Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng đổi mới mùa vụ, chuyện vụ mía thu cho vùng khô hạn miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.01 KB, 33 trang )

Bộ KHOA HC Và CÔNG NGHệ Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nGhiệp I - hà nội
===
D
=
F * G
=
E
===



BáO CáO CHUYÊN Đề
nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật
trồng đổi mới mùa vụ, chuyển vụ mía thu
cho vùng khô hạn miền trung

thuộc đề tài độc lập cấp nhà nớc

NGHIÊN CứU MộT Số GIảI PHáP KHOA HọC CÔNG NGHệ NHằM PHáT TRIểN
SảN XUấT MíA NGUYÊN LIệU ĐạT NĂNG SUấT CAO CHấT Lợng tốt, phục vụ
đổi mới cơ cấu mùa vụ và cung cấp ổn định mía nguyên liệu
cho các nhà máy đờng tại vùng khô hạn miền trung


Ma sụ: TL 2004/05



Ngi thc hin: 1. PGS.TS. on Th Thanh Nhn
2. TS. V ỡnh Chớnh


3. ThS Nguyn Mai Thm







6619-3
26/10/2007

Ha Nụi 12/2006




1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mía là cây có thời gian sinh trưởng dài, từ trồng đến thu hoạch cần từ 12-14
tháng. Trong quá trình đó, cây mía cần có điều kiện nhiệt độ cao mưa nhiều, ánh
sáng có cường độ mạnh và ngày dài vào thời gian sinh trưởng đầu từ khi đẻ nhánh
đến vươn cao, để ruộng mía có nhiều cây (8 – 9 vạn cây/ha), cá thể cây mía to cao
(1-2kg/1 cây thu hoạch), để có năng suất cây cao ( > 100 tấn mía cây/ha); Ngược
lại vào thời gian sinh trưởng cuối, cây mía yêu cầu nhiệt độ
và độ ẩm thấp, thời tiết
khô hanh, ánh sáng đầy đủ để tích lũy đường nhiều, cho tỉ lệ đường cao trong cây
mía (nhiệt độ ban ngày 25
0
-27
0

C, ban đêm 10
0
C – 12
0
C và ẩm độ đất

60%),
thuận lợi cho mía chín tốt cũng như thu hoạch, vận chuyển mía…
Trên thực tế cho thấy, vụ mía Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam
như Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, … điều kiện thời tiết khí hậu là tương
đối phù hợp và thuận lợi cho cây mía sinh trưởng, phát triển; do có mùa hè dài
có nhiệt độ, ẩm độ cao, mưa nhiều và mùa đông có gió mùa đông bắc khô lạnh,
đặc biệt có biên
độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao. Vì vậy, vụ mía Đông
Xuân đã trở thành vụ mía chính để trồng mía nguyên liệu phục vụ cho công
nghệ chế biến đường, cho các nhà máy.
Tuy nhiên, ở khu vực miền Trung. Do điều kiện khí hậu ở đây chịu ảnh
hưởng của gió Lào nắng nóng và gây hạn kéo dài nhiều ngày từ tháng 4, 5 đến
tháng 6, 7 trong năm và mùa mưa lại đến chậm thường từ nửa cuối tháng 8 và
kéo dài đế
n tháng 8, 9, 10 có nơi như Quảng Bình, Quảng Trị mưa kéo dài đến
tháng 11, đầu tháng 12, nên đã ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển và tỉ lệ
đường trong mía. Đặc biệt vùng mía nguyên liệu ở đây chủ yếu được trồng trên
các loại đất đồi khô hạn, nghèo dinh dưỡng, không có nguồn nước tưới, nước
ngầm không có và hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, dẫn đến năng suất mía
thấp, không vượt quá 40 tấn mía cây/ha (tính theo m
ức bình quân) và chữ đường
CCS < 10 và sản xuất mía đường, từ người nông dân trồng mía đến nhà máy chế
biến đường đều kém hiệu quả.
Do đó, nghiên cứu các điều kiện khí hậu về nhiệt, ẩm độ, chế độ ánh sáng,

chế độ mưa…cụ thể của vùng khô hạn miền Trung. Trên cơ sở đó chuyển một tỉ
lệ diện tích mía từ trồng mía vụ Đông Xuân truy
ền thống sang trồng mía vụ thu;
Trên cơ sở đó cho năng suất, phẩm chất mía cao hơn, làm tăng thu nhập cho


2
người nông đân và sản lượng mía nguyên liệu cho nhà máy là chắc chắn đem lại
hiệu quả. Với mức đầu tư phân bón, cũng như các biện pháp kỹ thuật như sản
xuất đại trà của vụ Đông Xuân, chuyển trồng mía vụ thu đã cho năng suất tăng
từ 25-30%, cá biệt có thể tăng tới 50% và chữ đường CCS tăng từ 1-2%.
Để trồng vụ mía thu được chủ độ
ng, chúng ta cần phải chú ý các điều kiện
sau: (Khác với vụ mía Đông Xuân).
- Do vụ mía thu trồng vào các tháng 7, 8, 9 nên phải có ruộng nhân giống
vào vụ xuân hay cuối vụ thu năm trước để cây mía có từ 6 đến 10 tháng tuổi,
trên cây có 9-10 lóng, đem chặt toàn bộ cây thành hom trồng (hom bánh tẻ), như
vậy nhất thiết phải có khu ruộng nhân giống ổn định, để phục vụ giống cho vụ
mía thu, theo một tỉ lệ diện tích 1 ha giống trồ
ng cho 9 – 10 ha mía thu.
- Phải chọn các giống mía có thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm, chịu hạn;
Song lại cho năng suất mía và tỷ lệ đường cao, để có thể thu hoạch sớm vừa có tác
dụng rải vụ mía và nâng cao sản lượng đường trong thời gian đầu vụ thu hoạch.
- Để tranh thủ thời gian trồng mía được sớm, khẩn trương, tạo điều kiện
cho mía thu khi gặp mưa lớn không bị chết mầ
m; Chúng ta có thể áp dụng
phương pháp “Ươm hom mía một mầm trong bầu nilông”, trước thời vụ trồng
mía thu từ 25-30 ngày, đảm bảo cho mía có tỉ lệ sống cao, cũng như tiết kiệm
được giống trồng (từ 8-10 tấn/ha, giảm mía xuống chỉ còn 3 tấn mía/ha), tiết
kiệm được 5-7 tấn giống/ha, tương đương với 2-3,5 triệu đồng/ha.

