Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ đông theo tình trạng dinh dưỡng thông qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8, 9 lá tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 117 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THỊ THUÝ




NGHIÊN CỨU LIỀU LƢỢNG ĐẠM BÓN
CHO NGÔ VỤ ĐÔNG THEO TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
THÔNG QUA CHỈ SỐ DIỆP LỤC VÀO THỜI KỲ
8 - 9 LÁ TẠI THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP









THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ THUÝ




NGHIÊN CỨU LIỀU LƢỢNG ĐẠM BÓN
CHO NGÔ VỤ ĐÔNG THEO TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
THÔNG QUA CHỈ SỐ DIỆP LỤC VÀO THỜI KỲ
8 - 9 LÁ TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT HƢNG






THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước
Phòng quản lý và đào tạo Sau đại học và nhà trường về các thông tin, số
liệu trong đề tài.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2013
Người viết cam đoan


Nguyễn Thị Thúy





Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Phòng quản lý và đào tạo Sau Đại học, khoa Nông học, Phòng thí nghiệm
Sinh lý - Sinh hóa khoa Nông học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp,
cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Viết Hƣng người hướng dẫn khóa học đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong
Phòng quản lý và đào tạo Sau đại học, khoa Nông học, Phòng thí nghiệm
sinh lý - sinh hóa khoa Nông học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên
ngành, đã giúp đỡ tôi hoàn thiện bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả
bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã
quan tâm động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2013
Người viết cam đoan


Nguyễn Thị Thúy


Số hóa bởi trung tâm học liệu


iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình sản suất ngô trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 8
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam 13
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới 13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam 18
Chƣơng 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 26
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.4. Phương pháp phân tích số liệu 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất của
giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 tại Thái Nguyên 35
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của
giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 35


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng của
giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 37
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến đặc điểm hình thái của
giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ đông năm 2012 39
3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tình hình sâu bệnh hại và khả
năng chống đổ của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 45
3.1.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến trạng thái cây, trạng thái
bắp, độ bao bắp của giống ngô LVN14 vụ đông 2011 - 2012 49
3.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khối lượng chất khô của
giống ngô lai LVN14, vụ Đông năm 2011 - 2012 51
3.1.7. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 54
3.2. Xác định lượng đạm bón cho ngô vụ đông trên cơ sở đánh giá
tình trạng dinh dưỡng đạm của cây 62
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng đạm của ngô 62
3.2.2. Xác định lượng đạm bón vào thời kỳ 8 – 9 lá trên cơ sở đánh
giá tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây thông qua chỉ số diệp lục 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC








Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 - 2012 6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2012 7
Bảng 1.3. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2011 8
Bảng 1.4. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1975 - 2012 9
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2011 11
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012 12
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ đông
năm 2012 36
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ đông
năm 2012 38
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây, chiều cao
đóng bắp của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ
đông năm 2012 40
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lá và chỉ số diện tích lá
của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 43
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tỷ lệ đổ rễ và gẫy thân của
giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 46
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của
giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 47
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 đến trạng thái
cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của giống ngô LVN14 49
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khối lượng chất khô của
giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 52


Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều dài bắp và đường kính
bắp của giống ngô lai LVN14 vụ đông năm 2011 và vụ đông
năm 2012 55
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số bắp/cây và số hàng
hạt/bắp của giống ngô lai LVN14 vụ đông năm 2011 - 2012 56
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số hạt/hàng và khối lượng
1000 hạt của giống ngô lai LVN14 vụ đông năm 2011 và vụ
đông năm 2012 58
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất lý thuyết và năng
suất thực thu của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 60
Bảng 3.13. Diễn biến hàm lượng đạm của lá ngô qua các thời kỳ sinh
trưởng của vụ đông năm 2011 – 2012 62
Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa hàm lượng đạm trong cây với các yếu
tố cấu thành năng suất, năng suất ngô và hàm lượng protein
trong hạt, vụ đông năm 2011 – 2012 65
Bảng 3.15. Diễn biến chỉ số diệp lục của lá ngô qua các thời kỳ sinh
trưởng của vụ đông năm 2011 - 2012 68
Bảng 3.16. Chỉ số diệp lục và hàm lượng đạm của lá ngô qua các thời kỳ
sinh trưởng 69
Bảng 3.17. Hệ số tương quan giữa chỉ số diệp lục với yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất ngô và hàm lượng protein trong hạt, vụ đông 71
Bảng 3.18. Mô hình phân tích tương quan đa biến để dự đoán năng suất
ngô dựa trên chỉ số diệp lục của lá 72
Bảng 3.19. Lượng đạm bón vào thời kỳ 8 - 9 lá cho ngô vụ đông ở Thái
Nguyên theo chỉ số diệp lục 72



Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến hàm lượng đạm trong cây qua các thời kỳ
sinh trưởng của ngô vụ đông năm 2011 63
Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến hàm lượng đạm trong cây qua các thời kỳ
sinh trưởng của vụ đông năm 2012 64
Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến chỉ số diệp lục của lá ngô qua các thời kỳ
sinh trưởng của vụ đông năm 2011 67
Hình 3.4: Biểu đồ diễn biến chỉ số diệp lục của lá ngô qua các thời kỳ
sinh trưởng của vụ đông năm 2012 67
Hình 3.5: Đồ thị tương quan giữa chỉ số diệp lục và hàm lượng đạm
trong cây thời kỳ 8 - 9 lá của giống ngô lai LVN14 70
Hình 3.6: Đồ thị tương quan giữa chỉ số diệp lục và hàm lượng đạm
trong cây thời kỳ trỗ cờ của giống ngô lai LVN14 70



Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Chữ đƣợc viết tắt
CSDL
Chỉ số diệp lục

LCC
Chỉ số màu sắc lá
CT
Công thức
ĐHNL
Đại học Nông Lâm
ĐVT
Đơn vị tính
HLĐ
Hàm lượng đạm trong cây
CV
Hệ số biến động
HSDTL
Hệ số diện tích lá
P
1000

Khối lượng 1000 hạt
SPAD
Máy đo chỉ số diệp lục
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTK
Năng suất thống kê
NSTT
Năng suất thực thu
NLI
Nhắc lại 1
NLII
Nhắc lại 2

NLIII
Nhắc lại 3
QT
Quy trình
LSD
0.05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95%
TG
Thời gian
TGST
Thời gian sinh trưởng
TK
Thời kỳ
TB
Trung bình
VĐ11
Vụ đông năm 2011
VĐ12
Vụ đông năm 2012


Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô (Zea mays L.) là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn
thế giới, 21% sản lượng ngô được sử dụng làm thức ăn cho người (Ngô Hữu
Tình, 2003) [20]. Ngoài việc cung cấp chất tinh, ngô là một loại thức ăn xanh

và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc (đặc biệt là bò sữa), ngô cũng được sử
dụng làm cây thực phẩm: Người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp có
hàm lượng dinh dưỡng cao và sạch dùng để ăn tươi hoặc xuất khẩu, ngô còn
là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất cồn, tinh bột, glucoza, bánh kẹo…
Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, nhà nước ta đã có
nhiều chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trong phát triển ngô
để tăng diện tích và năng suất ngô. Tuy vậy so với thế giới năng suất ngô ở
nước ta vẫn còn thấp. Năng suất ngô ở nước ta thấp do nhiều nguyên nhân:
trình độ thâm canh thấp, giống xấu, khí hậu khắc nghiệt, dịch hại nhiều, khả
năng đầu tư thấp…
Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích, năng suất và sản lượng ngô nước ta
liên tục tăng nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất
mà tiêu biểu là đưa ngô lai vào trồng trên diện tích rộng. Năm 2012 là năm
đạt diện tích (1.118,2 nghìn ha), năng suất (42,95 tạ/ha) và sản lượng (4.803,2
nghìn tấn), so với năm 1990, diện tích tăng 2,6 lần, năng suất tăng 2,7 lần, còn
sản lượng tăng 7,1 lần (FAOSTAT, 2013) [5].
Mặc dù vậy, sản xuất ngô ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra:
- Thứ nhất, năng suất ngô (42,95 tạ/ha, năm 2012) vẫn thấp hơn trung
bình thế giới (49,44 tạ/ha năm 2012), thấp hơn nhiều so với nước Mỹ (77,44
tạ/ha, năm 2012). Có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, Đồng Bằng Sông Cửu
Long (53,40 tạ/ha, năm 2011) trong khi đó Trung du và miền núi phía bắc đạt
(36,50 tạ/ha, năm 2011).
- Thứ 2 là giá thành sản xuất còn cao.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
- Thứ ba là sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước ngày
càng tăng lên, năm 2012 nước ta vẫn phải nhập khẩu 1.614.473 tấn ngô hạt để
làm thức ăn chăn nuôi (theo số liệu của Tổng cục thống kê, 2013) [22].

