Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

thực trạng bệnh lợn con phân trắng, ứng dụng chế phẩm cao đặc bồ công anh và mật động vật trong điều trị tại một số trang trại của tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.41 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


PHẠM HỮU TRÍ


THỰC TRẠNG BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG,
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM CAO ðẶC BỒ CÔNG ANH
VÀ MẬT ðỘNG VẬT TRONG ðIỀU TRỊ TẠI MỘT SỐ
TRANG TRẠI CỦA TỈNH HƯNG YÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: TS. VĂN ðĂNG KỲ
PGS.TS BÙI THỊ THO




HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
i





LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Phạm Hữu Trí










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii





LỜI CẢM ƠN

Trang ñầu tiên của luận văn cho tôi xin ñược gửi lời chân thành cảm
ơn sự giúp ñỡ của các thầy, cô giáo Bộ môn Nội chẩn - Dược – ðộc chất, các
thầy, cô giáo Khoa sau ðại học Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, cùng
toàn thể các thầy, cô giáo ñã tham gia giảng dạy tôi trong thời gian học Cao
học tại nhà trường, ñặc biệt là TS. Văn ðăng Kỳ và PGS.TS Bùi Thị Tho
người ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn
thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Thú y và Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên
ñã tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành tốt quá trình học tập cũng như
làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn bạn bè ñồng nghiệp gần xa và gia
ñình ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.

Tác giả luận văn



Phạm Hữu Trí





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii





MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục ảnh viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài. 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Bệnh lợn con phân trắng 4
2.1.1 Nguyên nhân gây bệnh 4
2.1.2 Cơ chế sinh bệnh 8
2.1.3 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích 10
2.1.4 Chẩn ñoán 11
2.1.5 Phòng bệnh 11
2.1.6 ðiều trị 13
2.2 Một số hiểu biết về các dược liệu nghiên cứu. 15
2.2.1 Cây bồ công anh - BCA 15
2.2.2 Một số hiểu biết về Mật ñộng vật. 20
3 ðỊA ðIỂM - NỘI DUNG - ðỐI TƯỢNG - NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 ðịa ñiểm 23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv





3.2 Nội dung 23
3.3 ðối tượng và nguyên liệu nghiên cứu 24
3.4 Phương pháp nghiên cứu 25
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Hà Hưng Yên Mỹ- Hưng Yên 29
4.1.1 Tình hình chăn nuôi tại cơ sở 29
4.2 Thực trạng bệnh lợn con phân trắng của các gia trại và trang trại
ñiều tra trong tỉnh Hưng Yên. 31
4.2.1 Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng của trại từ năm 2008 –
Tháng 6/2010. 31
4.2.2 Ảnh hưởng của mùa vụ ñến bệnh lợn con phân trắng 37
4.2.3 Ảnh hưởng của tuổi lợn con từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi ñến bệnh
lợn con phân trắng 41
4.2.4 Ảnh hưởng của vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng. 44
4.3 Thử nghiệm ñiều trị bệnh lợn con phân trắng bằng các chế phẩm
cao ñặc Bồ công anh và cao ñặc mật ñộng vật 46
4.3.1 Kết quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng bằng chế phẩm cao ñặc
Bồ công anh. 46
4.3.2 Kết quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng của chế phẩm cao ñặc
mật ñộng vật. 49
4.3.3 Kết quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng bằng cao ñặc Bồ công
anh nång ñộ 40%, cao ñặc mật ñộng vật 40% 51
5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1 Kết luận. 58
5.2 Tồn tại. 59
5.3 ðề nghị. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCA Bồ Công Anh
MðV Mật ñộng vật
LCPT Lợn con phân trắng
TNHH SX & PT Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và phát triển

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi




DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1. Kết quả ñiều tra bệnh LCPT từ 2008 - 6/2010 của trang trại và gia
trại. 31

4.2. Kết quả ñiều tra bệnh LCPT trong 6 tháng ñầu năm 2010 của
trang trại và gia trại. 34


4.3. Tỷ lệ mắc bệnh và chết của bệnh LCPT theo mùa vụ năm 2009 của
trang trại. 38

4.4. Ảnh hưởng của tuổi lợn con từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi ñến bệnh
lợn con phân trắng. 42

4.5. Kết quả ñiều trị bệnh LCPT bằng chế phẩm cao ñặc bồ công anh ở
các nồng ñộ khác nhau: 47

4.6. Kết quả ñiều trị bệnh LCPT bằng chế phẩm cao ñặc mật ñộng vật
ở các nồng ñộ khác nhau: 49

4.7. So sánh tỷ lệ khỏi bệnh LCPT của hai phác ñồ ñiều trị 51

4.8. So sánh tỷ lệ khỏi bệnh LCPT của ba phác ñồ ñiều trị 52

4.9. Tỷ lệ chết và tỷ lệ tái phát bệnh LCPT của ba phác ñồ ñiều trị 54

4.10. Ảnh hưởng của cao ñặc bồ công anh, cao ñặc mật ñộng vật ñến
khả năng tăng trọng của lợn con sau khi dùng thuốc 56