Do đó căn cứ vào điều kiện khí hậu về nhi
ệt, ẩm độ, ánh sáng, chế độ mưa
cụ thể của vùng khô hạn miền Trung, chuyển một tỉ lệ diện tích từ mía vụ đông
xuân sang trồng mía vụ thu là hết sức cần thiết, vừa có tác dụng rải vụ mía thu
có thời gian sinh trưởng dài nên chín sớm và năng suất cao hơn, đặc biệt là hạn
chế một số diện tích vụ Đông Xuân do thiếu nhân lực phải trồng muộ
n (sau
10/3), gặp gió Lào nắng nóng mà sinh trưởng và năng suất thấp.
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
2.1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất mía vụ Thu dưới ảnh hưởng của phương
thức trồng khác nhau. Trên cơ sở đó đề xuất quy trình kỹ thuật trồng mía vụ Thu
cho vùng mía khô hạn miền Trung.


3
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của mía trong điều kiện
phương thức trồng khác nhau.
- Theo dõi khả năng chịu hạn, chống đổ, tình hình sâu bệnh của mía trong
điều kiện phương thức trồng khác nhau.
- Theo dõi các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của mía dưới ảnh
hưởng của phương thức trồng khác nhau.

III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống mía QĐ
94-119
và VN

84-4137
được nhân giống từ vụ xuân có 8 tháng
tuổi, được chặt thành hom để trồng.
- Các vật tư phân bón hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh, thuốc bảo vệ
thực vật Basudin 10H, thuốc trừ cỏ Dual Gold, bao túi nilông…
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh,
chống hạn, chống đổ, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của mía (giống

94-119
và VN
84-4137
) dưới ảnh hưởng của các phương thức trồng khác nhau.
- Trên cơ sở đó đề xuất quy trình kỹ thuật trồng mía vụ thu cho vùng khô
hạn miền Trung.
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
a. Địa điểm nghiên cứu
- Xã Thăng Long – Nông trường Lê Đình Chinh – Nông Cống – Thanh
Hoá, trên đất đồi thấp - loại đất nâu đỏ trên đá macma bazơ, độ dốc 3 – 8
0
(đại
diện cho vùng rất thuận lợi và thuận lợi để trồng mía).
- Xã Thanh Kỳ - Như Thanh – Thanh Hoá thuộc loại đất vàng nhạt trên đá
cát, có địa hình đồi núi thấp (đại diện cho vùng ít thuận lợi để trồng mía).
b. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2004 đến tháng 11 năm 2005.
3.4. Phương pháp nghiên cứu


4

Thí nghiệm 1: thí nghiệm được tiến hành trên giống QĐ
94-119
với 3 công
thức, theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh và 3 lần nhắc lại (cho vùng rất thuận lợi
và thuận lợi với mức phân bón thâm canh cao)
CT1: Phương thức trồng bằng hom 1 mầm trong bầu nilông
CT2: Phương thức trồng bằng hom truyền thống (2 – 3 mầm/hom), lấp
đất nông 1 – 2 cm
CT3: Phương thức trồng bằng hom truyền thống (2 - 3 mầm/hom) lấp đất sâu
3 – 5cm (đối chứng)
Thí nghiệm 2: thí nghiệm được tiến hành trên giống VN
84-4137
với 2 công
thức, theo khối ngẫu nghiên hoàn chỉnh và 3 lần nhắc lại (cho vùng ít thuận lợi
và phân bón ở mức thâm canh)
CT1: Phương thức trồng bằng hom truyền thống (2 -3 mầm/hom) lấp đất
nông 1 – 2 cm
CT2: Phương thức trồng bằng hom truyền thống (2 - 3 mầm/hom) lấp đất
sâu 3 – 5 cm (đối chứng)
* Sơ đồ thí nghiệm 1

Dải bảo vệ

CT1 CT3 CT2
CT3 CT2 CT1
CT2 CT1 CT3

Dải bảo vệ

* Sơ đồ thí nghiệm 2

Dải bảo vệ




Dải bảo vệ
CT1 CT2
CT2 CT1
CT1 CT2



5
Mỗi ô thí nghiệm 50 m
2
, thí nghiệm 1: 500 m
2
, thí nghiệm 2: 350m
2
kể cả dào bảo
vệ.
* Kỹ thuật canh tác thực hiện trong thí nghiệm ở mức thâm canh; trong đó thí
nghiệm 1: mức phân bón ở mức thâm canh cao, thí nghiệm 2: mức phân bón ở mức
thâm canh.
Phân bón và bón phân cho mía vụ thu
* Phân bón: Có thể sử dụng 2 mức:
- Mức 1
: Mức trung bình cho các loại đất
- Mức 2
: Mức cho các loại đất có điều kiện thâm canh cao.

* Cả 2 mức đều phải đảm bảo tỉ lệ N:P:K thích hợp là 2:1:2. Tùy đất tốt
xấu hoặc điều kiện cụ thể mà sử dụng phân bón (1) hoặc (2) như sau:
A. Quy trình bình thường cho 1 ha mía (Mức 1):
Bón phân đơn Bón kết hợp phân vi sinh của nhà máy
1. Đạm URE: 500kg
2. Supe lân: 650kg
3. Kaliclorua: 350kg
4. Vôi bột: 1000kg
5. Phân hữu cơ: 10 tấn bùn lọc đã qua xử
lý.
6. Phân lỏng Úc + Trung Quốc): 20kg

1. Phân vi sinh: 2000kg
2. Đạm URE: 150kg
3. Supe lân: 250kg
4. Kali clorua: 150kg
5. Vôi bột: 1000kg
6. Phân hữu cơ: 10 tấn bùn lọc đã qua xử
lý.
7. Phân lỏng Úc + Trung Quốc): 20kg
B. Quy trình ở mức thâm canh hoặc dùng cho trồng bằng hom 1 mầm
trong bầu nilông cho 1 ha (Mức 2)
Bón phân đơn Bón kết hợp phân vi sinh của nhà
máy
1.Đạm Ure: 650kg
2.Supe lân: 850kg
3.Kaliclorua: 500kg
4.Vôi bột: 1000kg
5.Phân hữu cơ: 20 tấn bùn lọc đã qua xử
lý.

