Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Mã hóa tiếng nói,các mô hình,các chuẩn mã hóa tiếng nói trong truyền thông đa Phương tiện(ví dụ trong VoiP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.77 KB, 15 trang )

Nhóm 1:
1. Trần Văn Toàn
2. Mai Văn Tuấn
Đề tài Thảo Luận:
Mã hóa tiếng nói,các mô hình,các chuẩn mã hóa tiếng
nói trong truyền thông đa
Phương tiện(ví dụ trong VoiP)

Nội Dung :
1. Giới thiệu chung
2. Nêu Vấn Đề
3. Mã hóa tiếng nói,các mô hình,các chuẩn mã
hóa tiếng nói trong truyền thông đa Phương
tiện
1. Giới thiệu chung

Tiếng nói là phương tiện chủ yếu mà con người sử dụng để
liên lạc và giao tiếp hằng ngày.

Ngày nay khi các phương tiện truyền thông phát triển và số
người sử dụng các phương tiện liên lạc tăng lên thì mã hoá tiếng
nói được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong các cuộc gọi
điện thoại truyền thống, gọi qua mạng di dộng, qua mạng
Internet, qua vệ tinh, v.v
2. Nêu Vấn Đề

Mặc dù với sự phát triển của công nghệ truyền thông qua cáp
quang đã làm cho băng thông không còn là vấn đề lớn trong giá
thành của các cuộc gọi truyền thống.
Tuy nhiên, băng thông trong các cuộc gọi đường dài, các cuộc
gọi quốc tế, các cuộc gọi qua vệ tinh hay các cuộc gọi di động thì


cần phải duy trì băng thông ở một mức nhất định. Vì vậy việc mã
hoá tiếng nói là rất cần thiết, giúp giảm thiểu số lượng tín hiệu
cần truyền đi trên đường truyền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
của cuộc gọi.
3. Mã hóa tiếng nói,các mô hình,các chuẩn mã tiếng nói
trong truyền thông đa Phương tiện

Mã Hóa Tiếng Nói:

Mã hoá tiếng nói được chia ra thành ba loại chính là mã hoá
dạng sóng, mã hoá nguồn và mã hoá lai
a. Mã hoá dạng sóng: người ta chia mã hoá dạng sóng ra làm
hai loại chính

Trong miền thời gian: mã hoá điều biến xung mã (PCM), điều
biến xung mã sai lệch (DPCM)và điều biến xung mã sai lệch
thích nghi (ADPCM).

Trong miền tần số: mã hoá băng con SBC (subband coding) và
mã hoá biến đổi thích nghi ATC (Adaptive Transform Coding).
b. Mã hoá nguồn:

Mã hoá nguồn sử dụng mô hình quá trình tạo ra nguồn tín hiệu
và khai thác các thông số của mô hình này để mã hoá tín hiệu.
Những thông số của mô hình sẽ được truyền đến bộ giải mã

Có nhiều kỹ thuật để mã hoá nguồn như: mã hoá kênh, mã hoá
formant, mã hoá tham số và mã hoá đồng hình. Tuy nhiên,
hiện nay chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và phát triển các bộ
mã hoá tham số như mã hoá dự đoán tuyến tính kích thích

bằng hai trạng thái (mã hoá LPC),mã hoá dự đoán tuyến tính
có sự kích thích kết hợp MELP và mã hoá dự đoán tuyến tính
kích thích bằng tín hiệu sau dự đoán RELP. Các bộ mã hoá
tham số này thường dùng cho điện thoại qua vệ tinh và trong
quân đội.
c. Mã hoá lai