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii





DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4. 1. Bệnh LCPT trong các năm ở trang trại và gia trại. 33

4. 2. Bệnh lợn con phân trắng 6 tháng ñầu năm 2010 của trang trại và
gia trại. 37

4. 3. Tỷ lệ bệnh và chết do bệnh LCPT theo mùa vụ của trang trại. 41

4. 4. Tỷ lệ bệnh LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi của trang trại và gia
trại. 43

4. 5. Tỷ lệ khỏi bệnh LCPT của cao ñặc bồ công anh ở các nồng ñộ. 48

4. 6. Tỷ lệ khỏi bệnh lợn con phân trắng khi dùng cao ñặc ñộng vật ở
các nồng ñộ. 50

4. 7. Tỷ lệ khỏi bệnh lợn con phân trắng của 3 phác ñồ ñiều trị. 53

4. 8. So sánh tỷ lệ chết và tỷ lệ tái phát bệnh LCPT của 3 phác ñồ ñiều
trị 55

4. 9. Ảnh hưởng của ba phác ñồ ñiều trị bệnh LCPT ñến khả năng tăng
trọng của lợn con 57


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii





DANH MỤC ẢNH

STT Tên ảnh Trang

1 Bồ công anh Việt Nam 16
2 Cây Bồ công anh Trung Quốc. 16
3 Chuồng lợn ñẻ của trang trại. 44
4 Chuồng lợn ñẻ của gia trại. 45

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1




1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm qua, ðảng và Nhà nước ñã ñề ra nhiều chủ trương
ñường lối chính sách ñẩy mạnh khoa học công nghệ phát triển, tiến tới thực
hiện thành công thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện ñại hoá ñất nước.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng ñã có những bước tiến mạnh mẽ, chăn
nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong xuất khẩu các sản phẩm chăn
nuôi và góp phần vào công cuộc xoá ñói giảm nghèo.
ðặc biệt, chăn nuôi lợn ñã và ñang ñược thông qua chương trình nạc

hoá ñàn lợn, làm tăng nhanh số ñầu lợn, chất lượng sản phẩm thịt. Nhiều ñịa
phương ñã chuyển dần phương thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi
lợn ngoại theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. ðể chăn nuôi
lợn ñạt hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh những yếu tố như: thức ăn, chuồng trại,
kỹ thuật chăn nuôi, giá sản phẩm… thì tình hình dịch bệnh cũng gặp không ít
khó khăn.
Theo các nhà chăn nuôi, một trong những bệnh gây trở ngại không nhỏ
cho chăn nuôi lợn nái sinh sản là bệnh lợn con phân trắng (LCPT). Tuy nhiên,
việc sử dụng thuốc ñiều trị một cách bừa bãi, lạm dụng thuốc kháng sinh, sử
dụng thuốc kháng sinh không theo nguyên tắc ñã dẫn ñến sự tăng nhanh tính
kháng thuốc của vi khuẩn.
Trong khi ñó, nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng hiệu quả kinh
tế, an toàn sinh học khi sử dụng các dược phẩm có ñược từ thiên nhiên như:
thảo dược, ñộng vật dùng làm thuốc, ñiều trị bổ xung, kích thích sinh trưởng,
sinh sản…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2




Với mục ñích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn
và hạn chế hiện tượng kháng thuốc ngày càng tăng, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Thực trạng bệnh lợn con phân trắng, ứng dụng chế
phẩm cao ñặc bồ công anh và mật ñộng vật trong ñiều trị tại một số trang
trại của tỉnh Hưng Yên”.
1.2. Mục ñích
Kết quả ñiều trị của ñề tài sẽ giúp người chăn nuôi sử dụng các chế
phẩm ñông dược thay thế dần dần những kháng sinh thông dụng trong ñiều trị
bệnh LCPT.

Góp phần ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc do việc dùng kháng sinh
trong ñiều trị sẽ tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc.
Tránh tồn lưu kháng sinh trong các sản phẩm của ñộng vật và ñảm bảo
chất lượng thịt góp phần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm (trong chế biến lợn
sữa ñông lạnh).
Từ kết quả này sẽ nâng cao ñược hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học:
Những nghiên cứu về dược lý phân tử ñã cho thấy hợp chất thiên nhiên
tồn tại trong tế bào sống khi tinh chế ñể phòng, trị bệnh chúng sẽ ñược tế bào
vật nuôi và người dung nạp tốt, ít có tác dụng phụ hơn là cũng chất ñó ñược
tổng hợp bằng phương pháp hoá học. ðiều này mở ra hướng nghiên cứu trong
lĩnh vực bào chế sử dụng dược liệu tự nhiên làm thuốc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học ñể xác ñịnh biện pháp ñiều trị
hội chứng tiêu chảy cho lợn con ở giai ñoạn theo mẹ (từ sơ sinh ñến cai sữa)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3




phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi tại cơ sở, nhằm làm giảm bớt thiệt hại do
bệnh gây ra.
- Kết quả ñiều trị thử nghiệm là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
phác ñồ ñiều trị có hiệu quả ñối với lợn giai ñoạn từ sơ sinh ñến cai sữa nhằm
làm giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra.
- Kết quả ñề tài sẽ mở thêm hướng mới cho người chăn nuôi lợn giống
trong việc lựa chọn thuốc ®iÒu trị bệnh tiêu chảy lợn con, góp phần giảm bớt
tần xuất sử dụng kháng sinh, giảm mức ñộ tồn lưu thuốc trong sản phẩm ñộng

vật (lợn sữa ñông lạnh) ảnh hưởng ñến sức khỏe cộng ñồng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4




2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Bệnh lợn con phân trắng - LCPT
Lợn con có thể mắc tiêu chảy ngay từ những ngày ñầu mới sinh,
thường tỷ lệ chết 20-50% có khi tới 100%. Lợn con sau khi khỏi bệnh thì còi
cọc so với những con khỏe mạnh thường chậm lớn hơn hẳn từ 26- 40% (ðào
Trọng ðạt,1996) [3]. Việc khống chế hội chứng tiêu chảy ở lợn con là vấn ñề
gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ hội chứng tiêu chảy có liên quan ñến nhiều yếu tố
khác nhau: Dinh dưỡng, chế ñộ chăm sóc, ñiều kiện ngoại cảnh và các nguyên
nhân do vi khuẩn, vi rus… trong dó có yếu tố ñước coi là nguyên nhân
nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát, và việc phân biệt cụ thể từng
nguyên nhân là rất khó khăn.
2.1.1 Nguyên nhân gây bệnh
Qua các tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước ñã nghiên cứu
chỉ ra rằng hội chứng tiêu chảy do các nguyên nhân chính sau:
Môi trường, chăm sóc quản lý
Trong ñiều kiện sinh lý bình thường có sự cân bằng giữa sức ñề kháng
của cơ thể với các yếu tố gây bệnh. Khi sức ñề kháng giảm sút mối quan hệ
cân bằng này bị mất ñi và con vật rơi vào trạng thái bệnh lý.
Khi gặp lạnh ñột ngột, phẩm chất thức ăn kém, cơ năng tiêu hoá của
ñường ruột bị rối loạn, thức ăn không ñược tiêu hoá sẽ bị vi sinh vật gây bệnh
lên men phân giải chất hữu cơ thành các ñộc tố như: Indol, Scatol, H2S…
Những ñộc chất này tác ñộng lên niêm mạc ruột gây xung huyết tăng nhu

ñộng ruột gây ỉa chảy (Buddle J.R, 1992)[27]… thường dẫn ñến viªm ruột
tiêu chảy.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5




Mất cân ñối chất dinh dưỡng trong khẩu phần, thức ăn bị nhiễm bẩn, ôi
thiu…thường dẫn ñến viêm ruột ỉa chảy (Wierrer. G.et.al, 1993) [28].
Chế ñộ dinh dưỡng, chăm sóc cũng ảnh hưởng không nhỏ ñến tỷ lệ mắc
bệnh tiêu chảy.
Phạm Khắc Hiếu (1995) và Sử An Ninh (1993) [13] nghiên cứu tác
nhân stress lạnh, ẩm làm cho lợn con không giữ ñược mối cân bằng hoạt ñộng
của hệ thống: Hypothalamus – Hypophisis - Hypolephra làm biến ñổi hàm
lượng ion Fe
2+
, Na
+
, K
+
trong máu, làm giảm sức ñề kháng của cơ thể lợn con
dễ gây viêm ruột ỉa chảy.
Do vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân quan trọng, phổ biến và ñược chú ý nhiều
nhất. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây tiêu chảy ở lợn con
chủ yếu là một số loài sau: E.coli, Salmonella, Clostridium perfringen,
Steptococcus, Staphylococcus Trong ñó thường gặp nhất là E.coli và
Salmonella.
Theo Trương Quang (2005) [17] , khi nghiên cứu vai trò của vi khuẩn

trong bệnh ñường tiêu hoá của lợn ñã kết luận: Trong trạng thái sinh lý bình
thường, hệ vi khuẩn (vi khuẩn hiếu khí) là ổn ñịnh, giữa cơ thể và vi khuẩn ở
thế cân bằng. Khi ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi làm mát ñi sự cân bằng về tiêu
hoá, hấp thu và miễn dịch là nguyên nhânlàm cho các vi sinh vật trong ñường
tiêu hoá của lợn có ñiều kiện phát triển và gây tiêu chảy.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên, 2001 [5] cho biết: số lượng vi
khuẩn trung bình của E.coli và Salmonella trong một gam phân ở trạng thái
sinh lý bình thường là 91.450.000 vi khuẩn/gam và 26.531.000 vi khuẩn/gam.
Trong khi ñó số lượng vi khuẩn trung bình của E.coli và Salmonella trong
một gam phân ở lợn mắc tiêu chảy là 173.837.000 vi khuẩn/gam và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6