6.Phân lỏng Úc + Trung Quốc): 20kg

1.Phân vi sinh: 3000kg
2.Đạm Ure: 200kg
3.Supe lân: 250kg
4.Kali clorua: 250kg
5.Vôi bột: 1000kg
6.Phân hữu cơ: 20 tấn bùn lọc đã qua
xử lý.
7.Phân lỏng Úc + Trung Quốc): 20kg
*Bón phân cho mía vụ thu
- Cách bón:


6
* Bón lót:
+ Bón lót toàn bộ vôi đều trên mặt ruộng trước lần bừa cuối cùng, lượng
bón 1000kg/ha.
+ Bón lót rải theo hàng trồng, kết hợp với cày sâu đáy rãnh toàn bộ phân
hữu cơ, phân chuồng hoặc bã bùn đã ủ với 50% Supe lân và phân tổng hợp sinh
học hoặc phân vi sinh.
+ Các loại thuốc trừ mối, kiến , ấu trung bọ hung, xén tóc dùng loại
Basuzin lượng 30kg/ha, bón đều xuống rãnh trồng. Dùng cuốc đảo đều các loại
phân trên + thuốc bảo vệ th
ực vật với đất. Sau đó phủ lên trên một lớp đất bột 2-
3cm, rồi mới đặt hom để tránh hom mía không tiếp xúc với phân, thuốc trừ
sâu… mà chết mầm cây.
* Bón thúc
- Bón toàn bộ phân hóa học (phân đơn) là đạm Ure, lân, supe và Kali
clorua, khi cây bắt đầu vươn cao hoặc cuối thời kỳ đẻ nhánh. Dùng trâu cày hai

bên luống mía sâu 10-15cm. Bón rải đều phân theo luống cày, lấp đất kết hợp
vun gốc để khống chế đẻ và cố định m
ật độ cây.
- Phân lỏng Úc + Trung Quốc bón vào thời kỳ giữa vươn cao của cây.
Lượng phân và thời gian bón cho 1 ha mía nguyên liệu, được cụ thể qua 2
bảng của mức phân bón 1 và 2 như sau:
Lượng phân và thời gian bón và 1 ha mía nguyên liệu ở mức phân bón 1


7
Mức 1
TT Loại phân Bón lót
Thúc lần 1
(bắt đầu
vươn cao)
Thúc lần 2
(Giữa vươn
cao)
Cộng
1 Đạm Ure (kg)
350kg trong thành phần của
phân TH sinh học
150 500
2 Supe lân (kg)
- 400kg trong thành phần của
phân TH sinh học.
- 150kg ủ với phân hữu cơ,
phân chuồng hoặc bã bùn.
100 650
3 Kali clorua (kg)

200kg trong thành phần của
phân THSH
150 350
4
Bùn lọc (kg)

Vi lượng (kg)
1500kg trong thành phần của
phân THSH
550kg trong thành phần của
phân THSH)
1500

550
5 Vôi bột (kg) 1000kg 1000
6
Phân hữu cơ
là bùn lọc ủ
với 150kg
supe lân (tấn)
10 10
7 Phân lỏng Úc + TQ
20


20








8
Mức 2
TT Loại phân Bón lót
Thúc lần
1 (bắt đầu
vươn cao)
Thúc lần 2
(Giữa
vươn cao)
Công
1
Đạm Ure
(kg)
500kg trong thành phần của
phân TH sinh học
150 650
2 Supe lân (kg)
- 600kg trong thành phần
của phân TH sinh học
- 100kg ủ với phân hữu cơ,
phân chuồng hoặc bã bùn.
150 850
3
Kali clorua
(kg)
350kg trong thành phần của
phân THSH

150 500
4
Bùn lọc (kg)

Vi lượng (kg)
2000kg trong thành phần
của phân THSH
550kg trong thành phần của
phân THSH)

2000

550
5 Vôi bột (kg) 1000 kg 1000
6
Phân hữu cơ
là bùn lọc ủ
với 150kg
supe lân (tấn)
20 20
7
Phân lỏng Úc
+ TQ


20


20




Ghi chú
:
Mức 1: Cho năng suất từ 75 tấn/ha trở lên
Mức 2: Cho năng suất từ 90 tấn/ha trở lên.
3.5. Chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, đặc tính chống chịu (chống hạn, chống
đổ, chống chịu sâu bệnh), các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của các
giống, khả năng và tỷ lệ ra hoa.


9
* Phương pháp theo dõi: Theo quy trình thí nghiệm của Bộ NN&PTNT và
Viện nghiên cứu mía đường Bến cát Bình Dương
Tổng số cây bị hại
- Tỷ lệ sâu đục thân (%) = x 100
Tổng số cây theo dõi
- Tình hình sâu, bệnh hại theo mức đánh giá:
STT Mức độ Tỷ lệ cây bị hại Ký hiệu
1 Không nhiễm bệnh -
2 Nhẹ < 5% - -
3 Trung bình 5 – 10% +
4 Nặng 11 – 15% + +
5 Rất nặng > 15% + + +
- Đánh giá chống đổ theo mức: Tốt, khá, trung bình.
Mức tốt: Cây không đổ
Mức Khá: Thân tạo với mặt đất một góc 45 – 60
o


Mức trung bình: Thân tạo với mặt đất một góc 30 – 45
0

Mức kém: Thân tạo với mặt đất một góc ≤ 30
0

- Đánh giá khả năng chịu hạn: đánh giá mức độ héo úa khi cây đến điểm héo tới
hạn (theo I.I. Tumanov)
Điểm 1: Tất cả các lá bị héo úa và khô
Điểm 2: Phần lớn lá bị héo
Điểm 3: 1/2 số lá bị héo
Điểm 4: một vài lá héo
Điểm 5: tác động của hạn nhìn khó thấy
- Đánh giá khả năng tái sinh: Đếm toàn bộ số cây tái sinh để xác định hệ số tái
sinh. Xác định mật độ cây khi kết thúc tái sinh.
Tổng số cây tái sinh (cây/khóm)
Hệ số tái sinh (%) = x 100
Tổng số thu hoạch (cây/khóm)


Hệ số tái sinh ≥ 85%: Tốt
Hệ số tái sinh 70 – 84%: Khá
Hệ số tái sinh 50 – 69%: Trung bình
Hệ số tái sinh ≤ 50%: Kém


10
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng mía do phòng kỹ thuật KCS Công ty cổ
phần mía đường Nông Cống Thanh Hóa thực hiện
3.6. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý tính toán theo phương pháp thống kê toán học theo
chương trình thống kê IRRISTAT và EXCEL.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đối với mía vụ thu, khó khăn nhất là khâu giống, do thời vụ trồng không
trùng với thời gian thu hoạch mía, nên không có hom để trồng và phải chuẩn bị
ruộng giống được trồng từ vụ xuân đến thời vụ chặt cả cây mía có 7, 8 tháng tuổi làm
thành hom để trồng. Khó khăn thứ hai là khi trồng thường gặp mưa lớn kểt hợp với
nhiệt độ cao nên thối mầ
m, thối hom. Vì vậy nên chuẩn bị được giống và phương
thức trồng tốt, Sẽ đảm bảo cho mía mọc mầm sinh trưởng tốt, và sau đó điều kiện có
nhiệt, ẩm độ và ánh sáng thuận lợi của vụ thu sẽ giúp cho cây mía sinh trưởng khoẻ
ngay từ giai đoạn đầu. Đề tài đã tiến hành thử nghiệm với các phương thức trồng
khác nhau với giống QĐ
94-119
đại diện cho vùng rất thuận lợi và thuận lợi và mức
phân bón thâm canh cao, với giống VN
84-4137
đại diện cho vùng ít thuận lợi và mức
phân bón thâm canh. Các kết quả nghiên cứu như sau:
4.1. Khả năng mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn của mía dưới ảnh
hưởng của các phương thức trồng khác nhau


