao nhất là ĐDH59-171,
ĐDH135, ĐDH16, ĐDH07.
Tại Bình Định số quả thu hoạch/chồi biến động 1,24 đến 2,58 quả/chồi cao nhất
là dòng ĐDH135 đạt 2,58 quả/chồi, kế đến là các dòng ĐDH128, ĐDH31-481,
ĐDH35-497, ĐDH07 và BT24.
Số hạt/kg tại Ninh Thuận biến động t
ừ 140 hạt đến 175 hạt, tại Bình Định biến
động từ 148-172 hạt/kg, nhìn chung dù ở hai điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau
nhưng số hạt/kg của các dòng điều tham gia thí nghiệm không thay đổi đáng kể và đều
đạt tiêu chuẩn hạt để phục vụ chế biến cũng như xuất khẩu.
* Kết quả theo dõi năng suất và chất lượng của các dòng điều thí nghiệ
m
Kết quả theo dõi năng suất và chất lượng của các dòng điều trong thí nghiệm
sau 30 tháng trồng trên đất cát đỏ và đất xám bạc màu được trình bày ở Bảng 10 và
Bảng 11.
20
Bảng 10. Năng suất của các dòng điều trong thí nghiệm sau 30 tháng trồng
Năng suất thực thu
(kg/ha)
% tăng hoặc giảm
so với đối chứng
ĐDH67-15
% tăng hoặc giảm
so với đối chứng
BO1
TT
Tên dòng
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
1 ĐDH59-171 120,6 efg 12,9 fg -43,14 -75,97 0,00 -24,39
2 ĐDH61-169 141,4 def 25,4 cf -33,33 -52,71 17,24 48,78
3 ĐDH62-166 145,6 def 27,0 def -31,37 -49,61 20,69 58,54
4 ĐDH119-210 156,0 de 31,2 def -26,47 -41,86 29,31 82,93
5 ĐDH97 149,8 def 28,7 def -29,41 -46,51 24,14 68,29
6 ĐDH88-281 187,2 bcd 44,6 cd -11,76 -16,95 55,17 160,82
7 ĐDH128 187,2 bcd 43,7 cde -11,76 -18,60 55,17 156,10
8 ĐDH135
232,9 b
61,9 abc 9,80 15,51 93,1 263,41
9 ĐDH16 224,6 bc 58,7 abc 5,88 9,31 86,21 243,90
10 ĐDH67-15 đc) 212,2 bc 53,7 bc 0,00 0,00 75,86 214,61
11 BO1(đc) 120,6 efg 17,1 fg -43,14 -68,21 0,00 0,00
12 ĐDH 09-35 35,4 h 22,9 f -83,33 -57,36 -70,69 34,15
13 ĐDH07
347,4 a 75,5 a
63,73 40,71 187,9 342,68
14 ĐDH 155 76,9 gh 2,1 g -63,73 -96,12 -36,21 -87,80
15 ĐDH 31-481 97,8 fg 60,3 abc -53,92 12,41 -18,97 253,66
16 ĐDH 35-497 176,8 cd 60,7 abc -16,67 13,07 46,55 255,73
17 BT24 47,8 h 66,9 ab -77,45 24,82 -60,34 292,68
CV% 18,5 19,9
LSD5% 52,41 18,84
Kết quả nghiên cứu trình bày ở Bảng 10 cho thấy :
Năng suất thực thu của các dòng điều tham gia thí nghiệm sau 30 tháng trồng
tại Ninh Thuận biến động từ 35,4kg/ha đến 347,4kg/ha, cao nhất là dòng ĐDH07 đạt
347,36kg/ha và thấp nhất là dòng ĐDH 09-35. So với đối chứng BO1 đạt 120,6kg/ha
có 11 dòng đạt năng suất cao hơn đối chứng từ 17,2% đến 187,9%, Tuy nhiên so với
đối chứng ĐDH67-15 đạt năng suất 212,2kg/ha thì có 2 dòng đạt năng suất cao h
ơn.
Đó là dòng ĐDH135, ĐDH07 có năng suất lần lượt là 232,9 kg/ha, 347,4 kg/ha và cao
hơn đối chứng ĐDH67-15 từ 9,8%-63,73% và cao hơn so với đối chứng BO1 từ
93,1%-187,9%. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy với LSD 5% bằng 52,41 và năng
suất thực thu của dòng điều ĐDH 07 là 347,4kg/ha cao hơn dòng có năng suất đứng
thứ 2 (dòng ĐDH 135) là 114,5kg, như vậy dòng điều ĐDH 07 có năng suất vượt trội
21
hơn tất cả các dòng tham gia thí nghiệm, các dòng ĐDH88-281, ĐDH128, ĐDH135,
ĐDH16, ĐDH 35-497 có năng suất tương đương đối chứng ĐDH67-15.
Tại Bình Định năng suất biến động từ 2,08kg/ha đến 75,50kg/ha, cao nhất là
dòng ĐDH07 đạt 75,50kg/ha và thấp nhất là dòng ĐDH 155. So với đối chứng BO1
đạt 17,07kg/ha thì hầu hết các dòng đạt năng suất cao hơn đối chứng từ 48,78% đến
342,68% và so với đối chứng ĐDH67-15
đạt năng suất 53,66kg/ha chỉ có dòng
ĐDH07 cao hơn và vượt 40,71% và dòng ĐDH135 đạt năng suất 61,9 kg/ha tương
đương với đối chứng ĐDH67-15. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy với LSD 5%
bằng 18,84kg dòng điều ĐDH 07 có năng suất vượt trội hơn cả 2 đối chứng ĐDH 67-
15 và BO1.