51.050.000 vi khuẩn/gam. Như vậy số lượng vi khuẩn E.coli và Salmonella
trong trạng thái bệnh lý tăng gấp hai lần so với ở lợn khoẻ.
* Với vi khuẩn E.coli
E.coli thuộc họ vi khuẩn ñường ruột, chúng thường trú ở ruột già. Chỉ
khi gặp ñiều kiện thuận lợi nó mới trỗi dậy sinh sôi nảy nở, tăng cường ñộc
lực, sản sinh ñộc tố gây loạn khuẩn, bội nhiễm ở ñường tiêu hoá rồi gây ỉa
chảy. Ở nước ta thường gặp một số chủng E.coli như: O
8
, O
138
, O
141
, O
145

,
O
147
và O
149
gây bệnh LCPT (Theo Nguyễn Thị Nội, 1986 [14] và Nguyễn
Vĩnh Phước, 1978) [16]
- Sức ñề kháng của vi khuẩn E.coli
E.coli không chịu ñược nhiệt ñộ ñun sôi 55°C trong 1 giờ, 60°C trong
30 phút, ñun sôi 100°C chết ngay. Các chất sát trùng thông thường: axit
phenic, biclorua thuỷ ngân, focmol diệt vi khuẩn sau 5 phút. Tuy nhiên ở môi
trường bên ngoài, các chủng E.coli ñộc có thể tồn tại ñến 4 tháng.
+Cấu trúc kháng nguyên
E.coli có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp, có ñủ 3 loại kháng
nguyên: O (Somatic antigen), K (Capsulas hay Microcapsular), H (Flagellar)
và F (Fimbriae hay Pilus). Hiện nay người ta ñã phát hiện ít nhất 170 kháng
nguyên O, 70 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số lượng kháng
nguyên F ñang ñược phát hiện nhanh chóng.
+ðặc tính gây bệnh.
E.coli có sẵn trong ruột của ñộng vật, nhưng chỉ tác ñộng gây bệnh khi
sức ñề kháng của con vật giảm sút (do chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc do thời
tiết).
Khả năng gây bệnh của E.coli ñược quyết ñịnh bởi các yếu tố: Khả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7




năng bám dính; Khả năng xâm nhập; Khả năng gây dung huyết; Khả năng tạo

colicin V; Tính kháng kháng sinh; Khả năng sản sinh ñộc tố.
*Vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella ñược phát hiện lần ñầu tiên năm 1885 do Salmon
và Smith.
- Sức ñề kháng của vi khuẩn
Salmonella ñề kháng khá tốt với tác ñộng bên ngoài, theo bụi trong
không khí chúng sống ñược 80 ngày, trong ñất, rác phân chúng sống ñược 4
năm. ðặc biệt trong thịt, kể cả thịt muối, Salmonella sống ñược khá lâu.
Cấu trúc kháng nguyên gồm 3 loại kháng nguyên: Kháng nguyên
thân O, Kháng nguyên lông H và Kháng nguyên vỏ K
ðặc tính gây bệnh của Salmonella do nhiều yếu tố bao gồm: kháng
nguyên O, yếu tố bám dính, ñộc tố, Khả năng sản sinh ñộc tố, tính kháng
kháng sinh
Do vi rút.
Theo Lecce J.G và cộng sự (1976) ; Bohl E.H (1978) ; Nilson. O và
cộng sự (1984), ñã xác ñịnh vai trò của Parvovirus trong hội chứng tiêu chảy
ở lợn.
Theo tài liệu của Bergeland M.E (1980)[26], trong số những mầm bệnh
thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị tiêu chảy có rất nhiều loại virus:
20,9% lợn bệnh phân lập ñược Rotavirus; 11,2% có virus viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm (TGE); 2% có Enterovirus; 0,7% có Parvovirus.
Do ký sinh trùng.
Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng ñường tiêu hoá nói riêng là
một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn cũng như các loại gia súc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8