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Sản xuất ngô của vùng phần lớn trồng
giống ngô lai nhưng do điều kiện đất đai, nước tưới, kỹ thuật canh tác…chưa
đáp ứng được yêu cầu thâm canh, nên hiệu quả của giống ngô lai chưa cao.
Thực tế cho thấy ngô là cây có tiềm năng năng suất lớn, nếu áp dụng kỹ thuật
thâm canh tốt ngô có thể đạt năng suất cao hơn nữa. Trong các biện pháp
thâm canh tăng năng suất ngô, phân bón giữ vai trò quan trọng nhất. Vì vậy,
cần sử dụng phân bón một cách cân đối và hợp lý. Trong các nhân tố thiết
yếu, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất để xác định năng suất ngô.
Việc xác định lượng đạm bón cho ngô theo nhu cầu dinh dưỡng thông qua chỉ
số diệp lục của cây nhằm đạt hiệu quả cao nhất là rất quan trọng được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
Phòng quản lý sau đại học và khoa Nông học tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ Đông theo tình trạng dinh
dưỡng thông qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8 - 9 lá tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng
suất ngô, trên cơ sở đó xác định lượng đạm bón cho ngô ở giai đoạn 8 - 9 lá
theo tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây thông qua chỉ số diệp lục.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng
suất ngô.
- Xác định mối quan hệ giữa hàm lượng đạm trong cây, chỉ số diệp lục
với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô.

- Xác định lượng đạm bón cho ngô ở giai đoạn 8 - 9 lá thông qua chỉ số
diệp lục.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đối với học tập: Giúp các học viên củng cố kiến thức đã học, có điều
kiện tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học và áp dụng được những
kiến thức lý thuyết đã học vào trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp trong thời
kỳ hội nhập và đổi mới, nhất là đối với cây ngô.
- Đối với nghiên cứu khoa học: Kết quả của đề tài mở ra hướng nghiên
cứu mới về phương pháp bón phân đạm cho ngô từ đó giúp nâng cao năng
suất ngô, đồng thời giúp ổn định Nitơrat trong đất, nâng cao hiệu lực đạm,
giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường sống.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện nay, các giống ngô lai đang là lựa chọn của nhiều hộ tại Thái
Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc. Kết quả của đề tài bước đầu xác định
được lượng đạm tối ưu bón cho ngô theo nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời
kỳ, nhất là vào thời kỳ 8 - 9 lá để các giống ngô lai phát huy được tiềm năng
năng suất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngô tại Thái Nguyên và
các tỉnh miền núi Phía Bắc.



Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngô là cây trồng quang hợp theo chu trình C4, có tiềm năng năng suất

cao mà không một cây ngũ cốc nào có thể so sánh được. Đạm là một trong
những nguyên tố dinh dưỡng ảnh hưởng có tính chất quyết định đến năng suất
ngô. Ngô cần đạm trong suốt thời kỳ sinh trưởng, đặc biệt vào các thời kỳ 3 -
5 lá, 7 - 9 lá và trước trỗ 10 - 15 ngày. Bón đạm đầy đủ làm tăng diện tích và
tuổi thọ của lá, tăng khả năng quang hợp, đây là cơ sở của việc nâng cao khả
năng tích lũy chất khô và năng suất ngô. Theo Barbieri và cs (2000) [25] thì
mức đạm thấp làm giảm số hạt và năng suất hạt.
Hiệu quả của việc bón đạm cho ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất, giống ngô và các biện pháp canh
tác khác như mật độ, chế độ tưới, bón cân đối giữa đạm với lân và
kali…(Trần Trung Kiên, 2009) [11]. Sự hút các chất dinh dưỡng thay đổi theo
các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô. Dựa vào sự thay đổi hình
thái của cây để xác định nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ của cây ngô. Viện
kỹ thuật cây ngũ cốc và thức ăn gia súc Pháp chia quá trình sinh trưởng ngô
thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tăng trưởng chậm:
Từ khi ngô mọc đến khi ngô được 7 - 8 lá: Hình thành và phát triển bộ
rễ, phân hóa tạo bông cờ. Giai đoạn này lượng dinh dưỡng cây hút từ 1 - 4%
tổng lượng dinh dưỡng so với cả vòng đời cây hút. Giai đoạn này sự hút dinh
dưỡng tuy chậm nhưng rất quan trọng, bao gồm các dạng dễ hấp thu của các
hợp chất chứa NPK so với tổng lượng dinh dưỡng và chất khô tích lũy. Thấy
rằng: Sau mọc 20 - 30 ngày ngô tích lũy: 4% chất khô, 9% lân, 10% đạm,
14% kali; sau 60 ngày: 45% chất khô, 57% lân, 66% đạm, 92% kali.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
- Giai đoạn tăng trưởng nhanh:
Từ 7 - 8 lá đến sau trỗ 15 ngày. Các quá trình sinh trưởng phát triển
mạnh, lượng tinh bột và chất khô trong bắp tăng nhanh. Đây là giai đoạn cây