11
Bảng 4.1. Khả năng sinh trưởng của mía thu trong điều kiện phương thức
trồng khác nhau
Thí nghiệm 1
(Năm 2005)


CT
Phương thức
trồng
Tên
giống
Thời
gian
mọc (hồi
xanh)
(ngày)
T

lệ
mọc
(tỷ lệ
cây
sốn
g
)
(%)
Thời
gian đẻ
nhánh
(ngày)
Số
nhánh
đẻ/m
2

(cây)

Thời
gian
vươn
cao
(ngày)
Thời gian
từ mọc
đến chín
công
nghiệp
(ngày)
1
Ươm hom 1
mầm trong bầu
nilong

94-119
3 100 48 19 240 326
2
Hom truyền
thống 2 - 3
mầm/ hom lấp
nông 1 – 2cm

94-119
9 88,5 67 17 218 338
3
Hom truyền
thống 3 -5
mầm/ hom lấp

sâu 3 – 5 cm
(đ/c)

94-119
17 74,3 73 14 211 340
Thí nghiệm 2
1
Hom truyền
thống 2 - 3
mầm/ hom
lấp nông 1 –
2cm
VN
84-
4137
7 90,7 63 16 214 332
2
Hom truyền
thống 3 - 5
mầm/ hom lấp
sâu 3 – 5 cm
(đ/c)
VN
84-
4137
13 79,1 69 12 337

Qua bảng 4.1 cho thấy.
- Trong cùng một điều kiện như nhau, phương thức trồng bằng ươm hom 1
mầm trong bầu nilông đã có thời gian hồi xanh, tỷ lệ cây sống, số nhánh đẻ cao hơn

so với các phương thức trồng hom truyền thống; cũng như trồng cùng 1 phương
pháp hom truyền thống lấp đất nông hơn 1 - 2 cm cũng có thời gian mọc, tỷ lệ mọc,
số nhánh đẻ cao hơn công th
ức lấp đất dầy 3 -5 cm. Theo chúng tôi lý do chính là
điều kiện vụ thu có mưa rào, lượng mưa lớn nên khi trồng đất thường bị kết váng,
nếu lấp đất dầy thì mầm và hom dể bị thối do đất bít chặt và nhiệt độ cao.


12
- Trồng bằng hom 1 mầm do cây đã được sinh trưởng phát triển trong bầu
giống nên sau khi hồi xanh cây sinh trưởng tốt ngay từ thời gian đầu nên thời
gian đẻ nhánh sớm, đẻ gọn và tập trung, dẫn đến thời gian vươn cao dài và thời
gian từ mọc đến chín công nghiệp ngắn hơn. Qua bảng cho thấy thời gian vươn
cao của công thức ươm hom 1 mầm là 240 ngày; trong khi đó phương thức trồng
băng hom truyền thống, lấ
p đất nông thì thời gian là 218 và thấp nhất là công
thức 3 trồng bằng hom truyền thống lấp đát dày chỉ có 211 ngày với giống QĐ
94-
119
ở thí nghiệm 1 và tương tự là 214 ngày trong phương thức trồng bằng hom
truyền thống lấp đất nông, 207 ngày trong phương thức trồng bằng hom truyền
thống lấp đất sâu. với giống VN
84-4137
ở thí nghiệm 2.
4.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn và chống đổ của mía thu dưới
ảnh hưởng của các phương thức trồng khác nhau
Bảng 4.2. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống chịu của mía thu dưới ảnh
hưởng của các phương thức trồng khác nhau
Thí nghiệm 1
(Năm 2005)

Sâu hại chính Bệnh hại chính
CT
Phương thức
trồng
Tên giống
Sâu
đục
thân 4
vạch
Rệp
hại
Bọ xén
tóc
(dạng)
Bệnh
than
Bệnh gỉ
sắt
Bệnh
thối đỏ
Khả
năng
chịu hạn
(điểm)
Khả
năng
chống
đổ
1
Ươm hom 1

mầm trong
bầu nilông
Q
Đ
94-119
- – – – – – 5 Tốt
2
Hom truyền
thống 2 -3 mầm/
hom lấp nông 1 –
2cm
Q
Đ
94-119
- - – – – – – 5 Tốt
3
Hom truyền
thống 3 -5
mầm/ hom
lấp sâu 3 – 5
cm (Đ/C)
Q
Đ
94-119
- - – – – – ± 4 Tốt
Thí nghiệm 2
1
H
om truyền thốn
g


2
-3 mầm/ hom
l
ấp nông 1 – 2cm
V
N
84-4137
- - – – – – – 5 Tốt
2
H
om truyền
t
hống 3 -5
m
ầm/ hom lấp
sâu 3 – 5 cm
(Đ/C)
V
N
84-4137
- - – – – ± – 5 Tốt
Ghi chú: Không nhiễm bệnh (-); Nhẹ <5% (- -)


13
Qua bảng 4.2 cho thấy
- Theo dõi về tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ, chịu hạn của
các phương thức trồng khác nhau trong điều kiện vụ thu, nhận thấy các công
thức đều bị sâu đục thân hại nhẹ ở thời kỳ cây con, tại thí nghiệm 1 nhẹ nhất vẫn

là công thức 1 – phương thức trồng bằng ươm hom 1 mầm trong bầu nilông, tiếp
đến là công thức 2 – phương pháp trồng b
ằng hom truyền thống lấp đất nông và
cao nhất là công thức trồng bằng hom truyền thống song lấp đất dày 3 – 5 cm,
tuy nhiên mức độ sai khác không đáng kể, mức biến động từ 0,5% (CT1) đến
2,7% (CT3) trên giống thí nghiệm QĐ
94-119
. Ở thí nghiệm 2 với giống VN
84-4137
,
mức hại thể hiện tương tự và nặng hơn là ở công thức 2 - trồng bằng hom truyền
thống 3 - 5 mầm/ hom lấp sâu 3 – 5 cm, mức biến động nhỏ từ 1,1% (CT1) đến
1,9% (CT2). Các sâu bệnh hại khác là không đáng kể và không nhận thấy sự sai
khác giữa các công thức ở cả 2 thí nghiệm 1 và 2. Đại diện cho các vùng rất
thuận lợi, thuận lợi và ít thuận lợi ở trên 2 giống tham gia thí nghiệm là QĐ
94-119
và VN
84-4137
.
4.3. Kết quả về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của vụ mía thu
dưới ảnh hưởng của các phương thức trồng khác nhau
Các kết quả thu được được trình bày qua bảng 4.3

