khác. Tác hại của nó không chỉ cướp chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn tác
ñộng lên vật chủ thông qua những nội, ngoại ñộc tố do chúng tiết ra làm giảm
sức ñề kháng, gây trúng ñộc tạo ñiều kiện cho các bệnh khác phát sinh. Ngoài
ra, ký sinh trùng còn gây tổn thương niêm mạc ñường tiêu hoá, gây viêm ruột
ỉa chảy.(Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [9]
Ở Việt Nam ký sinh trùng gây tiêu chảy ở lợn ñáng quan tâm nhất là:
giun ñũa lợn (Ascarissum), sán lá ruột lợn (Fasciolopsis busky), và một số
ñơn bào (Protozoa).
Do ñặc ñiểm gia súc
Khi sinh ra trong dạ dày của lợn còn thiếu axit HCl nên Pepsinogen tiết
ra không trở thành Pepsin. Thiếu men Pepsin, sữa bị kết tủa dưới dạng Cazein
không tiêu hoá ñược bị ñẩy xuống ruột già, gây rối loạn tiêu hoá dẫn ñến lợn
con bị bệnh tiêu chảy.
Do hệ thống thần kinh của gia súc non chưa ổn ñịnh nên kém thích nghi
với sự thay ñổi của ngoại cảnh. Hơn nữa, gia súc non trong thời kỳ bú sữa tốc
ñộ phát triển rất nhanh ñòi hỏi phải cung cấp ñủ ñạm, khoáng và vitamin.
Trong khi ñó sữa mẹ càng ngày càng giảm về số lượng và chất lượng, nếu
không bổ sung kịp thời, gia súc non sẽ bị còi cọc và nhiễm bệnh
Một trong những yếu tố quan trọng trong các nguyên nhân gây bệnh
ñường tiêu hoá là do thiếu sắt
2.1.2. Cơ chế sinh bệnh
Lợn con ở giai ñoạn theo mẹ, hệ thống thần kinh và bộ máy tiêu hóa
phát triển chưa hoàn thiện. Lợn con những ngày ñầu mới sinh hầu như lượng
HCL tự do trong dạ dày không có dẫn tới khả năng tiêu hóa sữa mẹ của lợn
con kém (Trần Cừ, 1988) làm giảm khả nằng phòng bệnh của lợn con. Khi
gặp các tác nhân có hại (vi khuẩn, thời tiết xấu, dinh dưỡng kém) chúng tác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9





ñộng trực tiếp vào hệ thống tiêu hóa, gây bội nhiễm vi khuẩn ñường ruột, vi
khuẩn có hại phát triển cức nhanh cả về số lượng và ñộc lực.
Khi nói ñến nguyên nhân gây bệnh do E.coli, cơ chế gây bệnh ñược
diễn ra như sau:
Khi có ñiều kiện thuận lợi từ môi trường và vật chủ, vi khuẩn E.coli
tăng sinh trong ruột và gây tiêu chảy bằng các yếu tố gây bệnh ñặc hiệu. Hầu
hết vi khuẩn E.coli gây bệnh sản sinh một hay nhiều kháng nguyên bám dính
(Fimbriae), 4 loại kháng nguyên bám dính quan trọng của của ETEC gây bệnh
ở lợn sơ sinh là F
4
(K88),
,
F
5
(K99), F
6
(987P) và F
4
. Nhờ các kháng nguyên
bám dính này mà vi khuẩn E.coli bám vào các cơ quan cảm nhận (receptor)
chuyên biệt trên màng tế bào của các tế bào biểu mô ruột. Sau ñó vi khuẩn
xâm nhập và sản sinh ñộc tố ñường ruột Enterotoxin. Hai loại ñộc tố ñường
ruột ñó là ñộc tố chịu nhiệt (ST) và ñộc tố không chịu nhiệt (LT). ðộc tố
ñường ruột phá hủy tổ chức thành ruột và làm thay ñổi cân bằng nước, chất
ñiện giải, nước ñược rút từ cơ thể vào ruột và gây tiêu chảy. Tiêu chảy làm
lợn con mất nước, mất chất ñiện giải dẫn ñến trụy tim mạch và chết.
Tác ñộng gây viêm ruột hoại tử, tiêu chảy của Cl.perfringens cho lợn
con có thể xảy ra rất sớm, vài phút hoặc vài giờ ngay sau khi sinh ra. Hai

trong các yếu tố tiền ñề quan trọng chủ yếu ñể bệnh có thể xảy ra ñó là sự
tăng cao ñột ngột của các chất dinh dưỡng và những tổn thương của niêm mạc
hay tổ chức (Archie, 2001). ðầu tiên chúng bội nhiễm, sau ñó tấn công vào
ñỉnh lông nhung ñoạn hồi tràng bằng ngọai ñộc tố mạnh. Tại ñây ngoại ñộc tố
của vi khuẩn tác ñộng và gây ra những tổn thương như hoại tử, xuất huyết
trầm trọng. Vùng hoại tử lan rộng và gây tổn thương vào chiều sâu niêm mạc,
dưới niêm mạc và thậm chí ñến lơp cơ, phần lớn vi khuẩn thường gây hoại tử
ở lông nhung, lông nhung cùng với vi khuẩn bám dính tróc ra và rơi vào
xoang ruột. Một số vi khuẩn có thể xâm nhập vào sâu hơn tạo thành khí thũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10