hấp thụ tối đa dinh dưỡng bằng 75 - 95% tổng lượng dinh dưỡng so với cả
vòng đời cây hút. Thiếu dinh dưỡng vào thời kỳ 8 - 11 lá sẽ cản trở sinh
trưởng của lá và làm giảm 10 - 20% năng suất, đặc biết ở thời kỳ trỗ cờ phun
râu cây đòi hỏi dinh dưỡng rất cao nên nếu một nửa số lá bi khô héo sẽ làm
giảm 25 - 30% năng suất.
- Giai đoạn chín:
Quá trình tích lũy vật chất khô đã hoàn thành, ngô bắt đầu mất nước
nhanh chóng, các bộ phận sinh trưởng sinh dưỡng chuyển sang màu vàng.
Thực tế, nhu cầu về đạm của ngô biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả
năng cung cấp đạm của đất. Vì vậy bón đạm theo số lượng và số lần định sẵn theo
quy trình khuyến cáo không tránh khỏi khi thừa, khi thiếu đạm. Để tăng hiệu quả
sử dụng đạm thì liều lượng và thời gian bón đạm cần được xác định dựa vào tình
trạng dinh dưỡng đạm của cây, vì hàm lượng đạm trong lá liên quan chặt với khả
năng quang hợp và khối lượng chất khô mà ngô tích lũy được.
Nhiều nghiên cứu về liều lượng đạm bón cho ngô ở Việt Nam, những
nghiên cứu đó đã kết luận: Liều lượng đạm bón phụ thuộc vào khả năng cung
cấp đạm của đất, vùng sinh thái, giống ngô và điều kiện trồng trọt. Máy đo chỉ
số diệp lục được xem là cực kỳ chính xác trong việc đánh giá tình trạng N của
ngô ở giai đoạn 6 đến 7 lá (V6 - V7) (Argenta et al., 2001). Máy đo chỉ số
diệp lục (SPAD-502, Minolta, Ramsey, NJ) nhằm xác định tương quan giữa
số lượng diệp lục trong lá với sự hấp thu tia sáng đỏ (λ = 650 nm được hấp
thu nhiều nhất) và ánh sáng hồng ngoại (λ = 950 nm được hấp thu ít nhất). Vì
các chỉ số máy đo tương quan với hàm lượng diệp lục/đơn vị diện tích lá. Do
vậy, có thể dùng chỉ số diệp lục (CSDL) để tính toán lượng đạm bón cho ngô.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
Do đó, tiến hành nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ đông theo
tình trạng dinh dưỡng thong qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8 - 9 lá không

những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn phục vụ cho việc
thâm canh tăng năng suất ngô ở tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Tình hình sản suất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích
đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng xếp hạng thứ hai và năng suất
cao nhất trong các cây ngũ cốc. Năm 1961, diện tích ngô toàn thế giới đạt
105,48 triệu ha, năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng 205 triệu tấn, đến năm 2012
diện tích trồng ngô thế giới đạt khoảng 176,99 triệu ha, năng suất bình quân
49,44 tạ/ha, sản lượng 875,10 triệu tấn.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 - 2012
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1961
105,48
19,4
205.00
2004
147,47
49,48
729,21
2005
147,44
48,42
713,91