14
Bảng 4.3. Kết quả về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của vụ
mía thu dưới ảnh hưởng của các phương thức trồng khác nhau

Thí nghiệm 1
(Năm 2005)
CT
Phương thức
trồng
Tên
giống
CCcây
khi thu
hoạch
(cm)
ĐK
lóng
NS cá
thể
(kg/cây)
Số cây
HH

/khóm
NS
khóm
(kg/
khóm)
NSLT
(tấn /ha)
NSTT
(tấn/ha)
1
Ươm hom 1
mầm trong
bầu nilông

94-119
287,2 2,82 1,81 4,7 8,51 255,3 143,9
2
Hom truyền
thống 2 -3
mầm/ hom
lấp nông 1 –
2cm

94-119
278,5 2,79 1,70 4,4 7,48 224,4 119,4
3
Hom truyền
thống 3 -5
mầm/ hom
lấp sâu 3 – 5

cm (đc)

94-119
272,1 2,57 1,62 4,0 6,48 194,4 89,7
Thí nghiệm 2
1
Hom truyền
thống 2 -3
mầm/ hom
lấp nông 1 –
2cm
VN
84-4137
255,7 2,33 1,10 6,0 6,6 198 91,6
2
Hom truyền
thống 3 -5
mầm/ hom
lấp sâu 3 – 5
cm (đc)
VN
84-4137
253,1 2,10 1,0 5,2 5,2 156 79,8

Qua bảng 4.3 cho thấy: Trong điều kiện vụ Thu, do mía có thời gian sinh
trưởng dài đặc biệt là giai đoạn vươn cao nên đã có các chỉ tiêu cấu thành năng
suất và năng suất cao; tuy nhiên giữa các công thức sai khác về phương thức
trồng đã cho các chỉ tiêu như chiều cao cây, đường kính lóng, năng suất cá thể,
năng suất lý thuyết và thực thu khác nhau. Cụ thể:
- Tại thí nghiệm 1, giống QĐ

94 119
tham gia thí nghiệm được trồng bằng
phương thức ươm hom một mầm trong bầu ni lông đã có năng suất cá thể cao
(1,81kg/cây); 4,7 cây hữu hiệu/khóm, đạt năng suất lý thuyết tới 255,3 tấn mía
cây/ha và năng suất thực thu 143,9 tấn mía cây/ha; Tiếp đến là CT2 – phương thức
trồng bằng hom truyền thống song lấp đất nông, có năng suất cá thể 1,7kg/cây; 4,4


15
cây/khóm; Năng suất lý thuyết 224,4 tấn mía cây/ha và năng suất thực thu đạt cao
119,4 tấn mía cây/ha. Thấp nhất là phương thức trồng bằng hom truyền thống song
lấp đất dày có năng suất cá thể chỉ là 1,62kg/cây, 4 cây/khóm và năng suát lý thuyết
194,4 tấn mía cây/ha; Tuy nhiên năng suất thực thu chỉ đạt 89,7 tấn mía cây/ha.
- Tại thí nghiệm 2, giống VN
84 – 4137
tham gia thí nghiệm cũng thể hiện
bức tranh tương tự như thí nghiệm 1. Phương pháp trồng bằng hom truyền
thống, lấp đất nông đã đạt số cây hữu hiệu/khóm cao hơn; Năng suất lý thuyết
và thực thu cũng tương đối cao và đạt là 91,6 tấn mía cây/ha; Trong khi đó ở
CT2 (đối chứng) chỉ đạt năng suất thực thu 79,8 tấn mía cây/ha, mặc dù năng
suất lý thuyết cao đạt tới 156 tấ
n mía cây/ha.
Qua 2 thí nghiệm cho thấy: Vụ mía Thu có tiềm năng năng suất cao vượt
trội; Ở vùng rất thuận lợi và thuận lợi có thể cho năng suất lý thuyết tới trên 200 tấn
mía cây/ha và năng suất thực thu từ trên 100 – 150 tấn mía cây/ha. Ở vùng ít thuận
lợi cũng cho năng suất lý thuyết từ 156 – 198 tấn mía cây/ha và năng suất thực thu
cũng có thể đạt ở mức 90 tấn mía cây/ha. Tuy nhiên vần đề then chốt là phả
i có
giống mía tốt phù hợp với các lọai đất cũng như phải có phương thức trồng phù
hợp để đảm bảo mật độ cây/đơn vị diện tích, khi trồng phải có tỷ lệ mọc mầm cao,

hom và mầm mía không bị thối do mưa lớn và thời tiết năng nóng của vụ Thu –
vùng khô hạn miền Trung,
4.4. Kết quả về năng suất và chất lượng mía vụ thu dướ
i ảnh hưởng của
phương thức trồng khác nhau











16
Bảng 4.4: Kết quả về năng suất và chất lượng của mía vụ Thu trong
điều kiện phương thức trồng khác nhau
(
Năm 2004 – 2005)

Thí nghiệm 1:
CT Phương thức trồng Tên giống
NSLT
(tấn/ha)
NSTT
(tấn/ha)
Độ
Brix

(%)
Chữ
đường
(CCS)
1
Bằng hom một mầm
trong bầu nilông

94 - 119
255,3 143,9 23,45 13,4
2
Bằng hom truyền thống
lấp đất nông

94 - 119
224,4 119,4 23,1 13,2
3
Bằng hom truyền thống
lấp đất dày

94 - 119
194,4 89,7 22,93 13,1

CV%

1,2

LSD5%

3,1

Thí nghiệm 2:
CT Phương thức trồng Tên giống
NSLT
(tấn/ha)
NSTT
(tấn/ha)
Độ
Brix
(%)
Chữ
đường
(CCS)
1
Bằng hom truyền thống
lấp đất nông
VN
84 – 4137

198 91,6 23,63 13,5
2
Bằng hom truyền thống
lấp đất dày
VN
84 – 4137

156 79,8 23,28 13,3

CV%

0,6


LSD5%

1,71

Qua bảng 4.4 cho thấy: Mía vụ Thu không những có tiềm năng năng suất
cao mà còn chín sớm và chữ đường cao, Xác định độ Brix và chữ đường CCS sau
13 tháng tuổi nhận thấy ở tất cả các công thức điều có chữ đường cao đạt đến gần
độ đường tối đa của giống. Tại thí nghiệm 1, cao nhất vẫn là ở công thức 1 – trồng
bằng phương thức ươm hom một mầm trong b
ầu nilông và thấp nhất vần là công
thức 3 – trồng bằng hom truyền thống và lấp đất dày. Các trị số đạt lần lượt là:
13,4; 13,2; 13,1 CCS. Tuy nhiên sự sai khác là không đáng kể, Tương tự ở thí
nghiệm 2 với giống VN
84 – 4137
, công thức 1 – trồng bằng hom truyền thống và lấp