Mã hóa lai có nhiều phương pháp nhưng phương pháp phổ
biến nhất là mã hoá phân tích bằng cách tổng hợp AbS
(Analysis-by-Synthesis). Bộ mã hoá này cũng sử dụng mô
hình cơ quan phát âm của người giống như mã hoá nguồn. Tuy
nhiên, thay vì sử dụng các mô hình tín hiệu kích thích đơn giản
như mã hoá nguồn thì ở đây tín hiệu kích thích được chọn sao
cho cố gắng đạt được dạng sóng tiếng nói tái tạo càng giống
với dạng sóng tiếng nói ban đầu càng tốt. Đây chính là đặc
tính phân biệt sự khác nhau giữa các bộ mã hoá kiểu AbS.
Thuật toán tìm ra dạng sóng kích thích này quyết định tới độ
phức tạp của bộ mã hoá.

các mô hình mã hóa
i. Mô hình OSI:
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference
Model, viết ngắn là OSI Model hoặc OSI Reference Model)
là Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở - là một thiết
kế dựa vào nguyên lý tầng cấp Để lý giải một cách trìu tượng
các máy tính và các thiết bị mạng có thể truyền thông với
nhau phải có những qui tắc giao tiếp được các bên chấp nhận.
Mô hình OSI là một khuôn mẫu giúp chúng ta hiểu dữ liệu đi
xuyên qua mạng như thế nào đồng thời cũng giúp chúng ta
hiểu được các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp

Tầng 1: Tầng vật lí (Physical )
Chức năng căn bản được thực hiện bởi tầng vật lý bao gồm:

Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện với một môi trường
truyền dẫn phương tiện truyền thông

Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền
thông được chia sẻ hiệu quả giữa nhiều người dùng. Chẳng
hạn giải quyết tranh chấp tài nguyên và điều khiển lưu lượng.

Điều biến hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số của các thiết
bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền
qua kênh truyền thông
Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data Link)

Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính chức
năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng,
phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong tầng vật lý nếu có.
Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer)
Tầng mạng cung cấp các chức năng và qui trình cho việc
truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng, từ một nguồn tới một
đích, thông qua một hoặc nhiều mạng, trong khi vẫn duy trì chất
lượng dịch vụ mà tầng giao vận yêu cầu
Tầng 4: Tầng giao vận (Transport )

Tầng giao vận cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu
giữa các người dùng tại đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không
phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng
tin cậy và hiệu quả

Tầng 5: Tầng phiên (Session)

Tầng phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng
này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa
phương và trình ứng dụng ở xa. Tầng này còn hỗ trợ hoạt động song
công hoặc bán song công hoặc đơn công và thiết lập các qui trình
đánh dấu điểm hoàn thành
Tầng 6: Tầng trình diễn (Presentation)

Lớp trình diễn hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng. lớp này trên
máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng
Application sang dạng Fomat chung
Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application)

Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp
phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên
mạng thông qua chương trình ứng dụng

ij mô hình TCP/IP
Lớp Application : quản lý các giao thức, như hỗ trợ việc trình
bày, mã hóa và quản lý cuộc gọi
Lớp Transport : đảm nhiệm việc vận chuyển từ nguồn đến đích.
Tầng Transport đảm nhiệm việc truyền dữ liệu thông qua hai nghi
thức TCP (Transmission Control Protocol) và UDP (User
Datagram Protocol)
Lớp Internet : đảm nhiệm việc chọn lựa đường đi tốt nhất cho
các gói tin. Nghi thức được sử dụng chính ở tầng này là nghi thức
IP (Internet Protocol)
Lớp Network Interface : có tính chất tương tự như hai lớp Data
Link và Physical của kiến trúc OSI.

các chuẩn mã hóa tiếng nói trong truyền thông đa Phương tiện
ứng dụng Tốc độ bít (kbps) Băng thông (kHz) Kí hiệu chuẩn
Điện thoại
thông thường
64 3,2 g.711
32 3,2 g.726
Hội nghị qua
điện thoại
48 64 7 g.722
16 3,2 g.728
Điện thoại
di động số
13 3,2 Full-rate
12,2 3,2 Efr
8,0 3,2 IS-54
6,5 3,2 Half-rate
8,0 3,2 g.729
Điện thoại qua vệ
tinh
4,15 3,2 M
3,6 3,2 Mini-m

×