2006
148,61
47,53
706,31
2007
158,61
49,69
788,11
2008
161,01
51,09
822,71
2009
155,7
51,9
809,02
2010
161,91
52,15
844,41
2011
171,78
51,54
885,29
2012
176,99
49,44
875,10
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [5]
Qua bảng số liệu bảng 1.1 cho thấy: Năng suất và sản lượng ngô thế

giới tăng dần qua các năm là nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng trọt
tiên tiến, năng suất ngô trên thế giới đã tăng 2,54 lần và sản lượng tăng 4,26
lần trong vòng 51 năm (1961 - 2012). Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là

Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng. Năng suất ngô ở Mỹ lại có
sự tăng đột biến, kết quả đó có được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học
trong sản xuất. Theo Ming Tang Chang và cộng sự (Minh Tang Chang, 2005)
[31] cho biết: Ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng được chọn tạo theo
công nghệ truyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học. Do đó năng suất
ngô ở Mỹ đã tăng từ 1,5 tấn/ha vào năm 1930 đến 7 tấn/ha vào những năm
1990 (SK.Vasal et al, 1990) [34]. Năm 2012 tổng sản lượng ngô của Mỹ là
273,83 nghìn tấn, trên diện tích 35,36 triệu ha.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng ngô là
34,97 triệu ha, với tổng sản lượng 208,26 nghìn tấn. Do có trình độ khoa học kỹ
thuật và thâm canh cao nên Ixaren là nước đứng đầu về năng suất với 255,56
tạ/ha, năng suất ngô thấp nhất là Ấn Độ (25,07 tạ/ha) và Mexicô là 31,87 tạ/ha.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nƣớc trên thế giới năm 2012
Nƣớc
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
Mỹ
35,36
77,44

273,83
Trung Quốc
34,97
59,55
208,26
Braxin
14,23
50,12
71,30
Mexicô
6,92
31,87
22,07
Ấn Độ
8,40
25,07
21,06
Ý
0,98
83,58
8,20
Đức
0,51
97,86
5,00
Hy Lạp
0,175
114,29
2,00
Ixaren

0,033
255,56
0,85
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [5]
Qua bảng số liệu 1.3 cho thấy: Sản xuất ngô của thế giới ngày càng
phát triển nhưng tập trung và phân bố không đều ở các khu vực: Châu Mỹ
đứng đầu với 64,5 triệu ha chiếm 37,85%, Châu Á chiếm 32,17% và Châu Phi
là 20,27%, châu Âu có diện tích sản xuất ngô thấp nhất chiếm 9,65% so với
diện tích trồng ngô trên toàn thế giới.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
Bảng 1.3. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2011
STT
Khu vực
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
1
Châu Á
54,81
49,42
270,87
2
Châu Mỹ
64,50

67,96
438,39
3
Châu Âu
16,45
66,00
108,57
4
Châu Phi
34,55
18,83
65,50
(Nguồn: FAOSTAT, 2013) [5]
Trong những năm vừa qua diện tích và thị trường ngô chưa có biến
động lớn, chỉ có năng suất ngô là tăng tương đối nhanh ở nhiều quốc gia.
Năng suất ngô tăng mạnh sẽ làm cho sản lượng ngô tăng, đặc biệt ở các nước
đang phát triển như Trung Quốc. Giá ngô trên thị trường thế giới trong thời
gian qua đã có sự biến động đáng kể, bình quân thời kỳ 1994 - 1999 là 138 -
142 USD/tấn; hiện nay là 300 - 305 USD/tấn. Các nước xuất khẩu ngô chính
vẫn là Mỹ, Achentina, Pháp… các nước nhập khẩu ngô chính gồm Nhật Bản,
Nam Triều Tiên, Malaysia, Đài Loan… [1].
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng
trong cơ cấu cây trồng ở nước ta; năm 2011 diện tích trồng ngô là 1.117,2
nghìn ha (trong đó trên 90% diện tích trồng ngô lai), sản lượng đạt trên
4.799,3 nghìn tấn. Tuy vậy sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu, hàng năm nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô nguyên liệu cho
chế biến thức ăn chăn nuôi.
Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc
nghiên cứu phát triển cây ngô: 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu

tư, dự án phát triển giống ngô lai giai đoạn 2006 - 2010 (đã kết thúc) và dự án
phát triển sản xuất giống ngô lai giai đoạn 2011 - 2015 (đang triển khai).

Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các
giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa
hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụ
thuộc vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so
với tiềm năng của giống.
Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung
bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nước ta
chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới, năm 1990 bằng 42% và năm 2009
đạt 78,5%.
Bảng 1.4. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1975 - 2012
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
1960
198,60
10,00
198,50

1980
389,60
11,20
436,35
1990
432,00
15,50
671,00
2000
730,20
27,50
2005,10
2006
1031,70
37,00
3819,20
2007
1096,10
39,26
4303,20
2008
1125,90
40,25
4531,20
2009
1086,80
40,8
4431,8
2010
1126,90

40,90
4606,8
2011
1117,2
42,9
4799,3
2012
1118,2
42,95
4803,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) [22]

Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
Qua số liệu bảng 1.4 ta thấy: Năm 1990, sản lượng ngô vượt ngưỡng 1
triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và đến năm 2012 Việt Nam đạt
năng suất, diện tích, sản lượng ngô cao nhất từ trước đến nay (diện tích đạt
1.118,2 nghìn ha, năng suất đạt 42,95 tạ/ha và sản lượng 4,8 nghìn tấn).
Hiện nay nhiều tỉnh trong cả nước có diện tích trồng ngô lai đạt gần
100% như: Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn La, Hà
Tây, Vĩnh Phúc,
Năm 2008, diện tích trồng ngô của cả nước (trong đó 90% diện tích
là ngô lai) đạt 1.125.9000 ha, tổng sản lượng trên 4.531.200 tấn. So với
năm 1990 diện tích ngô cả nước đã tăng 2,61 lần, năng suất tăng 2,59 lần,
sản lượng tăng 6,75 lần. Nhưng đến năm 2009 diện tích ngô cả nước giảm
xuống còn 1086,8 nghìn ha (diện tích giảm 39,1 nghìn ha). Năm 2012,
diện tích đạt 1.118,2 nghìn ha, năng suất đạt 42,95 tạ/ha và sản lượng 4,8
nghìn tấn. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đưa diện tích ngô cả nước đạt
1,3 triệu ha với năng suất bình quân 50 - 55 tạ/ha và đến năm 2020 đạt 1,4

- 1,5 triệu ha; năng suất bình quân đạt 55 - 60 tạ/ha; tổng sản lượng 8 - 9
triệu tấn nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến thức ăn
chăn nuôi và các nhu cầu khác trong nước và xuất khẩu (Tổng cục thống
kê, 2013) [22].
Qua bảng 1.5 cho thấy: Vùng Trung du và miền núi phía bắc có diện
tích trồng ngô lớn nhất với diện tích trồng ngô năm 2011 là 464,90 ngàn ha,
chiếm 41,61% diện tích ngô cả nước. Diện tích trồng ngô ở đây lớn nhưng lại
phân bố rải rác, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạn và rét thường kéo
dài, lượng mưa không phân bố đều trong năm nên năng suất không cao, năm
2011 năng suất là 36,5 tạ/ha thấp nhất trong cả nước. Nhưng đây vẫn là vùng
có sản lượng ngô lớn nhất nước ta, năm 2011 với sản lượng là 1696,20 nghìn
tấn, chiếm 35,34% sản lượng toàn quốc.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2011
Vùng
Diện tích
(nghìn ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng
95,90
46,20
443,00
Trung du và miền núi phía Bắc

464,90
36,50
1696,20
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
207,40
40,40
838,20
Tây nguyên
231,50
51,30
1188,70
Đông Nam Bộ
78,70
54,10
426,00
ĐB sông Cửu Long
38,80
53,40
207,20
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2013) [22]
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng ngô nhỏ nhất
nhưng lại có năng suất cao nhất trong cả nước, năm 2011 năng suất ngô ở
vùng này là 53,40 tạ/ha bằng 24,48% năng suất ngô cả nước.
Để cây ngô Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp
cụ thể nhằm mở rộng diện tích trồng ngô là điều hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Việt Bắc của Việt Nam, là cửa ngõ

giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Tỉnh có 354.110 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
94.563 ha. Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển chăn nuôi, cây ngô được
coi là một trong những cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Cây ngô được trồng 3 vụ trong năm vụ đông xuân và vụ xuân, vụ thu đông trên

Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
tất cả các loại đất: đất rẫy, gò đồi, đất phù sa ven sông Những năm gần đây
Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các giống ngô lai năng suất
cao như: LVN14, LVN99 và một số giống ngô nhập nội như: Bioseed, 9607,
DK999, NK4300 vào sản xuất.
Cùng với sự phát triển của sản suất ngô trong cả nước, ở Thái Nguyên
diện tích ngô ngày càng được mở rộng và năng suất ngày càng tăng, tình hình
sản xuất ngô tại thái nguyên được trình bày qua bảng 1.7:
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
2006
15,3
35,2
53,9
2007
17,8

42,0
74,8
2008
20,6
41,1
84,7
2009
17,4
38,6
67,2
2010
17,9
42,1
75,4
2011
18,6
43,3
80,6
2012
17,9
42,5
76,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013) [22]
Qua bảng số liệu 1.6 cho thấy tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên đã
có nhiều chuyển biến. Nếu như năm 2002 diện tích trồng ngô của Thái
Nguyên là 11,6 nghìn ha với năng suất 32,8 tạ/ha và sản lượng đạt 38 nghìn
tấn. Đến năm 2008 diện tích trồng ngô của Thái Nguyên được mở rộng và
tăng lên đến 20,6 nghìn ha, với năng suất 41,1 tạ/ha và sản lượng đạt 84,6
nghìn tấn. Năm 2009 do ảnh hưởng của thiên tai gây úng, lụt cuối năm 2008
nên diện tích, năng suất và sản lượng giảm, tương đương với năm 2007. Điều


Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
đó chứng tỏ sản xuất ngô còn chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự
nhiên chi phối đến năng suất và sản lượng [8]. Năm 2012 năng suất tăng 42,5
tạ/ha, sản lượng đạt 76,4 nghìn tấn do tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm chú
trọng đẩy mạnh sản xuất ngô.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới
Ngô lai (Hybridcorn) là một thành tựu khoa học nông nghiệp cực kỳ
quan trọng trong nền kinh tế thế giới, nó đã làm thay đổi không những bức
tranh cây ngô quá khứ mà cả quan điểm của các nhà chiến lược, các nhà quản
lý, các nhà kỹ thuật và từng người nông dân, là cuộc cách mạng xanh của nửa
đầu thế kỷ XX.
Từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, Darwin đã tiến hành thí
nghiệm về sự thụ phấn ở cây ngô. Ông nhận thấy sự tự thụ phấn sẽ làm giảm
sức sống của cây ngô.
Năm 1906 G.Shull đã tiến hành thí nghiệm giao phối và tự phối, từ kết
quả thu được ông nhận thấy: Các bắp từ các hàng giao phối có năng suất cao
hơn 3 lần các bắp từ hàng tự phối. Năm 1907, ông tiến hành tiếp tục thí
nghiệm và theo dõi thêm một số tính trạng khác như chiều cao cây, tính
nhiễm bệnh… Ông kết luận sự suy giảm sức sống và năng suất là kết quả của
sự tự phối và do tăng dần tính đồng hợp tử. Như vậy, để có được những giống
ngô tốt tức là phải tạo ra sự khác biệt giữa các cặp gen quy định các cặp tính
trạng mong muốn, cần tìm ra các dòng thuần tốt sau đó sử dụng chúng trong
sản xuất ngô lai.
Năm 1966, Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CYMMYT)
được thành lập đã góp phần to lớn vào sự phát triển của nền nông nghiệp toàn