17
nông cũng đạt cao hơn công thức 2 – trồng bằng hom truyền thống và lấp đất dày,
các trị số đạt là 13,5 và 13,3 CCS.
Tóm lại, mía vụ Thu do ngay từ thời gian trồng đã gặp điều kiện thuận lợi (
mưa nhiều, nhiệt độ, ẩm độ cao, ánh sáng đầy đủ) nên mía phát triển tốt. Sau đó
cây lại có thời gian vươn cao dài, cũng như vào giai đoạn có gió Lào, nắng nóng,
mía đã ở thời kỳ
cuối đẻ nhánh bắt đầu vươn cao, nên có khả năng chịu hạn và
chống đỏ tốt hơn, mía chín sớm và có chữ đường cao, góp phần nâng cao tỷ lệ
đường đầu vụ, cũng như có thể thu hoạch sớm vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11.
Tuy nhiên để đảm bảo thắng lợi chắc chắn của mía vụ Thu, cần phải chuẩn bị đủ
giống trồng cho diện tích mía Thu và chọn phương thứ

c trồng phù hợp. Nơi nào
thuận lợi đất đai, điều kiện khí hậu tốt và có nguồn nước tưới thì giành diện tích tối
đa trồng bằng phương thức ươm hom một mầm trong bầu nilông và ươm hom bầu
giống trước thời vụ trồng 25 – 30 ngày. Các diện tích đất còn lại, cần chú ý trồng
bằng phương thức truyền thống (có 2 -3 mầm/hom), phải lấp đất nông để không bị

thối mầm, thối hom do mưa lớn và thời tiết nắng nóng, cũng như tránh trồng mía
vào những ngày có mưa lớn.
Từ trên các kết quả nghiên cứu thu được, đề tài đi đến đê xuất quy trình: “
Đổi mới mùa vụ trồng mía vụ Thu cho vùng khô hạn miền Trung”
4.5. Quy trình kỹ thuật cụ thể trồng mía vụ thu cho vùng mía nguyên liệu
vùng khô hạn miền Trung,
4.5.1. Bước 1: Chọn giống và nhân giống để tr
ồng mía vụ thu,
a, Chọn giống:
- Chọn các loại giống mía có tiềm năng, năng suất chất lượng cao phù hợp
với từng loại đất.
+ Nếu là đất đồi: Chọn các loại giống chịu hạn, chín sớm, khả năng thích
ứng rộng, chịu đất xấu, đất dốc 8
0
-15
0
, Tiềm năng năng suất chất lượng ở mức từ
trung bình đến cao.
Các giống cụ thể như: VN
84-4137
, VN
84-422

15

(dòng chín sớm), VĐ
93-
159
, Tân Đài đường 22; ROC
26
; QĐ
94-116
, tiềm năng năng suất từ trung bình đến
cao (> 80 tấn/ha đến 150 tấn/ha)


18
+ Nếu là đất bãi, đất ruộng, đất màu, đất đồi thấp có độ phì và độ ẩm tốt, sử
dụng các loại hình giống có khả năng thích ứng rộng, chín sớm, có thể chịu cả hạn
và úng, chịu đất xấu, có tiềm năng, năng suất chất lượng từ trung bình đến rất cao,
Các giống ROC
10
, ROC
16
, ROC
23
, QĐ
15
dòng chín sớm, Quảng Đông 86-
368, ROC
26
, ROC
22
, F
156

, VĐ
81-3254
, VĐ
63-237
,… (năng suất > 80 tấn/ha đến 150-
200tấn mía cây/ha).
* Yêu cầu chất lượng giống:
- Chọn giống thuần sạch bệnh, mầm mập khỏe, Nếu lấy từ ruộng nhân
giống thì giống phải có từ 6 đến 10 tháng tuổi (hom bánh tẻ), Nếu lấy hom ngọn
thì lấy giống ngọn của ruộng mía tơ để trồng,
- Hom phải lấy từ vị trí dưới điểm sinh trưởng (d
ưới đồng tiền),
- Hom phải to khỏe, không dập nát,
- Hom tươi: Tốt nhất chặt đến đâu trồng ngay đến đó, Nếu bảo quản phải
để chỗ dâm mát và tưới nước giữ ẩm, thời gian bảo quản không quá 3-5 ngày,
b, Nhân giống:
- Các giống đã lựa chọn cần được đem nhân trên các ruộng nhân giống
theo quy trình kỹ thuật của trồng mía lấy giống. Thời vụ trồng có thể t
ừ tháng
10-11 năm trước hoặc ở vụ xuân (tháng 1,2) để đảm bảo tới khi chặt giống
trồng, giống phải có từ 6 tháng tuổi trở lên và một cây giống có từ 9, 10 lóng trở
lên.
- Cần chú ý tính toán cân đối giữa diện tích mía thu sẽ phát triển với diện
tích ruộng nhân giống, tránh bị thiếu giống hoặc giống không phù hợp với điều
kiện đất đai trồng vụ thu, đảm bả
o “Đất nào giống ấy” mới cho năng suất và
hiệu quả cao. Cụ thể:
+ Nếu phương thức trồng bằng hom truyền thống thì 1 ha cần 8-10tấn
giống. Ruộng nhân giống có hệ số nhân từ 7-10 tùy điều kiện cụ thể.
+ Nếu phương thức trồng bằng “Hom bầu giống 1 mầm” thì sẽ tiết kiệm

được lượng giống, một ha chỉ cần 3 - 4 tấn gi
ống. Như vậy 1ha ruộng nhân có
thể trồng được 25-30 ha mía nguyên liệu ở vụ thu.
* Trên thực tế, chúng ta khuyến cáo bà con nên trồng bằng phương thức
“Ươm hom 1 mầm trong bầu nilông” sẽ tranh thủ thời vụ trồng sớm, cây sinh


19
trưởng khỏe, cho năng suất cao và tiết kiệm chi phí đầu vào do tốn ít giống (3 –
4 tấn/ha).
4.5.2. Bước 2: Làm đất trồng mía:
* Yêu cầu chung:
- Làm đất đúng độ ẩm, đất nhỏ mịn, tơi xốp, đảm bảo độ sâu từ 20 –25cm
đến 35 - 40cm.
- Giải phóng đất sớm, đảm bảo thời gian để ải đất ( ≈ 30 ngày),
- Vệ sinh đồng ruộng (lá mía, gốc cây, cỏ rác, …) trước khi làm đất, Nhặt
s
ạch gốc mía trong quá trình cày bừa, nếu là đất mía trồng lại,
* Kỹ thuật làm đất:
A – Với các loại đất đồi, đất có độ dốc