Kết quả nghiên cứu trình bày ở Bảng 11 cho thấy :
Năng suất thực thu của các dòng điều tham gia thí nghiệm sau 42 tháng tr
ồng
tại Ninh Thuận biến động từ 54,71kg/ha đến 486,39kg/ha, cao nhất là dòng ĐDH07
đạt 486,39kg/ha và thấp nhất là dòng ĐDH 155. So với đối chứng BO1 đạt
286,96kg/ha có 2 dòng đạt năng suất cao hơn đối chứng từ 2,67% và 69,5%, Tuy nhiên
so với đối chứng ĐDH67-15 đạt năng suất 294,62kg/ha thì có 1 dòng đạt năng suất cao
hơn. Đó là dòng ĐDH07 có năng suất 486,39 kg/ha và cao hơn đối chứng ĐDH67-15
là 65,09% . Qua kết quả xử lý thống kê cho thấ
y với LSD 5% bằng 68,18 và năng suất
thực thu của dòng điều ĐDH 07 là 486,39kg/ha cao hơn dòng có năng suất đứng thứ 2
(dòng ĐDH67-15) là 191,77kg, như vậy dòng điều ĐDH 07 có năng suất vợt trội hơn
tất cả các dòng tham gia thí nghiệm, các dòng ĐDH16, ĐDH88-281, ĐDH135,
ĐDH97, ĐDH62-166, ĐDH59-171 có năng suất tương đương đối chứng ĐDH67-15,
và BO1.
Tại Bình Định năng suất biến động từ
49,16kg/ha đến 256,75kg/ha, cao nhất là
dòng ĐDH07 đạt 256,75kg/ha và thấp nhất là dòng ĐDH 155. So với đối chứng BO1
đạt 75,23kg/ha thì hầu hết các dòng đạt năng suất cao hơn đối chứng, và so với đối
chứng ĐDH67-15 đạt năng suất 105,42 kg/ha thì có 8 cao hơn đối chứng nhưng chỉ có
dòng ĐDH07 cao hơn và vượt 143,55% là có ý nghĩa. Kết quả xử lý thống kê cho thấy
với LSD 5% bằng 39,19 và năng suất thực thu của dòng điề
u ĐDH 07 là 256,75kg/ha
cao hơn dòng có năng suất đứng thứ 2 (dòng BT24) là 115,42kg, vậy dòng điều
ĐDH07 có năng suất vợt trội hơn tất cả các dòng tham gia thí nghiệm.
22
Bảng 11. Năng suất của các dòng điều trong thí nghiệm sau 42 tháng trồng
Năng suất thực thu
(kg/ha)
% tăng hoặc giảm
so với đối chứng
ĐDH67-15
% tăng hoặc
giảm so với đối
chứng BO1
TT
Tên dòng
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
Ninh
Thuận
Bình
Định
1 ĐDH59-171 231,44 bc 85,28 cd -21,45 -19,11 -19,35 13,35
2 ĐDH61-169 142,98 def 76,60 cd -51,47 -27,34 -50,18 1,82
3 ĐDH62-166 236,49 bc 88,40 cd -19,73 -16,14 -17,59 17,51
4 ĐDH119-210 151,67 de 85,48 cd -48,52 -18,91 -47,14 13,63
5 ĐDH97 261,02 bc 134,20 b -11,41 27,30 -9,04 78,39
6 ĐDH88-281 273,89 bc 139,60 b -7,04 32,42 -4,55 85,56
7 ĐDH128 209,91 cd 87,82 cd -28,75 -16,69 -26,85 16,74
8 ĐDH135 269,63 bc 135,13 b -8,48 28,18 -6,04 79,62
9 ĐDH16 255,21 bc 130,10 b -13,38 23,41 -11,06 72,94
10 ĐDH67-15 đc) 294,62 b 105,42 bc 0,00 0,00 2,67 40,13
11 BO1(đc) 286,96 b 75,23 cd -2,60 -28,63 0,00 0,00
12 ĐDH 09-35 64,70 g 55,85 d -78,04 -47,02 -77,45 -25,76
13 ĐDH07
486,39 a 256,75 a
65,09 143,55 69,50 241,29
14 ĐDH 155 54,71 g 49,16 d -81,43 -53,37 -80,94 -34,66
15 ĐDH 31-481 80,12 fg 138,00 b -72,81 30,91 -72,08 83,44
16 ĐDH 35-497 66,48 g 130,25 b -77,43 23,55 -76,83 73,14
17 BT24 104,04 efg 141,33 b -64,69 34,06 -63,74 87,86
CV% 16,7 17,4
LSD5% 68,18 39,19
23
Bảng 12. Chất lượng của các dòng điều triển vọng thí nghiệm
TT Tên dòng Số hạt/kg
Tỉ lệ nhân/hạt
(%)
Số nhân/kg
1 ĐDH59-171 154 27,2 566,2
2 ĐDH61-169 160 32,0 500,0
3 ĐDH62-166 155 33,3 465,5
4 ĐDH119-210 160 28,5 561,4
5 ĐDH97 164 - -
6 ĐDH88-281 172 - -
7 ĐDH128 155 26,7 580,5
8 ĐDH135 165 31,5 523,8
9 ĐDH16 160 25,0 640,0
10 ĐDH67-15 (đc) 154 30,0 513,3
11 BO1(đc) 160 29,7 538,7
12 ĐDH 09-35 141 35,2 400,6
13 ĐDH07 160 29,1 550,0
14 ĐDH 155 175 30,0 583,3
15 ĐDH 31-481 190 30,0 633,3
16 ĐDH 35-497 150 30,0 500,0
17 BT24 151 - -