ở lớp niêm mạc, lớp cơ hoặc xâm nhập vào xoang bụng. Khí thũng này
thường tạo ra ở các hạch lympho vùng lân cận dẫn ñến hiện tượng tắc nghẽn
mạch ở vùng khí thũng.
Tóm lại, quá trình sinh bệnh tiêu chảy ở lợn con ñã ñưa lợn con vào 3
trạng thái rối loạn:
- Rối loạn chức năng tiêu hóa và hấp thu.
- Rối loạn cân bằng của khu hệ vi sinh vật ñường ruột.
- Rối loạn cân bằng nước và chất ñiện giải do lợn con tiêu chảy quá
nhiều. Lợn con trong tình trạng nhiễm ñộc trụy tim mạch mà chết. Những lợn
con chữa khỏi bệnh thường tăng trọng giảm, chậm lớn, còi cọc.
2.1.3. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
Triệu chứng
Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ơ lợn con theo
mẹ và lợn con sau cai sữa. Lợn con có thể mắc bệnh rất sớm ngay ngày ñầu
tiên sau khi sinh, thường mắc nhiều nhất là sau khi sinh vài ngày.(Hoàng Văn

Tuấn và cộng sự, 1998) [20].
Lợn con mắc bệnh lúc ñầu vẫn bú và chạy như thường. Sau ñó con vật
khát nước, tính ñàn hồi của da giảm, da và niêm mạc nhợt nhạt, khô, mắt lõm
sâu, thở nhanh và sâu, nhịp tim nhanh, ít ñái (Hồ Văn Nam, 1982) [11]. Lợn
ñi ỉa nhiều, ỉa toé loe, phân dính bết ở ñuôi và khoeo, trong phân có lẫn thức
ăn chưa tiêu.
Ở thể quá cấp tính: lợn con chết nhanh, thường sau 6 - 20 giờ kể từ khi
bỏ bú. Lợn bỏ bú hoàn toàn ñi xiêu vẹo, loạng choạng, thích nằm bẹp một
chỗ, hay ho, mõm tím tái, thở thể bụng khó khăn, phân lỏng màu trắng lầy
nhầy, mùi tanh thối. Lợn nằm co giật, bốn chân bơi trong không khí rồi chết.
Thể bệnh này rất ít gặp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11




Ở thể cấp tính: lợn con thường chết chậm hơn sau 2 - 4 ngày kể từ khi
bỏ bú, con vật ỉa chảy nặng, mất dinh dưỡng, nước, khoáng, yếu dần rồi chết.
Thể mãn tính: thường thấy ở lợn tập ăn ñến cai sữa. Lợn ỉa chảy liên
miên, phân lúc nước lúc sền sệt, mùi rất khó chịu, ñít dính phân, bẩn, con vật
gầy, xù lông, thường ho, nếu không chết thì cũng còi cọc.
Bệnh tích
Khi lợn bị tiêu chảy xác gầy, niêm mạc mắt, miệng nhợt nhạt, da khô,
phân bết dính ở mông và khoeo.
Lợn chết ở thể bệnh quá cấp tính: chưa có biểu hiện bệnh tích rõ.
Mổ khám thấy ở dạ dày tích thức ăn không tiêu, lổn nhổn bọt khí. Niêm
mạc dạ dày lác ñác có ñám xung huyết (Tạ Thị Vịnh, 1996)[ 22]. Theo Phùng
Quốc Chướng (1995) [2], theo dõi trên lợn thực nghiệm cho biết: Lợn bị tiêu
chảy da xanh, lông xù, có tụ máu. Phổi có viêm dưới thuỳ hoành,niêm mạc

sưng dễ long tróc, có nốt loét. Niêm mạc ruột non sưng dày có nhiều ñám
xuyết huyết. Niêm mạc ruột già phủ màng giả, dưới có nốt loét lan tràn. Hạch
lâm ba sưng, mềm có hoại tử, túi mật căng…
2.1.4 Chẩn ñoán
Với lợn con theo mẹ, việc chẩn ñoán hội chứng tiêu chảy chỉ cần dựa
vào triệu trứng lâm sàng cũng dễ dàng phát hiện. Trong ñàn có lợn mắc bệnh
quan sát thấy các bãi phân lúc ñầu táo, sau lỏng hoặc sền sệt màu nâu hay
vàng trắng. Những con mắc bệnh có phân dính ở hậu môn hoặc dính cả ở
vùng mông, khoeo, nhìn thấy ướt. Lợn bỏ bú hoặc ít bú, xù lông, tím tai, tím
mõm, thường nằm ở góc chuồng khi nặng thì run rẩy, co giật, nằm chân bơi
trong không khí.
2.1.5 Phòng bệnh
Do nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau nên việc phòng trị hội chứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12