5-8
0
cần làm đất như sau:
- Cày vỡ đất (lần 1): Cày lật đất ở độ sâu 18 – 20cm
- Bừa vỡ đất (lần 1): Xé và tung đất nhỏ (chú ý bừa ngay sau khi cày lần
1, tránh để lâu ngày đất chai cứng).
- Cày sâu không lật 2 lần: Lần 1: Cày sâu 20 –25cm
Lần 2: Cày sâu 25-30cm,
(Hướng cày lần 2 vuông góc hoặc chéo một góc 45

o
so với cày sâu không lật lần
1).
- Để ải đất (thời gian để ải càng lâu càng tốt), ít nhất 1 tháng, tính từ khi
cày không lật lần 2 đến khi cày lại rạch hàng trồng, Thông thường 25 – 30 ngày.
- Cày lại lần 2 – Cày lật đất ở độ sâu 25-30cm sau khi đã để ải đất.
- Bừa lại lần 2 (hoặc lần 3 tùy điều kiện cụ thể), làm đất nhỏ ở độ sâu 0 –
25cm.
Chú ý: Nếu là đất đồi khai hoang thì trướ
c khi cày cần thu dọn thực bì,
thiết kế san ủi đồng ruộng, nhất thiết phải để ải ít nhất 30 ngày.
- Rạch hàng kép: Khoảng cách hàng tùy loại đất tốt xấu
+ Đất tốt: Khoảng cách hàng từ 1,1m – 1,2m hoặc 1,3m.
+ Đất xấu: Khoảng cách hàng từ 1m – 1,1m,
Chú ý:
- Đối với đất khai hoang hoặc đất đồi phải dùng máy bánh xích.


20
- Rạch hàng phải vuông góc với hướng dốc.
- Đất đồi phải đào hào chắn nước.
- Lần cày bừa sau phải vuông góc với lần cày bừa trước.
B – Với các loại đất ruộng 1 lúa, 1 màu, đất 2 lúa năng suất thấp …
chuyển sang trồng mía,
* Các loại đất này thường có thành phần cơ giới nặng, tầng để cày chặt,
bí, đất thấp, thừa ẩm, Yêu cầu đặt ra là phải vừa cày sâu để phá cho
được tầng
để cày, vừa phải đảm bảo độ nhỏ, mịn của đất, Do đó, trước hết, phải tìm biện
pháp tiêu nước mặt và hạ thấp mực nước ngầm, Sau khi kiểm tra đạt độ ẩm
thích hợp mới tiến hành làm đất theo phương pháp cày sâu dần, đảm bảo yêu

cầu sau:
- Cày sâu dần để phá tầng đế cày, rắn chắc.
- Tiêu nước mặt hạ thấp mực n
ước ngầm, đảm bảo độ mịn nhỏ của đất.
* Quy trình cụ thể
- Cày vỡ đất (lần 1): Cày lật lớp đất canh tác ở độ sâu 12-15cm, sau đó
bừa xé nhỏ đất lần 1.
- Cày bóc tầng đế cày (lần 2): Cày lật đất sâu ở tầng 15-20cm, Sau đó bừa
xé nhỏ đất lần 2.
- Cày sâu không lật (lần 1) (cày phá vỡ tầng đế cày còn lại), Cày sâu 20-
25cm.
- Cày sâu không lật (lần 2) – Cày sâu 30 – 35cm.
- Để ải
đất: Tối thiểu 25-30 ngày.
(Thời gian để ải càng lâu càng tốt, ít nhất 1 tháng, tính từ khi cày không
lật lần 2 đến khi cày lại rạch hàng trồng).
- Cày lại lần 2: Cày lật đất ở độ sâu 25-30cm (sau khi đã để ải đất).
- Bừa lại lần 2: (hoặc lần 3 tùy điều kiện cụ thể), Bừa làm đất nhỏ ở độ
sâu 0 – 25cm.
- Rạch hàng kép: Khoảng cách hàng tùy loại đất tốt, xấu.
+ Đất t
ốt: Khoảng cách hàng: 1,1m – 1,2m hoặc 1,3m.
+ Đất xấu: Khoảng cách hàng: 1m – 1,1m.
4.5.3. Bước 3: Xác định thời vụ trồng


21
Xác định thời vụ cụ thể tùy theo mùa mưa đến sớm hay muộn, thông
thường nên trồng vào đầu vụ mưa, lúc này lượng mưa chưa lớn, không gây ngập
úng cục bộ mà làm chết mầm, thối hom. Do đó, vụ thu ở khu vực miền Trung có

thể trồng từ 01/08 đế 20/10 dương lịch.
(Vụ thu tận dụng được tối ưu của thời tiết, nên thời gian cây con trong
điều kiện có m
ưa, mía sinh trưởng khỏe, đến tháng 4, 5, 6 của năm sau mía đã
giao tán nên chịu hạn tốt, không bị chết do nhiệt độ cao và gió Lào nắng nóng).
Chú ý: Nếu trồng “Ươm hom 1 mầm trong bầu nilông, cần ươm hom bầu
mía trước thời vụ trồng nêu trên 1 tháng (30 ngày), khi cây có 3 - 4 lá thật, cao
25-30cm đem trồng, đảm bảo cây có tỉ lệ sống cao, cây đồng đều và không bị
chết do mưa lớn gây ngập úng. Cụ thể:
- Ươm hom 1 mầm trong bầu nilông 1/7
→ để trồng ra ruộng vào 01/8
- Ươm hom 1 mầm trong bầu nilông 1/8 → để trồng ra ruộng vào 01/9
- Ươm hom 1 mầm trong bầu nilông 1/9 → để trồng ra ruộng vào 01/10
4.5.4. Bước 4: Phân bón và bón phân cho mía vụ thu
* Phân bón: Có thể sử dụng 2 mức:
- Mức 1
: Mức trung bình cho các loại đất
- Mức 2
: Mức cho các loại đất có điều kiện thâm canh cao.
* Cả 2 mức đều phải đảm bảo tỉ lệ N:P:K thích hợp là 2:1:2. Tùy đất tốt
xấu hoặc điều kiện cụ thể mà sử dụng phân bón (1) hoặc (2) như sau:
A, Quy trình bình thường cho 1 ha mía (Mức 1):
Bón phân đơn Bón kết hợp phân vi sinh của nhà máy
1.Đạm URE: 500kg
2.Supe lân: 650kg
3.Kaliclorua: 350kg
4.Vôi bột: 500 – 1000kg
5.Phân hữu cơ: 5- 10 tấn (phân chuồng
hoặc bùn lọc đã qua xử lý),
6.Phân lỏng Úc + Trung Quốc): 20kg