cầu. Trung tâm CYMMYT đã tạo ra một số lượng lớn nguồn vật liệu gen, các

Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
vật liệu và các dòng ngô thí nghiệm có đặc tính nông sinh học quý cung cấp
cho mạng lưới ngô rộng khắp trên thế giới. Năm 1985, CYMMYT đã đưa ra
74 dòng ngô nhiệt đới (CML1 - CML74) và 65 dòng á nhiệt đới (CML75 -
CML139) với mục tiêu phát triển các vật liệu mới phục vụ cho công tác lai
giống. Ngoài ra CYMMYT còn khởi sướng chương trình ngô lai và công bố
về khả năng kết hợp của các nhóm ưu thế lai của các vật liệu nhiệt đới.
Năm 2003, CYMMYT đã công bố 7 dòng thuần có thời gian sinh trưởng
trung bình và chậm ở vùng nhiệt đới (CML475 - CML482) và 5 dòng có thời gian
sinh trưởng trung bình ở vùng bán nhiệt đới (CML483 - CML487).
Những kết quả nghiên cứu phát triển vật liệu dòng, giống và sự đa dạng
di truyền của CYMMYT góp phần cung cấp nguồn vật liệu cho các quốc gia
làm cơ sở để tiến hành chương trình chọn tạo giống ngô lai.
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón và bón đạm cho ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc quang hợp theo chu trình C4, có tiềm năng năng
suất lớn. Vai trò của đạm đối với sinh trưởng và năng suất ngô đã được khẳng
định từ lâu. Đạm được cây ngô hút với một lượng lớn và đạm có ảnh hưởng
khác nhau rõ rệt đến sự cân bằng cation và anion ở trong cây. Khi cây hút N -
NH
4
+
sự hút các cation khác chẳng hạn như K
+
, Ca
2
+

, Mg
2
+
sẽ giảm trong khi
sự hút anion đặc biệt là Phospho sẽ thuận lợi. Xảy ra chiều hướng ngược lại,
khi cây hút N nitrat (Mengel, 1968) (dẫn theo Arnon, 1974). Tùy thuộc vào
tuổi của cây, với cây ngô non sự hút amonium-N nhanh hơn sự hút đạm nitrat,
trái lại các cây ngô già dạng đạm hút chủ yếu là đạm nitrat và có thể chiếm tới
hơn 90% tổng lượng đạm cây hút (Coic, 1964) (dẫn theo Arnon, 1974) [24].
Bón đúng liều lượng phân đạm, vào đúng thời điểm mà cây ngô cần
đảm bảo cây không bị lâm vào tình trạng thừa hay thiếu đạm là điều kiện
quyết định cho việc đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm

Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
môi trường và bảo vệ sức khỏe con người (Cerrato and Blackmer, 1991;
Klausner et al., 1993; Schlegel et al., 1996; Schoden et al., 1998).
Năng suất ngô cao chỉ có thể đạt được khi thời gian diện tích lá xanh
kéo dài và tỷ lệ đồng hoá đạm cao sau thời kỳ ra hoa (Mitsuru, 1994) [29].
Một số báo cáo về khả năng hút N cũng đã chỉ ra rằng tốc độ đồng hoá cực
đại xảy ra gần giai đoạn phun râu (Hay và CS, 1953; Hanway, 1962; Mengel
và Barber, 1974; Bigeriego và CS, 1979) và kết thúc vào cuối giai đoạn tung
phấn (dẫn theo Mitsuru, 1995) [30].
Theo Uhart và Andrade (1995), thiếu N làm chậm sinh trưởng của 2
giai đoạn: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, giảm tốc độ ra lá.
Thiếu N làm giảm hiệu quả sử dụng bức xạ, nhất là thời kỳ ra hoa, ảnh hưởng
tới năng suất sinh khối và năng suất hạt. Việc cung cấp và tích lũy N ở thời kỳ
ra hoa có tính quyết định tới số lượng hạt ngô, thiếu N trong thời kỳ này làm
giảm khả năng đồng hóa C của cây, giảm năng suất hạt. Dự trữ đạm ở cây ngô

có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển lá, sự tích luỹ sinh
khối và sự tăng trưởng của hạt (Muchow, 1988 (1994) (dẫn theo Thomas và
CS, 1995) [35], ảnh hưởng về sau của đạm là quan trọng khi đánh giá phản
ứng của cây trồng đối với phân N.
Theo Berzeni và Gyorff (1996) [2] thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7%
năng suất ngô còn các yếu tố khác như mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng có
ảnh hưởng ít hơn. Sự hút các chất dinh dưỡng thay đổi theo các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của ngô. Dựa vào biến đổi hình thái của cây để xác định
nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ cho ngô.
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vai trò của phân đạm và S đến sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của giống ngô lai (Cargill 707), tác giả
Hussain và CS, (1999) [27], cho rằng sự cung cấp phân bón ở các mức 150N
+ 30S và 150N + 20S (kg/ha) làm tăng một cách tương ứng khối lượng chất

×