tiêu chảy ở lợn con hiện còn là vấn ñề nan giải. Công tác phòng trị ñều hướng
vào ba mục tiêu sau :
Giảm thiểu mầm bệnh, ñặc biệt là E.coli gây bệnh, vệ sinh chuồng trại,
dụng cụ, chuồng lợn ñẻ cần có ñộ thông thoáng hợp lí. Chuồng trại phải ấm
về mùa ñông và thoáng mát về mùa hè, phải có ñèn sưởi ấm cho lợn con.
Nếu phát hiện tiêu chảy do E.coli cần nhanh chóng ñiều trị bằng kháng
khuẩn có hiệu quả cao.
Chăm sóc tốt cả mẹ và ñàn lợn con ñể nâng cao sức ñề kháng tự nhiên
cho lợn, phải cho lợn con bú sữa ñầu. Khâu nuôi dưỡng cũng có vai trò rất
quan trọng nhiều tác giả ñã nhấn mạnh về chế ñộ ñảm bảo ăn uống tốt cho lợn
con, vận ñộng, chống nóng, chống lạnh cho lợn con kết hợp với việc chăm

sóc tốt cho mẹ
Theo Phạm Khắc Hiếu, và cộng sự (1998) [7], lợn con ñẻ ra phải sưởi
ấm ở nhiệt ñộ 34
0
C trong suốt tuần lễ ñầu. Sau ñó giảm xuống nhưng cũng
không ñược thấp hơn 30
0
C. Như vậy, lợn sẽ tránh ñược những stress lạnh ẩm.
Thứ ba là sử dụng vacxin và các chế phẩm sinh học.
* Vacxin:
Ở nước ta, Nguyễn Thị Nội (1986) [14] ñã sản xuất vacxin phòng bệnh
trên lợn nái và kết quả cho thấy tiêm vacxin cho lợn nái chửa có tác dụng làm
cho lợn con sau sinh chậm bị bệnh LCPT hơn những lợn ñẻ từ những con lợn
mẹ không tiêm vacxin.
Soerjiadi và cộng sự (1981) cho thấy vacxin chế tạo có khả năng ngăn
cản sự xâm nhập của E.coli và Salmonella vào các tế bào biểu mô ruột.
Năm 1990 Nguyễn Thị Nội và cộng sự [15], ñã tiến hành nghiên cứu
vacxin hỗn hợp Salco, ñược chế tạo từ các chủng vi khuẩn Salmonella, E.coli
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13




và Streptococcus ñể phòng tiêu chảy cho lợn.
Lê Văn Tạo (1997) [18] ñã chọn các chủng vi khuẩn E.coli K88 kết
hợp với ít nhất hai yếu tố gây bệnh khác là Ent, HLy dùng sản xuất vacxin
cho uống và tiêm, phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con.
* Các chế phẩm sinh học
Dùng các vi khuẩn có lợi ñể phòng và trị tiêu chảy ở lợn cũng là một

biện pháp hữu hiệu, ñã có nhiều chế phẩm ñược nghiên cứu và áp dụng. Các
nhóm vi khuẩn thường dùng là Bacillus subtilis, Colibacterium,
Lactobacillus Các vi khuẩn này ñưa vào ñường tiêu hoá của lợn thì sẽ có vai
trò cải thiện tiêu hoá thức ăn, lập lại cân bằng vi sinh vật trong ñường ruột, ức
chế các vi khuẩn có hại.
Viên Subtilis dùng phòng trị hội chứng nhiễm khuẩn ñường ruột của
gia súc ( Lê Thị Tài và cộng sự) [19], chế phẩm này không những phòng mà
còn chữa ñược bệnh viêm ruột ở gia súc non, giai ñoạn bú sữa và những
trường hợp ỉa chảy viêm ruột ở lứa tuổi lớn hơn.
Gần ñây Nhật Bản ñã giới thiệu chế phẩm EM (Effective
Microorganisms) là một chế phẩm sinh học có nhiều vi khuẩn có lợi, có khả
năng phòng , trị tiêu chảy cho nhiều loài gia súc, gia cầm và còn khử mùi hôi
cho phân thải, chuồng trại.
Trần Minh Hùng và cộng sự (1993) [8] ñã nghiên cứu chế phẩm
Dextrans - Fe ñể tiêm bổ sung cho lợn con, phòng bệnh thiếu máu, suy dinh
dưỡng và các bệnh ñường ruột, tăng sức ñề kháng cho lợn.
2.1.6 ðiều trị
Hiện nay, các vấn ñề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học là hiệu
quả chữa bệnh. Nhưng muốn ñiều trị tốt hội chứng tiêu chảy ở lợn con phải
ñảm bảo toàn diện các hướng sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14




- Chống viêm ở niêm mạc ñường tiêu hoá dạ dày, ruột.
- Chống vi khuẩn gây bệnh kế nhiễm bằng các thuốc hoá học trị liệu
trong ñó có kháng sinh.
- Chống loạn khuẩn, khôi phục lại hệ vi sinh vật có lợi ở ñường tiêu hoá.