Hoặc Hummat Kali: 2kg
1.Phân vi sinh: 2000kg
2.Đạm URE: 150kg
3.Supe lân: 250kg
4.Kali clorua: 150kg
5.Vôi bột: 500-1000kg
6.Phân hữu cơ: 5-10 tấn (Phân chuồng
hoặc bùn lọc đã qua xử lý),
7.Phân lỏng Úc + Trung Quốc): 20kg
Hoặc Hummat Kali: 2kg


22
(Chú ý: Khi bón phải dùng phân tổng hợp hoặc vi sinh, Sau khi bón lượng
phân vi sinh (1, 2 hoặc 3 tấn/ha…) ; nếu thiếu về lượng và tỉ lệ N: P: K, nhất
thiết phải bổ sung bằng phân đơn cho đủ lượng N : P: K ở trên, Ngoài ra, lượng
phân hữu cơ hoặc bùn lọc … có thể bón tăng hơn, nếu có điều kiện, Đất chua
PH < 4,5 có thể tăng lượng vôi bột từ 1000-2000kg/ha.
B, Quy trình ở mức thâm canh hoặc dùng cho trồng bằng hom 1 mầm
trong bầu nilông cho 1 ha (M
ức 2)
Bón phân đơn Bón kết hợp phân vi sinh của nhà máy
1. Đạm URE: 600 – 650kg
2. Supe lân: 800-850kg
3. Kaliclorua: 450-500kg
4. Vôi bột: 1000-2000kg
5. Phân hữu cơ: 15-20 tấn (phân chuồng
hoặc bùn lọc đã qua sử lý),
6. Phân lỏng Úc + Trung Quốc): 20kg
Hoặc Hummat Kali: 2kg

1. Phân vi sinh: 3000kg
2. Đạm URE: 150-200kg
3. Supe lân: 200-250kg
4. Kali clorua: 200-250kg
5. Vôi bột: 1000-2000kg
6. Phân hữu cơ: 15-20 tấn (Phân chuồng
hoặc bùn lọc đã qua xử lý),
7. Phân lỏng Úc + Trung Quốc): 20kg
Hoặc Hummat Kali: 2kg
(Chú ý: Nhất thiết phải bón phân vi sinh hay phân tổng hợp sinh học, Sau
khi bón lượng phân vi sinh (3 hoặc 4 tấn/ha), nếu thiếu về lượng và tỉ lệ N:P:K
cần bổ sung bằng phân đơn N, P, K cho đủ, Phân lỏng Úc+Trung Quốc hoặc
phần Hummat – kali có thể tăng lượng bón gấp 2, nếu có điều kiện),
*Bón phân cho mía vụ thu
- Cách bón:
* Bón lót:
+ Bón lót toàn bộ vôi đều trên mặt ruộng trước lần bừa cuối cùng (nếu
lượng nhiều 1000-2000kg/ha) hoặc vào đáy rãnh (n
ếu lượng ít 500-<1000kg/ha)
+ Bón lót rải theo hàng trồng, kết hợp với cày sâu đáy rãnh toàn bộ phân
hữu cơ, phân chuồng hoặc bã bùn đã ủ với 50% Supe lân và phân tổng hợp sinh
học hoặc phân vi sinh,
+ Các loại thuốc trừ mối, kiến , ấu trung bọ hung, xén tóc dùng loại
Basuzin lượng 30kg/ha, bón đều xuống rãnh trồng, Dùng cuốc đảo đều các loại
phân trên + thuốc bảo vệ thực vật với đất, Sau đó phủ lên trên một lớp đấ
t bột 2-


23
3cm, rồi mới đặt hom để tránh hom mía không tiếp xúc với phân, thuốc trừ

sâu… mà chết mầm cây,
* Bón thúc
- Bón toàn bộ phân hóa học (phân đơn) là đạm Ure, lân, supe và Kali
clorua, khi cây bắt đầu vươn cao hoặc cuối thời kỳ đẻ nhánh, Dùng trâu cày hai
bên luống mía sâu 10-15cm, Bón rải đều phân theo luống cày, lấp đất kết hợp
vun gốc để khống chế đẻ và cố định mật độ cây,
- Phân lỏng Úc + Trung Quốc hoặc phân Hummat Kali bón vào thời kỳ
giữa vươn cao c
ủa cây,
Lượng phân và thời gian bón cho 1 ha mía nguyên liệu, được cụ thể qua 2
bảng của mức phân bón 1 và 2 như sau:
Lượng phân và thời gian bón và 1 ha mía nguyên liệu ở mức phân bón 1
Mức 1

TT Loại phân Bón lót
Thúc lần 1
(bắt đầu
vươn cao)
Thúc lần 2
(Giữa vươn
cao)
Cộng
1 Đạm URE (kg)
350 kg trong thành phần của
phân TH sinh học
150 500
2 Supe lân (kg)
- 400kg trong thành phần của
phân TH sinh học,
- 150kg ủ với phân hữu cơ,

phân chuồng hoặc bã bùn,
100 650
3 Kali clorua (kg)
200kg trong thành phần của
phân THSH
150 350
4
Bùn lọc (kg)

Vi lượng (kg)
1500kg trong thành phần của
phân THSH
550kg trong thành phần của
phân THSH)

1500

550
5 Vôi bột (kg) 500-1000kg
500-
1000
6
Phân hữu cơ ủ
mục hoặc bùn
lọc (tấn) ủ với
150kg supe lân
5-10 5-10


24

7
P
hân lỏng Úc +
T
Q hoặc
H
ummatkali(kg)


20

2
20

2


Lượng phân và thời gian bón cho 1 ha mía nguyên liệu Vụ thu
Mức 2

TT Loại phân Bón lót
Thúc lần
1 (bắt đầu
vươn cao)
Thúc lần 2
(Giữa vươn
cao)
Công
1
Đạm URE (kg) 500kg trong thành phần

của phân TH sinh học
100-150 600-650
2
Supe lân (kg) - 600kg trong thành phần
của phân TH sinh học
- 100kg ủ với phân hữu cơ,
phân chuồng hoặc bã bùn,
100-150 800-850
3 Kali clorua (kg)
350kg trong thành phần
của phân THSH
100-150 450-500
4
Bùn lọc (kg)

Vi lượng (kg)
2000kg trong thành phần
của phân THSH
550kg trong thành phần
của phân THSH)

2000

550
5 Vôi bột (kg) 1000-2000kg
1000-
2000
6
Phân hữu cơ ủ
mục hoặc bùn

lọc (tấn) ủ với
150kg supe lân
15-20 15-20
7
Phân lỏng Úc +
TQ hoặc
Hummatkali(kg)


20

2
20

2
Ghi chú
:
Mức 1: Cho năng suất từ 75 tấn/ha trở lên

×