- Bổ sung nước và ñiện giải.
- Bổ sung sắt và các vitamin.
- Thực hiện tốt khâu vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, hộ lý.
Theo hướng chống vi khuẩn bội nhiễm, một số tác giả nước ngoài ñã sử
dụng các thuốc hoá học trị liệu: Furazolidon, Tetracycline, Steptomycin,
Ampicilin và các sulfamid. Các tác giả ñều nhận thấy rằng hiệu quả chữa bệnh
của các thuốc trên rất khác nhau ở từng ñịa phương. Còn trong một ñịa phương,
hiệu quả các thuốc ñiều trị lại giảm dần theo thời gian. Trong nước các tác giả:
Phạm Gia Ninh (1976), Trần Minh Hùng (1978) cũng ñã dùng các thuốc kháng
sinh Sulfamid, Furazolidon và các dược liệu có phytoxyt ñể chữa bệnh tiêu
chảy ở lợn con, nhưng kết quả không chắc chắn ở những cơ sở khác nhau.
Bên cạnh ñó cũng có nhiều tác giả sử dụng thuốc nam ñể chữa bệnh
này như: Nguyễn Phước Trương và Hoàng Sỹ Hùng (1986), ñã ñưa ra nhiều
ñơn thuốc nam ñể ñiều trị tiêu chảy của lợn nhất là LCPT. Tác giả dùng nước
chiết xuất của cây Vàng ñắng chữa bệnh sau 2,5 – 3,5 ngày là khỏi, trong cây
Vàng ñắng có kháng sinh thực vật là Berberin.
Nguyễn Hữu Nhạ (1976) [12], sử dụng gừng, tỏi và lá ñu ñủ sắc cho
lợn con bị tiêu chảy uống.
Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1996) [6] , khi nghiên cứu tác dụng
của một số Phytoncid và thuốc hoá học tri liệu với E.coli phân lập từ bệnh
LCPT cho biết: Tỏi và Hẹ là hai dược liệu có tác dụng tốt với E.coli, còn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
15




Nghệ và cây Vàng ñắng là hai dược liệu có tác dụng trung bình.
Theo kinh nghiệm của nhân dân ñịa phương còn dùng: cây lạc thau, cỏ
lào, cây bồ ñề, cỏ xước, hy thiên, cây cứt lợn ñể chữa bệnh.

Dùng chất bổ trợ cũng là một biện pháp rất quan trọng. Một số dung
dịch hay dùng như Ringerlactac (LRS), Potasiumclorit (KCl 15%), dung dịch
Dextrose 5%, dung dịch Sodium clorit (NaCl 0.9%) ðể tiêm truyền tĩnh
mạch: NaCl 10%, Gluconat Canxi 10% tiêm tĩnh mạch hoặc cho uống, ñể bổ
sung các ion như Na
+
, K
+
, Cl
-
.
Một số vitamin như B1, B12, C, PP cũng có vai trò quan trọng có thể
cho uống, tiêm tuỳ dạng tế bào.
Hiện nay, có một số kháng sinh ñặc trị tiêu chảy: Neomycin,
Colistinsulphate, Spectinomycin HCL, Enrovet 10% và một số kháng sinh
tổng hợp như: Kana – coli, Hantril 50, Hantril 50%, Genta – Tylo
Tóm lại, ñể việc ñiều trị bệnh LCPT ñạt kết quả cao thì nên thực hiện
sớm, tích cực và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau nhằm giảm tỷ lệ thiệt hại
do bệnh gây ra, góp phần tăng hiệu quả cho người chăn nuôi, nhất là chăn
nuôi lợn nái.
2.2. Một số hiểu biết về các dược liệu nghiên cứu.
2.2.1. Cây bồ công anh - BCA
Theo GS.TS ðỗ Tất Lợi (1999) [10]; Bùi Thị Tho (2009) [21] cây
Bồ Công Anh còn gọi là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác,
diếp trời, rau mũi cày.
Tên khoa học Latuca indica L.
Thuộc họ Cúc Astreraceae.
Bồ công anh có 2 loại Bồ công anh Việt Nam( Lactuca india L) và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
16





Bồ công anh Trung Quốc ( Taraxacum monglicum Hand – Mazz) ñều thuộc
loại Hoa Cúc ( Asteraceae). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây có rễ.
2.2.1.1. Mô tả cây Bồ Công anh Việt Nam


Ảnh 1. Bồ công anh Việt Nam (Lactuca india L)

Ảnh 2. Cây BCA Trung Quốc( Taraxacum monglicum Hand –Mazz)

×